Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận “Vai trò của Đảng và Nhà nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.55 KB, 27 trang )

Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

MỤC LỤC


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Hệ thống chính trị là cơng cụ, là phương tiện và là phương thức tổ chức thực
tiễn quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Hệ thống chính trị giúp bảo vệ và đem
lại lợi ích cho giai cấp thống trị, giúp giai cấp thống trị duy trì trật tự an ninh chính trị,
đảm bảo trật tự, an tồn xã hội. Bên cạnh đó, nó cịn có vai trò to lớn trong việc quản
lý các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như: kinh tế, văn hố, quốc phịng,
ngoại giao… Hệ thống chính trị có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Một
hệ thống chính trị có kết cấu hợp lý và các thành phần trong đó có mối quan hệ chặt
chẽ sẽ giúp mỗi quốc gia phát triển đi lên. Ngược lại hệ thống chính trị khơng ổn định
sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia đó.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ đoàn kết, hữu
nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ
giữa Việt Nam - Lào được hai nước không ngừng vun đắp, trở thành một tấm gương
mẫu mực, thủy chung, trong sáng, vững bền, hiếm có trong quan hệ quốc tế. Trong
công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội của mỗi nước ngày
nay, cả hai nước Việt Nam và Lào đều giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại. Quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang phát
triển trên một nền tảng sâu rộng và ngày càng vững chắc. Trong sự nghiệp phát triển
đất nước, đạt được những thành tựu nhất định thì vai trị của Đảng và Nhà nước là yếu
tố quan trọng không thể không nhắc đến ở mỗi quốc gia.
Việc hồn thiện hệ thống chính trị ln là một nhiệm vụ lớn và vô cùng quan
trọng của mỗi một quốc gia, dân tộc. Trong thời gian qua, cả Lào và Việt Nam đều


thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng
Đảng là then chốt, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng, tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Q trình
xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị ở cả hai nước đã đạt được những kết quả quan
trọng.
Đối với hệ thống chính trị Lào, Việt Nam có thể tìm hiểu và học hỏi từ cách
thức tổ chức hệ thống chính trị. Xuất phát từ thực trạng trên, tơi chọn đề tài “Vai trị
2


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

của Đảng và Nhà nước Cộng hịa dân chủ Nhân dân Lào trong cơng cuộc xây dựng đất
nước hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:

Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận chung về hệ thống chính trị, vai trị của Đảng
và Nhà nước Cộng hịa dân chủ Nhân dân Lào trong cơng cuộc xây dựng đất nước
hiện nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, vận dụng vào quá trình xây dựng, đổi mới,
phương thức lãnh đạo của hệ thống chính trị Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận chung về hệ thống chính trị, vai trò
của Đảng và Nhà nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong công cuộc xây dựng đất
nước hiện nay.
4. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống chính trị
 Chương 2: Vai trò của đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị nước Cộng


hịa dân chủ nhân dân Lào.
 Chương 3: Mơ hình kiêm nhiệm - cộng hịa dân chủ nhân dân lào và sự vận
dụng mơ hình kiêm nhiệm ở việt nam trong quá trình xây dựng, đổi mới hệ
thống chính trị.

3


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1.1. Khái niệm hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức
như Đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp với những quan
hệ tác động qua lại giữa các quyết sách chính trị nhằm đảm bảo sự thống trị của GC,
lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.
1.2. Chức năng hệ thống chính trị

Xác định mục tiêu chung của hệ thống. Về địa vị thống trị, sự ổn định và phát
triển của hệ thống. Đồng thời hệ thống chính trị xác định cách thức, phương pháp để
đạt được mục tiêu mà hệ thống đặt ra.
Hệ thống chính trị lựa chọn người lãnh đạo cho hệ thống. Để giành, giữ, bảo vệ
được quyền lực của giai cấp mình thì yếu tố con người mà người lãnh đạo là quan
trọng hơn bao giờ hết. Người lãnh đạo hệ thống phải là người sáng suốt trong việc đề
ra phương thức, chiến lược để đạt được mục tiêu chung của hệ thống. Và phải là
người biết chăm lo, bảo vệ lợi ích cho quần chúng nhân dân, thực hiện cơng bằng lợi
ích giai cấp và lợi ích xã hội. Có như vậy thì quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền mới được đảm bảo, tồn tại lâu dài.
Hệ thống chính trị có chức năng bảo vệ sự tồn tại, kỷ luật, kỷ cương của hệ

thống. Nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích giai cấp mình, hệ thống chính trị đưa ra
những quy định, phép tắc kỉ cương đảm bảo quyền lợi cho quần chúng, đảm bảo trật
tự, đảm bảo công bằng xã hội, hướng tới mục tiêu hệ thống đặt ra, đảm bảo sự tồn tại
lâu dài cho hệ thống. Ngồi ra hệ thống chính trị cịn có chức năng điều chỉnh và thích
nghi.
1.3. Cấu trúc hệ thống chính trị

1.3.1 Định chế
Định chế được hiểu là quy tắc, tiêu chuẩn, thông lệ của hành vi cá thể trong các
hình thái xã hội hợp thành. Ở mức độ xã hội hồn chỉnh đó là luật định, luật pháp. Khi
xã hội có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước, hệ thống các định chế xã hội
ln mang đậm tính giai cấp. Đó chính là hệ thống các cơ chế mà hệ thống chính trị
đặt ra cho phép các thành viên của xã hội tập hợp thành những tập đoàn xã hội và các
4


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

giai cấp khác nhau tiến hành hoạt động chính trị, nhằm điều tiết các quan hệ chính trị
và duy trì, phát triển, hồn thiện một cấu trúc và tổ chức hệ thống vì lợi ích của giai
cấp thống trị cũng như lợi ích của tồn xã hội.
1.3.2 Các thiết chế
1.3.2.1 Đảng chính trị
 Khái niệm Đảng chính trị

