Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

khóa luận tốt nghiệp TRẦN TIẾN ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

TRẦN TIẾN ANH
Tên đề tài:
‘‘NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN
XUẤT THỊT CỦA GÀ RI NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC BÁN CHĂN
THẢ TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni thú y
Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021

LÀO CAI – 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

TRẦN TIẾN ANH
Tên đề tài:
‘‘NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN
XUẤT THỊT CỦA GÀ RI NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC BÁN CHĂN
THẢ TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni thú y


Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021
Giáo viên hướng dẫn:
1.ThS. Phan Thu Hương.
2.ThS. Vũ Hoài Sơn.

LÀO CAI – 2021


*3

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Phân hiệu Đại học Thái
Nguyên tại Lào Cai và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp. Trong thời gian học tập em đã nhận được sự dạy
bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo, cũng như các thầy cô giáo trong
trường đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, từ đó giúp em có lịng tin
vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ban Giám
đốc nhà trường, các phòng ban liên quan, ban chủ nhiệm khoa Nơng Lâm và
tồn thể các thầy cơ giáo trong và ngồi khoa đã tận tình dạy bảo chúng em
trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô
giáo hướng dẫn ThS. Phan Thu Hương.
Em xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình ơng Phan Đình Quang đã
trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành tốt nhiệm vụ
trong suốt q trình thực tập tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Xuân Quang - huyện Bảo
Thắng - tỉnh Lào Cai cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện để em thực
hiên đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp

cùng tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường. Em xin kính chúc tồn thể các thầy cô giáo, người thân, bạn bè luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Lào Cai, ngày 21 tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Trần Tiến Anh

*


*4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

*


*5

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy gà Ri
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối

*



*6

DANH TỪ CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

SS

Sơ sinh

CS

Cộng sự

CRD

Bệnh hơ hấp mãn tính ở gà

HTX

Hợp tác xã

KL

Khối lượng

LTA

Lượng thức ăn


TTTA

Tiêu tốn thức ăn

TB

Trung bình

ĐVT

Đơn vị tính

NXB

Nhà xuất bản

*


*7

MỤC LỤC
Trang

*


8


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở nước ta, nghành chăn
nuôi gia cầm đang trở thành một nghành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế
và nâng cao đời sống con người, xu hướng phát triển chăn nuôi theo con đường
thâm canh cơng nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trong đó chăn ni gà được
quan tâm hàng đầu vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về thịt và trứng cho
người tiêu dùng, thịt và trứng gà rất thơm ngon, hợp khẩu vị của mọi lứa tuổi và
nó chứa tỷ lệ protein cao, có đủ các axit amin thiết yếu giàu nguyên tố khoáng vi
lượng làm tăng giá trị sinh học của sản phẩm.
Ngoài những giá trị hữu ích đó, nghành chăn ni cịn cung cấp các sản
phẩm phụ như lông và phân…cho nghành công nghiệp chế biến và nghành trồng
trọt. Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển đi lên, nhờ đó mà cuộc sống của
người dân ngày càng nâng cao, đồng thời nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của con
người cũng tăng lên …, từ đó khơng những địi hỏi nhu cầu về nguồn thực phẩm
có nguồn dinh dưỡng cao mà cịn phải đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Vì vậy nghành chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng cần
phải có những bước phát triển mới về cơng tác giống, cơng tác kỹ thuật, chăm
sóc, ni dưỡng u cầu phải có phương thức chăn ni đa dạng, từ chăn ni
thả vườn ở các hộ gia đình đến chăn ni trang trại và chăn ni theo cơng
nghiệp. Gà ri có ưu điểm dễ nuôi, nhanh lớn, sức sống cao là một giống gà địa
phương, có khả năng chống chịu tốt, ít bệnh tật, chất lượng thịt thơm ngon, thích
hợp cho nuôi lấy thịt.
Để phát huy ưu điểm giống gà Ri có năng xuất cao chất lượng thịt tốt,
nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gà Ri theo
phương thức bán chăn thả tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai”



9

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà Ri nuôi tại Hợp tác xã
Quang Hằng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá sức sản xuất thịt của gà Ri
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng , khả năng cho thịt và hiệu quả sử dụng
thức ăn của gà Ri nuôi tại Hợp tác xã Quang Hằng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung và cung cấp thêm số liệu về khả năng sinh trưởng và khả năng
sản xuất của gà Ri.
- Làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu giảng dạy và người chăn nuôi.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tích lũy
kinh nghiệm trong việc chăn ni tại các cơ sở. Từ đó giúp sinh viên củng cố và
nâng cao được kiến thức chuyên môn.


10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội.
* Vị trí địa lý:
Xuân Quang là một xã thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Xã Xn Quang có diện tích 58,22 km², dân số năm 1999 là 11899 người, mật độ
dân số đạt 204 người/km².


