Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tìm hiểu con đường chi viện của miền bắc cho miền nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ năm 1954 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng nước ta
chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc được hồn tồn giải phóng, từ căn bản hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Miền Nam còn ở dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, phải tiếp tục cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn này là thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa ra đời dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ
nhận tổng tuyển cử toàn quốc theo Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, đưa đến
việc chia cắt Việt Nam. Để tiếp tục chi viện cho quân Giải phóng miền Nam, chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã quyết định xây dựng những con đường chiến
lược.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua gần 21 năm, là
cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt nhất trong lịch sử chống giặc ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam.
Con đường chi viện cho miền Nam những năm đánh Mỹ không chỉ ác liệt bởi sự
đánh giá của kẻ thù mà còn đầy nghiệt ngã đối với người lính bởi đặc điểm địa hình
hiểm trở, núi cao, sơng sâu ngang dọc chằng chịt. Hiện nay con đường đó cịn là
những vị trí chiến lược quan trọng, là con đường của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Để thế hệ trẻ đặc biệt là thế hệ học sinh và sinh viên hiểu rõ hơn về những
đóng góp của tuyến đường chi viện trong thời chiến, thời bình cũng như thời kì hội
nhập; tưởng nhớ tuyến đường được nối liền và thơng suốt góp phần và thắng lợi của
cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Nhóm 2 chúng em được giao đề tài: “Tìm hiểu con đường chi viện của miền bắc
cho miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 – 1975” để tìm hiểu kĩ hơn
về con đường này.
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ CHỦ TRƯƠNG
HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG CHI VIỆN.



1.1. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử
Sau nhiều năm trường kỳ kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành những thắng lợi lớn lao trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, buộc Pháp phải ký kết hiệp định Giơne-vơ về Đông
Dương. Song, với hiệp định này, mục tiêu thống nhất, độc lập vẫn chưa được thực hiện
trên phạm vi cả nước. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam. Trong
khi miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
thì đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai
Ngơ Đình Diệm.
Việc Mỹ can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam là nhằm tiêu diệt phong
trào yêu nước của nhân dân ta, biển miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của
Mỹ, căn cứ quân sự tiến công miền Bắc và ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống
khu vực Đông Nam châu Á.
Tình hình miền Nam càng trở nên căng thẳng hơn bởi hành động phá hoại Hiệp
định Giơ-ne-vơ, cự tuyệt hiệp thương của Mỹ- Diệm. Chúng dùng chính sách trả thù,
khủng bố dã man, tàn bạo những người kháng chiến cũ và những người yêu nước, đặc
biệt là những người cộng sản bằng các đợt “ tố cộng, diệt cộng” gây nên bao đau
thương tang tóc cho đồng bào miền Nam. Cách mạng miền Nam đứng trước thử thánh
mới phải trực tiếp đương đầu với Mỹ, một đế quốc có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh,
trở thành kẻ thù chính, kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta và nhân dân Đông Phương.
1.1.2 Hướng đi của cách mạng – tiền đề hình thành con đường chi viện từ
Miền Bắc cho miền Nam
Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời ra nghị quyết chuyển hướng cho cách
mạng miền Nam - Nghị quyết 15. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 ( 1/1959) xác định
con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính
quyền về tay nhân dân, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp
với lực lượng vũ trang nhân dân. Đây chính là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của
tình hình ở miền Nam.



1.2. Chủ trương của Đảng về hình thành con đường chi viện miền Bắc cho
miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Chủ trương của Đảng thể hiện ở nội dung cơ bản của hai Nghị quyết:
Trên cơ sở phân tích tình hình chiến trường khi Mỹ đưa quân đội viễn chinh và
quân đội của các nước phụ thuộc Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền
Nam, Đảng ta nhận định: tính chất cơ bản của cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam
vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới. Mỹ tuy có tăng về lực lượng quân sự nhưng
lại có nhiều chỗ yếu cơ bản, nhất là về chính trị.
Về phía ta, từ một nửa nước có chiến tranh thành cả nước có chiến tranh với mức
độ và hình thức khác nhau. Cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt hơn nhưng ta đã vững
mạnh hơn hẳn trước, đã có sự chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức. Từ đó, Đảng đưa ra kết
luận:
Một là, so sánh lực lượng giữa ta và địch căn bản không thay đổi. Vì thế, ta vẫn
giữ vững và phát huy chiến lược tiến công.
Hai là, ta tiếp tục tiến công và phản cơng, kết hợp đấu tranh qn sự và chính trị
nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp.
Ba là, ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoại
giao, tăng cường tiếp xúc cả cơng khai và bí mật với nhiều nước trên thế giới, làm rõ
chính nghĩa và thiện chí của ta, góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân
dân chống Mỹ.
Hai Hội nghị Trung ương đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và kiên quyết đánh
thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào nhằm
bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
Nêu rõ nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải: "Kịp thời chuyển hướng
tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc
phòng cho phù hợp với tình hình mới". Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương cũng
nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Bắc là: Kịp thời chuyển hướng nền
kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển của tình hình; ra
sức tăng cường cơng tác phòng thủ, trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên quyết đánh bại kế



hoạch địch ném bom, bắn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không quân và hải quân; ra
sức chi viện cho miền Nam để hạn chế dịch chuyển "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam
thành "chiến tranh cục bộ" và ngăn chặn địch mở rộng" chiến tranh cục bộ" ra miền
Bắc, kip thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới; đẩy
mạnh cơng tác đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn quốc tế, vạch
rõ âm mưu mới của đế quốc Mỹ đối với cách mạng miền Nam và miền Bắc xã hội chủ
nghĩa.
Phương châm chiến lược chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là:
Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến
mức độ cao, tập trung lực lượng cách mạng của cả hai miền để mở những cuộc tiến
công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn
trên chiến trường miền Nam.
Phương châm đấu tranh là: kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với
đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp cơng (qn sự, chính trị và binh vận),
trong đó đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng
quan trọng. Tư tưởng chỉ đạo chiến lược là giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên
quyết tiến công và liên tục tiến công.
Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí cách mạng của hai miền Nam - Bắc vì mối
quan hệ giữa hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Hai
nhiệm vụ đó khơng tách rời nhau, mà gắn bó mật thiết với nhau thực hiện khẩu hiệu
chung của nhân dân cả nước là :"Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ
xâm lược".
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ướng là
những văn kiện lịch sử quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc ta, có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn phát triển cao của cuộc chiến tranh.
Hội nghị lần thứ 11 đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành một hậu
phương lớn với định hướng xã hội chủ nghĩa trong điền kiện có chiến tranh. Đó là 1
chủ trương thích hợp, đảm bảo miền Bắc tiếp tục làm trịn nghĩa vụ của hậu phương

lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh sáng của nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ
11, cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư


tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của
cuộc cách mạng.
Hội nghị lần thứ 12 đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và
địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho cách
mạng hai miền, động viên quân đội và nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến
cơng, nêu cao ý chí tự lực tựu cường và ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè
bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn tồn đế quốc Mỹ xâm lược.
Sau khi có nghị quyết 15 của ban chấp hành Trung ương Đảng, phong trào đấu
tranh của nhân dân ta ở miền Nam có bước phát triển mới. Đấu tranh vũ trang ngày
càng lan rộng. Yêu cầu về cán bộ và vũ khí ngày càng lớn. Đường dây Thống Nhất
trên cơ sở đường giao liên bí mật xuyên Trường Sơn trong kháng chiến chống thực
dân Pháp khơng thể đáp ứng u cầu đó nhất là đối với các tỉnh Nam Bộ và Nam
Trung Bộ.
II) CÁC CON ĐƯỜNG CHI VIỆN
2.1. Đường bộ
2.1.1. Quá trình hình thành và hoàn thiện
Bước sang năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển quan
trọng, nhiều căn cứ hình thành ở vùng rừng núi đã tạo nên thế đứng mới của lực lượng
cách mạng miền Nam. Lúc này, yêu cầu về vũ khí, đạn dược của cách mạng miền Nam
đang trở nên hết sức cấp thiết. Đồng thời, để vai trò, tác dụng và sức mạnh của hậu
phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ ở miền Nam, rất cần một hệ thống giao thông
thông suốt. Trước yêu cầu và tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định
xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam.
Tháng 1/1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và khẳng định
con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là con đường sử dụng bạo lực
cách mạng để giải phóng miền Nam, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Thực hiện những nhiệm vụ trên đây, chiến trường miền Nam rất cần sự chi viện về lực
lượng, vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng... với số lượng lớn. Chi
viện sức người, sức của kịp thời trở thành yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại và phát
triển của cách mạng miền Nam và điều đó địi hỏi phải gấp rút mở những tuyến đường
huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Tuyến đường ấy phải đủ sức đảm


nhận, hoàn thành nhiệm vụ vận tải chiến lược, đáp ứng yêu cầu, tình hình phát triển
của chiến trường và thậm chí phải vượt trước một bước.
Trước tình hình đó, giữa năm 1959, Bộ chính trị đã ra chỉ thị “Tổ chức một con
đường giao thông quân sự đặc biệt mở đường đưa cán bộ, tiếp tế vũ khí và những mặt
hàng cần thiết vào miền Nam, đây là việc làm lớn, có tính chiến lược, liên quan trực
tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”.
Sau một thời gian nghiên cứu và gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Thường trực
Tổng Quân uỷ triệu tập Ban cán sự, chính thức giao nhiệm vụ cho Đồn mở đường
Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam, vận chuyển gấp một số hàng quân
sự theo yêu cầu của Liên khu 5, tổ chức đảm bảo cho 500 cán bộ hành quân vào chiến
trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực. Với chiến lược bí mật, chủ động tiến
cơng, Bộ Chính trị, Tổng Qn uỷ u cầu Đồn tuyệt đối giữ bí mật, khơng để đối
phương biết được sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, dù chỉ là một hoạt
động nhỏ lẻ, đây là vấn đề có tính ngun tắc. Ra đời tháng 5 năm 1959, Đồn được
mang phiên hiệu Đồn 559.

Mạng lưới giao thơng quân sự này chạy dọc dãy Trường Sơn, từ miền Bắc qua
miền Trung, hạ Lào và Campuchia để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và
Quân đội nhân dân Việt Nam. Vào những năm đầu việc vận chuyển hàng chi viện
được thực hiện bằng hình thức đi bộ, gùi thồ đơn giản. Tuy giữ bí mật nhưng việc vận
chuyển bằng phương pháp thô sơ này không đạt hiệu quả do quãng đường vận chuyển
dài tới 2000km. Sau 2 năm như vậy, chúng ta đã chuyển sang vận chuyển cơ giới. Hệ
thống đường cơ giới dần được hình thành, ẩn khuất giữa núi rừng Trường Sơn rộng



lớn, điều này đã tạo điều kiện cho các đoàn xe quân sự vận chuyển lượng lớn quân
lính, lương thực cùng vũ khí từ Bắc vào Nam. Cũng từ đây, Mỹ triển khai một loạt
biện pháp nhằm ngăn chặn bằng được mọi nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào miền Nam,
đánh phá hệ thống đường Trường Sơn với những loại vũ khí hiện đại và mật độ ngày
càng cao, đường Trường Sơn trở thành tuyến lửa – nơi diễn ra các cuộc chiến đấu ác
liệt và cam go. Được tăng cường về lực lượng và phương tiện, bộ đội Trường Sơn
nhanh chóng tổ chức lại đội hình, bố trí lại thế trận, điều chỉnh giới tuyến chiến đấu,
hiệp đồng giữa các quân binh chủng... Vì vậy, mặc dù đánh phá ác liệt nhưng tuyến
vận tải chiến lược vẫn không ngừng được xây dựng và mở rộng, vươn sâu, vươn xa
vào các chiến trường, tất cả đều hướng về miền Nam ruột thịt.

2.1.2.

