Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Tài liệu Giải pháp bán tự động dịch vụ 116 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.9 KB, 156 trang )

 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Mục lục
Mục Lục 1
Đặt vấn đề 4
PHẦN MỘT : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO 116 6
I. Thực trạng của dịch vụ 116 6
II. Giải pháp bán tự động dịch vụ 116 10
1. Các chức năng của ứng dụng 12
2. Giao tiếp qua điện thoại 12
3. Truy tìm dữ liệu trên mạng máy tính 13
4. Phát âm 13
III. Sơ đồ chức năng của chương trình xử lý 13
IV. Kết luận 16
PHẦN HAI : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 17
CHƯƠNG 1 : GIAO TIẾP QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI 18
I. Giới thiệu 19
II. Mạng điện thoại 19
1.Tổng đài điện thoại 19
1.1 Định nghĩa 19
1.2Các lớp tổng đài điện thoại 19
1.3Phân loại tổng đài 20
2.Tổng đài PABX 21
3.Máy điện thoại 21
3.1Nguyên tắc cấu tạo máy điện thoại 21
3.2Chức năng chung của máy điện thoại 22
3.3Phân loại các kiểu máy điện thoại 23
3.4Các kiểu mạch của máy điện thoại 23
3.5Yêu cầu về mạch điện của máy điện thoại 24
3.6Các thông số của máy điện thoại 24
3.7Tín hiệu giữa thuê bao và tổng đài 24
4.Dialogic Card 27


4.1Mô tả card Dialogic/4 27
4.2Các mô hình lập trình cho card Dialogic/4 34
4.3Giao diện lập trình ứng dụng (API) 43
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TRUY XUẤT CƠ SỞ DỮ LIỆU 49
I. TỔNG QUAN VỀ TRUY XUẤT CƠ SỞ DỮ LIỆU 50
1.Cơ sở dữ liệu là gì ? 50
2.Các mô hình cơ sở dữ liệu 50
2.1Mô hình CSDL phẳng 50
2.2Mô hình CSDL quan hệ 50
3.Cách truy xuất CSDL 51
4.Chọn phương pháp truy xuất CSDL 52
II. TRUY XUẤT LIỆU DÙNG ODBC 52
1.Giới thiệu về ODBC 52
2.Kiến trúc của ODBC 52
3.Cấu hình một ODBC data source 56
4.Hướng dẫn gọi các hàm ODBC 57
5.Các bước ứng dụng căn bản 58
CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG NÓI VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ÂM 60
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 1
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
I. SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG NÓI 60
1.Đặc tính chung của tiếng nói 60
2.Cách thức tổng hợp tiếng nói dùng trong Text-To-Speech 62
3.Tại sao sử dụng Text-To-Speech 63
4.Những lý do cho việc thực thi Text-To-Speech 63
5.Những ứng dụng tìm năng ủa3 Text-To-Speech 64
6.Hạn chế của Text-To-Speech 65
II. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC TIẾNG VIỆT 66
1.Các đặc tính cơ bản của Tiếng Việt 66

2.Hệ thống ngữ âm Tiếng Việt 66
2.1Khái niệm 66
2.2Cấu trúc âm Tiếng Việt 66
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, TIÊU CHUẨN TỔNG HỢP
TIẾNG NÓI TRONG HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT 69
1.Nguyên nhân cần phải tổng hợp tiếng nói 69
2.Các tiêu chuẩn cần thỏa mãn khi tổng hợp tiếng nói 69
3.Các phương pháp tổng hợp âm cho Tiếng Việt 70
3.1Ghép từng từ đơn 70
3.2Ghép âm theo các âm tiết cơ bản nhất 71
3.3Ghép âm từ hai âm loại 1 71
3.4Ghép âm từ hai âm loại 2 75
IV. SƠ LƯỢC VỀ CÁC DẠNG FILE ÂM THANH
DÙNG TRONG CARD DIALOGIC 76
1.Cấu trúc Wave file 76
2.Đọc RIFF files 80
PHẦN BA : THIẾT KẾ HỆ THỐNG 85
CHƯƠNG 1. MODULE GIAO TIẾP 87
1.Hoạt động giao tiếp 88
2.Chọn lựa mô hình lập trình 88
3.Máy trạng thái 89
CHƯƠNG 2. MODULE TRUY XUẤT DỮ LIỆU 93
I. GIỚI THIỆU CÁC LỚP MFC ODBC 9
1.Giới thiệu lớp Cdatabase 94
2.Giới thiệu lớp CrecordSet 94
II. GIỚI THIỆU VỀ SQL 95
III. TRUY XUẤT DATABASEE BẰNG MFC ODBC 97
1.Nếu các quan hệ của Database
đã biết trước tại thời điểm lập trình 97
2.Làm việc với các Database không được xác định trước 100

