Tải bản đầy đủ (.pdf) (338 trang)

Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro, nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.82 MB, 338 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

HUỲNH JAPAN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC CHO VAY ĐẾN
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

MTV

Một thành viên

NHNN



Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh

Từ viết

Cụm từ tiếng Anh

tắt
G-HHI

Generalized Herfindahl-Hirschman

Cụm từ tiếng Việt
Chỉ số đa dạng hoá HHI tổng quát

Index
GDP


Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized method of moments

Phương pháp moment tổng quát

HHI

Herfindahl-Hirschman Index

Chỉ số đa dạng hố HHI

LLR

Loan loss reserves

Dự phịng rủi ro tín dụng

NIM

Net interest margin

Biên lãi rịng

NPL


Non-performing loan

Nợ xấu

OLS

Ordinary least squares

Bình phương tối thiểu thông thường

ROA

Return on assets

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return on equity

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SE

Shannon Entropy

Chỉ số đa dạng hoá SE

VSIC


Vietnam Standard Industrial

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của

Classification

Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN ................................................................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................vi
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
1.1. Cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 4
1.5. Đóng góp của luận án ............................................................................................................ 5
1.6. Bố cục của luận án ................................................................................................................. 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......... 8
2.1 Cơ sở lý luận về đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng ...................................... 8
2.1.1 Danh mục cho vay ...................................................................................................8
2.1.2 Đa dạng hóa danh mục cho vay .............................................................................13
2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng ......................................................................... 17
2.2.1 Lợi nhuận của ngân hàng .......................................................................................17
2.2.2 Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng.........................................................................18
2.3 Cơ sở lý luận về rủi ro của ngân hàng ................................................................................ 19
2.3.1 Rủi ro của ngân hàng .............................................................................................19
2.3.2 Đánh giá rủi ro của ngân hàng ...............................................................................21
2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 24


viii
2.4.1 Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi
nhuận và rủi ro của ngân hàng ........................................................................................24
2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của đa dạng hóa danh mục cho
vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng .....................................................................28
2.4.3 Vai trò điều tiết của một số đặc điểm đặc thù của ngân hàng ...............................34
2.4.4 Một số đánh giá về tình hình nghiên cứu ..............................................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 48
3.1 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................................. 48
3.1.1 Kiểm định tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro
của ngân hàng .................................................................................................................48

3.1.2 Kiểm định vai trò của các nhân tố điều tiết đối với tác động của đa dạng hóa danh
mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng .....................................................................49
3.2 Các biến nghiên cứu .............................................................................................................. 50
3.2.1 Lợi nhuận ngân hàng .............................................................................................50
3.2.2 Rủi ro ngân hàng ....................................................................................................51
3.2.3 Đa dạng hóa danh mục cho vay .............................................................................52
3.2.4 Các biến kiểm soát và các biến điều tiết ................................................................57
3.3. Phương pháp ước lượng ...................................................................................................... 69
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................................ 72
3.4.1 Thu thập và xử lý dữ liệu .......................................................................................72
3.4.2 Thống kê mơ tả và phân tích tương quan ..............................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 88
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN........................................... 90
4.1 Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng ................ 90
4.1.1 Kết quả hồi quy ......................................................................................................90
4.1.2 Thảo luận kết quả...................................................................................................98
4.2 Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro của ngân hàng ....................... 99
4.2.1 Kết quả hồi quy ......................................................................................................99
4.2.2 Thảo luận kết quả.................................................................................................100


ix
4.3 Vai trò của các nhân tố điều tiết đối với tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay
đến lợi nhuận của ngân hàng .................................................................................................... 108
4.3.1 Kết quả hồi quy ....................................................................................................109
4.3.2 Thảo luận kết quả.................................................................................................130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................................. 135
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................................... 136
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 136
5.2 Hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................................................................... 138

5.2.1 Hàm ý trong xây dựng chính sách quản lý ..........................................................138
5.2.2 Hàm ý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ....................................................139
5.2.3 Hàm ý trong nghiên cứu ......................................................................................139
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai ......................................................... 140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 142
PHỤ LỤC
DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CƠNG BỐ


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu cùng chủ đề ................................................... 33
Bảng 3.1. Định nghĩa, nguồn dữ liệu và tác động kỳ vọng của các biến giải thích ................ 68
Bảng 3.2. Định nghĩa, nguồn dữ liệu và tác động kỳ vọng của các biến điều tiết khi tương tác
với biến đa dạng hoá danh mục cho vay ....................................................................................... 69
Bảng 3.3. Thống kê mô tả ............................................................................................................... 76
Bảng 3.4. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................................. 87
Bảng 4.1. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến lợi nhuận trên tài sản ... 92
Bảng 4.2. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến lợi nhuận trên tài sản ...... 93
Bảng 4.3. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu ..................................................................................................................................................... 94
Bảng 4.4. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu ..................................................................................................................................................... 95
Bảng 4.5. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến biên lãi ròng .................. 96
Bảng 4.6. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến biên lãi ròng ..................... 97
Bảng 4.7. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến dự phòng rủi ro ........... 101
Bảng 4.8. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến dự phòng rủi ro ............. 102
Bảng 4.9. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến nợ xấu .......................... 103

Bảng 4.10. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến nợ xấu........................... 104
Bảng 4.11. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (HHI) đến chỉ số Z-score ........... 105
Bảng 4.12. Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay (SE) đến chỉ số Z-score .............. 106
Bảng 4.13. Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng đối với tác động của đa dạng hoá danh
mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ....................................................................................... 110
Bảng 4.14. Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng đối với tác động của đa dạng hoá danh
mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ....................................................................... 111
Bảng 4.15. Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng đối với tác động của đa dạng hố danh
mục cho vay đến biên lãi rịng ..................................................................................................... 112
Bảng 4.16. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đa dạng hoá danh mục
cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ............................................................................................... 114
Bảng 4.17. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đa dạng hoá danh mục
cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ................................................................................ 115


xi
Bảng 4.18. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với tác động của đa dạng hoá danh mục
cho vay đến biên lãi ròng .............................................................................................................. 116
Bảng 4.19. Vai trị điều tiết của mơ hình kinh doanh (thu nhập ngồi lãi) đối với tác động của
đa dạng hố danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ....................................................... 118
Bảng 4.20. Vai trị điều tiết của mơ hình kinh doanh (thu nhập ngoài lãi) đối với tác động của
đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên trên vốn chủ sở hữu ................................ 119
Bảng 4.21. Vai trò điều tiết của mơ hình kinh doanh (thu nhập ngồi lãi) đối với tác động của
đa dạng hoá danh mục cho vay đến biên lãi ròng ...................................................................... 120
Bảng 4.22. Vai trò điều tiết của sức mạnh thị trường đối với tác động của đa dạng hoá danh
mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản ....................................................................................... 122
Bảng 4.23. Vai trò điều tiết của sức mạnh thị trường đối với tác động của đa dạng hoá danh
mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ....................................................................... 123
Bảng 4.24. Vai trò điều tiết của sức mạnh thị trường đối với tác động của đa dạng hoá danh
mục cho vay đến biên lãi ròng ..................................................................................................... 124

