Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu MIANMA - Đất nước Chùa vàng trên đường phát triển pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.14 KB, 3 trang )

MIANMA - Đất nước Chùa vàng trên đường phát triển
Là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam á, Mianma có diện tích
677.000 km2, dân số gần 44 triệu người, gồm 135 dân tộc, đông
nhất là người Bơ-ma, chiếm 68% dân số. Khoảng 85% dân số
Mianma là các tín đồ Phật giáo, ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa
giáo, ấn giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Nho giáo Tiếng Miến là ngôn
ngữ chính thức của Mianma. Ngôn ngữ tiếng Miến thường thay
đổi theo vùng. ở một số bang như Arakan (miền Đông), Tavoy,
Mertgui (miền Nam), thổ ngữ được sử dụng ở đây là những ngôn ngữ của tiếng
Miến cổ. Ngoài ra, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và trong
các văn kiện chính thức.
Thủ đô Y-an-gun có dân số trên 4 triệu người với mật độ 390
người/km2, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch
và giao thông của cả nước, với nhiều thắng cảnh nổi tiếng
như Chùa Vàng, Động Ma-ha-pa-xa-na, Viện Bảo tàng nghệ thuật
Phật giáo, Vườn thú quốc gia, Công viên động vật hoang dã
v.v
Từ năm 1992 đến nay, Mianma đã thực hiện nhiều cải cách
trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, chú trọng nâng cao vai
trò của mình trên thế giới, đặc biệt là việc Mianma gia nhập
Tổ chức asean vào tháng 7 năm 1997, cải thiện đáng kể vị thế
của nước này trong khu vực và trên trường quốc tế, mở đường
cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mianma. Trong những năm
gần đây, GDP của Mianma tăng trung bình 5-6%/năm, đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Mianma liên tục tăng. Cho đến nay,
đã có 25 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Mianma với 374 dự
án và tổng số vốn 7,4 tỷ USD. Ngành khai thác dầu mỏ, khí
đốt Mianma là ngành thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất,
có cả các hãng dầu khí lớn của Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan,
Canađa
Về nông nghiệp, Mianma là quốc gia có nền nông nghiệp với


hơn 70% dân số sống ở nông thôn và trên 2/3 dân số sống bằng
nghề nông. Những vùng trồng lúa gạo chính là đồng bằng châu
thổ sông Irrawaddy, những vùng ven biển của Arakan và
Tenasserim và thung lũng Sittang. Các vùng khác cũng trồng
lúa nhưng chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng địa phương. Các
loại cây thực phẩm (đậu tương, đậu lăng, hạt có dầu, ớt,
thuốc lá ), được trồng tại những vùng đất khô ở miền Trung
và miền Bắc. Người dân sống ở vùng trung du chỉ trồng những
loại cây phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình là
chính, bởi địa hình ở đây chỉ có thể tiến hành canh tác
với quy mô sản xuất nhỏ.
Công nghiệp: Sau khi giành độc lập năm 1948, nền công nghiệp
Mianma được Nhà nước và các nhà kinh doanh tư nhân gây dựng
lại. Các nhà tư sản tham gia vào các ngành như dệt, thực
phẩm và đồ uống, công nghiệp hóa chất, trong khi Nhà nước
đầu tư vào các ngành dược phẩm, sợi bông, đay và cán thép.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân đã bị chính quyền Mianma
quốc hữu hóa vào thập niên 60, chỉ còn lại những cơ sở tư
nhân nhỏ là được phép tồn tại. Năm 1977, Luật Công nghiệp tư
nhân của Mianma được thông qua, theo đó, các nhà tư sản được
phép hoạt động trong một số ngành công nghiệp như thực phẩm,
đồ uống, dệt. Chính phủ Mianma thực hiện chính sách công
nghiệp theo đường lối chủ nghĩa xã hội là một trong những nỗ
lực tự lực, tự cường, nhằm xây dựng một nền công nghiệp có
thể thay thế cho nhập khẩu từ nước ngoài. Số lượng các nhà
máy, xí nghiệp tăng lên nhanh chóng như nhà máy xay lúa, xí
nghiệp mộc, nhà máy dệt, xí nghiệp xà phòng, cao su, luyện
nhôm, thực phẩm, luyện hóa dầu Nhiều tổ hợp công nghiệp
lớn được xây dựng như các tổ hợp công nghiệp tại bờ Tây sông
Irrawaddy, tại Syriam, phía Nam thủ đô Mianma. Các hợp tác

