Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tieu luan QLNN chuyen vien chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.05 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường không ngừng vận
động và phát triển, chính sách mở cửa của nhà
nước được đề cao, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội
với các nước trên thế giới đang từng ngày, từng giờ
thôi thúc, đời sống xã hội cũng vì thế ngày một
biến chuyển như vũ bão. Những cơn sốt thị trường
trong các lónh vực như những vòng xoáy mà con người
rất khó có thể bứt mình ra khỏi. Đặc biệt là trong
lónh vực đất đai – loại hàng hóa đặc biệt nhất trong
các loại hàng hóa, loại tài sản vô giá nhất trong các
loại tài sản vô giá – thuộc sở hữu toàn dân chứ
không của riêng ai, do nhà nước thống nhất quản lý
và là đại diện chủ sở hữu. Cùng với sự phát triển
đó của kinh tế – xã hội, sự đổi mới cơ chế thị trường
và phát triển các khu đô thị, giá đất không thể
thống kê được theo cách tính thông thường và trong
mặc định thời gian như như loại giá cả khác. Chính điều
ấy cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
việc tranh chấp đất đai.
Tình trạng tranh chấp về đất đai diễn ra phức tạp,
dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện gay gắt, kéo dài, vượt
cấp và có xu hướng gia tăng. Việc giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện nếu không thận trọng, kiên quyết và
thấu tình đạt lý sẽ không đạt được kết quả, hiệu quả
mà còn có thể càng gia tăng tình trạng khiếu nại.
Trong phạm vi quản lý hành chính và chức năng
nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ đang phụ trách,
tôi chọn đề tài “Một số vấn đề về giải quyết
tình huống tranh chấp đất đai cụ thể ở địa
phương” để thực hiện bài viết tiểu luận cuối khóa


lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chuyên
viên.
Đây là một tình huống tranh chấp thực tế đang
diễn ra ở địa phương, cùng với những kiến thức mà
người viết được học tập qua lớp bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, người viết
có những đề xuất về phương án giải quyết, với hy
1


vọng lớn lao có thể được cơ quan có thẩm quyền tham
khảo khi xây dựng, xem xét hoặc lựa chọn các phương
án giải quyết vấn đề cho vụ việc tranh chấp đang
diễn ra. Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng
đến những người có liên quan trong vụ tranh chấp,
không "đụng chạm" trong quá trình phân tích, nhận xét
sự việc theo cảm nhận khách quan của bản thân,
người viết đã thay đổi họ tên và ký tự hóa địa chỉ
của các đương sự. Đồng thời, trong quá trình nêu tên
các chủ thể trong diễn biến và xử lý tình huống,
mặc dù không nêu tên cơ quan, đơn vị, nhưng trong
phần đánh giá nhận xét chắc chắn còn sơ suất hoặc
mang tính chủ quan, rất mong được quý cơ quan, đơn vị
liên quan thông cảm và miễn chấp.
Qua việc giải quyết tình huống này, người viết nhận
thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vai trò
chuyên viên trong việc quyết định và đánh giá hiệu
quả giải quyết tranh chấp đất đai. Từ đó, có cách
nhìn khách quan và cảm nhận đúng đắn hơn khi đánh
giá vai trò và vị trí của đội ngũ cán bộ công chức,

cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai và giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong
lónh vực đất đai.
Trong suốt thời gian được tham gia học lớp Bồi dưỡng
kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên
khóa …… tổ chức tại Trường Chính trị tỉnh Zình Dương
(từ ngày …/…/2009 đến …/…/2009), tôi xin chân thành
cảm ơn quý thầy cô, giảng viên ……………………… đã
nhiệt tình truyền đạt những những kiến thức quý báu,
bổ ích, giúp vận dụng vào trong giải quyết tình huống
quản lý hành chính nhà nước ở cơ quan, địa phương và
nhất là trong công tác hiện nay của bản thân. Xin
chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã có những ý
kiến trao đổi, đề xuất để đưa ra các phương án giải
quyết vấn đề.
Vì là lần đầu tiên làm tiểu luận tình huống, những
kiến giải còn mới mẻ nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Học viên rất trân trọng những ý

2


kiến đóng góp, nhận xét chân tình của quý thầy cô
giảng viên.
……………....

3


GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG

1. Quan hệ nhân thân của các nhân vật:
- Ông Nguyễn Văn Phúc là cha của bà Lê Thị
Dung.
- Bà Lê Thị Dung là mẹ ruột của bà Đỗ Thị Dương.
- Bà Đỗ Thị Dương có 5 người con riêng là:
+ Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1965
+ Nguyễn Văn Khánh, sinh năm 1966.
+ Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1967
+ Nguyễn Thị Diễm, sinh năm 1969
+ Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1971
- Bà Đỗ Thị Dương và ông Trần Văn Tài là vợ
chồng có 2 con chung là:
+ Trần Ann, sinh năm 1976
+ Trần Bình, sinh năm 1978
- Bà Nguyễn Thị Diễm là nguyên đơn tranh chấp,
khiếu nại và khởi kiện.
2. Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất trước
khi xảy ra tranh chấp:
Phần đất tranh chấp có diện tích 11.352m 2 tọa lạc
tại xã X, huyện Y, tỉnh Z, gồm:
- Đất ruộng 3.996m2, tờ bản đồ số 39 thửa số 363.
Đất này do bà Lê Thị Dung khai phá sử dụng trước
năm 1975, trong chiến tranh đất bị bỏ hoang. Sau 1975,
bà Lê Thị Dung cho ông Trần Văn Tài và bà Đỗ Thị
Dương phục hoá sử dụng (bà Lê Thị Dung là mẹ của
bà Đỗ Thị Dương và là bà ngoại của bà Nguyễn Thị
Diễm).
- Đất gò diện tích 7.656 m 2, tờ bản đồ số 32 thửa
số 104, do ông Nguyễn Văn Phúc khai phá sử dụng
trước 1975, trong chiến tranh đất bỏ hoang, sau giải