Theo quan điểm của các học giả tư sản: “Đảng chính trị là tổ chức của những
người tự nguyện; nhằm mục đích đấu tranh, giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước;
Đảng đi đến mục đích đó bằng con đường bầu cử”.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Đảng chính trị là một tổ chức
chính trị của những người có cùng chung hệ tư tưởng, đại bểu giác ngộ nhất của một

giai cấp hay bộ phận giai cấp, hoạt động theo điều lệ, cương lĩnh để thực hiện những
mục đích, lý tưởng nhất định vì lợi ích giai cấp hay bộ phận giai cấp mà đảng đó đại
diện”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đảng chính trị là một tổ chức chính trị của những
người cùng chung tư tưởng, là đại biểu giác ngộ nhất, tích cực nhất của một giai cấp
đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp ấy trong cuộc đấu tranh chính trị.
Đảng tư sản thường là tổ chức chính trị tự nguyện mục đích giành quyền lực
nhà nước và phương thức giành quyền lực là bầu cử. Còn đảng cộng sản, cũng giống
như đrang tư sản về tính chất, mục đích giành quyền lực nhà nước nhưng lại có
phương thức khác đó là phương pháp cách mạng.
 Chức năng

Đảng chính trị định hướng về tư tưởng và chính trị cho giai cấp trong cuộc đấu
tranh chính trị, đấu tranh giai cấp. Trong xã hội có giai cấp ln ln tồn tại những
khuynh hướng chính trị khác nhau (thậm chí cịn có khi đối lập nhau). Vì vậy, các
đảng chính trị có chức năng cơ bản là thống nhất các khuynh hướng khác nhau đó lại
theo khuynh hướng chủ đạo, vạch ra cương lĩnh chính trị, đường lối để giành chính
quyền.

5


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Đảng chính trị lãnh đạo giai cấp, tầng lớp đấu tranh thực hiện lợi ích, mục tiêu
lý tưởng của mình. Ví dụ như Ðảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành
được những thắng lợi vĩ đại: Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;... Hai là, thắng lợi của các
cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc;... Ba là, thắng lợi
của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội,...

Bất kì đảng chính trị nào muốn giành được quyền lực về tay giai cấp mình phải
có sức mạnh tổng hợp, có lực lượng đơng đảo ủng hộ, sẵn sàng hi sinh chiến đấu. Để
đạt được điều đó địi hỏi đảng chính trị phải giáo dục tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến
tư tưởng của đảng mình cho quần chúng đi theo.
Đảng chính trị cịn có chức năng tham gia cơ cấu quyền lực nhà nước và q
trình hoạch định chính sách bằng chủ trương, đường lối quan điểm của đảng và thông
qua đội ngũ đảng viên trong cơ cấu quyền lực.
Đảng chính trị đào tạo, huấn luyện nhân sự cho các cơ cấu quyền lực. Đảng
chính trị giới thiệu những đảng viên ưu tú có khả năng và phẩm chất vào hoạt động
trong cơ cấu quyền lực. Tăng cường chế độ trách nhiệm của các cá nhân, nhất là người
đứng đầu đảng, chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh có năng
lực chiến đấu cao.
Đảng chính trị thực hiện chức năng giám sát, phản biện đối với việc thực thi
quyền lực chính trị trong nước và quốc tế. Đảng chính trị với tư cách là đại diện lợi ích
cho một giai cấp tầng lớp trong xã hội thực hiện giám sát, phản biện đối với việc thực
thi quyền lực chính trị trong nước và quốc tế và vấn đề cần phải chú trọng. Góp phần
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân, giúp cơ quan có thẩm quyền
hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật cũng như trong xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời đảm bảo quyền lực được thực hiện
đúng đắn và hiệu quả tránh lạm quyền và sử sụng quyền lực sai mục đích.
 Đặc điểm của Đảng chính trị

Đảng chính trị là tổ chức chính trị đại diện cao nhất cho một nhóm, một giai
cấp, một tầng lớp hoặc một lực lượng nào đó.

6


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ


Đảng chính trị là tổ chức chính trị của những người có đồng chính kiến, quan
điểm mà trước hết là về chính sách cơng.
Mục tiêu trước hết của đảng chính trị là giành quyền lực nhà nước và sử dụng
quyền lực đó cho các mục tiêu lợi ích của đảng.
Đảng chính trị ln gắn liền với một quan điểm tư tưởng nhất định và đảng
chính trị là một tổ chức tương đối chặt chẽ hơn so vớ các tổ chức chính trị - xã hội
khác.
Trong xã hội dân chủ thì đảng chính trị phải là một đảng hợp pháp. Và để trở
thành đảng hợp pháp thì đảng chính trị phải có những điều kiện nhất định. Thứ nhất,
Đảng đó phải có tên đảng, lập trường chính trị của đảng; Thứ hai, Đảng phải có một
lực lượng đảng viên tối thiểu hoặc có ít nhất số nghị sỹ - đảng viên tối thiểu. Thứ ba,
phải có cơ sở làm việc, phải có ban lãnh đạo; Những vấn đề trên phải được giải trình
trong văn bản đăng kí về tổ chức và hoạt động của đảng với nhà nước và được nhà
nước cho phép. Trong điều kiện nhất định, được nhân danh đảng tranh cử hay liên
danh tranh cử.
Và đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền thì đảng chính trị đó cần phải có tổ
chức, hệ tư tưởng đủ mạnh để thu hút sự ủng hộ, đi thoe hệ tư tưởng mình; phải đẩm
bảo số ứng cử viên là thành viên của đảng thắng cử; phải tuyển chọn và bố trí nhân sự
vào bộ máy cơ quan quyền lực nhà nước; phải xây dựng chủ trương, chính sách của
đảng đúng đắn, phù hợp với lợi ích giai cấp lợi ích chung của xã hội.
1.3.2.2 Nhà nước
 Khái niệm

Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền
lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của
mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp.
 Đặc trưng nhà nước

Nhà nước có quyền lực chính trị cơng cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế,
quản lí những cơng việc chung của xã hội. Nhà nước là hệ thống chính trị đặc biệt, thể

hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân, có hệ thống bộ máy quy mô và chặt chẽ nhất.
7


