TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC
Đề tài : Phân tích đặc trưng truyện ngắn qua tác phẩm “Nàng
Bua”– Nguyễn Huy Thiệp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Lam
Lớp: BK69 – Sư phạm Ngữ văn
Mã sinh viên: 695601090
HÀ NỘI 2021
Trang xác nhận Turnitin
Mục lục
I.Mở đầu
2
I. Mở đầu
1. Mục tiêu
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể loại nguyện ngắn: dung lượng, cốt
truyện, chi tiết, nhân vật,…
- Vận dụng những hiểu biết về thể loại để tìm hiểu và phân tích ngữ liệu sẵn có.
2. Nhiệm vụ
- Xác định những nội dung cơ bản thuộc về đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
- Dựa trên mẫu số chung về thể loại áp dụng vào tác phẩm “Nàng Bua” để phân
tích, làm sáng tỏ những đặc trưng của thể loại đã chi phối tác phẩm.
- Đánh giá tác phẩm về phương diện thẩm mỹ, có những liên hệ, gợi mở xa hơn
về đề tài nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Phân tích đặc trưng thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Nàng
Bua” – Nguyễn Huy Thiệp tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp giúp người thực hiện tiếp cận
một cách trực tiếp với ngữ liệu và đưa ra những vấn đề mang tính khái quát.
- Phương pháp đối chiếu – so sánh: Phương pháp sử dụng nhằm làm nổi bật đặc
trưng, đặc thù của thể loại truyện ngắn so với các thể loại khác.
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Phương pháp giúp xác định các yếu tố làm
nên cấu trúc của tác phẩm được phân tích, đưa ra những kết luận khách quan
nhất về những yếu tố chi phối của thể loại đối với tác phẩm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề thuộc về đặc trưng thể loại truyện ngắn trong phạm vi tác
phẩm truyện ngắn “Nàng Bua” thuộc chùm truyện “Những ngọn gió Hua Tát” của
nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và gợi mở những vấn đề liên quan tới đặc trưng truyện
ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
3
5. Ý nghĩa
Với đề tài này, tơi mong muốn có thể tìm hiểu những khía cạnh cơ bản về đặc trưng
của thể loại truyện ngắn thông qua tác phẩm “Nàng Bua”, đồng thời khám phá thêm
về sự sáng tạo của nhà văn đã góp phần làm phong phú hơn cho thể loại. Từ đó bản
thân tơi sẽ tích lũy được thêm nhiều tri thức về thể loại đặc sắc này của văn học nhân
loại.
II. Giải quyết vấn đề
1. Truyện ngắn
1.1
. Khái niệm
- Thuật ngữ “truyện” thời trung đại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo nguồn
gốc chữ Hán “truyện” mang nghĩa giải thích kinh nghĩa. Thứ hai là được hiểu
dưới dạng một thể loại ghi chép sử học, là bài văn xi viết về một sự tích nào
đó. Ví dụ “Đại Nam chính biên liệt truyện” là tài liệu ghi chép về các danh
nhân lịch sử từ thế kỉ XVIII về sau. “trong tiếng Việt thuật ngữ này chỉ tác
phẩm văn học là một bản kể có miêu tả nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như
truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện cười, trun thần kì, truyện Nơm,
truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện rất ngắn (mini)”1.
- Khái niệm và thể loại truyện ngắn cùng với báo chí mới được chính thức lập
vào khoảng cuối thế kỉ thứ 19. Sở dĩ truyện ngắn gắn với báo chí bởi khn khổ
báo chí khơng cho phép sự dài dịng. Có thể nhận diện truyện ngắn bằng những
biểu hiện sau: thứ nhất là dung lượng ngắn, hai là cốt truyện được tinh lọc, tập
trung chủ yếu vào một biến cố nhất định, ba là không gian và thời gian nghệ
thuật tương đối nhỏ và số lượng nhân vật không nhiều. Nội dung truyện ngắn
có thể xoay quay chủ đề thế sự, đời tư,…kể về cả một cuộc đời người hoặc đơn
thuần chỉ một lát cắt cuộc đời nhân vật.
- Những tài liệu lý thuyết về truyện ngắn không quá nhiều, một trong những
nhận định về truyện ngắn được giới chuyên môn đánh giá chuẩn và khá ngắn
gọn, cô đọng của Lại Nguyên Ân như sau: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường
1 Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hịa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xn Nam, Lí luận văn học tập 2: Tác phẩm và
thể loại văn học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, tr. 291.
4
được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con
người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng, tác phẩm truyện
ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch khơng
nghỉ”.
