Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NHỮNG KHÍA CẠNH QUỐC TẾ CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH TRIPS VÀ CÔNG ƯỚC BERNE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.94 KB, 16 trang )

NHỮNG KHÍA CẠNH QUỐC TẾ CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG
HIỆP ĐỊNH TRIPS VÀ CƠNG ƯỚC BERNE

Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.

Lê Mạnh Tường
Nguyễn Cảnh Dinh
Nguyễn Tiến Đạt
Giản Từ Linh

I. Giới thiệu chung về hiệp định TRIPs và công ước Berne
1.1. Những điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ do Việt Nam
ký kết hoặc tham gia
1.2. Cơng ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật
1.3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ TRIPs
II. So sánh những nội dung trong hiệp định TRIPs với những nội dung của
pháp luật Việt Nam
III. So sánh những nội dung trong công ước Berne với những nội dung của
pháp luật Việt Nam


I. Giới thiệu chung về hiệp định TRIPs và công ước Berne
1.1. Những điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ do Việt Nam
ký kết hoặc tham gia
Việt Nam hiện đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế quan trọng trong nhiều
lĩnh vực trong đó có các điều ước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Luật về ký kế, gia


nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 quy định việc áp dụng trực tiếp, toàn bộ
hay một phần các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Quốc hội quyết
định. Điều 5.3 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, trong trường hợp có quy định
khác nhau giữa luật pháp Việt Nam về quyền quyền SHTT và điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, quy định của điều ước quốc tế sẽ được áp dụng
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế bao gồm cả điều
ước quốc tế song phương và đa phương như:
 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu cơng nghiệp:
Ký tại Pari năm 1883, tính đến 22/06/1999 có 155 nước thành viên, Việt
Nam tham gia ngày 08/03/1949. Nội dung của công ước quy định một số
điều khoản bắt buộc các thành viên tuân thủ như tính độc lập của bằng độc
quyền sáng chế do nhiều nước cấp cho cùng một sáng chế , quyền được ghi
tên vào văn bằng bảo hộ của tác giả
 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật:
Việt Nam là thành viên thứ 156 của công ước này từ năm 2004. Cơng ước có
vai trị quan trọng trong quy định các thông lệ quốc tế cơ bản bảo hộ quyền
tác giả
 Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống lại sự sao
chép không được phép:












Theo công ước này, từ 2005, Việt Nam cam kết sẽ bảo hộ nhà sản xuất bản
ghi âm là công dân của các nước thành viên khác nhằm chống lại việc làm
bản sao và nhập khẩu bản sao mà không dduowvj sự đồng ý của nhà sản
xuất
Công ước Brussels 1974 về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền
qua vệ tinh:
Có hiệu lực với Việt Nam từ 12/01/2006, theo cơng ước này mỗi nước thành
viên phải tiến hành các biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc phân phối
khơng được phép trên hoặc từ lãnh thổ nước mình các tín hiệu mang chương
trình được truyền qua vệ tinh
Thỏa ước Mandrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu: Ký tại Madrid năm 1891,
Việt Nam tham gia 08/03/1949. Theo thỏa ước này, một công dân của một
nước là thành viên của thỏa ước muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nhiều
nước thành viên khác thì phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình tại cơ
quan Sở hữu cơng nghiệp quốc gia, thơng qua đó nộp đơn cho Văn phịng
quốc tế WIPO
Hiệp ước về hợp tác sáng chế (PCT): Ký tại Washinhton năm 1970, tính đến
22/06/1999 đã có 103 nước thành viên , Việt nam tham gia hiệp ước từ
10/03/1993. Theo hiệp ước này, một công dân của nước là thành viên của
hiệp ước có thể bảo hộ cho sáng chế của mình ở các nước thành viên khác
bằng việc nộp một đơn duy nhất tại cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia
nơi người nộp đơn cư trú hoặc là công dân
Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ: Có hiệu lực từ 1/1/1995, là hiệp định tổng thể nhất về lĩnh vực sở hữu trí
tuệ, có phạm vi ràng buộc tất cả các thành viên của WTO

1.2. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật
Công ước Berne đặt ra các chuẩn mực tối thiểu đối với việc bảo hộ quyền tác giả
và thời hạn bảo hộ. Vì Cơng ước Berne u cầu các thành viên của công ước phải