- Địa hình đất đai: Địa hình của xã Xuân Quang bao gồm đồi núi thấp xen kẽ.
- Đặc điểm khí hậu thủy văn: Xã Xuân Quang nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,86oC. Nhiệt độ cao nhất
trong năm là vào giữa tháng 6, 7, trong những tháng này nhiệt độ lên tới 36,5oC.
Nhiệt độ thấp nhất trong năm là vào tháng 12, 1 là khoảng 11oC, lạnh nhất có thể


11

xuống đến 8oC. Tổng lượng mưa bình quân năm là 2332,3mm, mưa tập trung
cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 lượng mưa bình quân trong các tháng này là 350
- 400mm. Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 10, 11, 12 trung bình đạt 16,5 31,3mm. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.644 giờ, tập trung cao vào các
tháng 5, 6, 7, (Nguồn: Trạm Khí tượng huyện Bảo Thắng)
- Giao thơng: Xã có tuyến đường liên từ Phố Lu- Bắc Ngầm trải nhựa,
đường rộng, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và phát triển.
- Xuân Quang đã nổi tiếng là vùng mật ngọt. Người dân đưa cây mía, cây
nhãn về trồng khắp các sườn đồi. Những năm gần đây, tư duy nhạy bén của
người dân Xuân Quang càng được phát huy. Bà con đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế mạnh mẽ, trở thành địa phương dẫn
đầu huyện Bảo Thắng về nhiều mặt. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,2 triệu
đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã giờ chỉ còn khoảng 3,8%; xã cũng đã có 15/19
thơn kiểu mẫu nơng thôn mới.
Hợp tác xã Quang Hằng thuộc Xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai là nơi chăn nuôi gia cầm với số lượng khá lớn, có tầm ảnh hưởng quan
trọng đến địa phương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
2.1.2. Tình hình chăn ni
Hợp tác xã Quang Hằng thuộc xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai là nơi chăn nuôi lợn, gà với số lượng khá lớn, có tầm ảnh hưởng quan
trọng đến địa phương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

Cơ cấu gia súc, gia cầm của Hợp tác xã Quang Hằng được trình bày tại
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm nuôi tại Hợp tác xã Quang
Hằng giai đoạn năm 2018 - 2020.
Đvt: con
Loại vật nuôi
Lợn

2018
100

2019
100

2020
120


12

Gà Chọi
1500
2000
3000
Gà Ri
2000
3000
3000
Gà Ri lai
3000

3000
4000
Gà Mía
1000
3000
3000
(Theo số liệu thống kê tình hình chăn ni giai đoạn 2016- 2020 của Hợp
tác xã Quang Hằng)
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Nguồn gốc, phân loại gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ lồi chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc điểm
giống với bò sát đồng thời khác với gia súc và thú hoang là gia cầm có bộ xương
nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay và là loài đẻ trứng
sau ấp nở thành gia cầm non. Quá trình trao đổi chất của gia cầm lớn thân nhiệt
cao (40- 420C) nhờ đó mà gia cầm sinh trưởng nhanh.
Theo Ch.Đacuyn, gà nhà mà chúng ta đang ni có nguồn gốc từ gà rừng
Gallus Banquiva. Trong Gallus có 4 chủng loại khác nhau:
+ Gallus sonnerati màu lơng xám bạc, có nhiều ở miền Tây và Nam Ấn
Độ
+ Gallus lafayetti sống ở Srilanca.
+ Gallus Varius sống ở đảo Java.
+ Gallus Banquiva màu lơng đỏ có nhiều ở Ấn Độ, Bán Đảo Đơng
Dương, Philippin.
Gà được thuần hố đầu tiên ở Ấn Độ cách đây khoảng hơn 5000 năm, ở
Trung Quốc việc thuần hoá gà cũng cách đây hơn 3000 năm. Sau đó xuất hiện ở
Ba Tư rồi đến Mesopatomi. Ở Tây Âu, gà nhà xuất hiện cách đây hơn 2500 năm,
những di tích Hy Lạp đã mơ tả con gà trong đời sống từ 700 năm trước Công
Nguyên.
Ở nước ta cho đến nay các cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc của gà ở
Việt Nam chưa thật đầy đủ, nhưng sơ bộ có thể nói: nước ta là một trong những

Trung Tâm thuần hoá gà đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Gà nhà của chúng ta