- Thực tế do cùng mang tính chất tự sự nên giữa tiểu thuyết và truyện ngắn vẫn
có mối liên hệ chặt chẽ nhất định. Ở Việt Nam, người ta sử dụng thuật ngữ
“tiểu thuyết” được du nhập từ Trung Quốc từ khoảng thế kỉ XX nhưng cũng
đồng thời sử dụng thuật ngữ “truyện”. Truyện dài đồng nghĩa với trường thiên
tiểu thuyết và tương tự đối với truyện ngắn, truyện vừa,..Trong văn học hiện
đại, người ta nhận dạng tiểu thuyết là tác phẩm truyện kể với quy mô, dung
lượng lớn và truyện là tác phẩm dung lượng từ vừa, ngắn đến rất ngắn nhưng
thực chất vẫn là một. Như Bùi Việt Thắng gọi truyện ngắn là “một bộ phận của
tiểu thuyết”. Chính vì thế đơi khi ranh giới giữa hai thể loại rất mong manh, rất
khó để phân định, tách bạch được.
- Với mỗi nhà văn lại có những thể nghiệm riêng biệt đối với thể loại truyện
ngắn thơng qua q trình lao động nghệ thuật của mình. Tơ Hồi thì quan tâm
tới vấn đề phản ánh hiện thực trong truyện ngắn “Truyện ngắn chính là cách
cưa lấy một khúc đời sống” , Varonin lại đề cập tới tính nhạc, giọng điệu: “Cả
tư tưởng , cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ. Cịn
phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính của tâm trạng, cái khiến cho
người đọc không ngừng nảy sinh những liên tưởng, những cảm xúc , thiếu nó,
khơng thể có nghệ thuật”.
1.2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn
1.2.1.
Dung lượng nhỏ
Dung lượng nhỏ tức là nội dung truyện nằm trong khoảng từ 3 đến 50 trang. Từ
50 trang trở lên được gọi là truyện vừa, bắt đầu từ mốc 100 trang trở lên thì được gọi
là tiểu thuyết. Do tính chất “ngắn” nên truyện ngắn sẽ mang những cấu tạo mang tính
đặc thù, riêng biệt. Bản chất truyện ngắn không cho phép sự dông dài nên nội dung
phản ánh trong đó thường chỉ là một cắt của cuộc sống thay vì ơm trọn hiện thực rộng
lớn. Điều này khơng có nghĩa là một cuốn tiểu thuyết dài trăm trang đem cắt bớt thì
trở thành truyện ngắn. Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn chính là sự cô đọng, tinh
5
lọc và chặt chẽ. Sekhov đã từng đưa ra cái nhìn với tư cách là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn thuộc hàng bậc nhất thế giới về tính chặt chẽ, súc tích trong truyện ngắn
như sau: “tồn truyện là một cái vịng khép kín khơng dài q, khơng ngắn q, khơng
xơ đẩy xộc xệch, thậm chí khơng thừa một chi tiết nào”.
Để đạt tới chiều sâu ý nghĩa, gây được ấn tượng mạnh mẽ nơi tâm hồn người
đọc mà vẫn giữ được sự linh hoạt, tự nhiên, sống động thì nhà văn phải tập trung chủ
yếu vào một khía cạnh nhất định của sự vật, hiện tượng. Đồng thời phải thể hiện được
những khám phá mới mẻ về bản chất hay mối quan hệ tương tác qua lại, hay tuần
hoàn trong tâm hồn con người hoặc vấn đề nhân sinh. Để làm được điều đó địi hỏi
q trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sự nhạy cảm, tinh tế của nhà văn.
Cách thưởng thức truyện ngắn cũng khác với thể loại tiểu thuyết, đó là người
đọc có thể đọc truyện ngắn một cách liền mạch không nghỉ: “Truyện ngắn là một tác
phẩm tùy dài tùy ngắn, người ta có thể đọc trong mười phút hoặc một giờ”. Sự tác
động của dung lượng truyện ngắn đến người đọc chủ yếu dựa vào tính cơ đúc, cơng
phá của nó. Chỉ cần một trang văn hoặc hơn đã dồn nén những nội dung, tư tưởng gây
những rung động mạnh mẽ, những chiều suy tưởng sâu xa nơi người đọc.
1.2.2.
