Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Báo cáo thực tập CÔNG TY LÂM UY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành công nghiệp nặng là một
trong những ngành mũi nhọn để phát triển đất nước. Công nghệ chế tạo máy phải tiên
phong đi đầu để thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Muốn như vậy phải có
đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong những năm gần đây cơ khí đã có
những bước nhảy vọt đáng kể, đã có nhiều công ty cơ khí chế tạo đã đưa sản phẩm của
mình vươn ra khắp thế giới.
Ngành cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành đạo tạo chủ lực của nhiều
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
Chúng em là những người tiếp bước cùng với những anh chị đi trước để tiếp tục
xây dựng nền kỹ thuật nuớc nhà sánh ngang cùng các nước trong khu vực và thế giới.
Ngay từ những ngày bước vào giảng đường chúng em đã ý thức được trách nhiệm của
bản thân là phải phấn đấu học tập thật tốt. Thời gian này là cơ hội để mỗi chúng em thể
hiện khả năng của nguồn lực tương lai có khả năng đến đâu và từ đó có hướng đi cho
bản thân.
Tuy chỉ có 1 khoảng thời gian ngắn nhưng với sự chỉ dẫn tận tình của các chú các
bác trong công ty đã giúp cho em hiểu hơn về các máy công cụ gia công.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các chú các bác trong công ty đã tạo
điều kiện cho em và đã nhiệt tình chỉ bảo cho em
Em xin chân thành cảm ơn!!!
1
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY LÂM UY
1. Cơ cấu tổ chức
2 . Chức năng các phòng ban
 Ban Tổng Giám Đốc
Tổng Giám Đốc là người có quyền quyết định, điều hành mọi công việc trong


công ty đúng kế hoạch, chính sách pháp luật nhà nước, theo chỉ định nhà nước và
theo thỏa ước tập thể của đại hội công nhân viên chức. Hai Phó Tổng Giám Đốc sẽ
hỗ trợ Tổng Giám Đốc trong công việc trên.
 Phòng Tổ chức hành chính - Lao động tiền lương
Chức năng đề xuất với Ban Giám Đốc về việc sắp xếp kiện toàn tổ chức làm
cho bộ máy công ty hoạt động tốt, đồng thời quản lí nhân sự toàn công ty, quản lí
và theo dõi định mức lao động, quỹ tiền lương và phân phối thu nhập.
 Phòng kế toán tài vụ
2
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc
Trưởng Phòng
Kế toán-Tài vụ
Trưởng Phòng
TCHC-LĐTL
K.C.S
Trưởng Phòng
SXKD-XNK
QM
Trưởng Phòng
KT-Cơ điện
Giám Đốc
XN tạo phôi An Lạc
Giám Đốc
XN cơ khí chế tạo
Giám Đốc
XN cơ kim khí
Quản Đốc
Phân xưởng thành phẩm

Tổng Giám Đốc
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Quản lí tình hình tài chính của công ty, quản lí chỉ đạo các nghiệp vụ kế toán
của các đơn vị trực thuộc, thực hiện tốt các chức năng quy định về pháp lệnh
thống kê, kế toán, tài chính của Nhà nước ban hành. Chịu trách nhiệm với Ban
Giám Đốc về việc xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch sản
xuất, xuất nhập khẩu của Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Tham mưu cho Ban Giám Đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế
hoạch, quản lí và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tìm nguồn cung ứng
vật tư phục vụ cho sản xuất.
 Phòng thiết kế kỹ thuật công nghệ - cơ điện
Quản lí chất lượng sản phẩm, kết hợp với phòng sản xuất kinh doanh cho ra
đời những sản phẩm mới, quản lí kỹ thuật –sửa chữa-điện máy móc ở các xưởng
của công ty.
 Phòng K.C.S
Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. Từ giai đoạn phôi – gia công – hoàn
chỉnh sản phẩm. Báo cáo quá trình sản phẩm đạt/không đạt ở khâu nào để có kế
hoạch sữa chữa tốt hơn.
3 . Chức năng – nhiệm vụ sản xuất
 Chức năng: sản xuất kinh doanh các loại máy công cụ, các loại máy chế biến
(thiết bị lẻ và cả dây chuyền thiết bị đồng bộ): nhựa, cao su, gỗ, thực phẩm cho
người và gia súc, trung đại tu các thiết bị và phụ tùng thay thế bao gồm các sản
phẩm chính sau: máy công cụ, máy tiện, máy dập 3 chấu – 4 chấu, máy khoan
cần, eto máy, eto nguội, máy sấy lúa.
 Nhiệm vụ:
 Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
 Bảo toàn và tăng vốn được giao, đạt hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường
điều kiện vật chất, xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp.
3

GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
 Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ,
bồi dưỡng – nâng cao trình độ và chuyên môn cho cán bộ công nhân
viên.
 Tuân thủ các chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước, báo cáo trung thực
theo chế độ kế toán thống kê của Nhà nước.
4 . Thị Trường Và Sản Phẩm
Hiện nay sản phẩm của công ty đang được cung cấp cho thị trường Việt Nam cũng
như thị trường nước ngoài: Japan, Korea, Germany, Australian, Switzerland, Taiwan…
 Dây chuyền sản xuất của Sameco khép kín từ khâu đúc, gia công, cắt dập uốn
cho đến hoàn chỉnh sản phẩm với độ chính xáx và thẩm mỹ cao với mục đích thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Thiết bị của Sameco không ngừng được đầu tư và đổi
mới với những máy CNC mới, Đúc mẩu Chảy, Đúc khuôn cát - Bentonic, Đúc cát -
CO2, Đúc áp lực
 Nguồn nhân lực của Sameco gồm, những kỹ sư và công nhân trẻ đầy năng nổ và
nhiệt huyết. Đặc biệt họ thường xuyên được hướng dẫn công nghệ bởi những
chuyên gia nước ngoài ( Hiện nay Sameco đang được chuyên gia của JODC Nhật
Bản chuyển giao công nghệ đúc mẩu chảy ). Vì thế Sameco có thể đáp ứng những
đơn hàng của khách hàng trong thời gian sớn nhất. Năng lực sản xuất chủ yếu :
 Dây chuyền đúc khuôn cát: 200 tấn/tháng
 Dây chuyền đúc mẩu chảy: 50 tấn / tháng
 Thiết bị cắt gọt ( tiện, phay, khoan ) trên 60 máy trong đó gần 20 máy CNC
 Thiết bị dập nguội: 30 máy
 Thiết bị hàn bán tự động: 25 máy
 Tổng số cán bộ công nhân viên / kỹ sư: 250 / 40
SẢN PHẨM CHÍNH
4
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA

Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
 Máy móc thiết bị công nghiệp:
• Máy tiện tự động
• Máy hàn nan quạt tự động
• Máy hàn tiếp xúc cụng đầu ống - H
• Máy cắt ống tự động
• Máy uốn bẻ tạo hình
• Máy bắn bi làm sạch bề mặt dạng trống quay
• Máy bắn bi làm sạch bề mặt dạng mâm quay
• Máy bắn bi làm sạch bề mặt dạng treo
• Các loại phụ tùng, bánh răng, hộp số
• Ngoài ra có khả năng thiết kế chế tạo các loại máy móc thiết bị khác theo yêu
cầu của khách hàng.
 Các sản phẩm đồ dùng gia đình bằng kim loại
• Bàn, ghế giường, tủ, dụng cụ nhà tắm, dụng cụ làm vườn, trang trí nội ngoại
thất… sản phẩm được sản xuất theo mẩu của khách hàng hoặc thiết kế .
 Sản phẩm đúc
• Làm bằng khuôn cát
- Thép carbon, thép hợp kim các loại, thép chịu mài mòn, thép chịu nhiệt, thép
không gỉ, thép mangan cao.
- Gang xám, gang hợp kim, gang chịu mài mòn, gang cầu, gang dẻo.
• Làm bằng khuôn kim loại
- Đúc bằng áp lực, trọng lực các sản phẩm nhôm, đồng, thau.
Ngoài ra còn chế tạo các phụ kiện điện, khung kho nhà xưởng và lắp đặt các đường dây
tải điện, khung kho nhà xưởng. Nhận đặt hàng và hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước
PHẦN II
NỘI DUNG THỰC TẬP
5

GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
II/.1/. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẨU
-Khảo sát tìm hiểu dây truyền sản xuất của nhà máy, quy mô và bố trí phân xưởng,
chủng loại các máy công cụ, các sản phẩm chế tạo, các tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất.
-Tìm hiểu các nguyên lý hoạt động , cách vận hành của các máy gia công, chế tạo chi
tiết của nhà máy.
-Tìm hiểu quy trình công nghệ gia công một số chi tiết điển hình.
-Thực tập tại xưởng nâng cao tay nghề, tham gia chế tạo một số chi tiết tại nhà máy.
-Tìm hiểu công nghệ cnc trong nhà máy.
II/.2/. KHÁI QUÁT XƯỞNG GIA CÔNG
2.1. Vị trí
2.2. Cơ cấu tổ chức
6
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
2.3. Lịch làm việc( thực tập)
Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 7
Sáng: Bắt đầu từ 7h30 và nghỉ trưa lúc 11h30
Chiều: Bắt đầu từ 13h và nghỉ lúc 16h30
2.4. Triển khai và quản lí sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp
7
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
SẢN XUẤT
CN thực hiện KT theo dõi KCS kiểm tra
Thủ kho
Cấp phát – Bảo quản

