Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa
học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ
sở nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân sách
nhà nước)
Trần Ngọc Hoa
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Chính sách khoa học và công nghệ; Mã số: 60.34.70
Người hướng dẫn: TS. Mai Hà
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thiết chế tự chủ của tổ chức Khoa học
công nghệ (KHCN), trọng tâm là tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước, kinh
nghiệm xây dựng và thực thi thiết chế tự chủ ở một số nước trên thế giới. Thực thi
thiết chế tự của các tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước. Một
số giải pháp hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng
ngân sách nhà nước.
Keywords: Khoa học công nghệ; Ngân sách nhà nước; Quản lý khoa học
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
KHCN đóng vai trò quan trọng trong phát triển vào tăng trưởng KT-XH, quốc phòng
và an ninh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang phát triển cho thấy: đầu tư cho KHCN là con đường
ngắn nhất và hiệu quả nhất cho phát triển của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, cùng với giáo dục, KHCN được Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu,
điều này đã được khẳng định ngay trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Do vậy, hoạt động KHCN trong những năm qua đã có những bước chuyển biến, đạt được một
số tiến bộ và kết quả nhất định, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng KT-XH của đất nước.
Nhằm tạo điều kiện cho phát triển hoạt động KHCN của Việt Nam, nhiều văn bản
quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển KHCN đã được Đảng
và Nhà nước ban hành như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII ngày 24 tháng 12
2
năm 1996 của Ban chấp hành trung ương Đảng về định hướng chiến lược phát triển KHCN
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000; Kết luận của Hội
nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Luật KHCN năm 2000; Chiến lược phát triển KHCN Việt
Nam đến năm 2010 (2003); Luật Sở hữu trí tuệ (2004), Luật Chuyển giao công nghệ (2005),
Luật Công nghệ cao (2008) và nhiều văn bản quan trọng khác về xây dựng tiềm lực và đổi
mới cơ chế quản lý KHCN cũng đã không ngừng được ban hành, bổ sung và hoàn thiện nhằm
phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động KHCN.
Mặc dù KHCN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như góp phần tăng trưởng kinh
tế, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường…Tuy nhiên hoạt động KHCN còn bộc lộ
một số hạn chế cơ bản như: "Chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành
kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; trình độ KHCN
của ta còn thấp nhiều so với các nước xung quanh; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có
hạn. Các cơ quan nghiên cứu khoa học chậm được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu
phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại
học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thiếu tập trung và
dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ KHCN có trình độ cao tuy còn ít, song chưa được sử
dụng tốt."
1
Nghiên cứu lịch sử hình thành các tổ chức KHCN ở nước ta trong những năm qua,
chúng ta thấy phần lớn tổ chức KHCN Việt Nam là do nhà nước thành lập và quản lý, hoạt
động theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước là cơ quan chủ quản vì vậy mà tính năng động, thích
ứng với cơ chế thị trường chưa cao, có thể thấy rõ qua các mặt sau:
- Hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN còn chưa đồng đều; mức thu nhập của
cán bộ khoa học còn thấp; kết quả nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu KHCN tính ứng dụng
chưa cao;
- Số phát minh, sáng chế đăng ký bản quyền, số công trình nghiên cứu đăng trên các
tạp chí chuyên ngành về khoa học của thế giới và khu vực chưa nhiều.
- Nhiều tổ chức R-D của Nhà nước còn chưa thích ứng với hoạt động trong cơ chế thị
trường, nguồn kinh phí nghiên cứu chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách của Nhà nước.
- Hành lang pháp lý về tổ chức và hoạt động của tổ chức KHCN, tổ chức R-D đã có
nhưng việc thực hiện còn gặp nhiều bất cập.
(
1
) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX.
3
- Các hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân là
do cơ chế quản lý KHCN hiện nay chưa phù hợp. Nâng cao tính tự chủ của tổ chức KHCN
nói chung và của tổ chức nghiên cứu triển khai (R-D) có sử dụng ngân sách nhà nước là vấn
đề quan trọng và cấp thiết để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò chủ
động, sáng tạo, góp phần thiết thực cho phát triển KT-XH.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức, ứng phó với
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và diễn biến bất thường của thời tiết, biến đổi khí hậu thì vai trò
của KHCN hơn bao giờ hết cần phải tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề như dự báo
xu hướng phát triển kinh tế; dự báo, ứng phó với các biến động về thời tiết như biến đổi khí
hậu; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, chất lượng cuộc sống người dân…Ở
nước ta, các tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước có thể coi là những hạt nhân nòng
cốt trong hoạt động nghiên cứu KHCN. Do vậy, việc nghiên cứu để các tổ chức này có môi
trường thuận lợi, phát huy tính chủ động, tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu có chất lượng cao,
đóng góp thiết thực cho quá trình CNH - HĐH đất nước là vấn đề hết sức cấp thiết. Đây là
vấn đề có liên quan đến nhiều chính sách lớn như đầu tư cho KHCN, thị trường KHCN, chính
sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tài chính, năng lực, trình độ KHCN trong nước… Do
vậy, trong khuôn khổ một luận văn cao học, với thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn
hạn chế, tác giả chỉ xin tập trung nghiên cứu về “Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức
KHCN (nghiên cứu trường hợp tổ chức nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân sách nhà
nước)”.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về tự chủ đối với tổ chức KHCN nói chung và tổ chức R-D nói riêng
đã được nhiều công trình khoa học trong nước nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình
nghiên cứu quan trọng sau:
- Đề tài cấp bộ về “Phương pháp luận đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức R-D
của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi”, 2002
- Đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng các cơ chế, chính
sách về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R-D” năm 2002.
- Đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu sự chuyển đổi một số tổ chức R-D sang hoạt động theo
cơ chế doanh nghiệp và sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KHCN ở Việt Nam” , 2005.
- Đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu sự phát triển của tổ chức R-D ở một số nước chọn lọc và
Việt Nam”, năm 2007.
4
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức R-D, điều kiện chuyển đổi tổ chức R-D sang hoạt động theo cơ
chế doanh nghiệp; về sự phát triển của tổ chức R-D, kinh nghiệm đổi mới công tác quản lý
KHCN của một số nước trên thế giới chưa có nghiên cứu chuyên sâu đối với việc thực thi tự
chủ trong tổ chức KHCN nói chung và tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước nói riêng
trong điều kiện Việt Nam. Do vậy, trong phạm vi luận văn này, ngoài việc kế thừa các kết quả
nghiên cứu của các công trình đã nêu trên, luận văn sẽ nghiên cứu về thực thi thiết chế tự chủ
của tổ chức KHCN, trọng tâm là tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước và đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với loại hình tổ chức này ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, trọng tâm
là tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các tổ chức này.
4. Phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát
Trong phạm vi một luận văn cao học và với khả năng cho phép, tác giả tập trung nghiên
cứu về thiết chế tự chủ đối với tổ chức KHCN, trường hợp R-D có sử dụng ngân sách nhà
nước (không bao gồm các tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức giáo dục đào tạo; dịch vụ
KHCN và tổ chức R-D khu vực tư nhân); tự chủ của tổ chức R-D của một số nước như Hàn
quốc, Trung Quốc, Đức, Mỹ) để so sánh tương quan.
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu thiết chế tự chủ đối với tổ chức R-D có sử
dụng ngân sách nhà nước trong thời gian 10 năm trở lại đây để thấy được sự chuyển biến
cũng như tác động của thiết chế tự chủ đối với hoạt động của tổ chức này.
Mẫu khảo sát: Các báo cáo của các viện R-D có sử dụng ngân sách nhà nước, các
báo cáo tổng hợp các đề tài, các báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường của Quốc hội có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thiết chế tự chủ đối với tổ chức KHCN, trọng tâm
là tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước; kinh nghiệm xây dựng và thực thi thiết chế tự
chủ ở một số nước trên thế giới.
- Việc thực thi thiết chế tự chủ trong các tổ chức KHCN, tổ chức R - D có sử dụng
ngân sách nhà nước.
5
- Giải pháp hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức R-D có sử dụng ngân sách
nhà nước.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào để hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử
dụng ngân sách nhà nước?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân
sách nhà nước cần các giải pháp vĩ mô như xây dựng và ban hành khung chính sách cho
KHCN bao gồm hệ thống đổi mới quốc gia (NIS), Chiến lược KHCN đến 2020; hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà
nước theo hướng đồng bộ.
- Hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân
sách nhà nước cần có các giải pháp cụ thể trong tổ chức thực hiện về xây dựng hệ thống tiêu
chí đánh giá; về nguồn nhân lực; về cơ chế chính sách tài chính; về hoàn thiện cơ chế hoạt
động của bộ máy quản lý nhà nước về KHCN…
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về quản lý KHCN; khoa học quản lý,
lý thuyết về tổ chức.
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu từ các tổ chức R-D sử dụng ngân sách
nhà nước có chọn điểm.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo của một số cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức KHCN; tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.
9. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận, Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về thiết chế tự chủ đối
với tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước với mục đích đưa ra cơ sở lý luận nhằm hoàn
thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức này.
- Về mặt thực tiễn, Luận văn đưa ra một số giải pháp có thể ứng dụng để góp phần
hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với các tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà
nước trong tình hình hiện nay, có thể sử dụng cho việc sửa đổi hoàn thiện pháp luật tự chủ của
hoạt động KHCN trong thời gian tới.
6
Như vậy, với kết quả đạt được, Luận văn hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện về phương
diện lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức R-D có sử dụng
ngân sách nhà nước ở Việt Nam nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của tổ chức này; đồng
thời, góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KHCN.
10. Bố cục của Luận văn
Bố cục Luận văn gồm 3 phần.
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung Luận văn, gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R-
D có sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương II: Thực thi thiết chế tự của các tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng
ngân sách nhà nước.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ
chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước
Phần III: Kết luận
Phần IV: Tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo.
