Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

GIÁO án CHỦ đề PHÂN bón và đời SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.57 KB, 24 trang )

Chủ đề: PHÂN BÓN VÀ ĐỜI SỐNG
I.GIỚI THIỆU CHUNG
1. Chủ đề: Phân bón và đời sống
Thời điểm: Học kì 1 lớp 11 (Dành cho học sinh lớp 11)
Thời gian thực hiện: 4 tuần (5 tiết của giờ học chính khóa + 2 tuần thực hiện ở gia đình,
cộng đồng vào thời gian ngoài giờ trên lớp).
Phương thức dạy học: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó chủ yếu là
phương pháp dạy học theo dự án.
2. Nội dung trong mơn học và các vấn đề tích hợp liên mơn
a. Nội dung trong mơn học
- Mơn Hóa học: Chương trình lớp 11
+ Bài 12: Phân bón hóa học. (1 tiết)
+ Bài 13: Luyện tập –Tính chất của nitơ, photpho và một số hợp chất của chúng(1 tiết)
+Bài 14: Thực hành –Tính chất của một số hợp chất của nito, photpho (1 tiết)
- Mơn Sinh học : Chương trình lớp 11
+ Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng (1 tiết)
+ Bài 5, 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (2 tiết)
+ Bài 7: Thực hành - Thí nghiệm thốt hơi nước và thí nghiệm về vai trị của phân bón.
(1 tiết)
- Mơn Cơng nghệ : Chương trình lớp 10
+ Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thơng thường. (1
tiết)
+ Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. (1 tiết)
+ Bài 14: Thực hành – Trồng cây trong dung dịch. (1 tiết)
b. Các vấn đề tích hợp liên mơn
Mơn hóa học: Biết các loại phân bón hóa học : phân đạm, phân lân, phân kali, phân
hỗn hợp, phức hợp và phân vi lượng. Hiểu ảnh hưởng của dư lượng phân bón ảnh hưởng
đến cây trồng, con người và mơi trường. Hiểu cách bón phân hợp lý. Biết cách tính khối
lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng phù hợp cho cây
trồng.
Mơn sinh học: Biết được vai trị của các nguyên tố khoáng đối với đời sống cây trồng.


Biết được vai trị của từng ngun tố khống thiết yếu đối với cây và nhận biết được
những dấu hiệu trên cây khi thiếu đạm, thiếu lân, hay thiếu kali.
Môn công nghệ: Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng trong nơng, lâm
nghiệp. Biết được đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường
dùng trong nông, lâm nghiệp. Hiểu được nguyên lý sản xuất và kỉ thuật sử dụng một số
loại phân bón vi sinh hiện nay.


3. Ý nghĩa của chủ đề
- Việc tích hợp sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu hơn rộng hơn về nguyên tố dinh dưỡng
nào cần thiết cho cây trồng, một số loại phân bón thường dùng, cách bảo quản và sử dụng
một cách hiệu quả một số phân bón hiện nay thường dùng trong trồng trọt.
- Chương trình hóa học 11, sinh học lớp 11 và công nghệ lớp 10 đều có nội dung liên
quan đến vấn đề về phân bón nên việc tích hợp sẽ giảm bớt sự trùng lặp, chồng chéo, cồng
kềnh giữa các môn học.
- Việc dạy học tích hợp, liên mơn cũng góp phần đổi mới phương pháp, giảm tải chương
trình, phát huy tính tích cực của học sinh, thơng qua các hoạt động học hình thành phẩm
chất, năng lực cho học sinh.
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Trên cơ sở nội dung kiến thức của bài 12 (Phân bón hóa học), bài 13 (Luyện tập –Tính
chất của nitơ, photpho và một số hợp chất của chúng) và bài 14 (Thực hành –Tính chất của
một số hợp chất của nito, photpho) trong sách giáo khoa Hóa học 11, bài 4 (Vai trị của các
ngun tố khống) và bài 5-6 (Dinh dưỡng nito ở thực vật), bài 7 (Thí nghiệm thốt hơi
nước và thí nghiệm về vai trị của phân bón) trong sách giáo khoa Sinh học 11, bài 12 (Đặc
điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thơng thường), bài 13 (Ứng dụng
cơng nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón), bài 14 (Trồng cây trong dung dịch) trong sách
giáo khoa Công nghệ 10. Với thời lượng dành cho chủ đề là 5 tiết, có thể xây dựng nội
dung chính của chủ đề Phân bón và đời sống như sau:
A. Mục tiêu
1) Kiến thức:

- Biết được nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng .
- Khái niệm và phân loại các loại phân bón.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali và một số loại phân bón khác.
- Biết được thành phần một số loại phân bón thường dùng .
- Biết cách bảo quản và sử dụng một số phân bón thường được sử dụng hiện nay.
- Xác định được thành phần và ứng dụng từng loại phân .
2) Kỹ năng:
- Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thơng tin và làm việc nhóm.
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Có khả năng nhận biết và phân loại một số loại phân bón thơng thường.
- Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón thơng thường.
- Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên
tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
- Có khả năng đánh giá chất lượng từng loại phân bón hố học .
3) Thái độ:


+ Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
+ Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.
+ Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình
huống cụ thể.
+ Ham muốn tìm tịi những thông tin cần thiết để thực hiện dự án đạt kết quả.
+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cơ giáo trong
suốt quá trình thực hiện các hoạt động của dự án.
+ Học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường sống.
4) Các năng lực hướng tới:
- Năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án theo kế hoạch
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực tự học, hợp tác trong học tập và làm việc nhóm.
- Năng lực phân tích tổng hợp.
- Năng lực sử dụng tranh ảnh.
Sản phẩm cuối cùng của chủ đề
Sau khi hoàn thành dự án, mỗi nhóm cần có những sản phẩm sau:
- Bản báo cáo về phân bón và đời sống theo hình thức phù hợp như bài thuyết trình, bài
trình chiếu PowerPoint, video clip, tranh ảnh…
- Sản phẩm thực hành của nhóm dưới hình thức vật thật và hình ảnh thể hiện các bước
làm ra sản phẩm.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Chuẩn bị
a) Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin:
- Tài liệu: Sách giáo khoa Công nghệ 10, sách giáo khoa Hóa học 11; sách giáo khoa
Hóa học 11; các sách, báo, tài liệu về Phân bón...
- Phương tiện dạy học: Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt
Nam( Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy Supephotphat Lâm Thao; Nhà máy phân đạm
Phú Mỹ; Mỏ apatit). Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, giấy A 4, máy vi tính. Mẫu vật các loại
phân bón.
- Ngồi ra, giáo viên tìm trên mạng những trang web có thơng tin phục vụ cho các chủ
đề mà học sinh có thể khai thác. Cung cấp cho học sinh địa chỉ các trang mạng hoặc các từ
khóa để việc tìm kiếm của các em tập trung vào đúng mục đích, tránh lan man hoặc lạc
vào những trang có nội dung khơng phù hợp.
b) Chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án):


Sau khi hồn thành các cơng việc trên, giáo viên lập kế hoạch dạy học, lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của bài, theo định hướng phát huy tính tích
cực của học sinh, phát triển năng lực học sinh. Nội dung giáo án sẽ được đề cập trong tiến
trình dạy học dưới đây.
c) Giao nhiệm vụ cho học sinh:

Trong giáo án, giáo viên phải xác định rõ kiến thức nào học sinh được học trên
lớp, kiến thức nào học sinh phải tự tìm hiểu trước ở nhà. Từ kết quả chuẩn bị ở mục a),
giáo viên cần định hướng cho học sinh thu thập thông tin ở đâu, tài liệu tham khảo chính là
gì.
Tùy thuộc nội dung kiến thức mà giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước, nghiên cứu
trước, làm bài tập trước. Riêng các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa Công nghệ 10
thì học sinh cần phải đọc ở nhà, chuẩn bị báo cáo để trình bày trước lớp.
Để đảm bảo tất cả học sinh đều phải học như nhau, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải
chuẩn bị tất cả các vấn đề dưới đây. Có thể coi mỗi vấn đề dưới đây là một dự án nhỏ.
Dự án 1: -Tìm hiểu về một số loại phân bón (nêu được đặc điểm, tính chất, cách điều
chế một số loại phân bón hóa học thường dùng và một số loại phân bón khác). Viết báo
cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo khơng
q 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: bài 12, sách giáo khoa Hóa học 11, bài 12 (sách
giáo khoa Cơng nghệ 10).
Dự án 2: Tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón. Viết báo cáo ngắn gọn
(khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút.
Tài liệu tham khảo chính: bài 12, 13, 14 (sách giáo khoa Hóa học 11), bài 12, 13, 14 (sách
giáo khoa Công nghệ 10), bài 4, 5, 6, 7 (sách giáo khoa sinh học 11).
Dự án 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng và mơi trường sống.
Viết báo cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo
cáo khơng q 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: bài 12, 13, 14 (sách giáo khoa Hóa học
11), bài 12, 13, 14 (sách giáo khoa Công nghệ 10), bài 4, 5, 6, 7 (sách giáo khoa sinh học
11).
Để đảm bảo chất lượng các báo cáo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tìm tài liệu,
cách thu thập và xử lí thơng tin, cách viết báo cáo.
2. Tiến trình dạy học
Với tinh thần sử dụng phương pháp dạy học dự án và hoạt động nhóm là chủ đạo,
tiến trình dạy học chủ đề Phân bón và đời sống bao gồm các hoạt động chính được trình
bày dưới bảng sau:
Thời

gian
(Dự
kiến)

Tiến trình
dạy học

Hoạt động

Hỗ trợ

Kết quả/

của học sinh

của giáo viên

Sản phẩm
dự kiến


Khởi
động và
giao
nhiệm vụ

- Sẵn sàng hợp
tác, trao đổi để
cùng thực hiện
nhiệm vụ được

giao. (Hồn thành
phiếu điều tra nhu
cầu, sở thích thành
lập được nhóm..)
- Trao đổi để đưa
ra các nội dung
cần tìm hiểu đúng
mục tiêu của dự
án
- Kí hợp đồng
thực hiện dự án

Tiết 1
(tuần 1)