Bảng 4.25. Tác động phi tuyến của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên tài sản
theo hàm rủi ro (dự phòng rủi ro) ................................................................................................ 126
Bảng 4.26. Tác động phi tuyến của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu theo hàm rủi ro (dự phòng rủi ro) ................................................................................... 127
Bảng 4.27. Tác động phi tuyến của đa dạng hố danh mục cho vay đến biên lãi rịng theo hàm
rủi ro (dự phòng rủi ro) ................................................................................................................. 128
Bảng 4.28. Khảo sát tính biến thiên của các mơ hình dạng chữ U ngược .............................. 129


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Đa dạng hố danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ số HHI và
SE trong giai đoạn 2008–2019 ....................................................................................................... 78
Hình 3.2. Lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 ........................... 80
Hình 3.3. Rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019 .................................. 81
Hình 3.4. Xu hướng tăng trưởng quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2008–2019 ........................................................................................................................................ 83
Hình 3.5. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008–2019
............................................................................................................................................................ 85

Hình 3.6. Sức mạnh thị trường của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ số Lerner giai đoạn
2008–2019 ........................................................................................................................................ 86
Hình 4.1. Mơ hình tác động phi tuyến dạng chữ U theo hàm rủi ro LLR .............................. 130


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu

Với tính chất trung gian trong các giao dịch tài chính, ngân hàng đóng vai trị hết sức
quan trọng trong mắc xích luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người đi vay. Trong xu
thế hiện đại hóa của hoạt động ngân hàng, các mảng nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống
ngân hàng đang dần chuyển dịch sang hướng phi truyền thống, nhằm đa dạng hóa các hoạt
động sinh lời của mình và giảm đi rủi ro từ nghiệp vụ cho vay truyền thống. Tuy nhiên, với
bản chất là trung gian luân chuyển vốn – vừa huy động và vừa cho vay thì có thể thấy rằng
với hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện nay, cho
vay vẫn luôn là hoạt động kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất.
Để xây dựng các danh mục cho vay, các ngân hàng có thể tiếp cận chiến lược đa dạng
hóa hoặc tập trung. Một mặt, các quốc gia đưa ra các quy định hạn chế với ngân hàng trong
việc cấp vốn cho một người vay hoặc một nhóm người có liên quan, khuyến khích họ “đặt
trứng vào nhiều rổ” để phân tán rủi ro và đề cao sự an toàn cho danh mục cho vay. Tuy nhiên
mặt khác, một số ngân hàng quyết định tham gia vào các lĩnh vực mà họ có chun mơn, kinh
nghiệm và hưởng lợi thế so sánh nhằm hướng đến mục tiêu lợi nhuận tối ưu. Khi đó việc dàn
trải nguồn vốn đầu tư sang nhiều lĩnh vực có thể gây tốn kém nhiều nguồn lực và làm giảm
khả năng kiểm soát rủi ro. Khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 bắt nguồn từ chính việc
các ngân hàng cho vay quá nhiều vào ngành bất động sản vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh
tế vĩ mô. Vấn đề chạy theo lợi nhuận ở một lĩnh vực được cho là sinh lời cao đã gây ra một
sự tập trung danh mục tín dụng cao, và rồi thực tế đã cho thấy rằng một cú sốc đã làm lay
chuyển cả ngành ngân hàng. Như vậy, đa dạng hóa hay tập trung trong danh mục cho vay đã
trở thành một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận liên quan đến chiến lược kinh
doanh của các ngân hàng và cả sự ổn định của hệ thống tài chính.
Tại Việt Nam, nền tảng ban đầu của ngành ngân hàng là đi lên từ một hệ thống với nhiều
ngân hàng chuyên doanh; ở đó họ chỉ tập trung vào một mảng kinh doanh nhất định được
xem là thế mạnh và có nhiều chun mơn, kinh nghiệm cũng như nguồn lực để khai thác. Qua
thời gian, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thì dần dần các ngân hàng đã
mở rộng cho vay sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề và tiếp cận đến nhiều loại đối tượng hơn.
Tuy vậy, liệu hướng đi này có đem lại hiệu quả dựa trên sự cân bằng của rủi ro và lợi nhuận
mà các ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua? Hơn nữa, với một nền kinh tế đang tăng
trưởng nhanh và phụ thuộc rất nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng thì các chiến lược cho vay



2
của ngân hàng lại càng có ý nghĩa quan trọng. Qua đây có thể thấy việc phải tìm hiểu một
danh mục cho vay nên được thiết kế như thế nào, cụ thể là tập trung hơn hay đa dạng hoá hơn,
sẽ mang lại hiệu quả cho các ngân hàng dưới góc nhìn tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro tại
thị trường Việt Nam là rất cần thiết.
Dưới góc độ các nghiên cứu có liên quan, nhiều tài liệu về đa dạng hóa đã được xây
dựng chi tiết và phổ biến hơn trong tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khốn, mặc dù
khơng có sự đồng thuận tuyệt đối về việc liệu các doanh nghiệp đa dạng hoá kinh doanh có
xu hướng hoạt động tốt hơn so với các doanh nghiệp chuyên doanh hay các nhà đầu tư chứng
khoán sẽ sinh lời cao hơn (Aarflot và Arnegård 2017). Hơn nữa, những phát hiện trong khía
cạnh tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khốn nói chung khơng thể áp dụng cho ngành
ngân hàng, khi mà các nhóm chủ thể xem xét có cách thức tổ chức và chiến lược kinh doanh
khác nhau. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có kết luận thống nhất dưới góc độ quan sát
từ nhiều quốc gia khác nhau rằng đa dạng hóa là có ích hay bất lợi đối với ngân hàng (ví dụ,
Acharya và cộng sự 2006; Hayden và cộng sự 2007; Behr và cộng sự 2007; Rossi và cộng sự
2009; Tabak và cộng sự 2011; Chen và cộng sự 2014). Đáng chú ý, các nghiên cứu hiện có
hầu như chưa quan tâm đến vai trò điều tiết của các biến nội tại ngân hàng, qua đó chưa làm
sáng tỏ được sự khác biệt từ ảnh hưởng của da dạng hoá danh mục cho vay giữa các nhóm
ngân hàng với đặc điểm khác nhau.
Về phạm vi khảo sát, các nghiên cứu chủ yếu khai thác các quốc gia đã phát triển trên
thế giới hay một vài thị trường mới nổi có quy mơ lớn, ví dụ như Trung Quốc hay Brazil.
(Tabak và cộng sự 2011; Chen và cộng sự 2014), trong khi đó thì chưa có một nghiên cứu
tồn diện nào làm sáng tỏ câu hỏi này tại một quốc gia đang phát triển với quy mơ nền kinh
tế cịn khá nhỏ với tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ vào vốn ngân hàng như Việt Nam. Trên thực
tế, thị trường Việt Nam hiện tại đang sở hữu một hệ thống ngân hàng lớn dần và cũng đang
rất cần câu trả lời để làm sáng tỏ vấn đề về tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đối
với lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng.

