Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học của lợn rừng trong thí nghiệm - Khóa luận tốt nghiệp 9,0 điểm (bài báo cáo được hội đồng đánh giá rất cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

TRẦN THỊ NGỌC

Tên đề tài:
‘‘NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CỦA LỢN RỪNG NUÔI TẠI HUYỆN BÁT XÁT,
TỈNH LÀO CAI’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành:

Chăn ni

Khoa:

Nơng Lâm

Khóa học: 2017 – 2021


LÀO CAI – 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

TRẦN THỊ NGỌC



Tên đề tài:
‘‘NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CỦA LỢN RỪNG NUÔI TẠI HUYỆN BÁT XÁT,
TỈNH LÀO CAI’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành:

Chăn ni

Khoa:

Nơng Lâm

Khóa học: 2017 – 2021
Giảng viên hướng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Thị Út, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai
2. ThS. Vũ Hoài Sơn, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

LÀO CAI - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Đại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên
tại tỉnh Lào Cai, trải qua sáu tháng thực tập đến nay tôi đã hồn thành khóa

luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo
trong Ban Giám đốc, Phịng Đào tạo – NCKH&HTQT, Khoa Nông Lâm Phân
hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Út và ThS. Vũ
Hoài Sơn đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị ở trang trại nơi tơi thực tập đã
hết lịng giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài thuận lợi.
Để hồn thành khóa luận này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ
của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm cao quý đó.
Lào Cai, Ngày 20 tháng 7 năm2021
Sinh Viên

Trần Thị Ngọc


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................23
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn giai đoạn tập ăn.......24
Bảng 3.3. Thành phần thức ăn của lợn thí nghiệm trong giai đoạn sau cai sữa
.........................................................................................................................24
Bảng 3.4. Lịch tiêm phịng vaccine cho lợn thí nghiệm..................................25
Bảng 4. 1: Tóm tắt một số đặc điểm ngoại hình của lợn rừng........................31

Bảng 4.2. Thông số đo cơ thể..........................................................................32
Bảng 4. 3: Tỷ lệ sống của lợn rừng.................................................................36
Bảng 4. 4. Khối lượng của lợn qua các tuần tuổi............................................37
Bảng 4. 5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng................................................39
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của lợn rừng................................................42
Bảng 4.7: Kết quả mổ khảo sát sức sản xuất thịt của lợn rừng lúc 16 tuần
tuổi...................................................................................................................43
Bảng 4. 8: Kết quả theo dõi bệnh trên đàn lợn rừng (n= 3 * 30 con)..............45


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4. 1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn rừng giai đoạn từ SS – 16 tuần
tuổi...................................................................................................................39
Hình 4. 2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng giai đoạn SS – 16 tuần
tuổi...................................................................................................................41
Hình 4. 3. Sinh trưởng tương đối của lợn rừng giai đoạn từ SS – 16 tuần
tuổi..................................................................................................................43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích


1

Cs

:

Cộng sự

2

Đvt

:

Đơn vị tính

3

g

:

Gam

4

KPCS

:


Khẩu phần cơ sở

5

n

:

Số con

6

SL

:

Số lượng

7

Ss

:

Sơ sinh

8

STT


:

Số thự tự

9



:

Thức ăn

10

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

11

TL

:

Tỷ lệ

12


TLNS

:

Tỷ lệ nuôi sống

13

TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn

14

Tr

:

Trang


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2

1.3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài..........................................................................3
2.1.1. Một số thông tin khoa học của lợn rừng.................................................3
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về lợn rừng Việt Nam..............................................3
2.1.1.2. Giới thiệu sơ lược về lợn rừng Thái Lan.............................................4
2.1.1.3. Đặc tính sinh học.................................................................................4
2.1.1.4. Sinh sản...............................................................................................5
2.1.1.5. Một số tập tính của lợn.........................................................................7
2.1.2. Mơ hình ni lợn rừng..........................................................................10
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của lợn................................14


vi

2.1.4.1. Sinh trưởng, phát dục.........................................................................14
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng khối lượng cơ thể của lợn.........15
2.1.5. Khả năng cho thịt..................................................................................17
2.1.6. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh của lợn.............18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước..............................................19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................19
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................23

3.4.1. Đặc điểm sinh học của lợn rừng...........................................................23
3.4.2. Khả năng sinh trưởng của lợn rừng......................................................23
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................29
4.1. Một số đặc điểm sinh học của lợn rừng...................................................29
4.1.1. Đặc điểm ngoại hình.............................................................................29
4.1.2. Tập tính sống.........................................................................................33


vii

4.1.3. Tập tính sinh sản..................................................................................35
4.2. Tỷ lệ ni sống của lợn rừng....................................................................35
4.3. Khả năng sinh trưởng của lợn rừng.........................................................37
4.3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn rừng ........................................................37
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm.............................................39
4.4. Sức sản xuất thịt của lợn rừng.................................................................43
4.5. Tình hình nhiễm bệnh của lợn rừng......................................................45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................47
5.1. Kết luận....................................................................................................47
5.2. Đề nghị.....................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................49
PHỤ LỤC..........................................................................................................1


