Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Một số bí quyết để trở thành người đứng đầu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.64 KB, 3 trang )

Một số bí quyết để trở thành người đứng đầu
Trở thành người đứng đầu? Ai nói rằng mình không muốn điều đó hoặc là đang nói dối,
hoặc không đủ tự tin vào khả năng của mình. Một số bí quyết sau đây sẽ có ích với bất kỳ
ai nuôi dưỡng hoài bão đó.
1. Vượt qua những rào cản về mặt tâm lý
Có người đã nói rằng, đời người như một con thuyền và hy vọng là mỏ neo của con thuyền đó.
Hy vọng là mục tiêu mà bạn mong muốn sẽ đạt được. Cuộc đời con người là một con thuyền
luôn phải đối đầu với những con sóng lớn chỉ trực lật đổ thuyền. Nếu như gặp sóng lớn chúng ta
nhất định phải quăng mỏ neo xuống biển. Mỏ neo chạm đáy sẽ bám vào một vật nào đó, khiến
cho con thuyền vững vàng. Để thuyền giữ được thăng bằng, có ba nhân tố tạo quyết định thành
công, chính là:
- Sóng lớn: Khi gặp sóng lớn, thuyền mất lái, lúc đó mới thả neo xuống giúp cho thuyền giữ lại
thăng bằng.
- Mỏ neo chắc chắn: Mỏ neo phải chắc chắn, đảm bảo giữ được thuyền, khiến cho thuyền không
bị trôi.
- Có vật móc mỏ neo: Dưới đáy biển phải có vật để cho mỏ neo móc vào giữ thuyền lại.
Do vậy “hy vọng” cần phải có tính hiện thực, bằng sự phấn đấu của bản thân có thể đạt đến mục
tiêu đặt ra, có như vậy mỏ neo “hy vọng” mới có thể là một mỏ neo đáng tin cậy và chắc chắn.
2. Lập chí lớn như Sở Bá Vương
Rất nhiều người luôn luôn gặp thất bại hoặc không thể nào thực hiện được lí tưởng của mình, và
một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến điều đó chính là họ không có chí lớn và cũng
không đặt ra được những mục tiêu lớn lao cho bản thân.
Trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc có một câu chuyện kể rằng, Tần Thuỷ Hoàng khi đi thị sát
kinh thành, khắp mọi nơi trong thành đều kết đèn hoa chào đón, mọi người đều đổ xô ra đường
để có cơ hội nhìn mặt và phong thái oai phong lẫm liệt của Tần Thuỷ Hoàng. Nhưng ở trong một
góc nhỏ gần đó, một cụ già dắt theo một đứa cháu nhỏ. Cậu bé khi nhìn thấy vua Tần từ xa,
đang ngồi trong kiệu liền quay sang nói dõng dạc với ông cụ: “Chú Hạng Lương ơi, sau này cháu
sẽ thay thế vị trí của vị hoàng đế kia!”.
Người chú nghe thấy cháu nói thế vội lôi đứa cháu đi, nói thầm vào tai của cậu bé: “Cháu đừng
có mà hồ đồ như thế, cháu có biết cháu nói thế là đã phạm tội khi quân không?”. Đứa bé dám nói
câu đó sau này không phải ai khác chính là Sở Bá Vương - Hạng Vũ - thủ lĩnh chống Tần.


Lập chí lớn không hẳn đã thành công, nhưng không có ý chí thì chắc chắn sẽ không đạt được
thành công.
3. Đừng nói câu: “Để tôi thử”
Muốn mọi người tôn trọng và có ấn tượng tốt đối với bạn thì bạn phải giữ chữ tín. Bạn đã nhận
lời làm một việc gì đó thì bạn phải cố gắng hết sức để hoàn thành cho tốt. Lời nói của bạn sẽ ảnh
hưởng đến ấn tượng của người khác về bạn. Những câu nói đó cũng sẽ ảnh hưởng đến hành vi
biểu hiện ra bên ngoài của bạn.
Hoặc khi một ai đó nói với bạn rằng: “Đợi mấy hôm nữa chúng ta sẽ bàn tiếp vấn đề này nhé!” thì
trên thực tế mười phần thì đến chín phần những lời nói của họ sẽ theo gió bay đi hết. Nhưng
ngược lại họ nói với bạn rằng: “Tôi sẽ báo cáo lại cho anh toàn bộ tình hình công việc vào
khoảng 4 giờ chiều ngày mai” những câu nói cụ thể như thế thường đi kèm với những hành động
thiết thực.
Nếu bạn muốn người khác cho rằng mình là một người thực sự có năng lực, bạn nên nói: “Tôi
biết và tôi có thể làm được”, chứ đừng nói câu "để tôi thử” theo thói quen như chúng ta từng
“thử”.
4. Biết cách sử dụng nguồn tài liệu và thời gian
Có một câu chuyện kể rằng, có một anh chàng mua vé tàu đi từ Luân Đôn (Anh) đến New York
(Mỹ) vì muốn nếm trải mùi vị của việc vượt qua biển Đại Tây Dương. Anh ta không phải là một
quý ông giàu có, nên sau mua được vé tàu, trước khi bước lên thuyền, anh ta chỉ còn đủ tiền
mua một hộp bánh và lương khô làm thức ăn cho cả cuộc hành trình.
Ba ngày đầu tiên sau khi lên thuyền, những chiếc bánh và lương khô mang theo còn giữ được
hương vị, nhưng chỉ mấy ngày sau đó, cả hai loại thức ăn anh mang theo đều trở nên cứng
nhắc. Anh bạn đó mỗi ngày đều nhìn một cách thèm thuồng những món ăn hấp dẫn mà các nhân
viên phục vụ bàn trên tàu bưng lên: nào là tôm hùm, nào là thịt bò hấp, rồi cá bốc mùi thơm
nghi ngút. Những lúc như thế bụng anh ta cứ réo lên liên tục, không thể nào chịu đựng được
nữa, anh ta liền thủ phục trước mặt nhân viên phục vụ đang bưng một đĩa cá trên tay, ôm lấy
chân anh ta van xin: “Tôi xin anh, tôi sẽ chấp nhận làm chân rửa bát, quét dọn trong nhà bếp, chỉ
mong anh cho tôi xin một chút thức ăn thừa mà thôi”.
Nhân viên phục vụ nọ liền nhã nhặn đáp: “Thưa ngài, ngài đã mua vé lên tàu phải không ạ?”.
Anh ta vội đáp: “Vâng! Tôi có vé tàu”.

Nhân viên phục vụ liền bảo: “Giá vé của ngài đã bao gồm cả chi phí dùng bữa sáng, trưa và tối
rồi ạ”
Câu chuyện cười đó đã khắc hoạ hình ảnh của rất nhiều người trong số chúng ta. Nhiều khi
chúng ta không dám hỏi, không dám yêu cầu, không dám nếm thử, chỉ ôm khư khư sự nhẫn
nhục cam chịu đến đáng thương của chúng ta mà ngậm ngùi ăn “những thức ăn khô bị biến
chất”. Vì sao vậy? Vì lòng tự tin của chúng ta không đủ, chúng ta dám nếm thử, tràn đầy sự tự
tin, nhất định bạn sẽ tạo ra được tiền đồ riêng cho chính bản thân mình.
Hãy nhớ rằng, chúng ta cũng giống như nhiều người khác, đều là những người đã có vé đi
thuyền và chúng ta phải biết cách sử dụng quyền lợi của bản thân chúng ta.
Ngọc Anh
Theo Edulife

×