ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
PHÂN TÍCH CUNG CẦU GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT MẶT HÀNG TIÊU DÙNG
TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN NÀO ĐÓ.
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới đã có những bước phát triển lớn và
đạt được nhiều thành tựu nhất định. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc đời sống của người dân
được nâng cao hơn nhiều so với trước. Con người người ngày càng quan tâm đến vấn đề dinh
dưỡng và một trong đó, sữa là một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt. Vì vậy, trong sự
phát triển chung đó, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến thị trường sữa Việt Nam.
Trên thị trường hiện nay, số lượng cung ứng trên thị trường ngày một gia tăng với chất lượng và
mẫu mã đa dạng. Trong đó phải kể đến Vinamilk (Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam) – doanh nghiệp
hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Với hơn 40 năm phát triển, cái tên Vinamilk chẳng
còn xa lạ với người tiêu dùng Việt.
Do đó chúng em xin trình bày về đề tài: “Phân tích cung cầu giá cả thị trường của một mặt hàng
tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó” để phân tích biến động thị trường sữa ở Việt Nam
về tình hình sản xuất, nhập khẩu, tình hình tiêu thụ, giá cả, đồng thời đưa ra đề xuất để thúc đẩy
thị trường sữa phát triền mạnh hơn.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 1:CẦU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
I.Khái niệm CẦU VÀ LUẬT CẦU
Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác
không đổi.
Muốn mua biểu thị nhu cầu cảu người tiêu dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
Sẵn sàng mua biểu thị có khả năng mua, khả năng thanh toán. Thực thế cho thấy, nếu
thiếu một trọng hai yếu tố muốn mua và có khả năng mua thì sẽ không tồn tại cầu. Cầu
khác nhu cầu, nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có
thể khơng có khả năng thanh tốn. Nhu cầu của con người là vô tận, chẳng hạn: Một
sinh viên đang sống và học tập tại Hà Nội tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ muốn vào thành
phố Đà Nẵng bằng máy bay để thăm họ hàng nhưng anh ta khơng có đủ tiền để mua vé
máy bay vì vậy khơng có cầu của sinh viên này về vé máy bay. Ngoài ra, khi phân tích
cầu của người tiêu dùng nào đó chúng ta phải ứng vào một không gian và thời gian cụ
thể. Ví dụ, cầu về phở buổi sáng khác buổi trưa. Trong thực tế, người ta hay nói đến cầu
thị trường thay vì cầu cá nhân bời các hiện tượng kinh tế thường được dự đoán bởi hành
vi của một đám đông chứ không phải hành vi của một cá thể.
Lượng cầu (Q ) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và
sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có
khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (Ceteris Paribus).
Ví dụ: Cho biểu cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng như sau:
Bảng cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng
Giá (USD) 45 44 43 42 41 40
Lượng (tấn) 670 680 690 700 710 720
D
Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá
của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi
Giá cả tăng thì lượng cầu giảm: P thì Q
Giá cả giảm thì lượng cầu tăng: P thì Q
Vì sao lại có luật cầu? Lý do là phần lớn mọi loại hàng hóa (dịch vụ) đều có khả năng
thay thế bởi loiaj hàng hóa khác cùng chủng loại.
Ví dụ: Mỗi một que kem Tràng tiền giá là 5000 đồng, một sinh viên tên là Nam có thể
ăn cùng một lúc 3 chiếc cho thỏa thích, nhưng do chi phí đầu vào tăng nên nhà quản lý
kem Tràng tiền quyết định tăng giá mỗi que kem lên 7000 đồng, tâm lý bị chi phối về
khả năng thanh toán nên sinh viên Nam giảm tiêu dùng xuống còn 2 chiếc hoặc chuyển
sang mua kem merino của kodofoods với giá rẻ hơn.
Hầu hết các loại hàng hóa (dicj vụ) trên thị trường đều tuân theo quy luật cầu, chỉ có
một số rất ít hàng hóa khơng tuân theo quy luật cầu, ngược với luật cầu được gọi là
hàng hóa giffen. Hàng hóa giffen do nhà thống kê và kinh tế học Ser Rober Giffen
(1837-1910) người Anh đưa ra. Hàng hóa gọi là Giffen khi mà tác động thu nhập đủ lớn
để làm lược cầu giảm khi giá giảm. Điều này có nghĩa là đường cầu dốc lên (như đường
cung). Trường hợp này hiếm khi xảy ra và ít được quan tâm trong thực tế. Ví dụ: Một
khu vực xảy ra lũ lụt và bị cô lập dẫn đến giá lương thực-thực phẩm tăng nhưng cầu về
những mặt hàng này khơng hề giảm mà lại tăng.
PHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CẦU
Giả định các yếu tố khác khơng đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, khi đó
chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản: Q =f(P )
-Dạng hàm cầu tuyến tính cơ bản nhất là: Q =a- bP hoặc
-Hàm cầu ngược: P=a/b –(1/b)Q
Trong đó: a và b là hai tham số,a>0 và b≥0. Tham số chặn a cho biết giá trị của Q khi
biến P có giá trị bằng 0. Các tham số b được gọi là hệ số góc: Đo ảnh hưởng đối với
lượng cầu khi biến P thay đổi và các yếu tố khác giữ ngun.Ví dụ, hệ số góc b đo sự
thay đổi trong lượng cầu khi giá thay đổi 1 đơn vị, có nghĩa là b= ΔQ /ΔP. Như đã nhấn
mạnh ở trên, Q và P tỉ lệ nghịch, b có giá trị âm vì ΔQ và ΔP trái dấu. Vậy nếu lượng
cầu tăng (giảm) thì ΔQ là số dương (âm).