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn rừng ở Việt Nam được xem là một nghề mới có nhiều

triển vọng và thu hút được sự quan tâm của nhiều người chăn nuôi. Bởi các
đặc điểm tốt như: lợn rừng có khả năng thích nghi và chống chịu tốt với điều
kiện khắc nghiệt, có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên; thịt lợn rừng
săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn. Thịt lợn rừng rất ngọt
thơm, hàm lượng cholesterol thấp được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo tác giả Võ Văn Sự (2010)[17] cho biết: Lợn rừng phân bố chủ yếu
ở các bản làng nằm dọc khu vực miền núi phía Bắc, dãy Trường Sơn. Lúc
trưởng thành lợn rừng Việt Nam có thân hình mảnh mai, cao hơn và lông bờm
xờm, trông hung dữ, lợn con có sọc đen hoặc nâu dọc theo thân, các sọc này
mờ dần theo tuổi.
Lợn rừng sống ngoài tự nhiên cho năng suất rất thấp do nguồn thức ăn
chính là các loại thức ăn mà lợn tự kiếm được, nhu cầu dinh dưỡng cho lợn
khơng đủ, điều đó dẫn đến lợn kém phát triển, chậm lớn. Thuần hóa lợn rừng
và đưa về nuôi tại các hộ dân và các trang trại nhằm cung cấp đủ lượng thức
ăn, dinh dưỡng và các điều kiện môi trường đảm bảo để chúng có thể sinh
trưởng và phát triển tốt nhất. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ thịt lợn rừng ngày
càng cao, sản lượng thịt lợn rừng cung cấp vẫn chưa đủ so với nhu cầu của thị
trường, do vậy việc phát triển chăn nuôi lợn rừng hiện nay đang là một hướng
đi có triển vọng lớn.
Bát Xát là huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, nơi có khá nhiều các hộ
dân chăn nuôi lợn rừng, tuy nhiên do kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt nên năng
suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, do vậy việc nghiên cứu và đưa ra các
thông tin khoa học về lợn rừng để cung cấp cho việc xây dựng quy trình kỹ
thuật chăn ni lợn rừng phù hợp, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh
tế là một việc làm cần thiết hiện nay.


2

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên

cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của lợn rừng
nuôi tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai’’.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học của lợn rừng trong thí
nghiệm.
- Nghiên cứu tỷ lệ ni sống của lợn rừng trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn rừng trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn rừng trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh của đàn lợn trong thí nghiệm.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng
của lợn rừng nuôi tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin khoa học về một số
đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của lợn rừng phục vụ cho nghiên
cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, và các
nghiên cứu chuyên sâu về lợn rừng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tích lũy
kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn rừng tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp
sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi tham
khảo khi chăn nuôi lợn rừng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.


3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Một số thông tin khoa học của lợn rừng
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về lợn rừng Việt Nam
Nguyễn Quang Linh (2012)[9] cho biết: Lợn rừng là một loài trong họ
lợn hoang dã, chúng là loài bản địa của những khu rừng rậm ở Châu Âu, khu
vực đông bắc Châu Mỹ và chúng cũng sinh sống ở khắp Châu Á. Lợn rừng có
sự phân bố cực kỳ rộng rãi với số lượng phân loài ước lượng lên tới 25. Rất
khó để phân loại tất cả các phân lồi, bởi vì chúng rất dễ phối giống, vì vậy
chúng được các nhà khoa học cơng nhận có bốn phân lồi chính dựa vào sự
phân bố theo vị trí địa lý. Chúng có chung những đặc điểm kích thước bề
ngồi dễ nhận biết, nhưng có sự đa dạng về màu sắc dựa theo vùng sinh sống.
Lợn rừng là loài cực kỳ dễ dàng thích nghi với đa dạng mơi trường sống,
chúng có thể ăn được gần như mọi thứ, chúng khơng chỉ chạy nhanh mà còn
bơi lội rất giỏi. Một số tên tiếng Anh phổ biến dành cho lợn rừng như:
European Wild Pigs, Hogs hay Boars.
Lợn rừng là loài động vật có vú có kích thước trung bình, với chiếc đầu
và thân trước to lớn, phần thân sau nhỏ lại. Chúng có lớp lơng dày bên ngồi,
bên dưới lớp lơng dày to là lơng nhỏ phủ kín cơ thể. Lợn rừng có nhiều màu
sắc từ nâu, đen, đổ hoặc xám tối, tất cả phụ thuộc vào vị trí địa lý mà chúng
sinh sống. Ví dụ như những cá thể lợn rừng ở Tây Âu thường có màu nâu, cịn
ở các thể lợn ở khu rừng Đơng Âu sẽ có màu đen nhánh. Lợn rừng có thị giác
rất kém bởi đơi mắt của chúng khá nhỏ, nhưng chúng lại có chiếc mõm dài
thẳng, giúp chúng đánh hơi rất tốt.
Lợn rừng, tên khoa học là Sus scrofa gốc châu Âu và Sus cristatus gốc
châu Á. Theo Bách khoa tồn thư của Pháp, thì lợn nhà đã được thuần hóa từ
lợn rừng cách đây hơn 5000 năm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác
nghiên cứu Quốc tế phát triển nơng nghiệp (Pháp) thì lợn rừng có tới 36 giống
phân bố ở hầu khắp các lục địa trên thế giới.