xã cũng tham gia sản xuất công nghiệp, tuy nhiên do không có
chuyên môn, quản lý và tổ chức kém, nên các hợp tác xã này
đã không thành công trong nỗ lực kinh doanh của mình.
Hiện nay, chính quyền Mianma cam kết sẽ không theo đuổi
đường lối xã hội chủ nghĩa mà thực hiện mở cửa đất nước và
kêu gọi đầu tư nước ngoài. Khu vực Nhà nước sẽ dần dần bị
thu hẹp và khu vực tư nhân được phép tham gia vào nhiều lĩnh
vực trước đây thuộc độc quyền của Nhà nước. Các ngành công
nghiệp như thực phẩm và đồ uống đã chiếm khoảng 74% tổng sản
lượng của khu vực chế biến, mà phần lớn do các cơ sở tư nhân
quản lý. Ngoài ra, Mianma còn có các ngành thương mại, chế
tạo, dịch vụ, chủ yếu tập trung ở các đô thị. Trong tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ của nông nghiệp, chế tạo, mỏ,
thương mại, dịch vụ và các ngành khác đạt tương ứng là 40%,
9,3%, 0,9% và 50%.
Mặc dù Mianma là một đất nước nông nghiệp với sản phẩm xuất
khẩu chính là lúa gạo và các nông phẩm khác (Gạo chiếm
khoảng 40% thu nhập xuất khẩu, gỗ tếch và các loại gỗ quý,
chiếm khoảng 30% nguồn thu ngoại tệ), nhưng trong kế hoạch
phát triển dài hạn của mình, Chính phủ Mianma sẽ tăng thu
nhập ngoại tệ thông qua xuất khẩu các tài nguyên sẵn có như
dầu lửa, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm Để đạt được mục tiêu
đó, Chính phủ Mianma đã cho phép các công ty nước ngoài tham
gia vào việc thăm dò và khai thác các khoáng sản nói trên
dưới hình thức liên doanh (giữa một bên là các đối tác nước
ngoài và bên kia là các hãng của Chính phủ…với tư cách là
đối tác địa phương). Hiện nay, việc khai thác dầu mỏ của
Mianma được tập trung tại 15 giếng dầu trên đất liền ven
biển, với khoảng 75% trữ lượng dầu nằm ở vùng lòng chảo
trung tâm. Việc phát hiện và phát triển các giếng dầu ngoài

khơi biển Adaman và vùng Vịnh Martaban dự tính sẽ thu hút
khoảng 85% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dầu
mỏ và khí đốt của Mianma. Ngoài ra, Mianma còn nổi tiếng với
các loại kim loại mầu như vàng, bạc, đồng, chì kẽm…, cũng
như các loại đá quý như ngọc bích, hồng ngọc, saphia và ngọc
trai nhân tạo Với sự gia tăng nhanh chóng sản lượng khai
thác các kim loại mầu và đá quý này, thì phần đóng góp của
công nghiệp khai thác và chế tác trong GDP của Mianma ngày
càng tăng, tạo cơ sở cho tương lai phát triển tốt đẹp của
kinh tế Mianma.
Trong những năm tới, theo dự tính của Chính phủ, triển vọng
phát triển kinh tế dài hạn của Mianma sẽ dựa trên 4 vấn đề
cơ bản của đất nước, đó là: Hiện đại hóa khu vực nông nghiệp
và công nghiệp của đất nước; Nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ
tầng hiện nay; Tạo điệu kiện nơi ăn, chốn ở và thực hiện hòa
hợp dân tộc đối với các bộ tộc thiểu số của đất nước; Cam
kết đưa Mianma hòa nhập với cộng đồng quốc tế ở mọi cấp độ…
Tuy nhiên, kinh tế Mianma vẫn là một nền kinh tế dựa trên cơ
sở xuất khẩu các tài nguyên và phát huy thế mạnh của nông
nghiệp, và đây vẫn sẽ là khu vực đóng góp chủ yếu trong việc
tạo việc làm cho người lao động và thu nhập ngoại tệ cho
Chính phủ.

×