13

bắt nguồn từ gà rừng Gallus Banquiva. Nó được ni sớm nhất ở Vĩnh Phúc, Hà
Bắc, Hà Tây… cách đây hơn 3000 năm.
Theo Lê Viết Ly, 1995[5] khái niệm tính thích nghi đề cập tới những thay
đổi di truyền và sinh lý sảy ra ở con vật phản ứng với các kích thích từ bên trong
hay bên ngồi. Sự thích nghi di truyền liên quan đến sự chọn lọc tự nhiên và
chọn lọc nhân tạo, trong khi sự thích nghi sinh lí liên quan đến sự thay đổi của
từng cá thể trong một thời kì ngắn hay dài. Khái niệm thích nghi bao gồm ý
nghĩa khả năng và q trình điều chỉnh đối với bản thân, đối với sinh vật khác và
đối với mơi trường vật lí bên ngồi. Phạm vi thích nghi càng lớn con vật càng có
khuynh hướng sống hoặc sinh sơi mạnh. Do đó các đặc tính sinh học của nó có
thể tồn tại.
Con gà cũng như các vật nuôi khác, là một cơ thể sống nên nó tn theo
quy luật sống của vật ni. Nó có khả năng, quá trình điều chỉnh với bản thân,
với các sinh vật khác và với mơi trường vật lí bên ngoài để tồn tại và phát triển.
tuy nhiên khả năng này của mỗi giống là khác nhau. Do vậy, mỗi giống có khả
năng thích nghi với điều kiện sống mới khơng như nhau, do đó ảnh hưởng tới
sức sống và khả năng kháng bệnh từ đó dẫn tới khả năng sinh trưởng của mỗi
giống sẽ khác nhau khi thay đổi điều kiện sống mới như thời tiết, khí hậu, thức
ăn dinh dưỡng….
2.2.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng, phát dục
2.2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng, phát dục
Như chúng ta đã biết, sinh trưởng và phát dục là quá trình diễn ra liên tục
trong cơ thể gia súc và gia cầm.Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích
thước cơ thể do kết quả của sự phân đôi tế bào dinh dưỡng. Trong tài liệu của
JR.Chembers (1990)[17], thì Mozan định nghĩa : Sinh trưởng là kết quả tích lũy

của các bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da. Trần Đình Miên (1975)[9], đã
khái quát “ Sinh trưởng là q trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị
hóa, là sự tăng của chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và
toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước.
Cùng với sự sinh trưởng của các tổ chức và các cơ quan cơ thể ln ln
hồn thiện và phát triển chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Sinh


14

trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau và ảnh hưởng,
hỗ trợ lẫn nhau, là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc, gia cầm,
làm cho con vật ngày càng hoàn chỉnh.
Sinh trưởng và phát dục của gia súc, gia cầm ln tn theo quy định nhất
định. Đó là quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng
không đồng đều và quy luật tách chu kỳ.
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
* Yếu tố di truyền
Theo Nguyễn Ân (1983)[1], phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế cuả
vật ni là tính trạng số lượng, đó là những tính trạng mà ở đó sự khác nhau giữa
các cơ thể là sự khác nhau về mức độ hơn là sự khác nhau về chủng loại.
Đacuyn đã chỉ rõ sự sai khác nhau này chính là nguyên liệu cho chọn lọc
tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng cịn gọi là tính trạng đo
lường. Sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể,
kích thước các chiều cao, sản lượng trứng…(Trần Đình Miên, 1975)[9].
Theo đặc điểm về sự di truyền các tính trạng số lượng thì giá trị kiểu hình
(P) chịu sự chi phối của giá trị kiểu gen (G) và sai lệch mơi trường (E).
Hay có thể viết : P = G + E
Tuy nhiên khác với tính trạng chất lượng, giá trị của kiểu gen của tính
trạng số lượng do nhiều gen nhỏ cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng

biệt của từng gen thì rất nhỏ. Nhưng tập hợp của nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rõ
rệt tới tính trạng cần nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen
(polygene)
Như ta đã biết giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp,
trội và át gen nên được biểu thị theo cơng thức:
G=A+ D+ I
Trong đó:
G: Giá trị kiểu gen
A: Giá trị cộng gộp
D: Sai lệch do tác động trội, lặn
I: Sai lệch do tương tác giữa các gen


15

Giá trị cộng gộp (A) là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn
định, có thể xác định được và di truyền được cho thế hệ sau. Hai thành phần sai
lệch trội (D) và át gen (I) chỉ có thể xác định được con đường thực nghiệm.
Các tính trạng số lượng cịn chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh mơi trường
(E) (Enviroment). Tính trạng số lượng bản chất do nhiều gen tác động. Chúng
thường có hệ số di truyền thấp và dễ bị tác động bởi môi trường. Có 2 loại mơi
trường chính:
•Mơi trường chung : Tác động thường xuyên đến tất cả các cá thể trong
quần thể một cách lâu dài.
•Mơi trường riêng : Chỉ tác động đến một số cá thể riêng biệt nào đó trong
quần thể trong một thời gian ngắn
Theo Nguyễn Văn Thiện, 1998 [14], khi giá trị kiểu hình của một tính
trạng được cấu tạo từ 2 locus trở lên thì được biểu thị qua mối quan hệ như sau:
P = A + D + I +Eg + Es
Qua phân tích trên cho thấy, các giống gia cầm cũng như các loài sinh vật

đều nhận được ở bố mẹ một số gen quyết định tính trạng số lượng nào đó, được
xem như nhận được từ bố mẹ một khả năng di truyền. Nhưng khả năng này có
phát huy được hay khơng cịn phụ thuộc vào mơi trường như: Chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc, quản lý, đặc biệt là thức ăn dinh dưỡng.
Sự tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh có ý nghĩa là một loại động vật
có giá trị kiểu gen nhất định có thể biểu hiện tốt ở mơi trường này nhưng ngược
lại ở mơi trường kia. Do đó, cần thiết phải tạo ra mơi trường thích hợp để kiểu
gen có thể biểu hiện đầy đủ đặc tính di truyền của nó. Chăm sóc ni dưỡng tạo
mơi trường thích hợp khơng những khai thác tốt tiềm năng di truyền giống mà
còn góp phần củng cố phát huy tiềm năng di truyền của phẩm giống đó
* Yếu tố sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống của gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng, nó đặc trưng
cho cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích
nghi với điều kiện mơi trường. Sức sống biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc
vào giao phối cận huyết.