4


Trên thế giới hiện nay đang có khá nhiều nghiên cứu về lợn rừng, phần
lớn những nghiên cứu này tập trung vào đặc tính và nguồn gốc của các loại
lợn rừng. Từ tài liệu của các nhà khảo cổ cho thấy, lợn rừng ở châu Âu và ở
châu Á được con người thuần hóa sớm nhất và chính chúng là nguồn gốc của
các giống lợn được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, theo (Nguyễn
Lân Hùng 2010)[8].
2.1.1.2. Giới thiệu sơ lược về lợn rừng Thái Lan
Giống Lợn rừng Thái mặt dài. Loại này tương đối giống lợn rừng Việt
nam. Lợn con trước 3 tháng tuổi có sọc dưa: 7 sọc đen và 6 sọc vàng. Sau 3
tháng tuổi sọc vàng biến mất, nhưng lơng tồn thân cũng thay đổi sang dạng
nâu – bạc – mốc. Hai má có lơng bạc. Lợn trưởng thành có lơng bờm, lợn đực
có răng nanh khá phát triển. Thân hình mảnh, chân cao, phía trước cao hơn
phía sau.
Giống Lợn Thái mặt ngắn: Đặc điểm là to con, màu đen, thân tròn, đẻ
nhiều con. Loại này tương đối giống với con lai giữa lợn rừng Việt nam hoặc
lợn rừng Thái lai với các giống lợn đen ở vùng cao. Theo chúng tơi đó là lợn
lai giữa Lợn Rừng thuần và các giống lợn địa phương vùng núi Thái lan (tựa
như các giống lợn Vân Pa, lợn Mường Khương... Việt Nam)
2.1.1.3. Đặc tính sinh học
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010)[8] các lồi lợn rừng có một số đặc
điểm sinh học cơ bản như sau lợn rừng phần lớn đều có màu da lơng đen hoặc
nâu xám; lông da khô; lông gáy dài và cứng. Lợn đực khi trưởng thành có
răng nanh rất phát triển. Răng nanh hình tam giác màu trắng ngà; đầu răng
nanh nhọn, cong vểnh lên ở hai bên mép. Lợn rừng khi mới sinh ra hầu hết có
màu lơng nâu vàng và có những sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn
và lưng, chúng trông giống sọc của quả dưa. Các vết sọc này mất dần khi lợn
đạt từ 12kg/con trở lên và mất hẳn khi 17 – 18kg/con. Điều đặc biệt của lợn
rừng là vị trí của lỗ chân lơng. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào một chỗ
như khóm lúa, khi cạo lơng đi chúng xuất hiện rất rõ và đây là điểm phân biệt

rõ nhất thịt lợn rừng với thịt lợn nhà. Lợn rừng thường có 8 - 10 vú, hiếm thấy
có lợn trên 12 vú. Thời gian mang thai cũng như lợn nhà từ 112 - 116 ngày.


5

Gần tới ngày đẻ, lợn sẽ tự tìm hoặc tự tạo hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ
khô để làm ổ đẻ. Lợn mẹ rất hung dữ khi nuôi con, chúng không muốn con
người và các động vật khác biết ổ đẻ của nó. Do sống hoang dã, mà lợn rừng
có tốc độ lớn chậm, có khi 1 năm tuổi chúng mới chỉ nặng được 30 - 40 kg.
Khi lợn đạt từ 30kg/con trở lên, tốc độ lớn của lợn rừng càng chậm lại, nhiều
con lợn cái động dục và phối giống lần đầu lúc 7 - 8 tháng tuổi và chỉ nặng
trên dưới 20kg. Vì vậy, lợn rừng thường có số con đẻ ra mỗi lứa thấp, từ 5 -8
con. Lợn con sơ sinh rất nhỏ, chỉ vài ba lạng một con, lợn con thường được
lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi lợn mẹ mang thai lần kế tiếp. Do cuộc
sống hoang dã ở rừng nên chúng có thân hình đẹp, da dầy, bụng gọn, chân
cao, chắc, đi đứng trên 8 ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình lợn
rừng rất thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế…dưới đất để kiểm ăn.
Mõm lợn rừng nhọn, thẳng và chắc, phù hợp với việc đào hang hốc để ẩn náu,
che mưa, che nắng. Lợn rừng rất dễ bị giật mình mỗi khi có tiếng động lạ,
tiếng người lạ. Lơn rừng đực thường ưa sống một mình, mỗi con đực có lãnh
địa riêng. Lợn cái thường sống thành từng đàn chừng 20 - 30 con. Đến khi lợn
cái động dục thì lợn đực mới tìm đến đàn nái để giao phối. Lợn rừng thường
hoạt động, kiếm ăn về ban đêm, ban ngày chúng ngủ trong các hang hốc. Do
nguồn thức ăn chủ yếu là lá cây, quả, củ và do vận động nhiều nên thịt của
chúng rất nạc, da dày nhưng giịn. Đó là nguồn thực phẩm rất hấp dẫn đối với
người tiêu dùng hiện nay.
2.1.1.4. Sinh sản
Do đề tài tập trung hơn về sinh trưởng, phát triển và phẩm chất thịt lợn
rừng với loài lợn rừng được nuôi chủ yếu ở nước ta, nên ta đi sơ lược về tập

tính sinh sản của các loại lợn rừng được nuôi nhiều ở trong nước như lợn
rừng Thái Lan, Việt Nam và lợn rừng Lai.
Theo Lê Đình Phùng (2011)[14] thì lợn rừng Thái Lan nhập nội có một
số tập tính và khả năng sinh sản như sau: Hoạt động chửa đẻ vào những ngày
sắp đẻ, lợn rừng thường có các biểu hiện: Bụng sà, vú căng, âm hộ sưng, đi lại
khó khăn, trạng thái bồn chồn. Lợn mẹ hung dữ hơn ngày thường, chúng bắt
đầu tha rác, cỏ, cây để làm ổ đẻ. Lợn thường làm ổ ở những nơi vắng vẻ như