phóng 1975, ông Nguyễn Văn Phúc cho bà Đỗ Thị
Dương và ông Trần Văn Tài phục hoá sử dụng (ông
Nguyễn Văn Phúc là cha của bà Lê Thị Dung, ông
4


ngoại của bà Đỗ Thị Dương và là ông cố ngoại của
bà Nguyễn Thị Diễm).
Năm 1975, bà Đỗ Thị Dương và ông Trần Văn Tài
khai hoang phục hoá để sử dụng đất trên, phần đất
ruộng thì sử dụng cấy lúa, đất gò sử dụng làm nhà
ở và trồng cây ăn trái.
Năm 1980, bà Đỗ Thị Dương chết, ông Trần Văn
Tài có vợ khác. Phần đất trên do 7 người con của ông
Trần Văn Tài và bà Đỗ Thị Dương tiếp tục sinh sống
sử dụng. Lần lượt các người con của bà Đỗ Thị Dương
lập gia đình và theo chồng (bà Nguyễn Văn Tiến, sinh
năm 1965; bà Nguyễn Văn Khánh, sinh năm 1966; bà
Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1967, bà Nguyễn Thị Thanh,
sinh năm 1971), chỉ còn lại bà Nguyễn Thị Diễm, sinh
năm 1969 ( là con riêng bà Đỗ Thị Dương), ông Trần An
và ông Trần Bình (con chung của ông Trần Văn Tài và
bà Đỗ Thị Dương) sử dụng đất trên. Năm 1992, bà
Nguyễn Thị Diễm lấy chồng và tiếp tục sử dụng đất
đó. Đến năm 1999, bà Nguyễn Thị Diễm theo chồng
về quê sống. Đất bị bỏ hoang một thời gian (từ năm
1999 đến năm 2001), năm 2001 ông Trần Bình trở về
khai phá đất để sản xuất thì bà Nguyễn Thị Diễm
không cho nên xảy ra tranh chấp.
3. Diễn biến tình huống tranh chấp:

* Đơn tranh chấp của bà Nguyễn Thị Diễm gửi Ủy
ban nhân dân xã X. Ngày 02/5/2002, Ủy ban nhân dân
xã X có buổi hòa giải, ý kiến các bên như sau:
- Bà Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Nhung (là 2
người con riêng của bà Đỗ Thị Dương), ông Trần An và
Trần Bình ( là hai người con chung của bà Đỗ Thị Dương
và ông Trần Văn Tài): đều đồng ý chia phần đất
11.352m2 thành 7 phần cho 7 anh chị em, mỗi người 1
phần
- Bà Nguyễn Thị Diễm: không đồng ý chia thành 7
phần. Vì đất này của ông Nguyễn Văn Phúc (ông cố
ngoại) và bà Lê Thị Dung (bà ngoại) để lại cho bà
Nguyễn Thị Diễm, nên chỉ đồng ý chia khi nào ông
Nguyễn Văn Phúc và bà Lê Thị Dung cũng đồng ý
5


như thế. Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Diễm không xuất
trình được bất cứ giấy tờ gì chứng minh ông Nguyễn
Văn Phúc và bà Lê Thị Dung đã cho bà sử dụng đất
đó.
Kết quả hòa giải không thành.
* Ngày 07/6/2002, Ủy ban nhân dân xã X tiến hành
hòa giải lần thứ 2 nhưng vẫn không thành vì cả 2
bên đều giữ nguyên ý kiến như lần đầu.
* Ngày 14/8/2002, Ủy ban nhân dân xã X tiến hành
hòa giải lần thứ 3 với sự tham gia của ông Trần Văn
Tài (cha đẻ của Trần An, Trần Bình và là cha dượng
của bà Nguyễn Thị Diễm), nhưng kết quả cũng không
thành. Hai bên đều giữ nguyên ý kiến như lần đầu.

Ông Trần Văn Tài nêu ý kiến đồng ý chia diện tích
đất trên thành 7 phần cho 7 người con (gồm 2 con chung
của ông với bà Đỗ Thị Dương và 5 người con riêng
của bà Đỗ Thị Dương). Ủy ban nhân dân xã X chuyển
hồ sơ tranh chấp lên Thanh tra huyện Y để tiếp tục giải
quyết theo quy định pháp luật.
* Ngày 01/4/2003 Thanh tra huyện tiến hành làm
việc giữa các bên đương sự. Ý kiến như sau:
- Ông Trần Văn Tài (là cha đẻ của ông Trần An,
Trần Bình và là cha dượng của bà Nguyễn Thị Diễm),
04 người con có mặt ở lần hòa giải đầu tiên tại Ủy
ban nhân dân xã X (là ông Trần An, Trần Bình, bà
Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Nhung): đồng ý kiến chia
11.352m2 đất trên cho 7 chị em.
- Bà Nguyễn Thị Diễm: đất đó do ông bà để lại
cho bà sử dụng nên bà sử dụng hết, không chia cho ai
cả.
- Ông Nguyễn Văn Phúc và bà Lê Thị Dung (là hai
cha con, có công khai phá đất trên từ trong chiến tranh,
sau giải phóng năm 1975 mới cho lại bà Đỗ Thị Dương
và ông Trần Văn Tài tiếp tục sử dụng) được mời đến
làm việc và nêu ý kiến: đất đó có nguồn gốc của
Nhà nước, nên Nhà nước giải quyết sao ông, bà
cũng không có ý kiến gì.
6