- Định hướng hỗ trợ
học sinh tiếp nhận
nhiệm vụ học tập ( tìm
hiểu một số nội dung
về Phân bón và đời
sống: đặc điểm, tính
chất, phương pháp sản
xuất một số loại Phân
bón và đời sống ; kĩ
thuật sử dụng một số
loại phân bón thơng
thường; ảnh hưởng
của phân bón đối với
cây trồng, con người
và môi trường sống)


- Thành lập được
nhóm (có thể theo
sở thích…)

- Thống nhất những
nội dung cơ bản cần
tìm hiểu (cụ thể:một
số nội dung về Phân
bón và đời sống: đặc
điểm, tính chất,
phương pháp sản
xuất một số loại
Phân bón và đời
sống ; kĩ thuật sử
dụng một số loại
phân bón thơng
- Điều chỉnh các nhóm thường; ảnh hưởng
sao cho phù hợp (về
của phân bón đối
số lượng, sở thích của với cây trồng, con
HS)
người và môi trường
sống)
(lưu ý: nội dung có
thể do giáo viên
định hướng hoặc các
nhóm đề xuất)

Xây dựng - Tích cực trao

kế hoạch đổi, thảo luận để
làm việc
xây dựng đề
cương chi tiết cho
nội dung đã lựa
chọn (hoặc được
phân công)
- Đưa ra các
phương án/giải
pháp thực hiện dự
án; phân công
thực hiện dự án.

- Quan sát, hỗ trợ các
nhóm khi cần thiết.
- Định hướng cho các
nhóm xây dựng kế
hoạch làm sao thực
hiện dự án đúng tiến
độ.

- Kí hợp đồng thực
hiện dự án giữa giáo
viên và đại diện
nhóm học sinh.
Bản kế hoạch làm
việc có phân cơng
chi tiết nội dung
cơng việc, thời gian
hồn thành tới từng

thành viên trong
nhóm.


2 tuần ở
nhà + 2
tiết trên
lớp
(tuần 2,3)

Thực hiện - Thu thập, tìm
dự án
kiếm và xử lí
thơng tin thơng
qua: tư liệu, điều
tra,…
- Trao đổi, thảo
luận, sàng lọc
thông tin để viết
báo cáo.

2 tiết (trên
lớp -tuần
4)

Báo cáo,
đánh giá
kết quả

- Chuẩn bị báo

cáo kết quả dự án.
- Tích cực chủ
động báo cáo kết
quả thực hiện dự
án.
- Lắng nghe và
đóng góp sản
phẩm của nhóm
khác

- Thường xun theo
dõi và hỗ trợ các
nhóm trong q trình
thực hiện dự án.

- Các thơng tin tin
cậy (mẫu vật, hình
ảnh, tài liệu tham
khảo khác).

- Cung cấp thông tin
cần thiết để các nhóm
tìm kiếm thơng tin
thuận lợi.

- Báo cáo (viết tay
hoặc đánh máy)
- Bài trình chiếu

- Tổ chức để các nhóm Các báo cáo kết quả

báo cáo, trao đổi kết
thực hiện dự án của
quả làm việc.
các nhóm.
- Chuẩn bị một số câu
hỏi chun sâu cho
các nhóm. Các tiêu chí
đánh giá sản phẩm.
- Quan sát các nhóm
trình bày báo cáo, thảo
luận.

- Đưa ra những
thắc mắc trong
quá trình thực hiện - Đánh giá kết quả
dự án (nếu có)
thực hiện dự án
- Đánh giá kết quả - Chuẩn bị phần
(tự đánh giá) và
thưởng cho các nhóm
đánh giá lẫn nhau làm tốt (nếu có).
(một cách khách
quan trung thực).


Các hoạt động của GV và HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
1.Mục tiêu:

- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu
- Thành lập được các nhóm theo sở thích và theo các điều kiện phù hợp
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2. Thời gian: Tuần 1- tiết 1
3. Cách thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên có thể đặt câu hỏi
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định nội dung của dự án.
* Nội dung 1: Phân loại
-Phân loại: Phân bón hóa học (phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón
hóa học khác); phân hữu cơ; phân vi sinh vật
*Nội dung 2: Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, con người và môi trường
sống
-Đối với cây trồng
-Đối với con người
-Đối với môi trường sống
*Nội dung 3: Kỹ thuật sử dụng
- Sử dụng phân hóa học
- Sử dụng phân hữu cơ
- Sử dụng phân vi sinh vật
- Liên hệ việc thực hiện bón phân ở địa phương
Học sinh cũng có thể đề xuất những mong muốn của mình tìm hiểu về những vấn đề
nào đó của chủ đề: Tìm hiểu về đặc điểm của từng loại Phân bón và đời sống (phân loại);
kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón; hay ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng,
mơi trường sống và con người. Tuy nhiên giáo viên nên định hướng những mong muốn
của học sinh cần phải đúng trọng tâm của chủ đề.
Bước 2: Thành lập nhóm
- GV phát phiếu thăm dị sở thích của
học sinh


HS điền vào phiếu


- GV cơng bố kết quả sắp xếp nhóm
theo sở thích.
Điều chỉnh các đối tượng khác nhau
Theo trình độ học sinh

