Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.54 KB, 1 trang )
Những dự án mang tên Việt Nam
Trong số 15 tác giả đoạt giải viết dự án trong “Hành trình tiếp thị hình ảnh VN”, khá nhiều
dự án mang hai chữ “Việt Nam”- suy nghĩ về VN, ý tưởng cho VN để hành động vì VN
Lưu Nhật Kim Ngân, thành viên “nhí” nhất (16 tuổi) trong 15 tác giả, có một cách nghĩ sáng tạo:
thông qua một trò chơi giải trí trên giấy có thể giới thiệu, tiếp thị hình ảnh du lịch của đất nước.
Bộ cờ du lịch VN được thiết kế hình elip có 32 ô, mỗi ô là một địa danh, thắng cảnh cùng những
nét văn hóa đặc trưng, độc đáo. Khi mỗi quân cờ bước đi, người chơi nói chung và khách du lịch
nói riêng vừa thư giãn, vừa khám phá những kiến thức về địa lý, du lịch, văn hóa, lịch sử, con
người VN; tỉnh nào có đặc sản hay cảnh quan nổi tiếng đều được ghi nhận. Ngân tự tin: “Hộp cờ
du lịch VN chính là một bức tranh tổng hợp về VN chắc chắn sẽ gây ấn tượng cho du khách”.
Đi từ băn khoăn hình ảnh VN trong lòng bạn bè quốc tế còn khá mờ nhạt (thông qua sáu thông
tin mà các bạn tổng hợp từ nhiều nguồn), đôi bạn trẻ Phạm Trọng Chinh và Nguyễn Hữu Khoa
góp phần tiếp thị hình ảnh văn hóa và du lịch VN bằng dự án “Kết nối VN”.
Du học sinh VN ở các nước chính là điểm hội tụ thông tin, là cầu nối xây dựng, cung cấp thông
tin, tiếp thị hình ảnh Việt với các quốc gia khác thông qua trang web “ketnoivietnam”, tổ chức các
hoạt động giao lưu văn hóa, hình thành diễn đàn Bảy bước của dự án đã được Chinh, Khoa
phác thảo từ hình thành ban liên lạc, lập trang web đến thực hiện, triển khai, theo dõi
Vì sao có ý tưởng này? Đôi bạn tâm sự: ý tưởng bắt nguồn từ sự nuối tiếc khi SV VN ở ĐH Đông
Hải, Đài Loan lên trang web của Tổng cục Du lịch, Đại sứ quán VN để tìm kiếm thông tin tham
gia chương trình “Thế giới không đồng nhất” (kể chuyện về đất nước cho bạn bè thế giới nghe)
thì thấy thông tin quá nghèo nàn, thiếu thốn. “Từ đó chúng tôi nảy sinh ý tưởng và quyết định làm
một cuộc kết nối”- Chinh, Khoa cho biết.
Cũng từ băn khoăn như Chinh và Khoa, cô SV khoa quản trị kinh doanh của ĐH Quốc gia
Singapore Trần Thị Thùy Linh thì có ý tưởng xây dựng những “làng Việt” kiểu mẫu có đường
làng, đường liên thôn, liên xã sạch đẹp, thuận tiện giao thông; hệ thống nhà nghỉ, nhà trọ theo
kiểu quần thể kiến trúc làng; phát triển những làng nghề, đặc sản, xây dựng các dịch vụ phục vụ
du khách
Linh đề xuất ý tưởng của mình được Tổng cục Du lịch đưa vào chương trình quốc gia để đến
năm 2010 có 18-20% số làng trong toàn quốc đạt chuẩn “làng Việt” với tin tưởng “làng VN - điểm
đến bình yên” sẽ giúp lượng khách quốc tế tăng 20-50 lần hiện nay.
Mỗi dự án là một khát vọng cho một mục tiêu chung: hình ảnh VN gần với thế giới.