Tương tự như vậy, nếu giá tăng (giảm) thì ΔP là số dương (âm). Nói chung thương số
ΔY/ΔX đo lường sự thay đổi của Y khi X thay đổi 1 đơn vị.
Đường cầu: Là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các điểm nằm
trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định.
D
D
II.
x
x
D
D
D
d
d
d
P
P
A
A
ΔP
P
B
B
ΔQ
D
O
Q
Q
A
B
Q
Hình 1. Đồ thị đường cầu
Theo quy ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựng được đường cầu
D( xem hình 1). Với tham số b> 0, đồ thị đường cầu là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc
âm. Độ dốc của đường cầu thường được xác định bởi công thức:
ΔPΔQ = - 1b =P’ = 1Q’ '
Cầu thị trường: Bằng tổng các mức cầu cá nhân(từ cầu cá nhân ta có thể suy ra được cầu thị
trường). Đường cầu thị trường được xác đinh bằng cách cộng theo chiều ngang (trục hoành) các
đường cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá. Do đó, độ dốc của đường cầu thị trường thường
thoải hơn đường cầu cá nhân. Hình 2 cho thấy đường cầu thị trường bằng tổng đường cầu A và
đường cầu B cộng lại theo chiều ngang.
(Q)
(P)
III CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU
Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà các yếu tố tác động đến cầu sẽ khác nhau. Sau
đây là một số yếu tố tác động đến cầu phổ biến:
-Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định
mau gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu
dùng. Nếu thu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại hàng hóa khi
tất cả các yếu tố khác là khơng đổi, ta gọi hàng hóa hóa đó là hàng hóa thơng thường. Trong hàng
hóa thơng thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu hàng hóa được
cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng
của thu nhập. Có một số loại hàng hóa và dịch vụ mà khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập
tăng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng. Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp. Đối với loại
hàng hóa này, thu nhập tăng khiến người tiêu dùng có cầu về hàng hóa này ít đi và thu nhập giảm
khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.
Khi xét một hàng hóa nào đó là hàng hóa xa xỉ, thơng thường hay thứ cấp người ta thường xác
định tại một không gian và thời gian cụ thể. Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thơng
thường vừa là hàng hóa thứ cấp. Cùng với sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng theo thời
gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hơm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong
tương lai.
•
Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: Hàng hóa liên quan gồm hàng hóa thay thế
hoặc hàng hóa bổ sung.
Hàng hoa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu ( nhưng có thể
mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa
cùng cơng thức và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này
sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này là thay đổi. Nếu các yếu tố khác là không
đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của hàng hóa thay thế
của nó giảm (tăng), ví dụ như chè và cà phê, rau muống và rau cải, nước chanh và nước
cam,....
Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho
nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Nếu các yếu tố khác khơng đổi, cầu
đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa bổ sung của nó tăng
(giảm), ví dụ như chè lipton và chanh, giày trái và giày phải, bếp ga và bình ga,....
-Số lượng người tiêu dùng (hay quy mô thị trường): là một trong những yếu tố tiêu dùng
quyết định lượng tiêu dùng tiềm năng.
Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại. Chẳng hạn, những
mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là mặt hàng thiết yếu nên số lượng người
•
•
•
mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn, vì vậy, cầu đối với những mặt hàng này
rất lớn. Ngược lại có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một nhóm người tiêu dùng như rượu
ngoại, nước hoa, nữ trang cao cấp, kính cận thị,... do đó, số lượng người tiêu dùng đối với
những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với mặt hàng này thấp. Dân số nơi tồn tại củ
thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số,
cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
Các chính sách kinh tế của chính phủ: Đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm,
chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng.
Kỳ vọng về giá cả và kỳ vọng về thu nhập:
Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có thể làm
thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người tiêu dùng kỳ
vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên. Ngược lại, kỳ vọng về
giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống.
Ví dụ về ngành cơng nghiệp ơ tơ, vài tháng trước khi tung mẫu xe mưới ra thị trường, các
nhà sản xuất thường thông báo giá của mẫu xe năm sau sẽ tăng để kích thích cầu xe của
năm nay. Bên cạnh đó, nếu ngưới tiêu dùng kỳ vọng thu nhập của họ tăng trong tương lai,
cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống, người tiêu dùng sẽ giành tiền để đầu tư và tiêu dùng thêm
trong tương lai.
-Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo,...
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu
dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị
hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ
thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tơn giáo,... Thị
hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu
dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua các loại hàng hóa có nhãn mắc nổi tiếng và
được quảng cáo nhiều. Thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng cũng có thể làm thay
đổi cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Khi các biến khác không đổi, thị hiếu của người
tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng sẽ làm cầu tăng và sở thích người tiêu dùng
giảm sẽ dẫn đến giảm cầu. Phong tục, tập quán cũng tác động đến cầu đối với một số loại
hàng hóa. Ví dụ: Đối với người Việt Nam, những ngày giữa tháng hoặc đầu tháng âm lịch,
nhiều người dân thường mua hoa quả, bánh trái thắp hương ở bàn thờ tổ tiên hoặc ở các
chùa chiền. Điều này làm cho cầu về các loại hoa quả, bánh trái ở những địa điểm đó tăng
lên.
Các nhân tố khác: Mơi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu, chính trị,...
Sự thay đổi cầu đối với hàng hóa, dịch vụ cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như các
yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta khơng thể dự
đốn trước được. Thí dụ, cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi
xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt gà giảm mạnh
khi xỷ ra dịch cúm gà ở một số nước châu Á tại thời điểm có dịch. Khi thời tiết lạnh và
băng giá, cầu về chăn gối, ga đệm, lò sưởi, chăn điện,.... tăng cịn khi trời nắng nóng cầu về
quạt, điều hịa nhiệt độ, tủ lạnh tăng mạnh.