6

góc chuồng và hầu như khơng có hiện tượng sát nhau nào ở lợn rừng, 100%
lợn mẹ ăn hết nhau thai của chúng. Sau khi đẻ, lợn mẹ trở nên rất hung dữ và
sẵn sàng tấn công các động vật tiến lại gần, kể cả người chăm sóc và thú y
viên. Có một số ít trường hợp lợn mẹ cắn chết con sau khi sinh. Một số chỉ
tiêu về khả năng sinh sản của lợn mẹ: Khả năng sinh sản của lợn nái được
đánh giá thông qua một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ và sinh
trưởng của lợn con. Các tham số thống kê được sử dụng để đánh giá bao gồm:
Giá trị trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu, độ lệch chuẩn
Trong chăn nuôi giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến
năng suất chất lượng chăn nuôi. Trong cơng tác giống gia súc thì nhân giống
thuần chủng có ý nghĩa trong việc cải tạo và hoàn thiện giống. Cũng như các
loài gia súc khác, đặc điểm di truyền các tính trạng chất lượng và số lượng
của lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền Mendel, màu sắc lơng, da là
những tính trạng chất lượng... cịn tính trạng số lượng được thể hiện qua các
chỉ tiêu như: Số con trên lứa, khả năng tăng trọng, phẩm chất thịt xẻ... Đó là
những tính trạng do nhiều đơi gen quy định và chịu sự tác động của ngoại
cảnh với nhiều mức độ khác nhau (Nguyễn Văn Thiện, 1998)[19].
Theo di truyền học, kiểu hình là kết quả tác dụng của kiểu gen với điều
kiện ngoại cảnh, được tính theo cơng thức: P = G + E

Trong đó: P - Giá trị kiểu hình
G - Giá trị kiểu gen
E - Sai lệch mơi trường
Giá trị kiểu gen (G) của tính trạng số lượng do nhiều đơi gen có hiệu
ứng nhỏ (minorgene) hợp thành, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen
(poligen). Các minorgene tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng
gộp, trội và át gen. Vì vậy hoạt động của gen thể hiện qua cơng thức:
G=A+ D+ I
Trong đó: G - Giá trị kiểu gen
A - Giá trị công gộp


7

D - Giá trị sai lệch trội
I - Giá trị sai lệch tương tác
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trị
quan trọng, vì nó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con
đường thực nghiệm.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở
lợn là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố mơi trường. Vì
thế trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng
cao thì ngồi việc thay đổi kiểu gen tạo ra những tổ hợp gen mới có năng suất
chất lượng cao, cần phải chú ý đến việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng đối
với con vật. Cần nắm được quy luật phát triển và sự ảnh hưởng của các yếu tố
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, từ đó đề ra được một quy trình
ni dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện của vùng.
2.1.1.5. Một số tập tính của lợn
Tập tính là cơ chế tác động qua lại giữa vật nuôi với môi trường sống

và được biểu hiện thông qua các hành vi, hoạt động cụ thể. Môi trường, đặc
biệt là nhiệt độ và ẩm độ, tác động trực tiếp đến con vật thông qua hệ thần
kinh, từ đó quyết định các tập tính sinh hoạt và sản xuất của chúng
(Prissinotto và cs, 2006)[27].
Nghiên cứu hành vi, tập tính có vai trị quan trọng trong việc xác định
trạng thái chức năng, hiện trạng sức khỏe; cải tiến quy trình chăm sóc, ni
dưỡng nhằm giảm thiểu tác động của stress nhiệt, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm chăn ni. Gia súc nói chung, lợn nói riêng, biểu hiện tập
tính hàng ngày thơng qua các hoạt động/hành vi ăn, uống, đứng, nằm/nghỉ,
thải phân, nước tiểu.
Tập tính tìm chỗ ở: Lợn thường thích những nơi có bóng cây râm mát
hay tìm về chuồng để nằm ngủ. Chúng chui đầu vào nhau để bảo vệ mình và
chống rét. Lợn cũng có thể cào đất lên để nằm. Lợn có thể được ni nhốt hay