Theo năng lực sử dụng CNTT

Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí

Học sinh có năng lực học tập trung bình và
yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lý, tham gia
tìm kiếm thơng tin trong SGK, trên mạng
internet
Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia
tìm kiếm thơng tin trên mạng internet, tóm tắt
nội dung tìm kiếm được.
Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt
lọc và chỉnh sửa các thơng tin tìm kiếm được.
Học sinh có năng lực tìm kiếm thơng tin trên
mạng: Tìm kiếm các thơng tin trên mạng
Học sinh có năng lực sử dụng PowerPoint và
các ứng dụng khác: Chuyển các nội dung lên
bản trình bày trên PowerPoint…

Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm (nhóm 1, 2 thực hiện nội dung 1;
nhóm 3, 4 thực hiện nội dung 2; nhóm 5, 6 thực hiện nội dung 3)
Nội dung nhiệm vụ gồm:

* Nội dung 1: Phân loại
Nhóm 1, 2 cần hồn thành các nội dung chính sau:
- Nêu khái niệm phân bón hóa học
- Phân loại: phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón hóa học khác; phân
hữu cơ; phân vi sinh vật (nêu cụ thể thành phần, tính chất và ứng dụng của mỗi loại phân
bón)
*Nội dung 2: Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, mơi trường sống và con
người
Nhóm 3, 4 cần hồn thành các nội dung chính sau:
- Tìm hiểu về ảnh hường của phân bón đối với cây trồng
- Tìm hiểu về ảnh hường của phân bón đối với mơi trường sống
- Tìm hiểu về ảnh hường của phân bón đối với con người
*Nội dung 3: Kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón
Nhóm 5, 6 cần hồn thành các nội dung chính sau:
- Tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng phân hóa học
- Tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ


- Tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng phân vi sinh vật
- Liên hệ việc thực hiện bón phân ở địa phương
Bước 4: Phát phiếu định hướng học tập và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có
thể tham khảo giúp hồn thành nhiệm vụ.
- Nghiên cứu học tập định hướng,
- Lắng nghe, ghi chép, hỏi giáo viên những nội dung chưa hiểu.
Bước 5: Kí hợp đồng học tập
4. Sản phẩm.
Thành lập được 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 5 học sinh. Các nhóm đã bầu được
nhóm trưởng, thư kí.
Các nhóm đã tham gia kí kết hợp đồng học tập với giáo viên và bước đầu xây dựng kế
hoạch và phân công nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
1. Mục tiêu:
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao xây dựng
đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện đề án.
- Các nhóm xây dựng được các việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp
tiến hành.
- Các nhóm tự phân cơng tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh về các nội dung được
phân cơng.
- Rèn được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế.
- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.
2.

Thời gian: Tuần 1- Tiết 1

3. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong q trình xây dựng kế hoạch
làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc hoc học sinh. Giúp đỡ học sinh khi học sinh yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm học sinh dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân cơng nhiệm vụ,
xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hồn thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí biên bản làm việc nhóm.
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.
4. Sản phẩm
- Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm.


- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hồn thành
nhiệm vụ
Ví dụ:

+ Phân cơng cơng việc
Nhóm trưởng ............................................................................................
Thư kí ........................................................................................................
Cơng việc
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Phân tích và xử lý thông tin
Viết báo cáo
Báo cáo, giới thiệu sản phẩm

Người phụ trách

Ghi chú

+ Kế hoạc thực hiện
Tìm kiếm và thu
thập thơng tin
Phân tích và xử lí
thơng tin
Viết báo cáo
Báo cáo, giới thiệu
sản phẩm

Tuần 1
X

Tuần 2

Tuần3

Tuần 4


X

X

X

TỪ TUẦN 2 ĐẾN TUẦN 3
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN (Ở NHÀ)
1. Mục tiêu:
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
- Tìm kiếm và thu thập thơng tin: qua sách báo, hình ảnh, tư liệu về đặc điểm, tính chất,
sản xuất, kỹ thuật sử dụng Phân bón và đời sống và ảnh hưởng của phân bón đối với cây
trồng, con người và đối với mơi trường sống.
- Phân tích và xử lí thơng tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.
Trong qua trình xử lý thơng tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra
trong đề cương nghiên cứu.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp
2. Thời gian: Học sinh tự sắp xếp thời gian và nhiệm vụ.

3. Cách thức tổ chức hoạt động
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau


qua trường học kết nối.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ cơng việc của nhóm mình, đồng
thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm thơng qua đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết
tốt nhất các vướng mắc của nhóm mình.
- Các thành viên thơng qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của