CHƯƠNG II: CUNG VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
I. Khái niệm cung và luật cung
Cung (ký hiệu là S) là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng
bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định các yếu tố khác không
đổi
Lượng cung (ký hiệu Q ) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và
sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Số lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán tỏng một thời kỳ nhất
định. Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có đủ
người mua hết số hàng đấy. Điều này rất quan trọng để phân biệt số lượng cung và số
lượng thực sự bán. Cung ứng trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ
nào đó. Lượng của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành,
ở mức giá nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy
chế nhất định của chính phủ, kỳ vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng
cung. Tổng tất cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một
nền kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả các lượng cung của các hàng hóa hoặc dịch
vụ bởi các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng cung.
Biểu cung: Là bàng mơ tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và
có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Biểu cung
phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng hàng hóa cung ứng ( lượng cung), đó là
mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Xem xét ví dụ về cung trứng gà của xã X được mô tả trong bảng 2 sau đây:
Bảng 2: Biểu cung của trứng cho xã X
s
Mức
A
B
C
Giá (VNĐ/quả) Lượng cung (quả/ngày)
3.000
3.000
4.500
4.500
5.000
7.000
Khi giá trứng trên thị trường là 3.000 VNĐ/quả, lượng cung trứng ra thị trường của các nhà
sản xuất chỉ là 3.000 quả/ngày. Tuy nhiên, khí giá trứng là 4.500 VNĐ/quả, thì sản lượng
cung cấp trên thị trường lên tới 4.500 quả/ngày. Giá trứng tăng cao thúc đẩy các nhà sản
xuất tăng sản lượng trứng ra thị trường. Một kịch bản tương tự xảy ra khi tăng giá trứng lên
5.000 VNĐ/quả. Với mức giá cao, một lần nữa các nhà cung cấp sẵn sàng bán lên tới 7.000
quả/ngày. Như vậy, có thể kết luận rằng với giá bán càng cao, các nhà sản xuất luôn sẵn
sàng cung ứng ra thị trường một sản lượng lớn hơn.
Vậy, giá càng cao lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại giá càng thấp lượng cung sẽ càng
giảm với giả định các yếu tố khác không đổi. Mỗi quan hệ giữa giá và lượng cung được thể
hiện thơng qua luật cung.
Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng lên khi giá
của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác khơng đổi.
Giá cả tăng thì lượng cung tăng: P
Q
s
Giá cả giảm thì lượng cung giảm: P
Q
Chúng ta có thể giải thích luật cung thơng qua động cơ tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nếu như giá của các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hóa được cố định, thì
giá hàng hóa cao hơn, có nghĩa là lợi nhuận cao hơn đối với nhà sản xuất. Họ sẽ sản xuất
nhiều hơn và kéo dài thêm nhiều doanh nghiệp vào sản xuất, do đó lượng cung hàng hóa sẽ
tăng lên.
II.Phương trình và đồ thị đường cung
Giả đinh các nhân tố khác khơng đổi, chỉ có mỗi quan hệ giữa giá cả và lượng cung, khi đó
chúng ta có thể xây dựng được hàm cung có dạng đơn giản: Q = f(P ).
• Giả sử hàm cung dạng tuyến tính có dạng: Q = c+ dP hoặc
• Hàm cung ngược: P=-(c/d)+(1/d) Q
Trong đó: d là tham số dương, c là một tham số bất kỳ.
s
x
x
s
s
Đồ thị đường cung: là đường gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và
khối lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng trong khi các yếu tố khác giữ nguyên. Đường cung là
đường dốc lên về phía phải, có độ dốc dương. Giá trị độ dốc của đường cung ∆P∆Q = 1d = P’ =
1Q'(P). Cung thị trường bằng tổng các mức cung của doanh nghiệp trong thị trường đó. Nếu xét
trên đồ thị, đương cung thị trường được xác đinh bằng cách cộng theo chiều ngang (trục hoành)
các lượng của từng doanh nghiệp tương ứng với mỗi mức giá. Do đó, độ dốc của đường cung thị
trường thường thoải hơn đường cung của từng doanh nghiệp.
(Q)
P
P
P
S
S
S
0
Q 0
B
A
4
C
4
2
0
Q
Q
Hãng A
Hãng B
III.Các yếu tố tác động tới cung
Thị trường
Cung là một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch
vụ đó. Ngồi ra, cung cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự thay đổi của các yếu tố
này dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem chi tiết hơn về các
yếu tố này.
S
S
2
P
0
B
1
P
0
A
S
1
0
Q
Q
Q
Cung tăng (dịch sang phải) hoặc cung giảm (dịch sang trái)
0
•
•
•
•
1
Tiến bộ cơng nghệ (ứng dụng cơng nghệ mới làm tăng năng suất): Cơng nghệ có ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Cơng nghệ tiên tiến sẽ làm tăng
năng suất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra. Ví dụ: Sự cải tiến trong công
nghệ dệt vải, gặt lúa, lắp ráp ô tô,... đã làm cho năng suất vải, lúa gạo, ô tô tăng lên.
Giá cả các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất( chi phí sản xất): Để tiến hành sản xuất,
các nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu vào trên thị trường các yếu tố như tiền công, tiền
mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê đất đai,.... Giá yếu tố đầu vào tác động trực
tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp
muốn bán. Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn
và do đó, doanh nghiệp sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi
phí sản xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn. Khi
đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp
hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng. Ví dụ: khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh
mì hơn ở mỗi mức giá.
Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hóa
ngày càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải. Ngược lai, nếu ít người sản xuất
thì đường cung dịch chuyển sang bên trái.
Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
✔ Hàng hóa thay thế trong sản xuất: Là loại hàng hóa khi tăng giá của loiaj hàng hóa này,
lượng cung của hàng hóa này tăng lên, nhưng cung của hàng hóa thay thế sẽ giảm, ví dụ, trồng
trọt xen canh.
✔ Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa khi tăng giá của hàng hóa này, lượng cung của hàng
hóa này tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung của tăng lên.
•
Các chính sách kinh tế của chính phủ: như chính sách thuế, chính sách trợ cấp,... Nhà
nước sửu dụng thuế như công cụ sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp
có thể khuyến khích làm tăng cung. Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và
làm giảm cung.
• Lãi suất: Lãi suất tăng , đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.
• Kỳ vọng giá cả: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết
định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ: Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời
gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài-các nhà
sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng nâng cao chất lượng và số
lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi.
• Điều kiện thời tiết khí hậu: Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các
điều kiện tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu,... Điều kiện tự nhiên là một yếu tố
kìm hãm hoặc thúc đẩy việc sản xuất. Đối tượng của sản xuất nơng nghiệp là cây trồng
và vật ni. Đó là những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Thời
tiết- khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suât cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một
nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị điều kiện tự nhiên chi phối và
ngược lại.
Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng lên, cung sẽ tăng,...
Phần II: Cơ sở thực tiễn về cung, cầu và giá cả thị trường mặt hàng sữa của công ty
vinamilk
1. Giới thiệu về sản phẩm sữa của Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock
Company) là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như những thiết
bị máy móc liên quan. Vinamilk ra đời ngày 20 tháng 8 năm 1976 và đã phát triển lớn mạnh đến
ngày nay trở thành trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm
54.5% thị phần sữa nước, 40.6% thị phần sữa bột, 33.6% thị phần sữa chua uống, 84.5% thị phần
sữa chua ăn, 79.7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Trong năm 2018, Vinamilk đã lên tục giới
thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm tiêu biểu và mang lại lợi thế cạnh tranh vượt trội như
Sữa tươi 100% organic, Sữa tươi 100% A2, Sữa tươi đậu nành, hạt óc chó, Sữa chua Hy Lạp, Sữa
chua nếp cẩm, ... Hệ thống bán hàng của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước thông qua các kênh bán
hàng truyền thống (bao gồm 208 nha phân phối với hệ thoogs điểm lẻ lên đến 250.000 điểm),
kênh hiện đại (bao gồm hầu hiết siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên cả nước). Nhà máy sữa bột Việt
Nam mỗi năm cho ra đời 54.000 tấn sữa bột còn nhà máy sữa Việt Nam (Mega factory) thì có
cơng suất 400 triệu lít sữa nước/năm và đang trong giai đoạn mở rộng qua giai đoạn 2 với công
suất lên gấp đôi, đạt 800 triệu lít sữa/năm. Bên ngồi lãnh thổ Việt Nam, Vinamilk còn sở hữu các
nhà máy sản xuất sữa tại mỹ (100% cổ phần nhà máy Driftwood), tại Campuchia (100% cổ phần
nhà máy Angkormilk), tại New Zealand (22.8% cổ phần) và một công ty con tại Ba Lan. Bên
cạnh đó, Vinamilk cịn đầu tư phát triển trang trại hữu cơ tại Lào và tiếp tục tìm các cơ hội hợp tác
ở các nước trong khu vực. Mặc dù mức tiêu thụ sữa bình qn của Việt Nam cịn khá thấp so với
các nước tong khu vực, nhưng ngành sữa đang suy giảm ở các khu vực thành thị và động lực tăng
trưởng đnag đến từ nông thôn – theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel. Công ty nghiên cứu thị
trường này cho biết khối lượng sữa tiêu thụ tại thành thị giảm 1.8% trong giai đoạn ba tháng trước
tháng 11/2018, trong khi khối lượng tiêu thụ ở nông thôn tăng 8.5%
2.
Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu của vinamilk tại Việt Nam
1. Giá của hàng hóa có liên quan
Đối với dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em, khách hàng mục tiêu của Vinamilk là trẻ em
đang trong giai đoạn phát triển với các dịng sản phẩm có uy tín trên thị trường. Trong môi
trường cạnh tranh tự do như hiện nay, Vinamilk có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh cũng
chọn cùng đối tượng khách hàng mục tiêu như Dutch Lady, TH true milk,... Dòng sản
phẩm này khách hàng mục tiêu là trẻ em – thành phần chưa làm chủ về tài chính, người
tiêu dùng sản phẩm là trẻ em nhưng người quyết định tiêu dùng là cha mẹ. Dựa vào số liệu
khảo sát cho thấy 70% phụ huynh sẵn sàng chuyển quyết định sang mua các loại sữa khác
khi có sự giảm giá của các hãng sữa khác. Như vậy sẽ tác động trực tiếp đến cầu của
Vinamilk làm cho cầu của Vinamilk giảm
2.
Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là yếu tố quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Vì vậy khi thu nhập
thay đổi dẫn đến khả năng mua thay đổi khiến cho cầu về hàng hóa và dịch vụ thay đổi.
Từ ảnh hưởng của thu nhập lên tiêu dùng hàng hóa, nhà thống kê người Đức đã chia ra
thành hai nhóm hàng hóa là hàng hóa thơng thường/ xa xỉ và hàng hóa thứ cấp. Đối với
đối tượng là sinh viên – người có thu nhập trung bình hàng tháng trong xã hội, thu nhập là
yếu tố tác động mạnh đến khả năng tiêu dùng sản phẩm sữa của họ. Tuy nhiên, ở thời
điểm hiện tại Vinamilk vẫn thuộc vào loại hàng hóa thông thường nên khi thu nhập của
người tiêu dùng tăng dẫn đên cầu về hàng hóa của Vinamilk tăng.
Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu là nhân tố thể hiện mong muốn mua của người tiêu dùng giúp xác định loại hàng
hóa mà người tiêu dùng muốn mua. Do đó thị hiếu là một yếu tố rất quan trọng được các
doanh nghiệp quan tâm đến khi sản xuất và kinh doanh. Vinamilk cũng vậy họ cũng rất
quan tâm và chú trọng đến thị hiếu của người tiêu dùng khi sản xuất và kinh doanh để phát
triển các dòng sữa của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng,
đồng thời làm tăng cầu của hãng. Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng trong những năm
3.
gần đây là coi trọng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, được sản xuất và bảo quản
theo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của thế giới và 91,2% người tiêu dùng được hỏi sẽ
chuyển sang sản phẩm khác nếu biết chắc rằng sản phẩm sữa đang dùng bị nhiễm
melamine. Vì vậy Vinamilk đã cải tiến và phát triển sản phẩm mới đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế khắt khe nhất như sữa tươi Vinamilk 100% Organic cao cấp là sữa tươi Organic
chuẩn Châu Âu đầu tiên ở Việt Nam và đã nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và
u thích, sản phẩm Sữa đậu nành hạt óc chó vừa ra mắt trong Q2/2018 đã làm phong phú
thêm thị trường sữa hạt tại Việt Nam.
Bên cạnh đó với nguồn lực tài chính khá lớn, cơng ty Vinamilk có khả năng mở rộng thị
trường với đa dạng đối tượng khách hàng hơn như: Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có sữa hộp
110 ml, trên 6 tuổi có sữa hộp 180ml và 200 ml; Người bị suy dinh dưỡng hoặc người già
thì sử dụng sữa tiệt trùng giàu canxi; Người bị bệnh béo phì, tiểu đường thì sử dụng sữa
flex không đường, sữa tiệt trùng không đường; Những sản phẩm sữa chua phù hợp với
nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng. Có 72.1% người tiêu sử dụng sữa chua có đường của
Vinamilk, 23,8% người tiêu dùng sẽ tiêu dùng sữa chua ăn Vinamilk trái cây,...
4.
Kì vọng của người tiêu dùng trong tương lai
Bên cạnh thu nhập, giá hàng hóa liên quan, thị hiếu, kì vọng của người tiêu dùng cũng
ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa, dịch vụ.
Đối với người tiêu dùng là sinh viên có mức thu nhập trung bình hàng tháng thì kì vọng về
giá của sữa trong tương lai giảm sẽ dẫn đến cầu của sữa sẽ giảm ở hiện tại. Ngồi ra, bên
cạnh kì vọng về giá của sữa giảm thì sinh viên cịn kì vọng về thu nhập trong tương lai
tăng, cùng với nhu cầu sử dụng sữa sẽ dẫn đến cầu về sữa của sinh viên ở hiện tại tăng với
mọi mức giá.
5.
Dân số
Hiện nay dân số Việt Nam đang trên đà phát triển với số lượng trẻ em ngày càng nhiều.
Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành cơng nghiệp sữa nói chung và sản phẩm sữa của
Vinamilk nói riêng, giúp cơng ty có cơ hội tốt để thu hút thị trường và mở rộng thị phần.
Bên cạnh đó, với tốc độ đơ thị hóa ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá nhanh, cơ cấu dân
số có xu hướng thay đổi từ nông thôn sang thành thị nhiều hơn. Hơn hế nữa, trong nền
kinh tế hội nhập như hiện nay, người dân quan tâm hơn đến thể chất và sức khỏe thì nhu
cầu sử dụng sữa ngày càng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để Vinamilk phát triển nhiều
dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
3.
Cung của Vinamilk
3.1 : Thực trạng thị trường sữa Vinamilk tại việt nam:
Vinamilk có vị thế khá vững trong ngành chiếm 75% thị trường cả nước,Vinamilk chú trọng
đầu tư vùng nguyên liệu trong nước nhằm tránh bị động nguồn nguyên liệu khi Việt Nam gia nhập
WTO, công ty cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk) đang gấp rút đầu tư những trang trại chăn ni
bị sữa hiện đại đấy mạnh nguồn cung nội địa .Nhờ hệ thống phân phối mở rộng,30% doanh thu
của Vinamilk là thu được từ thị trường quốc tế còn lại 70% doanh thu của Vinamilk thu đc từ thị
trường nội địa. Vinamilk sở hữu thương hiệu mạnh và hệ thống hân phối rộng với 1400 đại lý phủ
đều trên 64/64 tỉnh thành. Ngồi ra Vinamilk cịn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước Mỹ,
Đức,Canada,...
3.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
3.2.1. Chi phí đầu vào
Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của cơng ty
Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính : sữa bị tươi thu mua từ các hộ nơng dân chăn ni bị sữa
trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay , sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp
khoảng 25% nguyên liệu cho công ty. Vinamilk đang đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống cung
cấp nguồn vào ổn định. Chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bị
sữa tiên tiến, cơng ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn ni bị sữa, ngồi ra cịn hỗ trợ
nơng dân ni bị sữa. Cơng ty cũng đã có dự án ni bị ở New Zealand đảm bảo nguồn cung cấp
nguyên liệu sữa thuần khiết thiên nhiên dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam cũng như giảm
bớt chi phí nguyên liệu đầu vào, tăng nguồn cung trên thị trường. Giá của các yếu tố sản xuất tác
động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà người sản xuất
muốn bán. Hiện nay do sức tiêu thụ sữa tươi ngày càng tăng và sức tiêu thụ sữa bột giảm do thu
nhập của người dân ngày càng tăng nên Vinamilk đang giảm bớt tỷ lệ nguyên liệu bột sữa nhập
khẩu và tăng cương nguồn cung cấp sữa tươi . tuy nhiên, đợt tăng giá nguyên liệu lên 20-30% mới
đây đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất, chi phí đầu vào và khả năng sinh lợi của nhiều công ty sữa
trong nước trong đó có Vinamilk.
