Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu NHU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM VỀ NHÀ HÀNG KHÔNG KHÓI THUỐC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.36 KB, 12 trang )

NHU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ NHÀ HÀNG
KHÔNG KHÓI THUỐC
Trần Quỳnh Anh – Pathfinder International Việt Nam
Đỗ Minh Sơn – Hội y tế công cộng Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Hội y tế công cộng Việt Nam

TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang kết hợp với phương pháp định tính (phỏng vấn sâu
người cung cấp thông tin chính), nhằm mục tiêu chính là (1) Tìm hiểu nhu cầu và quan điểm
hiện nay của cộng đồng về nhà hàng không khói thuốc (2) Cung cấp bằng chứng khoa học và các
khuyến nghị tới các nhà hoạch định chính sách và những nhà hoạt động trong lĩnh vực phòng
ngừa và kiểm soát thuốc lá những giải pháp thực thi trong việc thực hiện mô hình nhà hàng
không khói thuốc. Đối tượng nghiên cứu là các chủ nhà hàng, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ
và khách hàng của 20 nhà hàng ăn tại Hà Nội. Đã có 200 khách hàng, và các chủ nhà hàng- nhân
viên phục vụ đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được cung cấp các thông tin về nghiên cứu
này. Có 95% khách hàng biết được các bệnh liên quan đến thuốc lá, 91.1% biết về tác hại của
hút thuốc thụ động; và 81.1% biết về tác hại với môi trường của hút thuốc lá. Qua phỏng vấn
sâu, các chủ nhà hàng, cán bộ quản lý, và nhân viên phục vụ đều biết rõ về những tác hại tới sức
khoẻ do thuốc lá gây ra. Họ thể hiện mong muốn được làm việc trong môi trường không khói
thuốc; và Họ cũng không e ngại những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh cũng như sự
hài lòng của khách hàng. Việc có một quy định về nhà hàng có ngăn cách khu vực hút thuốc và
không hút thuốc nhận được sự ủng hộ của các chủ nhà hàng và nhân viên phục vụ, tuy nhiên
khuyến nghị của họ là cần phải xem xét quy định này trong bối cảnh thực trạng của các nhà
hàng: diện tích, không gian mở hay kín, .v.v. Các phát hiện của nghiên cứu nhằm mục đích cuối
cùng là cung cấp các bằng chứng khoa học cho các quyết định chính sách, vận động các nhà
hàng và các nhà hoạch định chính sách về một môi trường không khói thuốc vì lợi ích sức khoẻ
cộng đồng.
ABSTRACT
A mix of cross-sectional and qualitative methodology applies in this study, aiming at (1) learning
about community needs and perspectives on free-smoking restaurant; (2) providing evidence
accompanying recommendations for the policy makers as well as tobacco control activists to


support the model of free-smoking restaurants. 200 customers, and owners, managers, and staff
of restaurants involved in this study with informed consent. Of customers, 95% know the dieases
attributable to smoking, while 91.1% is knowledgable about consequences of second-hand
smoking; and 81.1% get sense of harmful effects of smoking to environment. As results of in-
depth interviews, key informants, including owners, managers, and staff of restaurants, expressed
their expectations of working in the free-smoking enviroment. They support and have
commitment to the idea of policy on free-smoking restaurant, do not worry about their
customars’ satisfactory. Moreover, their sugestion that there is in neeed of a flexible model of
free-smoking restaurants which considers the area, space, and retaurants’own features. The
ultimate goal of this study is to advacate the policy makers, activitists, restaurants owners/
managers/ staff in support for a policy of free- smoking restaurant contributing to better
community health.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Đại dịch thuốc lá gây ra các bệnh như ung thư phổi, bệnh tim mạch, và các bệnh khác với ước
tính số tử vong là 5.4 triệu người trên thế giới hàng năm (Theo số liệu năm 2005 của tổ chức Y
Tế Thế Giới). Các bằng chứng khoa học cũng đã chỉ ra rằng việc phơi nhiễm với thuốc lá gây ra
các bệnh nghiêm tr
ọng và mạn tính ở cả người lớn và trẻ em, và chúng đã đưa đến những khuyến
nghị mạnh mẽ về việc loại trừ việc phơi nhiễm khói thuốc ở môi trường bên trong hay những
không gian kín.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới. Theo điều tra y tế quốc
gia năm 2000- 2001, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm nam giới là: 56.1%, trong nhóm nữ giới là:
1.8% (7). Đạ
i dịch hút thuốc lá, theo thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới, sẽ gây tử vong khoảng
hơn 8 triệu người đang sống tại Việt Nam, tương ứng với khoảng 10% tổng dân số Việt Nam
hiện nay. Phơi nhiễm thụ động với khói thuốc theo đó cũng sẽ gia tăng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà và khói thuốc thụ động

cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho người hít phải như các bệnh về tim mạch, đột quỵ,
các bệnh về đường hô hấp và ung thư phổi. Theo dự đoán, sẽ ngày càng có nhiều người Việt
Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Trong thời gian vừa qua, Uỷ ban phòng chống
tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh) - Bộ Y Tế, Tổ Chức Y tế Thế Giới, Tổ chức Health Bridge
Canada, Hội Y Tế Công Cộng Việt Nam cùng các cá nhân- tổ chức khác hoạt động trong lĩnh
vực phòng chống tác hại thuốc lá đã hết sức nỗ lực trong các hoạt động nhằm giáo dục, tăng
cường nhận thức, vận động để đáp ứng với đại dịch thuốc lá tại Việt Nam thông qua các chiến
dịch truyền thông, can thiệp cộng đồng và nghiên cứu khoa học để đưa ra bằng chứng giúp các
nhà hoạch định chính sách có được những chính sách phù hợp. Đặc biệt gần đây, đã có nhiều
nghiên cứu và can thiệp tập trung vào việc giảm tác hại của hút thuốc thụ động tại Việt Nam.

Xây dựng môi trường không khói thuốc được chứng minh là cách thực hành hiệu quả trong công
cuộc phòng ngừa tác hại của đại dịch thuốc lá. Điều 8 trong công ước khung về phòng chống tác
hại thuốc lá (FCTC), được các thành viên tổ chức Y Tế Thế Giới thông qua tháng 5, 2003, đã
nêu rõ quyền
được sống trong môi trường không khói thuốc của những người không hút thuốc lá.
Từ tháng 2, 2004 đến tháng 5, 2005, tổ chức Health Bridge đã tiến hành một chương trình có tên
là “Nhân rộng mô hình: Nhà hàng không khói thuốc ở Việt Nam”. Tuy nhiên cần phải có các
hành lang pháp lý, sự ủng hộ của các nhà hoạch định và thực thi chính sách thì việc thực hiện
xây dựng nhà hàng không khói thuốc mới có thể diễn ra đồng bộ và rộng rãi. Cần phải có thêm
các bằng chứng khoa học về mức
độ quan tâm của cộng đồng và mức độ khả thi trong thực thi
chính sách nhà hàng không khói thuốc để các nhà hoạch định chính sách có những quyết định
phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Chính vì vậy Hội Y Tế Công Cộng đã tiến hành một nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu và quan
điểm của cộng đồng về nhà hàng không khói thuốc”. Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ của
dự án “Vận động chính sách nhà hàng không khói thuốc tại Việt Nam”, với sự tài tr
ợ của Liên
minh phòng chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA). Nghiên cứu sẽ tập trung vào thực

trạng về nhu cầu của khách hàng, chủ các quán ăn, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ tại các
nhà hàng về việc thiết lập khu vực không khói thuốc tại các nhà hàng và đặc biệt là tìm hiểu sự
cam kết thực hiện cũng như sự ủng hộ chính sách về nhà hàng không khói thuốc tại Việt Nam
của những đối tượng này.

II. MỤC TIÊU
1. Tìm hiểu nhu cầu và quan điểm hiện nay của cộng đồng về nhà hàng không khói thuốc
2. Cung cấp bằng chứng khoa học và các khuyến nghị tới các nhà hoạch định chính sách và
những nhà hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa và kiểm soát thuốc lá những giải pháp
thực thi trong việc thực hiện mô hình nhà hàng không khói thuốc

III. PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu).

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại Hà Nội. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu trên
nhằm đảm bảo cho tính khả thi của nghiên cứu và tính đại diện cho cả nước trong việc thực thi
chính sách về nhà hàng không khói thuốc. 20 nhà hàng được lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành
nghiên cứu. Trong đó 10 nhà hàng có khu vực dành cho người hút thuốc (thuộc dự án ‘Mở rộng
mô hình nhà hàng không khói thuốc tại Việt Nam’ do tổ chức HealthBridge Canada triển khai
năm 2004 và 2005 và 10 nhà hàng chưa có khu vực dành riêng cho người hút thuốc và không hút
thuốc được lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
• Định lượng: 200 khách hàng tại 20 nhà hàng.
• Định tính: Chủ nhà hàng, nhân viên phục vụ bàn và đầu bếp.
Cỡ mẫu và chọn mẫu:
• Định lượng: 200 khách hàng có độ tuổi từ 18-60 tuổi được lựa chọn theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Mỗi nhà hàng, điều tra viên tiến hành phỏng vẫn 10 khách hàng bất
kì tại thời điểm có mặt tại địa điểm nghiên cứu.

