Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

6 cặp phạm trù cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.26 KB, 8 trang )

1.2.3 Sáu cặp phạm trù
1.

Cái riêng và cái chung

a. Khái niệm:
- Cái đơn nhất: để chỉ những điểm, thuộc tính, những mặt, những nét,… mà chỉ có riêng ở
sự vật, hiện tượng hay q trình nhất định. Khơng tồn tại ở các sự vật hiện tượng khác
(Hồ Gươm ở Hà Nội, Dinh Độc Lập ở Tp.HCM…)
- Cái riêng: để chỉ một sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ nhất định (hàng hóa may
mặc, hàng hóa gia dụng…)
- Cái chung: để chỉ những điểm chung, thuộc tính, những mặt, những nét,… giống nhau
vừa trong một kết cấu vật chất nhất định vừa hiện diện phổ biến trong nhiều sự vật, hiện
tượng hay quá trình riêng lẻ (thành phố, hàng hóa…)

b. Mối quan hệ biện chứng
- Cái chung ln tồn tại và thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của nó, khơng tách
rời hay tồn tại riêng biệt với cái riêng
- Cái riêng cũng chỉ tồn tại với cái chung và trong mối liên hệ dẫn đến cái chung, cái riêng
nào cũng bao hàm cái chung. Cái riêng nào cũng chỉ tồn tại một thời gian nhất định sau
đó sẽ biến hóa thành một cái riêng khác và q trình này sẽ kéo dài đến vơ tận nên tất cả
cái riêng đều có liên hệ với nhau.


- Cái chung là bộ phận của cái riêng còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Tuy
cái riêng phong phú, đa dạng hơn nhưng cái chung thì sâu sắc, bản chất hơn. Do ngoài
những đặc điểm đã gia nhập vào cái chung thì cái riêng cịn có những điểm riêng biệt
khác. Còn cái chung phản ánh thuộc tính, mối liên hệ lặp lại ở các sự vật, hiện tượng,…
- Cái riêng và cái chung chỉ có thể phân biệt một cách tương đối
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau theo hai hướng: cái đơn nhất
chuyển hóa thành cái chung từ đó làm sự vật, hiện tượng… trở nên phát triển ngược lại


cái chung chuyển thành cái riêng sẽ làm cho sự vật, hiện tượng… dần mất đi
Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cái chung, cái bản chất và quy luật chung chỉ có thể nhận thức được khi xuất phát từ cái
riêng, phân tích các sự vật riêng lẻ do cái chung ln tồn tại qua cái riêng
- Tìm ra cái chung là nhiệm vụ của nhận thức. Trong nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn
luôn phải căn cứ vào cái chung để làm cơ sở và bổ sung, cải tạo cái riêng trở nên hồn
thiện hơn do cái chung sâu sắc cịn cái riêng thì phong phú, đa dạng.
- Trong hoạt động thực tiễn, ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển hóa cái mới, cái
đơn nhất thành cái chung để phát triển nếu có lợi và ngược lại phải tìm cách để cái cũ, cái
chung tiêu biến thành cái đơn nhất đẻ triệt tiêu nó nếu khơng cịn phù hợp với lợi ích số
đơng
2.

Ngun nhân và kết quả

a.

Khái niệm
- Nguyên nhân: sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa
các sự vật với nhau từ đó gây ra một sự biến đổi nhất định.


- Kết quả: chỉ sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hay giữa các sự vật với nhau từ đó mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan được phản ánh
Ví dụ: đun nước tạo ra nước sôi, cắm điện làm đèn sáng,…
- Ngun cớ: chỉ cái khơng có mối liên hệ bản chất với kết quả dù xảy ra ngay trước
nhưng không tạo ra kết quả. Chỉ có mối liên hệ bên ngồi nhưng lại có mối liên hệ nhất
định với kết quả (Thái tử Áo-Hung bị ám sát chỉ là nguyên cớ cho thế chiến 1 nhưng mâu

thuẫn đã tồn tại lâu giữa các quốc gia tham chiến mới là nguyên nhân)
- Điều kiện: tổng hợp những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả (nhiệt độ, chất xúc
tác, áp suất, enzyme,…)
b.

