Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Trần Thánh Tông pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.63 KB, 1 trang )

Trần Thánh Tông
Vua Việt Nam sinh=1240 |mất=1291 |tên húy=Trần Hoảng |trị vì=1258 - 1278 |triều đại=Nhà Trần |niên
hiệu= Thiệu Long (1258 - 1272)
Bảo Phù (1273 - 1278) |miếu hiệu =Thánh Tông |thụy hiệu =Tuyên Hiếu Hoàng Đế. Thân Mẩu: Lý Thuận
Thiên Thân Phụ: Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông (1240-1291; tên thật là Trần Hoảng) là nhà vua thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần
Thái Tông và trước Trần Nhân Tông), ở ngôi 21 năm (1258-1278) và làm Thái Thượng Hoàng 13 năm.
Trần Thánh Tông là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông và bà Hiến Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý
thị
Tháng 2, ngày 24, Nguyên Phong năm thứ 8 [1258], Hoàng thái tử Trần Hoảng lên ngôi Hoàng đế, đổi niên
hiệu là Thiệu Long năm thứ 1. Đại xá. Vua tự xưng là Nhân Hoàng, tôn thượng hoàng là Hiển Nghiêu
Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế, Thuận Thiên hoàng hậu làm hiến từ Thuận Thiên hoàng thái hậu
Trong thời gian ở ngôi, Trần Thánh Tông đã 2 lần đổi niên hiệu: Thiện Long (1258-1272) và Bảo Phù
(1273-1278). Bộ Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu viết cũng được hoàn thành trong thời gian này. Ông là một
người biết sử dụng nhân tài, chăm lo việc nước, thi hành một đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng cứng
rắn để đối phó với tham vọng xâm lược của quân Nguyên.
Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Việt Sử Tiêu Án, Thánh Tông là ông vua nhân từ trung
hậu ở với anh em họ hàng rất là tử tế. Thường hay nói rằng: "Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để cho anh
em cùng hưởng phú quí chung". Rồi cho các hoàng-thân vào nội điện, cùng ăn một mâm, nằm một giường,
thật là thân ái, chỉ có lúc nào ra việc công, hoặc buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lễ phép mà thôi. Còn
như trong các lễ lớn như triều hạ, tiếp tân, yến tiệc thì phân biệt rõ ngôi thứ, cấp bậc cao thấp. Vì thế, các
vương hầu thời ấy không ai là không hòa thuận, kính sợ và cũng không phạm lỗi khinh nhờn, kiêu căng.
Thánh Tông cho phép Vương hầu, Công chúa được khẩn điền lập ra trang trại. Vương hầu có điền trang bắt
đầu từ đây. Vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ xung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm
Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ Vua thì
không được làm chức Hành khiển. Những người văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây.
Mùa đông, tháng 10, ngày 22, năm 1278, vua nhường ngôi cho con trai là hoàng thái tử Khâm sau là vua
Trần Nhân Tông), về ở Bắc cung rồi đi tu, nghiên cứu Phật học, viết sách. Khâm lên ngôi Hoàng đế, xưng
là Hiếu Hoàng, tôn Thượng hoàng là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế , tôn Thiên Cảm
hoàng hậu làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu . Bầy tôi dâng tôn hiệu là Pháp Thiên Ngực
Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân Hoàng Đế.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×