đảm bảo rằng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật tại nước mình phù hợp với
các quy định của cơng ước, do vậy ở một mức độ nào đó Cơng ước Berne đã tạo ra
sự thống nhất trong việc bảo hộ quyền tác giả ở các quốc gia thành viên của Công
ước. Có thể kể ra đây một số quy định chính của Công ước Berne như :


• Các tác phẩm đã được bảo hộ ở một quốc gia thành viên sẽ nhận được sự
bảo hộ tại tại các quốc gia thành viên khác tương ứng với sự bảo hộ mà nước
đó dành cho cơng dân của mình.
• Sự bảo hộ dành cho tất cả các tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, khoa
học, nghệ thuật cho dù nó được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào
• Việc hưởng và thực hiện các quyền đối với tác phẩm văn học, khoa học và
nghệ thuật không phải thơng qua bất kỳ hình thức đăng ký hoặc một hình
thức tương tự và “khơng phụ thuộc vào việc quốc gia gốc có bảo hộ đối với
các tác phẩm này hay khơng’;
• Việc bảo hộ theo cơng ước này được áp dụng trong suốt cuộc đời tác giả và
50 năm sau khi tác giả chết . Tuy nhiên, Điều 7 cũng cho phép bảo hộ trong
thời hạn ngắn hơn trong những trường hợp cụ thể. Đối với các tác phẩm
nhiếp ảnh và các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là
25 năm kể từ ngày tác phẩm được tạo ra.
Các nguyên tắc điều chỉnh lợi ích của các quốc gia thành viên:
• Ngun tắc đối xử quốc gia, là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành
viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên
khác tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Sự bảo
hộ đó khơng kém thuận lợi, không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân
thuộc quốc gia mình. Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với
công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên.
• Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên, là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ
thủ tục hình thức nào như là thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận, việc nộp
lưu chiểu, hoặc các thủ tục tương tự khác.

• Nguyên tắc độc lập bảo hộ, nguyên tắc này nêu yêu cầu cho các quốc gia
thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân được hưởng và thực
thi các quyền được cấp theo Cơng ước là độc lập với những gì được hưởng
tại nước xuất xứ của tác phẩm.
Ba nguyên tắc này phải được thực hiện tại tất cả các quốc gia thành viên, nhằm
đảm bảo lợi ích chính đáng cho cơng dân và pháp nhân có tác phẩm được bảo hộ.
Đó cũng là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các nước thành viên
Cơng ước.


Tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu tại các quốc gia thành viên:
Bảo hộ tối thiểu là chuẩn mực chung, áp dụng tại mọi quốc gia thành viên, được
thể hiện tại các quy định của công ước, đặc biệt là quy định về các quyền của tác
giả và thời hạn bảo hộ.
Đối với tác phẩm, công ước dành sự bảo hộ cho tất cả các ý tưởng về sản phẩm
trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được định hình dưới dạng vật
chất nhất định đã hoặc sẽ có trong tương lai, khơng phân biệt hình thức và cách
thức thể hiện, không lệ thuộc bởi bất kỳ thủ tục hình thức nào như là việc đăng
ký, nộp lưu chiểu. Quy định này bắt nguồn từ triết lý “quyền tự động phát sinh”,
nguyên tắc bảo hộ đương nhiên. Các liệt kê tại Điều 2 Công ước bao gồm nhiều
loại hình tác phẩm cụ thể được bảo hộ. Theo yêu cầu mới của việc bảo hộ từ các
nước đang phát triển, loại hình văn học, nghệ thuật dân gian đã được bổ sung tại
Hội nghị Stockholm năm 1967. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, Hiệp
định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ
năm 1994 đã bổ sung chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu vào loại hình tác
phẩm được bảo hộ (Điều 10); việc loại trừ các loại hình khơng được bảo hộ cũng
được quy định cụ thể để các quốc gia thành viên áp dụng. Như vậy, cùng với sự
phát triển của nhân loại, tác phẩm được bảo hộ ln được bổ sung để có thể thực
hiện bảo hộ trên toàn cầu các sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học.
Về quyền được bảo hộ