Cốt truyện kì lạ, bất ngờ và hấp dẫn
Cốt truyện là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tác phẩm tự sự. Một tác phẩm
tiểu thuyết có thể trình bày, diễn giải cả một hành trình dài của cuộc đời một hay
nhiều nhân vật, ở đó hiện lên một hiện thực đời sống rộng lớn với những mối quan hệ
phức tạp. Còn một tác phẩm truyện ngắn với tính chất ngắn gọn, súc tích thì tác giả
thường chỉ tập trung đi sâu vào một tình huống truyện, nhân vật được đặt vào hồn
cảnh điển hình mà nhờ đó có thể làm nổi bật tính cách cũng như phơi bày những vấn
đề nhân sinh. Nếu tiểu thuyết tái hiện trọn vẹn một cuộc đời thì truyện ngắn lại là một
“chốc lát” trong cuộc sống nhân vật. Bản chất ngắn gọn đòi hỏi tác giả phải đầu tư
sức lực để xây dựng cốt truyện lôi cuốn người đọc, tập trung khắc họa những điểm
nhấn, những nút thắt chính lẽ đó đã đem tới cho cốt truyện của tác phẩm truyện ngắn
yếu tố bất ngờ, li kì, hấp dẫn. Tuy nhiên cũng có những tác phẩm cốt truyện rất mờ
nhạt và có khi là khơng có. Điển hình là truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam, những
tác phẩm của ơng tựa như bài thơ trữ tình, cốt truyện rất mơ hồ, len lỏi vào tâm trí và
khẽ đọng lại những suy tư nhẹ nhàng mà da diết. Như nhà thơ Nguyễn Tuân đã từng
nói: “Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam khơng có chuyện mà man mác như một bài
thơ … đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành mát dịu”.
6
1.2.3.
Chi tiết tinh lọc, tượng trưng, hàm súc
Chi tiết là yếu tố khơng thể thiếu vắng trong truyện ngắn, nó đóng vai trị nâng
tầm giá trị của tác phẩm văn chương. Nói một cách tượng trưng thì cốt truyện chính là
“xương sống”, chi tiết là những chiếc “xương sườn” bám chắc vào xương sống để
nâng đỡ cơ thể. Một truyện ngắn được xây dựng cốt truyện có gay cấn đến bao nhiêu
mà chi tiết ít ỏi hoặc chi tiết khơng mang lại nhiều giá trị thì chắc chắn sẽ kéo toàn bộ
tác phẩm đi xuống. Nguyên Ngọc đã nhấn mạnh rằng: “Truyện có thể có cốt truyện,
có thể khơng có cốt truyện, nhưng không thể nghèo chi tiết. Nếu thế truyện sẽ như
nước lã”. Một chi tiết đắt giá, hàm súc, giàu tính tượng trưng có khả năng để lại dư
âm mạnh mẽ trong lòng người đọc.
1.2.4.
Nhân vật
Ở các truyện ngắn, thông thường các tác giả cũng xây dựng những nhân vật hết
sức điển hình: Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu, Xuân tóc đỏ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng,… Đối với một
tác phẩm tiểu thuyết, nhà văn sẽ miêu tả một cách tỉ mỉ chiều dài cuộc đời, số phận
của nhân vật, nhưng với truyện ngắn nhà văn chỉ tập trung miêu tả nhân vật ở những
khoảnh khắc, những tình huống hoặc nhấn mạnh ở một khúc đoạn của cuộc đời. Nhân
vật trong truyện ngắn thường khơng có nhiều, chỉ có nhân vật chính và một vài nhân
vật phụ xuất hiện một cách thoáng qua. Bản thân truyện ngắn khơng tham vọng xây
dựng những tính cách “điển hình có cá tính đầy đặn”, đa diện trong một chỉnh thể.
Nhân vật trong truyện ngắn thường tượng trưng cho hệ quy chiếu chung của một tập
thể người hay một trạng thái tồn tại của con người.
1.2.5.
Một số đặc trưng khác
1.2.5.1.Tính thời sự
Tơ Hồi từng nói: “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc của đời sống”.
Với bản chất ngắn gọn súc tích, truyện ngắn thường gắn liền với hoạt động báo chí
phản ánh một cách nhanh chóng, kịp thời những vấn đề “nóng hổi” của đời sống.
Phạm vi của truyện ngắn rất rộng mở, len lỏi, chạm tới từng ngóc ngách của đời sống
xã hội. Chất liệu làm nên tác phẩm có thể xưa cũ, đa dạng nhưng thơng điệp được
phản ánh phải thiết thực, truyền tải trực tiếp vào trang văn, lay động suy tư nơi người
đọc thậm chí tác động tới lý tưởng, hành vi ứng xử của người đọc.