• Định tính: 2 nhà hàng đã có khu vực dành riêng dành cho người hút thuốc và không hút
thuốc và 3 nhà hàng chưa có khu vực riêng rẽ dành cho người hút thuốc được lựa chọn
ngãu nhiên để tiến hành nghiên cứu định tính. Tại mỗi nhà hàng 1 chủ nhà hàng, 1 nhân
viên phục vụ bàn và 1 đầu bếp được tiến hành phỏng vấn sâu.
Thu thập số liệu:
• Định lượng: Sinh viên năm thứ 4 trường Đại học y tế công cộng thực hiện các cuộc
phỏng vấn theo bảng hỏi đã được thiết kế sẵn (đã được thử nghiệm) dưới sự giám sát của
nhóm nghiên cứu Hội y tế công cộng Việt Nam và Pathfinder International Việt Nam.
• Định tính: Tiến hành phỏng vấn sâu những người cung cấ thông tin quan trọng, bao gồm:
Chủ/ Quản lý nhà hàng, các nhân viên phục vụ, và đầu bếp. Thực hiện bởi các nghiên cứu
viên, có sử dụng bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu có cấu trúc đã được thử nghiệm tại địa
bàn nghiên cứu.
Phân tích số liệu:

• Định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 11.0. Chủ yếu tiến hành các thống kê mô tả để đo
lường các chỉ số liên quan đến hiểu biết thái độ, nguyện vọng và sự ủng hộ của họ với mô
hình nhà hàng không khói thuốc.
• Định tính: Ghi âm và gỡ băng tất cả các cuộc phỏng vấn sâu. Phân tích bằng cách mã hóa
theo các chủ để. Câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng với nội dung liên quan đến hiện
trạng khu vực không khói thuốc/ hút thuốc của nhà hàng cụ thể về diện tích trong tổng
thể nhà hàng, số khách tối đa khu vực đó có thể, tình hình (hay dự đoán tình hình) kinh
doanh của nhà hàng khi áp dụng hình thức chia khu vực này, đánh giá lợi ích/ không có
lợi của khu vực không hút thuốc/ hút thuốc của nhà hàng, sự ủng hộ của họ với chính
sách nhà hàng không hút thuốc lá, và chính sách nội bộ với nhân viên, cán bộ quản lý về
không hút thuốc.
• Qua phỏng vấn nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ tìm hiểu được những thông tin về việc
duy trì các khu vực không khói thuốc tại các nhà hàng, tính khả thi của các khu vực này
trong các nhà hàng, yếu tố thuận lợi và yếu tố cản trở việc duy trì khu vực không khói
thuốc tại các nhà hàng. Đặc biệt nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu mong muốn và sự cam
kết của các chủ nhà hàng, cán bộ quản lý, và nhân viên phục vụ tại các nhà hàng khi thực

thi chính sách nhà hàng không khói thuốc, và những yếu tố bên ngoài có thể hỗ trợ họ
thực thi hiệu quả chính sách này.

IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1.1 Kết quả nghiên cứu định lượng

4.1.1.Thông tin chung về khách hàng:

Có 200 khách hàng được lựa chọn theo cách chọn mẫu thuận tiện để
tiến hành nghiên cứu. Trong
đó tỷ lệ nam so với nữ của đối tượng khách hàng là gần tương đương (51.5% và 48.5%). Tuổi
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34.7 với STD = 11.38. Tỷ lệ có nghề nghiệp là cán bộ
nhà nước chiếm cao nhất (30.8%), trong khi đó công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất (2%). Trong số
đối tượng nghiên cứu có 58 người hút thuốc (29.5%) và trong số những đối tượng này, tỷ lệ hút
thuốc trên 5 năm được nhắc tới nhiều nhất (63.2%). So với thống kê về tỷ lệ hút thuốc quốc gia
(nam 56.1%, nữ 1.8%), tỷ lệ trên đây tương đối thấp.


Bảng 1. So sánh tỷ lệ hút thuốc giữa nam và nữ


Hút thuốc Không hút thuốc Tổng
Nam
51 (89.5%) 52 (36.4%) 103 (51.5%)
Nữ
6 (10.5%) 91 (63.6%) 97 (48.5%)
Tổng
57 (100%) 143 (100%) 200 (100%)
1.1.2. Hiểu biết của khách hàng về tác hại của thuốc lá:


Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều trả lời là hút thuốc lá có tác hại đối với sức khỏe ( 95%).
Trong đó số người cho rằng hút thuốc lá gây ra ung thư phổi là là bệnh được nhắc tới với tỷ lệ
cao nhất là 78.6% (158), tiếp đến là các bệnh về đường hô hấp chiếm 49.8% (100), các bệnh về
tim mạch và vằng răng cũng được nhắc đến tưởng đối nhiều với tỷ lệ tương ứng là 26.4% (53) và
21.7% (43 ), số người biết về bệnh rỗ phổi tương đối thấp, khoảng 7% (14), các bệnh Khác được
nhắc đến với tỷ lệ rất thấp, khoảng 2.5% ( 5).


Biểu đồ 1. Hiểu biết về các bệnh do phơi nhiễm với khói thuốc gây nên.