nhóm.
Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hồn thiện báo cáo của nhóm,
chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
- Trong quá trình thực hiện dự án, các nhóm cũng nên có biên bản làm việc nhóm; Học
sinh cũng nên có nhật kí cá nhân để ghi những điều em cần biết, những điều em muốn biết,
những điều em hiểu sau khi thực hiện dự án, những dự án nào em thấy hứng thú... để buổi
tổng kết đánh giá có thể chia sẻ với các bạn, với giáo viên ...
4. Sản phẩm
Các báo cáo, hìnhh ảnh sưu tầm nói về đặc điểm, tính chất, sản xuất, kỹ thuật sử dụng
Phân bón và đời sống và ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng và đối với mơi trường
sống. Bài thuyết trình (Power Point).
5. Các nhóm hồn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và
chuẩn bị câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn). Học sinh nhận được bài
trình bày của nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị để đóng góp ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 4: THẢO LUẬN VÀ THỐNG NHẤT (2 TIẾT TRÊN LỚP)
1. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thơng qua
thuyết trình, thảo luận.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết
- Học sinh thảo luận những thông tin đã thu thập được về những vấn đề liên quan (đặc
điểm, tính chất, sản xuất, kỹ thuật sử dụng Phân bón và đời sống và ảnh hưởng của phân
bón đối với cây trồng, con người và đối với mơi trường sống) sau đó đi dến thống nhất nội
dung sẽ báo cáo
2. Thời gian: Tuần 2,3 – tiết 3 và tiết 4
3. Thành phần tham dự:
- Giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh khối 11
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo nội dung đã tìm hiểu và thu thập được.
- Thảo luận và đóng góp ý kiến. Chọn lọc và điều chỉnh lại nội dung cần báo cáo.



- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm
khác.
-Thống nhất nội dung báo cáo vào tiết 4 và 5 ở tuần 4
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
- Quan sát và đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn thêm về nội dung cho bài báo cáo của học sinh được hoàn chỉnh hơn
Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận.
Bước 2: Các nhóm cử đại diện báo cáo nội dung chủ đề theo sự phân công. Cụ thể như
sau:
Nội dung 1: Phân loại
(Hình thức báo cáo: thuyết trình + thảo luận)
(1) Đại diện một nhóm (nhóm 1 hay nhóm 2) trình bày.
(2) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và thảo luận.
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm khác cùng thảo
luận và góp ý.
(4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại nội dung cần điều chỉnh
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình được báo cáo.
GV có thể đưa thêm một số gợi ý để học sinh hồn thiện bài báo cáo của nhóm
Nội dung 2: Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, con người và mơi trường
sống
(Hình thức báo cáo: thuyết trình + thảo luận)
Đại diện một nhóm (nhóm 3 hay nhóm 4) trình bày.
(1) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và thảo luận.
(2) Sau khi nhóm thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm khác cùng thảo
luận và góp ý.
(3) HS nhóm báo cáo ghi chép lại nội dung cần điều chỉnh
(4) GV nhận xét về bài thuyết trình được báo cáo.

GV góp ý để học sinh hoàn thiện bài báo cáo và cho học sinh chuẩn bị thêm nội dung
sau: Hãy liên hệ và tìm hiểu thực trạng việc bón phân cho cây rau ở xã Xuyên Mộc, từ đó
em hãy đề xuất cách bón phân hợp lý để sản xuất rau an toàn.
Nội dung 3: Kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón
(Hình thức báo cáo: thuyết trình + thảo luận)
(1) Đại diện một nhóm (nhóm 5 hay nhóm 6) trình bày.
(2) Học sinh các nhóm khác khác lắng nghe bài thuyết trình và thảo luận.
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm khác cùng thảo
luận và góp ý.
(4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại nội dung cần điều chỉnh
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình được báo cáo.
GV cho học sinh chuẩn bị thêm một số nội dung sau:
Câu 1: Tại sao trời rét đậm khơng nên bón phân đạm?


Câu 2: Hãy liên hệ với thực tế ở nơi em ở, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển
hóa các muối khống ở trong đất từ dạng khơng tan thành dạng hịa tan dễ hấp thụ đối với
cây.

TUẦN 4
HOẠT ĐỘNG 5: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ (2 tiết trên lớp)
2. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thơng qua
thuyết trình, thảo luận.
- Biết đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết
- Có ý thức học tập, để tích lũy kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón trong thực tiễn
đời sống thường ngày.
2. Thời gian: Tuần 4 – tiết 3 và tiết 4
3. Thành phần tham dự:

- Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên mơn
- Giáo viên Hóa học, Sinh học, Cơng nghệ, có thể thêm các giáo viên khác quan tâm đến
vấn đề này.
- Học sinh khối 11
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo nội dung theo sự phân công.
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm
khác.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
- Quan sát và đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn
- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
- Chuẩn bị nội dung kiểm tra khảo sát
Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá
sản phẩm của nhóm.
Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận.


Bước 2: Các nhóm cử đại diện báo cáo nội dung chủ đề theo sự phân công.
Nội dung 1: Phân loại
(Hình thức báo cáo: thuyết trình + thảo luận)
(6) Đại diện một nhóm (nhóm 1 hay nhóm 2) trình bày.
(7) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hồn thành phiếu ghi nhận
thơng tin.
(8) Sau khi nhóm thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm khác đưa ra câu
hỏi đối với nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung chú ý trả lời.
(9) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