IV. SƠ LƯỢC VỀ CSDL DÙNG TRONG ĐÀI 116, 102
V. HOẠT ĐỘNG CỦA PHẦN TRUY XUẤT DỮ LIỆU 103
CHƯƠNG 3. MODULE TỔNG HỢP ÂM 105
1. Chức năng 106
2.Chọn phương pháp tổng hợp âm 106
3.Các bước chuẩn bị 106
4.Tổ chức lưu trữ dữ liệu âm thanh và
hiện thực tổng hợp âm 106
4.1Chỉ lưu trữ dữ liệu âm 106
4.2Để riêng lẻ từng file wave 109
5.Chọn phương pháp lưu trữ tạo âm 109
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 2
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
VẬN HÀNH ĐÁNH GIÁ HỆ.THỐNG 110
Giao diện chương trình 111
Vận hành chương trình 112
Đánh gía hệ thống 113
Kết luận 114
CHƯƠNG TRÌNH NGUỒN 115
Trong thời đại thông tin như hiện nay, việc trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin
ngày càng nhiều. Con người có thể trao đổi, thu thập thông tin qua thư từ, sách báo, đài, tivi,
và hiện nay mọi người có thể chủ động hơn qua mạng điện thoại, Internet. Các ứng dụng
trên Internet là rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau, có thể bao gồm âm thanh, hình ảnh
tĩnh hay động.Tuy nhiên, để sử dụng nó không phải bất kỳ nơi đâu, lúc nào cũng có thể
dùng được.Tận dụng hạ tầng cơ sở có sẵn trong hệ thống thông tin liên lạc qua mạng điện
thoại, chúng ta có thể phát triển một số ứng dụng mà cho phép người sử dụng có thể khai
thác thông tin chỉ qua máy điện thoại nối với mạng điện thoại. Các loại dịch vụ trao đổi qua
mạng điện thoại thường được thực hiện giữa người và người như 1080, 116
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các dịch vụ đó ngày càng cao đặt ra cho chúng ta một vấn
đề : làm sao đáp ứng được nhu cầu đó mà. Có hai cách giải quyết:

 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 3
Đ Ặ T VẤ N Đ Ề
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
∗ Thứ nhất : tăng cường thêm điện thoại và điện thoại viên nhằm đảm bảo các cuộc
gọi của khách hàng đến dịch vụ không bị quá tải.
∗ Thứ hai : chuyển sang hướng tự động các dịch vụ thông tin đó dựa trên máy tính.
Cả hai cách giải quyết này đều phải dùng lại cơ sở hạ tầng để đảm bảo chi phí cải
tạo dịch vụ là thấp nhất. Tuy nhiên, cách thứ nhất tốn kém chí phí hơn :bao gồm phí lắp đặt
điện thoại, chi phí tuyển điện thoại viên, lương bổng hàng tháng cho điện thoại viên. Trong
khi cách thứ hai chỉ cần một máy tính sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin có sẵn, một phần cứng
chuyên dụng, và một phần mềm quản lý.
Việc lựa chọn cách giải quyết nào tùy thuôc vào tình hình cụ thể cơ sơ hạ tầng của
từng dịch vụ và hướng phát triển của dịch vụ đó. Mặt khác, bản thân người làm kỹ thuật
cũng phải cân nhắc về hiệu quả của giải pháp (chi phi xây dựng, vận hành, bảo trì) và khả
năng phát triển của giải pháp theo sự mở rộng của dịch vụ.
Vấn đề lớn đặt ra ở đây được cụ thể hóa vào dịch vụ 116 của bưu diện thành phố.
Dịch vụ 116 có chức năng giải đáp số điện thoại từ tên và địa chỉ thuê bao và ngược
lại, từ tên và địa chỉ thuê bao, cho người gọi biết được số điện thoại của chủ thuê bao đó.
Dịch vụ này hiện nay đang quá tải vì số cuộc gọi yêu cầu giải đáp thông tin ngày càng
nhiều.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 4
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm

 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 5
PHẦN MỘT
TH
TH


C TR

C TR


NG VÀ GI
NG VÀ GI


I
I
PHÁP CHO
PHÁP CHO
H
H


TH
TH


NG 116
NG 116
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
I. THỰC TRẠNG CỦA DỊCH VỤ 116 :
Hiện nay, mọi thông tin giải đáp cho người gọi đều được thực hiện thông qua Điện
thoại viên. Mỗi Điện thoại viên có một máy điện thoại và một máy tính, thông qua máy điện
thoại Điện thoại viên có thể giao tiếp với người gọi, thông qua máy tính Điện thoại viên có
thể truy xuất dữ trên mạng tùy theo yêu cầu của người gọi. Ơ đây, Điện thoại viên đóng vai
trò trung gian trong việc chuyển tiếp dữ liệu từ máy tính lên mạng điện thoại đến với người
gọi.
Các thành phần trong dịch vụ 116 :