3.2.2. Cơng nghệ:
Khoa học cơng nghệ không những đảm bảo cho sự phát triển mà còn tạo nên ưu thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Vinamilk đã đầu tư khá nhiều cho phương pháp , công nghệ hiện đại tiên tiến
của thế giới nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm của mình như : Nguyên liệu
đầu vào đc kiểm tra chất lượng chặt chẽ: đầu tiên nguồn sữa tươi phải đc niêm phong để đảm bảo
yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình vận chuyển đến nhà máy. Trước khi tiếp nhận , nhân
viên kiểm tra niêm phong và các chỉ tiêu chất lượng. Sau đó , các mẫu sữa đc chuyển đến phịng
thí nghiệm nhà máy đế phân tích, kiểm tra chất lượng và phân loại; quá trình chế biến vs các thiết
bị hiện đại từ châu âu: từ hệ thống van sữa tự đọng tắt mở theo quy trình, thiết bị bồn chứa hóa
chất , hệ thống điều khiển, bơm đến các thiết bị phụ trợ đều đc vệ sinh hồn tồn bằng hệ thống tự
động; hệ thống rót sữa và đogs hộp tự động: đc trang bị bằng máy móc của Pháp và Đức, hệ thống
này đảm bảo mức độ và vệ sinh an toàn; dự trữ bằng kho lạnh: từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên
liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trung, làm sạch xuống 4
độ C và chuyển vào bồn chứa sẵn sàng cho khâu chế biến; vận chuyển và bảo quản bằng xe
chuyên dụng: thành phần sẽ đc đóng gói, sắp xếp tại kho dựa trên nguyên lý hệ thống vận hành
Tetra Plant Master. Từng hộp sữa chua đều đc sản xuất trên dây truyền công nghệ khép kín được
xử lý nhiệt thanh trùng loại bỏ vi khuẩn và giữ nguyên dưỡng chất , áp dụng công nghệ lên men tự
nhiên, không sử dụng chất bảo quản vs từng khâu sản xuất đều đảm bảo tính an tồn và vệ sinh.
3.2.3. Chính sách của chính phủ
Bên cạnh giá của các yếu tố sản xuất, công nghệ thì chính sách của chính phủ cũng có tác
động mạnh mẽ đến lượng cung
3.2.4 Kỳ vọng của người bán:
Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo cảu người sản xuất về những diễn biến thị trường trong
tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại.
Cụ thể, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 56.300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% và lợi nhuận sau thuế cổ
đông công ty mẹ 10.480 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5%.Tại buổi gặp mặt các chuyên viên phân tích
chứng khoán mới đây, lãnh đạo Vinamilk cho biết do chi phí đầu vào tăng, Vinamilk ước tính tỷ
suất lợi nhuận năm nay chỉ là 18,6% so với mức 19,6% của năm 2018. Giá sữa bột tách kem đã
tăng 21% lên mức 2.468 USD/tấn vào đầu tháng 4, và giá sữa bột nguyên kem là 3.287 USD/tấn ,
tăng 21,5% so với đầu năm. Để bù đắp cho mức tăng trên, Vinamilk đã tăng gá bán từ 1-2% đối
vs nhiều sản phẩm, tuy nhiên mức tăng này không bù đắp cho chi phí đầu vào. Theo báo cáo kết
quả kinh doanh hợp nhất 6 háng đầu năm 2019 mới đc công bố, Vinamilk đạt doanh thu 27.788 tỷ
đồng , tăng gần 2.000 tỷ đồng so vs cùng kỳ năm 2018, tương ứng mức tăng 7,61%. Trong đó
doanh thu quý hai năm 2019 đạt gần 14.600 tỷ đồng, tăng 6.55% so vs cùng kỳ. Đây là quý
Vinamilk đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử từ khi công ty thành lập đến nay và thậm chí vượt
qua giai đoạn tăng trưởng tốt nhất của ngành sữa vào đầu năm 2017. Do đó cơng ty đc bình chọn
là doanh nghiệp hoạt động tốt nhất châu á.
3.2.5.Số lượng người bán trên thị trường
Số lượng người bán có ảnh hưởng trực tiếp đến số hàng hóa bán ra trên thị trường. Vinamilk có
những kênh phân phối như sau:
+ Xuất khẩu: Vinamilk bán ra sản phẩm (chủ yếu là sữa bột và sữa đặc )cho các nước Đông
Nam Ấn, Trung Đông và Châu Phi. Các sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hàng loạt các
quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada,...Cơng ty tiếp tục
tìm kiếm và mở rộng thị trường sang Châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ
+ Nội địa: VNM sử dụng kênh bán hàng truyền thống lẫn kênh bán hàng hiện đại. Kênh bán
hàng truyền thống :đây là kênh phân phối chính của cơng ty. Hệ thống bán hàng của Vinamilk tỏa
rộng khắp cả nc vs gồm 208 nhà phân phối sản hẩm cho hơn 1400 đại lý, sau đó đến 250.000
điểm bán lẻ trong cả nước. Hệ thống phân pối dày đặc là lợi thế cạnh tranh của VNM vs các đối
thủ hiện tại.Ngoài ác thành phố lớn sản phẩm của VNM được phân phối tới những vùng nơng
thơn, ngồi tầm vs những doanh nghiệp nước ngoài.