Như vậy, với tính chất cần thiết trong ứng dụng thực tế để hỗ trợ cho chính sách quản
lý và chiến lược điều hành, cùng với một khoảng trống nghiên cứu cần được khai thác, tác
giả đã chọn đề tài “Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro:
Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận án nghiên cứu.


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích thực nghiệm tác động của đa dạng hoá
danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Các phát hiện từ nghiên
cứu có thể cung cấp những hàm ý quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và ban
điều hành ngân hàng, trong bối cảnh các ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hoá
danh mục cho vay trước áp lực lớn từ vấn đề cạnh tranh trên thị trường ngân hàng và các quy
định pháp lý đang đặt ra giới hạn nhằm hạn chế tính tập trung của danh mục cho vay.
Để đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể sau mà nghiên cứu cần thực hiện
như sau:
• Phân tích tác động tổng thể của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam.
• Phân tích tác động tổng thể của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro của các NHTM
Việt Nam.
• Phân tích vai trò điều tiết của các nhân tố đặc thù ngân hàng, gồm quy mô tài sản, sở
hữu nhà nước, mô hình kinh doanh, sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro, đối với tác
động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng nhằm tìm ra các mối
tương quan có điều tiết.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là sự tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi
nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu có phạm vi được giới hạn như sau:
Giới hạn không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về tình hình tài
chính của các NHTM Việt Nam thơng qua các báo cáo tài chính được công bố hàng năm, đặc
biệt khai thác các thuyết minh báo cáo tài chính của từng ngân hàng để có được các dữ liệu

chi tiết về danh mục cho vay. Có những năm mà một số ngân hàng khơng cơng khai báo cáo
tài chính hoặc báo cáo tài chính khơng đầy đủ thông tin cần thiết mà đặc biệt là thuyết minh
báo cáo tài chính, do đó dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel
data) gồm tất cả 30 NHTM Việt Nam đang hoạt động. Để tránh những dao động lớn trong giá
trị ngoại lai của dữ liệu và khác biệt trong hành vi kinh doanh, nghiên cứu đã không xem xét
những ngân hàng tự nguyện bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác và các ngân
hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại bắt buộc bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đặc biệt,


4
các ngân hàng khơng có thuyết minh báo cáo tài chính trong đó cung cấp thơng tin chi tiết về
dư nợ của ngân hàng cũng không được đưa vào mẫu khảo sát.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành cho giai đoạn 2008–2019, để phù
hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo quyết định số
16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với
các ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 09/07/2007 thì danh mục cho vay khách hàng của ngân
hàng nêu trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải chi tiết các khoản mục dư nợ. Đây là
yêu cầu cần thiết để đảm bảo độ chính xác và khả năng khai thác của dữ liệu cần thiết cho
nghiên cứu. Do tính trễ trong vấn đề triển khai quy định nên nghiên cứu bắt đầu kỳ khảo sát
báo cáo tài chính từ năm 2008.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Mức độ đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng
được xem xét trên khía cạnh dư nợ cho vay khách hàng (khơng tính đến các khoản mục cho
vay khác ví dụ như cho vay liên ngân hàng, cho vay chính phủ) theo ngành nghề kinh tế,
thông qua việc sử dụng các chỉ số đánh giá đa dạng hoá là Herfindahl-Hirschman (HHI) và
Shannon Entropy (SE). Nghiên cứu khơng phân tích việc tập trung dư nợ vào bất kỳ ngành
nghề cụ thể nào. Lợi nhuận của ngân hàng được tiếp cận theo hướng lợi nhuận tổng thể (đo
lường bằng lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và thu nhập lãi (đo lường
bằng biên lãi ròng). Rủi ro của ngân hàng được tiếp cận theo hướng rủi ro tín dụng – loại rủi
ro đặc thù nhất và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng – đo lường bằng
các hệ số trích lập dự phịng và nợ xấu của ngân hàng, và cả rủi ro tổng thể gắn liền với sự ổn

định tài chính của ngân hàng, đo lường bằng chỉ số Z-score.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với mặt ý tưởng và định hướng, luận án kế thừa cách tiếp cận của các tác giả đi trước
trong việc xây dựng mơ hình bảng động khi nghiên cứu hành vi rủi ro và lợi nhuận của ngân
hàng. Để hoàn thiện mơ hình khảo sát tác động của đa dạng hố danh mục cho vay, ngồi các
biến giải thích đo lường đa dạng hố được quan tâm chính, nghiên cứu cịn kiểm soát các
nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô – đây đều là những nhân tố có tác động đáng kể
đến rủi ro và lợi nhuận ngân hàng căn cứ theo các tài liệu lý thuyết và thực nghiệm hiện có.
Tác giả xây dựng các mơ hình kết hợp các biến nghiên cứu khác nhau để đạt được các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
• Thứ nhất, phân tích tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận: Biến
giải thích chính là đa dạng hoá danh mục cho vay (Diversification) được xem xét trên


5
khía cạnh dư nợ cho vay theo ngành kinh tế, thông qua các thang đo riêng biệt là chỉ số
HHI và SE. Lợi nhuận đóng vai trị biến phụ thuộc, đo lường lần lượt bằng lợi nhuận
trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và biên lãi rịng (NIM). Các
biến kiểm sốt phù hợp được đưa vào mơ hình, trên cả góc độ biến đặc thù ngân hàng
và biến kinh tế vĩ mơ.
• Thứ hai, phân tích tác động của của đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro: Tương
tự như khi đánh giá tác động đến lợi nhuận, và các biến đo lường rủi ro đóng vai trị biến
phụ thuộc. Các biến này sẽ được đánh giá lần lượt qua tỷ lệ dự phịng rủi ro trích lập, tỷ
lệ nợ xấu và chỉ số Z-score. Các yếu tố kiểm soát cũng được đưa vào để đảm bảo khả
năng giải thích tốt nhất cho mơ hình.
• Thứ ba, khảo sát các nhân tố quy mơ tài sản, sở hữu nhà nước, mơ hình kinh doanh, sức
mạnh thị trường và mức độ rủi ro với vai trị như biến điều tiết (Moderator) có thể ảnh
hưởng đến tác động của đa dạng hoá trong danh mục cho vay đến lợi nhuận: Các biến
tương tác của các biến đại diện cho từng yếu tố đặc thù với biến đa dạng hoá sẽ được
tạo và đưa vào các mơ hình cơ sở để tạo thành các mơ hình hồi quy mở rộng với biến