16

Mức độ giao phối cận huyết tăng lên cũng làm cho tỷ lệ nuôi sống ở đời
con giảm và ngược lại tạo giống cho ưu thế lai sẽ làm cho tăng tỷ lệ nuôi sống.
Trong cùng một giống tỷ lệ nuôi sống khác nhau đều khác nhau. Khi nghiên cứu
tỷ lệ nuôi sống, người ta thường chia thành 2 giai đoan: 1-56 ngày tuổi và 56-140
ngày tuổi để phù hợp với q trình sinh trưởng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
cho từng giai đoạn. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm là yếu tố quan
trọng giúp chăn ni đạt hiệu quả cao. Theo Hồng Tồn Thắng (1996) [13] cho
biết: Sức sống được thể hiện ở vật chất và được xác định trước hết bởi khả năng
có tính di truyền ở động vật có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi
của môi trường cũng như ảnh hưởng khác của bệnh dịch.
* Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng

Ở gia cầm, ở hai tính biệt có sự sai khác nhau về q trình trao đổi chất,
đặc điểm sinh lý, sinh trưởng và khối lượng cơ thể.
Nhiều tác giả đã chứng minh : Gà trống lớn nhanh hơn gà mái trong cùng
thời gian và chế độ thức ăn giống nhau. M.O.North (1984)[12] cho biết: Lúc mới
nở, gà trống nặng hơn gà mái là 1%, tuổi càng tăng sự sai khác cũng càng lớn. Ở
8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27%.
Lê Hồng Mận và cs (1992)[7] cho biết: Có sự sai khác về khối lượng cơ
thể giữa gà trống và gà mái Broiler V135 từ 1 tuần tuổi.
Hoàng Toàn Thắng (1996)[13] cho rằng: Đối với gia cầm để đạt được hiệu
quả cao trong chăn nuôi cần tách và ni riêng theo giới tính.
* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông đến sinh trưởng
Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền. Đây là tính
trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất. Sinh trưởng phát triển
của gia cầm là một chỉ tiêu để đánh giá sự thuần thục sinh dục. Gia cầm có tốc
độ mọc lơng nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm và chất lượng thịt tốt hơn
ở gia cầm mọc lông chậm. Theo Phùng Đức Tiến (1996)[15] thì biến dị di truyền
về tốc độ mọc lơng phụ thuộc vào giới tính. Tác giả Phan Cự Nhân (1983)[11]
cho rằng: Những alen quy định tốc độ mọc lông phù hợp với tăng trọng cao
trong cùng một dòng gà mọc lơng nhanh thì gà mái mọc lơng nhanh hơn gà trống
* Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến chế độ sinh trưởng.


17

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phátt triển của từng mô khác nhau
gây lên sự biến động trong q trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này
với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà
còn biến động di truyền về sinh trưởng.
Lê Hồng Mận và cs (1995)[8] cho biết: Nhu cầu Protein thích hợp cho gà
ni đạt năng suất cao đã được xác định. Các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng

lượng và Protein trong thức ăn cũng rất quan trọng. Để phát huy khả năng sinh
trưởng tối đa cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa
Protein và axit amin với năng lượng. Ngoài ra trong thực tế, thức ăn hỗn hợp cho
gia cầm bổ sung hàng loạt chế phẩm hóa học khơng mang ý nghĩa dinh dưỡng
nhưng nó làm kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.Ở gà một phần
năng lượng dùng để duy trì, một phần để tăng trọng. Những cá thể có tốc độ tăng
trọng cao, nhanh thường tiêu tốn thức ăn ít hơn. Mặt khác, tốc độ tăng trọng cao
hơn yêu cầu thức ăn có tỷ lệ Protein cao hơn. Tỷ lệ Protein cao hợp lý sẽ giúp
cho trao đổi chất được tăng cường dẫn tới hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Các axit amin, đặc biệt axit amin thiết yếu có vai trị cực kỳ quan trọng đối
với khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Theo Từ Quang Hiển và cs
(1995)[2], thì vai trị của các axit amin trong cơ thể thì rất đa dạng, là thành phần
chủ yếu của Protit. Protein là hỗn hợp đa dạng cần cho sự sống, là thành phần
cấu tạo nên tế bào, cung cấp năng lượng rất cần thiết để đảm bảo cho quá trình
sống và quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm trong cơ thể gia cầm.
Yếu tố chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm. Nên trong chăn
nuôi, bất cứ nhân tố nào nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả
kinh tế cao cho ngành chăn nuôi. Do vậy, để nâng cao năng suất trong chăn nuôi
gia cầm, đặc biệt phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì cần lập ra một khẩu
phần dinh dưỡng hồn hảo cân đối trên cơ sở tính tốn nhu cầu của gia cầm
trong từng đàn ni.
* Đặc điểm tiêu hóa và trao đổi chất ở gia cầm.
Q trình tiêu hóa ở gia cầm diễn ra nhanh hơn ở các động vật khác, ở gia
cầm non thức ăn đi qua đường tiêu hóa 2-2,5 giờ. Ở gia cầm trưởng thành 4-4,5
giờ thức ăn chuyển từ dạng hạt nguyên hoặc nghiền nhỏ được giữ lại lâu hơn.