Công ước quy định các quyền độc quyền của tác giả bao gồm quyền sao chép,
quyền phân phối, quyền dịch, quyền phóng tác, quyền biểu diễn cơng cộng, quyền
kể lại trước cơng chúng, quyền phát sóng, quyền truyền thơng tới công chúng,
quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật gốc. Khi xuất hiện các hiệp ước về Internet
(WCT, WPPT), khái niệm sao chép kỹ thuật số, các quyền truyền kỹ thuật số, biện
pháp công nghệ và thông tin quản lý quyền ra đời để có thể bảo vệ được quyền tác
giả trong thời đại kỹ thuật số. Các quyền độc quyền trên là quyền kinh tế của tác
giả, do tác giả trực tiếp thực hiện hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân khác thực
hiện. Việc khai thác các quyền này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho tác giả để tái
đầu tư cho sáng tạo mới. Nguồn lợi thu được từ các tác phẩm là động lực thúc đẩy
lao động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân, để có nhiều giá trị văn học, nghệ
thuật và khoa học đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội loài người.
Đồng thời với quyền độc quyền, Cơng ước cịn đưa ra quy định về giới hạn và
ngoại lệ. Tuy nhiên nó phải đáp ứng điều kiện ba bước thử. Có nghĩa các giới hạn
và ngoại lệ chỉ mở rộng tới các trường hợp đặc biệt, không ảnh hưởng tới việc
khai thác bình thường tác phẩm, khơng gây thiệt thòi về quyền lợi hợp pháp của
tác giả. Các quyền tinh thần được đề cập trong Công ước là các quyền đứng tên
tác giả trên tác phẩm, phản đối bất kỳ sự cắt xén, bóp méo, sửa đổi hoặc bất kỳ


hành vi xúc phạm khác liên quan tới tác phẩm, có thể làm phương hại đến danh
dự và uy tín của tác giả.
Thời hạn bảo hộ
Cũng là vấn đề thuộc yêu cầu bảo hộ tối thiểu đã được quy định tại Cơng ước
Berne. Có hai ngun tắc tính thời hạn bảo hộ được áp dụng. Nguyên tắc tính thời
hạn bảo hộ theo đời người, được quy định là khoảng thời gian suốt cuộc đời tác
giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ dựa vào
thời điểm công bố được quy định là khoảng thời gian 50 năm đối với tác phẩm
điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo, nếu chưa công bố. Đối với tác
phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 20 năm kể từ khi

tác phẩm được sáng tạo. Quy định này là yêu cầu bảo hộ tối thiểu, tuỳ theo từng
quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ dài hơn như Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, Singapore, v.v...
Ưu đãi dành cho quốc gia thành viên là những nước đang phát triển:
Những Điều khoản đặc biệt dành cho các quốc gia đang phát triển được quy định
tại Phụ lục Công ước Berne về ưu đãi, miễn trừ. Lợi ích này là thoả thuận của các
nước phát triển, để các quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận việc dịch và xuất
bản (làm các bản sao) đối với một số loại hình tác phẩm. Giấy phép không độc
quyền và bất khả nhượng sẽ do cơ quan có thẩm quyền cấp với thời hạn thơng
thường là 5 năm tính từ lần xuất bản đầu tiên tác phẩm; là 3 năm đối với tác phẩm
khoa học tự nhiên, kể cả tốn học và cơng nghệ; là 7 năm đối với tác phẩm khoa
học và viễn tưởng, thơ ca, kịch, âm nhạc và tác phẩm nghệ thuật. Đây là lợi ích
được ưu đãi, nhưng nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện sử dụng, thủ tục và quy
trình bắt buộc cũng như hình thành trung tâm thông tin quốc gia để quản lý vấn đề
này phải được thực hiện nghiêm túc tại các quốc gia đang phát triển có nhu cầu
hưởng ưu đãi.
Cơng ước Berne là công ước quốc tế về bản quyền lâu đời nhất. Nó tạo nên yếu tố
nền tảng và tương tác với các công ước và hiệp ước khác đặc biệt là Hiệp định
TRIPS, Cơng ước quyền tác giả tồn cầu (UCC), các hiệp ước về Internet (WCT,
WPPT). Vì vậy, việc tiếp cận với Công ước Berne và các công ước, hiệp ước quốc
tế khác về bản quyền để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt
động thực thi, khai thác các lợi ích bản quyền trên phạm vi toàn cầu là yêu cầu tất
yếu của quá trình hội nhập. Việt Nam có tìm thấy lợi ích hài hồ đặt ra tại Cơng
ước Berne và các cơng ước, hiệp ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên
quan trong quá trình thực thi, hội nhập hay khơng, điều đó tuỳ thuộc nhiều ở sự nỗ
lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức phi chính phủ liên quan,
đặc biệt là các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm.