Hoạt động

Đi vào hoạt động, Đoàn 559 chọn khe Hó - nằm giữa một thung lũng ở tây nam
Vĩnh Linh là địa điểm xuất phát để tiến vào Trường Sơn “soi đường”, lập trạm. Sau
một thời gian, ngày 13-8-1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn.
Sau 8 ngày đêm vượt qua sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặn
nghiêm ngặt của địch, hàng được bàn giao cho chiến trường Trị Thiên. Đây là dấu mốc
có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, vì mỗi khẩu súng, viên đạn đến với
chiến trường là thể hiện “ý Đảng”, “lòng dân”, là tình cảm của Bác Hồ kính u, của
nhân dân miền bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền nam ruột thịt.
Sau một thời gian “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trong điều kiện bị địch đánh
phá ác liệt, thời tiết khí hậu phức tạp, việc xây dựng và bảo vệ tuyến vận tải kéo dài
hàng nghìn km, vượt xa về quy mô cả Đông và Tây dãy Trường Sơn, xun qua 20
tỉnh thuộc 3 nước Đơng Dương. Có thể thấy đường Hồ Chí Minh là khúc ruột nối các



tuyến vận tải của hậu phương lớn – miền Bắc và của các chiến trường thuộc ba nước
Việt Nam – Lào – Campuchia đã tạo lên một hệ thông liên tục trải dài và vững chắc.
Đường Trường Sơn chính là biểu tượng của sự hy sinh, gian khổ, đồng thời cũng là
khát vọng “khơng có gì q hơn độc lập, tự do” của nhân dân Việt Nam, bất chấp sự
phá hoại, hủy diệt của kẻ thù cùng những khó khắn trở ngại về địa hình, thời tiết trong
suốt 16 năm (1959 – 1975).

Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam với chính phủ Ngơ Đình Diệm, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa


đã giao nhiệm vụ cho Đoàn 559 mới được thành lập tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ
thống đường Trường Sơn với lực lượng 01 tiểu đoàn giao liên (D301) với 440 người.
Đồn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân, với phương châm “đi
không dấu, nấu khơng khói, nói khơng tiếng” để đảm bảo bí mật tối đa. Sau đó, Đồn
559 chuyển các tuyến giao thơng của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn, một
năm sau Đoàn 559 đã đạt được quân số lên đến 6.000 người với 02 trung đoàn 70 và
71. Lúc này miền Bắc đã đưa được hơn 500 người vào miền Nam, đến năm 1964 con
số này đã tăng lên hơn 17000 người. Đặc biệt từ sau năm 1964, đường Trường Sơn
như một trận địa bát quái, lan các chiến trường ở mọi ngả. Các đơn vị bộ đội và thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh đã vượt qua mn
ngàn thử thách, gian lao, kiên cường, dũng cảm chống trả lại cuộc chiến tranh xâm
lược tàn khốc của Mỹ – ngụy. Trong thời gian này, chúng đã ném hơn 3,5 triệu tấn
bom đạn xuống đây, nhiều hơn cả số lượng bom đạn chúng sử dụng trong chiến tranh
thế giới thứ 2.
Từ năm 1965 – 1968, đây là thời kỳ ngăn chặn sự phá hoại của địch và tiếp tục
mở rộng. Đến tháng 4/1965 quân số của Đoàn 559 đã phát triển lên tới 24.000 người
thường xuyên làm nhiệm vụ vừa chiến đấu ngăn chặn sự phá hoại của địch, vừa mở
rộng hệ thống giao thông để phục vụ chiến trường miền Nam. Theo ước tính của tình

báo Mỹ: năm 1961 số qn vào Nam theo đường Trường Sơn là 5.843 người; năm
1962 là 12.765 người ; năm 1963 là 7.693 người; năm 1694 là 12.424 người và cũng
trong năm này khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đạt đến 20 tới 30 tấn mỗi
ngày. Đến năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ
58.000 đến 90.000 người. Mùa khô năm 1966 - 1967 đánh dấu bước chuyển lớn về
chiến thuật vận tải của Đoàn 559 từ “phịng tránh tích cực” sang “tiến cơng” hợp đồng
binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng phịng khơng,
cơng binh đóng sát đường để dễ hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải
chủ cơng. Nhiều tuyến đường phụ, đường vịng được mở thêm để đảm bảo thông
đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên đến 2.959km đường
ơ tơ, trong đó có 275km đường chính, 576km đường vòng và 450km đường vào các
vùng kho chứa. Trong năm 1967, để chuẩn bị cho tổng tấn công Mậu Thân 1968, đã có
hơn 81.000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ, với 200.000 quân, trong đó có 07


trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã di chuyển vào Nam an toàn bằng con
đường này.

Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu thì các lực lượng vận tải, đảm bảo giao
thông, mở đường và các lực lượng khác hàng chục vạn người được động viên từ miền
Bắc. Về vật chất, miền Bắc tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vũ khí, vật chất, phương
tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ, tổ chức nghiên cứu, cải tiến các vũ khí, thiết bị
chiến đấu. Trong các năm 1965 – 1968 miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật
chất ước tính gấp 10 lần so với năm 1961 – 1964. Bên cạnh việc chi viện sức người,
sức của cho miền Nam, miền Bắc còn tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, con
em miền Nam tập kết, tiếp nhận gần 310000 thương, bệnh binh và hơn 350000 từ tiền
tuyến ra hậu phương để chữa trị, học tập,… Qua đó có thể thấy rằng miền Bắc thực sự
là chỗ dựa vững chắc, là hậu phương quan trọng cho đồng bào, cho người ra trận, cán
bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là lúc cách
mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và thử thách.



Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, đường Đông và Tây Trường Sơn đã
hình thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên
tục vật chất, cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho địn tấn cơng chiến
lược khi thời cơ đến. Đồng thời tuyến hành lang Đông - Tây Trường Sơn đã hình
thành một căn cứ hậu cần chiến lược, chiến dịch rộng 130.000km2, nối liền hậu
phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, là chỗ dựa vững chắc cho các
chiến trường. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện
của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường tại miền Nam, Lào và
Campuchia nói chung và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975 nói riêng tồn
thắng. Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, Đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6.000
ngày đêm, tuyến vận tải chiến lược lên tới gần 20.000 km, bao gồm 4 hệ thống trục
dọc dài 6.810 km, 13 hệ trục ngang dài 4.980 km, 5 hệ thống đường vượt khẩu dài 700
km, 1 hệ thống đường vòng tránh các trọng điểm dài 4.700 km. Các lực lượng công
binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn với quân số khoảng
120.000 người đã làm nên mạng lưới đường liên hồn, nối Đơng với Tây Trường Sơn.
Qn đội nhân dân Việt Nam đã nhờ hệ thống đường này mà hành quân vượt đèo, lội
suối, vững bước hành quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với
tốc độ “một ngày bằng 20 năm”; “thần tốc, thần tốc hơn nữa/ táo bạo,tạo bạo hơn nữa/
tranh thủ từng phút, từng giờ/ sốc tới mặt trận/ giải phóng miền Nam/ quyết chiến và
toàn thắng” để thực hiện lời dặn của Bác trước lúc đi xa “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào/tiến lên chiến sỹ đồng bào/Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn” , với mục
tiêu cao cả là “khơng có gì q hơn độc lập tự do”.