Kiểm tra
GIAO HÀNG
BGĐ
Kiểm tra, đôn đốc
LỆNH SX
SX THỬ
Chuẩn bị
Phôi Liệu
Đồ gá - TB KHTDSX TC - CL QYCN,ĐL,BQ Nhân lực
Không đạt
Đạt
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
a. Sản xuất thử – Làm mẫu
b . Chuẩn bị đồ gá – thiết bị
II/.3/. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
3.1. ĐÚC
Đúc là một phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách rót kim loại lỏng vào
khuôn đúc có hình dạng và kích thước nhất định. Sau khi kim loại đông đăc lại, ta thu
8
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
KT – Lập KQ chế tạo thử
XĐ phôi, CN, thiết bị, đồ gá
Không đạt
Đạt
Đối chiếu
(Bản vẽ, mẫu)
KTMẫu
Dưỡng gá
(Sơ bộ)

KT, CN
Phân
công
BGĐ
Lập b/c lên BGĐ
Đưa vào SX
KT kiểm tra đầu ca
Không đạt
Đạt
SX thử – làm mẫu
Đồ gá
CN
G/c chế tạo
Dự trù
Phôi liệu
KTV
Phân
công
PGĐ SX
Đạt
Không đạt
PGĐ KT
Duyệt
Thiết kế
KTV
Phân
công
PGĐ KT
Đạt
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP

được sản phẩm có kích thước và hình dạng phù hợp với yêu cầu đề ra. Sản phẩm đúc
ra có thể dùng ngay được thì gọi là chi tiết đúc. Phần lớn vật đúc còn phải qua gia
công cắt gọt nhằm tăng độ chính xác và độ bóng bề mặt.
Sản phẩm đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm kim loại rất phổ biến. Có thể
tiến hành đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc dưới áp lực, hiện nay có
một số phương pháp đúc đặc biệt cho chất lượng cao, đặc biệt về độ chính xác và độ
bóng bề mặt như đúc dùng mẫu chảy v.v. Kỷ thuật đúc ngày càng được cải tiến
nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.1.1. Đặc điểm và công dụng của đúc
- Đặc điểm:
+ Đúc có thể gia công nhiều loại vật liệu khác nhau: Thép, gang, hợp kim màu
v.v có khối lượng từ một vài gam đến hàng trăm tấn.
+ Chế tạo được những vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công
cụ, vỏ động cơ v.v mà các phương pháp khó hkăn không chế tạo được.
+ Độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ bóng không cao( có thể đạt cao
nếu đúc đặc biệt như đúc áp lực)
+ Có thể đúc được nhiều lớp kim loại khác nhau trong cùng một vật đúc.
+ Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng
suất tương đối cao.
+ Có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa.
+ Tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót. Đậu hơi.
+ Dể gây ra những khuyết tật như: thiết hụt, rổ khí, cháy cát v.v
+ Kiểm tra khuyết tật bên trong vật đúc khó khăn, đòi hỏi thiết bị hiện đại.
-Công dụng:
+ Sản xuất đúcđược phát triển rất mạnh và được sử dụng rất rộng rãi trong các
ngành công nghiệp. Khối lượng vật đúc trung bình chiếm khỏang 40÷80 % tổng
9
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP

khối lượng của máy móc.Trong ngành cơ khí khối lượng vật đúc chiếm đến 90% mà
giá thành chỉ chiếm 20 ÷ 25 %.
Sau đây là một số công nghệ đúc công ty sử dụng, đặc biệt là đúc mẫu chảy:
3.1.2. Đúc trong khuôn cát
Khuôn cát vẫn giữ một vai trò quan trọng trong ngành đúc, đúc trong khuôn cát
là một phương pháp tạo hình lâu đời, nhưng cho tới nay vẫn còn chiếm một vị trí
quan trọng trong kỹ nghệ đúc : 90% sản lượng vật đúc của thế giới sản xuất bằng
khuôn cát, phần còn lại do khuôn kim loại và các dạng đúc đặc biệt khác .
Khuôn cát được dùng nhiều vì dễ chế tạo, rẻ, vốn đầu tư ít. Hơn nữa khuôn cát
lại rất vạn năng, có thể dùng để đúc vật nhỏ từ 10 gam cho tới vật lớn có khối lượng
hàng trăm tấn, có thể dùng để đúc bất kỳ hợp kim nào như : thép , gan cầu , gang
sám , gang sám , đồng thao , đồng thanh , hợp kim niken , hợp kim nhôm , magê
.v .v .v .
*Quy trình sản xuất đúc trong khuôn cát có thể được tóm tắt như sau :
10
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP

- Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết, lập ra bản vẽ vật đúc, trong đó có mặt
phân khuôn, lõi, độ dốc đúc, lượng dư gia công cơ khí, dung sai, độ co nhót của kim
loại khi đông đặc …
- Bộ mẫu là một số các mẫu khác nhau như : tấm mẫu, mẫu hệ thống rót, đậu
ngót. Trong đó mẩu đúc và lõi là hai bộ phận chủ yếu. Mẫu đúc dùng để chế tạo
lòng khuôn đúc trong hỗn hợp làm khuôn, hộp lõi dùng để làm lõi nếu có. Mẫu, hộp
lõi thường do xưởng mộc sản xuất .
- Khuôn, mẫu, hộp lõi thường làm thành hai nửa lắp lại với nhau bằng các
chốt định vị.
- Khuôn đúc và lõi thường phải sấy khô để tăng cơ tính và khả năng thông
khí .