1.3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí

tuệ TRIPs
Một trong những hiệp định hồn thiện về sở hữu trí tuệ là Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ -TRIPS, một trong 18 hiệp định mang
tính bắt buộc đối với các thành viên của WTO. Hiệp định TRIPs bao gồm các điều
khoản về quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, tên gọi xuất xứ hàng hố,
kiểu dáng cơng nghiệp, sáng chế, thiết kế mạch tích hợp. Về bản chất, đó là một
tập hợp các công ước mà từ trước đến nay WIPO vẫn đang giám sát, bao gồm
Công ước Berne, Công ước Rome, Công ước Paris và Công ước Budapest về
giống cây trồng (UPOV). Cũng như các điều ước khác về thương mại, hiệp định
TRIPs dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (national
treatment) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (most favoured nations- MFN)
Nguyên tắc đãi ngộ như công dân quy định các thành viên không được đối xử
công dân của quốc gia thành viên khác kém thuận lợi hơn cơng dân của chính
nước mình, trừ một số trường hợp ngoại lệ được cho phép.
Nguyên tắc MFN quy định mọi thuận lợi, ưu đãi, miễn trừ dành cho công dân của
một nước thành viên nào sẽ lập tức phải được giành cho công dân của tất cả các
thành viên khác. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng trong trường hợp các
nước thành viên có tham gia các thoả thuận đa phương (Ví dụ Việt Nam tham gia
thoả ước thành lập khối mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, hay Anh tham gia Liên
minh Châu Âu). Hiệp định quy định chi tiết các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu và các
quyền tối thiểu đối với bản quyền tác giả đặc biệt là chương trình máy tính, nhãn
hiệu, sáng chế, thiết kế vi mạch, bí mật thương mại, và phương pháp thực thi
quyền sở hữu trí tuệ
Các điều khoản chính của TRIPs có thể phân chia thành 5 nhóm: tiêu chuẩn; thực
thi; giải quyết tranh chấp; các quy định và nguyên tắc chung và cuối cùng là
những thoả thuận chuyển đổi.
 Tiêu chuẩn: Trong nhóm này, TRIPs đưa ra những tiêu chuẩn bảo hộ tối
thiểu do các nước thành viên áp dụng đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ
cơ bản: sáng chế; kiểu dáng cơng nghiệp; nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; giống
cây trồng; bản quyền và các quyền liên quan; bí mật kinh doanh; thiết kế bố

trí mạch tích hợp.
 Hiệu lực: Trong nhóm này, TRIPs đưa ra các thủ tục và chế tài đối với việc
thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Lần đầu tiên, trong các điều ước quốc tế về
quyền sở hữu trí tuệ, điều khoản chi tiết về thủ tục dân sự và hành chính,
các chế tài, biện pháp đặc biệt liên quan đến phạm vi biên giới và vấn đề tội
phạm được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Các điều khoản này


xác định thủ tục pháp lý, hình phạt tối thiểu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
tại các cơ quan pháp luật, tồ án hành chính...
 Giải quyết tranh chấp: TRIPs cũng quy định các về việc giải quyết tranh
chấp giữa các thành viên WTO về việc tuân thủ nghĩa vụ theo hiệp định.
Vấn đề này được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp chung của
WTO.
 Những quy định và nguyên tắc chung: TRIPs ghi nhận những nguyên tắc
cơ sở trong quan hệ quốc tế như: không phân biệt đối xử giữa chủ sở hữu
tài sản trí tuệ trong nước với nước ngoài (đối xử quốc gia) và giữa những
người nước ngoài với nhau (tối huệ quốc). Hiệp định cho phép các nước tự
do quyết định chính sách “nhập khẩu song song” đối với các hàng hoá nhập
khẩu mà người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ đưa ra ở thị trường khác một
cách hợp pháp.
 Thoả thuận chuyển đổi: Các nghĩa vụ ghi trong hiệp định áp dụng một
cách công bằng cho tất cả các thành viên, trong đó ưu tiên các nước đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thì thời gian bắt đầu áp dụng muộn
hơn. Riêng sản phẩm dược được kéo dài cho các nước kém phát triển đến
năm 2016.
Theo quy định của TRIPs, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành 2 bộ phận: quyền
sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Có 4 đối tượng sở hữu trí tuệ cơ bản, bao
gồm:
-Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho tác giả sáng chế nhằm ngăn chặn người

