Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa kinh bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.67 KB, 12 trang )

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc dân
Lê Thị Hường
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: TS Trần Văn Hải
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Phân tích khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc và vai trị của nó đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá thực trạng giữ gìn bản sắc văn
hóa Kinh Bắc qua các thời kỳ, nhất là thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Dự báo xu hướng biến đổi bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ tiếp tục đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ này
Keywords: Bản sắc văn hóa; Văn hóa Kinh Bắc; Hội nhập kinh tế quốc tế
Content
I. Lý do chọn đề tài luận văn
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
xã hội phát triển. Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng và tác động đến mọi mặt của đời sống
xã hội. Trong đó phải kể đến những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của văn hóa đến
phát triển kinh tế. Giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế có quan hệ biện chứng với
nhau. Văn hóa cịn biểu hiện trình độ văn minh của dân tộc và là bản sắc của từng vùng,
miền. Bản sắc văn hóa được xem như là chứng minh thư, là thẻ căn cước của từng dân
tộc, từng vùng, miền. Thơng qua bản sắc văn hóa người ta có thể thấy được chiều hướng
phát triển kinh tế, cũng như cung cách phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Chính vì vậy,
việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc – một nhiệm vụ
quan trọng được đặt song song với sự phát triển kinh tế mà hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều đang rất quan tâm.
Từ khi ra đời đến nay Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề
xây dựng, phát triển văn hóa. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa VIII về: “Phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc” và báo cáo chính trị tại đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đặt




ra những yêu cầu cấp bách đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong
điều kiện đổi mới và mở cửa.
Ngược dòng lịch sử, quê hương Quan họ có nhiều tên gọi khác nhau và địa bàn
rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở
của Quan họ. Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỉ XIX, từ ngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại
hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963 hai tỉnh đó lại được sáp nhập lại thành một
tỉnh Hà Bắc rộng lớn. Gần đây hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang lại được tách ra. Song nói
đến xứ Bắc – Kinh Bắc thì tỉnh Bắc Ninh ngày nay là địa bàn cốt lõi, trung tâm của xứ
Bắc – Kinh Bắc xưa.
Trải chiều dài lịch sử, Kinh Bắc – Bắc Ninh có vị thế và vai trò đặc biệt quan
trọng trong lịch sử dân tộc. Đó là mảnh đất vốn là một trong những cái nôi sinh thành của
dân tộc Việt, trung tâm diễn ra cuộc đấu tranh lâu dài và khốc liệt của dân tộc chống xâm
lược và đồng hóa trong suốt thiên niên kỷ đầu công nguyên. Nơi đây là quê hương của
Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế - triều đại mở nền văn minh Đại Việt, miền đất phên giậu
phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đơng Đơ - Hà Nội. Dưới thời thuộc Hán - “thủ
phủ” vùng đất này - là cái nôi truyền bá Nho học và Phật học lớn nhất của người Việt.
Kinh Bắc - Bắc Ninh còn là một vùng đất lịch sử của những anh hùng, cội nguồn của văn
hóa - văn minh Đại Việt, đồng thời cũng là vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hiến, hiếu
học, khoa bảng. Văn hóa Bắc Ninh – Kinh Bắc phong phú và đặc sắc được thể hiện qua
những cơng trình kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa,
phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa dân gian.
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, đặc biệt năm 2006, thị xã Bắc Ninh chính
thức được cơng nhận là thành phố đô thị loại 3, đã tạo những bước tiến vững chắc trong
quá trình xây dựng và phát triển của địa phương. Bắc Ninh hiện đang đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đơ thị hóa với những biến đổi diễn ra
mạnh mẽ nhanh chóng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội làm cho đời sống nhân dân
được cải thiện và nâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở được kiến trúc, xây dựng khang trang
hiện đại; nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể bị

mai một, lạm dụng, xâm hại và thương mại hóa. Q trình đơ thị hóa cùng với mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế cũng hình thành nên những chuẩn mực mới trong đời sống tinh
thần, dẫn đến “sự va chạm” giữa lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy
truyền thống. Trong đời sống nhân dân đang xuất hiện các xu hướng tự phát, một bộ phận