2.2 Đường biển
2.2.1Q trình hình thành và hồn thiện
Để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng đã xác định: Con đường
của cách mạng miền Nam phải bằng bạo lực, đồng thời phải kết hợp đấu tranh chính

trị với đấu tranh vũ trang….
Với chủ trương đó, Bộ chính trị quyết định thành lập “ Đồn cơng tác qn sự
đặc biệt”( sau đổi thành đoàn 559) với nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự
chi viện vào miền Nam; tổ chức đưa đón cán bộ, bộ đội, chuyển cơng văn tài liệu từ
Bắc vào Nam và ngược lại. Cùng với việc vận chuyển chi viện bằng đường bộ, Đoàn
559 được giao nhiệm vụ tổ chức chi viện cho miền Nam bằng đường biển. Lực lượng
nòng cốt thực hiện nhiệm vụ này được giao cho Tiểu đoàn 603 với tên gọi “Tập đồn
đánh cá miền Nam” chở vũ khí chi viện cho miền Nam.

Sau một thời gian chuẩn bị mọi mặt, Tiểu đoàn 603 tổ chức 2 chiếc thuyền gỗ
vận chuyển chuyến hàng đầu tiên (năm 1960), đưa vũ khí vào Khu 5 nhưng không
thành công do gặp bão, thuyền bị hỏng nặng và gặp địch, phải thả hàng xuống biển phi


tang. Nhận thấy việc dùng thuyền gỗ chạy buồm chở vũ khí vào Nam khó khăn và
khơng an tồn Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương nhanh chóng mở
đường vận chuyển chiến lược trên biển Đơng chi viện cho miền Nam đồng thời giao
Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu tuyến vận tải chiến lược trên biển.

Tàu khơng số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên
biển
2.2.2: Hoạt động
Nếu như đường Hồ Chí Minh trên bộ được ví là “trận đồ bát qi xun rừng
rậm”, thì đường Hồ Chí Minh trên biển – con đường huyền thoại lại gắn liền với hình
ảnh những con tàu "khơng số" đầy bí ẩn giữa đại dương bao la đã âm thầm vận chuyển
thành công hàng trăm nghìn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men... chi viện kịp thời cho
chiến trường miền Nam, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.
  Sau hiệp định Geneva 1954, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngơ Đình
Diệm ráo riết tiến hành chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền
Nam. Đứng trước tình hình đó, để tăng cường hơn nữa khả năng chi viện kịp thời cho

chiến trường miền Nam làm nhiệm vụ đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Bên cạnh tuyến đường mịn Hồ Chí Minh đã được mở vào năm 1959, Bộ Chính
trị quyết định mở thêm tuyến vận tải thứ hai bằng đường biển. Ngày 23/10/1961, Bộ
Quốc phịng đã quyết định thành lập Đồn vận tải biển 759 (nay là Lữ đoàn 125 Hải
quân), đánh dấu sự ra đời của tuyến vận tải chiến lược đường Hồ Chí Minh.


Đêm 11/10/1962, từ bến K15 ở Đồ Sơn (Hải Phòng), một chiếc tàu gỗ gắn máy
đầu tiên của Đoàn 759, đóng giả tàu đánh cá chở theo 119 tấn vũ khí, rời bến lên
đường vào Bồ Đề(Cà Mau) an tồn, mở đầu cho những chuyến hành trình đầy bão táp
của đồn tàu "khơng số" trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Năm 1963, Đoàn
125 bắt đầu sử dụng cả tàu vỏ sắt và vỏ gỗ, chuyển 23 chuyến vũ khí vào cả 4 bến của
Nam Bộ (trong đó có 3 chuyến hàng khơng tới đích); năm 1964, chuyển được 59
chuyến hàng...

Tàu 69 Đoàn 759 giả làm tàu đánh cá

Tàu vận tải Đồn 759 bốc dỡ hàng hố

nước ngồi để vận chuyển

chuẩn bị lên đường chi

vũ khí chi viện cho chiến trường miền

viện cho chiến trường miền Nam

Nam (1966).

(11/1968)


Tập thể cán bộ, chiến sĩ Ban Tham mưu
Đồn 759
thời kì đầu thành lập.

Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng
LLVTND của T


Nhằm đáp ứng nhu cầu vũ khí, trang bị của lực lượng vũ trang Khu 5 đang
ngày trở nên rất cấp thiết, tháng 10/1964, sau khi các bến Vũng Rô (Phú Yên); Lộ
Giao (Bình Định); Đạm Thủy (Phổ An - Quảng Ngãi) và Bình Đào (Quảng Nam) được
chuẩn bị chu đáo, bảo đảm bí mật, an tồn, Đồn 125 được lệnh vận chuyển vũ khí,
trang bị cho Khu 5. Với phương châm bí mật, bất ngờ, Đồn 125 sử dụng các loại tàu
vỏ gỗ nhỏ (50-60 tấn) ngụy trang giống tàu đánh cá đưa trót lọt, an tồn chuyến đầu
vào bến Lộ Giao (26/10/1964) và 3 chuyến tới bến Vũng Rô.
Sau sự kiện tàu C143 bị địch phát hiện tại Vũng Rô (Phú Yên) vào tháng 2
năm 1965, sau khi giao hàng xong, tàu bị hỏng, phải giấu gần bờ, hôm sau bị máy bay
địch phát hiện, bắn phá. Tuyến vận tải chiến lược trên biển của ta đã bị lộ, địch tăng
cường tuần tra, kiểm soát gắt gao các vùng biển. Đoàn 125 phải buộc tạm dừng vận
chuyển cho Khu 5 phải chuyển hướng hoạt động, sử dụng các đội tàu đi theo nhiều
tuyến đường khác nhau. Với 89 chuyến tàu chuyển 4.419 tấn hàng (chủ yếu là vũ khí,
đạn dược) chuyển vào Khu 5 và chiến trường Nam Bộ từ tháng 9/1962 đến 02/1965,
Đồn 125 đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và chiến thắng của lực lượng vũ
trang ta trong các trận Ấp Bắc, Đầm Dơi, Chà Là, Bình Giã, Núi Thành, Vạn
Tường…, cùng quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của
đế quốc Mỹ.
Sau sự kiện Vũng Rơ, Đồn 125 đề xuất và được Quân ủy Trung ương nhất trí
phương thức đưa tàu đi theo đường hàng hải quốc tế, sau đó bất ngờ đột nhập vào các
bến tiếp nhận, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, sau Tổng tiến công và nổi