- Bộ phận nấu chảy kim loại phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm
khuôn . Lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào cho kịp lúc .
- Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành
phá lõi, kiểm tra vật đúc bằng thủ công hoặc bằng máy .
- Kiểm tra lại khâu cuối cùng, gồm kiểm tra hình dáng và kích thước, chất
lượng bên trongvật đúc.
Người ta có quan niệm rằng đúc bằng khuôn cát có năng suất không cao, sản
phẩm đúc kém chính xác, muốn có độ chính xác cao hơn phải qua gia công cơ khí
lại . Điều đó đúng đối với khuôn cát, đất xét, do thông thường được làm bằng tay.
Trong những năm gần đây nhờ sử dụng các hỗn hợp cát có thành phần và tính chất
mới, nhờ đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất đúc nên năng suất đúc
được tăng lên rõ rệt, chất lượng đúc cũng được cải thiện rất nhiều, độ chính xác cao
hơn. Đúc trong khuôn cát được làm trên máy nhất là những máy ép áp lực cao
chiếm ưu thế rất nhiều, có thể cạnh tranh với một số phương pháp đúc đặc biệt về độ
11
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
chính xác và độ nhẵn bề mặt của sản phẩm đúc. Có thể nói rằng cho đến ngày nay
khuôn cát vẫn chiếm giữ một giai trò quan trọng trong ngành sản xuất đúc .

Tị lệ các công nghệ khuôn trong sản xuất đúc
1/ Khuôn cát tươi ; 2/ Khuôn cát khô ; 3/ Khuôn cát tự rắn ;
4/ Khuôn kim loại ; 5/ Khuôn đúc đặc biệt khác.
3.1.3. Đúc bằng khuôn dùng mẫu cháy (mẫu hoá hơi)
Cách đúc này do H.F. Shroyer phát minh ra năm 1958 và được dùng vào
công nghiệp từ 1962. Mẫu làm bằng nhựa polystirôn xốp (nhựa trắng nhẹ, ta thường
thấy dùng làm các tấm đệm lót máy khi đóng hòm) dễ cháy. Đặt mẫu trong hòm, đổ
cát vào (có thể dùng cát không chất dính), rung, đậy chặt. Rót kim loại tới đâu mẫu
cháy biến đi tới đó, hơi sinh ra qua khe cát thoát ra ngoài. Vật đúc đông rồi, đổ cát

ra dùng lại được.
Ưu điểm của phương pháp là mẫu nhẹ, rẻ, dễ cắt gọt, không cần lấy ra khỏi
khuôn, chỉ dùng một lần do đó tốn công chế tạo mẫu : với mẫu lớn có thể cắt bằng
dây điện trở nung đỏ rồi dán, với mẫu nhỏ sản xuất hàng loạt trên máy ép ở nhiệt độ
200 – 350 độ C.
12
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Mẫu có thể đem làm khuôn dùng hỗn hợp cát tự khô, cát chảy lỏng hoặc
khuôn từ. Trong khuôn cát sét thông thường người ta chỉ hay dùng polystirôn làm
mẫu đậu ngót kín hình cầu để có thể đặt trong khuôn không cần lấy ra.
Gần đây người ta dùng polyurêthan xốp thay cho polystirôn có thể chế tạo dễ
dàng trong khuôn gỗ, thạch cao hoặc kim loại .
Thực tế đúc trong khuôn mẫu cháy chưa được coi là phương pháp đúc chính
xác vì mẫu tạo khí làm mặt vật đúc chưa thật đẹp. Song phương pháp đúc này vẫn
phát triển, được nhiều nước dùng, đúc những vật lớn tới 20 tấn .
3.1.4. Quy trình đúc mẫu chảy trong khuôn vỏ mỏng
Quy trình sản xuất đúc chi tiết insert được thực hiện theo thứ tự qua các nguyên
công như sau :
- Nguyên công thứ 1 : Tạo mẫu sáp .
- Nguyên công thứ 2 : Xử lý và làm sạch mẫu sáp .
- Nguyên công thứ 3 : Ráp nhánh cây .
- Nguyên công thứ 4 : Tạo lớp vỏ mỏng (nhúng qua dung dịch và phủ cát) .
- Nguyên công thứ 5 : Lấy sáp ra tạo lòng khuôn .
- Nguyên công thứ 6 : Nấu rót kim loại .
- Nguyên công thứ 7 : Xử lý và hoàn thiện sản phẩm .
13
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Quy trình công nghệ đúc trong khuôn vỏ mỏng
Tóm tắt trình tự đúc trong khuôn vỏ mỏng như sau:
- Ghép mẫu vào tấm mẫu: dùng mẫu bằng kim loại kẹp chặt trên tấm thép hoặc
gang xám. Làm sạch mẫu và tấm mẫu rồi phung lên trên một lớp Silicol.
- Ghép các mẫu thành nhánh cây
- Tạo khuôn cho mẫu bằng các hỗn hợp cát chịu nhiệt
- Lấy mẫu bằng cách đem sấy ở nhiệt độ160 độ C khoảng 5 phút, áp suất 7 at.
- Cuối cùng đem rót kim loại vào khuôn thu nhận vật đúc.
Sau đây là nội dung cụ thể của từng nguyên công :
Nguyên công thứ 1: Tạo mẫu sáp
14
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Mục đích của nguyên công này là để tạo ra mẫu sáp, xử lý và thêm bớt vào
mẫu sáp, để đưa ra một mẫu sáp hoàn chỉnh, muốn tạo ra mẫu ta phải có khuôn ép
sáp, máy ép sáp và một số dụng cụ khác …
Mẫu sáp
a) Sáp tạo mẫu
Loại sáp dùng để ép mẫu, có tên gọi Playson Japan Batch No: 2191, có có mã
số A7JR2, màu xanh lục, có nhiệt độ nóng chảy khoảng 800C , có điểm đông đặc
ổn định, độ co rút cũng rất ổn định, có độ dẻo rất tốt, khi nung nóng với nhiệt độ
cao khoảng trên 10000C sáp bị cháy hoàn toàn, không để lại tạp chất, sáp không
được lẫn khí, nếu có thì phải ép bỏ trước khi ép vào khuôn .
b) Nhiệt độ hâm sáp
Mục đích của nhiệt độ hâm sáp là để chuẩn bị sáp sẵn sàng cho khâu ép,
không mất thời gian gia nhiệt sáp trên máy ép .
15
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA

Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Lò gia nhiệt cho sáp bằng nước nóng.
Sáp trước khi được đưa vào máy ép thì phải được gia nhiệt trước ở trạng thái
dẻo có nhiệt độ khoảng ( 52 ÷ 58 0C ), với mục đích giữ cho sáp luôn ở trạng thái
dẻo và sẵn sàng ép được vào khoang tạo hình .
Ống chứa sáp được đưa vào xy lanh của máy ép và tiếp tục được gia nhiệt
bằng nước nóng ở bên ngoài xy lanh của máy ép, mục đích giữ nhiệt độ ổn định
cho sáp .
c) Ảnh hưởng nhiệt độ hâm sáp
Nhiệt độ hâm sáp có ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng của mẫu
sáp :
 Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép thì chi tiết sáp tạo ra sẽ dễ bị
cong vênh, lâu khô, hao tốn điện , thời gian làm nguội lâu dẫn đến năng
suất thấp …
 Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cho phép thì sáp sẽ khó chảy vào lòng
khuôn dẫn đến mẫu bị thiếu thịt, không điền đầy hết lòng khuôn, năng
suất thấp, cho nên phải có sự điều chỉnh hợp lý .
d) Áp lực ép sáp
16
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Tùy vào lòng khuôn lớn hay nhỏ mà ta chọn áp lực ép khác nhau, trung bình
khoảng ( 34 - 36 ) kg/cm2, đối với chi tiết insert lực ép được chọn là 35 kg/cm2.
Nếu áp lực ép không đạt thì khi ép ra mẫu sáp, sẽ bị thiếu hụt, mẫu bị lõm …
Nếu áp lực cao hơn áp lực cho phép, mẫu sáp xuất hiện nhiều bavia giữa các
mặt ghép, mẫu sáp co rút không như tính toán do chịu ứng sức nén .
Quá trình tạo mẫu sáp bằng khuôn ép


17
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Mẫu ép sáp.
e) Thời gian ép sáp
Là thời gian sáp bắt đầu được ép vào khoang tạo hình cho đến khi điền đầy hết
lòng khuôn, lực ép ngưng tác dụng, thời gian này được chọn khoảng 23 giây .
* Ảnh hưởng của thời gian ép :
- Nếu thời gian ép dài sẽ dẫn đến năng suất thấp .
- Nếu thời gian ép ngắn sáp sẽ không điền đầy hết lòng khuôn, mẫu sẽ bị
thiếu hụt.
f) Thời gian làm nguội
Là thời gian được tính từ giai đoạn lực ép ngưng tác dụng đến khi mở khuôn
lấy mẫu ra, thời gian này được cài đặt tự động trên máy ép sáp, mục đích là để giữ
cho mẫu sáp thật sự được đông cứng lại khi lấy mẫu ra, mẫu không cong vênh,
không xệ.
Thời gian làm nguội khoảng 15 giây (thời gian này phụ thuộc vào kết cấu
khuôn và lòng khuôn lớn hoặc nhỏ).
- Nếu thời gian làm lạnh ngắn, mẫu chưa kịp khô, khó lấy ra, mẫu dễ bị cong
vênh.
- Nếu thời gian dài sẽ dẫn đến năng suất thấp .
g) Nhiệt độ làm nguội
Nhiệt độ làm nguội cho khuôn là không khí lạnh thổi trực tiếp vào khuôn
không khí này được làm lạnh khoảng (20 ÷ 23) 0C, sự giải nhiệt cho khuôn còn phụ
thuộc vào nhiệt độ của không khí trong phòng qua trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên
với bề mặt khuôn, bàn máy đặt khuôn cũng có thể được làm lạnh bằng nước, bằng
không khí, để giải nhiệt cho mặt dưới của khuôn. Các nhiệt độ trên ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng sản phẩm rất nhiều .
h) Lấy mẫu và chuẩn bị cho chu kỳ sau