Từ kết quả làm việc trên, ngày 15/5/2003 Thanh tra
huyện Y đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Y ban
hành Quyết định số 28/QĐ-CT về việc giải quyết đơn

tranh chấp đất đai của bà Nguyễn Thị Diễm, kết quả
giải quyết như sau:
- Đơn của bà Nguyễn Thị Diễm là không có cơ sở
giải quyết.
- Giao phần đất 11.352m2 trên cho hộ ông Trần Văn
Tài.
Quyết định được công bố ngày 22/5/2003. Đến
24/9/2003, Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên Môi
trường huyện Y và Ủy ban nhân dân xã X tiến hành
lập biên bản giao đất để thực hiện Quyết định 28/QĐCT.
Về phía ông Trần Văn Tài, sau khi có Quyết định
số 28/QĐ-CT ngày 15/5/2003 về việc giải quyết tranh
chấp đất đai, ông Trần Văn Tài đi đăng ký kê khai xin
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến ngày
09/10/2006 ông Trần Văn Tài được Ủy ban nhân dân
huyện Y cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
diện tích 7.356m2 tại thửa đất số 104 tờ bản đồ số
32. Tiếp theo, ngày 13/9/2007 ông Trần Văn Tài được
Ủy ban nhân dân huyện Y cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất diện tích 3.996m2 tại thửa số 363
tờ bản đồ 39.
Tuy nhiên, năm 2004, bà Nguyễn Thị Diễm có đến
Ủy ban nhân dân xã X để làm thủ tục cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 27.267m 2,
gồm các thửa:
+ Thửa 363 tờ bản đồ số 39 – diện tích 3.996m 2
+ Thửa 94 tờ bản đồ số 32 – diện tích 3.032m 2
+ Thửa 104 tờ bản đồ số 32 – diện tích 7.656m 2
+ Thửa 478, 479, 480, 481 tờ bản đồ số 44 – diện
tích 12.883m2

Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất của bà
Nguyễn Thị Diễm được Ủy ban nhân dân xã X xét đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nên ngày 30/8/2004 Ủy ban nhân dân huyện Y đã cấp
7


quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Diễm với tổng
diện tích là 27.267m2 (bao gồm cả diện tích 11.352m2
đất của ông Trần Văn Tài, gồm thửa 363 tờ bản đồ
số 39 – diện tích 3.996m2 và thửa 104 tờ bản đồ số 32
– diện tích 7.656m2)
Đến năm 2005, ông Trần Văn Tài tiến hành xây
dựng 01 căn nhà để thờ ông bà (diện tích ngang 5m x
dài 12m), giữa hai bên phát sinh mâu thuẫn, Ủy ban
nhân dân xã X phát hiện diện tích 11.352m2 đất trước
đây hai bên tranh chấp (đã được giải quyết bằng
Quyết định 28/QĐ-CT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện và Biên bản giao đất ngày 24/9/2003 với kết
quả giao cho ông Trần Văn Tài) nhưng lại đang ở trong
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Nguyễn
Thị Diễm đứng tên từ năm 2004. Do đó, ngày
03/7/2006, Ủy ban nhân dân xã X đã có Tờ trình xin thu
hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho
bà Nguyễn Thị Diễm; ngày 25/9/2006, Phòng Tài
Nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân
huyện quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm.
Ngày 03/10/2006, Ủy ban nhân dân huyện đã ban
hành Quyết định số 618/QĐ-UBND về việc thu hồi Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất số 01439 QSDĐ/QĐ-UB
ngày 30/8/2004 do bà Nguyễn Thị Diễm đứng tên đối
với các thửa 363 tờ bản đồ 39 diện tích 3.996m2, thửa
104 tờ bản đồ 32 diện tích 7.356m2; đồng thời cấp lại
cho bà Nguyễn Thị Diễm Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với các thửa 478, 479, 480, 481 tờ bản
đồ 44 diện tích 12.883m2 (sót thửa 94 tờ bản đồ 32
diện tích 3.032m2, đây là diện tích đất do bà Nguyễn
Thị Diễm khai phá, không liên quan diện tích đất tranh
chấp)
Ngày 13/8/2008 trao đổi với cơ quan thanh tra huyện,
ông Trần Văn Tài thể hiện ý nguyện chia phần đất
trên thành 7 phần cho 7 đứa con (gồm 5 người con
riêng của bà Đỗ Thị Dương và 2 người con chung của
ông với bà Đỗ Thị Dương), bản thân ông không nhận
phần nào, phần đã xây nhà thờ tự ông bà từ năm
8


2005 hiện do ông Trần Bình (con trai út ông Trần Văn
Tài và bà Đỗ Thị Dương) quản lý, sử dụng. Vì theo
ông Trần Văn Tài, nguồn gốc đất trên là do bên vợ
(gồm ông ngoại vợ – ông Nguyễn Văn Phúc, và mẹ vợ
– bà Lê Thị Dung) khai phá và cho lại vợ chồng ông
tiếp tục canh tác, nay để lại cho các con của vợ ông
là hợp tình, hợp lý.
Bà Nguyễn Thị Diễm không đồng ý với Quyết
định 618/QĐ-UBND về việc thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của mình nên đã khiếu nại Quyết
định 618/QĐ-UBND đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân

huyện.
Ngày 01/4/2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
ban hành Quyết định số 359/QĐ-UBND về việc giải
quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Diễm đối với
Quyết định 618/QĐ-UBND. Nội dung: bác đơn khiếu nại
của bà Nguyễn Thị Diễm, giữ nguyên Quyết định
618/QĐ-UBND.
Bà Nguyễn Thị Diễm không đồng ý với Quyết
định 618/QĐ-UBND về việc thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của mình, nên đã khiếu nại đến
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Ngày 01/4/2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
ban hành Quyết định số 359/QĐ-UBND về việc giải
quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Diễm đối với
Quyết định 618/QĐ-UBND. Nội dung giải quyết như sau:
bác đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Diễm, giữ
nguyên Quyết định 618/QĐ-UBND.
Bà Nguyễn Thị Diễm không đồng ý với Quyết
định 359/QĐ-UBND nên khởi kiện một vụ án hành chính
tại Tòa án nhân dân huyện Y yêu cầu hủy Quyết
định 618/QĐ-UBND.
Trong quá trình Tòa án thụ lý vụ việc, Ủy ban nhân
dân huyện Y ban hành Quyết định số 760/QĐ-UBND
ngày 11/8/2008 bổ sung một phần Quyết định 618/QĐUBND: cấp bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho bà Nguyễn Thị Diễm đối với thửa đất số 94
thuộc tờ bản đồ 32 diện tích 3.032m2.
9