dậy của quân và dân ta Tết Mậu Thân 1968, địch kiểm soát gắt gao các vùng biển
Đoàn 125 phải tạm dừng vận chuyển. Trong 4 năm (1965-1968), tuyến đường biển tổ
chức được 27 chuyến, song chỉ có 7 chuyến đến đích, giao được 410,4 tấn hàng (chủ
yếu cho Nam Bộ), 11 chuyến phải quay trở lại miền Bắc, 6 chuyến phải tự phá hủy, 3
chuyến bị địch đánh chiếm.
Trước tình hình đó bằng chính sách ngoại giao khôn khéo, ta đã tranh thủ sự
giúp đỡ của Chính phủ Vương quốc Campuchia, chuyển hướng tổ chức vận chuyển
bằng tàu biển quốc tế đưa hàng viện trợ quân sự vào cảng Xihanúcvin, sau đó thuê tàu
của quân đội Hoàng gia Campuchia tiếp tế cho chiến trường Nam Bộ và một phần cho
chiến trường Tây Nguyên. Bằng cách này, từ 1966-1969, đã có 10 chuyến tàu, chuyển


90.870 tấn hàng cập cảng Xihanúcvin trong đó có 21.473 tấn vũ khí, đạn dược chuyển
về chiến trường miền Nam được 18.703 tấn...
Sau Tết Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ở miền Bắc với
quy mô và cường độ đánh phá hết sức ác liệt, khiến công tác chi viện vũ khí, trang bị
chi viện cho chiến trường miền Nam gặp rất nhiều khó khăn. Đầu năm 1970, ta nối lại
việc chuyển vũ khí đạn bằng đường biển vào chiến trường Khu 5 nhưng bị Hạm đội 7
của Mỹ khống chế, tàu không cập bến được, phải dùng lực lượng nhỏ vận chuyển vào
bờ. Ngày 18/3/1970, Mỹ giật dây Lonon đảo chính lật đổ chính phủ Xihanúc, tuyến
đường biển từ Xihanúcvin về miền Nam cũng khơng cịn...
Từ năm 1971 đến 4/1972 địch phong tỏa, kiểm soát rất gắt gao trên tuyến biển
(cả miền Bắc và miền Nam), khiến hầu hết các chuyến tàu chở vũ khí vào Nam của
Đồn 125 phải quay lại. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về vũ khí, ngày 27/7/1971, Qn
khu 9 thành lập Đồn 371 dưới dạng tàu đánh cá hợp pháp. Được tàu của Đoàn 125 hộ
tống, dẫn dắt từng chuyến đi qua các vùng biển nguy hiểm, hai năm 1971- 1972, Đoàn
371 đã vận chuyển được 31 chuyến với 520 tấn vũ khí vào Quân khu 9.
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/01/1973), đế quốc Mỹ buộc phải rút
quân viễn chinh và chư hầu ra khỏi miền Nam, thế và lực của địch đã suy yếu hẳn. Vì

vậy, cơng tác tổ chức bảo đảm vũ khí, trang bị chi viện cho các chiến trường có bước
tiến nhảy vọt. Đồn 125 có sự phát triển về tổ chức và được trang bị thêm nhiều tàu
mới có trọng tải 100 tấn trở lên. Nhằm chuẩn bị cho thời cơ chiến lược, Đoàn 125 đã
tham gia cùng ngành Hậu cần vận chuyển từ miền Bắc vào Quảng Bình và Cửa Việt,
tạo chân hàng vững chắc để chi viện cho miền Nam qua đường Hồ Chí Minh trên bộ.
Trong 2 năm 1973-1974, Đồn đã huy động 380 lượt tàu, vận chuyển hàng chục ngàn
tấn hàng, đưa 2.042 lượt người từ hậu phương vào tiền tuyến và các đảo. Đặc biệt,
trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Đoàn đã vận chuyển vào chiến trường
17.473 cán bộ, chiến sĩ, 40 xe tăng, 7.786 tấn vũ khí, nhiên liệu…, góp phần cùng
ngành Hậu cần - Kỹ thuật đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu cho các đồn qn thần tốc
vào giải phóng miền Nam, giải phóng Quần đảo Trường Sa và các đảo trên vùng biển
Tây Nam...


Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với tuyến đường Hồ
Chí Minh trên bộ, đường Hồ Chí Minh trên biển đã góp phần chi viện kịp thời cho
chiến trường miền Nam, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hồn tồn
miền Nam thống nhất đất nước.
Nói về sứ mệnh lịch sử của đường Hồ Chí Minh thì “Đường Hồ Chí Minh trên
biển là con đường nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; con
đường thể hiện ý chí, khát vọng độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc của toàn dân tộc
ta."
2.3 Đường xăng dầu
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Người đầu tiên nghĩ đến việc sử dụng hệ thống ống xăng dầu trên chiến trường
chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong một lần đại tướng đi làm việc tại Liên Xô, ông đã được Liên Xô viện trợ
cho 2 bộ đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, loại phi 10 cm, mỗi bộ dài 100 km. Song,
hệ thống đường ống này tuy đưa về Việt Nam nhưng cũng chỉ cất trong kho bởi chưa
biết dùng vào việc gì. Từ khi chiến trường phía Nam có những phát triển sôi động, một

lần họp với các tướng tá, Đại tướng gợi ý rằng hiện có 2 bộ đường ống xăng dầu do
Liên Xô viện trợ, đề nghị mọi người suy nghĩ xem có thể sử dụng tại chiến trường hay
khơng.
Hầu hết các tướng tá đều lặng thinh, khơng đồng tình, nhưng cũng khơng phản
đối, vì hình như ai cũng nghĩ rằng trên chiến trường dày đặc bom đạn, máy bay Mỹ
đánh phá hàng ngày mà làm đường ống dẫn xăng dầu là điều phi thực tế. Riêng Trung
tướng Đinh Đức Thiện thì hưởng ứng ngay, nhận lời và hứa với đại tướng sẽ tìm hiểu
và khẩn trương thực thi.
Bắt đầu tiến hành từ tháng 4/1968 với mật danh “Công trường Thủy lợi 01”,
cơng trình đường ống được khởi cơng từ Nghệ An, do Trung tá Mai Trọng Phước,
thuộc Cục Xăng dầu, Tổng cục Hậu cần chỉ huy. Dưới bàn tay và khối óc của bộ đội
và nhân dân ta, tuyến đường ống cứ vươn dần về phía Nam, vượt qua vùng “tam giác
lửa” Vinh - Nam Đàn - Linh Cảm, vượt sông Lam và sông La để tới kho N2 ở Can