1.2.5.2.Kết thúc độc đáo
Chính vì dung lượng khơng có nhiều nên tác giả truyện ngắn luôn biết tận dụng
mọi “đất diễn” để làm nổi bật tác phẩm và ghi dấu ấn phong cách nghệ thuật. Và một
kết thúc độc đáo là cách để nhà văn truyền tải tư tưởng và gây dựng “sức ám ảnh” cho
tác phẩm. “Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc
7
biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có sự vang hưởng”. Ví
dụ như nhà văn Nam Cao đã kết thúc truyện “Chí Phèo” bằng hình ảnh: “Đột nhiên
thị thấy thống hiện ra một cái lị gạch cũ bỏ khơng, xa nhà cửa và vắng người lại
qua…” Có lẽ trong tương lai một Chí phèo con sẽ ra đời và lại tiếp tục vịng đời luẩn
quẩn, khổ đau khơng lối thốt. Thơng điệp của tác phẩm đơi khi dồn nén lại ở những
dịng cuối cùng, có thể là một kết thúc bất ngờ mà khơng ai có thể nghĩ tới cũng có
thể là kết thúc mở để người đọc “tự điền” vào chỗ trống ấy tùy theo tưởng tượng của
mình. Cái chính yếu của một kết thúc không chỉ là hấp dẫn, độc đáo mà là để người
đọc nhận ra một điều gì đó. Như Bùi Việt Thắng từng nói: “Điều quan trọng hơn cả là
sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc
về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”.
2. Tìm hiểu tác phẩm “Chuyện nàng Bua” – Nguyễn Huy
Thiệp
2.1. Tác giả - tác phẩm
2.1.1Tác giả
- Nguyễn Huy Thiệp (29 tháng 4 năm 1950 - 20 tháng 3 năm 2021) là nhà
văn đương đại Việt Nam nổi tiếng với các mảng kịch, truyện ngắn và tiểu
thuyết, nhiều tiểu luận phê bình của ơng được đăng trên báo, tạp chí trong
nước.
- Ơng xuất hiện khá muộn trên văn văn đàn nhưng đã để lại sức ảnh hưởng và
dấu ấn lâu dài. Được đánh giá là hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời
kì đổi mới. Những tác phẩm của ơng có rất nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh,
khen chê đều có. Tác phẩm “Trị chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn
của nhà văn” đã tạo ra làn sóng tranh luận sơi nổi trong giới văn chương một
thời gian dài.
- Sở trường của ông là truyện ngắn với đa dạng đề tài: lịch sử, văn học, nông
thôn Việt Nam đương đại, người lao động,…
2.1.2. Tác phẩm
- Truyện ngắn “Chuyện nàng Bua” nằm trong tập gồm 10 truyện ngắn khác nhau
của tập truyện “Những ngọn gió Hua Tát”.
2.2.
Phân tích đặc trưng truyện ngắn qua tác phẩm “Nàng
Bua”
2.2.1.
Về dung lượng
“Chuyện nàng Bua” nằm trọn trong khoảng ba trang giấy với vỏn vẹn gần 1000
chữ. Truyện ngắn này mang trong mình một trong những đặc trưng nổi bật của thể
8
loại đó là dung lượng nhỏ, ngắn gọn. Chính vì dung lượng không quá nhiều nên nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp đã cố gắng để tinh lọc, cô đúc nội dung khiến ta cảm giác như
trong toàn bộ câu chuyện dường như khơng có một chi tiết thừa nào. Bất cứ tình tiết,
sự kiện nào cũng đều có vai trị riêng biệt để làm nên một chỉnh thể đặc sắc. Tác giả
không đem hiện thực rộng lớn vào tác phẩm mà chỉ tập trung khắc họa câu chuyện
đời sống của người phụ nữ qua những sự kiện nổi bật: nàng có đông con, nghèo nàn
và bị ghét bỏ, khi nàng trở nên giàu có,...
Chỉ một vài trang văn đã dồn nép trong đó biết bao điều. Đó là hồn cảnh trớ
trêu của một gia đình chỉ có người mẹ với chín đứa con thơ, là tính cách thiện lượng
của nàng Bua và thái độ từ cay nghiệt tới cảm thông của dân làng đối với nàng, là thái
độ, tình cảm của tác giả. Thơng qua đó để người đọc nhận ra những thơng điệp, ý
nghĩa của tác phẩm và chính điều đó đã chắp cánh cho những xúc cảm, suy tư, ngẫm
nghĩ da diết nơi người đọc. Như Đỗ Chu đã từng nói: “một truyện ngắn hay có thể
làm cho người ta cười lớn hoặc ứa nước mắt” vì “sức chứa trong truyện có thể rất
nhiều, sức nổ rất lớn”. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả
về quy luật ở đời “ở hiền thì gặp lành”, hay khám phá sự thay đổi tâm lý con người
khi hoàn cảnh thay đổi và những thực trạng vẫn tồn đọng trong đời sống xã hội.