Mối quan hệ biện chứng
- Nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ tất yếu khách quan
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy ngun nhân ln có trước cịn kết quả chỉ xuất
hiện khi ngun nhân xuất hiện và tác động. Nếu khơng có ngun nhân đầu tiên sẽ
khơng có kết quả cuối cùng. Bất kì nguyên nhân nào cũng sẽ dẫn đến kết quả nhất định và
kết quả nào cũng có nguyên nhân của nó
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau khi xét sự vật trong những mối
quan hệ khác nhau. Qúa trình này có thể sẽ tiếp tục mãi khơng kết thúc từ đó hình thành
một chuỗi nhân quả không điểm dừng.
- Sự tác động của nguyên nhân dẫn tới sự hình thành kết quả có thể diễn ra theo hai
hướng thuận và nghịch và có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả nên các kết quả được
sinh ra từ nguyên nhân cũng sẽ khác nhau
- Một kết quả có thể được sinh ra từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau và ngược lại


- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan (có sẵn trong sự vật nên khơng thể đồng nhất
với khả năng tiên đốn), tính phổ biến (tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng) và tính tất yếu
(chỉ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định mới xảy ra)
c.

Ý nghĩa phương pháp luận
- Ln phải bắt đầu từ việc tìm những nguyên nhân làm xuất hiện sự vật, hiện tượng trong
mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn do một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều
kết quả và một kết quả có thể bởi nhiều nguyên nhân
- Cần phân loại các nguyên nhân để có những cái nhìn mang tính tồn diện và phương

pháp giải quyết phù hợp, đúng đắn với mỗi một trường hợp cụ thể
- Để đạt được mục đích phải biết tận dụng tốt các kết quả đã đạt được từ đó tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy nguyên nhân phát tác dụng

3.

Tất nhiên và ngẫu nhiên

a.

Khái niệm
- Tất nhiên: là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết
định và trong những điều kiện nhất định nó bắt nuộc phải xảy ra như thế, không thể xảy ra
khác (khi ném trái trứng chắc chắn nó sẽ vỡ)
- Ngẫu nhiên: là cái do những nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của hoàn cảnh bên
ngoài quyết định do đó nó có thể xuất hiện hoặc khơng, cũng có thể xuất hiện như thế

này hoặc như thế khác


b.

Mối quan hệ biện chứng
- Đều tồn tại một cách khách quan, chúng ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con
người. Cái tất nhiên có thể chi phối và đóng vai trị quyết định sự phát triển và vận động
của sự vật. Sự phát triển và vận động của sự vật chỉ bị ảnh hưởng nhất định và tốc độ diễn
ra nhanh hay chậm của sự vật bị ảnh hưởng bởi cái ngẫu nhiên
- Cả hai đều luôn luôn vận động. Chúng không tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường
xuyên thay đổi và chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Chúng cũng chỉ
có tính tương đối

- Vơ số cái ngẫu nhiên sẽ tạo thành cái tất nhiên và cái tất nhiên ln vạch đường đi cho
mình thơng qua vơ số cái ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện và bổ sung cùng
lúc của tất nhiên

c.

Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải căn cứ vào tất nhiên nhưng không được bỏ qua ngẫu nhiên. Do tất nhiên gắn liền
với bản chất sự vật, nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật. Cịn cái ngẫu nhiên
thì ngược lại, nó khơng gắn với bản chất sự vật nên nó có thể xảy ra hoặc khơng
- Chúng chỉ mang tính tương đối nên có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện
nhất định. Vì thế phải tạo điều kiện thuận lợi để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa giữa
chúng theo mục đích nhất định.

4.

Nội dung và hình thức

a.

Khái niệm
- Nội dung: chỉ sự tổng hợp các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng
-Hình thức: chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng; nó cịn là hệ
thống gồm các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng

b.