Lộc, Hà Tĩnh. Từ Quảng Bình, đường ống được phân ra làm hai ngả: Vượt Tây
Trường Sơn và đi theo hướng Đơng Trường Sơn.
Tính đến năm 1972, hai đoạn đường ống Đơng và Tây Trường Sơn đã có chiều
dài lên tới 700km, với khối lượng kho dự trữ xăng dầu là 12.800 m³.
Trong lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Thượng tướng Đinh Đức Thiện tại
Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/1/1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động
nói: “Đồng chí Đinh Đức Thiện và đồng chí Đồng Sĩ Ngun có cơng lớn trong việc
xây dựng tuyến đường Trường Sơn 559, xây dựng hệ thống giao thông vận tải lớn từ
hậu phương miền Bắc đến các chiến trường, trong đó có tuyến đường ống dẫn xăng
dầu, nhằm bảo đảm chi viện cho miền Nam, tạo cơ sở hạ tầng cho cơ động lực lượng
và vận chuyển lớn, phục vụ đắc lực cho thời cơ chiến lược, nhất là cho Tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân năm 1975.”
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn cũng đánh giá:
Ngành Đường ống Xăng dầu Trường Sơn đã thực sự thỏa mãn kịp thời cho vận tải,
đảm bảo yêu cầu cơ động cao của các quân đoàn, các binh chủng với mọi quy mô, mọi

thời gian, mọi địa điểm, phục vụ đắc lực cho các chiến dịch…
Năm 1970, Bộ Quốc phòng phê duyệt đề nghị của Bộ tư lệnh Trường Sơn (trước
đây là Bộ tư lệnh 559) thành lập hai trung đoàn đường ống là Trung đoàn 592 do
Trung tá Mai Trọng Phước làm Trung đồn trưởng, Chính ủy là Trung tá Lê Đức và
Trung đoàn 532 do Thiếu tá Nguyễn Tuấn là Trung đoàn trưởng; Thiếu tá Trần Ninh
Châu là Chính ủy. Đây là hai lực lượng xây dựng đường ống xăng dầu đầu tiên của
Trường Sơn.


2.3.2 Hoạt động
Trên tồn bộ hệ thống này, đã có tới 316 trạm bơm đẩy, 101 kho với sức chứa
trên 300 nghìn m³. Từ hai trung đồn ban đầu, bộ đội xăng dầu Trường Sơn đã phát
triển lên thành 4 trung đoàn là các trung đoàn 671, 592, 532, 537 và một số phân đội
độc lập. Có thể coi đây như một binh chủng xăng dầu trong đội hình Binh chủng hợp
thành trên chiến trường Trường Sơn.
Ngày 20/1/1975, đường ống xăng dầu đã được Bộ đội Trường Sơn xây dựng vào
tới Bu Prăng (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông). Đến tháng 3/1975, trước các
chiến dịch quyết định của cuộc kháng chiến, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được
596km đường ống kéo dài tới Bù Gia Mập (nay thuộc tỉnh Bình Phước), hình thành
một hệ thống đường ống xăng dầu hồn chỉnh, liên hồn Đơng và Tây Trường Sơn.
Theo “Hồi ký Trường Sơn” của Đại tá Mai Trọng Phước, sau là Cục trưởng Cục
Xăng dầu, Tổng Cục Hậu cần, thì hệ thống đường ống có tất cả 50 kho dã chiến liên
hồn, có trữ lượng 27.050 m3 nhiên liệu, với 114 trạm bơm đẩy với công suất bơm
600-800 m³/ngày.


Ngoài chiều dài tuyến dẫn dầu từ Bến Quang, Quảng Bình vào tới Bù Gia Mập,
Bình Phước có tổng chiều dài 1.445km, thì tính tổng hệ thống đường ống dẫn từ các
ngả Lạng Sơn, Móng Cái vào Nhân Mục (Hà Nội) rồi từ đây vào Quảng Bình với
nhiều nhánh hợp lưu, nhánh phân chia, các đoạn song song, đoạn nối ngang... tổng

chiều dài của đường ống lên tới 5.000km!
Càng đáng khâm phục hơn khi hệ thống đường ống này được xây dựng vượt qua
rất nhiều sông, suối hiểm trở, băng qua rừng già, đèo cao và duy trì dưới mưa bom,
bão đạn, các cuộc tấn công phá hoại khốc liệt của bộ binh đối phương.

Suốt 16 năm, từ ngày mở đường đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn
đã xây dựng được hơn 20.000 km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu,
3.140 km “đường kín” cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. (Ảnh:
Vương Khánh Hồng – TTXVN)
Theo “Tổng kết Chiến tranh Cách mạng Việt Nam”, thì trong 7 năm từ 19681975, hệ thống đường ống này đã giúp chi viện cho miền Nam 5,5 triệu m³ xăng dầu.
Nhờ các hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, mà đầu năm 1975, Trung tướng
Đồng Sĩ Nguyên có thể khẳng định với Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là “cần
bao nhiêu gạo, đạn, xăng và xe chở quân cũng có đủ.”


Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trong bức điện khen ngợi bộ đội xăng
dầu gửi ngày 17/2/1975, đã viết: “Sau một thời gian lao động khẩn trương, vượt qua
nhiều khó khăn trong cơng tác, các đồng chí đã hoàn thành thắng lợi việc xây dựng
một tuyến xăng dầu rất dài từ hậu phương ra tiền tuyến. Thành tích đó có ý nghĩa to
lớn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ chiến đấu của quân và dân ta trên
khắp chiến trường.”
Đại tá Phan Tử Quang, nguyên Cục trưởng Cục Xăng dầu (Tổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng) kể rằng, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã bày tỏ sự thán phục
với ông: “Tôi không ngờ là Việt Nam lại làm được đường ống xăng dầu dài đến 5.000
km” và ông đã cử một phái đoàn gần 20 kỹ sư và chuyên gia về đường ống xăng dầu
đi tham quan từ Hà Nội theo đường ống đến Mụ Giạ (Quảng Bình).
Các tài liệu từ phía Mỹ cũng cho biết, các tướng không quân Harry Aderholt và
Richard Serd của họ đánh giá: “Đường ống xăng dầu của Việt Nam là huyền thoại có
thật”.
Rất nhiều chuyên gia quân sự, nhà sử học Mỹ sau này đã nhận định, sở dĩ Mỹ
thất bại ở Việt Nam là do đã không thể ngăn chặn được tuyến chi viện từ miền Bắc nói

chung cũng như tuyến đường ống xăng dầu nói riêng, trong bối cảnh chiến tranh hiện
đại cần huy động rất nhiều phương tiện cơ giới, máy móc.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara trong cuốn hồi ký của ông
phải thừa nhận rằng, dù đã sử dụng tất cả những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất
như máy bay ném bom B-52, hàng rào điện tử hay chất diệt cỏ, bom napalm, qn đội
Mỹ vẫn khơng thể bóp nghẹt Đường mịn Hồ Chí Minh.
“Con đường mịn Hồ Chí Minh là một trong những kỳ tích vĩ đại nhất về quân sự
Việt Nam, là tột đỉnh của kỹ nghệ cơng trình”, tiến sĩ Mỹ Virginia Louise Morris cũng
nhận định như vậy.


Suốt 16 năm, từ ngày mở đường đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn
đã xây dựng được hơn 20.000 km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu,
3.140 km “đường kín” cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. (Ảnh:
Ngọc Phụng - TTXVN)
2.4 Đường hàng khơng
2.4.1.Q trình hình thành và hồn thiện
Con đường hàng khơng, bí mật trong cơng khai, đi từ Phnom Penh, bay qua
lãnh thổ miền Nam Việt Nam, thậm chí bay qua chính Sài Gịn, tới Hồng Kơng hoặc
Quảng Châu rồi về Hà Nội. Con đường này đã từng vận chuyển hàng ngàn lượt tướng
tá của miền Bắc vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc, vận chuyển hàng triệu
đô-la cho Cơ quan Kinh-tài của miền Nam, vận chuyển rất nhiều thứ máy móc, thuốc
men và hóa chất quan trọng, vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ con những chiến
sĩ và cán bộ của miền Nam ra Bắc để học tập và điều dưỡng... Nhưng phía Mỹ và
Chính quyền Sài Gịn hình như cũng hồn tồn chưa biết gì. Miền Bắc thời kỳ này rất
tiết kiệm trong việc sử dụng đường hàng không đối với lĩnh vực dân dụng. Hầu hết cán
bộ và học sinh, sinh viên đi các nước Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu... đều phải theo
đường sắt liên vận. Nhưng để chi viện cho miền Nam, thì ngành hàng khơng của miền
Bắc dường như khơng tiếc sức người sức của.
Có hai con đường vận chuyển hàng không: Con đường quân sự và con đường

dân sự . Về Con đường quân sự, không quân Bắc Việt Nam đã thành lập riêng một
đoàn vận tải đặc biệt mang tên Đoàn 919. Từ năm 1960, Đoàn 919 đã đảm đương vận


chuyển một phần của tuyến đường Trường Sơn, nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển
và cũng đỡ được một đoạn đường bộ dài hàng nghìn kilomet từ miền Bắc vào miền
Nam.
Sau đó những máy bay của Trung đồn 919 đảm nhận cơng việc này. Trước đó, trung
đồn này đã được thành lập từ ngày 01/05/1959 với các máy bay do Liên Xô viện trợ
kiểu IL-14, Lisunov Li-2, AN-2. Ban đầu Trung đoàn 919 chỉ phục vụ các chuyến bay
dân sự của Chính phủ. Từ năm 1960, những máy bay của Trung đoàn 919 bắt đầu
tham gia vận chuyển cho tuyến đường Trường Sơn.
2.4.2.Hoạt động
Điểm xuất phát của những máy bay này là sân bay Cát Bi ở Hải Phòng, sân bay
Vinh, sân bay Đồng Hới. Từ đó, các máy bay chuyển hàng vào Làng Ho, Vitthulu.
Một thời gian sau, khi đã mở con đường Trường Sơn Tây, thì máy bay của Trung đoàn
919 bay thắng sang Hạ Lào. Ban đầu do chưa bố trí được sân bay thích hợp nên phải
dùng phương pháp thả dù hàng hóa xuống một số địa điểm quy định như Mường Phin,
Mường Phalan... Thậm chí, có những lúc khơng có dù để thả hàng thì các phi công
phải dùng phương pháp hạ thật thấp độ cao rồi thả thẳng hàng xuống mặt đất. Trong 3
năm từ 1960 đến 1962, trên chiến trường Lào, các máy bay của Trung đồn 919 phối
hợp với các phi cơng Liên Xô đã thực hiện 3.821 chuyến bay, vận chuyển 9.419 lượt
bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227 dù hàng và kiện hàng xuống 20 địa điểm khác
nhau trên đất Lào.
Hình thức vận tải hàng khơng dân sự là hình thức vận chuyển "Cơng khai nhưng
lại tuyệt mật". Đó là con đường vận tải Bắc - Nam dành cho những cấp đặc biệt quan
trọng (cấp tướng, cấp ủy viên Trung ương.) hoặc lớp người được ưu tiên (thương binh
nặng, phụ nữ, trẻ em...). Đó chính là tuyến vận tải hàng khơng dân dụng bình thường
của Vương quốc Campuchia (Air Cambodia) bay từ Phnom Penh đi Hà Nội, hoặc từ
Phnom Penh đi Quảng Châu, Hong Kong rồi theo đường sắt hoặc đường hàng không

