Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC LUẬT HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 87 trang )

 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

DANH MỤC BÀI VIẾT

STT
1.

2.

Tên bài viết

Trang

Tác giả

Một vài suy nghĩ về học luật và
dạy luật hiện nay

3

Lê Trọng Dũng

Sinh viên luật – sẵn sàng với
“trường đời”



7

 Nguyễn
 Nguy
ễn Thà
Thành
nh Nam

Học nhóm – tại sao khơng?

14

Hồng Thị Chi

4.

Sinh viên luật với hoạt động học
nhóm

29

Bùi Đức Tiến

5.

của sinh viên luật

K50A – Khoa Luật ĐHQGHN
Cơng ty tư vấn luật

InvestConsult Group
Cựu sinh viên K49B
- Khoa Luật -

3.

Tư duy phản biện – yếu tố cần có

Ghi chú

Lê Việt Anh
34

ĐHQGHN
K50A – Khoa Luật ĐHQGHN Kim
K51CLC – Khoa
Luật – ĐHQGHN
QT 30 A – Khoa
Pháp luật Quốc tế Đại học Luật Hà Nội

Đinh Thị Hồng
6.

Tiếng Anh là công cụ tra cứu
hữu hiệu của sinh viên luật

45

Khả năng thuyết trình, thuyết
7.


 phục – yếu tố làm nên ph
phong
ong
cách học luật

9.

viên nghiên cứu khoa học – thực

50

trạng và giải pháp
Hoạt động tìm kiếm tài liệu trên
 báo và viết báo của sinh viên lu
luật
ật

56

65

Đạo đức nghề luật

11.

Ý thức trách nhiệm xã hội của
sinh viên luật

Trương Hồng Quang


Dương Th
Thảo Ph
Phương

 Nguyễn
 Nguy
ễn Minh Lộc
82
1

K52LKD - Khoa
Luật - ĐHQG Hà
 Nội

74
10.

K52A-Khoa LuậtĐHQGHN

 Nguyễn
 Nguy
ễn Mạnh Đoàn

Sinh viên luật với cuộc thi sinh
8.

Trang

 Nguy

 Nguyễn
ễn Minh Thùy

KT30 – Khoa Pháp
luật kinh
kinh tế - Đại
học Luật Hà Nội
K52CLC – Khoa
Luật - ĐHQGHN
K50CLC – Khoa
Luật - ĐHQGHN
K52LKD – Khoa
Luật – ĐHQGHN


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC LUẬT HIỆN NAY
Lê Trọng Dũng
K50A – Khoa Luật - ĐHQGHN
Hiện nay để tiến tới một nền đào tạo luật học tốt, việc dạy và học luật đã áp dụng hình
thức đào tạo tín chỉ. Nếu như trong đào tạo theo Học phần – Niên chế, sinh viên luật phải học
theo đúng kế hoạch học tập cả khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ của Nhà trường thì trong