2.2.2.
Về cốt truyện
Cốt truyện được tác giả xây dựng hết sức đặc biệt, tác giả mở đầu câu chuyện
bằng cách trực tiếp đưa người đọc tới một miền đất xa lạ mang tên Hua Tát, ở đó có
một người phụ nữ bị gọi là quỷ dữ mặc dù nàng rất trẻ trung xinh đẹp. Kì lạ hơn nữa
là nàng có tới chín đứa con mà chính nàng cũng khơng biết đích xác bố của từng đứa
một, đó là vì những người đàn ơng đến với nàng rồi bỏ rơi nàng. Mà ở Hua Tát, mỗi
người phải có một gia đình nề nếp tức là gồm cả bố mẹ và những đứa con. Điều đó
khiến cánh đàn ông phải giải quyết ổn thỏa nhưng rốt cục vì sợ dư luận nên những
con người đó khơng dám thú nhận. Một ngày Bua cùng các con đào được một hũ
vàng mà từ đó trở nên giàu có, những bà vợ nơng nổi thúc giục chồng mình đi nhận
con, ai tới nàng Bua cũng cho quà nhưng nàng khơng thừa nhận bất kì ai cả. Nàng
cưới một người thợ săn trẻ tuổi, yêu thương nàng nhưng nàng đã chết khi sinh nở đứa
con thứ mười. Đám ma của nàng cả cộng đồng Hua Tát đưa đi, ai cũng tiếc thương
nàng.
Truyện ngắn “Nàng Bua” mang đầy đủ cấu trúc của cốt truyện thơng thường đó
là trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Trật tự kể được bắt đầu từ giữa
chuỗi sự kiện, tác giả không đi dọc cuộc đời nàng Bua để kể lần lượt những đứa con
của nàng ra đời ra sao mà bắt đầu mô tả khi nàng đã sinh ra và đang ni dưỡng tới
chín đứa con. Để nhân vật có thể bộc lộc được tính các một cách rõ nét nhà văn đã
9
đặt nàng vào một hồn cảnh điển hình đó là bị mọi người ghét bỏ xa lánh hay nói
cách khác chính là nàng bị bỏ ngồi phạm vi của “sự nền nếp” mà người ta dựng lên.
Và từ hoàn cảnh ấy nhân vật được phơi bày những tính cách của mình, thực tế ở
ngồi đời sống khi con người ta đứng trước sự chèn ép của dư luận hay đơn giản bị
người khác nói xấu sau lưng bị rất nhiều người sẵn sàng đáp trả lại. Nhưng ta thấy
thấy rằng nàng Bua vẫn bình thản sống cùng những đứa con mặc những đàm tiếu từ
những bà vợ “thủy chung, nền nếp” khác. Cái “lạ” của cốt truyện nằm ở sự bất bình
thường mà tác giả gán cho nhân vật, một gia đình bất bình thường, cách ứng xử cũng
có phần khác lẽ thường tình của nàng đối với “miệng lưỡi thế gian”. Sự ghét bỏ của
mọi người chỉ dừng lại khi nàng trở nên giàu có, người ta tìm đến nàng nhiều hơn,
thậm chí những bà vợ ln thù hằn nàng nhưng nhìn thấy của cải trước mắt lại đốc
thúc chồng tới nhận con. Dù trước đó giữa gia đình họ và gia đình nàng dường như
có một hàng rào ngăn cách, tự họ cho rằng gia đình họ có gia giáo, tn thủ phong
tục cổ truyền cịn gia đình nàng thì hồn tồn khơng. Bất ngờ kế tiếp phải kể đến là
nàng Bua đã chọn “một người thợ săn hiền lành, góa vợ và khơng con cái” để lấy làm
chồng. Nó thể hiện sự khéo léo của nàng, đó là cách giải quyết êm đẹp nhất cho tình
cảnh hiện tại và thực sự nàng đã nhận được tình yêu chân thành mà nàng xứng đáng
có được.
