Giáo dục - đào tạo tỉnh Bắc Giang trong
những năm 1997-2007
Ngô Thị Mai Hạnh
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Lịch sử Việt Nam; Mã số: 60 22 54
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Xanh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Trình bày có hệ thống thực trạng giáo dục-đào - tạo tỉnh Bắc Giang,
nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng, của tỉnh Bắc Giang đối với ngành giáo
dục - đào tạo. Khảo sát thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang từ 1997-2007.
Qua khảo sát rút ra những thành tựu, hạn chế mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, giải
pháp góp phần luận định giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
Keywords. Giáo dục đào tạo; Thời kỳ hiện đại; Lịch sử Việt Nam; Bắc Giang; Lịch
sử giáo dục
Content
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng, nhà nước và nhân dân ta hết sức coi trọng vai trò
của giáo dục-đào tạo. Giáo dục-đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực cho sự
phát triển của xã hội.
Bắc Giang là vùng đất có bề dày lịch sử. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Bắc Giang dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, cần
cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và có truyền thống hiếu học. Trải qua các giai đoạn cách
mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước và hiếu học ấy được nhân lên, phát
huy và ngày càng phát triển.
Vượt lên muôn vàn khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, sự
nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh Bắc Giang đã góp phần tạo nên những lớp người có kiến
thức và nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì khi tổ
quốc cần, cùng cả nước làm nên những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Khi đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn, bước vào thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta tiếp tục xác định phát triển giáo dục-đào tạo là quốc
sách hàng đầu và chỉ rõ, đây là một trong những động lực quan trọng, là cơ sở, tiền đề để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Quán triệt sâu sắc về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển giáo dục-đào tạo, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 2 (khoá VIII-1996), kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoá IX), sự nghiệp giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Những thành tựu của ngành giáo dục-đào tạo không những góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển, thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời gian qua mà còn tạo nên
những tiền đề tích cực tạo đà cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo của Bắc Giang tiếp tục phát
triển vững chắc trong giai đoạn mới.
Với nhữmg lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang
trong những năm 1997-2007" làm luận văn thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi mới, ngành
giỏo dục và đào tạo đã có bước phát triển mạnh mẽ, cú sự đúng gúp khụng nhỏ cho sự nghiệp
phỏt triển đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phỏt triển của giỏo dục-đào tạo hiện
nay đã được nhiều người quan tâm. Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình của các nhà
khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề giaó dục-đào tạo Bắc
Giang cũng có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia thành 2 nhóm công trình sau:
Nhóm thứ nhất: là các công trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách: Đảng cộng sản
Việt Nam với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nxb Đại học sư phạm; 50 năm phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo- Nxb Giáo dục -1998; Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; Ngành giáo dục và đào
tạo Việt Nam-Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội-2001 v.v… Những tác phẩm này chủ yếu đề
cập đến quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng phát triển giáo dục - đào tạo của
Đảng. Đây là kho tư liệu quý mà luận văn có thể kế thừa khi giải quyết đề tài.
Nhóm thứ hai: là các công trình trực tiếp liên quan đến giỏo dục-đào tạo Bắc Giang
trong giai đoạn từ năm 1997-2007 như: Bắc Giang những chặng đường lịch sử, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (tập 1:1926-1975; tập 2:1975-2005).
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang thành tựu và định hướng
phát triển. Nxb Thống kê-2003…Đây là những công trình rất quan trọng, cung cấp những số
liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm
1997-2007
Nhìn chung, các nhóm công trình nói trên là rất cần thiết đối với việc thực hiện đề tài,
tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là vấn đề tư liệu. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đề cập đến nội dung của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
Phục dựng lại bức tranh tổng thể về giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong 10 năm
1997-2007.
3.2. Nhiệm vụ:
- Trình bày có hệ thống thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu chủ
trương chính sách của Đảng, của tỉnh Bắc Giang đối với ngành giáo dục-đào tạo.
- Khảo sát thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang từ 1997-2007.
- Qua khảo sát rút ra những thành tựu, hạn chế mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, giải
pháp góp phần luận định giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm 1997-2007.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nội dung luận văn nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục-đào tạo
Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 1997-2007.
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2007.
