Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Slide bài giảng phân tích đầu tư chứng khoán chương 4 phân tích lựa chọn cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.43 KB, 43 trang )

L/O/G/O
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH
LỰA CHỌN CỔ PHIẾU
Mục đích của phân tích lựa chọn cổ phiếu
- Tình huống 1: Công ty cổ phần A có bộ máy quản lý tốt,
hoạt động có hiệu quả và được nhiều NĐT quan tâm. Giá
giao dịch của A trên thị trường là 40.000 đồng/cổ phiếu. Tuy
nhiên, giá trị thực của A sau khi định giá là 35.000 đồng/cổ
phiếu có đầu tư không?
- Tình huống 2: Công ty cổ phần B hoạt động hiệu quả
không tốt như A. Giá giao dịch của B trên thị trường là
12.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị thực của B sau khi
định giá là 15.000 đồng/cổ phiếu có đầu tư không?
Mục đích của phân tích lựa chọn cổ phiếu
- Thị giá cổ phiếu luôn có xu hướng xoay quanh giá trị thực
- Đánh giá so sánh giữa giá trị thực và thị giá của cổ phiếu
để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp
+ Nếu thị giá thấp hơn so với giá trị thực  có thể xem xét
đầu tư
+ Nếu thị giá cao hơn so với giá trị thực  có thể xem xét
nên bán
- Một công ty tốt không nhất thiết là một cơ hội đầu tư tốt
- Một công ty hoạt động hiệu quả không cao cũng chưa chắc
là không có cơ hội đầu tư
Các mô hình định giá cổ phiếu
CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Dựa trên quan
điểm:
Giá trị DN là toàn
bộ TS vô hình và
hữu hình của DN


Asset Valuation
Dựa trên quan điểm:
So sánh với giá trị
của DN khác
Market Ratio
Valuation
1.P/E
2.P/B
3.P/S
Dựa trên quan điểm:
Giá trị DN là giá trị dòng tiền
DN đó tạo ra trong tương lai
(DCF)
1.Cổ tức
2.Free Cash Flow To Equity
Discount Model (FCFE)
3. Free Cash Flow To Firm
Discount Model (FCFF)
4.1 Phương pháp giá trị tài sản ròng
- Giá trị của công ty là tổng số giá trị tài sản hiện có thuộc sở
hữu của công ty. Do đó, giá trị tài sản ròng của công ty là
tổng giá trị được đánh giá của các bộ phận cấu thành tài sản
thuộc sở hữu của công ty.
- Công thức:
- Lợi thế kinh doanh: Đọc NĐ187
Giá trị
thực của
DN
=
Tổng

TS
++-
Tổng
nợ
Lợi thế
KD
Chênh lệch
GT quyền
sử dụng đất
Phương pháp giá trị tài sản ròng
-
Uu điểm:
+ Phản ánh trực quan giá trị tài sản được điều chỉnh theo
giá hiện hành
+ Áp dụng trong các trường hợp cổ phần hóa, IPO, M&A
-
Nhược điểm:
+ Không tính đến khả năng sinh lời trong tương lai của tài
sản
+ Không tính đến thanh khoản của tài sản
4.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (DCF)

Nguyên tắc:
- Giá trị một tài sản bằng với những gì nhận được từ tài sản
đó trong tương lai.
- Vì doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tồn tại mãi mãi, hay ít ra
cũng không xác định được thời điểm doanh nghiệp đóng cửa
nên dòng tiền này được dự tính cho đến vĩnh viễn (n  ∞)
Các mô hình chiết khấu
- Chiết khấu cổ tức

- FCFE (Dòng tiền của vốn chủ sở hữu)
- FCFF (Dòng tiền của cả DN)
4.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (DCF)

Nguyên tắc chung khi định giá: Quy tất cả các dòng tiền
phát sinh trong tương lai về ngày định giá
P
CF1 CF2 CF3 CFn
4.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (DCF)

