Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.13 KB, 3 trang )

I- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
1. Khái niệm cổ phần hóa
Cổ phần hoá doanh nghiệp là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với những
doanh nghiệp Nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động
trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ,
phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, vấn đề cổ phần hóa đã và đang được Nhà nước
và các doanh nghiệp Nhà nước quan tâm và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, và đã được đặt trong một quá
trình rộng lớn hơn: là quá trình tư nhân hóa, hay nói khác đi cổ phần hóa là một trong những biện pháp thực hiện tư
nhân hóa. Nắm bắt được yêu cầu đổi mới quan hệ sở hữu là một trong những con đường hết sức quan trọng để cải cách
doanh nghiệp Nhà nước (mét khu vực kinh tế đang đứng trước sự đòi hỏi phải được đổi mới một cách tích cực và triệt
để). Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chính sách cổ phần hóa trong doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp.
2. Một số đặc điểm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp từ
doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Điều này có nghĩa là : khi doanh nghiệp Nhà nước đã thực
hiện xong qui trình cổ phần hóa theo qui định của pháp luật, thì nó sẽ không thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước
và không chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp Nhà nước nữa. Lúc này công ty sẽ chịu sự điÒu chỉnh của Luật
doanh nghiệp.
Đó chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu: Nhà nước, sang hình thức sở hữu nhiều thành phần. Xác định giá
trị doanh nghịêp, và cổ phiếu phát hành, Nhà nước bán cổ phiếu cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế:
tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước. có đủ điÒu kiện mua cổ phiếu. Khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không tiến hành
cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại mà chỉ cổ phần hóa những doanh nghiệp mà Nhà nước không
cần thiết phải nắm giữ 100% sở hữu. Trong số những doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa, những
trường hợp nào xét thấy vẫn cần thiết phải có sự tham gia điều hành của Nhà nước(những doanh nghiệp có
tầm quan trọng đối với nền kinh tế), thì Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.
II- Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
1. Doanh nghiệp Nhà nước
Để phát triển kinh tế quốc doanh chóng ta đã thành lập rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp
Nhà nước có mặt ở những ngành, lĩnh vực then chốt: Sản xuất vũ khí phục vụ cho quốc phòng, điện, nước, thông tin
liên lạc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho toàn thể nhân dân.
Có thể nói Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn trước là “anh cả” điều phối các hoạt động trong nước.


Nó không thể thiếu ở tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.
Với chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quan điÓm của Đảng và Nhà nước về phát
triển Doanh nghiệp Nhà nước đã có sự thay đổi. Như vậy, cho đến thời điÓm này Doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và
kinh tế Nhà nước nói chung không còn giữ vai trò độc tôn trong các hoạt động kinh tế như trước kia song nó vẫn được
khẳng định là khu vực kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong chiến lược phát triển kinh tế
các năm 2000, 2001, 2002 cũng như năm 2003 đã xác định vai trò chủ đạo của kinh tÕ Nhà nước như sau: Kinh tế quốc
doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, trọng yếu và đảm đương những hoạt động
khác mà các thành phần kinh tế khác không có điÒu kiện hoăc không muốn đầu tư kinh doanh. Khu vực
quốc doanh được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các
thành phần kinh tế khác, thực hiên vai trò chủ đạo và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
2.Tình hình hoạt động hiện nay của Doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam, với
xuất phát điểm còn thấp vì điÒu kiện kinh tế chung của cả nước. Trong điÒu kiện Êy, Doanh nghiệp Nhà nước đã tồn tại
với một quy mô phần lớn là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu bên cạnh đó còn có sự phân bố bất hợp lý giữa các ngành
các vùng. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thường xuyên dẫn đến bội chi ngân sách. Chỉ
tính trong giai đoạn đầu thập niên 1990 có tỷ lệ thâm hụt ngân sách thường xuyên. Có thể nói rằng so với Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay thì doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính chưa có hiệu quả, hàng loạt
các con số thống kê về các doanh nghiệp đã làm cho chóng ta phải suy nghĩ nhiều là có nên giữ mãi các doanh nghiêp
Nhà nước hay không? Tại sao chóng ta không nghĩ đến một giải pháp? để cho Doanh nghiệp Nhà nước mới thực sự còn
lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Và đây chính là yêu cầu cơ bản mà Đảng Nhà nước ta cần đẩy mạnh chủ
trương việc cổ phần hóa. Cái mà chóng ta quan tâm ở đây là giải pháp về số lượng nhưng tăng chất lượng và hoạt động
phải có hiệu quả, với một số ít doanh nghiệp, khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ là điều có thể. Bên
cạnh đó, dưới sức Ðp của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước còn lại sẽ nhận thức được rõ hơn vai
trò thực sự của mình để có một hướng đi đúng đắn.
3. Mục tiêu cổ phần hóa.
Tại điều 2 NĐ44 qui định: Chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau:
Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu
tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh
nghiệp Nhà nước
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực

sự, thay đổi phương pháp quản lý tạođộng lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản
Nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước”
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ
thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà
nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước”.
4. Mục đích cổ phần hóa
Một câu hỏi lớn đợc đặt ra: ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, tại sao đã có DNNN rồi mà lại đem cổ phần hoá, nhất
là đối với những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả? Nói cách khác, cần nắm vững mục đích của cổ phần hóa trong
khi điều hành để khỏi chệch hớng của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
+Thứ nhất là tăng thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp: việc bán một phần tài sản doanh nghiệp hoặc gọi thêm vốn
bằng hình thức bán cổ phần làm vốn tiền của doanh nghiệp tăng lên, giúp phát triển tài sản cố định và cả vốn lu động,
điều này càng cần thiết với những doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả. Trong thực tiễn cổ phần hoá, vốn Nhà nớc vẫn
có thể tăng lên do định giá lại tài sản doanh nghiệp theo giá thị trờng, tính đúng giá trị quyền sử dụng đất
+Thứ hai là tạo nên động lực trực tiếp cho sản xuất kinh doanh: chủ sở hữu cụ thể là các cổ đông, lợi ích cụ thể là lợi
tức cổ phần- động cơ trực tiếp thôi thúc các cổ đông mà tiêu biểu là Hội đồng quản trị quản lý sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
+Thứ ba là phát triển sản xuất, dịch vụ, tăng trởng kinh tế hơn: hệ số ICOR (so sánh mức tăng đầu t với mức tăng
trởng kinh tế ) tốt hơn trớc.
+Thứ tư là mở rộng việc làm, tăng thu nhập cho ngời lao động: nếu cổ phần hoá mà lại dãn việc làm hoặc giảm thu
nhập của ngời lao động, trong khi chỉ nhằm một mực tăng lợi tức cổ phần, thì nh thế là bớc tụt lùi của doanh nghiệp, là
phản lại chủ trơng cổ phần hoá, tiềm ẩn mất ổn định chính trị xã hội.
+Thứ năm là củng cố vị trí, vai trò của DNNN- bộ phận rờng cột của kinh tế Nhà nước- nhờ hiệu quả ngày càng cao
của nó và lực lợng vật chất, tài chính to lớn do Nhà nớc chi phối đợc. Đây là mục đích bao trùm và cũng là hệ quả tất
yếu của các mục đích trên. Nếu bán, khoán, cho thuê, giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân tư bản chủ
nghĩa thì không thuộc phạm trù “cổ phần hoá DNNN” của ta. Một nguyên tắc quyết định để thể hiện đúng bản chất cổ
phần hoá DNNN của ta, bảo đảm đúng định hớng xã hội chủ nghĩa là: Nhà nớc vẫn chiếm lĩnh những vị trí then chốt
của nền kinh tế quốc dân. Nghĩa là trong khi thực thi chủ trơng phải biết phân định rõ đâu là những ngành then chốt,
theo đó Nhà nớc phải giữ cổ phần chi phối hoặc không tiến hành cổ phần hoá (tuy rằng vẫn phải sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiêu quả hoạt động ).
Cả 5 mục đích có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, trong đó mục đích thứ t và thứ năm là biểu hiện