18
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Khi mở khuôn nhờ vào hệ thống đẩy, đẩy sản phẩm ra khỏi nửa khuôn còn lại,
vòi khí nén được sử dụng ở đây nhằm mục đích giúp lấy sản phẩm ra nhanh hơn,
với những sản phẩm phức tạp khó lấy ra. Ngoài ra khí nén còn có tác dụng giải nhiệt
trực tiếp lên mẫu sáp.
Sau khi mẫu được lấy ra ta phải sử dụng chất pelicoat xịt vào để bôi trơn mặt
khuôn chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo, công việc này phải xịt trước khi bắt một chu
kỳ ép, không nên xịt quá nhiều chất pelicoat nếu không nó sẽ động lại trên mặt
khuôn sinh ra vết nhăn trên bề mặt mẫu sáp ở chu kỳ sau
Đối với chi tiết này không dùng dụng cụ gá đỡ, nhưng đối với những mẫu có
hình dáng phức tạp thì luôn được thiết kế đi kèm theo những dụng cụ gá đở, do mẫu
sáp khi mới lấy ra khỏi khuôn còn ấm, mền, nên dễ bị cong vênh do trọng lượng bản
thân cho nên phải gá vào để giữ nguyên hình dạng của mẫu.
i) Các thiết bị sử dụng cho nguyên công này bao gồm
- Máy ép sáp được sử dụng cho khuôn ép là kiểu máy đứng áp lực ép (0 ÷ 250)
Kg/Cm2 , khoảng thời gian làm nguội ( 0 ÷ 70 ) giây.
Máy ép sáp kiểu đứng
19
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
- Máy hâm sáp bằng nước nóng có tên Purchase, có khoảng gia nhiệt ( 0 ÷ 200)
0C sử dụng dòng điện 200V, công suất 4,5 KW.
- Thiết bị làm lạnh không khí thổi vào khuôn ép.
- Khuôn ép sáp.
- Bình Pelicoat, kềm cắt kênh dẫn sáp.
- Vòi khí nén và các dụng cụ tách khuôn.

Nguyên công thứ 2: Xử lý và làm sạch mẫu sáp
Mục đích của nguyên công này là để cạo sạch những bavi và sửa lại các
khuyết tật do khâu ép gây ra. Ngoài ra việc xử lý này còn có tác dụng tạo ra bề
mặt trơn láng cho các bề mặt mẫu, giúp kim loại dễ chảy hơn (trong công đoạn rót
kim loại). Trong công đoạn xử lý này còn giúp ta phát hiện thêm một số khuyết
tật…
20
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Do độ kín khít không tuyệt đối của các mặt phân khuôn, các mối lắp, thêm
vào đó là sự mài mòn lâu ngày của các phần trong khuôn, thao tác đóng mở khuôn
của công nhân, vì vậy, mẫu khi được ép ra lúc nào cũng xuất hiện bavia ở ngay
những mặt phân khuôn và các mối ghép, điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của
mẫu sáp và đặc biệt là ảnh hưởng đến chi tiết kim loại khi đúc ra.
Nếu xử lý bavia ở dạng kim loại thì rất tốn công sức, công cụ và thiết bị đi
kèm, cho nên phải xử lý chi tiết khi còn ở dạng mẫu sáp sẽ dễ dàng hơn và công
việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần một số dụng cụ chuyên dùng. Ở mẫu sáp
này chỉ chú ý cạo sửa ở những chỗ như: cạo bavia ở vành lỗ, ở mặt phân khuôn,
kiểm tra rỗ khí trên mẫu, vết nhăn, vết nức và các khuyết tật khác…
Loại bỏ những mẫu: Bị thiếu sáp, cong vênh, lõm bề mặt, nứt lớn …
Phục hồi những mẫu: Bị bọt khí, nức nhỏ, những vết nhăn do dung dịch bôi
trơn khuôn còn động lại gây ra, bằng phương pháp hàn đắp sáp vào và làm sạch lại
bề mặt , sử dụng sáp làm mẫu hoặc có thể sử dụng loại sáp khác. Trong chi tiết
này không có các xử lý hóa học khác, không có dán thêm mẫu khác(như dán thêm
miệng rót …).
Các dụng cụ sử dung cho nguyên công này là: Dao cạo, mỏ hàn, thanh gia
nhiệt
Nguyên công thứ 3: Ráp nhánh cây
Mục đích của nguyên công này là ráp các mẫu vào từng nhánh cây nhỏ (hay