8

thả rơng. Lợn nhà thích nghi nhanh với những luyện tập do con người như
hiệu lệnh: ăn đúng giờ, thải phân, đi tiểu, nằm ngủ đúng chỗ quy định.
Tập tính sinh sản:
+ Tập tính giao phối: Trong tự nhiên, lợn thường sống theo bầy đàn.
Trong giao phối tự nhiên, vào mùa sinh sản của lợn thường xảy ra các cuộc
chiến tranh giữa các con đực để giành giật con cái. Khi động dục lợn thường
có các biểu hiện kêu, chạy nhảy, nhảy chuồng, đi lại lòng vòng… để thu hút
sự chú ý của đối phương.
+ Tập tính làm ổ đẻ: Việc làm ổ do con cái thực hiện và mục đích là để
bảo vệ con non sau khi mới sinh, tránh nguy hiểm từ các con khác và đồng
thời giữ ấm cho lợn con.
+ Tập tính bảo vệ và chăm sóc con: Sau khi đẻ xong lợn mẹ thường liếm
con cho đến khi khô mới thôi và tiến hành cho các con bú ngay. Lợn mẹ có

thể tấn cơng kẻ thù bất kì lúc nào để bảo vệ con non. Lợn con sinh ra có thể
đứng ngay và tìm vú mẹ để bú, lợn mẹ vừa đẻ vừa có thể cho con bú. Đó là
những tập tính sinh hoạt và đặc điểm riêng của lợn.
+ Tập tính ăn, uống: Sự chọn lựa thức ăn của động vật chủ yếu dựa vào
mùi vị của thức ăn hoặc chọn lựa thức ăn qua hình dạng thức ăn.
Các loại thức ăn của lợn: Lợn là loại gia súc ăn tạp, nên thức ăn của lợn
rất phong phú. Lợn có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động
vật và cả thức ăn thừa của con người. Các giống lợn địa phương khi được thả
rơng, chúng tích cực tìm kiếm thức ăn. Khi có thức ăn chúng ăn lai rai cả
ngày không tập trung vào giờ nào cụ thể. Lợn thường thích ăn các thức ăn có
nguồn gốc thực vật: lá cây non, ngọn cây non… Lợn là loại vật nuôi uống ít
nước, một số loại lợn khơng bao giờ vừa ăn vừa uống nước như lợn Cỏ, lợn
Kiềng Sắt...
Tập tính kiếm ăn: Lợn thường kiếm ăn theo bầy đàn. Chúng thường húc
ủi đất hay chuồng để tìm kiếm thức ăn. Hiểu biết được những tập tính đó sẽ
giúp con người xây dựng quy trình kỹ thuật chăn ni, huấn luyện theo phản


9

xạ có điều kiện, khả năng thích nghi của lợn trong điều kiện chăn nuôi tập
trung tốt hơn.
Việc nghiên cứu về đặc tính và nguồn gốc hiện nay khi lợn rừng
được đưa vào chăn ni thì vấn đề nghiên cứu về thức ăn phù hợp cũng
ngày càng được chú trọng. Dạ dày lợn là dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn
và dạ dày kép, bao gồm 5 phần như: Dạ dày đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng
manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị. Vùng thực quản
khơng có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy
khơng có pepsin và axit clohydric.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1998)[19]: Ruột non của lợn dài gấp 14 lần

cơ thể gồm 3 phần: Phần tá tràng, hổng tràng và hồi tràng. Ruột già dài
khoảng 4 - 5m gồm 3 đoạn: Manh tràng, kết tràng và trực tràng. Hệ tiêu hố
của lợn thay đổi khối lượng, kích thước và thể tích tuỳ theo giống, thức ăn,
phương thức chăn ni. Do đặc điểm cấu tạo tiêu hố mà lợn có đặc điểm tạp
ăn, chịu đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thơ xanh. Do ăn
nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già của lợn tồn tại hệ vi sinh vật có khả năng
tiêu hố một phần cellulose. Lợn có khả năng tiêu hố và hấp thụ thức ăn cao
nên tăng trọng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dựa vào đặc điểm sinh
học của hệ tiêu hố nói trên chúng ta có thể nghiên cứu phối hợp khẩu phần
ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
Tại Nepal, tổ chức FAO Nepal nghiên cứu và đưa ra được các thành
phần, loại thực ăn phù hợp với lợn rừng theo tiêu chí thức ăn chăn nuôi lợn
phải đảm bảo cho sự sinh trưởng của chúng, thức ăn tốt cho lợn và giúp lợn
cung cấp đủ năng lượng, protein, khoáng chất và vitamin như cám gạo, gạo,
bắp, đậu tương, đậu, sắn, rau và cặn chưng cất thường được sử dụng trong
thức ăn cho heo. Bên cạnh đó trái cây bị hư hỏng trong q trình vận chuyển,
lưu trữ và xử lý được sử dụng như thức ăn bổ sung cho lợn, có thể luộc
chín và trộn với thức ăn khác như cám gạo, gạo và ngô. Tốt nhất là có thể
sử dụng các loại tươi.