nhân dân quay lưng lại với truyền thống, xem thường những giá trị văn hóa của quê
hương đất nước, chạy theo đồng tiền, đạo đức bị xói mịn, một bộ phận khác lại có xu
hướng trở về cội nguồn, khơi phục những lễ hội, thậm chí kéo theo cả việc khơi phục
những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan … Trước thực trạng đó, các nhà lý luận và chỉ đạo
hoạt động thực tiễn phải chỉ ra được đâu là khuynh hướng có hại, đâu là khuynh hướng
có lợi; khuynh hướng nào cần bảo tồn, phát huy; khuynh hướng nào cần phải hạn chế, cải
tạo để Bắc Ninh có thể phát triển đúng hướng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Những ngày cuối tháng 9 năm 2009 người dân Việt Nam nói chung và nhân dân
Bắc Ninh – Kinh Bắc nói riêng rất vui mừng tự hào đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa
phi vật thể của nhân loại cho những làn điệu Dân ca Quan họ - một giá trị văn hóa đặc
sắc của quê hương do Ủy ban Liên Chính phủ Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể cơng nhận. Bên cạnh niềm tự hào đó cịn là trách nhiệm cần phải giữ gìn, phát
huy và quảng bá nét đẹp văn hóa đó với bạn bè quốc tế.
Từ góc độ Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay nhằm sử dụng những giá trị tích cực của văn hóa truyền thống của Kinh Bắc,
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Và đây cũng là một
trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc.
Cho tới nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết về vùng văn
hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, văn hiến Kinh Bắc. Tuy nhiên, vấn đề “giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế” thì chưa
được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập tới. Đây còn là một khoảng trống khoa học cần

được nghiên cứu. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “Giữ gìn bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong
thời kỳ mới – đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp bậc Cao
học của mình.
II. Lịch sử nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vùng quê Kinh Bắc và văn hóa Kinh Bắc
dưới nhiều góc độ: Lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học và ngơn ngữ học như:
Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, sách được viết xong năm 1435, còn gọi là An
Nam Vũ Cống. Trong tác phẩm sau phần giới thiệu qua vị trí chung của tồn quốc, đơn vị


hành chính, nhân khẩu, quốc hiệu, quốc đơ qua các thời đại, Nguyễn Trãi chép riêng các
đạo thời Lê sơ. Riêng về Kinh Bắc sách đã giới thiệu như sau: “Thiên Đức là tên sông,
xưa là Bắc Giang, đời Lý nhấc lên làm phủ. Vệ Linh là tên khác của núi Vũ Sơn. Đổng
Thiên Vương bay lên trời là ở nơi đây. Kinh Bắc xưa là bộ Vũ Ninh, tây và nam giáp
Thượng Kinh, Sơn Nam, đông và bắc giáp Thái Nguyên, Hải Dương. Đây là trấn thứ tư
trong bốn kinh trấn và là đứng đầu phên giậu phía bắc…”. Như vậy, ngay từ thời đó,
Kinh Bắc xưa đã được nhắc tới như một địa phương đất tốt, vị trí quan trọng, với những
nghề tiểu thủ công cổ truyền.
Cuốn thứ hai hết sức quan trọng là: Đại Nam nhất thống chí (Triều Tự Đức, tập
III, quyển XIX) khi giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh đã nêu lên những sự cải tạo và sử dụng tự
nhiên của nhân dân thời đó đối với các yếu tố tự nhiên và việc phát triển các hoạt động
sản xuất của địa phương.
Cuối thời Lê, đầu Nguyễn đã xuất hiện sách Kinh Bắc phong thổ ký (kí hiệu R986,
thư viện Quốc gia), nằm trong sách Thiên tải nhàn đàm của Đàm Nghĩa Am, là sách địa
lý Việt Nam về đời Gia Long – Minh Mạng. Riêng phần Kinh Bắc phong thổ ký có ghi rõ
tác giả là Nguyễn Thăng, tri phủ Lạng Giang, viết năm 1807 in trong phần phụ dẫn của
sách Thiên tải nhàn đàm.
Dưới triều Nguyễn đã xuất hiện tiếp một số sách tỉnh chí như Bắc Ninh tỉnh địa dư
(1815), Bắc Ninh tỉnh chí (1876).
Cuốn Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, 2, 3, tác giả Thanh Hương, Phương Anh,

Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản từ 1973 đến 1976.
Cuốn Một Hà Bắc cổ trong lòng đất, của tác giả Trần Quốc Vượng, Trần Đình
Luyện, Nguyễn Ngọc Bích, Ty Văn hóa và Thông tin Hà Bắc xuất bản năm 1981.
Cuốn “Địa lý hành chính vùng Kinh Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hun, Nguyễn
Văn Trường, Nxb Văn hóa Thơng tin, 1998.
Cuốn “Bắc Ninh làng cũ quê xưa- chiếc nôi của nền văn hóa Việt Nam” của tác
giả Ngơ Thế Thịnh, Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, 2000.
Cuốn “Bắc Ninh – Thế và lực trong thế kỷ XXI” của nhóm tác giả Chu Viết Luận
(cb), Trịnh Anh Vũ, Dương Mai Lan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
Cuốn “Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954” của các
tác giả Nguyễn Hữu Vinh (chủ biên), Ngô Thanh Tuấn, Nguyễn Thành Hương, Nxb
Quân đội Nhân dân, 2000.


Cuốn “Văn hiến Kinh Bắc” của nhóm tác giả Trần Đình Luyện, Lê Danh Khiêm,
Nguyễn Quang Khải, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 1997…
Đây là những nghiên cứu mang tính khái qt chung về văn hóa và văn hiến Kinh
Bắc thơng qua tìm hiểu về lịch sử vùng Kinh Bắc, về những phong tục trong đời sống
sinh hoạt vật chất và tinh thần.
Ngồi ra, chúng ta cũng có thể tiếp cận các nghiên cứu đó ở nhóm các cơng trình,
bài viết nghiên cứu về văn hóa vật thể và nhóm các nghiên cứu về văn hóa phi vật thể.
Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về văn hóa vật thể của văn hóa Kinh Bắc.
Trong đó phải kể đến những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thìn với những
nghiên cứu về Đền Đơ - một di tích lịch sử văn hóa trong các tác phẩm “Chuyện kể ở
Đền Đơ” và cuốn “Di tích lịch sử Đền Đơ”; nghiên cứu về văn bia trên đất Kinh Bắc
với các cơng trình “Văn bia văn miếu Bắc Ninh” của Nguyễn Quang Khải, cuốn “Văn
bia văn chỉ Yên Phụ”; tác giả Nguyễn Hữu và Nguyễn Duy Hợp với nghiên cứu về
“Chùa Dâu - Lịch sử và truyền thuyết”.
Cơng trình nghiên cứu về “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” trong luận văn Tiến sĩ của
tác giả Trương Thị Minh Hằng, 2005,

Tác giả Vương Xuân Tình thì lại tìm hiểu văn hóa Kinh Bắc trong nghiên cứu về
“Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”
Ngồi ra, cịn rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí như: “Pho tượng Pháp
Điện một kiệt tác nghệ thuật thế kỷ XVII” (Trà Hải), “Về vùng văn hóa Luy Lâu - hồi
cố và mấy suy nghĩ tản mạn” (Nguyễn Hữu Toàn), “Bắc Ninh đất trăm nghề” (Trần
Đình Luyện), “Lịch sử chùa Bút Tháp qua tư liệu Hán Nơm” (Phạm Tuấn), “Tìm hiểu
về quả chng cổ nhất xứ Kinh Bắc ở chùa Diên Phúc” (Nguyễn Khắc Bảo), “Tranh
Đơng Hồ nét văn hóa Kinh Bắc” (Văn Cơn), “Di tích lịch sử Bắc Ninh - Cơng tác
quản lý và phát huy giá trị” (Lê Viết Nga), “Nét đẹp kiến trúc dân gian ở làng Đình
Bảng” (Hồ Sĩ Tá)…
Thứ hai, nhóm các nghiên cứu về văn hóa phi vật thể của văn hóa Kinh Bắc.
Nhắc đến văn hóa phi vật thể của vùng văn hóa Kinh Bắc khơng thể khơng nhắc
tới những làn điệu dân ca Quan họ và các nghiên cứu về loại hình văn hóa dân gian đặc
trưng này.
Cuốn “Một số vấn đề về dân ca Quan họ” tập hợp một số bài tham luận tại Hội
nghị khoa học các năm từ 1965- 1971 do Ty Văn hóa Hà Bắc tổ chức (Cuốn sách xuất