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Được tổ chức từ Trung ương xuống địa phương với những công cụ cưỡng chế đặc biệt
như nhà tù, trại giam. Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội và đối
ngoại, có bộ máy quyền lực và có sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị
và bảo vệ chế độ chính trị của nhà nước.
Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành
chính. Nhà nước là tổ chức rộng lớn nhất, đại diện cho toàn thể dân cư. Nhà nước quản
lý tất cả mọi công dân và dân cư trong lãnh thổ của mình. Nhà nước đại diện cho các
tầng lớp, giai cấp và nhóm lợi ích chủ yếu trong xã hội, là đại diện chính thức của tồn
xã hội. Nhân dân thực hiện các quyền lợi của mình một cách trực tiếp và gián tiếp
thông qua các cơ quan đại diện.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là thiết chế duy nhất trong hệ thống
chính trị có chủ quyền quốc gia độc lập.
Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các
quan hệ xã hội bằng pháp luật. Nhà nước có quyền ban hành pháp luận và bảo đảm
pháp luật được thực hiện. Pháp luật là công cụ hiệu lực nhất để quản lý các lĩnh vực
của đời sống xã hội, thiết lập trật tự, kỉ cương xã hội. PL cũng chính là cơng cụ để nhà
nước thiết lập và bảo vệ chế độ của mình. Đây là những quy tắc mà tất cả mọi thành
viên trong xã hội phải tuân theo.
Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.
 Chức năng

Theo quan điểm của Mác-Lenin, nhà nước có hai chức năng:



Chức năng thống trị (cịn gọi là chức năng giai cấp), nhằm bảo vệ sự thống trị

về chính trị của giai cấp cầm quyền.
• Chức năng xã hội là chức năng công của nhà nước nhằm duy trì xã hội trong sự
trật tự, ổn định.
Ngày nay trong thời đại tồn cầu hóa và thời đại khoa học và công nghệ phát triển như
vũ bão, nhà nước thể hiện mình thơng qua hai chức năng: Chức năng kiến tạo sự phát
triển, chức năng quản trị công và dịch vụ cơng.
 Vai trị của nhà nước
8


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Cơ quan lập pháp: Đại biểu do nhân dân bầu ra đại diện cho nhân dân, có chức



năng lập pháp, qui định những vấn đề chung, giám sát các hoạt động của cơ


quan nhà nước, qui định trưng cầu dưng ý, quyền phụ vụ nhân dân.
Cơ quan hành pháp: Có quyền điều hành chính phủ, người đứng đầu cơ quan



hành pháp là người được bầu cử từ Đảng hay nhân dân.
Cơ quan tư pháp: Bảo vệ luật pháp, hiến pháp, giải thích pháp luật.
1.3.2.3 Các tổ chức chính tri – xã hội
 Khái niệm


Các tổ chức chính trị- xã hội là những tổ chức liên hiệp tự nguyện của những
cộng đồng người, xây dựng theo nguyên tắc tự quản và chủ động, thống nhất hoạt
động, nhằm bảo vệ lợi ích của những thành viên trong cộng đồng người đó. Các tổ
chức này lấy hoạt động chính trị - xã hội làm phương thức chủ yếu để tập hợp, tổ chức
hành động của các thành viên nhằm gây ảnh hưởng ( tích cực hay tiêu cực) với mức độ
khác nhau đối với quyền lực chính trị và lợi ích của các thành viên trong tổ chức của
mình.
 Chức năng

Các tổ chức chính trị- xã hội có chức năng đại diện, giáo dục, giám sát và phản
biện xã hội. Tập hợp các đối tượng các thành viên khá đa dạng như cơng nhân, nơng
dân, trí thức,… để rèn luyện, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất về chính trị và tinh
thần đời sống, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho giai cấp, tầng lớp, Đồng thời đại
diện cho nhân dân, thể hiện ý chí nguyện vọng là cầu nối giữa nhân dân vơi nhà nước.
Tham gia và củng cố chính quyền giúp phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục cho mọi mặt các thành viên để họ hiểu rõ về chính trị đất nước, giúp
họ nâng cao nhận thức về chính trị. Từ đó, nắm rõ được mục tiêu, hiểu được nhiệm vụ
sẽ đem lại kết quả tối ưu mà tổ chức đó đặt ra.
1.3.3 Các quan hệ chính trị
Trong hệ thống chính trị có nhiều loại quan hệ. Loại thứ nhất, loại quan hệ
chính trị trong đời sống chính trị, những quan hệ đan xen, đa dạng nhiều tầng, nhiều
chiều, trực tiếp và gián tiếp. Những quan hệ này thực chất là nền tảng xã hội và môi
9


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

trường văn hóa của hoạt động chính trị. Những quan hệ chính trị cấu thành hệ thống

khi chúng được xác định và có vai trị trực tiếp duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ
thống chính trị. Các quan hệ đó có thể sắp xếp như sau:


Quan hệ các chủ thể quản lý quyền lực, và đối tượng của quản lý quyền

lực
• Quan hệ theo chiều ngang của hệ thống: Giữa các thể chế cấp Trung
ương với cấp Trung ương. Ví dụ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp, quan hệ giữa các chủ thể chính trị trong hệ thống.
• Quan hệ theo chiều dọc của hệ thống - giữa các cơ quan quyền lực
Trung ương và cơ sở.
• Quan hệ hệ thống chính trị của một quốc gia với các hệ thống chính trị
bên ngồi.
Quan hệ chính trị là yếu tố kết nối các bộ phận, chức năng, các cấu trúc của hệ
thống chính trị. Vai trị đặc biệt của các quan hệ chính trị là nó biểu đạt cân bằng lợi
ích, sự trung lập, giữa các lợi ích, các nhóm, các giai cấp, các dân tộc trong một hệ
thống quyền lực công cộng và nhân danh quyền lực công để bảo vệ, duy trì sự cân
bằng ấy.
1.4. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị

Cơ chế tổng hợp các phương thức vận hành của hệ thống chính trị. Cơ chế vừa
phản ánh bản chất chế độ chính trị vừa chi phối các hoạt động của hệ thống. Có ba cơ chế
cơ bản sau:
 Cơ chế mệnh lệnh cưỡng bức
 Cơ chế thể chế
 Cơ chế ảnh hưởng tư vấn

Ba cơ chế này có thể được vận hành đồng thời, có thể riêng biệt tùy theo các quan
hệ giữa chủ thể chính trị và đối tượng chịu tác động của quyền lực chính trị. Các cơ chế

thể hiện trình độ thuần thục của hệ thống chính trị và sự trưởng thành về văn hóa chính trị.
1.5. Phân loại mơ hình hệ thống chính trị