Đối với hút thuốc thụ động, đa số khách hàng cũng cho rằng việc ngửi phải khói thuốc của người
khác cũng gây ra tác hại cho sức khỏe của người hít phải (91%). Trong đó, bệnh phổi được nhiều
người biết đến nhất 61.7% (124 ), tiếp đến là các bệnh về đường hô hấp 59.7% (120), tim mạch
được nhắc đến với tỷ lệ tương đối thấp 15.4% (31), và các bệnh khác được nhắc đến với tỷ lệ
thấp nhất 10.9% (22)


Biểu đồ 2. Hiểu biết về các bệnh do hít phải khói thuốc

Như vậy, hầu hết đối tượng phỏng vấn đều biết được hút thuốc thụ động và chủ động đều có hại
cho sức khỏe. Các tác hại của thuốc lá như ung thư phổi và các bệnh phổi được mọi người biết
đến nhiều nhất. Điều này có thể đuợc lý giải là do các thông tin về tác hại chủ động và thụ động
của thuốc lá xuất hiện nhiều trên thông tin đại chúng, ngay cả trên vỏ bao thuốc lá. Tuy nhiên,
78.6%
49.8%
26.4%
21.7%
7%
2.5%

0
20
40
60
80
100
Ung thư
phổi
Bệnh về
đường
hô hấp
Bệnh về
tim
mạch
Vàng
răng
Rỗ phổiKhác
%
%
61.7%
59.7%
15.4%
10.9%
0
10
20
30
40
50
60

70
Bệnh phổiBệnh về
đường hô
hấp
Bệnh tim
mạch
Khác
Series1
theo kinh nghiệm của nhiều can thiệp, và nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy hiểu biết về
tác hại của thuốc lá chưa đủ để dẫn đến hành vi tích cực của người dân. Bên cạnh các yếu tố về
kiến thức, cần phải có thêm các tác động tích cực của yếu tố về tâm lý, xã hội cũng như cần có
một hành lang pháp lý vững chắc thì mới có thể khiến những ngườ
i hút thuốc bỏ được thuốc
hoặc ít nhất là không hút thuốc trước mặt người khác.
Đối với vấn đề khói thuốc lá gây ô nhiễm môi trường, đa số đối tượng phỏng vấn (81.1%) đều trả
lời là khói thuốc gây nhiễm môi trường, chỉ có 28 người (13.9%) trả lời là khói thuốc không gây
ô nhiễm và 10 người (5%) trả lời là không biết. Trong số những người trả lời là khói thuốc gây
nhiễm môi trường, hầu hết đều cho rằng khói thuốc gây ô nhiễm cả môi trường trong nhà lẫn môi
trường bên ngoài.

Biểu đồ 3. Hiểu biết về ô nhiễm môi trường do khói thuốc.

4.1.3.Thái độ và quan điểm của khách hàng về nhà hàng không khói thuốc:

Trong số khách hàng được phỏng vấn, hầu hết (59.7%) đều trả lời cảm thấy rất khó chịu khi phải
dùng bữa trong nhà hàng mà có khói thuốc của người khác, có 29.4% khách hàng cho rằng cảm
thấy bình thường khi phải dùng bữ
a mà có khói thuốc của người khác. Những người trả lời dùng
bữa không ngon miệng hay cảm thấy ngột ngạt khi có khói thuốc được nhắc đến với tỷ lệ thấp,
với tỷ lệ tương ứng là 10.9% và 11.9%.


Bảng 2. Tỷ lệ những người hút thuốc và không hút thuốc cảm thấy bình thường khi có có
khói thuốc của người khác trong khi dùng bữa


Cảm thấy bình thường


Có Không Tổng
Hút thuốc
43 (71.7% 15 (10.6%) 58 (28.9%)
Không hút thuốc
17 (28.3%) 125 (89.4%) 142 (71.1%)
Tổng
60 (100%) 140 (100%) 200 (200%)

Số liệu trong Bảng 2 cho thấy đa số (71.7%) những người cảm thấy bình thường trong khi dùng
bữa mà có khói thuốc của người khác đều là những người hút thuốc. Và trong số những người có
thấy không bình thường thì có đến 89.4% là những người không hút thuốc. Điều này cho thấy,
81.1%
13.9%
5%
Ô nhiễm môi
trường
Không ô nhiễm
môi trường
KHông biết
những người không hút thuốc có xu hướng có nhu cầu dùng bữa trong nhà hàng với bầu không
khí trong lành, không có khói thuốc lá.


Tuy nhiên, chưa đến 1/2 đối tượng tham gia phỏng vấn (40%) đã từng yêu cầu được chỗ ngồi
tránh xa những người hút thuốc khi dùng bữa. Trong số những người đã từng yêu cầu có 80.2 %
được nhà hàng đáp ứng yêu cầu. Điều này cho thấy, hầu hết các nhà hàng đều chiều lòng khách
hàng và tôn trọng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, tỷ lệ người chủ động lên tiếng yêu cầu quyền lợi
của mình được dùng bữa trong bầu không khí trong lành còn rất thấp. Nếu như có nhiều người
cảm thấy không thấy thoải mái khi có khói thuốc của người khác trong khi dùng bữa chủ động
lên tiếng yêu cầu quyền lợi của mình hơn thì có thể khiến các chủ nhà hàng chủ động cấu trúc lại
nhà hàng của mình như là: xây dựng khu vực dành riêng cho người không hút thuốc để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.

Hầu hết khách hàng được phỏng vấn (93%) đều cho rằng các nhà hàng nên thiết lập một khu vực
dành riêng cho người không hút thuốc với lý do chủ yếu (76.6%) là để tránh các các tại hại của
hút thuốc thụ động.



