Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PHÒNG,CHỐNG TIỀN GIẢ CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.9 KB, 2 trang )

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PHÒNG,CHỐNG TIỀN GIẢ CỦA
NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC
Theo quy định của luật pháp Trung Quốc, tội sản xuất, tiêu thụ tiền giả có hình phạt rất
nặng. Tùy vào mức độ phạm tội, người có hành vi sản xuất, tiêu thụ tiền giả có thể bị phạt tù
hoặc tử hình. Bên cạnh việc đưa ra các quy định xử phạt nghiêm khắc đối với loại hình tội
phạm này, Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc tổ chức hoạt động phòng chống tiền giả.
Nhiệm vụ phòng, chống tiền giả tại Trung Quốc có liên quan đến nhiều các cơ quan chức
năng khác nhau, như Ngân hàng Nhân dân Trung quốc, Công an, Hải quan, Biên phòng, Hiệp
hội công thương…; trong đó hai ngành có vai trò chính là Công an và Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc. Để việc phối hợp phòng, chống tiền giả được chặt chẽ giữa các ngành, Trung
Quốc thành lập các ủy ban phối hợp liên ngành. Tại trung ương, đứng đầu ủy ban này là một
Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc vụ viện, các thành viên còn lại là lãnh đạo cấp vụ của các bộ
ngành nói trên; tại các tỉnh, thành phố, người đứng đầu ủy ban này là Giám đốc chi nhánh cấp
tỉnh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Thông thường, các ủy ban này họp 2 lần/năm (ở
cấp tỉnh họp thường xuyên hơn) để các ngành trao đổi thông tin cho nhau về kế hoạch, chủ
trương và biện pháp trong chỉ đạo và thực hiện việc phòng chống tiền giả thuộc lĩnh vực chức
năng của ngành mình đảm nhiệm. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trao đổi một số kinh
nghiệm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong hoạt động phòng, chống tiền giả
mjà chúng ta cần quan tâm.
Liên quan đến hoạt động phòng, chống tiền giả, PBOC có nhiệm vụ: nghiên cứu thiết kế,
sản xuất các đồng tiền có các kỹ thuật bảo an cao để hạn chế khả năng làm giả của bọn tội
phạm; tổ chức thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu và nắm được các đặc điểm của đồng
tiền do PBOC phát hành, qua đó có thể phân biệt được tiền thật/tiền giả trong các giao dịch
tiền mặt trong đời sống hàng ngày, biết được các quy định của nhà nước liên quan đến trách
nhiệm của công dân khi phát hiện ra tiền giả; tổ chức đào tạo nghiệp vụ nhận biết, giám định
tiền cho nhân viên các ngân hàng; giám định tiền cho các tổ chức và cá nhân; phối hợp với
các ngành liên quan trong công tác phòng, chống tiền giả.
Có thể thấy rằng, trong lĩnh vực phòng chống tiền giả, nhiệm vụ của PBOC cũng tương tự
như của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, về cách thức thực hiện nhiệm vụ này của
PBOC thì có một số vấn đề chúng ta cần nghiên cứu tham khảo.
- Thứ nhất, hoạt động thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tiền giả. Theo quan điểm