1.5.1 Căn cứ vào hệ tư tưởng
 Mơ hình xã hội chủ nghĩa
 Mơ hình tư bả chủ nghĩa
10


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1.5.2 Căn cứ vào số lượng Đảng
 Một đảng
 Đa đảng

1.5.3 Căn cứ vào sự tham gia của nhân dân
 Dân chủ
 Bán dân chủ

1.5.4 Căn cứ theo tổ chức quyền lực nhà nước
 Mô hình hệ thống Nghị viện
 Mơ hình hệ thống Tổng thống
 Mơ hình hệ thống Hỗn hợp

1.5.5 Căn cứ theo quan hệ quyền lực giữa các thành phần
 Mơ hình cạnh tranh: Nhà nước là trung tâm dựa trên nguyên tắc cạnh tranh

chính trị
 Mơ hình đỉnh quyền lực: Đảng cầm quyền lãnh đạo cả hệ thống, Nhà nước quản
lý phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội.


11


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1 Khái qt Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào
2.1.1 Vị trí địa lý
Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230
km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và phía Đơng
giáp Việt Nam 2.067 km đường biên.
2.1.2 Lịch sử
Trước thế kỷ 14, lịch sử Lào không được ghi chép rõ ràng, chủ yếu là theo
truyền thuyết, theo đó thì vào khoảng thế kỷ thứ 7 (năm 658) "Khun-Lo" lập nước tại
Mường-xoa (Luông-pha-bang ngày nay). Sáu người em của Khun-Lo chia nhau cai trị
các tiểu vương quốc lân cận.
Vào thế kỷ thứ 14 (năm 1353) Vua Phà Ngừm thống nhất các Tiểu vương quốc
(Hủa-phăn, Mương-phương, Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc...) thành Vương quốc Lạnxạng (Triệu voi) bao gồm diện tích hiện nay và vùng I-xản (18 tỉnh Đơng Bắc Thái
Lan) cùng một phần tỉnh Stung-treng (Đông Bắc Căm-pu-chia). Vua Phà-ngừm đã xây
dựng chế độ phong kiến tập trung, đây là thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến
Lào. Đầu năm 2003, lần đầu tiên Lào tổ chức lễ kỷ niệm vua Phà Ngừm.
Giữa thế kỷ 16 (năm 1556), Vua Xệt-tha-thi-lạt đã rời đô từ Luông-pha-băng
về Viêng-chăn. Cũng vào thời kỳ này (1559-1571), Vương quốc Lạn-xạng bị Miến
Điện xâm lược ba lần. Nhân dân Lào kiên cường nổi dậy khởi nghĩa chống ách thống
trị của Miến Điện và đến năm 1581 giành lại độc lập. Sau đó dưới thời Vua Xu-li-nha
Vông-xả, đất nước Lạn-xạng được khôi phục về mọi mặt. Sau khi Vua Xu-li-nha
Vông-xả mất, các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành chính quyền. Năm 1713,
Lạn-xạng bị chia thành 3 vương quốc là Luông-pha-bang, Viêng-chăn và Chăm-paxắc.

Năm 1778, Xiêm đưa quân sang đánh Lào. Năm 1779, đất nước Lào Lạn-xạng
trở thành thuộc địa của phong kiến Xiêm. Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Vua Anụ đã vùng lên chống lại ách đô hộ của phong kiến Xiêm.
12


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Từ 1893-1945, Pháp đơ hộ Lào. Trong thời kỳ này đã nổ ra nhiều cuộc khởi
nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pho-ca-đuộc, Ông-Kẹo, Côm-ma-đăm, Chậu-phạpắt-chay nhưng đều thất bại. Đáng chú ý là năm 1892, sau cuộc chiến tranh PhápXiêm, Pháp đã ký một hiệp ước bất bình đẳng gây thiệt hại cho Lào là cắt vùng I-xản
(các tỉnh Đông Bắc Thái lan hiện nay) cho Thái lan, lấy sông Mê-công làm biên giới.
Ngày 12/10/1945, nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Lào Itxa-la đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập. Từ 1953-1974, tiến
hành kháng chiến chống Mỹ. Thời kỳ này có 3 lần hòa hợp dân tộc (lần thứ nhất:
18/11/1957; lần thứ hai: 23/6/1962; lần thứ ba: 5/4/1974). Ngày 2/12/1975, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật đổ chế độ Quân chủ
lập hiến. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.
2.1.3 Thể chế chính trị
Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo
tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chế độ một đảng; Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện; Quốc hội do dân bầu,
nhiệm kỳ 5 năm; Chính phủ có 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính: cả nước có 16 đơn vị
hành chính cấp tỉnh và Thủ đơ Viêng-chăn.
Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa
và bắt tay thực hiện. Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ
trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân, từng bước tiến tới
mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại
hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước
đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước
thốt khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai

nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát
triển đất nước vững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề
vững chắc cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hướng tới CNXH".

13


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

2.2 Đặc điểm chung hệ thống chính trị Cộng hịa dân chủ Nhân dân Lào
Lào là Nhà nước Cộng hòa dân chủ dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân,
bao gồm các tầng lớp trong xã hội, trong đó cơng nhân, nơng dân và trí thức là lực
lượng nịng cốt. Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của người dân. Nhà
nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
Hệ thống chính trị ở Lào là một chính thể gồm các thiết chế chính trị bao gồm:
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Mặt trận
Lào xây dựng đất nước; Hội Cựu chiến binh Lào; Cơng đồn Lào; Hội Liên hiệp phụ
nữ Lào; Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, được vận hành theo cơ chế Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở,
hoạt động nhằm duy trì và bảo vệ quyền lực, lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân
lao động và của dân tộc Lào.
Hệ thống chính trị bao gồm các bộ phận cấu thành có quan hệ mật thiết với
nhau và có vai trị, vị trí khác nhau trong sự vận hành của các quá trình chính trị, thể
hiện ở các cấp khác nhau. Giữa các bộ phận cấu thành hệ thống, bao giờ cũng có một
bộ phận giữ vai trị nịng cốt, hạt nhân, làm động lực thúc đẩy và dẫn dắt cả hệ thống
vận hành theo một mục tiêu hoặc một phương hướng xác định. Đây là bộ phận hạt
nhân lãnh đạo cả hệ thống chính trị. Bên cạnh những nét tương đồng về hệ thống
chính trị của Việt Nam, hệ thống chính trị nước CHDCND Lào có những đặc điểm
sau:
 Hệ thống chính trị Lào ra đời cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của