phụ thuộc là lợi nhuận ngân hàng. Hệ số ước lượng của các biến tương tác sẽ giúp xác
định sự khác biệt trong cơ chế tác động của đa dạng hoá trong danh mục cho vay đến
lợi nhuận tại các nhóm ngân hàng khác nhau.
Với việc lựa chọn tiếp cận mơ hình động (dynamic) đối với dữ liệu bảng, nghiên cứu sẽ
sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM) (cụ thể dạng GMM hệ thống để
cho ước lượng hiệu quả hơn). Để đảm bảo tính vững (robustness) của các kết quả ước lượng,
nghiên cứu sử dụng nhiều thang đo thay thế đánh giá cùng một tiêu chí cần khảo sát. Sự nhất
quán trong các phát hiện khi mà các biến giải thích hay biến phụ thuộc được thay đổi sẽ là cơ
sở chỉ ra tính đáng tin cậy của các hàm ý trong nghiên cứu.
1.5. Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận, luận án có một số đóng góp quan trọng:
– Luận án bổ sung vào nhánh tài liệu nghiên cứu hiện có về đánh giá tác động của đa
dạng hóa danh mục cho vay đến cân bằng lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, dưới góc độ của
một quốc gia đang phát triển thu hút rất ít sự chú ý của các học giả.
– Về phần các nghiên cứu cho Việt Nam, luận án có thể được xem là nghiên cứu đầu
tiên khai thác toàn diện chủ đề về ý nghĩa của đa dạng hoá danh mục cho vay theo ngành kinh
tế, do đó rất kỳ vọng vào việc xây dựng cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu khác về sau.


6
– Luận án đã khắc phục hạn chế của các nghiên cứu trước khi tiến hành sử dụng một
loạt các phép đo đánh giá toàn diện các đối tượng được khảo sát, trong đó có sử dụng thang
đo biên lãi ròng cho lợi nhuận ngân hàng, chỉ số Z-score cho rủi ro ngân hàng và các chỉ số
đa dạng hoá HHI và SE căn cứ theo nhiều cách tổng hợp số lượng ngành khác nhau trên danh
mục cho vay để đảm bảo tính vững và độ tin cậy cao nhất của các kết quả nghiên cứu.
– Quan trọng hơn cả, luận án đã tiếp cận theo hướng tác động có điều tiết của đa dạng
hoá danh mục cho vay đối với lợi nhuận tại các nhóm ngân hàng có đặc điểm khác nhau,
thông qua sự điều tiết của các yếu tố quy mô tài sản, sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh,
sức mạnh thị trường và mức độ rủi ro. Chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào trước đây khai
thác toàn diện những yếu tố này.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp bằng chứng đáng tin cậy
giúp cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được tình hình tập
trung danh mục cho vay tại Việt Nam hiện đang như thế nào, đặc biệt là tác động của nó ra
sao đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng. Qua đó có thể đề ra các hàm ý chính sách và chiến
lược có cơ sở, liên quan đến định hướng đa dạng hoá danh mục cho vay để đạt được các mục
tiêu hài hoà giữa rủi ro và lợi nhuận. Căn cứ theo kết quả nghiên cứu về nhóm tác động có
điều tiết, những chính sách và chiến lược như thế cần được thiết lập phù hợp cho từng nhóm
đối tượng ngân hàng khác nhau để phát huy hiệu quả cao nhất.
1.6. Bố cục của luận án
Như những gì đã được trình bày, nội dung chương 1 nhằm giới thiệu những vấn đề trọng
tâm của nghiên cứu như động cơ lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Đặc biệt chương này cũng chỉ ra những đóng góp
quan trọng của luận án xét theo khía cạnh học thuật và thực tiễn. Chi tiết về những nội dung
được giới thiệu trong chương này sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo của luận án như
sau:
Chương 2. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu
Để khảo sát tác động thực nghiệm của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và
rủi ro của ngân hàng, trước hết các cơ sở lý luận liên quan đến các đối tượng nghiên cứu gồm
đa dạng hoá danh mục cho vay, lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng sẽ được trình bày. Tiếp
theo đó, chương này cũng nỗ lực cung cấp những hiểu biết đầy đủ và cập nhật nhất về tình
hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề đang được khảo sát. Tác động về cả lý thuyết lẫn thực
nghiệm của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng được tổng


7
hợp, qua đó làm rõ những khoảng trống nghiên cứu cần được khai thác. Bên cạnh đó, mặc dù
tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng chưa được xem xét thực
nghiệm với sự khác biệt tại các nhóm ngân hàng khác nhau, nhưng vai trò của các nhân tố nội
tại ngân hàng như quy mơ, sở hữu nhà nước, mơ hình kinh doanh hay sức mạnh thị trường
cũng được lược khảo trên cơ sở những tài liệu nghiên cứu hiện có để chỉ ra vai trò điều tiết

tiềm năng của những yếu tố này đối với tác động cần khảo sát.
Chương 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Nội dung chương này trình bày chi tiết cách thức mà luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu
để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đề ra. Theo đó, cách mà nghiên cứu được thiết kế
bao gồm mơ hình nghiên cứu, biến khảo sát, phương pháp ước lượng và nguồn dữ liệu sử
dụng được mô tả cụ thể, để vừa cho thấy sự phù hợp trong phương pháp tiếp cận và vừa đảm
bảo khả năng mô phỏng lại (replicate) thiết kế nghiên cứu một cách chính xác.
Chương 4. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
Dựa trên phương pháp tiếp cận đảm bảo tính phù hợp đã được xây dựng, chương này
trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu của luận án. Kết quả nghiên cứu được đối chiếu
với các tài liệu lý thuyết và thực nghiệm hiện có để đưa ra các lập luận lý giải phù hợp, hoặc
cung cấp các bằng chứng thực nghiệm mới để mở rộng chủ đề được khảo sát.
Chương 5. Kết luận và hàm ý
Từ những kết quả nghiên cứu giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra, chương này đưa
ra những kết luận sau cùng về những phát hiện chính của luận án. Quan trọng nhất, những
hàm ý chiến lược và chính sách được rút ra trực tiếp từ những phát hiện của luận án để làm
cơ sở tham khảo cho các nhà điều hành ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước. Một số hạn
chế trong quá trình nghiên cứu cũng được chỉ ra như là những điểm lưu ý khi các phát hiện
và hàm ý của luận án được tham khảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận án, tác giả đã trình bày cụ thể định hướng nghiên cứu nhằm
đạt được các mục tiêu với những nền tảng và công cụ cần thiết chuẩn bị. Với các phần tiếp
theo sau của luận án, tác giả sẽ bám sát định hướng đề ra một cách phù hợp nhất để qua đó
từng bước đạt đến các mục tiêu nghiên cứu đề ra cho luận án.