về Hà Nội
2.5. Đường chuyển ngân
2.5.1. Quá trình hình thành và phát triển 


Dù trong chiến tranh nhưng tiền vẫn là vấn đề đầu tiên. Từ tiền mua nhu yếu
phẩm cho binh lính đến tiền mua xe, làm thẻ căn cước hay cả bao thuốc lá cho
những biệt động nằm vùng trong nội thành. Xuất phát từ yêu cần quan trọng đó,
mạng lưới vận chuyển tiền được thành lập. Thời gian đầu, phương pháp “ dùng tiền
mua tiền” được sử dụng. Tiền miền Nam được mua từ các thị trường khắp khu vực
mà chủ yếu là ở Hong Kong, sau đó tiền được hoán chuyển tại nhiều chi nhánh với
tỉ giá hoán đổi là 1 đồng miền Nam = 46,02 đồng miền Bắc ( thời giá năm 1956 ).
Nguồn viện trợ từ các nước cũng được Hà Nội đàm phán chuyển sang viện trợ bằng
ngoại tệ, từ đó đổi sang USD hoặc tiền miền Nam.
2.5.2.Hoạt động
Trong 6 năm (1960-1965), Hà Nội đã chi viện cho miền Nam 1.104 triệu đồng
tiền Sài Gòn, tương đương với 18,4 triệu USD , chiếm 34,8 % tổng thu của ngân sách
miền trong các năm đó. Năm 1960, Hà Nội chi viện cho miền Nam là 14 triệu tiền Sài
Gòn, tương đương 233.000 USD , chiếm 18% tổng số thu ngân sách miền. Đến năm
1965 thì số chi viện của Hà Nội tăng lên tới 655 triệu, tương đương với gần 11 triệu
USD , chiếm 44% tổng số thu ngân sách miền (Lịch sử Tài chính Việt Nam, tập 2, Hà
Nội, 1995). Tổng thu của ngân sách miền cũng tăng lên từ 1.494 triệu tiền Sài Gòn
năm 1965 đã tăng lên 5.827 triệu năm 1968, tương đương 582.700 tấn thóc. Phần chi
viện của Hà Nội năm 1968 cho miền Nam (chưa kể Khu V) đã lên tới 30 triệu USD ,
bằng 272% số tiền Trung ương chi viện năm 1965 (11 triệu USD ) và gấp trên 128 lần
số chi viện năm 1960 .
Bước sang giai đoạn 1965 khi Mỹ bắt đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc, việc
chuyển ngân cho chiến trường miền Nam bị gián đoạn nên Hà Nội đã cho thành lập
một “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” – B29. Lấy danh nghĩa hoạt động là Cục Ngoại hối của
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( tiền thân của Ngân hàng Vietcombank) chịu trách

nhiệm chuyển ngân cho miền Nam bằng ngoại tệ. Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận
678,7 triệu USD trong đó hơn 628 triệu là viện trợ đặc biệt, 24 triệu là đóng góp của
nhân dân và tổ chức phi chính phủ ,21 triệu là lãi từ việc kinh doanh chuyển đổi là lãi
ngoại tệ...7 triệu là tồn từ quân khu sau giải phóng. Tiền viện trợ được đổi sang hầu hết
các loại tiền trong khu vực Đông Nam Á để tiện vận chuyển và sử dụng. Tiền của
"Quỹ Ngoại tệ đặc biệt" được cất giữ nghiêm ngặt tại tầng hầm Ngân hàng Nhà nước
Trung ương, số 49 Lý Thái Tổ. Hà Nội, do B29 quản lý. Đến thời điểm hẹn trước, một


bộ phận đặc biệt chuyên trách vấn đề vận chuyển là đơn vị C100 thuộc Đoàn 559 cùng
B.29 tiến hành các thủ tục giấy tờ giao nhận, đóng thùng đặc chủng và chở đi.
Trong giai đoạn đầu, tiền đi vào Nam theo một con đường khá "sang trọng": Tiền
được đặt trong "vali ngoại giao", hoặc nếu nhiều thì đóng vào các thùng nghi trang như
đồ hộp xuất khẩu, đi theo tuyến hàng không Hà Nội - Phnom Penh hoặc Hà Nội Quảng Châu – Phnom. Đó là thời kỳ Campuchia của Sihanouk, một người rất có cảm
tình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Con đường
thường xuyên và gian khổ nhất của đại bộ phận USD vẫn là tuyến đường Trường Sơn,
bằng xe tải quân sự và đường biển trên những chuyến tàu không số, cất giấu dưới hầm
tàu hai đáy trên con đường lịch sử Hồ Chí Minh trên biển. Nhưng tổn thất, hy sinh xảy
ra ở khâu này không hề nhỏ. Giai đoạn 1972-1973 số tiền tổn thất do hoạt động bắn
phá của Mỹ là 3.794.090 USD. Theo đà của cuộc chiến, phương pháp đưa tiền trực
tiếp vào Nam đã dần dà bộc lộ yếu điểm. Lãnh đạo B29 quyết định chuyển sang
phương pháp mới – Chuyển ngân trực tiếp, sử dụng hệ thống ngân hàng quốc tế và của
Sài Gòn để viện trợ tiền cho chiến trường. Nhiều phương pháp được áp dụng, trong đó
có hợp tác với các tay buôn vàng lậu của miền Nam để rửa tiền USD và từ đó gửi vào
hệ thống ngân hàng Sài Gịn cho mật thám. Đối với các nguồn viện trợ quốc tế tại các
nước Âu - Mỹ, bằng rất nhiều loại bản tệ khác nhau như bảng Anh, Franc Pháp, Franc
Thụy Sĩ, Lire Ý, Couronne Đan Mạch... thì việc “chế biến" ra tiền mặt USD được giao
cho đại diện Vietcombank Paris tiến hành ngay tại Pháp và Thụy Sĩ, rồi bằng "giao
thông ngoại giao" đưa qua đường Moskva về Hà Nội.
III. KẾT QUẢ VÀ NGHĨA CỦA CÁC CON ĐƯỜNG CHI VIỆN ĐỐI VỚI

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC:
3.1.Kết Quả
Đường bộ: Suốt 16 năm (1959-1975), đường Trường Sơn luôn luôn trở thành
trọng điểm ngăn chặn quyết liệt của địch. Trường Sơn là chiến trường thực nghiệm
chiến lược “Chiến tranh ngăn chặn”, “Chiến tranh bóp nghẹt” bằng các thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt và các loại vũ khí, thiết bị tối tân, hiện đại của nền khoa học công nghệ
của đế quốc Mỹ. Núi rừng Trường Sơn luôn luôn rung chuyển, bị cày đi xới lại bởi
hơn 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của địch trút xuống, gây nhiều tổn thất về
người, phương tiện vật chất và môi trường sinh thái trên tuyến đường Hồ Chí Minh.


×