18

Thức ăn dạng bột đi qua đường tiêu hóa nhanh (đặc điểm này được tính đến khi

chế biến thức ăn hỗn hợp)
Gia cầm hàng ngày phải sử dụng nước, Protein, Lipit, Gluxit, chất khoáng.
Giữa mức độ năng lượng và Protein có mối tương quan với nhau. Khi thiếu năng
lượng trao đổi có thể sử dụng Protein vào mục đích tạo nguồn năng lượng, vì vậy
tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm tăng lên. Nếu thừa năng lượng trao đổi
cơ thể sẽ tăng cường tích lũy mỡ. Việc thừa năng lượng trong thức ăn đặc biệt có
hại với gia cầm đang phát triển và gà mái hướng trướng.
Khả năng tiêu hóa xơ và nghiền nhỏ thức ăn của gia cầm kém hơn so với
lợn, trâu bò. Gia cầm tiêu hóa xơ của các loại thức ăn khác nhau từ 0 đến 2025% các dẫn xuất về đạm ít xơ (5%) gà tiêu hóa được 80-90%. Nếu xơ trong
thức ăn chiếm 25-30% thì gia cầm chỉ tiêu hóa được 25-34% các chất dinh
dưỡng.
Mức Protein là rất quan trọng trong chăn ni gia cầm, nó tác dụng gây
ảnh hưởng đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nếu trong khẩu
phần thiếu Protein sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống và khả năng sản xuất của
chúng. Nếu thừa cũng khơng có lợi vì nó làm tăng trao đổi chất, tăng tiêu tốn
thức ăn.
Giá trị dinh dưỡng đối với gia cầm không chỉ phụ thuộc vào mức độ
Protein mà còn phụ thuộc vào hàm lượng các axit amin và Vitamin đặc biệt là
Vitamin B vì chúng tham gia vào thành phần của men điều hòa trao đổi Protein,
tham gia vào tổng hợp axit amin.
*Tiêu tốn thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn.
Tiêu tốn thức ăn được xác định bằng khối lượng thức ăn tiêu tốn trên một
đơn vị sản phẩm., chỉ tiêu này nói lên hiệu xuất chuyển hóa thức ăn của gia súc,
gia cầm. Khoa học ngày nay đã chứng minh: Có mối quan hệ chặt chẽ giữa duy
trì dinh dưỡng và duy trì sự sống với năng suất của vật ni. Hấp thu dinh dưỡng
là một q trình sinh học nhằm duy trì phát triển cơ thể và khơng ngừng đổi mới
những chất tạo lên cơ thể.
Tiêu tốn thức ăn trên 1kg khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt
được tốc độ sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn luôn là mối quan tâm kinh tế lớn nhất



19

của các nhà chăn ni.Vì hiệu suất giữa thức ăn sử dụng cho 1kg tăng khối
lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Tiêu tốn thức ăn còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phùng Đức Tiến (1996)[15], kết luận:
Có mối tương quan di truyền chặt chẽ giữa khối lượng cơ thể và tăng
trọng lượng với tiêu tốn thức ăn. Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ
thể tăng và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn đã được J.R Chambers (1984)
[17], xác định là dương (r = 0,4 - 0,9) còn tương quan sinh trưởng là âm (r = 0,2 - 0,8).
* Thành phần hóa học của thức ăn
Trong chăn ni gia cầm nói chung, các yếu tố mơi trường như : Nhiệt độ,
độ ẩm, chế độ chiếu sáng, dinh dưỡng là những vấn đề quan trọng vì nó quyết
định đến năng suất chăn nuôi. Cho gà ăn theo khẩu phần, theo giai đoạn, thực
hiện chế độ dinh dưỡng thích hợp, chuồng trại sạch sẽ, đủ ánh sáng thì hiệu quả
chăn ni sẽ cao.
Đối với cơ thể gia súc, gia cầm, tất cả thành phần trong thức ăn đều rất cần
thiết, tùy từng giống, tuổi, tính biệt, thể trọng mà nhu cầu tỷ lệ các thành phần sẽ
khác nhau.
* Trao đổi các chất dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng (ME) cho sinh trưởng:
- Người ta tính tốn và biết rằng cứ 1gam tăng trọng cơ thể cần 4 Kcal thế
nhưng hiệu quả sử dụng năng lượng thức ăn là 80%, do đó nhu cầu ME cho
1gam tăng trọng là 5 Kcal (4/0,8 = 5 Kcal) (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998)[3].
- Nhu cầu cho duy trì: Nhu cầu cho duy trì phụ thuộc vào thể trọng và
nhiệt độ môi trường. Khi thể trọng tăng lên thì nhu cầu năng lượng cũng tăng lên
để duy trì hoạt động bình thường và giữ thân nhiệt.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng và nhu cầu năng lượng hàng
ngày ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận.
Vai trò của Protein và axit amin.

