Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.95 KB, 1 trang )
Hãy cân nhắc kỹ trước khi mở rộng thương hiệu
Hiện nay, nhiều công ty sau một thời gian thành công ở lĩnh vực nào đó, có vốn, có
thương hiệu lại hăng hái xin bổ sung ngành nghề kinh doanh và mở cuộc phiêu lưu
sang lĩnh vực mới. Họ nghĩ rằng mình đã thành công ở lĩnh vực A thì cũng sẽ thành
công ở lĩnh vực B, vì vốn đã tăng, thương hiệu đã có. Song thực ra, có không ít
thương hiệu nổi tiếng thành công ở lĩnh vực này nhưng vẫn thất bại ở lĩnh vực
khác. Tại sao vậy?
Harley Davidson nổi tiếng là loại xe mô tô luôn
không đủ bán trên đất Mỹ ( loại xe này sẽ được
nhập vào Việt Nam từ tháng 7 năm nay theo cam
kết khi gia nhập WTO). Hãng xe cũng đã khôn
khéo phát triển thương hiệu sang các sản phẩm
đi kèm như: găng tay, bao da, thắt lưng, áo thun,
tất, khăn buộc đầu cùng những vật dụng trang trí
cho chiếc xe “hầm hố” hơn. Việc bán chạy các
sản phẩm này đã khiến các ông chủ của hãng
Harley Davidson hăm hở bước sang lĩnh vực
khác: nước hoa, kem cạo râu rồi thùng đựng
rượu vang mang thương hiệu Harley Davidson.
Hình ảnh Harley Davidson là sản phẩm đặc trưng
cho tính cách mạnh mẽ, hoang dại đến bụi bặm
chính vì thế nước hoa Harley Davidson là điều
không thể tưởng tượng nổi với dân sùng bái xe Harley. Hình như với họ, các ông chủ
hãng đã đi quá xa và tỏ raxem thường họ. Những sản phẩm “lạc lõng” này của Harley
Davidson nhanh chóng bị dẹp bỏ và chỉ để lại một câu chuyện hài cũng như một bài học
trong kinh doanh của họ.
Chuyện của BIC còn nực cười hơn. Hãng bút bi nổi tiếng
thế giới với bút bi BIC. Họ đã nhảy sang lĩnh vực sản
xuất quẹt gas, dao cạo râu vì cùng đặc trưng “dùng một