bản năm 1972). Cuốn sách giúp người đọc cái nhìn tổng quát về dân ca Quan họ trên
nhiều phương diện khác nhau: nguồn gốc của dân ca Quan họ, lề lối hát Quan họ, âm
nhạc Quan họ, tình hình phong trào ca hát Quan họ, Các phương hướng bảo tồn phát triển
văn hóa Quan họ…
Năm 2006, Viện Văn hóa – Thơng tin kết hợp với Sở Văn hóa – Thơng tin Bắc
Ninh tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua
trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh, Việt Nam)”. Sau cuộc hội thảo lớn này, tập kỷ yếu
“Không gian văn hóa Bắc Ninh - Bảo tồn và phát huy” được xuất bản. Với hơn 50 tham
luận của nhiều tác giả trong và ngoài nước, hội thảo đã tập trung nghiên cứu nội dung, lề
lối sinh hoạt dân ca Quan họ, nghệ thuật âm nhạc Quan họ. Có thể kể đến một số bài như
“Nét đẹp riêng trong lời ca Quan họ từ góc nhìn văn hóa ứng xử” (Phạm Thu Yến),
“Những khả năng và sự biến đổi” (Trần Thị An), “Lễ hội- môi trường xã hội nhân văn

bảo tồn và phát huy những giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh” của (Hoàng Lương), “Bảo
tồn và phát huy nghệ thuật dân gian Việt Nam trong cơ chế thị trường với trường hợp dân
ca Quan họ Bắc Ninh” (Lê Thị Hoài Phương)
Ngồi ra cịn cả một kho tàng truyện kể dân gian, ca dao, tục ngữ, là kết tinh trí tuệ
và tâm hồn của con người Kinh Bắc, thể hiện tinh thần hiếu khách, nho nhã, trọng tình
nghĩa, tinh thần lạc quan yêu đời, phản ánh niềm yêu say mê và khả năng sáng tạo nghệ
thuật phong phú. Các tác phẩm, nghiên cứu về mảng vấn đề này có thể kể đến cuốn
“Phương ngơn xứ Bắc” của nhóm tác giả Nguyễn Đình Bưu, Khổng Đức Thiêm, Nxb
Văn hóa dân tộc, 1997, cuốn “Bắc Ninh thi thoại” của tác giả Nguyễn Khôi, Nxb Văn hóa
dân tộc, 2004, cuốn “Danh nhân Kinh Bắc: truyện dã sử”, của hai tác giả Huy Cờ, Trần
Đình Luyện, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999.
Miền Kinh Bắc được mệnh danh là quê hương, là vương quốc của lễ hội. Khắp các
xóm làng trên quê hương xứ Bắc cứ mỗi độ xuân về lại tưng bừng mở hội. Đây là một nét
đẹp trong sinh hoạt văn hóa dân gian thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm của mình trong
giao tiếp ứng xử với bạn bè và quý khách của con người Kinh Bắc. Trong mảng đề tài
này có rất nhiều những nghiên cứu tiêu biểu như cuốn “Lễ hội Bắc Ninh” của Trần Đình
Luyện, 2003, Sở Văn hóa – Thơng tin Bắc Ninh xuất bản, “Hội Lim, truyền thống và hiện
đại” (kỷ yếu hội thảo khoa học), Sở Văn hóa – Thơng tin Bắc Ninh, 2004, “Một số sinh
hoạt văn hóa - tín ngưỡng ở vùng Dâu” của (Nguyễn Hữu Tồn), “Văn hóa truyền thống
làng Viêm Xá” (Đỗ Thị Thủy).