8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng
2.1.1 Danh mục cho vay
2.1.1.1 Danh mục cho vay
Nghiên cứu về danh mục cho vay đã được thực hiện rất nhiều tại các nước trên thế giới,
theo đó thì các khái niệm về danh mục cho vay cũng đã được rất nhiều học giả, tổ chức đưa
ra. Sau đây nghiên cứu sẽ tổng hợp lại một số nhận định tiêu biểu để từ đó rút ra định nghĩa
để làm cơ sở cho nghiên cứu.
Trước tiên bắt đầu với khái niệm mang tính tổng quát hơn về danh mục đầu tư. Theo từ
điển tài chính thì một danh mục đầu tư là một nhóm các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hàng
hóa, tiền và tài sản tương đương tiền, có thể bao gồm các tài sản có khả năng giao dịch, như
bất động sản, tác phẩm nghệ thuật và đầu tư tư nhân. Danh mục đầu tư được tổ chức trực tiếp
bởi nhà đầu tư hoặc được quản lý bởi các chuyên gia tài chính. Nhà đầu tư nên xây dựng danh
mục đầu tư phù hợp với khả năng chịu rủi ro và mục tiêu đầu tư của mình. Các nhà đầu tư
cũng có thể có nhiều danh mục đầu tư cho nhiều mục đích khác nhau.
Khái niệm danh mục đầu tư cũng được biết đến rộng rãi thơng qua cơng trình nghiên
cứu của Markowitz (1952) liên quan đến lý thuyết danh mục đầu tư và đường cong hiệu quả.
Tác giả đã sửa dụng các cơng cụ tốn học để mơ tả q trình xây dựng danh mục đầu tư qua
đó các nhà đầu tư sẽ có thêm phương án để lựa chọn danh mục đầu tư của mình. Theo
Markowitz (1952), danh mục đầu tư là “tập hợp/rổ các chứng khoán, mà trong đó trọng số
được xác định bằng tỷ trọng đầu tư vào từng chứng khoán trong danh mục so với tổng giá trị
của tồn bộ danh mục đầu tư.”.
Trong khi đó thì danh mục cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ở
hầu hết các ngân hàng, tương đối kém thanh khoản và có rủi ro tín dụng cao nhất (Koch và
MacDonald 2000). Cịn theo mơ tả của Morsman (2003) thì danh mục cho vay thường là tài
sản lớn nhất và tạo ra nguồn doanh thu chủ yếu của ngân hàng. Đồng thời, nó là một trong
những nguồn rủi ro lớn nhất đối với sự an toàn và hoạt động lành mạnh của ngân hàng. Theo
từ điển tài chính thì: “Danh mục cho vay là các khoản vay đã được thực hiện và đang chờ
được chi trả. Danh mục cho vay là tài sản chủ yếu của các ngân hàng, quỹ tín dụng và các tổ
chức cho vay khác. Giá trị của danh mục cho vay không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cho vay
mà còn phụ thuộc vào giá trị và khả năng chi trả các khoản vay đó.”.



9
Thông qua các nhận định được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, khái niệm về danh mục
cho vay của ngân hàng được tóm gọn như sau: “Danh mục cho vay là tập hợp bao gồm tất cả
các khoản cho vay của ngân hàng được xây dựng cho mục đích quản lý của ngân hàng và
được cơ cấu theo những tỷ lệ nhất định với nhiều tiêu thức khác nhau.”. Cùng với đó, danh
mục cho vay cịn là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng cân đối tài sản của các ngân
hàng, giá trị của một danh mục cho vay không chỉ được đo lường bằng lợi nhuận thu được
mà còn thể hiện ở chất lượng của các khoản vay hay nói cách khác là rủi ro mà từng khoản
vay trong danh mục cho vay mang lại.
Trong bối cảnh mà nền tảng quản trị ngân hàng chưa phát triển, danh mục cho vay có
thể hình thành ngẫu nhiên trong quá trình ngân hàng giải ngân vốn vay. Tuy nhiên đi cùng
với sự hồn thiện trong cơng tác quản lý và định hướng tín dụng của mỗi ngân hàng, cấu trúc
danh mục cho vay thường được lên kế hoạch và được kiểm sốt xun suốt trong q trình
hoạt động của ngân hàng. Qua nghiệp vụ hoạch định và cơ cấu danh mục cho vay, các nhà
quản trị của ngân hàng chủ động xác định tỷ trọng kế hoạch dư nợ cho vay từng ngành nghề,
từng khu vực địa lý, theo từng đối tượng khách hàng hay từng hình thức bảo đảm bằng tài sản
trong tổng thể danh mục cho vay của ngân hàng. Một danh mục cho vay thể hiện rất rõ định
hướng kinh doanh, khẩu vị rủi ro và cả tiềm lực hiện có của mỗi ngân hàng. Danh mục cho
vay cần được kiểm soát liên tục và từ đó có các cơng cụ điều chỉnh hợp lý theo diễn biến thực
tế thị trường nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định mà cổ đông của ngân hàng thống nhất thông
qua.
2.1.1.2 Phân loại danh mục cho vay
Tùy vào mục đích quản lý và nghiên cứu mà người ta có thể phân chia danh mục cho
vay theo những tiêu chí khác nhau như theo tài sản bảo đảm tiền vay, theo khu vực địa lý hay
theo đồng tiền cho vay,… Phù hợp với thực tế áp dụng tại hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau
đây luận án sẽ trình bày một số khía cạnh tiêu biểu nhất liên quan đến phân chia danh mục
cho vay theo thời hạn, theo đối tượng khách hàng và đặc biệt là theo ngành nghề kinh tế.
▪ Danh mục cho vay theo thời hạn

Với bản chất của hoạt động cho vay, sau khi được chấp thuận cho vay, người được cho
vay phải sử dụng vốn theo đúng với mục đích vay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn và phải
hoàn trả lại cho ngân hàng gốc và lãi vay sau một thời hạn nhất định. Như vậy có thể thấy với
mạng lưới người đi vay rất đa dạng của ngân hàng thì từ đó mục đích vay vốn cũng sẽ rất
phong phú. Gắn liền với những mục đích vay vốn này, ngân hàng sẽ cấp các khoản vay với


10
thời hạn cho vay phù hợp để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và cũng tạo cơ
sở cho đồng vốn an toàn quay trở về hệ thống ngân hàng của mình, tránh tối đa việc sử dụng
khơng đúng mục đích từ người đi vay. Nhu cầu vay vốn có thể là các nhu cầu mang tính ngắn
hạn như bổ sung vốn lưu động thiếu hụt phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu
dùng ngắn hạn hay những nhu cầu vốn mang tính dài hạn hơn như để mua sắm máy móc thiết
bị, xây dựng nhà xưởng, thực hiện dự án đầu tư bất động sản, giao thơng hạ tầng,... Do đó với
mỗi đặc tính của nhu cầu vay vốn khác nhau thì thời hạn cũng sẽ dài ngắn khác nhau và nhìn
chung căn cứ theo thời hạn cho vay của từng món vay, danh mục cho vay tại các ngân hàng
thường được phân làm ba nhóm là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Theo thực tiễn hoạt động tại Việt Nam, NHNN đã có quy định về việc phân chia các
thời hạn vay căn cứ thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về việc cho
vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng. Và theo đó thì các TCTD
xem xét quyết định cho khách hàng vay theo thời hạn như sau:
-

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm.

-

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05
năm.


-

Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm.