Nếu ta gọi:
Po: Giá cổ phiếu
CFt: Dòng tiền dự kiến DN sẽ tạo ra năm thứ t (Đó có thể là
cổ tức được chi trả, thanh lý các TS, ngân lưu của VCSH,
ngân lưu của DN)
Ke: lãi suất chiết khấu. Đứng trên giác độ DN đây là chi phí
vốn
Công thức chung xác định giá cổ phiếu theo phương pháp
DCF:
Po =
CF1 CF2
1 + Ke
CF3
(1+ Ke )^2
+ + +
(1+ Ke )^3
…….+
(1+ Ke )^n
CFn
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức


Dòng tiền: dòng cổ tức

Tỷ lệ chiết khấu: chi phí của VCSH
a. Mô hình chiết khấu cổ tức có xác định kỳ hạn
Po =
D1
1 + Ke
+
D2 P1
D3
+ + +
(1+ Ke )^2 (1+ Ke )^3
(1+ Ke )^m
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Ví dụ:
- Công ty cổ phần GMD năm trước chia lợi tức cổ phần cho
cổ đông thường là 1.500/cổ phiếu
- Dự kiến trong ba năm tới mỗi năm cổ tức tăng trưởng
10%/năm
- Một NĐT đang cân nhắc mua cổ phiếu GMD tại thời điểm
hiện hành, sau 2 năm có ý định bán đi và dự tính tối thiểu
cũng có thể bán được 42.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ suất sinh lời
kỳ vọng của NĐT là 12%/năm.
- NĐT chấp nhận mua cổ phiếu GMD với giá là bao nhiêu
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức
b. Mô hình chiết khấu cổ tức không xác định kỳ hạn
Công thức chung
TH1: Cổ tức chi trả đều đặn hàn năm (D1=D2=…D∞=D)

Po =
D1
1 + Ke
+
D2 D∞
D3
+ + +
(1+ Ke )^2 (1+ Ke )^3
(1+ Ke )^∞
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Ví dụ:
Một công ty cổ phần phát hành loại cổ phiếu thường có
mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty cam kết chi trả cổ
tức hàng năm là 15% cho NĐT. Tính giá cổ phiếu của công
ty trên biết rằng tỷ suất sinh lợi mong muốn của NĐT là
20%
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức
TH2: Cổ tức tăng trưởng đều hàng năm với tốc độ tăng
trưởng là g (Dt = Dt-1 *(1+g))
Po =
Do(1+g)
1 + Ke
+
Do(1+g)^2
Dn(1+g)^n
Do(1+g)^3

+ + +
(1+ Ke )^2 (1+ Ke )^3 (1+ Ke )^n

Po =
D1
Ke - g
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Ví dụ:
Công ty cổ phần VKC năm trước đã chi trả mức cổ tức là
12%/năm. Tình hình SXKD của VKC đang rất thuận lợi và
công ty dự tính mức tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm
là 8%
NĐT A yêu cầu mức sinh lời đối với cổ phiếu VKC là 20%.
Nếu thị giá của VKC tại thời điểm hiện tại là 15.200 đồng/cổ
phiếu thì A có nên mua VKC hay không?
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

TH3: Tốc độ tăng trưởng cổ tức có thể thay đổi: mô hình 2
giai đoạn

Sơ đồ
0 1 2 …. n n+1 n+2 n+N
D1 D2 Dn Dn+1 Dn+2 Dn+N
Giai đoạn tăng trưởng nhanh
Giai đoạn tăng trưởng ổn định
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Công thức:

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng mô hình 2 giai đoạn

Xác định khoảng thời gian tăng trưởng cao


Quy mô tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng hiện tại và thu nhập vượt trội so với thu nhập thị
trường

Mức độ ổn định và lợi thế cạnh tranh của công ty

Tốc độ tăng trưởng cao giảm xuống mức ổn định

Khả năng ước lượng sai lệch về giá trị công ty có tỷ lệ
thanh toán cổ tức thấp
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Ví dụ:
Một công ty cổ phần trả cổ tức cho cổ phiếu thường với tỷ lệ
là 10%. Cổ tức của công ty được dự báo tăng trưởng nhanh
trong 4 năm với tốc độ tăng trưởng là 20%/năm, 3 năm tiếp
theo tốc độ tăng trưởng giảm dần chỉ còn 15% và những
năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định là 9%. Biết
rằng tỷ suất sinh lợi mong muốn của NĐT là 17%/năm. Hãy
tính giá cổ phiếu
a. Tại thời điểm hiện tại
b. Sau hai năm kể từ thời điểm hiện tại
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Ví dụ:
Công ty cổ phần LCG vừa công bố chi trả cổ tức là 10%.
ĐHĐCĐ vừa thông qua định hướng phân chia cổ tức trong
thời gian tới như sau:

- 3 năm tới mức tăng cổ tức mỗi năm là 12%
- Những năm tiếp theo mức tăng cổ tức ổn định ở mức 6%
Hãy xác định giá cổ phiếu của công ty tại thời điểm hiện tại.
Biết rằng tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 15%
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Cách tính các thông số trong công thức

Cổ tức dự tính Dt

Tốc độ tăng trưởng cổ tức: g

Lãi suất chiết khấu: ke
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Tốc độ tăng trưởng cổ tức
- Công thức: g = ROE *b
- Ví dụ:
+ Công ty A có tổng tài sản là 200 tỷ đồng, hệ số nợ là 0.75, lãi
ròng dự kiến là 15 tỷ. Trong đó, lợi nhuận dành cho chi trả cổ
tức là 3 tỷ. Dự báo mức tăng trưởng cổ tức trong tương lai (g)
+ Công ty có ROE = 12.5%, hệ số chi trả cổ tức hàng năm là
60%. Công ty ước tính EPS năm tới là 3$, lãi suất yêu cầu là
10%. Tính g, Po
+ Công ty A có số nợ phải trả là 200 tr, tỷ lệ nợ/tổng NV =
0.4, lãi ròng là 30 triệu. Tính ROE
4.2.1 Phương pháp chiết khấu cổ tức

Lãi suất chiết khấu (ke):
+ Sử dụng mô hình CAPM

E(R) = Rf+β (Rm – Rf)
+ Sử dụng chi phí vốn bình quân (WACC)
WACC = Ʃ Ri*Ti
Mô hình chiết khấu dòng tiền
Dòng tiền thuần của VCSH (Free
cash flow to equity – FCFE)
Dòng tiền thuần của công ty (Free
cash flow to firm– FCFF)
1. Dòng tiền thuần VCSH: Là dòng
tiền chỉ thuộc về VCSH
2. FCFEt= EAT (LN ròng) + khấu hao –
chi tiêu TSCĐ và ĐTDH thuần –
Tăng VLĐ + thay đổi nợ vay (phát
hành nợ mới – các khoản trả nợ
gốc)
= FCFF + thay đổi nợ - chi phí lãi vay
1. Dòng tiền thuần của công ty: Là
dòng tiền được tạo ra cho toàn bộ công
ty bao gồm cả CSH và chủ nợ
2. . FCFF= EBIT (1-t) + khấu hao - chi
tiêu TSCĐ và ĐTDH thuần – Tăng VLĐ
+ chi phí lãi vay
= FCFE + chi phí lãi vay (1-t)
Mô hình FCFF xem nguồn vốn là đồng

Mô hình chiết khấu dòng tiền
Dòng tiền thuần của VCSH (Free
cash flow to equity – FCFE)
Dòng tiền thuần của công ty (Free
cash flow to firm– FCFF)

Po =
1. Po: Giá trị vốn cổ phần
2. FCFEt: Dòng tiền thuần của VCSH
năm t
3. Mô hình FEFE phân rõ ràng giữa
VCSH và Nợ

Po =
1. Po: Giá trị của công ty
2. FCFFt: Dòng tiền thuần của công ty
năm t
3. Mô hình FCFF không phân biệt giữa
VCSH và Nợ

Mô hình chiết khấu dòng tiền
Dòng tiền thuần của VCSH (Free
cash flow to equity – FCFE)
Dòng tiền thuần của công ty (Free
cash flow to firm– FCFF)
4. Ke: chi phí vốn cổ phần hay chi phí
cơ hội mà NĐT bỏ ra. Có thể được xác
định thông qua mô hình CAPM
5. Pcp = Po/Số lượng CP lưu hành
.4. Ke: chi phí vốn bình quân (WACC)
5. Pcp = (Po – Nợ)/Số lượng CP lưu
hành

×