Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Kiềm chế cảm xúc khi gặp khó khăn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.34 KB, 1 trang )

Kiềm chế cảm xúc khi gặp khó khăn
Trong công việc, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó khăn và thất bại.
Tất nhiên, những lúc như vậy, bạn khó có thể kiềm chế nổi cảm xúc của mình và bật
khóc.
Nhưng hãy nghĩ xem, nếu khóc hình ảnh của bạn sẽ như thế nào? Yếu đuối và thiếu tính
chuyên nghiệp. Để đồng nghiệp không nghĩ bạn là một người yếu đuối, để mọi người
nhìn bạn bằng sự khâm phục và nể trọng, hãy kiềm chế tốt được cảm xúc ở nơi làm việc
bằng cách:
Học cách đối mặt với những tình huống khó khăn: Nếu bạn biết rằng cuộc họp sắp tới
chắc chắn sẽ rất căng thẳng và nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn đối với bạn thì hãy chuẩn
bị trước tinh thần để đối mặt với những khó khắn đó. Bạn nên tập tranh luận với một
người bạn thân để khi rơi vào tình huống thực sự bạn sẽ dễ dàng kiềm chễ cảm xúc của
mình hơn.
Bình tĩnh trong những tình huống nhạy cảm: Bạn đã làm việc hết sức và cống hiến hết
mình cho công ty nhưng một lần nữa, bạn lại không được tăng lương, bạn buồn bã, chán
nản, tuyệt vọng và bật khóc. Tuy nhiên, không nên như vậy, hãy bình tĩnh khi nói chuyện
và cân nhắc kỹ mọi điều bạn muốn nói với sếp, kiềm chế sự thất vọng của mình sẽ giúp
bạn có những hành vi ứng xử hợp lý và mạnh mẽ khi nói chuyện với sếp.
Khẳng định bản thân: Bạn phải trải qua những ngày vô cùng tồi tệ, bạn nghĩ rằng chỉ có
khóc mới giải toả được tâm trạng của mình? Chưa chắc. Trong những lúc như vậy, tốt
hơn hết, hãy tự nhủ với bản thân rằng nước mắt sẽ làm bạn trở nên yếu đuối trong mắt
đồng nghiệp và sếp sẽ nghĩ bạn là người luôn buông xuôi trước mọi hoàn cảnh và sẽ
chẳng làm được gì cả. Như vậy, bạn sẽ không muốn khóc nữa.
Tìm cách giải toả cảm xúc: Nếu bạn là người mau nước mắt và dễ bộc lộ cảm xúc, hãy
tìm cách kiềm chế biết rằng mình sắp khóc. Hãy nghĩ đến một tình huống hài hước bạn
đã trải qua, hoặc uống một thứ gì đó thật lạnh. Đi vòng quanh văn phòng, thở sâu sẽ giúp
bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong tình huống bạn không kịp để kiềm chế cảm xúc và
khóc trước mặt đồng nghiệp hoặc với sếp thì cũng không nên lo lắng, hãy nói chuyện và
giải thích với họ về vấn đề của bạn. Cách này sẽ giúp bạn bình tĩnh và có được những lời
khuyên hữu ích để giải quyết những khó khăn đó.
(Theo VTV.vn)


×