▪ Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng
Với phạm vi hoạt động bao quát gần như tồn bộ nền kinh tế nên từ đó việc ngân hàng
tiếp cận với rất nhiều các đối tượng vay vốn khác nhau cũng là điều dễ lý giải. Mỗi nhóm đối
tượng khách hàng vay vốn hiển nhiên sẽ có những đặc điểm riêng về năng lực pháp lý, cơ cấu
tổ chức, quản trị điều hành, thẩm quyền ra quyết định,... địi hỏi ngân hàng cũng phải am hiểu
để từ đó xây dựng các chính sách tín dụng, phát triển các sản phẩm để một mặt đáp ứng nhu
cầu của từng nhóm đối tượng và mặt khác có điều kiệm giám sát tốt khoản vay. Trong hoạt
động thực tế thì nhiều ngân hàng cũng phân chia các phòng ban, các bộ phận kinh doanh của
mình như phịng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng
khách hàng doanh lớn, phịng khách hàng định chế tài chính,... để tập trung phục vụ cho từng
phân khúc đối tượng chuyên biệt. Từ đây có thể thấy chỉ tiêu theo đối tượng khách hàng vay
vốn có thể được các ngân hàng dùng để xây dựng danh mục cho vay trong hệ thống ngân
hàng mình.
▪ Danh mục cho vay theo ngành kinh tế


11
Danh mục cho vay được cơ cấu theo các ngành kinh tế để qua đó ngân hàng có thể phân
bổ tỷ trọng dư nợ sao cho phù hợp với đặc điểm hấp thụ của từng ngành và qua đó mang lại
hiệu quả cao nhất. Tỷ trọng từng ngành kinh tế trong danh mục có thể biểu thị rất rõ cho định
hướng tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ và xa hơn nữa nó cịn phần nào nói lên sức
khỏe những ngành nhất định trong chu kỳ kinh tế của chính ngành đó. Trong bối cảnh kinh tế
hiện tại, kết hợp với những chỉ đạo và điều hành của Nhà nước thì những ngành nào cần tập
trung mở rộng, những ngành nào cần hạn chế và rút giảm dư nợ sẽ được ban điều hành của
ngân hàng kiểm soát và qua đó biểu thị thơng qua tỷ trọng nhất định của từng ngành trong
tổng thể dư nợ trong danh mục cho vay (Đặng Văn Dân và Huỳnh Japan 2018a).

Tại Việt Nam, hệ thống ngành kinh tế được Chính phủ quy định theo quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007. Theo đó nền kinh tế có 21 ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2,
242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5. Nhóm ngành cấp 1 bao gồm: Nơng
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khống; Cơng nghiệp chế biến; Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thơng tin và truyền thơng;
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động
chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động của
đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã
hội bắt buộc; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Nghệ thuật, vui chơi và
giải trí; Hoạt động dịch vụ khác; Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản
xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; Hoạt động của các tổ chức và
cơ quan quốc tế.
Với thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, theo quyết định số
16/2007/QĐ-NHNN1 ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN ban hành chế độ báo cáo tài
chính đối với các TCTD, có hiệu lực kể từ ngày 09/07/2007 thì danh mục cho vay khách hàng
của ngân hàng nêu trong phần thuyết minh báo cáo tài chính sẽ được quy định như trong Bảng
2 (Phụ lục).

Được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Thống đốc NHNN và thông tư số
22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam, sau đó được hợp nhất bởi văn bản số 04/VBHNNHNN ngày 17/01/2018.
1


12
Tính cần thiết của việc phân ngành trong danh mục cho vay
Đa dạng hóa danh mục cho vay được xem là một chiến lược giảm thiểu rủi ro quan trọng
đối với bất kỳ nhà quản trị ngân hàng nào. Điều quan trọng là người quản trị phải đo lường
và giám sát mức độ đa dạng hóa qua các yếu tố khác nhau như đối tượng, ngành nghề và địa

lý,... Xét về việc đa dạng hoá theo ngành nghề kinh tế, bản thân việc phân ngành trong danh
mục cho vay để từ đó làm cơ sở cho việc tính tốn tính đa dạng hoá danh mục được xem là
rất cần thiết, là yêu cầu không thể thiếu trong công tác quản trị của mỗi ngân hàng và công
tác quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước (Huỳnh Japan 2019).
Thứ nhất, mỗi ngành nghề kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt, như về chu kỳ kinh
doanh, độ nhạy cảm với thị trường, cơ cấu vốn và tính chất luân chuyển vốn của doanh nghiệp
tham gia ngành,... Đối với các ngân hàng thì hầu hết trước khi quyết định cấp tín dụng đều
cần phải tiến hành thẩm định về ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có được thơng tin
cần thiết nhất cho việc ra quyết định. Đặc biệt thơng qua những đặc tính riêng của từng ngành,
khả năng biểu thị rủi ro cho từng đồng vốn vay cũng là rất tốt. Ví dụ như khi cho vay một
doanh nghiệp trong ngành kinh doanh bất động sản, thời hạn cho vay dự án chắc chắn sẽ dài
hơn khi cho vay doanh nghiệp trong ngành thương mại xăng dầu - ngành ln có chu kỳ ln
chuyển vốn ngắn và thơng thường được cấp các hạn mức lưu động, đồng thời cũng chắc chắn
sẽ chịu rủi ro biến động về giá sản phẩm nhiều hơn so với ngành thương mại dược phẩm. Các
yếu tố như thời hạn cho vay, phương thức cho vay, khả năng tiêu thụ của sản phẩm đầu ra,
mức vốn tự có tham gia cùng nhiều yếu tố khác rõ ràng là những cơ sở quan trọng để tham
chiếu đến rủi ro khi ngân hàng cho vay vào các ngành nghề khác nhau.
Thứ hai, đối với ngành ngân hàng thì việc phân bổ vốn vay theo cơ cấu ngành nghề kinh
tế trọng điểm là hết sức quan trọng, nhằm góp phần phát triển kinh tế đất nước đúng định
hướng trong từng thời kỳ. Các ngân hàng khi cho vay vào các ngành nghề sẽ tạo điều kiện
cho các cá nhân, doanh nghiệp được bổ sung nguồn vốn thiếu hụt phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc có thể mở rộng cơ sở kinh doanh, đầu tư mới hay cải tạo các dự án thuộc
từng ngành nghề đó nhằm mang lại giá trị về mặt kinh tế. Nguồn vốn vay từ ngân hàng được
xem là nền tảng, là động lực giúp kinh tế quốc gia phát triển một cách trực tiếp và trong từng
thời kỳ thì trọng tâm tập trung của nền kinh tế vào những ngành nghề sẽ có sự điều chỉnh linh
hoạt, phù hợp với diễn biến vĩ mơ của cả nền kinh tế và tình hình thế giới.
Thứ ba, việc phân bổ vốn vay nếu quá dàn trải hoặc quá tập trung vào một số lĩnh vực
nào đó trong cùng một thời điểm cũng sẽ gây ra rủi ro, tương ứng đó có thể là rủi ro về giám