Tại bản án hành chính sơ thẩm số 01/2008/HCST

ngày 29/8/2008 của Tòa án nhân dân huyện Y tuyên
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn
Thị Diễm về việc hủy Quyết định hành chính số
618/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
giữ nguyên Quyết định 618/QĐ-UBND và Quyết định
760/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 618/QĐ-UBND.
Bà Nguyễn Thị Diễm kháng cáo. Tuy nhiên, tại
phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Diễm đã tự
nguyện rút lại đơn khởi kiện và yêu cầu kháng cáo.
Tại bản án hành chính phúc thẩm số 02/2009/HCPT
ngày 17/02/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Z tuyên: chấp
nhận yêu cầu rút đơn khởi kiện và yêu cầu kháng
cáo của đương sự; hủy bản án sơ thẩm số
01/2008/HCST ngày 29/8/2008 của Tòa án nhân dân
huyện Y, đình chỉ giải quyết vụ án.
Ngày 30/3/2009, Ủy ban nhân dân huyện ban hành
2 quyết định:
Một là, Quyết định số 261/QĐ-UBND về việc
thu hồi Quyết định 618/QĐ-UBND ngày 03/10/2006
và Quyết định 760/QĐ-UBND ngày 11/8/2008
Hai là, Quyết định số 262/QĐ-UBND về việc
thu hồi đất và Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Bà Nguyễn Thị Diễm không đồng ý việc thu hồi
đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên
khiếu nại Quyết định 262/QĐ-UBND.

10



PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Phân tích theo diễn biến của tình huống:
Từ việc giải quyết một tình huống tranh chấp đất
đai xảy ra từ năm 2001 đến nay, đã có quyết định
giải quyết tranh chấp, dẫn đến khiếu nại quyết định
hành chính, sau đó khiếu kiện hành chính, lại tiếp tục
khiếu nại. Có thể thấy:
Những năm trước 1980 đến 1999, việc canh tác, sử
dụng đất giữa 7 chị em cùng mẹ khác cha không có
vấn đề gì, mục đích sử dụng đất chủ yếu là trồng
lúa và cây ăn trái cho thu hoa lợi không đáng kể,
dẫn đến việc đất bị bỏ hoang từ năm 1999 đến năm
2001.
Từ năm 2000, đất đai trở nên có giá, có thời gian
trở thành “sốt giá” với sự gia tăng ảo giữa giá trị
thực tế (còn gọi là giá thị trường) và giá đất theo
khung giá nhà nước quy định. Trước những mối lợi
khổng lồ do đất đai mang lại, không ít trường hợp cha
mẹ con, vợ chồng, anh chị em… phát sinh mâu thuẫn,
từ tranh giành từng miếng đất dẫn đến đưa nhau ra
trước pháp đình. Cụ thể như tình huống trên, sự tranh
chấp trước sau chỉ diễn ra giữa bà Nguyễn Thị Diễm
với ông Trần Bình (là hai chị em cùng mẹ khác cha).
Quá trình tranh chấp đã dẫn đến sự có mặt của
những người liên quan có quyền thừa kế đối với đất
đó, gồm ông Trần Văn Tài (người có công khai phá
cùng với bà Đỗ Thị Dương), các người con riêng của
bà Đỗ Thị Dương (bà Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn
Thị Thanh không có ý kiến gì, cũng không đồng ý
tham gia vụ việc tranh chấp), ông Trần An (con chung

của ông Trần Văn Tài và bà Đỗ Thị Dương, là em
cùng mẹ với bà Nguyễn Thị Diễm).
Xem xét toàn bộ quá trình vụ việc từ khi ông Trần
Bình cho xe san ủi đất để sử dụng thì bà Nguyễn Thị
Diễm không cho, nên giữa hai bên mâu thuẫn và
phát sinh tranh chấp cho đến nay, có thể thấy rằng,
nguồn gốc đất là của ông cố ngoại và bà ngoại cuûa
11


cả 7 chị em để lại, lẽ ra, các chị em có thể thỏa
thuận phân chia để cùng thừa hưởng, nhưng bà
Nguyễn Thị Diễm luôn muốn giành toàn bộ quyền sử
dụng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp
kéo dài và kéo theo cả quá trình giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện với sự tham gia giải quyết vụ việc của
nhiều cơ quan (Ủy ban nhân dân xã, huyện, Tòa án
huyện, Tòa án tỉnh, Thanh tra, Phòng Tài nguyên Môi
trường).
Quyết định 28/QĐ-CT về việc giải quyết tranh chấp
đất đai đã có hiệu lực pháp luật, các cơ quan hữu
trách đã tiến hành giao đất trên thực tế, nhưng việc
đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của ông Trần Văn Tài bị thiếu sót nên đăng ký từ
năm 2003 mà đến năm 2006 mới được cấp Giấy
chứng nhận. Trong khi đó, việc bà Nguyễn Thị Diễm
được xét đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thực tế đã thực hiện việc kê khai đăng
ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vào năm 2004 đối với 11.352m2 đất tranh chấp năm

2003 với ông Trần Văn Tài. Từ đó cho thấy, khâu
quản lý, theo dõi thực hiện quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai còn bị bỏ ngõ, không đảm bảo tính
nghiêm túc. Mặt khác, Quyết định 618/QĐ-UBND thu hồi
các thửa đất 363 tờ bản đồ 39, thửa 104 tờ bản đồ
32 để cấp cho ông Trần Văn Tài, nhưng lẽ ra phải cấp
thửa 94 tờ bản đồ 32 và các thửa 478 đến 481 tờ
bản đồ 44 cho bà Nguyễn Thị Diễm thì cơ quan tham
mưu ra quyết định giải quyết tranh chấp lại thiếu sót
mất thửa 94. Việc được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất rồi lại bị thu hồi (bởi Quyết định 618/QĐUBND) và quyết định thu hồi lại thiếu sót thửa 94 chính
là cơ sở để bà Nguyễn Thị Diễm thực hiện các việc
khiếu nại, khiếu kiện sau này.
Tóm lại, về phía bà Nguyễn Thị Diễm, do bà không
đồng ý với quyết định thu hồi quyền sử dụng đất
mà Ủy ban nhân dân đã cấp cho bà từ năm 2004;
về phía cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại, đã
không xem xét kỹ vấn đề, thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng lại không thu hồi đất (theo
12