Đối với bất kì loại vật ni nào, thức ăn là cơ sở quan trọng tạo nên năng
suất chất lượng sản phẩm. Trong đó protein là thành phần quan trọng nhất của cơ
thể gia cầm. Protein có hàng loạt đặc tính khơng thể có được ở bất kì một hợp


20

chất hữu cơ nào khác. Trong cơ thể gia cầm protein có vai trị quan trọng và đa
dạng, chúng là thành phần cấu trúc các mô, bộ khung cơ thể, hệ thống dây
chằng…Protein là thành phần quan trọng của sự sống tham gia cấu tạo tế bào.
Nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm và chiếm 1/7 - 1/8 khối lượng trứng.
Trong thành phần thịt gia cầm, protein chiếm 20%, trứng gia cầm hàm lượng
protein chiếm 11 - 13%. Protein thức ăn có ảnh hưởng rất lớn năng suất thịt,
trứng của gia cầm, khi khẩu phần ăn có đầy đủ protein sẽ cho năng suất sản
phẩm cao hơn, protein cũng tham gia câu tạo nên các men sinh học, các hormone
mà các chất này vừa là chất xúc tác vừa có tác dụng điều hồ q trình đồng hố
các chất dinh dưỡng của thức ăn.
+ Yêu cầu của protein cho sự duy trì và phát triển của gia cầm:
Protein rất cần cho duy trì sự sống của động vật vì vậy sự trao đổi protein
xảy ra ngay cả khi cơ thể động vật không nhận được protein trong thức ăn. Nếu
không cung cấp đầy đủ protein cho nhu cầu duy trì thì con vật sẽ phải huy động
của cơ thể để cung cấp cho hoạt động sống của chúng. Cho nên sự cung cấp thức
ăn phải đảm bảo đủ lượng protein cho từng loại gia cầm. Sự sinh trưởng, phát
triển của gia cầm gắn liền với sự tích luỹ protein trong cơ thể của chúng. Sự tích
luỹ ở gia cầm non nhanh hơn ở gia cầm trưởng thành sau đó giảm dần theo tuổi.
Sự thiếu protein trong khẩu phần cũng có ảnh hưởng khơng tốt đến sự sinh
trưởng và phát triển của gia cầm, sức đề kháng yếu, nếu thừa sẽ khơng hiệu quả
dẫn đến lãng phí thức ăn.
Nhu cầu protein phụ thuộc vào giống, giai đoạn nuôi, hướng sản xuất,
trong khẩu phần ăn protein được biểu thị bằng tỷ lệ % protein thô. Nguồn cung

cấp: Bột cá, bột thịt, bột máu, đậu tương. Để đáp ứng nhu cầu protein cho gà thịt
trong thức ăn hỗn hợp, các tác giả và tiêu chuẩn một số nước cho rằng cần phải
đạt tỷ lệ 18 - 24% protein trong khẩu phần của gà.
Theo quy định của Liên hiệp gia cầm Việt Nam, 1995:
- Gà từ 1 - 3 tuần tuổi 23 - 24% Protein.
- Gà từ 4 - 7 tuần tuổi 20 - 22% protein
- Gà trên 7 tuần tuổi 18 - 19% Protein
Tiêu chuẩn protein trong khẩu phần ăn của gà thịt nuôi chăn thả:


21

- Gà từ 0 - 4 tuần tuổi 19% protein
- Gà từ 5 - 8 tuần tuổi 18% protein
- Gà trên 9 tuần tuổi 16% Protein
Như vậy để đảm bảo cho gà thịt sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất
cao thì trong khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ và thích hợp Protein.
+ Vai trị của axit amin
Axit amin là thành phần cấu trúc cơ bản của protein (theo Từ Quang Hiển
và cs)[2] thì vai trị của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, là thành phần chủ
yếu của protein. Axit amin là yếu tố không thể thiếu được trong thức ăn của gia
cầm, nó giữ vai trò quan trọng trong cơ thể gia cầm. Nhu cầu protein trong thức
ăn cho gia cầm thực chất là axit amin thay thế và không thay thế theo tỷ lệ cân
đối nhất định. Do vậy cung cấp protein cho gia cầm khơng những đảm bảo đủ
lượng mà cịn phải cân đối được các axit amin không thay thế.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã phát hiiện trong các loại
sản phẩm từ mọi sinh vật có trên 100 loại axit amin, riêng trong cơ thể động vật
xác định được 23 - 25 loại axit amin và được phân chia theo 2 nhóm: nhóm axit
amin khơng thay thế gồm 10 axit amin thiết yếu mà cơ thể gia cầm nhất thiết
phải lấy từ thức ăn, cơ thể khơng tự tổng hợp được. Nhóm axit amin thay thế

được gồm 13 - 15 loại axit amin mà cơ thể gia cầm cũng như các động vật khác
có thể tự tổng hợp từ các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi axit amin
như: axit béo, hợp chất amino…
Trong các nhóm axit amin khơng thay thế được có 2 axit amin quan trọng
đối với cơ thể gia cầm là Methionine và Lysine, 2 axit amin có giá trị nhất trong
khẩu phần thức ăn chứa các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật.
Methionine có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, chức năng của gan
và tuyến tuỵ , cùng với Cystein tạo lơng vũ, có tác dụng điều hồ, trao đổi lipit,
chống mỡ hóa gan, cần thiết cho sinh sản tế bào tham gia tích cực vào đồng hoá,
dị hoá vật chất trong cơ thể. Nếu thiếu Methionine gây mất tính thèm ăn, thối
hố cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan làm giảm quá trình phân giải chất độc thải ra
trong quá trình trao đổi chất.