13
sát, quản lý khi khơng có đủ nguồn lực, cho vay dàn trải ra những ngành hồn tồn khơng
mang lại hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hay cũng có thể là rủi ro khi quá tập trung vào một
ngành nghề nào đó. Cho vay thiếu đa dạng, chỉ tập trung vào một vài ngành nghề là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tập trung danh mục cho vay của ngân hàng và hơn thế nữa, khi mà tính
tương quan giữa các khoản vay trên danh mục càng cao thì rủi ro tập trung có mức độ càng
lớn, từ đó tổn thất có thể gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho ngân hàng (Đặng Văn Dân và
Huỳnh Japan, 2018b).
Thứ tư, xuyên suốt hoạt động tín dụng của từng ngân hàng, từ việc ban hành chính sách,
cơng văn chỉ đạo định hướng tín dụng từng thời kỳ, quy trình nghiệp vụ quản trị rủi ro, chế
độ báo cáo thống kê,... đều dựa trên phân loại khách hàng theo ngành nghề kinh tế. Như vậy
có thể thấy việc phân ngành rất có ý nghĩa trong định hướng kinh doanh để làm kim chỉ nam
cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng phân bổ nguồn lực, tập trung
khai thác và đạt mục tiêu kinh doanh. Hơn nữa với đặc thù hoạt động ngân hàng, nó cịn là
cơng cụ hiệu quả để thực hiện quản trị rủi ro.
2.1.2 Đa dạng hóa danh mục cho vay
2.1.2.1 Khái niệm
Lý thuyết danh mục đầu tư theo nghiên cứu của Markowitz (1952) cho rằng một danh
mục đầu tư được đa dạng hóa tốt nếu đồng thời khơng có danh mục đầu tư nào có thể có rủi
ro thấp hơn (cùng mức lợi nhuận kỳ vọng) và lợi nhuận kỳ vọng cao hơn (cùng mức rủi ro)
với danh mục đó. Theo đó đa dạng hóa được ơng cho rằng rủi ro của một danh mục đầu tư
được giảm xuống bằng cách kết hợp một số tài sản cấu thành danh mục. Tuy nhiên, khái niệm
này không thể dễ dàng ứng dụng sang danh mục cho vay vì những lý do sau: (i) Lý thuyết
danh mục đầu tư dựa trên hiệu quả phương sai trung bình. Tuy nhiên, phân phối lợi nhuận
của danh mục cho vay mang tính lệch cao (rủi ro mất vốn và cho vay theo lãi suất cho trước)
để từ đó phương sai là một chỉ số đo lường rủi ro không phù hợp; (ii) Ngay cả khi chỉ số
phương sai trung bình phù hợp với danh mục cho vay, thì vấn đề ước tính các tham số đầu
vào cần thiết sẽ vẫn cịn là một câu hỏi khó trả lời. Để xác định cấu thành của danh mục gắn
với phương sai bình quân, người ta phải xác định được các mối tương quan của tài sản trong
danh mục đầu tư (hệ số tương quan) nhưng mối tương quan giữa các khoản vay khơng thể

được ước tính một cách chính xác, ít nhất với các dữ liệu hạn chế mà chúng ta thường có.
Trong khi đó theo tác giả Bùi Diệu Anh (2012), da dạng hóa danh mục cho vay phải
thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: (i) Thứ nhất danh mục bao gồm một số lượng lớn những khoản


14
vay có giá trị tương đối nhỏ, sao cho biến cố rủi ro nếu xảy ra thì tổn thất mà một khoản vay
mang lại không tác động quá lớn đến giá trị danh mục; (ii) Thứ hai những khoản vay trên
danh mục phải có tính độc lập, ít phụ thuộc với nhau, tức là khả năng vỡ nợ của một khoản
vay trên danh mục không ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của các khoản vay cịn lại.
Có sự khác biệt đôi chút về mặt ý tưởng so với các phát biểu về tính đa dạng hóa của
danh mục đầu tư hay danh mục cho vay như vừa nêu, nghiên cứu sử dụng khái niệm sau đây
để đánh giá đa dạng hố danh mục cho vay: “Các ngân hàng có thể đa dạng hố danh mục
cho vay thơng qua phân bổ vốn vay vào nhiều ngành kinh tế khác nhau với trọng số dư nợ
đều nhau cho mỗi ngành kinh tế”. Như vậy, với cách tiếp cận đa dạng hoá danh mục cho vay
như vậy, luận án sẽ thông qua các chỉ số định lượng để đo lường tính đa dạng hóa của danh
mục cho vay. Trong nền tảng lý thuyết danh mục đầu tư, một nhà đầu tư đầu tư tiền của mình
vào các tài sản khác nhau. Cịn trong bối cảnh bài nghiên cứu, ngân hàng khởi tạo các khoản
vay cho các ngành nghề khác nhau, tức là trong trường hợp này các khoản vay được cấp cho
các doanh nghiệp của một ngành được xem là một tài sản. Vì vậy, khi đề cập đến đa dạng
hóa, nội dung bài nghiên cứu đề cập đến việc đa dạng hóa giữa các ngành.
2.1.2.2 Chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa
Thang đo HHI truyền thống
Để đánh giá tính đa dạng hoá danh mục cho vay của các ngân hàng, người ta sử dụng
các thang đo với những ý nghĩa và giả định khác nhau. Một phương pháp phổ biến để đo
lường mức độ đa dạng hóa là dựa vào chỉ số HHI, được đặt theo tên của các nhà kinh tế
Herfindahl (1950) và Hirschman (1980).
Nguồn gốc của chỉ số HHI được định nghĩa tổng quát là tổng bình phương thị phần của
mỗi công ty trong một ngành công nghiệp, trong đó giá trị bằng 1 đại diện cho một tình huống
độc quyền, theo đó một cơng ty thống trị tồn bộ ngành. Với mục đích dùng HHI làm thước

đo cho tính đa dạng hóa danh mục cho vay, chỉ số HHI được tính bằng cách lấy 1 trừ đi tổng
bình phương tỷ lệ các khoản cho vay trong một ngành nghề cụ thể trong tổng số tiền cho vay
của cả ngân hàng. Mỗi giá trị bằng 0 lúc này đại diện cho một ngân hàng chun mơn hóa mà
tất cả các khoản cho vay được phân cho một ngành, trong khi một giá trị càng gần (n–1)/n mô
tả một ngân hàng đa dạng hóa càng cao, trong đó danh mục cho vay hầu như được phân bổ
đều giữa các ngành.