đào tạo theo Hệ thống tín chỉ sinh viên luật chủ động quyết định kế hoạch học tập sao cho phù
hợp với năng lực học tập và hồn cảnh cụ thể của mình.
mình . Tín chỉ là một cơng cụ để hối thúc các
giảng viên, sinh viên luật tiến đến một nếp dạy và học luật mới nhưng ngay lập tức nó chưa có
tác động được nhiều. Và thoảng qua đâu đó trong số sinh viên luật vẫn hiện hữu câu nói “tín
chỉ nửa mùa”. Sinh viên luật khơng có sự chủ động trong việc học và khơng có những giảng
viên có trách nhiệm thì thay đổi về hình thức sẽ khơng thay đổi được đáng kể về nội dung.
1.Sự chủ động của sinh viên luật.
Đào tạo theo hình thức tiến chỉ phát huy hiệu quả tốt khi sinh viên luật mang trong
mình sự chủ động trong học tập. Học theo chương trình tín chỉ, sinh viên luật muốn được thành
tích tốt, khơng đơn giản chỉ là chủ động sắp xếp bài vở, đọc sách, lên thư viện tìm kiếm tài liệu
mà quan trọng hơn là kĩ năng và sự sáng tạo của sinh viên luật trong những công việc quen
thuộc ấy. Điểm khác biệt lớn nhất của tín chỉ so với cách học truyền thống là ở chỗ thời lượng
sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách.   Tuy nhiên, chỉ một số sinh
viên luật tỏ ra háo hức với mơ hình dạy và học theo tín chỉ trong khi đó số sinh viên luật khác
lại tỏ ra tiếc nuối với mơ hình cũ - dạy học theo niên chế. Khơng phải vì mơ hình cũ có hứng
thú và hiệu quả hơn với họ mà chỉ vì một lí do đơn giản: sinh viên luật ngại thay đổi, một số
người muốn giữ thói quen học - thi - trả bài từ bao lâu nay đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của
mình. Vì vậy, trước tiên đòi hỏi các sinh viên luật phải thực sự bứt phá, có ý thức thay đổi để
thốt khỏi những thói quen cũ, chủ động hơn trong việc học luật.
Với mong muốn tạo sự chủ động trong việc học của sinh viên luật, mơ hình tín khơng
tiến hành điểm danh, kiểm tra sự có mặt của sinh viên ở lớp học. Đây là điểm khác biệt với so
với mơ hình đào tạo theo niên chế cứng nhắc địi hỏi sự có mặt ở mức độ nào đó của sinh viên
tại lớp học. Thế nhưng sự thiếu ý thức chủ động học tập đã tạo nên tâm lý sinh viên luật có
hứng thì lên lớp học mà khơng có hứng thì ở nhà chơi (hoặc đi làm thêm, làm những việc mà
sinh viên thích...) miễn sao đủ bài kiểm tra và trả được thi. Khơng có hứng thì thường ngại học,
mà đã ngại học thì sinh viên luật thường bỏ học. Cùng với đó sự liên kết bè bạn của những
người như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng nghỉ học tràn lan và lớp học vắng bóng sinh viên.
2



 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

Thường thì trong lớp học có một nhóm bạn chơi với nhau rồi từng người trong nhóm thay
 phiên nhau
nhau đi học ch
chủủ yếu để canh giả
giảng
ng viên xe
xem
m hôm na
nayy có kiểm tra ha
hayy khơn
khơngg , nếu có thì
 phone cho cả nhóm đến gấp để làm bài kiểm tra. Các quan sát cho thấy các lớp luật học sĩ số
mỗi lớp trên 80 sinh viên nhưng chỉ thấy đông đủ vào buổi đầu tiên và những lúc kiểm tra học
trình. Việc chủ động quá mức khi không đến giảng đường làm sinh viên lúng túng trước mỗi
mùa thi đến, họ chắp vá đề cương ôn thi và cầu may mắn “sống sót” sau mỗi mùa thi. Nếu điều
này kéo dài và phổ biến trong sinh
sinh viên luật thì hậu quả là gì? Có lẽ câu trả lời dễ nhận thấy là
có những sinh viên luật "thiếu hụt" về kiến thức khi ra đời và tạo thêm gánh nặng cho xã hội.
Sinh viên luật hiên nay đang học thuộc đến từng điều luật, song lại thiếu hiểu biết về
cái mình đang học, điều đó được biểu hiện ở cách hành xử luật khơng giống với cách của