khác sử dụng, mua bán hoặc sản xuất trái phép theo sáng chế được bảo hộ trong
một thời hạn nhất định, trên một lãnh thổ cụ thể. Thời hạn bảo hộ tối thiểu mà
TRIPS yêu cầu là 20 năm kể từ ngày đăng ký.
-Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền về mẫu mã, mỹ thuật, hình
dáng bên ngồi của sản phẩm. Hiệp định TRIPs yêu cầu thời gian bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp tối thiểu là 10 năm.
-Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhằm bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng
hoá, nhãn hiệu dịch vụ của một tổ chức, cá nhân kinh doanh. Văn bằng bảo hộ chỉ
dẫn địa lý nhằm bảo hộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm gắn với các đặc trưng
chất lượng riêng có của sản phẩm đó nhằm tránh cho người tiêu dùng khỏi nhầm
lẫn về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm.
-Văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn
học, khoa học bảo hộ quyền thể hiện tác phẩm đó trong một thời gian, thường là
khi tác giả còn sống cộng với 50 năm sau khi qua đời.


Theo yêu cầu của TRIPs, các chương trình phần mềm máy tính phải được bảo hộ
bản quyền. Vì các chương trình phần mềm máy tính có thể sử dụng với mục đích
thương mại, nên một số nước có thể cho phép đăng ký phần mềm máy tính dưới
hình thức sáng chế.
Bí mật thương mại cũng là một đối tượng phải được bảo hộ theo yêu cầu của
TRIPs. Việc bảo hộ bí mật thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với
những thơng tin mang tính bí mật, có khả năng ảnh hưởng đến sự tồn vong của
doanh nghiệp.

II. So sánh những nội dung trong hiệp định TRIPs với những nội dung của
pháp luật Việt Nam
Vì là hiệp định chung nên trips quy định về các nghĩa vụ với các thành viên tham
gia. Nói chung là việc bảo hộ quy định tại Trips nhẹ hơn so với luật VN. Tham gia
TRIPs phải tuân theo một số hiệp định, công ước khác (Khoản 3 điều 1 TRIPs)

Các Thành viên phải chấp nhận cách đối xử được quy định trong Hiệp định này đối
với các công dân của các thành viên khác. Đối với từng loại quyền sở hữu trí tuệ
tương ứng, các công dân của các Thành viên khác được hiểu là những thể nhân và
pháp nhân nào đáp ứng các điều kiện để nhận được sự bảo hộ quy định trong Công
ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Cơng ước Rome, Hiệp ước về sở hữu trí
tuệ đối với mạch tích hợp, như thể tất cả các Thành viên của WTO đều là Thành
viên của các Công ước, Hiệp ước đó. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng khả năng quy
định trong khoản 3 Điều 5 hoặc khoản 2 Điều 6 Công ước Rome đều phải thông
báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên cho Hội đồng về những vấn đề liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ("Hội đồng TRIPS").
Một số điểm so sánh:
 Trips quy định những vấn đề chung nhất và khơng có tính ràng buộc cao.
VD: Kiểu dáng CN quy định thời hạn bảo hộ từ với mốc 10 năm và tối đa là 15
năm để cho các thành viên có thể lựa chọn
 Các khái niệm trong TRIPs được quy định một cách chung nhất. Hầu như là
chỉ nêu tên ra còn việc khái niệm quy định cụ thể để tự thành viên lựa chọn