22

Lysine có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng
cần thiết cho sự tổng hợp nucleoproteit, hồng cầu, tạo sắc tố melanin của da,
lông. Nếu thiếu Lysine sẽ làm đình trệ sự phát triển, giảm năng suất trứng, thịt
của gia cầm, giảm luợng hồng cầu, huyết sắc tố và tốc độ chuyển hoá canxi,
photpho, gây cịi xương, thối hố cơ, gây rối loạn hoạt động sinh dục. Nhu cầu
Lysine trong khẩu phần ăn của gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi và tính năng
sản xuất: Gà thịt yêu cầu từ 1,1 - 1,2 %, gà đẻ từ 0,75 - 0,85%, vịt thịt 0,8%
trong thức ăn hỗn hợp. (Bùi Đức Lũng và cs, 1995)[4].
Tóm lại các axit amin đều có vai trị hết sức quan trọng đến cơ thể gia cầm
nên phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và axit amin nhằm giúp cho gia
cầm sinh trưởng và phát triển tốt, đạt được năng suất cao.
+Vai trị của Vitamin.
Vitamin có vai trị quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất, vitamin
A giúp cho niêm mạc của đường hơ hấp, đường tiêu hóa và các cơ quan khác

phát triển bình thường, vitamin B1 có vai trị quan trọng trong trao đổi gluxit,
tăng tính thèm ăn, tăng men tiêu hóa thức ăn, duy trì hoạt động thần kinh,
vitamin B2 đóng vai trị quan trọng trong trao đổi chất và là chất vận chuyển
hydro, thúc đẩy sự lớn lên và đẻ trứng, chống chảy máu, chống nhiễm trùng,
điều phối hoạt động của tụy, tuyến thượng thận, có khả năng tái sinh máu.
Vitamin D chỉ đạo sự trao đổi canxi, photpho trong cơ thể, cần thiết cho sự lớn
lên của xương và tạo thành vỏ trứng. Vitamin E làm tăng hoạt tính và bền axit
béo, men, hoocmon chống q trình oxy hóa sinh học.
+ Vai trị cuả các chất khống
Trong cơ thể động vật có khoảng 60 ngun tố đa lượng, vi lượng, chúng
đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
Canxi là nguyên liệu để hình thành xương, duy trì tính hưng phấn của thần
kinh, duy trì hoạt động của tim và tham gia vào quá trình đơng máu.
Photpho là ngun liệu để hình thành thành bộ xương trong cơ thể, tham
gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
Natri giữ cho độ PH trong cơ thể ln ổn định, tham gia vào q trình tổng
hợp protein và mỡ. Clo tham gia vào quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng


23

trong dạ dày. Fe tham gia cấu tạo phân tử hemoglobin, tạo máu. Ngồi ra cịn
nhiều chất khác như Cu, Zn, Co có vai trị quan trọng trong cơ thể, nó giúp q
trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường.
* Ảnh hưởng của điều kiện mơi trường và kỹ thuật nuôi dưỡng.
Điều kiện môi trường và kỹ thuật ni dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến
q trình sinh trưởng và phát dục của gia cầm. Các yếu tố mơi trường như nhiệt
độ, độ thơng thống, độ ẩm khơng khí hợp lý ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, quá
trình trao đổi chất và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của

gia cầm. Sinh trưởng còn phụ thuộc vào mật độ nhốt và chế độ ánh sáng. Gà ở
tuần thứ nhất cần chú ý đặc biệt về nhiệt độ chuồng nuôi. Khi gà bị lạnh, chúng
thường co chụm lại, kêu nhiều, ăn ít, há miệng. Nhiệt độ đủ ấm, gà tản đều trong
quay, hoạt động nhanh nhẹn, ăn uống tốt. Theo Lê Hồng Mậnvà cs, (1995)[4],
giai đoạn gà con cần nhiệt độ 30-35oC sau 5 tuần tuổi, nhiệt độ tiêu chuẩn
chuồng nuôi 18-20oC sẽ giúp cho gà lớn nhanh. I. Nir (1992)[19], qua nhiều
nghiên cứu đã đưa ra rằng : Với nhiệt độ môi trường 35oC độ ẩm tương đối 66%
đã làm giảm khả năng tăng khối lượng cơ thể 30- 35% ở gà trống và 20-30% đối
với gà mái.
2.2.3. Sức sản xuất thịt, các chỉ tiêu chính để đánh giá sức sản xuất thịt
* Sức sản xuất thịt:
Năng xuất thịt biểu hiện bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lể các bộ phận, thường
được tính bằng tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
* Các chỉ tiêu đánh giá về sức sản xuất thịt:
+ Tỷ lệ nuôi sống
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế trong chăn ni à, địi hỏi các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan
trọng đó là tỷ lệ ni sống, từ đây có q trình sinh trưởng phát triển, cho thịt,
phát dục và sinh sản.
+ Sinh trưởng của gà
Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần
tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà


24

thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là
biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của
chúng. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn thời gian ni, giảm
được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả

năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chế độ
chăm sóc ni dưỡng, thời tiết, khí hậu và thích nghi của gà đối với mơi trường.
Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng và kích thước thể tích cơ thể qua các tuần tuổi.
+ Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn
Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn tiêu thụ hằng ngày phản ánh tình
trạng sức khỏe của đàn gà, chất lượng thức ăn, khả năng áp dụng khoa học kỹ
thuật vào chăm sóc và nuoi dưỡng nhận biết của mỗi người, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sinh trưởng và khả năng sản suất của đàn gà.
+ Khả năng cho thịt và chát lượng thịt:
Là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn ni, nó được thể hiện
bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ, năng suất thịt được biểu thị
bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các bộ phận thường được tính là tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi,
thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng. Về thành phần hóa học của thịt gà chọi, tỷ lệ vật chất
khô dao động trong khoảng từ 24,99% - 29,01%, tỷ lệ prtein trong cơ ngực luôn
cao hơn cơ đùi, nhưng tỷ lệ lipit của cơ đùi lại cao hơn. Cịn hàm lượng khống
khơng biến đổi nhiều giữa các giai đoạn khảo sát và giữa cơ ngực với cơ đùi.
Thịt gà Chọi có hương vị thơm ngon, vị đậm, thớ thịt mịn do đó thích hợp với thị
hiếu người tiêu dùng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt gia cầm: Mức sống của con
người càng cao thì nhu cầu tiêu thụ thịt càng lớn và những sản phẩm thịt chất
lượng cao (ít mỡ giàu protein) đòi hỏi ngày càng nhiều. Thịt gia cầm là một
trong những loại thịt có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nâng cao năng suất thịt
và cải thiện chất lượng thịt là mục tiêu phấn đấu không ngừng của các nhà chăn
nuôi.
Những yêu cầu đối với chất lượng thịt: Khi gia cầm còn sống, cần đặc biệt
chú ý đến sức khoẻ của chúng, tốc độ mọc lông, thời điểm thay lông đều ảnh


25


hưởng đến chất lượng thịt. Gia cầm mọc lông muộn đặc biệt là lông lưng, các
chân lông ở dưới da làm giảm chất lượng thịt. Sự biến dạng của xương ngực,
xương chân và xương chậu đều làm cho chất lượng thịt khơng đạt u cầu. Mỗi
nước có sự đánh giá gia cầm sống khác nhau, chủ yếu người ta xét đến cấu trúc
thân, khối lượng, phát triển của bộ lông. Sự phát triển của cơ ngực và cơ dưới
đùi có ý nghĩa lớn không chỉ đến số lượng mà cả đến chất lượng thịt.
Sau khi giết thịt, việc đánh giá chất lượng thịt dựa vào các chỉ tiêu: Lườn
không được nhô ra, hướng của lườn song song với trục của thân. Da phải nhẵn,
khơng rách, khơng có lơng măng. Thịt tươi, ngon, mịn, sáng, hàm lượng mỡ
không quá cao. Sự hao hụt nhiều hay ít sau khi mổ, sau khi bảo quản và sau khi
chế biến phản ánh chất lượng thịt tốt hay khơng tốt. Trong thịt có chứa hàm
lượng nước nhất định, điều đó sẽ làm tăng sự ngon miệng của thịt. Các cơng
trình nghiên cứu đã chứng minh là độ ngon miệng phụ thuộc vào hàm lượng
tuyệt đối của nước trong thịt. Thịt có hàm lượng nước tuyệt đối cao do khả năng
giữ nước kém nên mất nhiều nước làm giảm giá trị. Ngược lại, thịt có hàm lượng
nước tuyệt đối thấp có khả năng giữ nước cao, thì loại thịt này chất lượng cao ăn
ngon hơn.
2.2.4. Một số thơng tin,đặc điểm và hình thái về gà Ri
Đây là một giống gà có da vàng thịt trắng chân vàng, là một trong những
giống gà năng suất cao. Chúng phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền
Nam ít hơn). Gà mái có màu lơng màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ,
đầu cánh và chót đi. Gà trống có lơng màu vàng tía, sặc sỡ, đi có lơng màu
vàng đen dần ở phía cuối đi.
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi
phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng
bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ. Ngoại hình : Qua nhiều năm, gà Ri bị
pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có màu lơng vàng, nâu, nâu
nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đi. Gà trống có bộ
lơng sặc sỡ nhiều màu, nhất là lơng cổ và đi, nhưng đa số có màu vàng đậm,

tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2 hàng vẩy, thịt
vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri mọc lơng sớm, chỉ hơn 1


×