người học luật.
luật. Kìa là sự vượt đèn đỏ, kìa là sự đánh lộn nhau, kìa là các vi phạm pháp luật của
sinh viên luật, bấy nhiêu đó nói lên rằng các sinh viên luật đang thiếu một ý thức pháp luật,
một cảm xúc học luật. Nếu như học luật là học cách cảm nhận về cơng lý và kiến tạo cơng lý,
qua đó hướng đến làm theo đúng luật và bảo vệ sự công bằng trong xã hội thì sinh viên luật
hiện nay đang thiếu một tư duy học luật theo nghĩa đó. Người ta cho rằng các sinh viên luật đã
 biết đến luật
luật thì kh
khơng
ơng ccóó sự hành
hành xử ssai
ai luật nhưng
nhưng do việc học luật thiếu ccẩn
ẩn thận đđang
ang làm tỷ
lệ vi phạm luật trong sinh viên luật tăng lên. Thực tế này được xuất phát từ việc các   sinh viên
luật lớn lên trong mơi trường văn hố, xã hội khác nhau, có cách suy nghĩ, năng lực nhận thức
và hứng thú khác nhau. Bên cạnh những sinh viên năng động, say mê học tập, nghiên cứu và
hiểu được bản chất của các quy định pháp luật, khơng có sự hành xử sai luật thì vẫn cịn những
sinh viên luật thờ ơ với việc học và vi phạm pháp luật. Một số sinh viên luật không lấy việc đạt
được các tri thức pháp lý làm mục tiêu theo học luật mà lấy việc có được một tấm bằng cử
nhân luật làm mục tiêu. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học luật,
có những sinh viên học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng
ngồi nghe hơn là bàn luận. Nếu có sự quan sát thì chúng ta thấy sinh viên luật đang“lười” nói,
“lười” nghe ngay cả ở lớp và ở nhà. Có thể nói sinh viên luật đang có dấu hiệu ngại nói, sợ 
đọc, khơng thích nghe người khác và thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội.
Sinh viên luật muốn sáng tạo, có trách nhiệm với xã hội và kiến tạo được cơng lý thì
cần phải có sự nhận thức nghiêm túc về việc học luật cũng như việc có các kỹ năng và bản lĩnh
của sinh viên luật. Cần có sự chủ động trong việc học ngay cả ở lớp và ở nhà. Về kiến thức thì
khơng phải chỉ là thuộc các điều luật mà sinh viên luật cần hiểu bản chất của các quy định pháp

luật. Sinh viên luật không
không chỉ phải học về cái văn bản luật mà phải học cả cái đạo lý, mục đích
của chính sách cũng như cách thức mà các luật tác động vào hành vi của con người. Đây cũng
3


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

chính là một cảm xúc học luật mà sinh viên luật cần trang bị. Và để có được điều này thì
 phương pháp nghiê
nghiênn cứu văn bản pháp luật, cảm nhận về công lý, tư duy phản biện, trách
nhiệm xã hội, việc trình bày thuyết phục trước người khác, kỹ năng làm việc nhóm.… của sinh
viên luật cần phải được nhận thực một cách nghiên túc. Sinh viên luật tăng cường khả năng
nói, hùng biện, chia sẻ hợp tác, tổng hợp tài liệu… sẽ khơng cịn thấy hiện tượng ngủ gật, ngồi
im, ngại nói trong các giời trên lớp học. Hơn nữa sinh viên luật cũng sẽ cảm thấy thực sự phấn
khích khi các ý kiến của họ được nêu lên, được nói, được bộc lộ ý kiến cho dù đơi khi không
tránh khỏi sự tranh luận, bảo vệ cho ý kiến của bản thân. Từ đó, những sinh viên luật học tập
tốt, năng động, có trách nhiệm với xã hội, có thái độ với cơng bằng xã hội và dám xả thân vì
cơng bằng sẽ ngày càng nhiều hơn. 
2.Tạo sự chủ động của sinh viên luật từ phía cơ sở đào tạo.
Có lẽ sự khác biệt quan trọng giữa đại học và trung học phổ thơng là vai trị của người
thầy. Không giống như người thầy ở bậc trung học, người thầy ở bậc đại học thường giảng dạy
môn học mà họ là một chuyên gia. Ở đại học, đối tượng của giảng dạy là mơn học, cịn ở trung