còn gọi là đường dẫn), rồi sau đó ráp các nhánh cây này vào nhánh cây chính cùng
với miệng rót và một số đường dẫn phụ (chủ yếu là dẫn kim loại). Kết quả của
việc ráp nhánh này là một cụm nhánh cây hay cụm mẩu hoàn chỉnh, để chuẩn bị
cho công việc nhúng cát ở nguyên công sau.
a)Nguyên vật liệu dùng cho nguyên công này
21
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Là những mẫu sáp đã được ép và xử lý hoàn chỉnh, miệng rót theo tiêu chuẩn
và không thay đổi cho các loại sản phẩm, thân cây chính và các nhánh cây đã được
làm sẵn từ trước theo tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm, riêng các nhánh dùng để
gián mẫu thì được nhúng phủ hoàn toàn một lớp sáp áo màu đỏ với mục đích làm
chất kết dính giữa mẫu và nhánh cây .
Sáp tạo miệng rót và nhánh cây : là loại sáp có màu đen, đây là loại sáp được
tái sử dụng từ sáp làm mẫu và sáp làm nhánh cây trước, được rút ra ở giai đoạn
nung chảy sáp tạo lòng khuôn, cho nên sáp có lẫn nhiều tạp chất, như nước và
cát .v.v.v . Ngoài việc sử dụng loại sáp nói trên làm nhánh cây, nó còn được dùng
để tạo một số mẫu có kích thước và khối lượng lớn, độ chính xác không cao,
lượng dư gia công nhiều .
Sáp dùng để dáng các mẫu vào nhánh cây, làm lớp trung gian kết dính giữa
mẫu và nhánh cây có mã số là 418A , có màu đỏ, độ dẻo tốt, thường để sử dụng
mục đích trên không dùng để ép mẫu hoặc làm nhánh cây. Sáp này còn dùng để áo
một lớp mỏng trên các thân thân cây khi cây bị trầy xước hoặc giữa hai mối ghép
giữa các nhánh cây với nhau, mục đích sử dụng sáp này là để tạo sự trơn láng và
chắc chắn giữa các mối ghép, tạo sự trơn láng cho các rãnh dẫn khi rút sáp ra khỏi
lòng khuôn .
b) Tại sao phải ráp nhánh cây
Đa số chi tiết được sản xuất bằng phương pháp đúc trong khuôn vỏ mỏng
(Investmen Casting) có độ chính xác về kích thước cao, độ phức tạp về hình dáng

hình học, sản phẩm thuộc loại vừa và nhỏ, cho nên phải ráp nhiều mẫu lại với
nhau thành một cụm nhằm mục đích tăng năng suất, điều này còn phụ thuộc vào
khối lượng và kích thước hình học chi tiết .
Ráp nhánh còn làm tiết kiệm được khối lượng kim loại và các vật liệu tạo vỏ
khuôn, thay vì thiết kế mỗi miệng rót cho mỗi chi tiết thì ta chỉ cần thiết kế một
22
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
miệng rót lớn cho nhiều chi tiết, miệng rót có vai trò rất quan trọng trong việc rót
kim loại .
c) Ráp mẫu vào nhánh cây
Ở công đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào mẫu sáp, phụ thuộc vào người thiết
kế mẫu, cụm nhánh cây được bố trí dựa vào vị trí miệng rót trên mẫu, số lượng
miệng rót và hướng gắn mẫu, nhưng cũng phải tuân theo một số qui tắc chung .
Mẫu được gắn trên nhánh cây bằng cách nhúng bề mặt của miệng rót vào
thanh gia nhiệt cho sáp, thanh này được gia nhiệt bằng điện trở có nhiệt độ khoảng
1600C sau cho tiếp xúc đều bề mặt, tạo một độ trên bề mặt miệng rót và sáp ở bề
mặt phải nóng chảy hoàn toàn, trước khi đó nhánh cây mà ta định gián mẫu lên
cũng được gia nhiệt như thế trên thanh gia nhiệt phẳng (chỉ gia nhiệt ở một bề mặt
tiếp xúc với miệng rót), sau đó gắn mẫu vào nhánh cây đúng vị trí .
Tương tự các nhánh cây được gián với nhau cũng bằng cách gia nhiệt hai bề
mặt tiếp xúc trên một thanh được gia nhiệt bằng điện trở có nhiệt độ khoảng
1600C và gián vào đúng vị trí tiếp xúc như hình trên.
Sau khi ráp xong một nhánh cụm nhánh cây được nhúng vào thùng sáp áo
với mục đích bao phủ các nối gián, giúp mẫu bám chắc vào nhánh cây, tạo độ trơn
láng cho nhánh cây như hình dưới.
Hướng gắn mẫu phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nếu hướng gắn không phù
hợp sẽ gây ra khó khăn trong quá trình rút sáp ra khỏi lòng khuôn, sáp sẽ còn đọng
lại trong khuôn, rất dễ gây ra khuyết tật cho sản phẩm kim loại như, chi tiết bị