10

2.1.2. Mơ hình ni lợn rừng
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010)[8] cho biết: ở nước ta lợn rừng có thể
ni ở bất cứ vùng nào, tuy nhiên nên chọn ở nơi đất cao và thốt được nước,
theo đó họ cũng đưa ra hai dạng nuôi lợn rừng sau:
- Nuôi lợn rừng theo kiểu thả rông
Xung quanh khu nuôi ta xây tường hoặc quây kín bằng lưới B40. Đặc
biệt phía sát mặt đất phải cạp thật chặt để tránh lợn đào chui ra. Chiều cao của

lưới hoặc của rào phải đủ ngăn khơng cho lợn nhảy qua. Trong khu ni nên
có nhiều cây cối, lợn rừng thích chui rúc trong các bụi cây rậm rạp để ẩn nấp.
Khi khơng thấy có ai xung quanh chúng mới mò ra chỗ trống. Trong khu này
ta nên làm một số nhà lều nhỏ, diện tích chỉ cần khoảng 4 – 6m 2 và cao từ 1,2
– 1,5m. Nó được lợp bằng mái rơm, cỏ hoặc lá cây cho mát. Xung quanh có
thể chắn bằng các tấm fibro xi măng. Cần để hở lối ra, lối vào. Nền nuôi là đất
pha cát và đắp cao hơn xung quanh 10 – 20cm để tránh bị sũng nước. Ta có
thể lót rơm rạ hoặc cỏ khơ vào trong cho chúng. Nên bố trí các khu riêng để
ni lợn sinh sản và lợn thịt. Tuy nuôi thả rông nhưng không nên để tất cả các
loại lợn đều chung một sân vận động, chung một lán, một lều mà cần phải bố
trí sân vận động, lán, lều riêng cho từng loại lợn (như lợn đực giống, lợn nái
nuôi con, lợn có thai, lợn ni thịt…). Có như vậy mới hạn chế được hiện
tượng sảy thai đối với lợn nái có thai, tránh đồng huyết khi phối giống. Với
quy mô đàn hàng trăm con, nhất là đối với lợn rừng, lợn rừng lai ni sinh sản
thì rất cần đeo số, đánh số cho lợn để dễ quản lý về giống, về bệnh tật, tiêm
phịng…Trong khu ni cần đào một số hố để chứa nước cho lợn xuống tắm.
Cũng phải có máng ăn, máng uống riêng để cung cấp thức ăn và nước sạch
cho chúng.
- Nuôi lợn rừng theo kiểu xây chuồng
Đây là cách nuôi giống nuôi lợn nhà. Ta xây chuồng chắc chắn, có mái
che và ngăn ra từng ơ riêng biệt. Mỗi ô rộng từ 4 – 6m 2. Trong mỗi ô chỉ nên
nuôi từ 1 – 2 con hoặc ni một cặp bố mẹ. Diện tích của chuồng ni lợn
sinh sản cần phải rộng hơn chuồng nuôi lợn thịt để lợn mẹ dễ xoay sở khi
nuôi con. Nếu khu ni lớn, ta nên chia thành nhiều ơ và phía giữa có lối đi


11

rộng rãi để tiện cho việc chăm sóc chúng. Nếu ai khơng có điều kiện hoặc mới
bắt đầu thử ni thì khơng cần xây chuồng lớn mà chỉ nên ni trong chuồng

cỡ nhỏ. Chuồng có thể quây bằng những cây gỗ hoặc lưới B40. Lưu ý thân
cây gỗ phải đủ lớn (đường kính từ 10cm trở lên) để lợn rừng khơng húc gẫy
được. Nên xây chuồng bằng gạch thì tốt nhất. Cũng có thể làm chuồng theo
cách: xây các trụ ximăng xung quanh và dùng cây gỗ buộc thành hàng rào,
làm như vậy đơn giản và rẻ tiền hơn. Diện tích chuồng ni kiểu này khơng
cần rộng. Nếu để nhốt một lợn rừng thì diện tích chỉ cần: rộng 2m, dài 3m và
thành cao từ 1,2 – 1,5m. Nếu nuôi 3 – 4 con trong một chuồng thì kích thước
có thể là 2x5m hoặc rộng hơn một chút. Trong điều kiện này, khơng cần để
chúng sống q rộng, vì như vậy cho ăn dễ hơn; tiêm phòng vacxin cho
chúng cũng dễ và thuận lợi cho việc dọn vệ sinh chuồng.
2.1.3. Kỹ thuật chăm sóc
Lợn rừng hiện được ni ở nhiều nơi đòi hỏi nhiều đầu tư mới, kỹ thuật
mới và diện tích lớn… Vì thế Võ Văn Sự (2010) [17] đã thành cơng trong
việc đưa ra “Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng” ở giống lợn rừng Thái
Lan và trước đó Võ Văn Sự (2010)[17] cũng đã đưa ra “Kỹ thuật nuôi lợn
rừng” với giống lợn rừng Việt Nam, mà thức ăn đóng vai trị rất quan trọng
cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi tuy nhiên khẩu phần thích hợp
cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém.
Giai đoạn ni dưỡng, chăm sóc lợn con từ sơ sinh tới khi cai sữa
Lợn con sinh ra thường nặng từ 200 – 300g/con. Khối lượng sơ sinh
của lợn rừng thường rất thấp, chỉ bằng hơn một nửa so với khối lượng sơ sinh
của lợn nhà, lợn công nghiệp, lợn lai… Đối với lợn con từ sơ sinh đến cai sữa
ngồi việc chăm sóc tỉ mỉ cho lợn mẹ khi đẻ và lợn con lúc sơ sinh như đã nêu
ở phần trên thì rất cần thực hiện một số khâu kỹ thuật khác nữa để đảm bảo tỷ
lệ nuôi sống cao, đàn heo khỏe mạnh, khơng hoặc ít mắc các bệnh như ỉa
chảy, viêm phổi…
Việc chăm sóc, ni dưỡng cần thực hiện một số biện pháp quan trọng
sau: Giữ cho lợn con luôn luôn được ở nơi ấm áp, nhất là trong tuần lễ đầu
sau sinh. Vì rằng, khi lợn con cịn ở trong bụng mẹ, nhiệt độ của nó từ 36 –