quy định của khoản 2 điều 42 Nghị định 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004).
Việc ban hành Quyết định 618/QĐ-UBND có sai sót
là: tổng diện tích đất cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm là
27.267m2, thu hồi 11.352m2 để cấp cho ông Trần Văn
Tài theo Quyết định 28/QĐ-CT về giải quyết tranh chấp
đất đai, nhưng lại để thiếu mất thửa 94 (diện tích
3.032m2) của bà Nguyễn Thị Diễm, do đó, phải ban

hành tiếp Quyết định 760/QĐ-UBND để bổ sung nội
dung này. Sau đó, Quyết định 618/QĐ-UBND bị kiện ra
tòa, vụ việc qua xét xử sơ thẩm, bị kháng cáo nên
tiếp tục xét xử phúc thẩm, kết quả cuối cùng là
đình chỉ giải quyết vụ án. Nhưng sau khi có kết quả
xét xử của Tòa án, Quyết định 618/QĐ-UBND và
Quyết định 760/QĐ-UBND lại không được tiếp tục thực
hiện mà bị thu hồi theo Quyết định 261/QĐ-UBND vì lý
do:
Quyết định 618/QĐ-UBND bị thiếu sót là
không cấp lại cho hộ bà Nguyễn Thị Diễm thửa
đất số 94 tờ bản đồ 32 với diện tích 3.032m 2.
Quyết định 760/QĐ-UBND là quyết định được
ban hành để bổ sung Quyết định 618/QĐ-UBND, nên
thu hồi Quyết định 618/QĐ-UBND thì phải thu hồi
luôn.
Đồng thời, cơ quan tham mưu giải quyết vụ việc lại
tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành
Quyết định 262/QĐ-UBND thu hồi đất và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Quyết định này một mặt
khắc phục những thiếu sót của Quyết định 618/QĐUBND và Quyết định 760/QĐ-UBND, nhưng mặt khác lại
tạo điều kiện để đương sự thực hiện quyền khiếu nại
hoặc khởi kiện hành chính, bởi vì theo quy định tại Luật
Khiếu nại, tố cáo, một quyết định hành chính có thể
bị khiếu nại qua hai cấp giải quyết hoặc bị khởi kiện
ra tòa và cũng trải qua hai cấp xét xử theo trình tự,
thủ tục quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính.
Ở một góc độ khác, Quyết định 618/QĐ-UBND mặc
dù có thiếu sót như đã nêu trên, nhưng đã được bổ

13


sung bởi Quyết định 760/QĐ-UBND và đã được Tòa án
tuyên giữ nguyên, thì có hiệu lực thi hành, do vậy,
không nên thu hồi để ban hành Quyết định khác thay
thế. Vì điều đó làm cho đương sự lẽ ra mất quyền
khiếu nại tiếp (Quyết định 618/QĐ-UBND là quyết định
hành chính bị khiếu nại, đã được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện – người ra quyết định – giải quyết
khiếu nại bởi Quyết định 359, bà Nguyễn Thị Diễm
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nên lựa chọn
khởi kiện một vụ án hành chính ra Tòa án, thay vì
khiếu nại tiếp đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, do
vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo, bà
Nguyễn Thị Diễm mất quyền khiếu nại tiếp), đồng
thời, cũng mất quyền kháng cáo tiếp (vụ việc đã qua
xét xử hành chính sơ thẩm, bà Nguyễn Thị Diễm
không đồng ý nên có kháng cáo và đã được Tòa
án tỉnh xét xử phúc thẩm, vì vậy, theo quy định của
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
bà Nguyễn Thị Diễm không còn quyền kháng cáo,
trừ trường hợp có yêu cầu kháng nghị của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền theo quy định), nhưng lại có
điều kiện tiếp tục khiếu nại một vụ việc khiếu nại
mới (đối với Quyết định 262/QĐ-UBND) hoặc khởi kiện
một vụ án hành chính đối với một quyết định hành
chính mới (nếu bà Diễm không đồng ý với kết quả
giải quyết khiếu nại).

2. Phân tích trách nhiệm, thiếu sót của từng
đơn vị và cá nhân liên quan trong tình huống:
Từ những vấn đề trên cho thấy, trong tình huống
nêu ra, mỗi đơn vị và mỗi cá nhân có liên quan đều
có trách nhiệm cũng như thiếu sót nhất định trong
việc để tình huống kéo dài qua nhiều năm. Xin tóm
lược như sau:
- Về phía Ủy ban nhân dân xã X: quản lý biến
động đất đai ở địa phương, hiện trạng sử dụng đất,
xét duyệt điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất còn chưa đảm bảo tính chặt chẽ. Dẫn đến
sự chồng chéo trong đăng ký cấp giấy chứng nhận
14


quyền sử dụng đất (cùng một diện tích đất nhưng ông
Trần Văn Tài kê khai đăng ký năm 2003 và được cấp
Giấy chứng nhận năm 2006, bà Nguyễn Thị Diễm kê
khai đăng ký năm 2004 và được cấp giấy chứng nhận
năm 2004). Nguồn gốc đất kê khai theo bà Nguyễn Thị
Diễm là do ông bà để lại, nhưng Ủy ban nhân dân xã
X đã không xác minh điều đó. Mặt khác, nếu nói đất
đó do ông bà để lại thì phải xác minh xem tại sao có 7
chị em mà chỉ có một mình bà Nguyễn Thị Diễm được
hưởng, nhưng Ủy ban nhân dân xã X đã rất chủ quan
khi chỉ căn cứ vào nội dung kê khai của bà Nguyễn
Thị Diễm mà bỏ qua các anh, chị, em khác của bà
Nguyễn Thị Diễm.
- Về phía cơ quan tham mưu giải quyết tranh chấp:
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên

môn quản lý về đất đai ở địa phương, nhưng công tác
quản lý đất đai còn lỏng lẻo, đất tranh chấp đã có
quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực pháp
luật nhưng không theo dõi được tiến độ cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như thực trạng
sử dụng đất; thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra hồ
sơ do địa phương (Ủy ban nhân dân xã) chuyển lên. Vì
vậy, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị
Diễm vào năm 2004, trong khi hồ sơ của ông Trần Văn
Tài từ năm 2003 cũng đối với diện tích đất đó mà
chưa được cấp. Ngòai ra, còn sơ sót trong việc tham mưu
ban hành quyết định, dẫn đến việc ban hành quyết
định bổ sung, thay thế, thu hồi nhiều lần trong cùng vụ
việc (do thu hồi mà không cấp lại thửa 94 tờ bản đồ
32 (diện tích 3.032m2) cho bà Nguyễn Thị Diễm)
- Về phía ông Trần Văn Tài: khi tham gia vụ việc
tranh chấp với tư cách người bị tranh chấp, ông Trần
Văn Tài luôn thể hiện ý chí và nguyện vọng giành
diện tích đất trên cho 2 đứa con chung của ông và 4
người con riêng của bà Đỗ Thị Dương. Nhưng khi sự việc
tranh chấp được giải quyết xong (bằng Quyết định
28/QĐ-CT), ông lại chủ quan và thiếu trách nhiệm trong
việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất để phân
chia cho các con, chỉ bằng hành động nộp hồ sơ kê
15


khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
Ủy ban nhân dân xã và bỏ luôn cho đến khi phát

sinh tranh chấp tiếp theo (vào năm 2005). Sau khi được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2006),
ông Trần Văn Tài có làm thủ tục để tách sổ cho bà
Nguyễn Văn Tiến (đã tách xong năm 2007) và những
người còn lại (chưa tách xong).
- Về phía bà Nguyễn Thị Diễm: cương quyết tranh
chấp để giành cho được quyền sử dụng đối với diện
tích đất 11.352m2 nêu trên. Trong đó, có những tình tiết
mà bà Nguyễn Thị Diễm chỉ nêu được “cung” chứ
không có “chứng”. Chẳng hạn như: năm 2004, bà
Nguyễn Thị Diễm kê khai đăng ký giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với 11.352m 2 đất và nêu
nguồn gốc đất là do ông bà để lại, nhưng không có
giấy tờ gì chứng minh. Bà Nguyễn Thị Diễm không
phải là con duy nhất của bà Đỗ Thị Dương, nếu xét
về thừa kế cũng không phải một mình bà hưởng
toàn bộ thừa kế vì còn có các người con khác là
chị, em ruột và chị, em cùng mẹ khác cha với bà.

16


XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH
HUỐNG
Từ tình huống cùng với những phân tích trên, là
người tham mưu giải quyết vụ việc, người viết xây
dựng các phương án giải quyết tình huống như sau:
Phương án 1:
Xác định diện tích đất trên có nguồn gốc ban đầu
là đất công do nhà nước quản lý, mặc dù ông bà

của các bên có công khai hoang, phục hóa và cho lại
con cháu sử dụng, canh tác. Nhưng quá trình sử dụng
đất không có hiệu quả, dẫn đến đất bị bỏ hoang
một thời gian dài trong chiến tranh và từ 1999 đến
2001, sau đó nội bộ gia đình lại phát sinh mâu thuẫn,
tranh chấp làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà
nước về đất đai.
Hướng giải quyết: tham mưu Ủy ban nhân dân
huyện Y ra quyết định thu hồi diện tích 11.352m 2 đất
tranh chấp giữa bà Nguyễn Thị Diễm và ông Trần
Văn Tài vì có nguồn gốc đất công, giao Ủy ban nhân
dân xã X quản lý.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 điều 38 Luật đất đai ngày
26/11/2003.
Phương án 2:
Xét nguồn gốc ban đầu và sâu xa của cả quá
trình khai phá, sử dụng, canh tác trên đất cho thấy: đất
trên từ sau giải phóng năm 1975 do nhà nước quản
lý, nhưng trước đó do ông Nguyễn Văn Phúc và con
gái ông là bà Lê Thị Dung khai phá, sử dụng. Sau 1975
mới cho lại vợ chồng ông Trần Văn Tài và bà Đỗ Thị
Dương khai hoang, phục hóa tiếp tục sử dụng. Do đó, có
thể xác định diện tích 11.352m 2 đất nêu trên là tài
sản chung vợ chồng của ông Trần Văn Tài và bà Đỗ
Thị Dương, nay bà Đỗ Thị Dương chết, đất đó trở
thành di sản thừa kế của bà Đỗ Thị Dương để lại
(trong khối tài sản chung với ông Trần Văn Tài).
17



Xác định như vậy để hướng 7 người con của bà
Đỗ Thị Dương cùng thỏa thuận phân chia di sản do mẹ
để lại (như đã nêu, ông Trần Văn Tài đồng ý nhường
toàn bộ lại cho 7 người con, bản thân ông là rể, tài
sản có nguồn gốc do bên vợ cho nên ông không
nhận phần nào trong khối tài sản trên). Đó cũng là
ý kiến của đa số những người con của bà Đỗ Thị
Dương (4/7 người), còn lại 2 người con (bà Nguyễn Văn
Tiến, bà Nguyễn Văn Khánh) và ông ngoại (ông
Nguyễn Văn Phúc), mẹ (bà Lê Thị Dung) của bà Đỗ
Thị Dương đều thể hiện ý chí là không có ý kiến gì.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự
xác định hàng thừa kế theo pháp luật. Mẹ, chồng và
7 người con của bà Đỗ Thị Dương là 9 đồng thừa kế.
Tuy nhiên, có 2 đồng thừa kế (mẹ và chồng) từ chối
nhận di sản.
Hướng giải quyết: hướng dẫn các bên đi đến
thỏa thuận, đồng ý thỏa thuận phân chia di sản và
thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật về chứng
thực thỏa thuận phân chia di sản (quy định tại Thông tư
liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT về chứng thực các hợp
đồng, giao dịch liên quan bất động sản).
Phương án 3:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư
pháp lý quan trọng, thể hiện sự công nhận của nhà
nước về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức.
Do vậy, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phải đảm bảo chặt chẽ, đúng đắn, không thừa
nhận có sai sót để đảm bảo uy tín của nhà nước.
Mặt khác, theo quan niệm chung về chứng thư pháp lý

cá nhân, giấy có trước đương nhiên có giá trị hơn
giấy cấp sau, nên giữ nguyên Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm.
Hướng giải quyết: công nhận giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm
từ năm 2004 vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Traàn