(10) GV nhận xét về bài thuyết trình được báo cáo.
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Cách trình bày và trả lời các câu hỏi của các bạn
GV có thể đưa ra các số câu hỏi khác để học sinh thảo luận thêm như
Câu 1: Hãy kể tên một số phân bón mà bà con nông dân thường sử dụng ?
Câu 2: Tại sao lại có thể coi urê là đạm amoni ? Em hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê
nguyên chất.
Câu 3: Phân vi sinh vật gồm thành phần chính nào?
Câu 4: Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm
phân bón cho cây?
Nội dung 2: Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, con người và mơi trường
sống
(Hình thức báo cáo: thuyết trình + thảo luận)
Đại diện một nhóm (nhóm 3 hay nhóm 4) trình bày.
(5) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hồn thành phiếu ghi nhận thơng
tin.
(6) Sau khi nhóm thuyết trình xong, giáo viên u cầu học sinh các nhóm khác đưa ra câu
hỏi đối với nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung chú ý trả lời.
(7) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(8) GV nhận xét về bài thuyết trình được báo cáo.
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Cách trình bày và trả lời các câu hỏi của các bạn
(9) GV nhấn mạnh đến ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại phân bón khi sử dụng liên
tục nhiều năm.
GV có thể đưa ra các số câu hỏi khác để học sinh thảo luận thêm
Câu 1: Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì
sao?
Câu 2: Hiện nay phân đạm là loại phân bón hố học được dùng phổ biến để bón cho rau

xanh, cần có lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón này ?
Câu 3: Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên
biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng?


Câu 4: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân
bón, giống và loài cây trồng?
Câu 5: Hãy liên hệ và tìm hiểu thực trạng việc bón phân cho cây rau ở xã Xuyên Mộc, từ
đó em hãy đề xuất cách bón phân hợp lý để sản xuất rau an tồn.
Nội dung 3: Kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón
(Hình thức báo cáo: thuyết trình + thảo luận)
(6) Đại diện một nhóm (nhóm 5 hay nhóm 6) trình bày.
(7) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hồn thành phiếu ghi nhận
thơng tin.
(8) Sau khi nhóm thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm khác đưa ra câu
hỏi đối với nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung chú ý trả lời.
(9) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(10)
GV nhận xét về bài thuyết trình được báo cáo.
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Cách trình bày và trả lời các câu hỏi của các bạn
(11)
GV nhấn mạnh đến ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại phân bón khi sử dụng
liên tục nhiều năm.
GV có thể đưa ra các số câu hỏi khác để học sinh thảo luận thêm
Câu 1: Tại sao trời rét đậm khơng nên bón phân đạm?
Câu 2: Dựa vào đặc điểm của phân hữu cơ, em hãy cho biết vì sao phân hữu cơ dùng để
bón lót là chính? Dùng phân hữu cơ để bón thúc có được không?
Câu 3: Em hãy kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em.

Câu 4: Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua?
Câu 5: Hãy liên hệ với thực tế ở nơi em ở, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển
hóa các muối khống ở trong đất từ dạng khơng tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với
cây.
3. Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án
GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra viết theo phương pháp trắc nghiệm khách quan
kết hợp với tự luận. Dựa vào mục tiêu, các nội dung chính của chủ đề, GV xây dựng đề
kiểm tra để đánh giá kiến thức HS thu được sau khi thực hiện dự án. (có thể tham khảo đề
kiểm tra ở phần phụ lục để tổ chức cho HS làm bài kiểm tra).
4. Đánh giá kết quả thực hiện dự án
GV tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng dựa vào các tiêu chí đánh giá.
Số
TT
1

Tiêu chí

Điểm
1

Kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án

2 3

Ghi chú
4 5
Dựa vào kết quả bài


kiểm tra viết và kĩ

năng thực hành
2

Chỉ rõ những nhiệm vụ cần thực hiện
của mỗi cá nhân

Dựa vào kế hoạch
của nhóm

3

Hồn thành nhiệm vụ được giao trong
kế hoạch

Dựa vào sản phẩm
hồn thành

4

Vận dụng kiến thức liên mơn trong dự
án

Dựa vào nội dung
trình bày

5

Đảm bảo tính tích hợp trong thực hiện
dự án


Dựa vào nội dung
trình bày của cá
nhân, nhóm

6

Tích cực tự học và tham gia dự án

Dựa vào quan sát

7

Tích cực hỗ trợ, hợp tác với các bạn
trong quá trình thực hiện dự án

Dựa vào quan sát

8

Sản phẩm có tính khoa học

Dựa vào sản phẩm
được trình bày

9

Sản phẩm thực sự có tác dụng, ý nghĩa
đối với thực tiễn đời sống

Dựa vào sản phẩm

được trình bày

10

Trình bày rõ ràng, lơ gic, hấp dẫn và trả
lời được các vấn đề cần tìm hiểu của dự
án.

Dựa vào phần trình
bày của cá nhân,
nhóm

Mỗi tiêu chí trên được cho điểm từ 1-5. Mức thấp nhất là 1, cao nhất là 5.
Tổng điểm là 50: Đạt loại xuất sắc; 45-49: đạt loại tốt; 35-44: Đạt loại khá; 25-34:
đạt. Dưới 20: chưa đạt
-GV tập hợp các ý kiến tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng để đưa ra nhận xét, đánh
giá chung. Chú ý tuyên dương, khích lệ những cá nhân, nhóm có phần trình bày tốt, đạt kết
quả thực hiện dự án ở mức tốt và mức xuất sắc. Khi nhận xét, GV nên tập trung vào một
số điểm sau:
- HS học tập tích cực khi tham gia dự án khơng?
- Mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch có đạt được khơng? Đạt ở mức nào?
- Sản phẩm của dự án có thực sự có tác dụng đối với thực tiễn sản xuất ở địa
phương hay khơng
- Trong tương lai, dự án có thể thực hiện khác được không?