Mối quan hệ biện chứng
- Ln gắn bó khắng khít và thống nhất với nhau mới có thể tồn tại. Hình thức ln bao
hàm nội dung và nội dung luôn tồn tại trong hình thức



- Nội dung quyết định hình thức đồng thời cũng chịu sự tác động trở lại của hình thức.
Khi nội dung biến đổi thì hình thức cũng phải biến đổi sao cho phù hợp với nội dung. Nội
dung có khuynh hướng biến đổi nên sự phát triển của sự vật ln xuất phát từ nội dung.
Cịn hình thức có khuynh hướng ổn định nên nó biến đổi chậm và ít hơn
- Hình thức ln độc lập một cách nhất định và có thể tác động trở lại nội dung. Khi phù
hợp với nội dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển nhưng nếu khơng phù hợp sẽ kìm hãm
sự phát triển của nội dung
c.

Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung dựa trên cơ sở của nội
dung để tạo ra tính phù hợp. Đồng thời thực hiện thay đổi những hình thức khơng phù
hợp hay cản trở nội dung phát triển

5.

Bản chất và hiện tượng

a.

Khái niệm
- Bản chất: là tổng hợp tất cả những đặc trưng, những mặt, những mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định bên trong, quyết định quá trình biến đổi và sự vận động phát triển của
của sự vật đó
- Hiện tượng: chỉ sự biểu hiện bên ngoài của các mặt, các đặc trưng, các mối liên hệ thuộc
bản chất của sự vật trong điều kiện nhất định

b.


Mối quan hệ biện chứng
- Sự thống nhất giữa hai phạm trù:
+ Bản chất luôn bộc lộ ra qua hiện tượng tương ứng, cịn hiện tượng ln là sự biểu hiện
của bản chất ở mức độ nhất định
+ Bản chất quyết định hiện tượng nên khi bản chất thay đổi hay mất đi thì hiện tượng
cũng sẽ thay đổi hay mất đi. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ hiện tượng khác nhau


-Sự đối lập giữa hai phạm trù:
+ Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu bên trong, nó tương đối ổn định đồng thời quy
định sự phát triển và tồn tại của sự vật. Nên bản chất có tính sâu sắc hơn hiện tượng
+ Hiện tượng phản ánh cái cá biệt, cái bên ngồi của sự vật nên nó thường xuyên thay đổi.
Vì thế hiện tượng phong phú và đa dạng hơn bản chất
c.

Ý nghĩa phương pháp luận
- Để có thể nhận thức đúng và đủ về sự thật thì phải thơng qua hiện tượng đi sâu tìm hiểu
bản chất bên trong, không thể dừng lại ở hiện tượng bên ngồi
- Để có thể đánh giá chính xác và cải tạo căn bản sự vật, hiện tượng thì phải lấy bản chất
làm căn cứ, cơ sở nghiên cứu

6.

Khả năng và hiện thực

a.

Khái niệm
- Khả năng: là cái chưa xuất hiện, chỉ là mầm mống của sự vật nhưng sẽ tồn tại và xuất

hiện khi có điều kiện thích hợp
- Hiện thực: là cái đã tồn tại, đã thực hiện hay đang tồn tại trong tư duy và thực tế

b.

Mối quan hệ biện chứng
- Hai phạm trù luôn tồn tại một cách thống nhất và không thể tách rời. Chúng cũng có thể
chuyển hóa lẫn nhau và sự chuyển hóa giữa chúng có thể tiếp diễn mãi khơng có điểm
dừng
- Có thể có nhiều khả năng: khả năng thực tế, gần, xa, ngẫu nhiên, tất nhiên, hình thức,
chủ yếu, tốt, xấu,…
- Để chuyển hóa khả năng thành hiện thực cần phải có yếu tố khách quan là sự tổng hợp
các mối quan hệ về hồn cảnh, khơng gian, thời gian cùng với yếu tố chủ quan là ý thức
chủ thể của con người (đây là vai trò quan trọng)


c.

Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần phải dựa vào hiện thực và nhận thức toàn diện các khả năng để lập kế hoạch, ra
quyết định hay phương pháp giải quyết phù hợp
- Cần tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển khả năng thành hiện
thực theo mục đích nhất định

References
(n.d.).
(n.d.).
Hung, T. N. (n.d.). Bài giảng Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bộ mơn Lý luận chính
trị - Triết học Mac Lenin). Khoa Khoa học xã hội va Nhân văn (Ton Duc Thang
University).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×