Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.64 KB, 1 trang )
Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model - CAPM)
Đây là một mô hình mô tả mối tương quan giữa rủi ro và thu nhập kì
vọng, được sử dụng để định giá các chứng khoán có mức độ rủi ro
cao.
Công thức tính toán như sau:
Trong đó:
* Risk free rate: tỉ lệ phi rủi ro
* Beta of the security: tỉ lệ rủi ro của chứng khoán
* Expected market return: thu nhập kì vọng.
Ý tưởng chung đằng sau mô hình định giá tài sản vốn là các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn
của mình vào bất cứ tài sản gì thì cũng được bù đắp lại theo hai cách: giá trị tiền tệ theo thời gian
và rủi ro.
Giá trị tiền tệ theo thời gian thể hiện thông qua tỉ lệ phi rủi ro (rf) trong công thức và khi dùng tiền
để đầu tư vào bất cứ hoạt động nào thì nhà đầu tư sẽ được hưởng sự bù đắp này. Phần còn lại
trong công thức thể hiện tỉ lệ rủi ro và tính toán các khoản khác mà nhà đầu tư được hưởng vì đã
chấp nhận một tỉ lệ rủi ro cao hơn. Khoản bù đắp này được tính toán thông qua tỉ lệ rủi ro (beta)
được sử dụng để so sánh thu nhập từ tài sản so với thu nhập thị trường kì vọng qua một khoảng
thời gian (expected market return over a period of time) và với mức đền bù rủi ro thị trường
(market premium)_(Rm-rf).
Mô hình định giá tài sản vốn phát biểu rằng: thu nhập kì vọng của một loại chứng khoán hay
danh mục đầu tư sẽ ngang bằng với mức trên các chứng khoán phi rủi ro cộng thêm khoản lợi
tức bù rủi ro nữa. Nếu thu nhập kì vọng không đạt mức thu nhập tối thiểu yêu cầu, khi đó nhà
đầu tư sẽ không tiến hành đầu tư. Các đường SML của thị trường chứng khoán sẽ thể hiện kết
quả của CAPM đối với các mức rủi ro khác nhau (betas).
Sử dụng mô hình CAPM cùng các giả định, chúng ta có thể ước tính được thu nhập kì vọng trên
một cổ phiếu.Ví dụ: giả sử rằng tỉ lệ phi rủi ro là 3%, tỉ lệ rủi ro là 2%, thu nhập thị trường kì vọng
qua thời gian là 10%, khi đó thu nhập kì vọng trên cổ phiếu là (3%+2(10%-3%)) = 17%
Admin (Theo
saga.vn
)