References
1.1 Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII về định hướng
chiến lược phát triển KHCN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến
năm 2020.
2. Nghị quyết Hội lần thứ sáu Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX về tổng kết 5 năm thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII.
3. Luật Khoa học và công nghệ .
4. Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Luật chuyển giao công nghệ.
6. Luật Công nghệ cao.
7. Nghị định 35-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng về công tác quản lý
KHCN
8. Quyết định 324-CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch HĐBT về tổ chức lại mạng lưới cho
cơ quan R-D.
7
9. Quyết định 782/QĐ-TTg ngày 24/10/1996 về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu
triển khai KHCN.
10. Nghị định 115/2005/NĐ – CP, ngày 5 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập
11. Thông tư 06/2008/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 18 tháng 6 năm2008 hướng dẫn
thực hiện Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về doanh nghiệp KHCN.
12. PGS.TS Vũ Cao Đàm, Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản Giáo dục - 2007
13. PGS.TS Vũ Cao Đàm, Giáo trình Khoa học chính sách. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội – 2008.
14. PGS.TS Phạm Huy Tiến, Giáo trình Tổ chức KHCN.
15. Tổng Cục Thống kê Niên giám thống kê năm 2009 NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội – Bộ KHCN (2003), Hội
thảo khoa học về đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN, Quảng Ninh.
17. Bộ KHCN, KHCN thế giới, Hà Nội, 2007, 2008.
18. Báo cáo về thực hiện nhiệm vụ KHCN của Bộ KHCN, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ
Công thương, Cục sở hữu trí tuệ năm 2008.
19. Báo cáo về hoạt động của một số viện nghiên cứu, tập đoàn kinh tế (Viện KHCN
Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tập đoàn than
khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp cao su, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy, Tổng
công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam ).
20. Báo cáo giám sát số 752 /BC-UBKHCNMT12 về tổ chức và hoạt động của cơ sở
nghiên cứu KHCN, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
21. TS. Hoàng Xuân Long, chủ nhiệm Đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu luận cứ khoa học
cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức NC&PT”, 2002.
22. TS. Phạm Quang Trí, Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu sự phát triển của tổ
chức R-D ở một số nước có chọn lọc và Việt Nam”, 2007.
23. TS. Hồ Đức Việt, Chủ nhiệm đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu luận cứ khoa
học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” 2002.
24. Trần Chí Đức, chủ nhiệm Đề tài cấp bộ về “Phương pháp luận đánh giá hiệu quả
hoạt động của các tổ chức R-D của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi”, 2002.
25. TS. Bạch Tân Sinh, chủ nhiệm đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu sự chuyển đổi một số tổ
chức R-D sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và sự hình thành và phát triển doanh
nghiệp KHCN ở Việt Nam” 2005.
26. Nghiêm Minh Hòa, thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN: tự chủ hơn
nữa trong việc sử dụng dự tóan kinh phí của đề tài, Tạp chí hoạt động KHCN số tháng
11/2006.
27. Nguyễn Mạnh Quân, tình hinh thực hiện các giải pháp phát triển KHCN đề ra trong
chiến lược phát triển KHCN đến 2010, Tạp chí hoạt động KHCN số tháng 2/2008.
8
28. Hoàng Đình Phu, Cần nâng cao năng lực thực hiện Nghị đinh 115, Tạp chí hoạt
động KHCN số tháng 5/2008.
29. Lê Trần Bình, đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KHCN, Tạp chí hoạt động
KHCN số tháng 7/2008.
30. Nguyễn Quân, vấn đề đầu tư cho KHCN, Tạp chí hoạt động KHCN số tháng 8/2008.
31.Trương Hữu Chí, IMI 10 năm chuyển đổi kinh nghiệm thành công, Tạp chí hoạt
động KHCN số tháng 5/2007
32. Doãn Minh Tâm, Đổi mới tư duy về tổ chức nghiên cứu tại các tổ chức KHCN trong
giai đoạn chuyển đổi, Tạp chí hoạt động KHCN số tháng 5/2007.
33. Tổng luận KHCN Việt Nam tháng 3,5/2006.
34. Tổng luận KHCN Việt Nam tháng 1,4,7,8/2008
35. Tổng luận KHCN Việt Nam tháng 2/2009
36. A science, technology and innovation policy review of Vietnam, report of the
international mission IDRC.
37. Bộ KHCN - Báo cáo sơ kết việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ- CP, Nghị định
80/2007/NĐ-CP, 5/2009.
38. TS. Mai Hà. KHCN Việt Nam với những thách thức khi hội nhập, Tạp chí Hoạt
động Khoa học số 1/2007.
39. Đỗ Nguyên Khoát. Bàn về trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối
40. David L. Weimer and Aidan R. Vining, Policy Analysis, Prentice Hall, 1992.
41. Theo Sách trắng KHCN Trung Quốc, 1986
42. Báo cáo KT-XH của Chính phủ năm 2010.