Kênh bán hàng hiện đại: bao gồm các siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc
-Chuỗi cửa hàng giấc mơ sữa Việt của VNM đã tăng gần 450 điểmvà đc kết nối vs hệ thống mua
hàng online tại www. Giacmosuaviet.com.vn là một điểm sáng nữa cho VNM trong năm 2018
Với những hoạt đọng hướng tới phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, thương hiệu VNM ngày
càng đc người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng . Đều này đc chứng minh thông qua thị phần của
VNM chiếm hơn 50% toàn ngành sữa và liên tục tăng trong suốt nhiều năm qua.
-Do vậy tổng doanh thu hợp nhất của VNM năm 2018 đạt 56.629 tỷ đồng giá trị vốn hóa vào
cuối năm 2018 đạt 208.969 tỷ đồng. Theo báo cáo két quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm
2019 ms đc công bố , VNM đạt doanh thu 27.788 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so vs cùng kỳ
năm 2018, tương ứng vs mức tăng 7,61%. Trong đó doanh thu thuần quý tháng 2 năm 2019 đạt
gần 14.600 tỷ đồng, tăng 6,55% so vs cùng kỳ .
- Chiến lược đầu tư cho các hệ thống trang trại bò sữa, các chiến lược bán hàng và quảng cáo của
VNM đc đánh giá là đòn bẩy giúp VNM tiến nhanh hơn đến mục tiêu top 30 công ty sữa lớn nhất
thế giới cũng như dẫn đầu khu vực trong xu hướng dinh dưỡng tiên tiến trên thế giới như organic.
4.
Giá cả thị trường
Giá của các mặt hàng sữa của Vinamilk trên thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố
từ thị trường:
a.
Các nhân tố bên trong
+ Các mục tiêu marketing
Các mục tiêu marketing đóng vai trò định hướng trong việc xác định vai trò và mục tiêu của giá
cả. Vinamilk luôn theo đuổi một trong các mục tiêu cơ bản sau: tối đa hóa lợi nhuận hiện hành; dẫn
đầu về tỷ phần thị trường; dẫn đầu về chất lượng sản phẩm; đảm bảo sống sót. Mỗi một mục tiêu
đòi hỏi các quyết định về giá riêng.
+ Giá cả và các biến số khác của marketing- mix
Giá chỉ là một công cụ của marketing-mix mà công ty sử dụng để đạt mục tiêu của mình. Điều
đó có nghĩa là khi ra quyết định về giá, phải đặt nó trong một chính sách tổng thể và chịu sự chi
phối của chiến lược định vị mà công ty lựa chọn.
+ Chi phí sản xuất
Sự hiểu biết chính xác về chi phí bỏ ra để sản xuất sữa là rất quan trọng đối với các quyết định
về giá, vì 3 lý do:
• Khoảng cách giữa giá và giá thành là lợi nhuận. Khi mức giá bán đã được ấn định, một đồng chi phí tăng thêm là một đồng lợi nhuận giảm xuống.
Giá thành là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá. Cơng ty có thể tiêu thụ sản phẩm
với mức giá thấp hơn giá thành song đó chỉ là giải pháp tạm thời. Khi ấn định mức giá bán,
giá thành thường được coi là căn cứ quan trọng, là bộ phận tất yếu cấu thành nên giá bán.
• Khi cơng ty có khả năng kiểm sốt được giá và chi phí, họ sẽ giành được thế chủ động trong
việc thay đổi giá giành được lợi thế cạnh tranh, tránh mạo hiểm.
+Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố cơ bản thuộc nội bộ công ty như đã nêu trên, giá còn chịu ảnh hưởng của
những nhân tố khác. Chẳng hạn, những đặc trưng của sản phẩm, hệ số co giãn của cung, thẩm quyền
quyết định giá được xác lập tại cơng ty, …
b. Các nhân tố bên ngồi
+ Đặc điểm của thị trường và cầu
Trong trao đổi, giá là kết quả thỏa thuận giữa hai bên mua và bán.Khách hàng thường là người
có tiếng nói cuối cùng quyết định mức giá thực hiện. Vì vây, trước khi ra quyết định giá những
người làm marketing phải nắm được những đặc trưng của thị trường và cầu sản phẩm, ảnh hưởng
của thị trường và cầu đến giá chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề lớn:
Thứ nhất, mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu Mỗi mức giá mà công ty đưa ra để chào hàng
sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau.Thơng thường cầu và giá có quan hệ nghịch, nghĩa là giá càng
cao, cầu càng thấp và ngược lại; giá tăng thì cầu giảm và ngược lại.
Thứ hai, sự nhạy cảm về giá hay độ co giãn của cầu theo giá. Sự nhạy cảm về giá hay độ co
giãn của cầu theo giá được sử dụng để mô tả mức độ phản ứng của cầu khi giá bán của những hàng
hóa thay đổi.
Thứ ba, các yếu tố tâm lý của khách hàng khi chấp nhận mức giá. Nhận thức của khách hàng về
giá trong nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Đặc điểm này thường rất phổ biến ở
những hàng hóa mà sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, về nhãn hiệu, về giá của đối thủ cạnh
tranh cịn han chế
Có thể đưa ra một số xu hướng có tính phổ biến về sự ảnh hưởng của tâm lý tới nhận thức về
giá của khách hàng như:
• Khi hạn chế về sự hiểu biết đối sản phẩm, nhãn hiệu và về giá của đối thủ cạnh tranh,…,
khách hàng thường có sự hồi nghi về mức giá chào hàng. Nếu khơng tìm ra lý so về sự hồi
nghi này, họ thường khơng chấp nhận mức giá
• Khách hàng thường thừa nhận có một mối quan hệ về giá và chất lượng. Phần lớn khác hàng
đều coi giá là chỉ số đầu tiên thông báo cho họ về chất lượng sản phẩm. Họ cho rằng mức
giá bán cao có nghĩa là sản phẩm có chất lượng tốt
• Nhiều khách hàng có niềm tin,sở thích về giá khó giải thích bằng lập luận logic
+ Cạnh tranh:
Khi định mức giá, điều chỉnh và thay đổi giá bán sản phẩm của mình, cơng ty khơng thể bỏ qua
các thông tin về giá thành, giá cả và các phản ứng về giá của đối thủ cạnh tranh. Thật khó có thể
bán một sản phẩm với giá cao hơn khi khách hàng biết rằng có một sản phẩm tương tự đang được
bán với giá rẻ hơn.
