Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HOÁ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.36 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2013-2014
MƠN: HỐ 8
I. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Nêu định nghĩa của đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học?
Câu 2: Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí là gì? Viết các cơng thức chuyển đổi giữa
khối lượng và lượng chất, giữa lượng chất và thể tích chất khí?
Câu 4: Phát biểu định luật bảo tồn khối lượng. Viết công thức dạng tổng quát rút ra theo định
luật bảo toàn khối lượng.
Câu 5: Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức rút ra theo quy tắc hóa trị.
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Nguyên tố X có tổng số hạt dưới nguyên tử (proton, notron, electron) là 28, trong đó số
hạt khơng mang điện là 10. Tính số p và số e trong nguyên tử.
Bài 2: a. Hai nguyên tử Mg nặng gấp mấy lần nguyên tử oxi?
b. Biết 3 nguyên tử X nặng bằng 4 lần nguyên tử magie. Cho biết X là nguyên tử nào?
Bài 3: Lập cơng thức hố học và tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố có
trong hợp chất gồm: K(I), Mg(II), Zn(II), Fe(III) lần lượt liên kết với:
a. Nhóm (NO3) có hố trị (I). b. Nhóm (PO4) có hố trị (III). c. Nhóm (OH) có hố trị (I)
Bài 4: Hãy sửa lại cho đúng các công thức hố học sai trong các cơng thức hố học sau:
AlCl4, CuOH, Na(OH)2, Ba2O, Zn2(SO4)3, CaNO3.
Bài 5: Lập PTHH từ các sơ đồ phản ứng sau:
a. Na + O2 ---> Na2O
g. BaCl2 + Na2SO4 ---> BaSO4 + NaCl
b. Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
h. Al2O3 + H2SO4---> Al2(SO4)3 + H2O
c. K2O + H2O ---> KOH
i. CaCl2 + K2CO3 ---> CaCO4 + KCl
d. NaOH + CuSO4 ---> Cu(OH)2 + Na2SO4
k. Al + FeCl2 ---> AlCl3 + Fe


e. AgNO3 + K2SO4 ---> Ag2SO4 + KNO3
l. CuO + HNO3 ---> Cu(NO3)2 + H2O
f. H2 + O2 ---> H2O
m. Fe3O4 + HCl ---> FeCl2 + FeCl3 + H2O
Bài 6: Cho 222g canxi hiđroxit Ca(OH)2 tác dụng hoàn toàn với 325g sắt (III) clorua FeCl3. Sau
phản ứng thu được 214g sắt (III) hiđroxit Fe(OH)3 và xg canxi clorua CaCl2.
a. Lập PTHH.
b. Tính khối lượng CaCl2 tạo thành sau phản ứng.
Bài 7: Cho 10,2g nhôm oxit Al2O3 tác dụng hoàn toàn với xg axit clohiđric HCl. Sau phản ứng
thu được 26,7g muối nhôm clorua AlCl3 và 5,4 gam nước.
a. Lập PTHH.
b. Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng.
c. Tính số mol muối nhơm clorua thu được sau phản ứng.
Bài 8: Một muối vô cơ A có chứa Fe, S, O có thành phần % các ngun tố: 28% Fe, 48% O,
24% S. Tìm cơng thức hố học của A.
Bài 9: 200g khí oxi và 200g khí cacbon đioxit CO2, cả hai khí đều ở điều kiện 00C và 1atm
(đktc). Nếu trộn hai khối lượng khí trên với nhau (khơng xảy ra phản ứng ) thì hỗn hợp khí thu
được có thể tích là bao nhiêu?
Giáo viên: Phạm Thị Thìn


Bài 10: Hãy tính.
a. Số mol của : 14g Fe, 20g Ca, 25g CaCO3, 4g NaOH, 1,5.1023phân tử H2O
b. Khối lượng của: 0,25mol ZnSO4, 0,2 mol AlCl3, 0,3 mol Cu; 0,15 mol Ca(OH)2; 0,35mol
Fe2(SO4)3.
c. Thể tích của các chất khí ở đktc: 0,2mol CO2; 0,15mol Cl2; 0,3mol SO2; 0,5mol CH4.
Bài 11: Tính khối lượng mol của các chất khí có tỉ khối so với khí hiđro là: 16; 8; 14; 35,5; 22.

Giáo viên: Phạm Thị Thìn




×