Nhà nước Lào.
 Hệ thống chính trị Lào do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Đặc
thù này được quy định bởi vai trò, vị trí, khả năng lãnh đạo, uy tín lãnh
đạo của Đảng.
 Đối với hệ thống chính trị Lào, tổ chức bộ máy nhà nước có những đặc
thù riêng biệt theo mơ hình kiêm nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý chủ
chốt, vừa lãnh đạo cơ quan của Đảng, vừa đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước
2.3 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
2.3.1 Quá trình thành lập
14


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trước tình hình phong trào cách mạng ở ba nước Đơng Dương và tình hình
quốc tế có nhiều chuyển biến lớn, tháng 2 năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương
họp Đại hội lần thứ II. Đồng chí Cayson Phomvihan được cử tham gia Đại hội. Đại
hội đã quyết định tổ chức ở mỗi nước một Đảng riêng để lãnh đạo cách mạng. Từ đó ở
Việt Nam có Đảng Lao động Việt Nam, ở Lào và Campuchia cũng có Đảng riêng của
mình để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do. Đại hội đã giao cho đồng
chí Cayson Phomvihan cùng một số đồng chí khác chuẩn bị thành lập Đảng Nhân dân
Lào. Cùng thời điểm đó, để thắt chặt hơn nữa tình đồn kết và sự hợp tác giữa nhân
dân ba nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, ngày 11/3/1951, Mặt trận liên
minh Việt-Miên-Lào được thành lập trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và tôn trọng
chủ quyền của nhau. Trên tinh thần đó, năm 1953, các lực lượng vũ trang Lào phối
hợp với quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều chiến dịch giải phóng nhiều vùng từ
Thượng Lào, Trung Lào đến Hạ Lào.
Để đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng, Đảng Nhân dân Lào, ngày nay là

Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào chính thức được thành lập ngày 22/3/1955.
Đại hội đã bầu đồng chí Cayson Phomvihan làm Tổng Bí thư. Sự kiện này đánh dấu
sự phát triển vượt bậc và là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Lào. Đảng đã
đề ra nhiệm vụ cách mạng trước mắt: “Đoàn kết lãnh đạo toàn dân phấn đấu hồn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Lào hịa bình, dân chủ, thống
nhất và độc lập”.
Khi thành lập, Đảng có gần 400 đảng viên, do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu lúc bấy giờ là phải “ra sức xây dựng Đảng Nhân dân Lào trở thành Đảng vững
mạnh của giai cấp công và nhân dân lao động để có đầy đủ khả năng lãnh đạo cách
mạng Lào đi đến thắng lợi cuối cùng”. Xuất phát từ chủ trương đó, trong giai đoạn
đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, dù phải tập trung lãnh đạo toàn
dân, toàn quân dốc sức cho cuộc kháng chiến, nhưng công tác xây dựng Đảng luôn
được Đảng Nhân dân Lào coi trọng.
Trên những chặng đường cách mạng, Đảng Nhân dân Lào từng bước lãnh đạo
nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh chống Mỹ, đưa cách mạng Lào giành những thắng
lợi to lớn, toàn diện và vững chắc. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
tháng 2/1972, Đảng đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Ngày 2/12/1975, dưới
15


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã đứng lên khởi nghĩa,
lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, khai sinh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Từ
đó, ngày 2/12 đã trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân
dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào quang vinh.Khi thành lập, Đảng có
gần 400 đảng viên, do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc bấy giờ là phải “ra sức
xây dựng Đảng Nhân dân Lào trở thành Đảng vững mạnh của giai cấp công và nhân
dân lao động để có đầy đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Lào đi đến thắng lợi cuối
cùng”. Xuất phát từ chủ trương đó, trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống đế

quốc Mỹ xâm lược, dù phải tập trung lãnh đạo toàn dân, toàn quân dốc sức cho cuộc
kháng chiến, nhưng công tác xây dựng Đảng luôn được Đảng Nhân dân Lào coi trọng.
2.3.2 Nguyên tắc và tổ chức Đảng
Đảng Nhân dân Lào được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất
về ý chí và hành động, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển. Mục tiêu
xây dựng Đảng là “làm cho Đảng trở thành Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Đảng kết nạp những người giác ngộ quyền lợi của giai cấp và lợi ích của dân
tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, được nhân dân tín nhiệm và có lý lịch chính trị rõ
ràng vào Đảng”
Hệ thống tổ chức của Đảng gồm 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thủ đô, các cơ
quan tương đương; huyện, thị trấn, thành phố và cấp cơ sở. Trong đó, từ cấp tỉnh đến
cơ sở là tổ chức đảng ở địa phương. Điều lệ Đảng NDCM Lào khóa X đã quy định:
“Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo hệ thống hành chính: mọi tổ chức trong
tỉnh, thủ đơ hợp nhất thành Đảng bộ tỉnh, thủ đô; mọi tổ chức trong cơ quan hành
chính hợp nhất thành Đảng bộ cơ quan hành chính; mọi tổ chức đảng, tổ chức đảng
của đơn vị vũ trang, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp của Trung ương được lập ở địa
phương thì trực thuộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đó”.
Chương IV Điều lệ Đảng NDCM Lào được Đại hội X thông qua đã quy định rõ
về tổ chức đảng cấp tỉnh, thủ đô, huyện, thị trấn và thành phố, gồm những tổ chức sau
đây:
 Đảng bộ tỉnh, thủ đô

16


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thủ đô là bộ tham mưu lãnh đạo của đảng ở địa
phương, có vai trị lãnh đạo mọi hành động của đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội;
Đại hội đảng bộ tỉnh, thủ đô được triệu tập 5 năm 1 lần; có thể tổ chức nhanh hơn hoặc

chậm hơn khơng q 1 năm, nhưng phải có sự đồng ý của cấp trên, đồng thời phải báo
cho cấp dưới nắm được thơng tin; nếu cần thiết có thể tổ chức Đại hội giữa nhiệm kỳ
và gồm những nội dung sau:
- Đại hội đại biểu của đảng bộ tỉnh, thủ đô.
- Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thủ đô.
- Đảng ủy, ban thường trực, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thủ đơ.
Ngồi ra, trong hệ thống tổ chức của Đảng NDCM Lào ở cấp tỉnh, thủ đơ cịn
có các cơ quan tham mưu cho ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thủ đơ, đó chính là:








Văn phịng đảng ủy tỉnh, thủ đơ.
Ban tổ chức tỉnh, thủ đô.
Ban kiểm tra đảng cấp tỉnh, thủ đô.
Ban tun huấn tỉnh, thủ đơ.
Trường chính trị và hành chính tỉnh, thủ đô.
Mặt trận xây dựng đất nước tỉnh, thủ đơ.
Các tổ chức đồn thể quần chúng như thanh niên, hội phụ nữ, cơng đồn

và cựu chiến binh tỉnh, thủ đô.
 Ban chấp hành đảng bộ huyện, thị trấn và thành phố
Ban chấp hành đảng bộ huyện, thị trấn và thành phố là cơ quan lãnh đạo của
đảng ở địa phương, có vai trị lãnh đạo hoạt động của ban chấp hành đảng bộ giữa hai
nhiệm kỳ Đại hội; Đại hội đại biểu huyện, thị trấn và thành phố triệu tập 5 năm 1 lần;
có thể tiến hành Đại hội đại biểu nhanh hơn hoặc muộn hơn không quá 1 năm, song

phải có sự đồng ý của cấp trên và phải thông báo cho cấp dưới biết; khi trường hợp
cần thiết có thể triệu tập Đại hội giữa nhiệm kỳ.
Các cơ quanthực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban chấp hành đảng bộ huyện,
thị trấn và thành phố là:






Văn phịng huyện ủy, thị trấn và thành phố.
Ban tổ chức huyện, thị trấn và thành phố.
Ban kiểm tra huyện, thị trấn và thành phố.
Ban tuyên huấn huyện, thị trấn và thành phố.
Mặt trận xây dựng đất nước huyện, thị trấn và thành phố.
17


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ



Các tổ chức đồn thể quần chúng, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Cơng

đồn, Cựu chiến binh huyện, thị trấn và thành phố.
 Tổ chức cơ sở đảng
Tổ chức cơ sở đảng là đơn vị cơ sở của đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là
nơi sinh hoạt đảng của đảng viên, là đơn vị giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp đảng viên
mới, là đơn vị tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, Điều lệ đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước thành hiện thực; tổ chức cơ sở đảng gồm có đảng ủy, chi bộ cơ

sở và chi bộ cơ sở trực thuộc đảng ủy cở sở, được tổ chức theo các đơn vị cơ sở bản,
cụm bản, đơn vị hành chính, đơn vị chun mơn, trường học, bệnh viện, đơn vị lực
lượng vũ trang, doanh nghiệp, kinh doanh trong và nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân
và đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng. Nếu
chưa đủ 3 đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh
hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp; tổ chức cơ sở đảng dưới 30 đảng viên chính thức,
lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc; tổ chức cơ sở đảng có từ 30 đảng viên
chính thức trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy, song cấp ủy
cấp trên đồng ý.
Tổ chức cơ sở đảng ở bản là chi bộ bản có đảng viên chính thức từ 3 đồng chí
trở lên,có vai trị là hạt nhân chính trị ở cơ sở bản.
Tổ chức cơ sở đảng ở cụm bản hoặc bản lớn.Đảng bộ cụm bản hoặc bản lớn
“được tổ chức ở những cụm bản có từ 5 bản nhỏ hoặc nhiều hơn và có từ 3 chi bộ hoặc
nhiều hơn và có đảng viên chính thức từ 30 đồng chí trở lên; là hạt nhân chính trị trong
hệ thống chính trị ở bản và cụm bản phát triển.
2.3.3 Vai trò của Đảng nhân dân Cách mạng Lào
Trước năm 1975, hậu phương cách mạng của Lào chỉ có 2 tỉnh phía Bắc là:
Phơng Xa Ly và Hủa Phăn, cịn diện tích đất đai phần lớn thuộc về sự cai trị của thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Kể từ ngày ra đời (22-3-1955) Đảng Nhân dân Lào nay là Đảng Nhân dân cách
mạng Lào đã khắc vào lịch sử oai hùng của đất nước và dân tộc Lào những mốc son
chói lọi. Đảng đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi vang dội ngày 212-1975, giải phóng hồn tồn đất nước khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ
18


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

nghĩa thực dân cũ và mới, lập nên nước CHDCND Lào, đưa dân tộc bước vào kỷ
nguyên mới đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới: Hịa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống
nhất, Thịnh vượng.

Sau khi đất nước được giải phóng và tuyên bố nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào, Đảng NDCM Lào đã đề ra chính sách thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa
bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và vươn lên của toàn
dân, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các nước anh em, đặc biệt là Việt Nam đã
giúp Đảng NDCM Lào lớn mạnh cả số lượng và chất lượng, giành được nhiều thành
tựu to lớn, đó là khắc phục hậu quả chiến tranh, giữ vững ổn định chính trị, làm cho
đời sống của nhân dân ổn định...
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Đảng lãnh đạo nhân dân đẩy lùi
mọi khó khăn thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên vững chắc, kinh tế tăng trưởng
liên tục, tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quan
hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á (ASEAN), tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần
nâng cao uy tín và địa vị của CHDCND Lào trên trường quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Lào đã đạt được một số thành tựu nổi
bật trong sự nghiệp đổi mới đất nước như sau:
 Lĩnh vực kinh tế - xã hội

Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước
ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế,...
Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng việc hợp tác giao lưu,
thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, đặc biệt là với Việt Nam. Thương mại hai
chiều giữa hai nước Việt - Lào cũng không ngừng tăng cao với kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 734 triệu USD trong năm 2011, tăng 50% so với năm 2010. Tính đến nay,
Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 2 tại Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào
Lào hơn 400 dự án quan trọng với tổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD. Dự báo, đầu tư
của doanh nghiệp Việt Nam 5 tỷ USD vào năm 2020.
Với chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào
văn minh hiện đại, ngành giáo dục Lào đã có bước tiến dài. Hệ thống giáo dục hằng
19



Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

năm đã đào tạo ra một số lượng lớn cán bộ có chun mơn phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngồi số tự đào tạo được, hằng năm Lào
cịn gửi hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập.
 Lĩnh vực quốc phịng – an ninh

Cơng tác xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng nhân dân, xây dựng mạng
lưới an ninh cơ sở được triển khai đều khắp. Lực lượng vũ trang an ninh nhân dân
được sự giúp đỡ của quần chúng, phối hợp với chính quyền đoàn thể các cấp đã lần
lượt phát hiện, truy quét nhiều cơ sở phản động ngầm, kịp thời phát hiện và đập tan
các âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh cho các hội nghị
quốc gia, quốc tế tổ chức ở Lào...
Đất nước Lào ngày nay có chính trị ổn định, quốc phịng - an ninh được giữ
vững, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm, nhân dân có tinh thần đoàn kết, kinh tế tăng
trưởng liên tục, đời sống vật chất và tinh thần, văn hóa của nhân dân khơng ngừng
được cải thiện.
 Lĩnh vực đối ngoại

Thực hiện chính sách đối ngoại này, Lào đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ
của nhiều nước trên thế giới, tranh thủ được vốn, kỹ thuật vào phát triển đất nước, từ
đó tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội.
Hiện nay, Lào thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt đại sứ quán ở 25
nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở Niu Oóc, Giơnevơ và có quan hệ với
gần 100 chính đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế
(Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, ACMEC...).
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là đội tiên phong của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, là tổ chức chặt chẽ nhất, đại diện cho lợi ích chính đáng của giai

cấp công nhân Lào yêu nước và của cả quốc gia, dân tộc; ĐNDCM Lào lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phômvihản và truyền thống của Đảng làm cơ sở lý
luận, tư tưởng khoa học và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.Đồng thời đã kế
thừa những giá trị khoa học, tiến bộ của nhân loại trên thế giới, vận dụng những kinh
nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn và điều kiện cụ thể của đất nước Lào;
20


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, của Đảng, tinh thần đoàn kết thống nhất
toàn dân gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô
sảnnhằm đề ra chủ trương, đường lối của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
trong mọi lĩnh vực; chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa đa
ngun chính trị.
2.4 Nhà nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào
Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước cộng hoà dân chủ nhân
dân. Tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân
mà nền tảng là giai cấp cơng nhân, nơng dân và đội ngũ trí thức.
Bộ máy Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bao gồm: Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Tịa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Chính quyền địa
phương.
 Quốc hội

Là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân các dân tộc là cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước, là cơ quan lập pháp, thực hiện chức năng thông qua
Hiến pháp và pháp luật, quyết định các vấn đề cơ bản, quan trọng của quốc gia và
giám sát tối cao việc tôn trọng và thực hiện Hiếp pháp, pháp luật của các cơ quan nhà
nước.
Quốc hội có quyền bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc

hội, các uỷ viên Ban Thường vụ Quốc hội; bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch nước theo kiến nghị của Ban thường vụ Quốc hội; xem xét thông qua kiến
nghị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân Tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước;
xem xét và thông qua cơ cấu bộ máy của Chính phủ; bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thành
viên Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi khố Quốc hội có nhiệm
kỳ 5 năm.
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia nước CHDCND Lào, là người thay mặt
nhân dân các dân tộc về mặt đối nội và đối ngoại, là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo độc
lập, chủ quyền, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ tịch nước được Quốc hội bầu với
21


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

hơn 2/3 tổng số thành viên Quốc hội tham gia tán thành. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước
theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước nắm giữ vị trí khơng q hai nhiệm kỳ
liên tiếp. Chủ tịch nước có Văn phịng Chủ tịch nước.
 Chính phủ

Là cơ quan hành chính có chức năng quản lý hành chính Nhà nước về mọi mặt
và thống nhất trên toàn quốc và chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước.
Chính phủ Lào là cơ quan hành pháp cao nhất của nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào. Chính phủ quản lý thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ cơng trên tất cả
các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phịng, ngoại giao, văn hố-xã hội, giáo
dục đào tạo, y tế… Chính phủ có nghĩa vụ thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết
của Quốc hội, Nghị định và Sắc lệnh của Chủ tịch nước. Chính phủ bao gồm Thủ
tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với nhiệm kỳ công
tác theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Chính phủ gồm 18 Bộ (Quốc phòng; An ninh; Nội vụ; Ngoại giao; Y tế; Tài chính;

Tư pháp; Nơng nghiệp và Lâm nghiệp; Cơng thương; Giáo dục và Thể thao; Khoa học
và Công nghệ; Năng lượng và Khai khoáng; Lao động và Phúc lợi xã hội; Thơng tin,
Văn hóa và Du lịch; Kế hoạch đầu tư; Tài ngun và Mơi trường; Bưu chính, Viễn
thơng và Thơng tin; Cơng chính và Vận tải và 3 cơ quan ngang Bộ gồm: Ngân hàng
Nhà nước Lào, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Thủ tướng.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phân chia chính quyền địa phương thành ba
cấp: cấp tỉnh, huyện và bản. Trong trường hợp cần thiết, có thể tổ chức một vùng đặc
biệt theo quyết định của Quốc Hội. Chính quyền địa phương là cơ quan quản lý nhà
nước tại địa phương. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và
Hội đồng nhân dân.
Tổ chức hành chính tỉnh là Chủ tịch tỉnh, tổ chức hành chính thành phố là Chủ tịch
thành phố, tổ chức hành chính huyện là Chủ tịch huyện, tổ chức hành chính thị xã là
Chủ tịch thị xã và tổ chức hành chính xã là Chủ tịch xã.
 Hội đồng nhân dân