- Hướng phát triển tiếp theo của dự án.

PHỤ LỤC 1
I. SẢN PHẨM MONG MUỐN CỦA CÁC NHÓM

Nội dung 1: Phân loại
PHÂN BĨN VÀ ĐỜI SỐNG
1. Phân bón hóa học
Khái niệm: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng
để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất.
a. Phân đạm
- Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat ( NO 3-) và ion amoni
(NH4+).
- Phân đạm được đánh giá theo tỷ lệ % về khối lượng của nguyên tố nitơ.
*Phân đạm Amoni :
- Là các muối amoni: NH4Cl , (NH4)2SO4 , NH4NO3 …
- Dùng bón cho các loại đất ít chua .
* Phân đạm Nitrat :
- Là các muối nitrat: NaNO3 , Ca(NO3)2 …
Điều chế : dùng axit nitric tác dụng với muối cacbonat
* Urê :
- CTPT : (NH2)2CO , 46%N
- Điều chế: CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O
b. Phân lân :
- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-Đánh giá theo hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần
của nó
-Nguyên liệu : quặng photphoric và apatit .
* Phân lân tự nhiên :
Dùng trực tiếp quặng photphat làm phân bón .
* Phân lân nung chảy :
- Thành phần : hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê
- Chứa 12-14% P2O5
- Khơng tan trong nước , thích hợp cho lượng đất chua .
c. Super photphat :



- Thành phần chính là Ca(H2PO4)2
Super photphat đơn :
– Chứa 14-20% P2O5
– Điều chế :
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2
Super photphat kép :
– Chứa 40-50% P2O5
- Sản xuất qua 2 giai đoạn :
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
c. Phân kali :
- Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+
- Đánh giá bằng hàm lượng % K2O
d. Một số loại phân khác
* Phân hỗn hợp và phân phức hợp :
- Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nuyên tố dinh dưỡng cơ bản .
Phân hỗn hợp :
- Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK
- Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng.
Phân phức hợp :
Sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất .
* Phân vi lượng
- Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như: B, Zn , Mn , Cu , Mo …
- Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ .
- Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vơ cơ hoặc hữu cơ .
2. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nơng nghiệp, hình thành
từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải
loại từ nhà bếp.

Đặc điểm, tính chất:
-Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp
-Thành phần và tỉ lệ chât dinh dưỡng không ổn định
- Giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ
dưỡng.
-Phân hữu cơ phải ủ trước khi sử dụng
3. Phân vi sinh vật
Là loại phân bón có chứa các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải
chất hữu cơ….


-Phân VSV chuyển hóa lân là loại phân bón có chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ
thành lân vơ cơ hoặc chuyển hóa lân khó tiêu thành lân dễ tiêu
-Phân VSV cố định đạm là loại phân bón chứa VSV sống cộng sinh với nốt sần cây
họ đậu có tên là Nitragin hoặc chứa VSV sống hội sinh với cây lúa và các cây khác có
tên là Azogin
-Phân VSV phân giải chất hữu cơ là loại phân bón chứa VSV phân giải chất hữu cơ ở
dạng khó tiêu thành chất khống mà cây có thể lấy được
Đặc điểm, tính chất:
-Phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, có thời gian tồn tại ngắn
-Mỗi loại phân thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định

Nội dung 2: Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, môi trường sống và con
người
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BĨN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, MƠI TRƯỜNG
SỐNG VÀ CON NGƯỜI
1) Phân bón đối năng suất với cây trồng
+Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+Phân đạm làm tăng tỷ lệ protein thực vật cho cây, có tác dụng làm cho cây phát triển
nhanh, mạnh, cành lá xanh tươi, cho nhiều hạt, nhiều củ hoặc nhiều quả.

+Phân lân cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, q
trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, có tác dụng làm cho cây trồng cứng cáp,
cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
+Phân kali giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, bột, chất
xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây
+Phân hữu cơ làm cho đất tơi xốp phì nhiêu
+Phân vi sinh vật bón nhiều năm khơng làm hại đất, giúp thúc đẩy quá trình phân hủy
và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây có thể
hấp thụ được
2) Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, con người và mơi trường sống
+Liều lượng phân bón cao q mức sẽ khơng chỉ gây độc hại đối với cây mà cịn gây
ơ nhiễm nơng phẩm và mơi trường. Ví dụ, nếu lượng Mo trong mô thực vật đạt
20mg/1kg chất khô hay cao hơn, động vật ăn rau tươi sẽ bị ngộ độc Mo, người ăn rau
tươi sẽ bị bệnh gut-còn gọi là bệnh thống phong (podagra, arthritis urica). Dư lượng
(lượng dư thừa) phân bón khống chất sẽ làm xấu tính chất vật lí (cấu trúc) của đất, giết
chết các vi sinh vật có lợi và khi bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sơng suối sẽ gây ơ nhiễm
nguồn nước.
+ Bón khơng hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ làm giảm hiệu quả kinh
tế, làm xấu lí tính của đất, giết chết vi sinh vât có lợi, ơ nhiễm nông sản, ô nhiễm môi


trường đất, nước…

Nội dung 3: Kĩ thuật sử dụng
KỸ THUẬT SỬ DỤNG
Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý đến tính chất của phân bón,
tính chất của đất, đặc điểm sinh học của cây trồng và điều kiện thời tiết.
Phải bón phân hợp lí: tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho
phù hợp
1. Các phương pháp bón phân