18


Văn Tài là cấp sau (năm 2006) nên phải bị thu hồi và
hủy bỏ.
Phương án 4:
Vì vụ việc tranh chấp đã được giải quyết bởi Quyết
định số 28/QĐ-CT ngày 15/5/2003 và có hiệu lực thi
hành, các cơ quan liên quan đã tiến hành giao đất
trên thực tế và có lập biên bản giao đất. Theo kết
quả giải quyết tranh chấp, diện tích 11.352m 2 đất nêu
trên đã giao cho ông Trần Văn Tài, việc ông Trần Văn
Tài kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và được cấp giấy chứng nhận vào năm
2006 là đúng với kết quả giải quyết tranh chấp đất
đai, đúng với quy định pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đã cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm với lý do kê khai
nguồn gốc đất do ông bà để lại là không phù hợp
và Giấy chứng nhận đó phải bị thu hồi để hủy bỏ.
Việc Ủy ban nhân dân xã X đã xét và đề nghị Ủy
ban nhân dân huyện Y cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Diễm là không đúng
đối tượng, trái với kết quả giải quyết tranh chấp đất
đai theo Quyết định 28/QĐ-CT đã được thi hành.
Hướng giải quyết: bác đơn khiếu nại của bà
Nguyễn Thị Diễm đối với Quyết định số 262/QĐ-UBND.
Về đất tranh chấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và thu hồi đất đối với diện tích 11.352m 2
đất đã cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm năm 2004 và
công nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã
cấp cho ông Trần Văn Tài theo kết quả giải quyết
tranh chấp đất đai tại Quyết định số 28/QĐ-CT ngày
15/5/2003 là đúng quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 5 điều 49 Luật đất đai năm
2003 quy định: người được sử dụng đất theo bản án
hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi
hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã được thi hành; khoản 5 điều 50
Luật đất đai: hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất
theo bản án hoặc quyết định của Tòa aùn nhaân daân,
19


quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực
hiện nghóa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

20



LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH
HUỐNG
Với 4 phương án được xây dựng như trên, để có cơ
sở lựa chọn phương án tốt nhất, người viết nêu các
ưu điểm, khuyết điểm của từng phương án như sau:
Phương án
Phương
1:

án

Thu hồi diện
tích
11.352m2
đất bị tranh
chấp vì có
nguồn
gốc
đất công, đất
sử
dụng
không

hiệu quả dẫn
đến bị hoang
hóa một thời
gian
trong

chiến tranh và
từ năm 1999
đến
năm
2001.

Ưu điểm

Khuyết điểm

- Tăng quỹ đất - Nếu thu hồi thì
công dự trữ ở địa phải thu hồi cả
phương.
giấy chứng nhận
- Hạn chế tình trạng quyền sử dụng đất
khai phá đất và đã cấp cho bà
cho qua tay nhiều Nguyễn Thị Diễm
người mà không năm 2004 và ông
xin phép cơ quan Trần Văn Tài năm
đồng
thời
nhà nước có thẩm 2006,
phải hủy bỏ tất
quyền
cả các quyết định
giải
quyết
tranh
chấp, quyết định
giải quyết khiếu

nại trước đó. Thủ
tục rất khó thực
hiện

không
đảm bảo tính khả
thi.
- Phía ông Trần Bình
hiện đang ở trong
căn nhà thờ tự
được xây trên đất
từ năm 2005 sẽ bị
khó khăn về chỗ
ở, các bên tranh
chấp đều bị thiệt
hại nặng về kinh
tế, không có đất
sản
xuất,
ảnh
hưởng đến cuộc
sống.
- Có thể phát sinh
vụ việc tranh chấp
khác từ phía những
ngừơi là bên bị

21



tranh chấp trong tình
huống nêu trên.

Phương
2:

án

Xác
định
diện tích đất
bị tranh chấp
nêu trên là di
sản thừa kế
của bà Đỗ
Thị
Dương,
hướng
các
bên
thỏa
thuận
phân
chia di sản.

Phương
3:

án


Chỉ
công
nhận
Giấy
chứng
nhận
quyền
sử
dụng đất đã
cấp cho bà
Nguyễn
Thị
Diễm.

- Giúp các thành
viên gia đình giữ gìn
tình cảm cha con,
chị em; không vì tài
sản mà tranh chấp,
kiện cáo nhau, làm
sứt mẻ tình cảm
với nhau.

- Không khả thi, vì
qua quá trình giải
quyết tranh chấp
cho thấy, từ khi
hòa giải ở cơ sở
đến khi vụ việc
được chuyển đến cơ

quan
Thanh
tra
huyện Y, đã qua
nhiều lần hòa giải
theo hướng chia đều
cho 7 chị em, nhưng
kết
quả
đều
không thành.

- Các bên cùng
chan hòa lợi ích,
không ai lợi quá,
cũng không ai thiệt
thòi quá (nếu một
mình bà Nguyễn
Thị Diễm được, thì 6 - Không có hướng
người
con
khác xử lý đối với các
thiệt thòi)
quyết định, bản án
- Nêu cao tính trách (đều đã có hiệu
nhiệm và ý thức lực thi hành) đã
của cán bộ ở cơ được ban hành trong
sở trong việc làm cả quá trình giải
công
tác

vận quyết tranh chấp,
động, thuyết phục, giải quyết khiếu
nại,
giải
quyết
hòa giải.
khiếu kiện đã nêu
trên.

Nguyễn
Thị
Diễm đạt được mục
đích giành toàn bộ
quyền
sử
dụng
đất, nên không
khiếu nại, sẽ chấm
dứt vụ việc đã
kéo dài từ 2001
đến nay.