22


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân các dân tộc Lào, là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện vai trị xem xét việc thơng qua các
văn bản pháp luật quan trọng, quyết định các vấn đề cơ bản của địa phương và giám
sát hoạt động của các cơ quan chính quyền tại địa phương của mình. Hội đồng nhân
dân thành lập theo cấp hành chính địa phương, bao gồm hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
huyện, bản. Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp bản có thể được thành lập theo
quyết định của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo nhiệm kỳ
của Quốc hội.
Chính phủ giao trách nhiệm cho cơ quan chính quyền địa phương là người quản lý địa
giới, tài nguyên thiên nhiên và nhân dân để bảo vệ và xây dựng địa phương của mình

phát triển, giàu có, hạnh phúc.
 Tịa án nhân dân

Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực hiện quyền
tư pháp. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Toà án nhân dân Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào bao gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án địa phương và Tồ án
qn sự. Trong trường hợp cần thiết, Tịa án khác có thể được thành lập theo quyết
định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
 Viện kiểm sát nhân dân

Là cơ quan thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tôn trọng, cưỡng chế thi
hành luật trong phạm vi cả nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp
pháp của nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát qn sự
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH KIÊM NHIỆM - CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO VÀ SỰ VẬN DỤNG MƠ HÌNH KIÊM NHIỆM Ở VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
3.1 Mơ hình kiêm nhiệm – Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào
Có thể hiểu, mơ hình kiệm nhiệm là mơ hình ở đó hệ thống tổ chức bộ máy nhà
nước được tổ chức theo mô hình kiêm nhiệm của cán bộ lãnh đạo - quản lý chủ chốt,
vừa là lãnh đạo cơ quan của Đảng đồng thời cũng là người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước.
23


Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Mơ hình kiêm nhiệm đã được hình thành và tồn tại khá lâu, nhưng ở mỗi nước
lại có đặc thù riêng phụ thuộc vào chế độ chính trị của quốc gia đó.
Xuất phát từ hồn cảnh cụ thể cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng NDCM Lào trực

tiếp lãnh đạo, qua thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo phong trào cách mạng đã xác định:
xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, do nhân dân lao động các bộ tộc làm chủ,
dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Việc chia tách chức danh bí thư đảng và người
đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước đều được triển khai thử nghiệm ở những nơi
có điều kiện, là một mơ hình tham khảo để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên thực tế cho
thấy, việc chia tách chức danh đảng và chính quyền ra riêng thì khơng phù hợp với
đặc điểm văn hóa, phong tục, truyền thống của nền hành chính Lào. Từ Đại hội IX
đến nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào thực hiện chế độ kiêm nhiệm hai chức vụ,
trong hệ thống hành chính, đồng chí bí thư đồng thời là tỉnh trưởng, huyện trưởng
hoặc trưởng bản, nghĩa là được tổ chức thực hiện ở tất cả các cơ quan từ Trung ương
đến cơ sở. Đây là một vấn đề cấp thiết để thu gọn bộ máy, mọi cơng việc có thể triển
khai và tiến hành tốt hơn và nhanh hơn. Việc phát huy vai trị của mơ hình này trong
thời gian qua đã giành được nhiều thắng lợi to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển đất
nước. Đây là nét đặ thù riêng biệt trong hệ thống chính trị của Lào.
Trong điều kiện đội ngũ cán bộ còn thiếu Đảng NDCM Lào là Đảng duy nhất
cầm quyền. Dơ vậy, ngồi chức vụ trong nội bộ Đảng do Đảng giao thì Bộ chính trị
hay Ủy viên Trung ương Đảng vẫn có thêm chức vụ trong nhà nước.
 Mơ hình kiêm nhiệm có ưu điểm: Tăng cường lãnh đạo của đảng đối với
chính quyền; việc kiêm chức khi xét chức năng, nhiệm vụ cơ bản là
thống nhất giữa cơng tác Đảng và chính quyền; kiêm chức là thu gọn đầu
mối trong việc quyết định và triển khai cơng việc nhanh chóng.
Kiêm chức cả Đảng và Nhà nước là thể hiện tính đặc thù khách quan của Lào,
tạo cho bộ máy gọn nhẹ, nhất là trong điều kiện đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu, làm cho
triển khai công việc được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
3.2 Vận dụng mơ hình kiêm nhiệm ở Việt Nam
Trong lịch sử chế độ xã hội chủ nghĩa cũng thực hiện theo mơ hình kiêm nhiệm
và Lênin đã lý giải đó là sự cần thiết của cách mạng. Do vậy, thực hiện mơ hình kiêm
nhiệm chức vụ Đảng và Nhà nước ở các cấp không phải là nguyên tắc máy móc,

24



Học phần: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

khơng thay đổi được mà còn phải biết vận dụng vào trong điều kiện cụ thể của từng
địa phương phù hợp với thực tiễn của tổ chức và chủ thể.
Ở nước ta, thực hiện theo “Nghị quyết số 18 – NQ/TW, ngày 25/10/2017 của
Ban chấp hành trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, đã tổ chức
thực hiện mơ hình này ở cấp địa phương, rút ra được một số ưu điểm và hạn chế nhất
định.
Hệ thống chính trị ở nước ta được thiết lập và vận hành theo nguyên tắc “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, mỗi thiết chế trong hệ thống đều có vị trí,
vai trị, trách nhiệm khác nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống
nhất. Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, xã hội và cả hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thông qua các chủ trương, đường lối, công tác
cán bộ và vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên.
 Ưu điểm
Tinh giảm bộ máy nhà nước, làm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia vì sẽ tiết
kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn về tiền lương.
Đẩy lui tình trạng chồng chéo trong khi thực hiện cơng việc, nâng cao trách
nhiệm của cơ quan đó. Giảm các cuộc họp giữa cấp ủy và thường trực ủy ban. Bởi lẽ,
để lãnh đạo, chỉ đạo thì phải tổ chức các cuộc họp để quán triệt, chỉ đạo của cấp ủy với
ủy ban. Ở nhiều địa phương hiện nay, thời gian tổ chức các cuộc họp quán triệt như
vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước.
Thực hiện nhất thể hóa sẽ giúp tinh gọn bộ máy, phù hợp với xu thế, yêu cầu cải
cách bộ máy hành chính nhà nước và cải cách hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
 Hạn chế

Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng, hội đồng nhân dân và ủy

ban nhân dân cấp xã hiện nay được quy định khá rộng, chưa phù hợp với thực tế và
khả năng tổ chức thực hiện, cơng tác cải cách hành chính cịn nhiều hạn chế.
Dễ dẫn đến tình trạng: Độc đốn, chun quyền, vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ trong trong lãnh đạo, điều hành công việc.

25


×