+ Các nhân tố khác
Khi quyết định một mức giá, cơng ty cịn phải xem xét đến những yếu tố thuộc mơi trường bên
ngồi gồm: môi trường, kinh tế, thái độ phản ứng của chính phủ Các yếu tố thuộc mơi trường kinh
tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, lãi suất, thất nghiệp,.. đều ảnh hưởng đến các quyết định
giá vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua, chi phí sản xuất một sản phẩm và sự cảm nhận của
khách về giá trị và giá cả của sản phẩm đó. Phạm vi hàng hóa do nhà nước định giá trực tiếp thường
•
rất nhỏ, nhưng phạm vi hàng hóa có sự điều tiết từng phần về giá của nhà nước lại rất lớn. Cách
thức điều tiết giá của nhà nước chủ yếu thông qua việc ban hành các luật lệ về giá.
Dựa trên các tác động của các yếu tố trên Vinamilk đã có những chiến lược để đưa ra những
mức giá hợp lí để tối đa hóa lợi nhuận.Về giá của sữa vinamilk trên thị trường , với sữa tươi nguyên
chất ,có đường ,ít đường hay các loại sữa vị dâu ,socola ... loại sữa có thể tích 180ml thì có giá 28
000/ 1 lốc 4 hộp . Cũng được nhà sản xuất giớ thiệu như vậy nhưng sữa tươi của TH true mikl lại
có giá 31 000 / 1 lốc , cịn nutifood thì lại chỉ có 27 000 / 1 lốc . Với sữa tươi hộp 1 lít thì vinamilk
có giá 31 500 /lít , TH true milk là 32 400 /lít cịn nutifood là 29 900/lít ,mộc châu là 30 500/lít .
Với loại 110ml thì vinamilk có giá 17 000 / 1 lốc 4 hộp ,bằng giá với nutifood cịn TH true milk thì
cao hơn hẳn với 20 000 /1 lốc 4 hộp . Như vậy có thể thấy được giá của sữa vinamilk trên thị trường
là mức giá trung bình, vừa phải làm cho sự canh tranh với các hãng sữa khác càng lớn .
Trước những sự thay đổi lớn của thị trường , tâm lí của khách hàng và xu thế hội nhập khi Việt
Nam gia nhập WTO ,vinamilk đã khai thác tối đa hóa lợi thế của 1 số các doanh nghiệp đi đầu
trong lĩnh vực sữa ở Việt Nam nhanh chóng chiếm được 1 thị phần tương đối lớn . Với các lợi thế
đổi mới về cơng nghệ ,ưu tiên phát triển sữa có chất lượng cao để theo kịp các xu hướng tiêu dùng
của khách hàng được vinamilk chú trọng phát triển . Vinamilk còn đảm bảo về giá thành ổn định
bằng việc thực hiện chiến lược tăng chất lượng nhưng không tăng giá , chia sẻ sự khó khăn với
người tiêu dùng khi nền kinh tế khủng hoảng . Đồng thời ,vinamlk phát triển nhiều loại sữa với
mức giá khác nhau nhằm khai thác tối đa các phân khúc giúp người nghèo ,,người hồn cảnh khó
khăn có thể tiếp cận được với sữa có chất lượng đảm bảo . Với những chiến lược đó đã giúp cho
vinamilk đứng vững trên thị trường sữa trong nước trong thời gian qua và tiến ra thị trường nước
ngoài cùng cạnh tranh với các thương hiệu sữa trên thị trường quốc tế .
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thị trường cung- cầu và giá cả của sữa Vinamilk ta thấy được rằng thị
trường sữa ở Việt Nam có tiềm năng lớn. Mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 30%. Mặc dù “chậm
chân” hơn các đối thủ khác nhưng với sản phẩm chất lượng cao cũng như thương hiệu từ lâu đời,
vinamilk đã nhanh chóng tiếp cận tơt với người tiêu dùng và trở thành một trong những nhãn hiệu
sữa hàng đầu tại Việt Nam.
Là công ty đứng đầu về sản xuất và chế biến sữa, cùng với việc giành và mở rộng thị trường,
Vinamilk phải có trách nhiệm trong việc góp phần giáo dục về giá trị của sữa tươi trong đời sống
hiện đại. Có nghĩa là khơng chỉ có mục tiêu giành thị phần mà phải góp phần làm cho việc sử
dụng sữa khơng chỉ là thói quen tốt cho sức khỏe mà phải có sự thích thú, có niềm vui. Đó là
chiến lược và phải tạo ra nhiều dòng sản phẩm, với những mẫu mã đa dạng, đẹp mắt để sữa không
chỉ bổ, ngon mà còn hấp dẫn, phù hợp với cuộc sống hiện đai. Vinamilk không phải bán sữa mà
trao cho người tiêu dùng cuộc sống vui vẻ, năng động, lành mạnh, hiện đại.
Vinamilk luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất
cho sức khỏe của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của vinamilk. Mọi lứa tuổi,
đối tượng đều phù hợp với vinamilk. Dây chuyền sản xuất sữa trang thiết bị hàng đầu, phịng thí
nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước
đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo
nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, Gửi
gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế
hệ mai sau, bằng tất cả tấm lịng. Đó cũng là cam kết của Vinamilk.