Biểu đồ 4: Các lý do nên thiết lập khu vực dành riêng cho người không hút thuốc tại các
nhà hàng

Tóm lại các khách hàng đều có kiến thức khá tốt về các tác hại của hút thuốc lá thụ động và bị

động đối với sức khỏe con người và môi trường. Phần lớn các khách hàng (59.7%) đều cảm thấy
cảm rất thấy khó chịu khi phải ngửi khói thuốc của người của người khác trong khi dùng bữa ăn
tại nhà hàng. Tỷ lệ khách hàng cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy khói thuốc đặc biệt cao ở những
người không hút thuốc (71.7%). Tuy nhiên những người chủ động yêu cầu nhà hàng sắp sếp cho
chỗ ng
ồi khác để tránh tiếp xúc với khói thuốc lại chưa ca, chỉ có 40%. Nếu như tỷ lệ này tăng
lên, hay số người chủ động lên tiếng phản đối việc hút thuốc trước mặt người khác, đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em trong nhà hàng tăng lên thì nhận thức của các của nhà hàng cũng sẽ tự động
thay đổi, họ sẽ chủ động bố trí các khu vực dành riêng cho nguời hút thuốc và không hút thuốc

để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hầu hết các khách hàng (93%) đều đồng ý với quan điểm
là các nhà hàng nên thiết lập khu vực riêng rẽ dành cho người hút thuốc và không hút thuốc. Nếu
các chủ nhà hàng nhận thức rõ được điều này, thì việc ban hành và thi hành chí sách quy định
các nhà hàng phải có khu vực dành riêng cho người hút thuốc và không hút thuốc sẽ là khả thi.
Lúc đó việc thực hiện chính sách này của các chủ nhà hàng sẽ là tự nguyện vì nó có lơi cho bản
76.6
12.9
15.9
23.9
6.5
0
20
40
60
80
100
Tránh tác hại
của hút thuốc thụ động
Tránh ô nhiễm
khói thuốc trong nhà
Người hút thuốc
cảm thấy thoải mái hơn
Đảm bảo quyền cho người không hút thuốcKhác
%
%
thân họ. Quản lý, chủ nhà hàng và nhân viên phục vụ đều cho rằng hút thuốc lá và tiếp xúc với
khói thuốc có hại cho sức khoẻ và ô nhiễm môi trường.

4.2. Kết Quả Nghiên Cứu Định Tính:


4.2.1. Quản lý, chủ nhà hàng và nhân viên phục vụ đều cho rằng hút thuốc lá và tiếp xúc với
khói thuốc có hại cho sức khoẻ và ô nhiễm môi trường

“Những lúc mình đang bị viêm họng, cảm cúm như mình bây giờ thì ngửi mùi thuốc lá mình rất
khó chịu” và “Mình ngửi thuốc lá lâu thì chắc chắn là ảnh hưởng đến sức khoẻ rồi, cái phổi
người ta sẽ không được tốt đấy là cái lâu dài thì như thế” “Hút thuốc là mình không thích, cay
mắt rồi hôi hám, rồi bẩn thỉu, khó chịu. Cái đấy thì chắc chắn đầu tiên là nhìn ra được”, hay
“Qua đài báo và các phương tiện thông tin đại chúng, mình biết là những người không hút thuốc
là những người còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Khi bị gián tiếp g
ửi mùi thuốc lá thì người ta bị
ảnh hưởng sức khoẻ nhiều người những người đang hút”, PV3_CNH3_ Phố Ngân.
“Làm việc lâu trong môi trường khói thuốc lâu năm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch, phổi
về sau”, PV2_QL2_Hotrock.
“Mình cảm thấy khó chịu và ho nhiều hơn khi ngửi khói thuốc của nhiều khách hàng”,
PV5_NV5_Phố Ngân.
“Mình rất là khó chịu khi phải ngửi mùi thuốc hay hít khói thuốc, nhưng với khách hàng thì mình
không th
ể phản ứng gay gắt vì khách hàng là thượng đế mà”, “Ngửi khói thuốc nhiều sẽ gây cho
mình bệnh về tim mạch và phổi về sau, rất là có hại”, PV2_QL2_Hotrock.

4.2.2. Quản lý và chủ nhà hàng đang áp dụng chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân viên và rất
quan tâm đến nguy cơ sức khoẻ nhân viên khi làm việc trong môi trường khói thuốc lá
Tại nhà hàng Phố Ngân có mua bảo hiểm y tế cho nhân viên, có tủ thuốc tại nhà hàng.
“Nhân viên không khoẻ sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ và nhà hàng”, PV3_CNH3_Phố
Ngân.
“Dĩ nhiên thì mình không được thoải mái lắm khi ngửi khói thuốc nhưng mà công việc thì không
được phép thể hiện ra cái việc đấy, khách hàng mình phải tôn trọng cái yêu cầu của người ta”,
PV3_CNH3_Phố Ngân.
“Nhân viên nhà hàng tiếp xúc lâu với thuốc lá gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp”,
PV2_QL2_Hotrock.