đặc trng nhất cho bản chất cổ phần hoá của ta. Rõ ràng có sự khác nhau về bản chất giữa cổ phần hoá của các nớc t bản
và cổ phần hoá của nớc ta. Cổ phần hoá trong các xã hội tư bản hiện nay là một thủ đoạn mị dân, làm nh thể chủ nghĩa t
bản đã biến đổi về chất thành “chủ nghĩa t bản nhân dân “ nhằm xoa dịu mâu thuẫn khi những ngời lao động chỉ chiếm
giữ một tỷ lệ cổ phần rất nhỏ bé. Còn cổ phần hoá trong xã hội ta lại nhằm mục đích tăng thêm việc làm và cải thiện đời
sống của ngời lao động, tăng thêm thực lực và hiệu quả của kinh tế Nhà nớc, mà Nhà nớc này là của dân, do dân, vì dân,
mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
III- Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tình hình thực hiện và giải pháp thúc đẩy.
1. Tình hình thực hiện
2. Những yếu tố tác động đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi, các yếu tố tác động đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước, để tìm cách khắc phục chúng là một vấn đề đáng quan tâm và có lẽ là một yếu tố quyết định cho việc
hoàn thành hay không mục tiêu chúng ta đã đề ra. Có thể nói, chúng ta có những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi:
Điều đáng ghi nhận đầu tiên là quyết tâm thực hiện cổ phần hóa của Chính phủ, Đảng và Nhà nước đã tạo
nên sức mạnh nội lực to lớn, tác động có sức thuyết phục và gây lòng tin với các doanh nghiệp, với toàn thể nhân dân, vì
từ đó người ta có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu của hoạt động, về phương hướng đi tới, về sự cần thiết cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước.
Những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những
kết quả nhất định: Lạm phát giảm dần và được kiềm chế, đồng tiền Việt Nam không bị phá giá, đời sống nhân dân được
nâng cao.
Nằm trong khu vực có nền kinh tế khá sôi động và hầu như các nước đã cải cách nền kinh tế từ những năm 80 có
nghĩa là trước Việt Nam tới hàng chục năm, Việt Nam có cơ hội để học hái kinh nghiệm rót ra những bài học bổ ích cho
mình để từ đó xây dùng cho mình những bước đi thích hợp, tìm thấy cơ hội và phát huy cơ hội đó trong thực tiễn.
Đó là chưa kể tới những kinhnghiệm phong phú về hoạt động cổ phần hóa ở các nước tư bản phát triển, các nước
XHCN trước đây ở Đông Âu. Nói tóm lại, chóng ta có những điÒu kiện để học hỏi và tham khảo rất quan trọng.
+ Khó khăn:
Mặc dù chúng ta có một khối lượng văn bản khá lớn hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa song hiện nay cơ chế chính
sách còn nhiều điều đáng bàn bạc gây trở ngại cho việc cổ phần hóa.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp tuy đã được hướng dẫn khá cụ thể tại thông tư 104 của Bộ tài chính(18/7/1998)
song phần vốn góp liên doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa thì không được hướng dẫn cụ thể trong trường hợp cổ