 Các quyền trong Trips cung quy định rất ít (ko rõ ràng) chủ yếu là được là gì
và khơng được làm gì. VN quy định quyền nhân thân tài sản rất rõ ràng
 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả giữa pháp luật Việt Nam và các công ước
quốc tế. Trước hết, TRIPs quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu, còn pháp luật
Việt Nam quy định thời hạn cụ thể và bất biến
 TRIPs quy định thời hạn bảo hộ dựa vào đối tượng bảo hộ, trong khi đó,
pháp luật Việt Nam lại quy định thời hạn bảo hộ dựa vào quyền được bảo hộ
là loại quyền nào
 Việt Nam quy định hai loại thời hạn bảo hộ quyền tác giả: vơ thời hạn và có
thời hạn, trong khi về nguyên tắc, các công ước quốc tế chỉ quy định bảo hộ
có thời hạn
Trong phần quyền tác giả, thời hạn bảo hộ của Trips quy định chung là 50 năm tại

điều 12 và Trips không quy định rõ bảo hộ những quyền cụ thể. Trong khi luật VN
quy định rõ về quyền nhân thân và tài sản bảo hộ từ 50 năm tới vô hạn tại điều 27
Luật SHTT. TRIPs khơng quy định chi tiết (chính xác là không quy định) về các
nội dung cụ thể của quyền tác giả như chủ sở hữu, nội dung bảo hộ, chuyển giao
quyền tác giả
Trong phần nhãn hiệu hàng hóa ,TRIPs quy định về thời hạn bảo hộ ko dưới 7
năm, Việt Nam là 10 năm
Trong phần chỉ dẫn địa lý chỉ quy định khái niệm chỉ dẫn địa lý và mốt số trường
hợp ngoại lệ. Không quy định cụ thể về điều kiện để mang chỉ dẫn địa lý như ở
Điều 80, 81 LSHTT VN
Kiểu dáng công nghiệp bảo hộ 10 năm, Việt Nam cao nhất là 15 năm. Trips khơng
quy định các điều kiện cụ thể về tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng. Chỉ nêu
khá khái quát tại điều 25
Sáng chế: Về cơ bản nội dung quy định khơng có gì khác nhau, chủ yếu ở cách
diễn đạt trong luật Việt Nam có phần cụ thể hơn
Thiết kế bố trí: Quy định Theo hiệp ước IPIC (dẫn chiếu qua 1 hiệp ước khác) Việt
Nam quy định cụ thể hơn tại điều 68.
Thơng tin bí mật (Bí mật kinh doanh): Giống nhau


Về việc thực thi quyền SHTT
Hiệp định TRIPs: quy định tại phần 3 trong Hiệp định
Các thủ tục thực thi quyền nêu tại phần này phải được quy định trong luật quốc gia
của các thành viên để tạo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm
phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong Hiệp định này, trong đó có
những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và
những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp
diễn. Các thủ tục đó phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các hàng
rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo
đảm cho các thủ tục đó khơng bị lạm dụng.

Bao gồm:
• Các thủ tục và các biện pháp chế tài dân sự và hành chính
• Các biện pháp tạm thời
• Các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm sốt biên giới
• Các thủ tục hình sự
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam:
Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được tiến hành dưới 3 hình thức:
dân sự, xử lí vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Được quy định
trong phần 5 luật SHTT Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT.
Bao gồm:





Các quy định chung về quyền SHTT
Xử lí xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự
Xử lí xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính, hình sự
Kiểm sốt hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT

Trong luật SHTT Việt Nam có quy định cụ thể chi tiết cho việc xử lí xâm phạm
quyền SHTT, đưa ra các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính để giải quyết các
trường hợp xâm phạm trên.
Các điều khoản chuyển tiếp:
Hiệp định TRIPs: quy định tại phần 6 của hiệp định.


Chủ yếu đưa ra các điều khoản chung cho các nước là thành viên là nước đang phát
triển, các nước đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường tự do, các nước kém phát triển… về việc thi hành các