Hiện nay, tại nhà hàng Hotrock có quy định cấm các nhân viên hút thuốc lá tại nhà hàng. Tại nhà
hàng Hotrock có lắp đặt máy hút mùi, do đặc thù nhà hàng phục vụ những món ăn có mùi như
chân gà nướng nên có khoảng 2 hay 3 máy hút mùi trong mỗi phòng, như vậy môi trường trong
nhà hàng cũng được cải thiện và trong lành hơn.
Tất cả các nhà hàng tham gia nghiên cứu này đều có quy định không hút thuốc khi làm việc hay
ở trong khu vực của nhà hàng.
4.2.3. Tại các nhà hàng, đã và chưa từng tham gia chương trình nhà hàng không khói thuốc
của tổ chức Health Bridge, việc quy định không hút thuốc với nhân viên là chính thức hoặc là
bất thành văn. Theo nhận xét của chủ và quản lý nhà hàng thì nhân viên của họ đều chấp
hành nghiêm chỉnh.
“Trong cái nghiệp vụ của mình, khi mà mình hút thuốc lá cái mùi ở tay của mình thì khi phục vụ
khách hàng họ cũng không thích và họ cũng đã có ý kiến”, và “Mình tuyệt đối cấm nhân viên hút
thuốc trong nhà hàng và trong giờ làm việc”, PV2_QL2_ Hotrock.
Tại những nhà hàng chưa có ngăn cách khu vực giành riêng cho người hút thuốc, Quản lý và chủ
nhà hàng quan tâm đến không gian của khu vực hút thuốc/ không hút thuốc trong bối cảnh tổng
thể nhà hàng. Điều này cũng một phần ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ
“Theo mình thì ví dụ với diện tích mà hơn 100 m
2
thì giành đến khoảng 20-30 m
2
cho khu vực
không hút thì có thể được, nhưng ở nhà hàng mình mặt bằng khá nhỏ nên là cũng chưa thực hiện
được”, PV2_QL2_ Hotrock.
“Nếu định xây dựng khu vực này thì mình nghĩ chắc khoảng 1/3 hay 1/4 diện tích cho khu vực
không hút thuốc”, PV3_CNH3_ Phố Ngân.
“Vì khách đều có khu vực riêng để ngồi là những phòng riêng, những khu/lán tranh thì trong
bàn người ta nếu đồng ý thì cho hút thuốc lá thì người ta cùng ngửi, nếu người ta có không đồng
ý thì cũng không ảnh hưởng đến xung quanh”, và “Mình cũng ch
ưa tính đến việc có ảnh hưởng
đến tình hình kinh doanh như thế nào, nhưng tất nhiên là không bán một mặt hàng nào thì sẽ mất

doanh thu với mặt hàng đó, còn khi hiểu biết của dân chúng tăng lên thì những khu vực không
khói thuốc lại được khách thích hơn chẳng hạn, nên lợi nhuận lại tăng” PV3_CNH3_Phố Ngân.
“Khi mà là người kinh doanh thì bao giờ cũng phải tôn trọng ý kiến cũng như tôn trọng sở thích,
yêu cầu của khách hàng và nên để khách hàng có một sự thoải mái khi mà họ đặt chân đến nhà
hàng mình thì không nên có một sự gò bó nào cả.”, PV3_CNH3_Phố Ngân.
4.2.4. Tại những nhà hàng có ngăn cách khu vực giành riêng cho người hút thuốc, Quản lý
và Chủ nhà hàng đánh giá rằng không có ảnh hưởng tiêu cực nào đến lợi nhuận cũng như
sự hài lòng của khách hàng.
Từ khi xây dựng khu ngăn cách khu vực hút thuốc và không hút thuốc, thì tình hình kinh doanh
tại nhà hàng không thay đổi, lợi nhuận không giảm đi và khách hàng cũng không phàn nàn về sự
phân chia này.

Lợi nhuận nhà hàng vẫn như thế, khách hàng thì cũng không phàn nàn gì về việc này cả. Có
những khách đem theo em bé, trẻ con theo thì họ thích vào khu vực không hút thuốc hơn. Đấy
cũng là điều tốt”; “Những người già hay những người không hút thuốc lá bản thân người ta
cũng không thích khói thuốc lá nên họ chọn ngồi ở khu vực không hút thuốc lá”, PV1_CNH1_Hà
Nội Garden.
“Mô hình này khá là hay vì có nhiều khách không thích khói thuốc, ở đây phân khu vực nên dễ
cho khách chọn”, PV4_QL4_Hoa Sữa.
4.2.5. Quản lý và chủ nhà hàng nhận thấy họ và các nhân viên phục vụ còn thiếu kỹ năng
thuyết phục khách hàng trong việc sử dụng khu vực hút thuốc và không hút thuốc.
Cán bộ quản lý nhà hàng và nhân viên khi gặp phải những trường hợp hút thuốc lá trong khu vực
không hút thuốc, thì giải pháp mà họ thựchiện là thuyết phục khách hàng một cách nhẹ nhàng,
còn việc khách hàng có hút nữa hay không thì nhân viên nhà hàng không thể kiểm soát được.
“Mình sẽ lấy lý do như là ‘thưa anh bởi vì bàn kia có trẻ con và có những người không hút thuốc
lá nên anh có thể ra ngoài hoặc ra khu vực nào đó để anh hút thuốc được không ạ’ ”,
PV2_QL2_ Hotrock.
“Chị cũng nói, hướng dẫn nhân viên là nhắc nhở khách hàng ngồi trong khu vực không hút
thuốc mà hút thuốc”, và “Nếu khách cứ tiếp tục hút thì mình cũng không thể hướng dẫn được
nhân viên mình là phải tiếp tục thuyết phục như thế nào nữa, vì cũng khó với chính bản thân

