Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề xuất giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học y – dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.17 KB, 8 trang )

Đề xuất giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học Y –
Dược học
Nguyễn Ngọc Thái

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: TS. Mai Hà
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện
Quân y (HVQY), làm rõ những khái niệm liên quan đến luận văn và những đặc
điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y dược học và công tác
quản lý nghiên cứu khoa học. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng qui trình công
tác quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y - dược học tại HVQY. Đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y - dược
học tại HVQY.
Keywords: Nghiên cứu khoa học; Y học; Dược học; Quản lý khoa học
Content
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển tiến tới hội nhập với nền kinh tế tri
thức toàn cầu, phát triển giáo dục đại học và sau đại học là một trong những chiến lược
then chốt có tính quyết định đối với sự thành công của hành trình vươn tới nền kinh tế tri
thức hội nhập. Nghị quyết 26/NQ - TW của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định: “Các
trường đại học vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa
học và công nghệ”[15]. Như vậy, các trường đại học phải thực hiện hai nhiệm vụ đào tạo
và nghiên cứu khoa học (NCKH). Thông qua hoạt động khoa học và nghiên cứu khoa
học, đội ngũ cán bộ, giảng viên có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức để
khẳng định năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề của mình trong
thực tiễn công tác.
Hoạt động KH&CN gồm nhiều lĩnh vực như: NCKH, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sở


hữu công nghiệp, thông tin khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ , trong đó NCKH
là hoạt động trọng tâm bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển
khai. Đặc biệt trong ngành y tế nói chung và ngành Quân y nói riêng thì các đề tài nghiên
cứu được tiến hành ở các lĩnh vực như y học cơ sở, y học quân sự, y học lâm sàng, dược bào
chế, nghiên cứu y sinh học Việc triển khai các đề tài, nhiệm vụ ở lĩnh vực này thường được
tiến hành trên đối tượng là con người, nhằm phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh,
cứu chữa người bị thương, bị bệnh trong lao động sản xuất, sinh hoạt cũng như trong chiến
tranh bảo vệ tổ quốc, với mục đích bảo đảm sức khỏe bộ đội và nhân dân.

Ngày nay khoa học và công nghệ (KH&CN) đã trở thành lực lượng sản xuất quan
trọng hàng đầu của nhân loại. Điều đó đã được Đảng ta cụ thể hoá trong Nghị quyết 02/NQ -
TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu”, “ đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát
triển ”[15].
Cũng tại Nghị quyết 02/NQ - TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định:
“ cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu ” “công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước phải dựa vào khoa học công nghệ và bằng khoa học công nghệ”
[15]. Nghị quyết đã khẳng định KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sức
mạnh và vị thế của quốc gia trên trường Quốc tế, là một trong những điều kiện cần thiết
để góp phần giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và là khâu đột phá để
đất nước vươn lên trở thành một quốc gia giàu mạnh và văn minh.
HVQY là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và điều trị lớn của Quân đội cũng như
của cả nước. Hàng năm Học viện đào tạo nhiều cán bộ quân, dân y từ bậc trung học, đại học,
sau đại học. Ngoài các bộ môn khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y học quân sự
và các cơ quan chức năng, Học viện còn có hai bệnh viện lớn (Bệnh viện 103 và viện Bỏng
Quốc gia) vừa làm nhiệm vụ thu dung điều trị vừa là bệnh viện thực hành lâm sàng cho các
đối tượng học viên, rất nhiều các trung tâm đào tạo và nghiên cứu như: Trung tâm Nghiên
cứu Y – Sinh – Dược học Quân sự; Trung tâm Đào tạo – Nghiên cứu Công nghệ Phôi; Trung
tâm Nghiên cứu ứng dụng Sản xuất thuốc; Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Dược; Trung tâm

Đào tạo – Nghiên cứu Độc học Quân sự
Xuất phát từ đặc điểm nhiệm vụ của Học viện, NCKH được Học viện xác định là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm
được xem là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược
phát triển của Học viện, nhất là đáp ứng các tiêu chí xây dựng Học viện trở thành trường đại
học trọng điểm quốc gia và chiến lược phát triển Học viện. NCKH cũng là một
nội dung
quan trọng nhằm phát huy nhiệt tình và trí tuệ trong đào tạo, điều trị cứu chữa bệnh nhân.
NCKH là hình thức để phát hiện và bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế tiếp.