15
n

HHIit = 1 – ∑ x2sit

(2.1)

s=1

Giá trị tỷ trọng cho vay tương đối tại ngân hàng i vào thời điểm t với từng ngành s được
định nghĩa là:
xsit =

Dư nợ cho vay ngành s thời điểm t
Tổng dư nợ cho vay ngân hàng i thời điểm t

(2.2)

Chỉ số đa dạng hoá HHI được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá về mức
độ đa dạng hoá của một danh mục cho vay bởi tính đơn giản và tiện lợi trong tính tốn của
nó. Tuy nhiên một thước đo đảm bảo tính hiệu quả khi đánh giá mức độ đa dạng hoá phải
xem xét đến yếu tố tương quan giữa các ngành với nhau. Trong khi đó chỉ số HHI cho ta một

mức điểm đa dạng hoá khi xem xét từng ngành nghề là khơng tương quan gì với nhau (hệ số
tương quan từng ngành với nhau bằng 0). Điều này sẽ làm cho thang đo giảm đi tính hiệu quả
trong vấn đề biểu thị rủi ro trong danh mục. Chỉ số HHI tổng quát (G-HHI) được ứng dụng
sẽ giải quyết được điểm yếu nêu trên.
Thang đo HHI tổng quát
Trên cơ sở nền tảng lý thuyết danh mục đầu tư cổ điển của Markowitz (1952) khi sử
dụng phương sai tỷ suất sinh lợi làm tiêu chuẩn đánh giá rủi ro, chỉ số G-HHI đã được xây
dựng nhằm đo lường mức độ đa dạng hoá danh mục cho vay để đánh giá rủi ro (Vaibhav và
Ramasubramanian 2015). Chỉ số này được tính tốn như sau:
n

G-HHIit = 1

– (∑ x2sit +
s

n

n

∑ ∑ 2xsit xjit psjit )
s

(2.3)

j

trong đó psjit là hệ số tương quan giữa ngành s và ngành j bất kỳ trong danh mục cho vay của
ngân hàng i tại thời điểm t.
Như vậy, HHI cũng có thể được hiểu là trường hợp mà G-HHI đã loại bỏ đi yếu tố tương

quan giữa các ngành và làm cho giá trị đo lường của chỉ số giảm đi, lúc đó mức độ đa dạng
hoá của danh mục tăng lên khi giả định các ngành nghề kinh tế là khơng có tương quan với
nhau. G-HHI đã xem xét đến yếu tố này, đưa yếu tố tương quan giữa các ngành nghề vào
trong cơng thức tính tốn để phản ánh chính xác hơn mức độ đa dạng hoá của danh mục cho
vay, từ đó biểu thị rủi ro một cách hiệu quả hơn.
Có thể lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ cho ý nghĩa đo lường của chỉ số HHI và G-HHI.
Giả sử có một danh mục cho vay phân bổ vốn vào 3 ngành là xây dựng, bất động sản và nông


16
nghiệp với tỷ trọng từng ngành đều là 1/3. Như vậy nếu áp dụng thang đo HHI thì chỉ số này
cho kết quả bằng (1 – 1/3), tức danh mục đa dạng hố hồn hảo. Tuy nhiên khi áp dụng thang
đo G-HHI thì cho kết quả G-HHI nhỏ hơn (1 – 1/3) với phần chênh lệch đến từ yếu tố tương
quan giữa các ngành (ví dụ như ngành xây dựng có tương quan rất lớn với ngành bất động
sản, dẫn đến hệ số tương quan lớn hơn 0), do đó phần dư này làm cho giá trị chỉ số tăng lên,
tính đa dạng hố đã giảm xuống và phản ánh đúng hơn bản chất rủi ro.
Ý nghĩa của chỉ số G-HHI cho thấy khi cho vay vào càng nhiều ngành nghề khác nhau
và các ngành nghề này lại càng ít tương quan với nhau thì mức độ đa dạng hố của danh mục
cho vay sẽ càng cao và rủi ro sẽ được giảm thiểu.
Thang đo Shannon Entropy
Shannon Entropy là một công cụ hiệu quả để chỉ ra sự đa dạng phân phối tại một thời
điểm nhất định, cũng được sử dụng như một thước đo của sự tập trung các ngành nghề. Thang
đo này được xác định như sau:
n

SEit = ∑ xsit × ln (
s=1

1
)

xsit

(2.4)

Nếu SE bằng 0, danh mục cho vay tuyệt đối tập trung (các khoản vay chỉ được chuyển
cho một ngành nghề). Trong khi đó thì đa dạng hóa hồn hảo được biểu thị bởi thang SE bằng
ln(n), với n là số lượng ngành nghề.
Thang đo khoảng cách tuyệt đối và tương đối
Trong khi HHI hay SE coi đa dạng hóa là sự tiếp xúc bình đẳng với mọi ngành, thì các
thang đo khoảng cách sử dụng một mốc giá trị chuẩn để đánh giá tính đa dạng hố. Các thang
đo khoảng cách có thể được sử dụng để định lượng sự khác biệt giữa danh mục cho vay của
một ngân hàng (x) và một mốc chuẩn (y). Trong trường hợp này, tỷ trọng theo ngành trong
danh mục cho vay của toàn nền kinh tế được sử dụng như một mốc chuẩn để đánh giá tính đa
dạng hố. Do đó, giá trị của xsit càng gần ysit, thì danh mục cho vay ngân hàng càng đa dạng.
Cách thức tính tốn giá trị khoảng cách tuyệt đối Da và tương đối Dr như sau:
n

1
Da (x, y)it = ∑ |xsit – ysit |
2

(2.5)

s=1
n

Dr (x, y)it =

|x – y |
1

∑ sit sit
n
xsit + ysit
s=1

(2.6)


17
Các giá trị được tính tốn càng cao đi cùng mức độ tập trung vốn vay càng lớn trong khi
các giá trị thấp đại điện cho tính cho đa dạng hóa càng cao.
Khả năng ứng dụng các chỉ số tại thị trường ngân hàng Việt Nam
Xét đến chỉ số G-HHI thì có thể thấy cịn nhiều khó khăn để áp dụng hiệu quả tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc tính tốn và áp dụng bộ chỉ số tương quan ngành là chưa
thể thực thi được khi mà vẫn cịn đó những tồn tại như: cịn có sự khác biệt trong phân ngành
của các ngân hàng, khó khăn trong thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh, thiếu nguồn
dữ liệu để tính tốn bộ chỉ số tương quan ngành và các ngân hàng cũng chưa quan tâm đến
phương pháp tính tốn bộ chỉ số tương quan ngành. Mặt khác, NHNN chưa đưa ra một quy
định chuẩn về việc tính tốn, áp dụng bộ chỉ số tương quan ngành trong hệ thống các NHTM
Việt Nam, bên cạnh đó cũng chưa nghiêm túc tập trung vào việc bắt buộc thực hiện theo
chuẩn phân ngành thống nhất đối với các NHTM tồn hệ thống. Trong khi đó với chỉ số đánh
giá qua thang đo khoảng cách, việc áp dụng cho thị trường Việt Nam cũng rất khó để triển
khai, chủ yếu do sự khác biệt trong phân ngành của các ngân hàng dẫn đến khơng thể tính
tốn được giá trị danh mục chuẩn đại diện cho toàn thị trường.
2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng
2.2.1 Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó. Lợi nhuận của NHTM
được xác định bằng hiệu số của tổng các khoản thu nhập được ghi nhận phát sinh trong kỳ trừ
đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ.

Theo quy định tại Việt Nam, các ngân hàng phải công bố báo cáo tài chính trong đó chỉ
tiêu lợi nhuận phải được tính tốn theo chuẩn quy định của NHNN 2. Căn cứ vào đó thì lợi
nhuận rịng của ngân hàng được xác định:
Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng) = Thu nhập lãi thuần + Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
dịch vụ + Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần − Chi phí hoạt động − Chi phí dự phịng rủi ro tín
dụng − Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với
các TCTD, có hiệu lực kể từ ngày 09/07/2007 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2


×