Về không gian: Tỉnh Bắc Giang.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận:
Dựa vào những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển giỏo dục-
đào tạo.
5.2.Nguồn tài liệu:
Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn kiện, báo cáo của Tỉnh ủy Bắc
Giang, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh
5.3.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp phân tích, so sánh kết hợp với
phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý số liệu, khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp thực tiễn:
Nghiên cứu thực trạng giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang qua đó có nhận xét, đề xuất
phát triển giáo dục tỉnh nhà đồng bộ.
- Đóng góp lý luận:
Góp phần phát triển giáo dục-đào tạo nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Giáo dục - đào tạo Bắc Giang trong những năm 1997-2003.
Chương 2: Giáo dục - đào tạo Bắc Giang trong những năm 2003-2007.
Chương 3: Một vài nhận xét về giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang trong những năm
1997-2007.
References
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc giang (1999), Bắc Giang những chặng đường
lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban cán sự Đảng – Sở giáo dục-đào tạo (5/1997), chương trình hành động thực
hiện nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa 8) về “Định hướng
chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thhời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhiệm
vụ đến năm 2000”.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang: Báo cáo tại đại hội đại biểu Đảng bộ lần
thứ 14-1997.
4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang: Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm
vụ đến năm 2000 của tỉnh Bắc Giang-1997.
5. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương: Tìm hiểu Nghị quyết Trung ương II (khóa
VIII) của Đảng. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội-1997.
6. Báo cáo thống kê về số liệu học sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của ngành
giáo dục đào tạo Bắc Giang từ 1992-1997. Tháng 08- 1997(tách từ số liệu thống kê của Hà
Bắc)
7. Bộ Giáo dục Đào tạo: Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viện Khoa học giáo dục: Xã hội hóa công tác giáo dục
nhận thức và hành động. Viện khoa học giáo dục xuất bản. Hà Nội-1999.
9. Bộ Giáo dục và đào tạo: 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo- Nxb
Giáo dục -1998.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo: 60 năm ngành học sư phạm Việt Nam. Nxb Giáo dục.
11. Bộ Giáo dục và đào tạo: Đề án tổng thể về phát triển giáo dục từ xa ở Việt Nam
đến năm 2010- Hà Nội 10/2010 (Dự thảo lần thứ 8)
12. Bộ Giáo dục và đào tạo: Dự thảo chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2000.
13. Bộ Giáo dục và đào tạo: Dự thảo chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2010
phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Văn bản tổng hợp).
14. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường (dành cho hiệu trưởng và cán
bộ quản lý các nhà trường). Nxb Chính trị quốc gia-2007.
15. Chi cục thống kê tỉnh Bắc Giang: Niên giám thống kê -12/1999.
16. Công đoàn giáo dục Việt Nam: Tổng kết 10 năm thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Hà Nội-2000.
17. Dự thảo luật giáo dục và đào tạo.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội
VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam, tỉnh ủy Bắc Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
(tập 1:1926-1975; tập 2:s1975-2005). Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
23. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương
lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đỗ Thanh Kế: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, sở, phòng, nhà trường,
hiệu trưởng và các quan điểm về quản lý nhà giáo, học sinh, sinh viên-Nxb Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân.
25. GS.TS. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Đảng cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo
dục đào tạo. Nxb Đại học sư phạm.
26. Hà Nhật Thăng: Xã hội hóa giáo dục. Báo nhân dân ngày 07-05-1991.
27. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam-Nxb
Chính trị Quốc gia. Hà Nội-2001.
28. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS, TS Tô Huy Rứa (chủ biên), Quá
trình đổi mới tư duy của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
29. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XIV: Kế hoạch phát triển giáo dục và
đào tạo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997-2000
30. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam. Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển: Giáo
dục Việt Nam 1945-2005 (tập1,2)-Nxb Chính Trị Quốc Gia.
31. Hội khuyến học Việt Nam: Hướng tới xây dựng một xã hội học tập phục vụ sự
ngiệp CNH-HĐH đất nước- Hà Nội 11/2000.
32. Một số chế độ chính sách (tạm thời) của ngành giáo dục đào tạo Bắc Giang.
Tháng 05-1998.
