Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Khái quát các hình thức đấu giá ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.46 KB, 2 trang )

Khái quát các hình thức đấu giá
Đấu giá là một cơ chế thị trường trong đó một vật hữu hình hay vô hình (bằng sáng
chế ), một hay một tập hợp sản phẩm hay dịch vụ, (gọi chung là vật đấu giá) được trao
đổi, mua bán trên cơ sở giá chào những người tham gia đấu giá hay người trả giá
(bidder), những thành viên tham gia thị trường. Đấu giá cung cấp một hệ quy tắc điều
chỉnh qua đó quyết định mua từ hay bán cho người trả giá thích hợp nhất. Đấu giá được
tổ chức vào thời điểm xác định với số người tham gia hạn chế.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, đấu giá được mở rộng hơn rất
nhiều và phát triển lên một bước mới.
Là một tiêu điểm của các nhà khoa học về lý thuyết trò chơi, trọng tâm nghiên cứu về đấu
giá thường xoay quanh vấn đề lựa chọn phương thức và chiến lược đấu giá. Quy trình
đấu giá thường bao gồm một người bán đấu giá (auctionneer) sở hữu vật đấu giá hoặc
được uỷ nhiệm điều khiển cuộc bán đấu giá và người tham gia. Người này thông báo về
vật đấu cũng như phương thức đấu giá tới các đối tượng xác định (trừ trường hợp đấu giá
rộng rãi). Người quan tâm tới vật đấu giá sẽ đăng ký tham gia đấu giá. Người bán muốn
bán với giá cao nhất có thể, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất có thể. Tuỳ theo
cơ chế đấu giá, người ta có thể chào giá một hoặc nhiều lần. Đôi khi, người bán đấu giá
có thể đưa ra một mức giá chấp nhận tối thiểu, gọi là giá hạn chế (reservation price).
Một trong những đặc điểm của đấu giá là vật chào bán có giá trị chung hay riêng đối với
những người tham gia. Một vật có thể chỉ có giá trị (riêng) nếu nó rơi vào tay một người
(hay một nhóm thiểu số người) nhất định, sưu tầm đồ cổ chẳng hạn. Một chiếc xe đạp sản
xuất từ cách đây 50 năm đối với nhiều người thì không khác gì cục sắt rỉ nhưng đối với
nhà sưu tầm thì nó lại là cả một gia tài. Vật mang giá trị chung nếu nó có cùng giá trị
tương đương đối với tất cả mọi người tham gia đấu giá. Chẳng hạn như bán đấu giá một
liều thuốc trường sinh.
Một đặc trưng khác của đấu giá là phương thức thực hiện. Người thắng cuộc có thể trả
(hoặc được trả) theo giá mà người đó chào (đấu giá mức thứ nhất) hoặc theo mức giá liền
kế tiếp (đấu giá mức thứ hai). Việc đấu giá có thể được tổ chức công khai (open cry) hoặc
theo hồ sơ niêm phong (sealed bid).
Đấu giá mức thứ nhất cho phép người chào trả giá cao nhất được mua vật đấu giá và trả
tiền tại mức giá đó. Mặt khác, trong đấu thầu (procurement auction), người thắng cuộc là


người thắng thầu là người chào ở mức giá thấp nhất và được trả bằng với mức giá đó.
Chẳng hạn như việc đấu thầu xây dựng công trình công cộng. Trên thực tế, đấu giá mức
thứ nhất thường là đấu giá niêm phong hoặc đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch auction).
Đấu giá niêm phong: đây là hình thúc đấu giá trong đó người tham gia cùng nộp giá chào
một lúc mà không được biết giá của người khác cũng như giữ kín không cho người khác
biết giá của mình. Thông thường người trả giá mua cao nhất (hoặc giá bán thấp nhất như
hình thức đấu thầu) sẽ thắng. Nguời thắng có thể trả theo giá đã chào hoặc tại mức giá
thấp hơn ngay sau mức giá thắng cuộc (đấu giá mức thứ hai).
Đấu giá kiểu Hà Lan: người bán đấu giá đưa ra một mức giá rất cao cho vật đấu giá mà
thường là không người mua nào trả nổi. Mức giá sẽ được hạ xuống dần dần theo một
chiếc đồng hồ. Nếu người trả giá chấp nhận mức giá thì phải ấn nút chấp nhận ngay, nếu
không sẽ mất cơ hội. Phuơng thức này được áp dụng rộng rãi trong các chợ Hoa nổi tiếng
của Hà Lan.
Đấu giá mức thứ hai chấp nhận người trả giá ở mức cao nhất và người thắng cuộc chỉ
phải trả tiền ở mức giá thấp liền dưới mức thắng cuộc. Trong đấu thầu, người bỏ thầu có
mức giá thấp nhất sẽ được chấp nhận thầu nhưng được trả tiền ở mức cao liền trên mức
giá chào thắng cuộc. Đấu giá mức thứ hai thường là đấu giá niêm phong hoặc đấu giá
kiểu Anh (English auction).
Đấu giá kiểu Anh: người bán đấu giá điều khiển cuộc bán đấu giá sao cho người trả giá
thắng được mức giá hiện tại. Giá chào mới phải cao hơn giá chào cũ một khoảng cho
trước. Cuộc đấu giá chấm dứt khi không còn người nào đưa ra mức giá khá hơn. Người
trả giá hiện tại sẽ thắng và trả số tiền theo giá đã chào. Đấu giá kiểu Anh được coi là đấu
giá mức thứ hai vì người thắng cuộc chỉ cần chào giá ở mức giá thứ hai (hoặc hơn mức
thứ giá thứ 2 một chút)
Đấu giá mức thứ hai còn được gọi là đấu giá Vickrey, lấy tên của William Vickrey, giải
Nobel 1996. Ông là người đầu tiên mô tả và chỉ ra rằng người trả giá có một chiến lược
vượt trội để trả giá theo giá trị thực mà người chơi mà không cần quan tâm tới những gì
mà đối thủ làm nhưng vẫn đạt được lợi ích cao nhất so với các chiến lược khác. Phần
chênh lệch giửa mức thứ nhất và thứ hai, theo Ông, khuyến khích người trả giá đưa ra
con số lớn nhất mà họ sẵn sàng trả.

Các hình thức đấu giá không chỉ được áp dụng đối với những mặt hàng hiếm mà còn
được sử dụng rộng rãi tại các sàn giao dịch hàng hoá theo lô, đặc biệt là với các cơ chế
khớp lệnh giao dịch tự động. Nghiên cứu đấu giá giúp cho các nhà thiết kế thị trường có
thể tối ưu hoá hoạt động mua bán. Hơn thế nữa, kết hợp với lý thuyết trò chơi, nghiên
cứu đấu giá có thể giúp người bán đấu giá đạt được hiệu quả cao hơn.

×