 Database server: chứa dữ liệu và gởi trả dữ liệu khi có yêu cầu.
 Hub.
 Máy tính: được dùng bởi Điện thoại viên để truy xuất dữ liệu.
 Máy điện thoại: được dùng bởi Điện thoại viên để giao tiếp với người gọi.
 ACD (Automatically Call Distribution) : phân phối các cuộc gọi tự động đến
các Điện thoại viên.
Sơ đồ mạng 116 chưa bán tự động.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 6
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Để cải tạo dịch vụ, ta có hai cách giải quyết đã nêu trong phần đặt vấn đề. Giải pháp tự
động hóa dịch vụ 116 là giải pháp được ưu tiên lên hàng đầu vì tính khả thi, và sự hiệu quả
của nó về mặt kinh tế cũng như về mặt kỹ thuật.
Việc tự động hóa dịch vụ 116 thực chất là việc thực hiện quá trình trao đổi giữa người
và máy. Ơ đây người sử dụng chỉ trao đổi thông qua máy điện thoại. Do việc trao trực tiếp
qua giọng nói với con người là rất khó khăn, không thể thực hiện được ở đây. Vì vậy thông
tin mà người sử dụng cung cấp cho máy chỉ qua các phím trên máy điện thoại. Do số lượng
phím trên máy điện thoại có giới hạn, thông tin cung cấp cho máy chỉ gói gọn ở việc nhập vào
số điện thoại cùng một số tổ quy định trước cho một số chức năng nào đó.
Do vậy, việc tự động hóa dịch vụ 116 chỉ dừng lại ở mức độ bán tự động. Máy chỉ
nhận biết và chuyển đổi thông tin từ số điện thoại sang tên và địa chỉ thuê bao do người gọi
nhập vào; còn việc chuyển đổi ngược lại được tự động kết nối sang Điện thoại viên để thực
hiện.
II. GIẢI PHÁP BÁN TỰ ĐỘNG DỊCH VỤ 116 .
Khi đã được bán tự động, vai trò của các Điện thoại viên được giảm bớt một nửa, chỉ
các cuộc gọi yêu cầu cho biết số điện thoại được chuyển đến Điện thoại viên, các thao tác
thực hiện của Điện thoại viên y như là chưa bán tự đông. Còn các cuộc gọi yêu cầu về địa chỉ
thì được xử lý tự động, lúc này quá trình trao đổi được thực hiện giữa người và máy. Nói cách
khác, các thiết bị và chương trình xử lý ở đây đóng vai trò của một Điện thoại viên.
Để thực hiện quá trình chuyển kết nối giữa người gọi với chương trình xử lý tự động
và Điện thoại viên có hai cách để thực hiện. Thứ nhất, quá trình này do chương trình xử lý tự

động xử lý theo yêu cầu của người gọi, nghĩa là sau khi giao tiếp với chương trình xử lý, nếu
người gọi có nhu cầu trao đổi với Điện thoại viên thì chương trình sẽ kết nối với Điện thoại
viên. Thứ hai, quá trình này được xác định ngay từ đầu. Khi khách hàng gọi vào 116 thì sẽ
được yêu cầu chọn một trong hai chức năng của đài 116. Nếu có yêu cầu về tên và địa chỉ của
thuê bao thì sẽ được chương trình xử lý giải quyết, nếu có yêu cầu về số điện thoại thì sẽ
chuyển qua trao đổi với Điện thoại viên. Trong trường hợp thứ hai này chương trình xử lý coi
như nhận các cuộc gọi gọi vào một số điện thoại cố định, việc chuyển đổi cuộc gọi như thế
nào chương trình không quan t âm.
Tùy theo cách đưa chức năng kết nối với Điện thoại viên vào trong hay ngoài chương
trình xử lý mà ứng dụng của ta thêm hay bớt chức năng. Nếu đưa ra ngoài thì chương trình
đơn giản hơn và về mặt ứng dụng trong thực tế thì nó phù hợp hơn. Lúc này, có thể xem đây
là một dịch vụ có một chức năng độc lập, chỉ cung cấp thông tin về tên và địa chỉ của các thuê
bao và có thể gán cho dịch vụ này một số điện thoại nào đó. Cách thực hiện này phân định rõ
chức năng của các dịch vụ có thể giúp cho người gọi sử dụng dễ dàng đồng thời quản lý các
dịch vụ được dễ dàng. Còn nếu đưa kết nối vào bên trong thì sẽ gộp hai chức năng lại trong
một chương trình, lúc này có sự kết hợp giữa làm bằng tay và làm bằng máy cho nên quá trình
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 7
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
quản lý dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tùy theo cách chọn mà chương trình có thêm
chức năng, còn các chức năng cơ bản thì vẫn không đổi.
Các thành phần trong dịch vụ 116 khi đã được bán tự động:
 Các thành phần khi chưa bán tự động.
 Máy tính và một Card chuyên dụng để xử lý tự động.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 8
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Sơ đồ mạng 116 bán tự động (xử lý kết nối bên ngoài)
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 9
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Sơ đồ 116 đã bán tự động (xử lý kết nối bên trong)
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 10