của PBOC, yếu tố quan trọng nhất trong phòng, chống tiền giả là người dân phải nắm được
các đặc điểm cơ bản, nhất là yếu tố bảo an trên đồng tiền thật và phải có thói quen quan sát,
kiểm tra đồng tiền một cách cẩn thận trong giao dịch hàng ngày. Do vậy, hoạt động thông tin,
tuyên truyền giới thiệu cho công chúng các đặc điểm bảo an trên các đồng tiền thật được
PBOC thực hiện rất rộng rãi. Việc tuyên truyền này không phải chỉ khi phát hành tiền mới, mà
thực hiện một cách thường xuyên. Hình thức thông tin, tuyên truyền cũng rất phong phú,
nhưng có 2 hình thức được chú trọng nhất, đó là:
* Tuyên tuyền học đường. Cán bộ ngân hàng trực tiếp đến các trường tiểu học để hướng
dẫn cho học sinh cách nhận biết đồng tiền do PBOC phát hành, tuyên truyền về ý thức và
trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tiền giả, đồng thời phát tờ rơi cho tất cả học
sinh. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, họat động này chỉ nên thực hiện tại các trường tiểu
học mới hiệu quả.
* Phân phát tờ rơi giới thiệu đồng tiền thật đang lưu hành cho công chúng. Hiện nay,
PBOC đang thực hiện mục tiêu trong vòng 5 năm sẽ in và phân phát cho mỗi hộ gia đình trên
toàn quốc một tài liệu giới thiệu và hướng dẫn cách nhận biết các đồng tiền đang lưu hành.
- Thứ hai, hoạt động đào tạo nghiệp vụ nhận biết tiền thật/tiền giả cho cán bộ ngân hàng.
Tất cả các nhân viên làm nghiệp vụ ngân quỹ của hệ thống ngân hàng, kể cả PBOC cũng như
các tổ chức tín dụng, đều phải có chứng chỉ nghiệp vụ nhận biết tiền thật/tiền giả do PBOC
cấp. Để được cấp chứng chỉ, các nhân viên này phải học một chương trình đào tạo về nghiệp
vụ giám định tiền do PBOC tổ chức (hoặc có thể do các tổ chức tín dụng tự tổ chức) và phải
qua một cuộc thi do PBOC tổ chức, gồm cả thi lý thuyết và thi thực hành. Ngoài chương trình
đào tạo cấp chứng chỉ nói trên, hàng năm, PBOC tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các nhân
viên là công tác ngân quỹ của hệ thống ngân hàng để cập nhật các thông tin, kiến thức giám
định tiền. Điều đáng quan tâm là, những người mặc dù đã được cấp chứng chỉ, nhưng nếu
trong quá trình làm việc để xảy ra nhiều sai sót hoặc không tuân thủ đúng các quy định liên
quan đến xử lý tiền giả sẽ bị PBOC thu hồi lại chứng chỉ.
- Thứ ba, về nhân lực để thực hiện công tác phòng, chống tiền giả trong hệ thống ngân
hàng. Đối với PBOC, tại Vụ Phát hành của PBOC có một phòng chức năng chuyên trách họat
động phòng, chống tiền giả, tại các chi nhánh khu vực và các tỉnh cũng được biên chế ba
nhân viên chuyên trách làm công tác này thuộc phòng tiền tệ. Với lực lượng chuyên trách như

vậy cho thấy việc phòng, chống tiền giả được PBOC đặc biệt quan tâm. Đối với các tổ chức
tín dụng, ngoài các nhân viên làm công tác kiểm ngân, những cán bộ tín dụng cũng được đào
tạo kiến thức về phòng, chống tiền. Bởi các cán bộ tín dụng thường xuyên có cơ hội tiếp xúc
với công chúng (khách hàng) và họ là người sẽ giải thích, hỗ trợ rất hữu hiệu cho công chúng,
nhất là ở khu vực nông thôn trong việc phòng ngừa rủi tu nhận phải tiền giả.
- Thứ tư, theo quy định của PBOC về tịch biên và kiểm định tiền giả, đối tượng áp dụng
bao gồm cả đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và ngoại tệ. Khi phát hiện tiền giả dù là đồng
Nhân dân tệ giả hay ngoại tệ giả, các tổ chức tài chính ( các ngân hàng thương mại, hợp tác
xã tín dụng, các tổ chức tiết kiệm bưu điện) đều có quyền và trách nhiệm phải tịch thu; tuy
nhiên, cách xử lý đối với hiện vật tiền giả bị thu giữ có khác nhau giữa đồng Nhân dân tệ giả
và ngoại tệ giả.
Những kinh nhiệm của PBOC trong họat động phòng, chống tiền giả như trình bày trên đây
là những vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu, tham khảo để đẩy mạnh và nâng cao hơn hiệu
quả công tác phòng, chống tiền giả trong họat động ngân hàng.
Diệu An

×