quy định trong hiệp định này
Luật SHTT Việt Nam:
Quy định về:
• Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ trước và sau khi luật này có
hiệu lực
• Bí mật kinh doanh và tên kinh doanh thương mại đã tồn tại và được bảo hộ
theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP tiếp tục bảo hộ theo quy định của luật ày
• Hiệu lực của chỉ dẫn địa lí được bảo hộ theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP
chỉ được bảo hộ sau khi đã đăng kí theo quy định của bộ luật này.
III. So sánh công ước Berne và pháp luật Việt Nam
1. Những điểm tương đồng
Luật SHTT của Việt Nam ra đời năm 2005 và được sửa đổi bổ sung năm
2009, là văn bản luật chuyên ngành quy định cụ thể chi tiết về quyền tác giả bên
cạnh BLDS 2005, đây là thời điểm sau khi Việt Nam đã gia nhập công ước Berne
(2004). Do đó các quy định của Luật có sự phù hợp và tương đồng đối với những
quy định của Berne xét trên nhiều khía cạnh.
 Về đối tượng bảo hộ
Trong Công ước Berne, thuật ngữ “các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao
gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, bất kỳ
được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào (Điều 2). Điều 2 cũng liệt
kê một số tác phẩm được bảo hộ như: sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài
giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch
hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay khơng
lời, các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương
tự với điện ảnh, các tác phẩm đồ hoạ, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in
thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật
tương tự nhiếp ảnh; các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh hoạ, địa đồ, đồ án,


bản phác hoạ và các tác phẩm tạo hình liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay

khoa học.
Đối với các quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào điều 14 Luật shtt,
chúng ta thấy có sự phù hợp về đối tượng được bảo hộ so với công ước Berne.

 Về tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định của Công ước Berne, sự bảo hộ bao gồm mọi tác phẩm thuộc
lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được định hình dưới một dạng vật chất
nhất định, khơng phân biệt hình thức và cách thức thể hiện. So với Công ước
Berne, các đối tượng được bảo hộ trong pháp luật Việt Nam ( điều 737 BLDS)
cũng khơng có sự phân biệt về hình thức ngôn ngữ và chất lượng.
 Về thời điểm phát sinh quyền tác giả
Theo nguyên tắc bảo hộ đương nhiên của Công ước Berne, quyền tác giả
phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định
khơng lệ thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào như đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc
các thủ tục tương tự. Tương tự như Công ước Berne, Điều 739 BLDS 2005 quy
định “Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo dưới một hình
thức vật chất nhất định”.
 Về giới hạn quyền tác giả
Theo Điều 10 và Điều 10 bis của Công ước Berne, tác phẩm được sử dụng
tự do trong một số trường hợp như: trích dẫn để minh hoạ cho giảng dạy, in lại trên
báo chí, phát lại trên đài truyền thanh hay phương tiện thơng tin đại chúng những
bài báo có tính chất thời sự về kinh tế, chính trị hay tôn giáo đã đăng tải trên các
tập san hay các tác phẩm truyền thanh.Tuy nhiên, trong các trường hợp này quyền
tác giả vẫn được bảo vệ, vì người sử dụng phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên
tác giả. Sự trích dẫn phải phù hợp với những thơng lệ chính đáng và trong mức độ
phù hợp với mục đích.


Phù hợp với quy định pháp luật quốc tế, điều 25 của Luật SHTT cũng quy
định giới hạn của quyền tác giả. Theo đó, cá nhân hay tổ chức được sử dụng tác

phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, nếu tác phẩm không bị cấm sao
chụp và việc sử dụng đó khơng nhằm mục đích kinh doanh và khơng làm ảnh
hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi
khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp này, người sử dụng
không phải xin phải và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác
phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm. Điều 25 quy
định cụ thể những hình thức sử dụng tác phẩm mà khơng phải xin phép và không
phải trả thù lao. “Như vậy, pháp luật quyền tác giả của Việt Nam đã có sự thống
nhất trong quy định giới hạn quyền tác giả so với pháp luật quốc tế. Điều này
khẳng định quyền tác giả là bất khả xâm phạm; mặt khác tác phẩm là một tài sản
của nhân loại nên rất cần có những giới hạn này để tạo điều kiện cho công chúng
được tiếp cận tri thức thời đại.
 Về thực thi quyền tác giả
Những quy định về thực thi quyền tác giả của pháp luật Việt Nam cơ bản
phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về quyền tác giả. Để đảm bảo thực
thi quyền sở hữu trí tuệ, có thể áp dụng ba loại thủ tục là dân sự, hành chính và
hình sự. Các biện pháp cụ thể được áp dụng bao gồm: biện pháp khẩn cấp tạm thời,
bồi thường thiệt hại, tiêu huỷ tang vật, kiểm sốt hàng giả tại biên giới, phạt tiền và
cả hình phạt tù ( BLDS 2005, BLHS 1999, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
năm 2002; Điều 13(3), Điều 15, Điều 16, Điều 17 – Công ước Berne).