phần hóa cả phần vốn doanh nghiệp góp vào liên doanh.
Sự thiếu vắng thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường của chúng ta là một cản trở lớn cho việc
phát triển các công ty cổ phần cũng như các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần bởi lẽ nó là chợ để trao đổi
hàng hóa cổ phiếu thuận tiện nhất.
Trên thực tế còn rất nhiều quan chức lãnh đạo của doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo về vấn đề cổ phần hoá,
họ không muốn thực hiện cổ phần hóa vì sợ mất quyền lợi, mất vị trí lãnh đạo, phải chuyển vị thế từ “người làm chủ”
sang kẻ làm thuê. Người lao động vẫn còn bị dao động và chưa thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ sợ mất việc làm,
sợ mất chân trong biên chế nhà nước, chính sức ỳ về mặt tâm lý đó đã làm cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước chậm đi.
Bản thân những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thường là mô hình vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, biên chế
cồng kềnh, do đó chưa tạo được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Thiếu một đội ngò cán bộ quản lý giầu kinh nghiệm ở các doanh nghiệp cũng như thiếu nhiều cán bộ hoạt
động trong lĩnh vực chứng khoán. Trong khi đó, ở công ty cổ phần đòi hỏi những thành viên của hội đồng quản trị phải
tháo vát, có kinh nghiệm quản lý, có óc sáng tạo và sự quyết đoán.
Khó giải quyết dứt điểm công nợ: Trên thực tế các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ khó đòi rất khó giải quyết
một cách triệt để.
3. Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của chúng ta hiện nay còn hết sức chậm chạp. Để có thể thực hiện
tốt chỉ tiêu đặt ra cho đến năm 2005: đa dạng hoá sở hữu, cổ phần hoá từ 70%-80% và tiến đến 100% sè doanh nghiệp
Nhà nước không cần duy trì 100% sở hữu nhà nước và thực hiện mục tiêu tổng quan: doanh nghiệp cổ phần hoá đạt
mức tăng doanh thu lợi nhuận, nép ngân sách nhà nước tăng hơn năm trước. Những doanh nghiệp có sản phẩm
xuất khẩu đạt tiêu chuẩn AFTA vào năm 2003 thì chúng ta phải đẩy nhanh hơn nữa hoạt động cổ phần hoá trong thực tế.
Qua đây em xin nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Nhà nước cần ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, mà trước tiên là các văn bản
điều chỉnh về hoạt động cổ phần hoá cũng như các vấn đề có liên quan, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc hướng dẫn
thực hiện cổ phần hoá. Đặc biệt cơ chế chính sách của nhà nước phải được thể hiện một cách rõ ràng, tránh mâu thuẫn
chồng chéo.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến các kiến thức cơ bản và lợi Ých của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên
các phương tiện thông tin đại chúng, công bố công khai kết quả thực hiện cổ phần hoá và hoạt động của các công ty cổ
phần sau khi nhà nước được cổ phần hoá chuyển thành để quảng đại quần chúng nhân dân nắm bắt và mạnh dạn đầu tư.

Bên cạnh việc động viên khuyến khích đả thông tư tưởng cho các doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ
phần hoá, cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết các trường hợp lãnh đạo ở các doanh nghiệp nhà nước đã đủ điều
kiện và nằm trong kế hoạch thực hiện cổ phần hoá mà không nghiêm túc thực hiện, cản trở tiến trình chung của hoạt
động cổ phần hóa. Với qui định ấy, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ lãnh đạo sẽ được nâng cao. Tâm lý chờ đợi hay
sức ỳ sẽ không còn chỗ đứng.
Cần đào tạo và bồi dưỡng để có một đội ngò cán bộ chuyên môn cao về cổ phần hoá. Bởi lẽ hoạt động kinh doanh
đòi hỏi nhà kinh doanh phải có hai tố chất: tính khoa học và nghệ thuật quản trị, để có thể điều hành hoạt động kinh
doanh một cách khoa học, nhạy bén, linh hoạt. Muốn kinh tế phát triển năng động hiệu quả thì trước hết nhân tố con
người phải được coi trọng. Xây dựng một đội ngò cán bộ có khả năng điều hành nền kinh tế, và một đội ngò các nhà
kinh doanh nhất là với công ty cổ phần mới hình thành là điều rất cần thiết. - Sớm có cơ chế xử lý nợ trong các doanh
nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và đặc biệt là các khoản nợ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước, nợ
ngân hàng. Giải quyết được ấn đề này sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá. Tôi cho rằng
đối với những đơn vị có khoản nợ nhưng số nợ nhỏ thì nhà nước nên xoá nợ, đối với những đơn vị có khoản nợ lớn thì
nhà nước nên chuyển khoản nợ này thành vốn góp của nhà nước vào công ty cổ phần dưới dạng cổ phần hoá nhà nước.
Cần thúc đẩy việc thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hoá để có thể hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp nhà nước tiến
hành cổ phần hoá với tiến trình nhanh hơn, ví dụ: trường hợp doanh nghiệp không bán hết số cổ phiếu theo dự kiến,
quỹ sẽ ứng tiền trước cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tiến hành đại hội cổ đông chuyển sang hoạt động theo
luật công ty. Quỹ cũng được sử dụng để giúp người lao động trong doanh nghịêp nhà nước cổ phần hoá có khả năng
mua cổ phiếu theo giá ưu đãi, để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm.

×