12

37oC. Khi đẻ ra ngoài, nhiệt độ thường dưới 25 oC hoặc thấp hơn nữa (vào
mùa đông giá rét) sẽ rất dễ làm cho lợn con bị lạnh đột ngột, gây viêm phổi, ỉa
chảy. Cho nên lợn con sau khi sinh phải được ủ ấm trong ổ. Trong tuần lễ đầu
sau khi sinh ổ ủ lợn con cần có nhiệt độ từ 32 – 35oC. Sau đó khi lợn được 8 –
10 ngày, ta giảm nhiệt độ ở ổ ủ xuống từ từ và duy trì nhiệt độ nơi ni lợn
con ở mức 21 – 22oC. Dần dần, lợn sẽ sống ở nhiệt độ bình thường và cùng
với lợn mẹ đi lại tự do trong sân chơi, khu vườn. Chuồng lợn mẹ ni con cần
tránh gió lùa, tránh ẩm ướt. Nếu để lợn con bị ướt sẽ rất dễ bị viêm phổi và ỉa chảy.
Bấm răng nanh cho lợn con
Lợn con có 8 răng nanh ở 2 hàm và 2 mép. Nếu thấy răng nanh quá
nhọn, đầu nhọn răng nanh có mầu nâu đen thì dùng kìm cắt dây điện hay bấm
móng tay bấm bớt phần nhọn đi. Bấm nhiều nhất là một nửa chiều dài răng
nanh. Sau đó, dũa bằng mặt răng nanh. Cấm kỵ việc nhổ răng nanh hay cắt
quá sâu làm chảy máu thì rất hại cho lợn. Tiêm thuốc bổ sắt (Dextran Fe –
Dextran sắt): Sắt là thành phần của máu. Lợn con tuy bú sữa mẹ nhưng vẫn
thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây hiện tượng thiếu máu và lợn con dễ gầy ốm và bị ỉa
chảy. Do vậy, nếu tiếp cận lợn con dễ dàng thì nên tiêm 1 ml Dextran Fe vào
cơ bắp ở cổ hoặc mông cho lợn con ở 2 – 3 ngày tuổi (với Dextran Fe ngoại).
Nếu dùng Dextran Fe nội thì tiêm 2 lần vào 2 thời điểm là 3 và 13 ngày tuổi,
mỗi lần 1 ml vào cơ bắp hoặc mơng. Nếu khơng có điều kiện tiêm Dextran Fe
thì có thể dùng đất sét đỏ, bột gạch ngói đỏ nung lên nặn thành viên để rải rác
trong chuồng để lợn con liếm láp. Biện pháp này kém hiệu quả hơn nhiều lần
so với tiêm Dextran Fe.
Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con
Lợn mẹ thường cho lượng sữa cao nhất vào tuần thứ 3 – 4 sau khi đẻ.
Sau đó, lượng sữa cũng như chất lượng sữa giảm dần. Tuy nhiên, lợn con
trong 2 tháng tuổi đầu có tốc độ lớn rất nhanh. Do vậy, để thỏa mãn giữa cung

và cầu cần bổ sung thức ăn cho lợn con. Bắt đầu tập cho lợn con ăn thêm từ
khi lợn con được 14 – 15 ngày tuổi trở đi. Thức ăn để bổ sung cho lợn con tập
ăn có thể dùng là thức ăn công nghiệp dạng viên (loại chuyên dùng cho lợn
con ăn thêm khi còn bú sữa) giống như để ni lợn nhà. Có thể tự sản xuất lấy


13

tại trại qua việc rang các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu mèo…) ngô
rang, rồi trộn 2 loại bột ngô, bột đậu lại. Để thức ăn vào máng riêng cho loại
con liếm láp, tập ăn. Nếu thức ăn bổ sung có trộn thêm sữa bột nữa thì lợn
vừa thích ăn vừa mau lớn.
Giai đoạn ni dưỡng – chăm sóc lợn rừng ni thịt
Theo Nguyễn Lân Hùng và cs (2010)[8] thì lợn rừng ni để xuất bán
mổ thịt thường chọn lựa để nuôi từ lợn sau cai sữa đến khi xuất chuồng. Lợn
rừng ở 50 – 60 ngày tuổi thường chỉ nặng 4 – 6 kg/con. Cũng có thể nhập về
trại loại lợn 3 – 4 tháng tuổi, nặng 10 – 12 kg/con. Ta nuôi tiếp đến khi đạt 40
– 50kg/con thì xuất bán.
+ Nếu nhập về loại lợn khoảng 2 tháng tuổi, tức là loại lợn vừa cai sữa
xong, cần hết sức lưu ý về chuồng trại, thức ăn và nơi ở. Tốt nhất, những ngày
đầu lợn mới mua về được nhốt riêng (nếu là mua thêm để bổ sung cho đàn lợn
sẵn có, có trại). Ta cho ăn những thức ăn mà trại cũ của lợn đã cho ăn và thay
dần thức ăn mới để lợn quen dần. Lợn con sau cai sữa rất thích chạy nhảy nên
chuồng trại cần rộng rãi, thống mát và có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Trong
ơ chuồng có máng ăn, máng uống sẵn để chúng tự do ăn, uống khi chúng cần.
+ Nếu nhập về loại lợn cỡ 10 – 12kg/con, ứng với trên 3 – 4 tháng tuổi
thì việc nuôi tiếp đến khi xuất chuồng sẽ đơn giản hơn nhiều. Mỗi ngày nên
cho lợn nuôi thịt ăn ba bữa, 2 bữa chính và 1 bữa phụ vào buổi trưa. Bữa trưa
cần tăng các loại rau cỏ tươi, thân chuối thái mỏng, bèo lục bình sạch… để
hợp với thói quen thích ăn thức ăn xanh của lợn và cung cấp thêm sinh tố cho

