Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG DO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.74 KB, 3 trang )

PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG DO BỆNH ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG
TS-BS. NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO
Khoa Nội tiết
BV Chợ Rẫy
Hiện nay Đái tháo đường là một trong những nguy cơ chủ yếu đe dọa sức
khỏe cộng đồng do các biến chứng của bệnh. Các biến chứng do Đái tháo đường
gây ra có thể dẫn đến tàn phế và tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên ngày nay các
tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị đã giúp phát hiện bệnh sớm, điều trị
kịp thời và hiệu quả bệnh Đái tháo đường, ổn định tốt đường huyết sẽ làm giảm
được sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây ra.
CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GÂP
Các biến chứng có thể xảy ra ở các mô, cơ quan trong cơ thể do tổn thương các
mạch máu. Các biến chứng mạch máu nhỏ (vi mạch), xảy ra ở các mạch máu nuôi dưỡng
mắt, thận và thần kinh. Các biến chứng mạch máu lớn xảy ra ở những mạch máu nuôi dưỡng
tim, não và chân.
1. Biến chứng mạch máu nhỏ
*
Mắt:
Biến chứng ở mắt là bệnh lý võng mạc do Đái tháo đường gồm có bệnh lý
võng mạc cơ bản và bệnh lý võng mạc tăng sinh. Biến chứng này có thể dẫn đến giảm thị
lực, mù mắt. Đây là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất ở Anh đối với lứa tuổi 16 - 64.
Biến chứng ở mắt có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm bằng các biện pháp dễ thực
hiện: luôn luôn duy trì đường huyết ổn định, khám mắt định kỳ mỗi năm để giúp phát hiện
các dấu hiệu sớm của bệnh lý võng mạc do Đái tháo đường.
Chú thích ảnh:
1. Võng mạc bình thường
2. Xuất huyết, xuất tiết ở vùng hoàng điểm trong bệnh lý mắt do bệnh đái tháo đường.
*
Thận:
1/5 số bệnh nhân Đái tháo đường type 2 thường có xảy ra biến chứng ở


thận. Các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bị ảnh hưởng. Khi thấy
có protein trong nước tiểu (đạm niệu) là dấu hiệu của tổn thương tại thận. Do đó thử nước
tiểu thường xuyên có thể phát hiện sớm những thay đổi về chức năng thận. Tốt nhất nên thử
mỗi tháng một lần vào các kỳ đi khám bệnh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa tổn thương thận là ngăn chặn các yếu tố có khả năng
làm tăng nguy cơ bị biến chứng ở thận do Đái tháo đường như: Cao huyết áp phải được kiểm
soát tốt (nên duy trì ở mức 130/80 mmHg), điều trị nhiễm trùng đường tiểu kịp thời, không
hút thuốc lá. Một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
Trong trường hợp đã có dấu hiệu tổn thương tại thận nên áp dụng chế độ ăn ít muối, ít chất
đạm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
*
Thần kinh:
Bệnh lý thần kinh do Đái tháo đường gồm các bệnh lý do tổn thương
các dây thần kinh truyền thông tin đến và đi khỏi não và tủy sống.
- Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi gây thay đổi cảm giác, giảm cảm
giác, tê bì hoặc châm chích, hoặc yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân do
đó bàn chân dễ bị tổn thương gây các biến chứng như loét chân có thể làm nhiễm trùng,
hoại tử và phải cắt cụt chi. Để tránh và làm giảm xuất hiện biến chứng ở chân cần phải chăm
sóc bàn chân hàng ngày một cách kỹ lưỡng. Khi có thay đổi cảm giác ở bàn chân nên báo
ngay cho bác sĩ. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám thường xuyên và phát hiện kịp thời
các tổn thương thần kinh ngay cả khi người bệnh chưa nhận thấy.
- Bệnh lý thần kinh tự động. Các dây thần kinh tự động kiểm soát nhiều cơ quan
khác nhau nên triệu chứng thể hiện rất đa dạng như chóng mặt khi đứng, tiêu chảy nặng,
nôn mửa. Đặc biệt do tổn thương thần kinh tự động nên một số bệnh nhân Đái tháo đường
không có các dấu hiệu báo động khi có đe dọa hạ đường huyết. Người bệnh là nam giới còn
có thể bị bất lực. Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng đối với thần kinh vẫn là kiểm soát
chặt chẽ đường huyết.
2. Biến chứng mạch máu lớn
Người bị Đái tháo đường thường bị bệnh lý mạch máu lớn nhiều hơn so với người
không bị Đái tháo đường.

*
Tim mạch:
Do bị xơ vữa động mạch, bệnh nhân Đái tháo đường dễ bị bệnh tim
mạch; nguy cơ này gia tăng ở cả nam và nữ. Các bệnh lý thường gặp là thiếu máu cơ tim,
cao huyết áp, nặng hơn có thể bị nhồi máu cơ tim
Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch cho bệnh nhân Đái tháo đường phải loại bỏ các
yếu tố nguy cơ như: bỏ hút thuốc , điều trị cao huyết áp và hoạt động thể lực đều đặn. Kiểm
soát tốt đường huyết áp là việc làm rất quan trọng do tăng đường huyết có thể làm tăng
nguy cơ bị bệnh tim.
*
Mạch máu não:
Đột quị là biến chứng nặng do tổn thương các động mạch nuôi
dưỡng não. Đột quị cũng thường gặp ở người bị bệnh Đái tháo đường hơn những người
không bị Đái tháo đường. Ngoài ra các triệu chứng khác của bệnh lý mạch máu não như lẫn
lộn, hay quên, khó nói thể hiện ở các mức độ khác nhau tùy theo vùng não nào bị thiếu
máu.
Bệnh lý mạch máu não có thể phòng ngừa và hạn chế được bằng cách ngưng hút
thuốc lá, ăn ít dầu mỡ, tập luyện thể lực đều đặn, duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao của
người bệnh, điều trị cao huyết áp.
* Chi dưới:
Tình trạng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân Đái tháo đường có thể làm
tổn thương các mạch máu ở cánh tay và đặc biệt là cẳng chân, do đó làm giảm máu đến
nuôi dưỡng chi dưới. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở bắp chân, ở đùi, ở mông khi đi bộ và
thường biến mất khi nghỉ ngơi Trường hợp mạch máu nuôi ngón chân bị tắc nghẽn hoàn
toàn có ngón chân sẽ bị thâm đen do bị hoại tử.
Việc chăm sóc bàn chân hàng ngày rất quan trọng đối với người bị Đái tháo đường vì
sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đáng chú ý như đau ở bắp chân, lạnh 2 bàn chân, thay
đổi màu sắc da ở bàn chân hoặc ngón chân. Có các dấu hiệu trên người bệnh nên đến ngay
bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phát hiện sớm các triệu chứng như trên đã nêu là để không cho các biến chứng phát

triển nặng. Tuy nhiên cách tốt nhất là luôn luôn duy trì đường huyết ở mức bình thường.

Chú thích ảnh:
3. Biến chứng của bệnh tiểu đường

×