 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Khi đã được bán tự động, phần chương trình xử lý bán tự động hoạt động giống như
một Điện thoại viên.
Hoạt động của Điện thoại viên:
 Điện thoại viên chờ các cuộc gọi.
 Điện thoại viên nhấc máy điện thoại khi có một cuộc gọi đến.
 Chào hỏi.
 Lắng nghe yêu cầu của người gọi.
 Điện thoại viên truy tìm dữ liệu trên mạng thông qua máy tính.
 Đọc kết quả trả lời cho người gọi.
 Quá trình trao đổi lặp lại từ bước 3 đến bước 6.
 Khi quá trình trao đổi kết thúc, Điện thoại viên gác máy và quay lại bước
ban đầu.
Vì quá hoạt động của chương trình xử lý giống như quá trình hoạt động của Điện
thoại viên, nên chương trình xử lý phải có các chức năng để thực hiện các thao tác mà bản
thân Điện thoại viên thực hiện và Điện thoại viên dùng để thực hiện như giao tiếp, phát âm,
truy tìm dữ liệu.
1. Các Chức Năng Của Ưng Dụng:
Để thay thế được Điện thoại viên, chương trình xử lý phải thực hiện được 3 nhóm
chức năng chính sau:
 Giao tiếp qua mạng điện thoại.
 Truy tìm dữ liệu.
 Phát âm.
Sự kết hợp của 3 nhóm chức năng trên lại với nhau sẽ tạo nên một “Điện thoại viên
ảo”.
2. Giao Tiếp Qua Điện Thoại
Có nhiệm vụ quản lý các cuộc gọi, xử lý các sự kiện khác nhau xảy ra mạng điện
thoại, gởi/nhận thông tin trao đổi giữa người gọi và chương trình xử lý.
Do máy tính không thể kết nối trực tiếp với mạng điện thoại qua các cổng song song
hay nối tiếp mà phải qua Modem hay một thiết bị trung gian nào đó có thể kết nối máy tính

với mạng điện thoại. Vì vậy, muốn giao tiếp trực tiếp với mạng điện thoại ta phải dùng thêm
một bộ phận trung gian nào đó. Công ty Dialogic có sản xuất một số Card chuyên dùng cho
các ứng dụng trong hệ thống Máy tính điện thoại (Telephony Computer) rất phù hợp với
yêu cầu của ứng dụng này. Do vậy, ở đây ta sẽ sử dụng một trong các Card do công ty
Dialogic sản xuất (Dialogic Card) để làm trung gian thực hiện quá trình giao tiếp này.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 11
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Như vậy, Dialogic Card đóng vai trò hết sức quan trọng trong ứng dụng này, các
chức năng mà Dialogic Card hỗ trợ nhiều hay ít sẽ làm cho quá trình giao tiếp trong ứng
dụng của ta thuận tiện hay khó khăn. Và chương trình giao tiếp sẽ dựa vào các chức năng
của nó, qua đó thực hiện quá trình giao tiếp.
3. Truy Tìm Dữ Liệu Trên Mạng Máy Tính:
Toàn bộ thông tin về các thuê bao được chứa trong một cơ sở dữ liệu và được đặt
trên một máy chủ (Database Server). Tất cả các thông tin mà chương trình xử lý cần đều
nằm trên Databae Server. Để đáp ứng yêu cầu của người gọi, Chương trình xử lý dựa vào
các thông tin mà người gọi cung cấp, tìm kiếm thông tin trên Database Server. Như vậy,
Chương trình xử lý đóng vai trò của một Client giao tiếp với Database Server thực hiện quá
trình gởi/nhận dữ liệu để lấy thông tin cần thiết. Và thông tin lấy được ở đây là ở dạng chữ
(text).
4. Phát Am:
Vì đây là một quá trình giao tiếp giữa người và máy qua mạng điện thoại, con người
chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng âm thanh, cụ thề theo ở đây là tiếng Việt. Do đó, một khi
đã có được thông tin ở dạng chữ (text) trong quá trình tìm kiếm thông tin ở trên, cần phải
chuyển đổi sang dạng âm thanh tương ứng để cho người gọi hiểu được.
Tóm lại, chức năng chính ở đây là làm sao chuyển từ dạng chữ viết sang dạng tiếng
nói tương ứng với chữ viết đó (Text to Speech).
III. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ:
Sơ đồ bao gồm 3 khối chính : “giao tiếp” , “tìm kiếm nội dung” và “tìm kiếm dữ liệu
âm”. Mỗi khối mang một chức năng riêng, độc lập với các khối khác. Ba khối này mang ba
chức năng như đã phân tích ở trên, trong đó khối “giao tiếp” gọi hai khối còn lại để thực

hiện các yêu cầu. Tùy theo chức năng kết nối qua Điện thoại viên được đưa vào bên trong
hay bên ngoài chương trình xử lý mà quá trình hoạt động của chương trình có sự thay đổi.
Hoạt động của Chương trình xử lý theo sơ đồ chức năng khi sự kết nối được đưa vào
bên trong:
 Khối “giao tiếp” thực hiện chức năng giao tiếp giữa người và máy. K hi có
cuộc gọi vào, khối này phát ra yêu cầu chọn loại thông tin nào cần lấy, khi người gọi chọn
một trong hai, chương trình kiểm tra sự chọn lựa.
 Nếu là yêu cầu tìm số điện thoại, Chương trình xử lý tự động chuyển cuộc gọi
đến Điện thoại viên, Chương trình xử lý chỉ giám sát cuộc gọi, nếu vào thời điểm này người
gọi có yêu cầu về địa chỉ, thì Chương trình xử lý ngắt cuộc gọi này và chuyển sang chế độ
xử lý tự động.
 Nếu là yêu cầu tìm địa chỉ, Chương trình xử lý yêu cầu người gọi nhập số điện
thoại qua các phím trên máy điện thoại, khi người gọi nhập xong, nó lấy số điện thoại này
gởi cho khối “tìm kiếm”.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 12
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
 Khi khối “tìm kiếm” nhận được số điện thoại, nó lập tức tìm kiếm các thông tin
có liên quan đến chủ thuê bao của số điện thoại này, nó thiết lập cầu nối đến Database
Server để nhận dữ liệu về. Một khi đã có chuỗi thông tin này nó liền gởi ngay cho khối “tìm
kiếm dữ liệu âm” và tiếp chờ số điện thoại khác do khối “giao tiếp” gởi đến.
 Một khi có được chuỗi thông tin do “tìm kiếm” gởi đến, qua thư viện âm có sẵn,
khối này sẽ chuyển nội dung của thông tin này sang dạng âm với một cơ chế nào đó. Sau đó
khối “tìm kiếm dữ liệu âm” sẽ chuyển toàn bộ thông tin dạng âm này cho khối “giao tiếp”.
 Cuối cùng, khi đã có dữ liệu âm, khối “giao tiếp” sẽ phát nó lên mạng điện thoại
đến với nguời nghe, kết thúc một chu trình xử lý.
Bên cạnh các khối chính này, còn có các khối phụ khác phục vụ cho 3 khối chính
này. Các khối con nào hỗ trợ cho khối chính nào thì ta bỏ luôn vào khối chính đó và cuối
cùng chỉ tạo nên 3 nhóm chính.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 13
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm

Bảng Phần 1 III
(sơ đồ khối chức năng xử lý kết nối bên trong)
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 14
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Hoạt động của Chương trình xử lý theo sơ đồ chức năng khi sự kết nối được đưa ra bên ngoài:
 ở đây chỉ có khối “giao tiếp” là thay đổi. Tuy nhiên các chức năng của nó không
có gì thay đổi ngoài trừ việc phát ra thông báo yêu cầu khách hàng có trao đổi với
Điện thoại viên hay không và thực hiện kết nối nếu có.

 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 15
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Bảng Phần 1 III
(xử lý bên ngoài)
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 16
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
IV. KẾT LUẬN
Từ quá trình phân tích Chương trình xử lý ở mức toàn cục như trên, ta phân chia
toàn bộ chương trình thành 3 Module chính : Giao tiếp qua mạng điện thoại, Truy xuất dữ
liệu qua mạng cục bộ và Phát âm.
− Giao tiếp qua mạng điện thoại : thực hiện toàn bộ quá trình giao tiếp với người gọi
trên mạng điện thoại; nhận yêu cầu của người gọi và thông báo kết quả cho người gọi; có
hoặc không tự động chuyển cuộc gọi đến Điện thoại viên khi cần thiết và trả về cho quá
trình xử lý tự động khi có yêu cầu.
− Truy xuất dữ liệu qua mạng cuc bộ: thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin có liên
quan đến chủ thuê bao của số điện thoại từ số điện thoại đó đặt trên Database Server thông
qua một mạng cục bộ.
− Phát âm: chuyển đổi dữ liệu từ dạng chữ (Tiếng việt) sang dạng âm(Tiếng việt ứng
với các chữ đó).
Trong 3 module trên, module “Giao tiếp qua mạng điện thoại” nhận yêu cầu từ
người gọi và sẽ gọi 2 module còn lại để cuối cùng có được dữ liệu dạng âm và phát lên

mạng điện thoại, trả lời cho người gọi.
Một trong những điều thuận tiện trong việc phân chia các module trên là tính độc lập
của các module. Mỗi module sẽ thực hiện một chức năng riêng biệt có thể hiện thực một
cách độc lập với nhau. Mỗi module sẽ có một đầu vào và một đầu ra, trong đó module chính
là “Giao tiếp qua mạng điện thoại” sẽ gọi hai module còn lại để thực hiện quá trình xử lý
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 17
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 18
PHẦN HAI
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 19
GIAO TI
GIAO TI


P QUA
P QUA
M
M


NG
NG
Đ
Đ
I
I



N THO
N THO


I
I
CHƯƠNG 1
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
I. GIỚI THIỆU:
Ơ chương trước, ta đã phân tích chương trình ra các module khác nhau, trong
chương này ta tìm hiểu các nội dung có liên quan đến module thứ nhất – “Giao tiếp qua
mạng điện thoại”. Một trong các thành phần phần cứng quan trọng có liên quan là Dialogic
Card. Loại Card bao gồm nhiều loại, mỗi loại có các chức năng khác nhau, có thể hỗ trợ cho
nhiều loại ứng dụng khác nhau, nhưng nói chung bao gồm một số đặc điểm như sau: kết nối
trực tiếp đến đường dây điện thoại, tự động trả lời các cuộc gọi đến, gọi các cuộc gọi đi…
Nó có thể cài đặt trên máy PC XT/AT (ISA/PCI bus), chạy trên môi trường MS-DOS,
Windows NT/ 95, OS/2 và UNIX.
Mỗi loại Card bao gồm một số kênh khác nhau và mỗi kênh được kết nối với 1 line
điện thoại nhất định. Trong chương này ta tìm hiểu họ D/4xxx gồm 4 kênh (có thể mở rộng
cho nhiều kênh bằng cách sử dụng nhiều board), hoạt động đồng thời cho 4 line điện thoại
trên mạng điện thoại analog, cài đặt trên máy PC chạy trên hệ điều hành Windows NT.
II. MẠNG ĐIỆN THOẠI :
Một mạng điện thoại là một mạng bao gồm các loại tổng đài điện thoại (CO –
Central Office) khác nhau và các thuê bao nối kết với nhau.
1. Tổng Đài Điện Thoại :
1.1. Định nghĩa:
Tổng đài điện thoại là một hệ thống chuyển mạch, nó có nhiệm vụ kết nối các cuộc
liên lạc từ thiết bị đầu cuối chủ gọi (calling side) đến thiết bị đầu cuối được gọi (called side).
1.2. Các lớp tổng đài điện thoại:

Người gọi có thể gọi đến các máy điện thoại trên các khu vực khác nhau, do đó cần
có hệ thống chuyển mạch tương ứng với các khu vực khác nhau để giảm bớt chi phí. Cho
nên người ta lập nên các tổng đài ứng với các lớp khác nhau 5, 4, 3, 2, 1 đặt tương ứng ở các
trung tâm khác nhau trung tâm chuyển tiếp đầu cuối, trung tâm đường dài, trung tâm cấp
một, trung tâm vùng, trung tâm miền.
Trung tâm chuyển tiếp đầu cuối là nơi các thuê bao nối kết trực tiếp đến qua một sợi
dây xoắn đôi thường được gọi là đường dây thuê bao. Khi một thuê bao gọi cho một thuê
bao khác. Nếu thuê bao được gọi cùng kết nối trong cùng một trung tâm chuyển tiếp đầu
cuối thì trung tâm này tự động kết nối các máy này lại với nhau. Nếu thuê bao được gọi
không ở trung tâm này thì nó sẽ nhờ các trung tâm khác ở các mức cao hơn chuyển mạch
giúp.
Các trung tâm chuyển tiếp ở các mức độ khác nhau sẽ kết nối các thuê bao ở các
vùng xa gần khác nhau. Ngoài ra người ta còn dùng các trung kế để giảm tải khi lưu lượng
cuộc gọi lên cao.
1.3. Phân loại tổng đài:
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 20
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
Có hai tiêu chẩn để phân loại tổng đài : theo công nghệ chế tạo và theo cấu trúc
mạng điện thoại.
Theo công nghệ chế tạo, ta có tổng đài nhân công và tổng đài tự động. Trong tổng
đài nhân công, công việc kết nối được thực hiện bởi Điện thoại viên. Trong tổng đài tự
động, việc chuyển mạch được thực hiện một cách tự động. Dù là nhân công hay tự động, hai
loại tổng đài này đều phải thực hiện các chức năng như sau:
 Nhận biết nhu cầu gọi của thuê bao gọi, đồng thời định vị được thuê bao gọi.
 Trực tiếp rung chuông cho thuê bao được gọi.
 Trong trường hợp thuê bao được gọi bận, phát tín hiệu trả lời cho thuê bao gọi
biết.
 Khi thuê bao được gọi nhấc máy, cho phép hai thuê bao thông thoại, và thực hiện
công việc giám sát.
 Nếu một trong hai thuê bao gác máy, cắt thông thoại, báo cho thuê bao còn lại

biết cuộc đàm thoại đã chấm dứt.
Theo cấu trúc mạng điện thoại, ta có thể phân theo 5 loại như sau:
 Tổng đài cơ quan PABX (Private Automatic Branch Exchange): được sử dụng
trong các cơ quan, khách sạn và chỉ sử dụng các trung kế C.O line.
 Tổng đài nông thôn RE (Rural Exchange): được sử dụng ở các xã, khu dân cư
đông, chợ… và có thể sử dụng các loại trung kế.
 Tổng đài nội hạt LE (Local Exchange): Được đặt ở trung tâm huyện tỉnh và sử
dụng tất cả các loại trung kế.
 Tổng đài đường dài TE (Toll Exchange): Dùng để kết nối các tổng đài nội hạt ở
các tỉnh với nhau, chuyển mạch các cuộc gọi đường dài trong nước không có
mạch thuê bao.
 Tổng đài cửa ngõ quốc tế (GateWay Exchange): Tổng đài này được dùng chọn
hướng và chuyển mạch cuộc gọi vào mạng quốc tế. Để nối các mạng quốc gia
với nhau.
2. Tổng Đài PABX :
PABX là loại tổng đài chuyển mạch tự động có đặc tính cơ bản của một tổng đài
điện thoại là khả năng xử lý nối kết điện đàm. Freeman đưa ra 8 chức năng cho việc xử lý
một cuộc gọi điện thoại:
 Nối kết (interconnection)
 Điều khiển (control)
 Phục vụ (attending)
 Kiểm tra bận (busy testing)
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 21
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
 Báo động (alarming)
 Nhận thông tin (information receiving)
 Truyền thông tin (information transmitting)
 Giám sát (supervisory)
3. Máy Điện Thoại :
3.1. Nguyên tắc cấu tạo máy điện thoại :