Đặc biệt về cuối truyện người đọc tưởng rằng sau tất cả nàng đã tìm được bình
yên và sẽ sống hạnh phúc tới trọn đời nhưng “nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa đống
mền chăn ấm áp”. Tác giả đã giữ nguyên vẹn những tính chất vốn của cốt truyện đó là
chuỗi sự kiện mang tính nhân quả và tính liên tục về thời gian. Nhưng cái sáng tạo
đọc đáo của tác giả nằm ở chỗ cốt truyện ln có những điểm nhấn, khiến người đọc
luôn cảm thấy bất ngờ và không thể đoán trước sự kiện sắp tới sẽ diễn ra trong câu
chuyện. Qua đó ta nhận thấy tài năng của người cầm bút khi xây dựng cốt truyện với
nhiều tình huống truyện hết sức bất ngờ gây sức hút mạnh mẽ nơi người đọc. Dư âm
của truyện ngắn vẫn sẽ còn vang vọng mãi đối với những độc giả yêu văn chương và
cảm phục trước những dụng ý nghệ thuật đằng sau cốt truyện đầy độc đáo ấy.
2.2.3.
Về chi tiết
Có thể nói chi tiết đóng vai trị vơ cùng quan trọng, một tác phẩm thành cơng
bắt buộc phải có có nhiều những chi tiết đặc sắc. Những chi tiết trong truyện ngắn
thường tinh lọc, hàm súc, tượng trưng tức là lời ít nhưng ý nhiều thay vì sự phân tích
một cách căn kẽ, tường tận như tiểu thuyết. Ta bắt gặp đặc trưng này trong truyện
ngắn “Nàng Bua” thông qua loạt những chi tiết xuyên suốt câu chuyện. Mở đầu là chi
tiết nàng Bua bị gọi là “quỷ dữ”, cái tên đáng sợ ấy là do các bà mẹ bảo con, những
người vợ bảo chồng gọi như vậy. “Quỷ dữ” tức là lồi vật gớm ghiếc, khơng thuộc về
10
thế giới loài người, chúng sinh ra để làm những điều ác và bị tất cả mọi người xa lánh.
Nhưng thực chất nàng Bua lại là cô gái thiện lương, xinh đẹp, trái ngược hoàn toàn
với với cái tên gọi thuộc về vai phản diện. “Nàng lúc nào cũng tươi cười” “Những
đứa con không bố sinh ra tự nàng lo liệu lấy chúng”. Chính những kẻ ghen ghét đã tự
mặc định cho nàng cái tên đó và mong muốn cộng đồng người cùng nhìn nhận nàng
dưới lăng kính hẹp hịi của họ. Chỉ một chi tiết đó ta đã nhận thấy sự bất công cả mọi
người với người phụ nữ đáng thương và thấy rằng ngoài đời sống thực tế vẫn tồn tại
nhiều con người lịng ln thích áp đặt cái nhìn của mình lên người khác và khơng
quan tâm tới những điều tốt đẹp có nơi họ.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, tác giả đã khắc họa chi tiết những tên đàn ông phải
họp bàn nhau để đưa cách giải quyết với nàng Bua “Hoặc là phải đuổi Bua đi, hoặc là
tìm ra bố những đứa trẻ”. Vì họ cho rằng “Những đứa trẻ lớn lên rồi chúng sẽ trở
thành trai bản, gái bản. Chúng sẽ phá vỡ tất cả nền nếp cổ truyền”. Nhưng thực tế
chưa cần tới lúc những đứa trẻ đó lớn lên mà trước đó những con người trong chính
bản Hua Tát này cụ thể là những tên đàn ông là nguyên nhân dẫn tới một gia đình
“quái gở” ấy, trực tiếp phá vỡ “phong tục cổ truyền” của dân bản. Những gã đàn ông
đã từng đến với nàng rồi lại ruồng bỏ nàng tuy cảm thấy lương tâm bị cắn rứt nhưng
không một ai dám đứng ra nhận con. Bởi những kẻ đó sợ miệng lưỡi người đời hơn
tất cả. Chi tiết đó khơng chỉ khắc họa sự nhu nhược của những tên đàn ông đốn mạt
mà còn cho ta thấy sự giả tạo trong cái gọi là “nền nếp”, “phong tục cổ truyền” của
cộng đồng người này.
Như đã nói ở trên, dường như thứ gọi là “nền nếp” mà những bà vợ thủy chung
luôn tôn sùng và cảm tưởng như họ làm mọi cách để giữ gìn nó. Nhưng có lẽ nó
chẳng là gì khi đứng trước lịng tham vật chất. Điều này tác giả đã khắc họa qua chi
tiết “Bây giờ, cuộc họp của cánh đàn ơng về Bua khơng cịn cần nữa. Người ta lần
lượt tìm đến nhà Bua để nhận con mình. Các bà vợ nơng nổi thì giục giã chồng mình
đi nhận con về. Hóa ra khơng phải là chín ơng bố, cũng khơng phải là hai chục nữa.
Bọn họ có đến cả năm chục người.”