Có nhiều loại nhiệm vụ KH&CN với các cấp khác nhau: cấp cơ sở, cấp Bộ, Ngành
và cấp Nhà nước. HVQY là đơn vị nằm trong khối các Học viện Nhà trường trực thuộc Bộ
Quốc phòng. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN mà BQP giao cho Học viện còn thực
hiện rất nhiều các nhiệm vụ đặc biệt các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước (bao gồm các đề
tài và dự án) với phạm vi nghiên cứu rộng lớn, trực tiếp hoặc góp phần giải quyết vấn đề cấp
thiết của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng mà khả năng của một ngành, một tỉnh, thành
phố không tự giải quyết được. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có quy trình, giải pháp quản lý
riêng cho các nhiệm vụ KH&CN ở lĩnh vực này, đáp ứng với yêu cầu của thực tế đặt ra
nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm nghiên cứu, phát triển một bước công tác quản lý
KH&CN ở lĩnh vực y - dược học trong tình hình mới.

Trong những năm qua hoạt động KH&CN ở HVQY đã có những bước phát triển tốt
cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2001-2009, Học viện đã và đang thực hiện rất nhiều
các nhiệm vụ NCKH khác nhau như nhiệm vụ cấp Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Khoa học
Công nghệ và các Bộ, Ngành có liên quan.
Các công trình nghiên cứu được đánh giá cao,
có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn, rất nhiều các công trình được nhận giải thưởng cấp
Ngành, cấp Bộ và Nhà nước. Rất nhiều sản phẩm từ nghiên cứu khoa học được ứng dụng
phục vụ trong đào tạo, điều trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, NCKH và điều trị.


Tuy nhiên nếu nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, hoạt động KH&CN ở Học viện
vẫn còn một số vấn đề cần được khắc phục. Chất lượng một số đề tài nghiên cứu khoa
học chưa cao, hàm lượng khoa học, trí tuệ của các đề tài khoa học đã được khẳng định,
nhưng giá trị ứng dụng thực tế còn hạn chế. Quá trình quản lý đã bộc lộ những khó khăn,
hạn chế, bất cập, dẫn đến chất lượng công tác quản lý chưa thật sự sâu sát, chưa thật sự
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của trình độ phát triển khoa học và công nghệ
của Học viện. Đặc biệt trong quản lý KH&CN còn gặp nhiều khó khăn, do hành lang
pháp lý là các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành chưa thống nhất, việc đổi mới cơ
chế quản lý còn chậm, tổ chức biên chế của cơ quan quản lý và cán bộ làm công tác quản
lý KH&CN chưa đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ. Để giải quyết những hạn chế, bất
cập trên chưa có tác giả nào nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Việc nghiên cứu các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y - dược học hy vọng sẽ
khắc phục được phần nào hạn chế trong công tác quản lý các đề tài, nhiệm vụ NCKH tại
HVQY.
Chính vì những lý do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đề xuất các giải pháp trong
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học Y - Dược học, làm luận
văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý khoa học và công nghệ. Mong muốn của tôi là áp
dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế công tác quản lý nghiên cứu khoa học của Học
viện đạt được hiệu quả hơn nữa.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng qui trình công tác quản lý KH&CN và
chất lượng sản phẩm các công trình NCKH vào trong công tác đào tạo và điều trị cũng
như chăm sóc sức khoẻ bộ đội và nhân dân trong lĩnh vực y - dược học của HVQY, nhằm
đề xuất một số các giải pháp hữu dụng nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản
lý NCKH vào trong hoạt động thực tiễn của Học viện. Vấn đề này cũng đã được một số
tác giả nghiên cứu nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ một lĩnh vực nhỏ chưa toàn diện.
Qua khảo sát các công trình NCKH thuộc lĩnh vực y - dược học, tác giả chỉ tìm thấy một
vài công trình hay bài báo khoa học tưởng như có liên quan đến đề tài này như đề tài “Đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ tuổi trẻ Học viện Quân y

trong lĩnh vực y - sinh học”, tác giả là ThS. Nguyễn Văn Dự, thực hiện năm 1999; nội dung
chủ yếu nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và các bác sĩ trẻ mới
ra trường, các sản phẩm là các sáng kiến, sáng chế mang tính mới áp dụng vào ngành Y –
sinh học. Tác giả đề xuất tới việc nâng cao hiều quả hoạt động nghiên cứu khoa học tuổi
trẻ HVQY; hoặc như đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước” của PGS.TS Nguyễn Văn Tài thực hiện năm 2002 với nội
dung nghiên cứu về phương hướng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng căn cứ lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp trong quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học Y - Dược học tại Học viện Quân y.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý, xây dựng,
tổ chức và thực
hiện
NCKH tại HVQY trong giai đoạn từ năm 2001 – 2009.
5. Mẫu khảo sát
Nghiên cứu trên các trường hợp là các CNBM – CNK, giảng viên, các bác sĩ, dược
sĩ, CBQL đang công tác, giảng dạy tại Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103 và Viện
Bỏng Quốc Gia.
6. Vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NCKH ở Học viện Quân y trong
lĩnh vực Y - Dược học?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NCKH trong lĩnh vực Y - Dược học tại
Học viện Quân y, nghiên cứu kiểm chứng các giả thuyết sau:
- Nâng cao quản lý việc xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thật sự thiết
thực, đúng hướng, hiệu quả.
- Nâng cao công tác quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ NCKH theo đúng qui

