Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Nợ nhà: Coi vậy mà không phải vậy! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.32 KB, 2 trang )

Nợ Nhà: Coi Vậy Mà Không
Phải Vậy!


Dean Nguyen. Mortgage Planner
(919) 796-1550

Nợ nước, nợ nhà, nợ xe, nợ tivi tủ lạnh, nợ trường, nợ credit cards, Thật chưa
bao giờ con người ta có thể mang nợ nhiều đến thế, ở một nơi văn minh và giàu có
nhất thế giới như nước Mỹ hiện nay.

Chẳng có ai hãnh diện khi đi khoe với bạn bè là mình đang nợ nhiều, nợ như chúa chổm cả.
Nhất là người Việt tỵ nạn, có thể
tự hào là bỏ nước ra đi đến xứ Mỹ chỉ độc một bộ quần áo
dính da, nhưng nợ thì dức khoát là không. Mua nhà thì cố gắng góp nhặt trả dứt càng sớm
càng tốt, hoặc mua xe trả bằng tiền mặt là chuyện bình thường. Người Việt không thích nợ! Ở
bên nhà nếu chẳng may phải mang nợ thì chiều 30 tết cũng ráng chạy tiền để trả nợ cho
xong, không muốn mang nợ sang năm m
ới. Nợ như một cái gì đó xấu xa, xúi quẩy. Nợ đi đôi
với nghèo. Nghèo mới phải mang nợ và nhất định là người Việt chúng ta ở xứ người, không
muốn bị nghèo, và có nghĩa là chúng ta không muốn mang nợ.

Người Việt gặp nhau thường khoe với nhau là "nhà tôi trả gần xong"; "cháu nó mua nhà cho
vợ chồng tôi và đã trả off xong hết rồi"; hoặc "hai căn nhà của tôi đã trả xong cả, không việc
gì phải lo",

Thế
nhưng cộng đồng Việt Nam ở Mỹ sau gần 30 năm, cũng phải nhận thức rằng người có
người tốt người xấu, thời tiết có ngày nắng ngày mưa, kinh tế có lên có xuống, thì nợ cũng có
nợ xấu nợ tốt, nôm na là NỢ LÀNH, NỢ ÁC.


Tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới
trong nhiều năm gần đây "Rich Dad, Poor Dad", ông Robert
Kiyosaki có chia đại loại ra làm hai loạ
i nợ:

1.
Nợ ác: là các loại nợ mà chúng ta cứ phải trả tiền góp hàng
tháng, vào một món hàng mà tự nó, không tăng giá trị theo
thời gian, hoặc không sinh ra lợi nhuận về lâu về dài. Điển hình
như là nợ xe. Xe mới lái ra khỏi bãi muốn bán lại ngay cũng đã
bị mất giá rồi. Ba bốn năm sau tiền vốn tiền lời, lãi mẹ lãi con
đều trả đủ, thế nhưng xe thì càng ngày càng mất giá. Tương tự
với nợ Credit Cards, dùng để mua áo quầ
n, bàn tủ, tivi và các
vật dụng khác.

2.
Nợ lành: là nợ mà qua đó, các vật dụng ta trao đổi có giá
trị tăng theo thời gian, hoặc đôi khi lại sản sinh ra lợi nhuận đều đặn như gà đẻ trứng vàng.
Nói tóm lại, nợ lành là nợ đẻ ra tiền. Đương cử là nợ để mua nhà.

Nếu "nợ đẻ ra tiền" thì như vậy có phải nên vay nợ càng nhiều càng tốt?

Đúng vậy! Donald Trump là một ví dụ điển hình, và hàng ngàn người đầu tư vào địa ốc khắp
nơi trên đất Mỹ. Nói nôm na là họ tận dụng cái tuyệt kế mà cha ông ta thường nói: “Mượn
đầu heo nấu cháo” hoặc “Mượn cháo nấu đầu heo”. Tóm lại là phải VAY MƯỢN để mang lợi
cho mình (tiếng Mỹ thường dùng là LEVERAGING, tạm dịch là “thế đòn bẩy”).

Trong cuốn "Ordinary People, Extraordinary Wealth" (tạm dịch" Những Người Bình Thường Với
Tài S

ản Phi Thường"), tác giả Ric Edelman có nghiên cứu và phỏng vấn nhiều nhà triệu phú
tại Hoa Kỳ, và công bố một số bí quyết thành công của họ. Và đây là bí quyết số 1: "Những
người thành công về tài chánh là những người luôn có khuynh hướng vay tiền mua nhà, vay
càng nhiều càng tốt, trả càng lâu càng có lợi và không bao giờ trả dứt nợ nhà, mặc dầu họ có
dư khả năng để trả".

Nếu vậy thì nợ nhà không có gì phải xấu hổ
, nếu bạn biết một vài
nguyên tắc về tài chánh để gầy dựng tương lai cho bản thân và
gia đình. Điều muốn nói ở đây là bạn nên có một kế hoạch cho
chính mình.

Mọi người đều than phiền và chê lãi suất cho qũy tiết kiệm của
ngân hàng là quá thấp, đôi khi còn dưới cả mức lạm phát mỗi
năm. Thế nhưng nhiều người khi mua nhà lại muốn trả trước
(down payment) nhiề
u đến 20%, hoặc thậm chí cả 40%, và mỗi
tháng trả thêm để mong dứt nợ

Họ không biết là số tiền Equity mà họ đang gầy dựng, chẳng khác
nào gửi tiền tiết kiệm với lãi suất Zero % - không khác nào tiền
chôn dưới gối hay nói nôm na là "tiền chết".

Điều đáng tiếc là nhiều người hy vọng trả nhanh để lỡ không may
thất nghiệp thì không phải lo toan tiền nhà và có một số vốn để

làm ăn, nhưng thực tế lại là chuyện khác. Người thất nghiệp
thường không đủ tiêu chuẩn để đổi nợ (refinancing), và có nhiều
trường hợp bị mất nhà vì không đủ khả năng trả tiền nhà hàng
tháng, và hàng núi những rắc rối bất lợi khác, chỉ vì không hiểu

biết tường tận, vì suy nghĩ theo cảm tính.

Đất lành thì chim đậu. Nợ lành thì mượn càng nhiều càng có lợi, chẳng thiệt
vào đâu, nếu biết tận dụng và có kế hoạch.

×