lợn và lại giảm chi phí. Cịn 2 bữa chính (sáng, chiều) nên cho thêm mỗi con
vài ba lạng thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột đậu tương, bột khoai, thức
ăn củ quả… Một số trang trại nuôi với quy mô lớn đã sử dụng một phần thức
ăn công nghiệp để nuôi lợn thịt. Mỗi ô có thể nuôi 4 – 5 con lợn thịt với diện
tích 16 –20m2/lơ. Cũng có thể ni thành bầy đàn vài chục con và cho vận
động tự do ngoài vườn hoặc trong trang trại có cây bóng mát, có mái che mưa
nắng, có máng ăn, máng uống đầy đủ. Trong việc nuôi lợn rừng thịt, người ta
rất quan tâm đến việc sản xuất ra lợn rừng cho thịt nạc nhiều, mỡ ít, thịt có
hương vị thơm ngon. Đặc biệt, thịt lợn rừng có bộ da dày. Khi chế biến xong,


14

ăn da lợn rừng thấy giòn, ngọt. Để phát huy những ưu việt của thịt lợn rừng,
chúng ta cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn con giống, cách nuôi dưỡng và
chăm sóc.
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của lợn
2.1.4.1. Sinh trưởng, phát dục
Theo Trần Đình Miên (1975)[12]: Sinh trưởng là một q trình tích lũy
các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền sẵn
có. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự phát dục vì hai quá
trình này diễn ra đồng thời trên cơ thể sinh vật, nếu như sinh trưởng là sự tích
lũy về lượng thì phát dục là sự biến đổi về chất. Phát dục diễn ra trong quá
trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể.
Phát dục là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng
tới khi trưởng thành. Khi cơ thể con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng
chậm lại, sự tăng sinh các tế bào của các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm,
cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích lũy mỡ, cịn phát dục xem như ở

trạng thái ổn định. Quá trình sinh trưởng, phát dục của gia súc nói chung cũng
như của lợn nói riêng đều tuân theo các quy luật:
Quy luật sinh trưởng và phát dục có tính chu kỳ
- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều: Quy luật này thể
hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.
- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn: Quy luật này được
chia ra làm hai giai đoạn đó là giai đoạn phơi thai và giai đoạn sau phôi thai.
+ Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi (từ 1 – 22 ngày), thời kỳ tiền
thai (từ 23 – 38 ngày) và thời kỳ bào thai (từ 39 – 114 ngày).
+ Giai đoạn ngoài thai (từ khi đẻ ra đến trưởng thành)
Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm và quy luật sinh trưởng, phát
triển của gia súc, trong một mức độ nào đó chúng ta có thể tạo điều kiện cho


15

con vật phát triển tốt ngay từ giai đoạn phôi thai, nhằm mục đích nâng cao sức
sản xuất và phẩm chất giống sau này.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể
trong một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là g/con/ngày.
Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước
cơ thể của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng khối lượng cơ thể của lợn
- Các yếu tố bên trong: Theo Trần Văn Phùng (2004)[16] cho biết: Yếu
tố di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát dục của lợn. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển
của các hormone. Hormone thùy trước tuyến yên STH là loại hormone rất cần
thiết cho cơ thể. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so

với những giống ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái ni 10 tháng tuổi trung
bình đạt khoảng 60 kg. Trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) ni
tại Việt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi.
- Các yếu tố bên ngoài
+ Thức ăn và dinh dưỡng: đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu
tố ngoại cảnh, nó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn. Mối
quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố quan trọng, có
ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thịt nạc, thịt mỡ và tiêu tốn
thức ăn của lợn thịt, theo tác giả Nguyễn Nghi (1995)[13].
Theo Cẩm nang chăn nuôi gia súc - gia cầm tập I [2]: ở các giai đoạn
khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của lợn cũng khác nhau. Trong giai đoạn đầu
nhu cầu về năng lượng/protein thấp hơn giai đoạn sau. Bởi vì, ở giai đoạn đầu
dinh dưỡng cần nhiều protein để cấu tạo và phát triển cơ thể. Càng về sau
hàm lượng protein càng giảm bớt, thức ăn chủ yếu là loại giàu năng lượng
(chất bột đường). Tỷ lệ giữa protein, năng lượng và chất khoáng như: Canxi,
photpho ..., hàm lượng các vitamin, các nguyên tố vi lượng cần cung cấp đầy


×