Trong thời gian này cịn có cuốn sách “Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh” là kết
quả của chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa – Thơng tin và Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh xây dựng hồ sơ trình UNESCO cơng nhận Quan họ Bắc Ninh là di sản văn
hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Cuốn sách dày hơn 1000 trang, được tuyển
chọn từ các cơng trình nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh từ trước đến nay, đã giới thiệu
toàn vẹn về văn hóa Quan họ.
Trong q trình nghiên chúng tơi thấy có rất nhiều cơng trình, sách báo, tài liệu
nghiên cứu về văn hóa Kinh Bắc ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, có một số nghiên

cứu đã nêu được nhiều nét đặc trưng của văn hóa Kinh Bắc; một số khác nghiên cứu một
cách rời rạc, lẻ tẻ một vài đặc trưng bản sắc văn hóa Kinh Bắc mà chưa có cơng trình
nghiên cứu và sách báo nào đề cập một cách hệ thống những đặc trưng của bản sắc văn
hóa Kinh Bắc, đặc biệt là vai trị của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và
việc giữ gìn phát huy nó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
3.1. Mục đích
Thấy rõ được vai trị của bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của Kinh Bắc – Bắc Ninh nói riêng và xây dựng bảo vệ Tổ quốc nói chung. Từ
đó, có cách ứng xử phù hợp và giải pháp khả thi nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
Kinh Bắc trong thời kỳ mới – tiếp tục đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm bản sắc văn hóa Kinh Bắc và vai trị của nó đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (chương 1)
- Đánh giá thực trạng giữ gìn bản sắc văn hóa Kinh Bắc qua các thời kỳ, nhất là
thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế (chương 2)
- Dự báo xu hướng biến đổi bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ tiếp tục đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ này (chương 3)
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
Bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và việc giữ gìn,
phát huy nó.
V. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn


- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn hóa, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn: Điều kiện chính trị, văn hóa - xã hội trong giai đoạn hiện nay ở
Bắc Ninh.

- Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử; ngồi ra cịn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp logic và lịch sử,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh…
VI. Ý nghĩa của đề tài luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận:
+ Góp phần làm rõ khái niệm bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Kinh Bắc, cũng
như vai trị động lực của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa bản sắc văn hóa Kinh Bắc với
mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng biến đổi bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong
thời kỳ mới tiếp tục đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế; làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
+ Giúp cho đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng; Đảng, Nhà nước và các
cơ quan chức năng nói chung những cơ sở và luận cứ để chỉ đạo việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc
tế..
+ Có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập, giảng dạy.
VII. Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; phần nội
dung gồm 3 chương với 9 tiết.

References
1.

Đào Duy Anh (1988), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp.

2.


Đặng Việt Bích (1997), “Kinh Bắc – ngã tư đường của nhiều tộc người và nhiều nền
văn hóa”, Tạp chí Người Kinh Bắc, số 2.


3.

Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc
Ninh, Việt Nam), (2006), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.

4.

Bảo tàng Bắc Ninh (2003), Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh, tr 17

5.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2001), Nghị quyết 03, ngày 5/5/2001 về xây
dựng và phát triển làng văn hóa giai đoạn 2001 – 2005. Tài liệu đánh máy, lưu trữ
tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh.

6.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa xã hội năm 2006,
2007 của tỉnh Bắc Ninh.

7.

Các báo điện tử: vietnamnet.vn, vietbao.vn, bacninhgov.vn…

8.


Cục Thống kê Bắc Ninh (2006), Động thái kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 –
2005. Nxb Thống kê, Hà Nội.

9.

Chương trình KX 06 – 05 (1998), Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến
lược phát triển đất nước, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Đề án phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 (2007), Sở Thương mại và Du
lịch Bắc Ninh.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đại từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
2008, trang 1744.
15. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay, tạp chí khoa học, 2000, tr
22- 28.
16. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loạn chí, tập 1, Nxb văn sử địa.
17. Hoàng Cầm (2004), “Mở lối về cõi xưa Kinh Bắc”, Tạp chí Văn hiến, số 2.
18. Huy Cờ, Trần Đình Luyện (1981), Kinh Bắc- Hà Bắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
19. Huy Cờ, Trần Đình Luyện (1999), Danh nhân Kinh Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.
20. Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập I, Ty văn hóa Hà Bắc xuất bản, 1974.
21. Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập II, ty văn hóa Hà Bắc xuất bản, 1974.


22. Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập III, ty văn hóa Hà Bắc xuất bản, 1974.

23. Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, trang 431.
24. Khơng gian văn hóa Bắc Ninh, xứ Bắc – Kinh Bắc một cái nhìn địa - văn hóa, 207208.
25. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khắc Đạm dịch (1997), Địa lý hành chính Kinh Bắc,
Nxb Bắc Giang, Hội khoa học lịch sử Việt Nam – Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang.
26. Nguyễn Quang Khải (1997), “Bắc Ninh, đất khoa bảng”, Tạp chí văn hóa nghệ
thuật, số 9.
27. Nhiều tác giả (2006), Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Viện Văn hóa – Thơng tin –
Sở Văn hóa thông tin Bắc Ninh, Hà Nội.
28. Nhiều tác giả (2006), Quan họ Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp bảo tồn. Sở Văn
hóa Thơng tin Bắc Ninh.
29. Nhiều tác giả (2003), Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh,
30. Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh (2001), Dân ca Quan họ, lời ca và bình giải,
Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh.
31. Lê Danh Khiêm (chủ biên), Hoắc Cơng Huynh, Lê Thị Chung (2006), Khơng gian văn
hóa Quan họ. Trung tâm Văn hóa – Thể thao Bắc Ninh.
32. Luật di sản văn hóa, Điều 24.
33. Hồng Nam, Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người – Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc.
34. Phạm Xuân Nam (1998), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn (1981), Kinh Bắc – Hà Bắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
36. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Thực trạng bức xúc về xã hội, văn hóa trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, số 8.
37. Chu Viết Luận (chủ biên), Trịnh Anh Vũ, Dương Mai Lan, (2002), Bắc Ninh – thế
và lực trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở Văn hóa – Thơng tin Bắc Ninh.
39. Trần Đình Luyện (2006), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc, Sở Văn hóa
Thơng tin Bắc Ninh.
40. Trần Đình Luyện (chủ biên) (1999), Văn hiến Kinh Bắc tập 1, Nxb Sở Văn hóa
Thơng tin Bắc Ninh, Bắc Ninh.



41. Trần Đình Luyện (chủ biên) (2002), Văn hiến Kinh Bắc tập 2, Nxb Sở Văn hóa –
Thơng tin Bắc Ninh, Bắc Ninh.
42. Trần Đình Luyện (1997), Phát huy tiềm năng văn hóa Kinh Bắc trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Văn hóa nghệ thuật, số 9, tr 20 – 22.
43. Trần Đình Luyện (2003), “Bắc Ninh – miền quê của những di sản lịch sử văn hóa
tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam”. Bắc Ninh hằng tháng, tr 19 -20.
44. Trần Đình Luyện (2004), Bắc Ninh đất trăm nghề, tạp chí Di sản văn hóa, số 7, tr 78
-81.
45. Trần Đình Luyện (2005), Bắc Ninh vùng đất văn hóa, tạp chí Xưa và nay, số 245, tr
5-8.
46. Đặng Văn Lung (1998) “Bàn thêm về nguồn gốc Quan họ”, Tạp chí Văn học, số 11.
47. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta
hiện nay, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
49. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
50. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
51. Ngơ Đức Thịnh (2001), Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Cộng
sản, số 3.
52. Ngơ Đức Thịnh (1997), Phác thảo vùng văn hóa Kinh Bắc, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 9.
53. Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Đình Bưu (1997), Phương ngơn xứ Bắc, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
54. Nguyễn Hữu Vinh (chủ biên) (2000), Ngô Thanh Tuấn, Nguyễn Thành Hương, Bắc
Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 -1954. Nxb Quân đội nhân dân
55. Trần Quốc Vượng (1998), “Kinh Bắc – Xứ Bắc một cái nhìn địa văn hóa”, Việt Nam
cái nhìn địa văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr
151 – 160.

56. Trần Quốc Vượng (1998), “Kinh Bắc – xứ Bắc một cái nhìn địa văn hóa”, Việt Nam
cái nhìn địa văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr
152.


57. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội,.
58. Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ (1976), Mùa xuân và phong tục Việt
Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
59. Sở văn hóa và thơng tin – thư viện tỉnh (1982), Địa chí Hà Bắc
60. 60.Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, tập 4, trang
798.
61. Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005, trang 818.
62. E. B. Taylor, Văn hóa nguyên thủy, T/c Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 2000, trang 13.
63. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2005), Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVI tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
64. Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tạp chí thơng tin UNESCO, số 2, 1988, tr 5.
65. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Định hướng chiến lược phát triển bền vững
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2020.
66. Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
67. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
68. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 56.
69. Viện Sử học (1989), Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội, tr 88.



×