mình nữa”, PV1_CNH1_Hà Nội Garden.
“Nói chung là kỹ năng thực sự thì cũng chưa có, thường thì tôi và những người khác chỉ xin lỗi
khách hàng đây là nơi không giành cho hút thuốc, còn việc nói với nhân viên là phải khuyên và
thuyết phục như thế nào thì chúng tôi cũng chưa làm”, PV4_ QL4_Hoa Sữa.
4.2.6. Quản lý, chủ nhà hàng, và nhân viên đều nhận thấy sự hữu ích và thể hiện cam kết ủng
hộ, chấp hành chính sách/ điều luật về không hút thuốc do nhà nước quy định; và mong
muốn sự linh hoạt của quy định chính sách sao cho phù hợp với đặc thù làm dịch vụ của họ.
“Mình thì cũng thích làm ở khu vực không hút thuốc, nhưng ở đây thì cũng thay đổi vị trí luôn và
thương ưu tiên nữ ở khu vực không hút thuốc hơn”, PV6_NV6_Hoa Sữa.
“Để nhà hàng tiến triển tốt, và có một phong cách hiện đại thì cần phải thiết lập một khu vực
giành cho không hút thuốc lá. Vì như vậy là mình đã quan tâm đến khách hàng là trẻ em, phụ nữ
mang thai hay người già, như thế thì mình đã cho thấy là mình quan tâm đến khách hàng của
mình”, “Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi có khu không hút thuốc, việc có quy định thì
tốt rồi. Mình chỉ nghĩ là ũng không nên qua chặt ché khi quy định diện tích vì ở những nhà hàng
có diện tích nhỏ như chỗ mình thì cần phải linh hoạt hơn” , PV2_QL2_Hotrock.
“Mình nghĩ là nên có khu vực không hút thuốc trong nhà hàng vì mình đã thấy là nhiều người
khi ăn uống có mùi thuốc lá xung quanh họ cũng không chịu được, ngày trước cũng đã có khách
yêu cầu cho đổi sang phòng không hút thuốc lá” ,PV5_QL5_Hà Nội Garden.
“Tuỳ thuộc theo quy mô nhà hàng, nhưng có được khu vực không khói thuốc là rất hữu ích nó có
lợi cho sức khoẻ cả nhân viên và khách hàng”, “Cũng có nhiêu nơi không có điều kiện để làm
như là diện tích nhà hàng nhỏ, mình nghĩ là quy định của nhà nước thì tốt và thống nhất trong
các nhà hàng, nhưng điều quan trọng hơn là làm thế nào để nâng cao tự giác của các nhà hàng
và khách hàng trong vấn đề hút thuốc lá”, PV1_CNH1_Hà Nội Garden.
“Nếu có quy định hay luật của chính phủ thì mình sẽ chấp hành và ủng hộ. mình chỉ mong là các
chính sách hay luật có sự uyển chuyển, linh hoạt chứ không cứ nhất nhất làm phải được điểm
10 giả sử phải cứng nhắc như là nói với khách rằng: anh hút thuốc lá thì anh không được vào
nhà hàng tôi thì không thể được với bọn chị”, PV3_CNH3_Phố Ngân.
“Ở những nhà hàng khác thì cũ
ng phải xem quan điểm của chủ đầu tư, còn ở địa vị của một
người quản lý hay điều hành thì thì trước mắt chưa thể nói mạnh được, bởi vì chủ đầu tư có

những mục tiêu kinh doanh khác với người quản lý. Nếu mình là chủ thì chắc chắn mình sẽ thực
hiện vì nó rất văn minh”, PV2_QL2_Hotrock.
4.2.7. Quản lý và chủ nhà hàng mong muốn có các phương tiện truyền thông cho cửa hàng
mình như bảng biểu, tờ rơi, .v.v.
Các chủ hàng, và cán bộ quản lý muốn được cung cấp các bảng biểu có nội dung ‘không hút
thuốc lá’ hay ‘giáo dục về không hút thuốc’. Theo ý kiến của một số nhà hàng thì việc treo các
bảng biểu, tranh ảnh, hay tờ rơi vì khách hàng có thể nhìn thấy các ký hiệu đó và tự giác không
hút thuốc. Theo chủ nhà hàng Hà Nội Garden, thì sau khi sửa chữa nâng cấp nhà hàng chị cũng
không có những thứ đó để treo mà đó là những thứ không ‘dễ mua, dễ tìm’ đối với chị.