thiếu kim loại do sáp cháy không hết trong quá trình nung khuôn …
23
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
Hai hướng gắn mẫu(a), (b) hướng gắn đúng và hướng gắn sai kỹ thuật
Hình vẽ trên thể hiện hai hướng gắn, hướng gắn đúng và hướng gắn sai,
hướng gắn đúng là hướng gắn sau cho khi úp miệng rót xuống dưới sáp dễ dàng
chảy ra ở trạng thái lỏng, tức là sáp còn động lại trong lòng khuôn ít nhất, còn
hướng gắn sai là hướng gắn khi úp miệng rót xuống sáp sẽ khó chảy ra khỏi lòng
khuôn cho nên sẽ còn động lại trong lòng khuôn nhiều, điều này không tốt .
Hướng gắn mẫu phải được chú ý nhiều nhất vào những nơi trên mẫu có khối
lượng và thể tích lớn, những nơi có tiết diện hẹp, thì thường được đặt theo hướng
thấp nhất của chi tiết so với phễu rót kim loại .
Số lượng mẫu trên một nhánh cây là 6 mẫu như hình vẽ 3.13, khoảng cách
giữa hai mẫu kế tiếp nhau từ (3 ÷ 4 cm), số lượng này phụ thuộc vào khối lượng
và diện tích hình học của mẫu, vì nó ảnh hưởng rất nhiều ở khâu nhúng cát và ở
nguyên công xử lý nhánh cây sau khi rót kim loại (do khối lượng của nhánh cây
kim loại). Số lượng mẫu trên một cụm nhánh cây là (6 mẫu / 1 nhánh x 4 nhánh =
24 mẫu), số mẫu này nhiều hay ít là phụ thuộc vào khối lượng của mẫu .
Khoảng cách giữa các nhánh cây phải đảm bảo hai mẫu trên hai nhánh cây kế
tiếp nhau có một khoảng cách nhất định khoảng (3 ÷ 4) cm. Khi lớp vỏ khuôn
được hình thành có độ dày từ một cm trở lên, nếu quá thưa thì sẽ tạo ra một khung
cây lớn, làm tốn vật liệu cát và kim loại, năng suất thấp, nếu giữa hai nhánh cây
24
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP
quá khít nhau thì hai mẫu giữa hai nhánh gần nhau sẽ tạo ra lớp vỏ khuôn cát
mỏng trong khâu nhúng cát dẫn đến dễ bị xì trong khi rót kim loại .

Số lượng nhánh cây trong một cụm khung cây phần lớn phụ thuộc vào khối
lượng của chi tiết . Sau khi hình thành được cụm nhánh cây, cụm nhánh cây này
được nhúng vào vào một lớp sáp phủ sau cho vừa đủ để phủ các mối dán giữa các
nhánh cây và các đường dẫn ở phía dưới của cụm nhánh cây, tránh không cho dính
vào mẫu, cách thực hiện này giúp tạo cho cụm nhánh cây vững bền hơn.
Kết thúc quá trình ráp nhánh cụm mẫu được gắn trục sắt vào phía trên miệng
rót với mục đích dùng để di chuyển và thao tác cụm mẫu một cách đơn giản cho
các nguyên công tiếp theo .
d) Ảnh hưởng của việc ráp nhánh
Hình dáng của thân cây và cách ráp mẫu có ảnh hưởng rất nhiều đến các
công đoạn sau và chất lượng sản phẩm đúc ra. Nếu khe hở giữa các mẫu không
hợp lý thì làm cho quá trình tạo lớp vỏ khuôn cát bị khó khăn, cát phủ không hết,
dẫn đến hai lòng khuôn kế nhau sẽ bị thông nhau sinh ra khuyết tật. Nếu phủ được
cũng làm cho lớp vỏ khuôn cát bị mỏng, dễ bị xì trong khi rót kim loại

Nguyên công thứ 4: Tạo lớp vỏ (nhúng qua dung dịch và phủ cát)
Mục đích của nguyên công này là tạo ra lớp vỏ khuôn cát bằng nhiều lớp cát
và dung dịch, để đạt được độ dày cần thiết, đủ độ cứng vững cho lớp vỏ khuôn
nhưng phải tiết kiệm được nguyên vật liệu. Nguyên công này rất quan trọng trong
quy trình gia công, nó luôn được quản lý một cách nghiêm ngặt do thường xảy ra
hư hỏng, đòi hỏi tay nghề của công nhân phải khéo léo .
Cụm mẫu được trải qua ba giai đoạn nhúng hỗn hợp dung dịch và phủ cát,
trong đó hai giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được thực hiện chung một phòng, có nhiệt
độ và độ ẩm như nhau, còn giai đoạn 3 được thực hiện ở một phòng khác, cụ thể
từng giai đoạn có thể trình bài như sau:
25
GVHD: NGUYỄN TIẾN SỸ SVTH: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Lớp : CTM2 – K11

×