2. Những điểm khác biệt
 Phạm vi áp dụng
Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất của Công ước và Pháp luật Việt Nam đó là
phạm vi áp dụng. Cơng ước Berne có phạm vi áp dụng rộng lớn hơn, đối với tất cả
những quốc gia là thành viên của nó, ngược lại pháp luật Việt Nam về shtt chỉ được
áp dụng hầu hết trong lãnh thổ của VN.
 Quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.



Công ước Berne quy định hai loại quyền tác giả là quyền tinh thần và quyền
kinh tế. Quyền tinh thần gồm: quyền đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền phản
đối bất kỳ sự cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi tác phẩm, hoặc các hành vi xúc phạm
khác liên quan đến tác phẩm mà có thể phương hại đến danh dự và uy tín của tác
giả (Điều 6bis). Quyền kinh tế bao gồm một số quyền sau đây: quyền dịch thuật,
quyền thực hiện phóng tác và chuyển thể tác phẩm; quyền trình diễn cơng cộng tác
phẩm kịch, nhạc kịch, âm nhạc, quyền trần thuật công cộng tác phẩm văn học,
quyền truyền thơng cơng cộng trình diễn các tác phẩm; quyền phát sóng; quyền
làm bản sao; quyền cho sử dụng tác phẩm.
Pháp luật Việt Nam quy định quyền tác giả gồm có 2 quyền là quyền nhân
thân và quyền tài sản. Cụ thể, quyền nhân thân bao gồm: quyền đặt tên cho tác
phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm; quyền công bố, phổ biến tác phẩm; quyền cho người khác sử dụng
tác phẩm. Các quyền tài sản bao gồm: sao chép tác phẩm; cho phép tác phẩm tái
sinh; phấn phối nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến
công chúng, cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính.
Rõ ràng, quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của pháp luật
Việt Nam tường đối phức tạp và khác biệt với quy định của Công ước Berne. Sự
khác biệt không phải chỉ là cách dùng thuật ngữ: quyền tinh thần, quyền kinh tế
trong Công ước Berne và quyền nhân thần, quyền tài sản trong Bộ luật dân sự mà
còn là sự khác biệt ở nội hàm của các thuật ngữ. Thuật ngữ quyền tinh thần không
đồng nhất với quyền nhân thân, quyền kinh tế không đồng nhất với quyền tài sản.
 Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Theo Công ước Berne, thời hạn bảo hộ quyền tác giả tối thiểu là suốt cuộc
đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (Điều 7). Đối với các tác phẩm khuyết
danh, tác phẩm điện ảnh thì thời hạn này là 50 năm, cịn đối với tác phẩm nhiếp
ảnh thì thời hạn bảo hộ là 25 năm. Công ước Berne cũng quy định việc tiếp tục bảo
vệ quyền tinh thần sau khi tác giả chết, ít nhất cho đến khi quyền kinh tế còn trong
thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp vào thời điểm gia nhập công ước, pháp luật một số
nước thành viên nào đó khơng quy định về bảo vệ quyền tinh thần sau khi tác giả

chết (Điều 6bis).


Pháp luật Việt Nam quy định các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn,
một số quyền nhân thân và quyền tài sản lại được bảo hộ có thời hạn cụ thể căn cứ
theo quy định của pháp luật. Như vậy, có một số điểm khác biệt trong quy định về
thời hạn bảo hộ quyền tác giả giữa pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, Công
ước Berne quy định thời hạn bảo hộ dựa vào đối tượng bảo hộ, trong khi đó, pháp
luật Việt Nam lại quy định thời hạn bảo hộ dựa vào quyền được bảo hộ là loại
quyền nào. Điểm khác tiếp theo là, pháp luật Việt Nam quy định hai loại thời hạn
bảo hộ quyền tác giả: vơ thời hạn và có thời hạn, trong khi về nguyên tắc, các công
ước quốc tế chỉ quy định bảo hộ có thời hạn.



×