Máy điện thoại là thiết bị đầu cuối của hệ thống điện thoại, nó được lắp đặt tại đơn
vị thuê bao để hai người ở xa liên lạc với nhau. Hiện nay tuy có nhiều kiểu loại điey76n
thoại nhưng mỗi loại đều phải có những phần chính như sau:
− Phần chuyển đổi mạch điện: Phần này gồm hệ thống lá mía tiếp điểm và các cơ
kiện phụ có nhiệm vụ đóng mở mạch điện khi có yêu cầu gọi.
− Phần thu phát tín hiệu gọi: Phần chính là mạch gởi số và chuông. Chuông có nhiệm
vụ biến dòng tín hiệu gọi thành tín hiệu gọi.
− Phần thu phát thoại: Gồm hai bộ phận chính là ống nói và ống nghe. Ống nói có
nhiệm vụ biến đổi những tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện và ống nghe thì biến đổi tín
hiệu điện thành tín hiệu âm thanh. Cả hai được lắp đặt chung trong một tổ hợp.
3.2. Chức năng chung của máy điện thoại :
Đối với một máy điện thoại, từ loại nhân công cổ điển đến loại tự động điện tử hiện
đại đều phải thực hiện được các chức năng cơ bản sau:
− Báo hiệu cho người sử dụng điện thoại biết là hệ thống tổng đài đã sẵn sàng hay
chưa sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi. Chức năng này thể hiện ở chỗ phải báo cho người sử dụng
điện thoại bằng âm hiệu mời quay số hay âm hiệu báo bận.
− Phải gởi được mã số của thuê bao bị gọi vào tổng đài. Điều này được thực hiện
bằng cách quay số hay nhấn phím.
− Chỉ dẫn cho người sử dụng biết tình trạng diễn biến kết nối bằng các âm hiệu hồi
âm chuông hoặc báo bận.
− Báo hiệu cho người sử dụng biết thuê bao đang bị gọi, thường là bằng tiếng chuông.
− Chuyển đổi tiếng nói thành tín hiệu điện truyền đi đến đối phương và chuyển tín
hiệu điện từ đối phương đến thành tiếng nói.
− Có khả năng báo cho tổng đài khi thuê bao gác máy.
− Chống tiếng gọi lại, tiếng keng, click khi phát xung quay số.
− Ngoài ra người ta còn chú ý đến tính năng tự động điều chỉnh mức âm thanh nghe,
nói. tự động điều chỉnh nguồn nuôi, phối hợp trở kháng với đường dây. Chức năng này
trước kia chưa được chú ý lắm, vì vậy trong thực tế thường xảy ra tình trạng nếu đường dây
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 22
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm

thuê bao ngắn, máy nói nghe lớn và ngược lại. Máy ấn phím được chế tạo các bộ phận nghe
nói mà hệ số khuếch đại có thể thay đổi tỷ lệ nghịch với chiều dài đường dây.
Ngoài các chức năng cơ bản kể trên, người ta còn chế tạo những máy điện thoại có
khả năng thực hiện được một số chức năng khác như:
− Gọi bằng số rút gọn.
− Nhớ số thuê bao đặc biệt.
− Gọi lại tự động: khi gọi một thuê bao nào đó mà thuê bao này bị bận, ta có thể đặt
máy trong khi đó số của thuê bao vừa gọi đã được lưu trữ trong bộ nhớ của máy điện thoại.
Sau đó ta ấn một nút tương ứng là số điện thoại vừa gọi này cũng được tự động phát đi, khi
thuê bao rỗi thì máy tự động reo chuông cả hai phía….
3.3. Phân loại các kiểu máy điện thoại :
3.3.1. Phân loại theo phương pháp tiếp dây:
∗ Máy điện thoại nhân công: Liên lạc qua tổng đài nhân công, gồm có hai loại:
 Máy điện thoại từ thạch: nguồn cung cấp để đàm thoại và để gọi chuông đều
được trang bị tại từng máy lẽ, nguồn đàm thoại thường dùng pin, nguồn gọi
chuông là máy phát điện magnéto.
 Máy điện thoại cộng điện: Nguồn cung cấp để đàm thoại và để gọi chuông
đều đặt tại tổng đài, sử dụng nguồn một chiều 24V
∗ Máy điện thoại tự động:
 Liên lạc với nhau qua tổng đài tự động bằng cách quay số hoặc ấn phím gởi
số.
 Nguồn cung cấp để đàm thoại là nguồn một chiều 48V hoặc 60V. Nguồn để
gọi chuông 90V - 110V
AC
, tần số 16Hz - 25Hz.
3.3.2. Phân loại theo tính năng sử dụng:
− Máy để bàn.
− Máy treo tường.
− Máy đi đường.
− Máy dùng trong hầm mỏ, tàu biển….