33. Nghị quyết của chính phủ số 90/CP (21/8/1997) về phương hướng và chủ trương
xã hội hóa trong các hoạt động y tế văn hóa công báo số 18 ngày 30/9/1997.
34. Nguyễn Minh Đường: Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện
mới- Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-14- Hà Nội-1996.
35. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc: Đại cương về quản lý . Bài giảng cho lớp cao
học “ Tổ chức- quản lý văn hóa, giáo dục khóa 2”.
36. Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê: Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục – Hà
Nội- 1997.
37. Nguyễn Văn Vọng: Công tác quản lý giáo dục ở tỉnh Bắc Giang. Báo giáo dục và
thời đại số 36 ra ngày 05-05-1998 (trang 09).
38. Nguyễn Văn Vọng: Những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục đào tạo Bắc Giang đến
năm 2000 và 2010. Chuyên san giáo dục đào tạo Bắc Giang số 4 năm 1997.
39. Nguyễn Văn Vọng: Vai trò nhiệm vụ của gia đình trong giáo dục đào tạo.
Chuyên san giáo dục- đào tạo Bắc Giang số 3-1997.
40. Phạm Minh Hạc: Nguồn lực con người- yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã
hội. Tia fliệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Hà Nội 1998.
41. Phạm Minh Hạc: Vấn đề con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tạp
chí nghiên cứu giáo dục, số 9-1996.
42. Phan Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2006.
43. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Luật giáo dục. NXB Chính
trị quốc gia- Hà Nội 1998.
44. Sách nhà xuất bản giáo dục 1957-2002. Nxb Giáo dục.
45. Sở Giáo dục – Đào tạo Bắc Giang: Báo cáo 3 năm thực hiện Nghị quyết 4 BCH
TW khóa VII.
46. Sở Giáo dục – Đào tạo Bắc Giang: Báo cáo chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng khóa VIII.
47. Sở Giáo dục – Đào tạo Bắc Giang: Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương 2.
Triển khai thi hành Luật Giáo dục, phấn đấu hoàn thành thắng lợi năm học cuối cùng của
thế kỷ XX- Bắc Giang 1999.
48. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang: Giáo dục-đào tạo tỉnh Bắc Giang thành
tựu và định hướng phát triển. Nxb Thống kê-2003.
49. Sở giáo dục-đào tạo Bắc Giang (1997 - 2007), Những văn bản hướng dẫn nhiệm
vụ năm học và tổng kết năm học các ngành học, bậc học.
50. Tỉnh Ủy Bắc Giang. Ban cán sự Đảng sở giáo dục-đào tạo: chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thức hai (khóa
VIII) “về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Bắc Giang 1997.
51. Trần Kiểm: Quản lý giáo dục và trường học- Viện khoa học giáo dục- Hà Nội-
1997.
52. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa: Từ điển bách khoa Việt Nam- Hà Nội-
1995.
53. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý: khoa học tổ chức và quản lý-
Một số vấn đề lý luận thực tiễn- NXB Thống kê. Hà Nội-1999.
54. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1/1998), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và sự
điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 1997. Phương hướng nhiệm vụ biện pháp phát
triển kinh tế xã hội năm 1998.
55. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 1998-2000.
56. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Sở giáo dục-đào tạo: Báo cáo công tác xã hội
hóa giáo dục của ngành giáo dục Bắc Giang năm học 2006-2007. Bắc Giang 2007.
57. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Sở giáo dục-đào tạo: Kế hoạch phát triển giáo
dục và đào tạo Bắc Giang giai đoạn 2001-2005. Bắc Giang 2000.
58. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thức hai (khóa VIII) về giáo dục-đào tạo. Bắc
Giang 2002.
59. Văn kiện Nghị quyết TWII khóa 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
60. Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
lần thứ 14.
61. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục và
đào tạo, Nxb Lao động và xã hội.
62. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học- Nxb khoa học và kỹ thuật
– Hà Nội- 1998.
63. Vũ Văn Tảo: Chính sách và định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
ở Việt Nam. Đề cương bài giảng lớp cao học quản lý khóa 2. Hà Nội 1977.
64. Xây dựng đội ngũ giáo viên các bậc ngành học, số 8 tạp chí giáo viên và nhà
trường năm 1998. Bộ giáo dục- đào tạo.