định của BQP và của Nhà nước.
- Kiện toàn lại cơ quan quản lý NCKH các cấp trong Học viện.
8. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài bằng các phương pháp sau.
a. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp tài liệu để thu thập thông tin.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là CNBM
– CNK, giảng viên, các bác sĩ, dược sĩ, CBQL.
c. Phương pháp tiếp cận thống kê
d. Phương pháp lập luận, so sánh, tư duy logic
9. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm: phần mở đầu; chương 1, 2 và 3; phần kết luận khuyến
nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục.
Nội dung chính của luận văn:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học tại HVQY,
làm rõ những khái niệm liên quan đến luận văn và những đặc điểm của hoạt động nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực y dược học và công tác quản lý nghiên cứu khoa học.
Chương 2: Chủ yếu nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng qui trình công
tác quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực
y
- dược học tại HVQY.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghiên cứu khoa
học lĩnh vực y - dược học tại HVQY.
References
1. Bộ KH&CN, Quản lý KH&CN, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.
2. Bộ KH&CN, Quản lý Nhà nước về KH&CN và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội 2000.
3. Bộ KH&CN, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, ban hành kèm theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 272/QĐ - TTg ngày 31/3/2003, Hà Nội
2003.
4. Bộ KH&CN, Các văn bản pháp quy, qui định về đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp

Nhà nước (Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25/5/2004).
5. Bộ KH&CN, Báo cáo tổng kết chương trình KH&CN phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng – Mã số KC.10, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006.
6. Bộ KH&CN, Trường nghiệp vụ quản lý KH&CN, Tài liệu học tập bồi dưỡng kiến thức kinh
tế - kỹ thuật, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2007.
7. BQP, Điều lệ công tác KH&CN Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà
Nội 2001.
8. BQP, Chiến lược phát triển KH&CN trong lĩnh vực quân sự quốc phòng từ năm 2010, định
hướng tới năm 2020, Hà Nội 2006.
9. BQP, Báo cáo tổng kết công tác KH,CN&MT năm 2001-2005, phương hướng nhiệm vụ
công tác KH,CN&MT giai đoạn 2006-2010, văn bản báo cáo số 58/BC ngày
9/3/2006.
10. Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công nghệ, Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-
BKHCN, ngày 7/05/2007 về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán
kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.
11. Bộ Y tế, Quyết định số: 779/QĐ-BYT ngày 7 tháng 3 năm 2008, về việc ban hành Hướng
dẫn thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
12. Bộ Y tế, Quyết định số: 2626/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy
chế tổ chức và hoạt động Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
13. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2001.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2006.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 1998.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IX), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2003.
17. Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết số 178/NQ-TVĐUQSTW lãnh đạo nhiệm vụ
KH&CN-MT giai đoạn 2001-2005, Hà Nội 2001.
18. Nguyễn Duy Bảo, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học, NXB Bưu Điện, Hà Nội, 2007.
19. Nguyễn Văn Dự đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Khoa học công nghệ tuổi
trẻ ở HVQY trong lĩnh vực y sinh học, Luận văn thạc sĩ, HVKTQS, Hà Nội, 2001.
20. Nguyễn Minh Đức, nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý khoa học và
công nghệ của Binh chủng Pháo binh, Luận văn thạc sĩ, HVKTQS, Hà Nội, 2001.
21. Nguyễn Chính Trung, Vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc trong Quân sự, NXB
QĐNN, Hà Nội, 2008.
22. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
1998.
23. HVQY, KÕ ho¹ch nhiÖm vô KH&CN-MT n¨m 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007,2008.
24. HVQY, Báo cáo kết quả hoạt động Khoc học công nghệ và Môi trường giai đoạn 2001-
2005.
25. HVQY. Báo cáo kết quả hoạt động Khoc học công nghệ và Môi trường năm 2001, 2002,
2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
26. HVQY, Kết quả hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ HVQY (1949 – 2004).
27. HVQY, HVQY (1949 - 2009) biên niên sự kiện, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2009
28. Luật KH&CN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001.
29. Thủ tướng Chính phủ, Đề án đổi mới cơ chế quản lý, quyết định số 171/2004/QĐ-
TTg ngày 28/9/2004.
30. Trường đại học y Hà Nôi, Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, NXB Y học, Hà Nội 2006.
31. Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Tinh hoa quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội 2002.

×