- Bón qua rễ: cơ sở là rễ cây hập thụ ion khoáng
- Cách bón: Bón lót, bón thúc.
- Bón qua lá: cơ sở là khí khổng hấp thụ ion khống
2. Kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón
a. Sử dụng phân hóa học
-Do có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali
dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể dùng để bón lót nhưng phải bón
với lượng nhỏ.
-Phân lân khó hịa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân ghịa tan.
-Bón phân đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ bị hóa chua, vì vậy sau nhiều năm bón
phân đạm, kali, cần bón vơi cải tạo đất.
-Phân hỗn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Ưu điểm của loại phân bón
này là bón một lần cung cấp cả ba nguyên tố nitơ, photpho, và kali cho cây trồng. Do
mỗi loại đất, mỗi loại cây trồng có lượng chứa và nhu cầu khác nhau về nitơ, photpho,
và kali nên phân hỗn hợp NPK được sản xuất riêng cho từng loại đất, từng loại cây
trồng.
Ví dụ:
-Đối với lúa, ở miền bắc, có các loại phân hỗn hợp với tỉ lệ N-P-K là 5-10-3; 8-8-4;
12-12-12; cịn miền nam: 20-20-15
-Đối với ngơ, ở miền bắc, có các loại phân hỗn hợp với tỉ lệ N-P-K là 5-10-3; 10-1010; 10-20-6; còn miền nam: 30-15-0
-Đối với rau ăn lá có loại phân NPK với tỉ lệ 20-10-10, rau ăn củ 15-10-15. Để nâng
cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiện nay đang có xu hướng sản xuất phân phức hợp,
phân nén (viên), phân chậm tan...
b. Sử dụng phân hữu cơ:
Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai
mục.
c. Sử dụng phân vi sinh vật:
-Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.



-Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho
đất.

II. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Hình ảnh một số nhà máy sản xuất phân bón

2. Một số loại phân bón thường dùng


3. Một số hình ảnh về kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón

4. Sơ đồ nội dung chính về thành phần, tính chất, cách điều chế các loại phân hóa học

5. Sơ đồ sử dụng phù hợp một số loại phân bón hóa học thường dùng


6. Sơ đồ ảnh hưởng của dư lượng phân bón

7. SGK sinh học 11, SGK hóa học 11, SGK cơng nghệ 10
8. Nguồn tư liệu trong từ điển bách khoa: />
PHỤ LỤC 2
Một số câu hỏi tự luận và trắc nghiệm:
*Trắc nghiệm:
Câu 1: phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion:
A. NO3- và NH4+
B. NH4+, PO43C. PO43- ,K+
D. K+ , NH4+
Câu 2: quặng apatit có cơng thức:
A. Ca3(PO4)2
B. 3Ca3(PO4)2.CaF2

C. CaCO3.MgCO3
D. Fe3O4
Câu 3: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A. Muối ăn
B. thạch cao
C. phèn chua
D. vôi sống
Câu 4 : Phân nào sau đây là phân hóa học ?
A. Phân chuồng
B. Phân urê
C. Phân xanh
D. Phân vi sinh vật cố định đạm
Câu 5: Trong các loại phân dưới đây phân nào dùng để bón thúc là chủ yếu ?
A. Phân lân
B. Phân VSV
C. Phân hữu cơ
D. Phân đạm
Câu 6: Phân nào sau đây chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng lại cao ?
A. Phân hóa học
B. Phân vi sinh vật
C. phân hữu cơ
D. Khơng có loại phân nào
Câu 7: Đặc điểm nào khơng có ở phân hữu cơ?
A. Chứa nhiều dưỡng tố nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp
B. Chậm phân giải
C. Bón liên tục nhiều năm làm cho đất hóa chua
D. Hiệu quả chậm
Câu 8: Trong các loại phân sau đây phân nào trước khi bón cần ủ cho hoai mục?
A. Phân VSV
B. Phân hữu cơ

C. Phân hóa học
D. Tất cả các loại trên
Câu 9: Trong các loại phân sau đây phân nào có tỉ lệ dinh dưỡng không ổn định:


A. phân VSV cố định đạm
B. phân chuồng
C. phân urê
D. phân VSV chuyển hóa lân
Câu 10: Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion:
A. NO3- và NH4+
B. K+
C. photphat (PO43-)D. K+ và NH4+
*Tự luận:
Câu 1: Hãy kể tên một số phân bón mà bà con nơng dân thường sử dụng ?
Câu 2: Em hãy kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em.
Câu 3: Em hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho q trình chuyển hóa
các muối khống ở trong đất từ dạng khơng tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
Câu 4: Hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê nguyên chất ?
Câu 5: Tại sao có thể dùng tro bón cho cây trồng?



×