- Sẽ phát sinh vụ
tranh chấp khác từ
phía những người
là bên bị tranh
chấp
trong
tình
huống nêu trên.

- Không xử lý
được trách nhiệm
của cán bộ, cơ
quan tham mưu cấp
giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
không đúng đối
tượng.
- Trái với kết quả
giải
quyết
tranh
chấp đất đai ban

22


đầu (theo Quyết
định 28/QĐ-CT)
- Không có hướng
xử lý đối với các
quyết định, bản án
(đều đã có hiệu
lực thi hành) đã
được ban hành trong
cả quá trình giải
quyết tranh chấp,
giải quyết khiếu
nại,
giải

quyết
khiếu kiện đã nêu
trên.

Phương
4:

án

- Quá trình xử lý
có thể có hành vi
thiếu trách nhiệm
hoặc hành vi tiêu
cực bị xử lý.

tranh
chấp,
giải
quyết
khiếu nại và
giải
quyết
khiếu
kiện
hành chính: thu
hồi
Giấy
chứng
nhận
quyền

sử
dụng đất và
thu hồi đất
đối với diện
tích
11.352m2
đã cấp cho

Nguyễn
Thị Diễm năm
2004.

- Bà Nguyễn Thị
Diễm có thể sẽ
tiếp tục khiếu nại
như lần trước đối
với
Quyết
định
618/QĐ-UBND.

- Bao gồm được tất
cả ưu điểm đồng
thời
giải
quyết
Giữ nguyên được tất cả nhược
các kết quả điểm của phương
giải
quyết án 2.

- Đảm bảo tính
nghiêm minh của
pháp
luật,
đưa
quyết
định
giải
quyết tranh chấp
đã có hiệu lực ra
thi hành trên thực
tế.
- Có cơ sở để xử
lý cán bộ, cơ quan
có liên quan trong
việc thiếu trách
nhiệm
quản

nhà nước về đất
đai, khắc phục được
sự sai sót về trình
tự và lỏng lẻo về
quản lý trong việc
cấp Giấy chứng
nhận
quyền
sử
dụng đất.
Không

ảnh
hưởng đến nhiều
người, đảm bảo
việc sinh sống của

23


các bên không bị
xáo trộn hay ảnh
hưởng lớn (khắc
phục được nhược
điểm của phương
án 1).

* Mục tiêu của phương án tối ưu: vì sự việc
tranh chấp đất đai nói trên xảy ra và kéo dài nhiều
năm, liên quan đến nhiều người, cho nên cần thiết
phải xác định các phương án để giải quyết tình huống
trên sao cho đạt được mục tiêu sau:
- Giải quyết tranh chấp theo đúng luật đúng trình tự
thủ tục, đúng thẩm quyền.
- Phương án giải quyết phải có tính khả thi, có tính
thuyết phục để hạn chế các bên tranh chấp tiếp
khiếu, đồng thời nhanh chóng đưa đất vào quá trình
sử dụng, tăng giá trị và hiệu quả sử dụng đất,
chấm dứt tình trạng bỏ hoang và lãng phí đất.
- Bảo đảm tính công bằng, không gây thiệt hại
đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
người sử dụng đất hợp pháp.

- Tăng cường lòng tin của nhân dân đối với hiệu
quả quản lý, hiệu quả giải quyết các tranh chấp,
mâu thuẫn trong dân cư nói riêng và giải quyết các
công việc của nhân dân nói chung của đội ngũ cán
bộ công chức nhà nước và cơ quan nhà nước.
- Kết quả giải quyết phải được sự đồng tình ủng
hộ của số đông.
* Yêu cầu của một phương án tối ưu: trong 4
phương án nêu trên, qua phân tích ưu khuyết điểm của
từng phương án, cho thấy thực hiện phương án nào
cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên,
cần phải xác định rõ rằng, phương án tốt nhất hay
còn gọi là phương án tối ưu được lựa chọn để giải
quyết vụ việc phải đảm bảo đạt các yêu cầu sau:
- Đáp ứng nhiều nhất mục tiêu đặt ra.

24


- Các mặt khuyết điểm của phương án có thể
chấp nhận được hoặc có biện pháp khắc phục được.
- Có tính khả thi khi áp dụng. Trong thực tế cho thấy,
có rất nhiều phương án rất lý tưởng, nhưng khi đưa
vào áp dụng lại không đảm bảo tính khả thi.
- Hướng giải quyết phải thấu tình đạt lý. Vì lẽ, vụ
việc tranh chấp giữa người thân trong gia đình, nên
phải trên cơ sở kết hợp giữa đạo lý và pháp lý thì
mới thuyết phục được sự đồng tình của các bên và
được sự ủng hộ của nhân dân.
* Lựa chọn phương án tối ưu: trên cơ sở đó,

người viết so sánh các phương án và lựa chọn phương
án 4 vì:
- Ngòai việc đáp ứng các yêu cầu của một
phương án tối ưu nêu trên, phương án 4 còn là sự
khẳng định nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
trên cơ sở pháp luật và căn cứ tính hợp lý, hợp tình
cũng như cân nhắc đến hiệu quả sử dụng đất để có
quyết định đúng đắn.
- Sự lựa chọn phương án 4 đã đựơc thể hiện ngay
trong quá trình phân tích, bởi vì, qua quá trình xây dựng
các phương án trước, phương án 4 được xây dựng sau
cùng nên đã khắc phục được những khiếm khuyết
của các phương án trước. Nói cách khác, một phương
án mà có thể lấy điểm yếu của phương án khác
làm điểm mạnh cho nó thì đó chính là phương án tối
ưu.
- Về khuyết điểm, phương án 4 có 2 khuyết điểm
nhưng đều có thể khắc phục được. Nếu có hành vi
thiếu trách nhiệm hoặc tiêu cực xảy ra thì việc xử lý
cũng chỉ nhằm làm đội ngũ cán bộ trở nên trong
sạch và vững mạnh, chứ không ảnh hưởng đến hoạt
động quản lý đất đai ở địa phương.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×