Tất cả những chi tiết dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp chỉ đơn thuần được
phác họa qua đơi ba dịng nhưng lại hết sức súc tích, đặc sắc và giàu tính tượng trưng.
Từng câu từng chữ như khắc ghi trong tâm khảm làm dấy lên những rung động, suy
tư mạnh mẽ nơi người đọc. Một nhà văn Nga đã từng nói:
“Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thơi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
11
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”
Những câu chữ được tinh lọc để làm nên chi tiết, một chi tiết đặc sắc có thể nâng tầm
tác phẩm lên “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh”. Những chi tiết được thể hiện
trong tác phẩm tuy dung lượng không dài nhưng đủ để khiến người đọc phải suy tư,
ngẫm nghĩ, liên tưởng trực tiếp tới hiện thực đời sống.
2.2.4.
Về nhân vật
Số lượng nhân vật xuất hiện trong truyện ngắn “Nàng Bua” khơng nhiều, bao
gồm nhân vật chính là nàng Bua và một số nhân vật phụ không tên khác: những người
vợ, những tên đàn ông, người chồng,…
Tác giả chủ yếu miêu tả những nhân vật ở những khoảnh khắc, những tình
huống trớ trêu và nhấn mạnh ở một số đoạn. Nàng Bua được tác giả phác họa với một
tạo hình đẹp đẽ “Bua là một thiếu phụ duyên dáng. Người nàng cao lớn, đơi hơng to
khỏe, thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang mềm mại”. Tính cách của nàng được phơi
bày rõ nét khi tác giả đặt vào những hoàn cảnh hết sức trái ngược. Khi nàng bị khinh
thường, một mình ni dưỡng chín đứa con và khi nàng trở nên giàu có. Nhưng dù ở
hồn cảnh nào thì nàng vẫn rất lạc quan để sống. Khi bị dư luận đàm tiếu “nàng sống
trơ trơ trước mắt mọi người”. Khi mọi người lũ lượt tới nhà nàng đòi nhận con “Bua
không thừa nhận những người đàn ông ấy là bố của những đứa trẻ. Họ đến và ai cũng
được một món q tặng làm vui lịng các bà vợ nền nếp của mình.” Ta thấy rằng bản
chất thiện lương của con người thiếu phụ nổi bật giữa sự nhỏ nhen, ích kỉ của những
người khác. Dường như tác giả muốn thông nhân vật này để truyền tải thông điệp
rằng: Hãy cứ lương thiện rồi một ngày nào đó hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.
Những người dân trong bản như những người bà vợ, những người đàn ông
cũng được tác giả miêu tả thông qua những chi tiết cụ thể. “Đàn bà trong bản nổi
khùng, họ rít lên những lời khinh rẻ qua kẽ rang hay những tên đàn ông nhu nhược”,
“Họ sợ miệng lưỡi của các bà vợ nông nổi, thủy chung. Họ sợ dư luận. Đáng sợ hơn
cả còn là cuộc sống nghèo túng”. Tác giả cũng đồng thời khắc họa nhân vật một cách
đa chiều, ông mô tả sự thay đổi tâm lý của con người khi đặt vào những hoàn cảnh
khác biệt. Ban đầu mọi người đều ghét bỏ nàng nhưng ngay khi nàng giàu có thì lại
“lũ lượt” tìm tới nàng. Bước ngoặt xác định sự thay đổi tính cách của cộng đồng
người này theo hướng tích cực chỉ khi truyện ngắn khép lại. “Đám ma nàng, cả cộng
đồng Hua Tát đi đưa. Cả đàn ông, cả đàn bà, cả trẻ con nữa. Người ta tha thứ cho
nàng, có lẽ nàng cũng tha thứ cho họ”. Có lẽ đối với nhiều người thì đây là một cái
kết khá bất ngờ và đầy tiếc nuối, nhưng ở một khía cạnh khác nó lại rất đỗi tươi sáng
bởi cái đẹp của sự vị tha. Có lẽ tác giả đã xây dựng những nhân vật mang tính cách
12
điển hình, thấp thống trong đó là những tính cách của những con người ngoài đời
thực. Hơn cả là tác giả gửi vào tác phẩm mong muốn con người sống hướng tới những
điều tốt đẹp, vị tha, lượng thiện, biết yêu thương và đồng cảm với hoàn cảnh của mỗi
con người.
2.3. Đặc trưng truyện ngắn của tác giả Nguyễn Huy Thiệp được thể
hiện qua tác phẩm “Nàng Bua”
Với mỗi tác giả sẽ mang nét đặc thù để ghi dấu ấn văn chương cho riêng mình.