II. KHUYẾN NGHỊ

Tăng cường Truyền thông giáo dục cho Cộng Đồng:

• Xây dựng ấn phẩm truyền thông như là: các tờ rơi hay tranh ảnh với nội dung lên tiếng
phản đối người hút thuốc trước mặt mình hay nội dung về việc yêu cầu nhà hàng sắp xếp
chỗ ngồi không có khói thuốc lá. Các ấn phẩm này cần được cung cấp cho cộng đồng,
đặc biệt là các nhà hàng.
• Xây dựng ấn phẩm truyền thông như là: các tờ rơi, tranh ảnh với nội dung đề cập đến lợi
ích của nhà hàng không khói thuốc. Các ấn phẩm nàáccanf được cung cấp cho chủ nhà
hàng, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, và các khách hàng.
• Cung cấp các “Hướng dẫn Thực Hiện của Nhà Hàng Không Khói Thuốc” đến các chủ,
cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ tại các nhà hàng.
• Tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thuyết phục/ diễn giải cho
các chủ, quản lý nhà hàng và nhân viên phục vụ của họ: Tổ chức khoá tập huấn ngắn hạn
để cập nhật cho nhân viên và quản lý nhà hàng về kiến thức liên quan đến Thuốc lá và
Sức khoẻ, và đặc biệt về các kỹ năng về thuyết phục khách hàng.

Các Thông điệp cần truyền tải đến nhà hoạch định chính sách:


• Xây dựng nhà hàng không khói thuốc không làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh:
- Khách hàng sẽ thấy nhà hàng không chỉ là nơi đến dùng bữa mà còn là nơi quan
tâm đến sức khoẻ của họ;
- Khách hàng sẽ hài lòng hơn: những người không hút thuốc sẽ cảm thấy không
khó chịu; những khách hàng là phụ nữ và trẻ em sẽ an tâm hơn khi vào nhà hàng;
- Doanh thu có thể tăng do thu hút được phụ nữ có thai, trẻ em và người già, và cả
những người không hút thuốc lá;
• Xây dựng nhà hàng không khói thuốc sẽ tăng cường sức khoẻ của nhân viên phục vụ, và
chủ nhà hàng;
• Mô hình nhà hàng không khói thuốc phù hợp với xu hướng kinh doanh hiện đại và vì lợi
ích cộng đồng;
• Cần có quy định về việc thiết lập khu vực không hút thuốc theo diện tích nhà hàng khi
cấp phép giấy phép kinh doanh.

Các khuyến nghị chính sách:

• Việc hút thuốc trong các nhà hàng hiện nay đang bị coi là một khó khăn đối với các chủ
nhà, khi mà không thể cùng lúc thỏa mãn nhu cầu hút thuốc và không hút thuốc của
khách hàng. Lựa chọn tốt nhất là nên quy định nhà hàng hoàn toàn không cho phép hút
thuốc. Tuy nhiên quy định này có thể sẽ khó thực thi vào thời tại thời điểm hiện tại. Một
lựa chọn phù hợp là đưa ra phần diện tích, hay chỗ ngồi tối thiểu cần dành choc ho người
hút thu
ốc tại mỗi nhà hàng. Sau đó sẽ có lộ trình tiến tới quy định nhà hàng cấm hút
thuốc hoàn toàn van một thời điểm trong tương lai
• Chúng tối khuyến nghị Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ y tế cần đưa ra các tiêu chuẩn
phải có khu vực dành riêng cho người hút thuốc và người không hút thuốc trong các tiêu
chuẩn vệ sinh của nhà hàng
• Chúng tối cũng khuyến nghị Phòng cấp phép kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư cần đưa ra
các tiêu chuẩn về khu vực dành cho người hút thuốc và không hút thuốc đối với các nhà
hàng khi cấp phép hoạt động kinh doanh của các nhà hàng


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viet Nam Prime Minister’s Office. Governenment Resolution No. 12/2000/NQ-CP on
National Tobacco Control Policy in the period 2000-2010. 2000
2. The World Health Organization. Eliminating Nonsmokers’ Exposure to Secondhand
Smoke, 2005-2006. 2006
3. The Health Bridge Canada, Viet Nam Office. Mainstreaming Tobacco Control in Viet
Nam. 2006
4. The World Health Organization. WHO Report On Global Tobacco Epidemic. 2008
5. The World Health Organization. Policy recommendations on protection from exposure
to second-hand tobacco smoke. 2007
6. The World Health Organization. WHO Framework Convention on Tobacco Control.
7. Bộ Y Tế Việt Nam. Điều tra y tế trên toàn quốc 2001- 2002.
8. Nguyễn Khắc Hải và cộng sự. Hiệu quả dự án “Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm
khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em”,
Tạp chí Y tế công cộng
Việt Nam. 2006.
9. Phạm Quỳnh Nga, Lê Thanh Hà. Báo cáo đánh giá “Ngôi trường không khói thuốc” Trường
Đại học Y tế công cộng. Tạp chí Y tế công cộng Việt Nam. 2007

×