3.4. Các kiểu mạch của máy điện thoại :
Do những yêu cầu kỹ thuật và chất lượng đàm thoại nên mạch điện của các loại máy
điện thoại thường có những dạng sau:
− Mạch điện tử kiểu hở mạch: dạng mạch điện này ở trạng thái không làm việc phần
thu phát thoại hở mạch còn phần thu tín hiệu nối thông với đường dây.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 23
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
− Mạch điện tử kiểu ngắn mạch: dạng mạch điện này ở trạng thái không làm việc
phần thu phát thoại bị ngắn mạch còn phần thu tín hiệu gọi được đấu sẳn lên đường dây.
3.5. Yêu cầu về mạch điện của máy điện thoại :
Bất cứ loại máy điện thoại nào về mạch điện nguyên lý cũng phải thỏa mãn ba yêu
cầu sau:
− Khi máy điện thoại không làm việc phải ở tình trạng sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi.
Nghĩa là bộ phận thu phát tín hiệu gọi được nối sẵn lên đường dây, còn bộ phận thu phát tín
hiệu thoại phải tách rời để tránh tiêu hao năng lượng.
− Khi thu tín hiệu gọi bộ phận thu phát tín hiệu gọi lại phải tách ra khỏi đường dây
điện, lúc đó trên đường dây chỉ còn có dòng tín hiệu gọi.
− Khi thu phát tín hiệu đàm thoại bộ phận thu phát tín hiệu gọi lại phải tách ra khỏi
đường dây điện, lúc đó trên đường dây chỉ còn có dòng tín hiệu thoại.
3.6. Các thông số của máy điện thoại:
Thông số Các giá trị mẫu Giá trị sử dụng
 Dòng điện làm việc 20 ÷ 80 mA 20 ÷ 120mA
 Nguồn tổng đài -48 ÷ - 60 V - 47 ÷ -105V
 Điện trở vòng
0 ÷ 1300 Ω 0 ÷ 1600 Ω
 Suy hao 8dB 17dB
 Méo dạng Tổng cộng 50 dB
 Dòng chuông 90 Vrms /20 Hz 75 ÷ 90 Vrms /16 ÷25Hz
 Thanh áp ống nói 70 – 90 dB < 15dB
 Nhiễu

3.7. Tín hiệu giữa thuê bao và tổng đài :
Gồm các âm hiệu và các tín hiệu mời quay số. Các âm hiệu là các tín hiệu âm thanh
mà tổng đài gởi tới các thuê bao để thông báo, bao gồm các tín hiệu sau:
− Âm hiệu mời quay số (Dial Tone): âm hiệu này báo cho thuê bao biết tổng đài sẳn
sàng nhận số quay từ thuê bao.
− Âm hiệu báo bận (Busy Tone): âm hiệu này được tổng đài gởi tới báo cho thuê bao
gọi biết thuê bao bị gọi đang bận, trung kế bận, hết thời gian quay sốv.v…
− Hồi âm chuông (Ringback Tone): tổng đài báo cho thuê bao biết chuông thuê bao
đối phương đang kêu.
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 24
 Tự Động Hóa Đài 116 GVHD: Phan Đình Mãi – Nguyễn Thanh Liêm
− Các thông báo tiếng nói: Ngoài các âm hiệu nêu trên, trong tổng đài điện thoại còn
dùng các câu thông báo bằng tiếng nói được ghi sẳn.
3.7.1. Quay số:
♦ Quay số bằng xung thập phân:
− Các số quay của thuê bao được truyền đến tổng đài bằng cách ngắt dòng đường dây
theo tỉ số thời gian qui định tạo thành chuỗi xung quay số.
− Số quay số là số xung trên đường dây nên phương pháp này được gọi là phương
pháp quay số bằng xung thập phân.
♦ Quay số bằng tín hiệu đa tần (DTMF ÷ Dual Tone Multi Frequency):
− Khi sử dụng DTMF để quay số, các số được chọn bởi các công tắc bằng một ma
trận nút bấm, và mỗi cặp tần số riêng được phát ra đồng thời với mỗi số. Kỹ thuật gởi số
bằng xung lưỡng âm đa tần sử dụng hai nhóm, mỗi nhóm có bốn tần số. Trong mỗi nhóm
tần số sẽ tạo được 16 tổ hợp.
− Bảng nút nhấn:
697Hz 1 2 3 A
770Hz 4 5 6 B
852Hz 7 8 9 C
941Hz * 0 # D
1029Hz 1336Hz 1477Hz 1633Hz

− Ta thấy trong bảng nút nhấn có 16 nút, trong đó chỉ sử dụng 12 nút 0 – 9 và hai dấu
(*) và (#).Các nút được xếp thành bốn hàng và ba cột, cột thứ tư gồm 4 nút dùng dự phòng
cho các chức năng đặc biệt về sau. Mỗi hàng có một tần số thuộc nhóm tần số thấp và mỗi
cột có một tần số cao.
− Khi ta nhấn một nút, sẽ có hai tần số được phát ra. Thí dụ: khi nhấn số 8 sẽ phát ra
hai tần số 852Hz và 1336Hz. Tần số phát có thể biến động trong khoảng 1,5% và độ nhạy
bộ thu biến động trong khoảng 2%.
− Hình trên trình bày phương pháp phân cặp tần số này. Mỗi cặp tần số (Tone) xuất
hiện tối thiểu 40ms. Thời gian tối thiểu giữa các số là 60ms.
− Sự quay số bằng DTMF có thể nhanh hơn gấp 10 lần so với quay bằng xung thập
phân.
− Tần số DTMF đã được chọn kỹ để ở tổng đài có lẫn với những âm hiệu khác có thể
xuất hiện trên đường dây. Bộ thu có những mạch lọc rất tốt để chỉ tiếp nhận các tần số
 SVTH: Nguyễn Hữu Phú – Trần Lê Trung Trang 25

×