Nguyễn Huy Thiệp cũng khơng ngoại lệ, đối với thể loại truyện ngắn sở trường ông
cũng đã có những sáng tạo nghệ thuật làm nổi bật phong cách “khơng lẫn với một ai”
của mình. Những đặc trưng truyện ngắn của nhà văn bên cạnh những đặc trưng vốn
có của thể loại để hiện tâm huyết, đóng góp của nhà văn cho sự phong phú của thể
loại. Tác phẩm “Nàng Bua” do chính nhà văn chắp bút chắc chắn sẽ mang những đặc
trưng truyện ngắn độc đáo của ông. Trước hết là giọng điệu của tác giả, xuyên suốt
truyện ngắn ta nhận thấy một giọng văn rất lạnh lùng, dường như khơng có sắc thái
biểu cảm. Nó thể hiện qua cách tác giả sử dụng nhiều câu đơn, đối với những thành
phần phụ làm nhiệm vụ bổ sung, giải thích sử dụng dấu “,”. Những câu ghép nhà văn
cũng rất rach ròi. Với quan niệm văn chương phải “bất chấp hết”, phải “ngập trong
bùn”, phải “sục tung lên”, ơng đưa ngịi bút sắc lạnh của mình vào những hiện thực
trần trụi của cuộc đời, những góc khuất mà mọi người ái ngại không lên tiếng. Cụ thể
trong tác phẩm ơng có đề cập tới “Chuyện tình ái, giống đực thường khôn ngoan và
vô trách nhiệm, giống cái thì nhẹ dạ và tận tụy quá” với một giọng văn sắc lẹm. Một
số nhà phê bình gọi đó là “lối văn tự sự mang xu hướng tự thuật, gọi thẳng tên sự vật
hiện tượng, ít dùng phương pháp uyển ngữ”. Trong kết cấu truyện nhà văn đã xây
dựng một kết cấu thời gian tuyến tính ít xáo trộn, liên tục, có mối quan hệ nhân quả và
đặc trưng bởi lối mở đầu theo kiểu chuyện kể dân gian đó là giới thiệu những nét
chung về nhân vật và mang tính khái quá cao. Kết thúc tác phẩm để lại những ám ảnh,
làm trĩu nặng tâm tư của người đọc cụ thể tác giả khép lại câu chuyện bằng đám ma
của nàng Bua và cái kết tạo ra những khoảng trống để người đọc có thể điền vào đó
những suy tư, trăn trở của mình. Mở đầu truyền thống, kết thúc theo lối hiện đại khiến
cho tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp trở thành “những kết cấu khơng khép kín” tạo
nên nét ấn tượng nghệ thuật của nhà văn.
III.Kết luận
Truyện ngắn “Nàng Bua” – Nguyễn Huy Thiệp mang những nét đặc trưng của
thể loại truyện ngắn: dung lượng là lát cắt cuộc, ngắn gọn, súc tích, cốt truyện kì lạ,
hấp dẫn, bất ngờ, chi tiết tinh lọc, hàm súc, nhân vật không quá nhiều được miêu tả ở
những khoảng khắc, một khúc đoạn của cuộc đời. Bên cạnh đó khơng thể phủ nhận
13
những đóng góp của nhà văn góp phần tạo nên sự thành cơng của tác phẩm nói riêng
và thể loại nói chung. Việc nghiên cứu đặc trưng truyện ngắn thơng qua một tác phẩm
cụ thể giúp ta có thêm những hiểu biết về một thể loại tự sự cỡ, phát triển trong 150
gần đây và được ưu ái gọi bằng cái tên “nghệ thuật thuần túy nhất”. Nét đặc thù của
truyện ngắn khiến nhiều nhà văn tiếp cận tới thể loại này, tái hiện chân thực cuộc sống
với đa dạng phong cách nhà văn. Truyện ngắn là một thể lọai dân chủ, gần gũi với
hoạt động báo chí, dễ đọc và rất được ưa chuộng, đặc sắc với lối hành văn đầy ẩn ý
với nhiều chiều sâu suy tư. Nó là thể văn có ảnh hưởng thiết thực tới đời sống và cần
được tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai.
IV.Tài liệu tham khảo
1. Trương Chí Hùng (2014), Những nét chính trong phong cách truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp trên trang: (truy cập
ngày 20/8)
2. Hoàng Kim Oanh (2008), Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
14
3. Trần Đình Sử (chủ biên), La Khắc Hịa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân
Nam, Lí luận văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư
phạm.
4. />(truy cập ngày 20/8/2021)
15