học đối tượng là học sinh. Chính vì thế mà ở bậc đại học, việc truyền cảm xúc để sinh viên tự
học, đọc sách, đọc báo, tự tìm tài liệu quan trọng hơn là nhồi nhét một mớ kiến thức căn bản.
Sinh viên luật luôn là những người học rất nhanh nếu có sự nghiêm túc nhìn về phương
 pháp tốt và
và được khuyến kkhích
hích tự học. M
Muốn
uốn tạo sự chủ độ
động
ng của sinh viên luật tro
trong
ng việc học
thì ngồi truyền đạt kiến thức pháp lý người thầy còn phải truyền đạt cảm xúc học luật. Khi
sinh viên biết luật, biết triết lý của pháp luật, cái bản chất đằng sau mỗi điều luật thì thấy được
những giá trị và qua đó hứng thú trong việc học. Có nghĩa là sinh viên luật sẽ chủ động trong
việc học khi được dạy về cái đạo lý, mục đích của chính sách nằm trong mỗi văn bản luật.
Giảng dạy luật học theo cách đó khơng “nhẹ nhàng”, bởi cách thức truyền đạt và đối tượng thu
nhận kiến thức đều đã thay đổi, người thầy không chỉ dạy cái mà thầy có, cái thầy thích mà nên
dạy những gì sinh viên luật cần, xã hội cần. Và nếu xem người học là trung tâm của quá trình
giảng dạy, quan hệ giữa thầy và trị bình đẳng thì sinh viên luật thơng qua đối thoại, các u
cần giải đáp sẽ buộc người thầy phải luôn cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chun mơn.
Để truyền đạt kiến thức chuyên môn và truyền cảm xúc học luật một cách hữu hiệu, người thầy
ngoài những kĩ năng sư phạm, cịn phải có kiến thức sâu và rộng về chun ngành để có thể
khai triển những lí thuyết và ý tưởng từ thực tế.
Khi những sinh viên luật tích cực, chủ động trong việc học, thích nghiên
nghiên cứu khoa học
và được sự quan tâm của người thầy bằng việc dẫn dắt nhiệt tình, cho tham gia vào các đề tài
khoa học đang nghiên cứu thì những sinh viên luật này sẽ tăng thêm sự say mê nghiên cứu
4



 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

khoa học. Cùng với đó xây dựng những diễn đàn học tập và nghiên cứu khoa học mà tại đó có
khơng khí thảo luận sơi nổi về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu sẽ làm tăng thêm sự tự tin
của sinh viên luật trong nghiên cứu khoa học. Xây dựng những diễn đàn để sinh viên luật công
 bố những bài viết nghiên cứu của và từ đó các sinh viên luật có thể phát triển những bài viết
nghiên cứu của mình. Trong trường hợp này tồn tại một tạp chí khoa học để sinh viên luật và
người thầy cùng chia sẻ những bài viết nghiên cứu là phù hợp. Để có được điều này cần trang
 bị cho sinh viên
viên về phương pháp, kkỹỹ năng và giá trị của nghiên cứu kho
khoaa học ngay từ năm thứ
nhất. Điều này cũng tạo nên động lực cố gắng học tập của các sinh viên luật. Làm được điều
này không những
những mang lại sự tự tin trong nghiên
nghiên cứu khoa học và chủ động trong học tập của
sinh viên luật mà còn khẳng định một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, không phải là trường
 phổ thông
thông ccấp
ấp bốn.
Cho dù các cơ sở đào tạo luật học có một đội ngũ giảng viên có trách nhiệm và biết
cách khuyến khích sinh viên chủ động trong việc học, nghiên cứu khoa học mà khơng có hỗ trợ 
của thư viện tốt hay cơ sở vật chất tốt thì cũng khơng thể nào nâng cao chất lượng đào tạo luật

học. Thư viện chưa đầu tư đúng mức, số lượng sách chưa phong phú, các giáo trình, các sách
tham khảo còn thiếu và chưa cập nhật cũng làm những mong muốn tự khám phá và sự chủ
động của sinh viên luật giảm. Do đó, việc nâng cấp thư viện tạo không gian cơi mở, thuận tiện
để sinh viên gắn bó thân thiết với thư viên là điều cần thiết.

SINH VIÊN LUẬT – SẴN SÀNG VỚI “TRƯỜNG ĐỜI”
 Nguyễn
 Nguy
ễn Thàn
Thànhh Nam
Công ty tư vấn luật InvestConsult Group
Khoa Luật – ĐHQGHN, một cơ sở đào tạo khoa học pháp lý có uy tín trên cả nước,
một trong những cơ sở đi tiên phong trong chươn
chươngg trình đào tạo đại học theo tín chỉ, khơi dậy
5


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

được sự năng động, sáng tạo và tinh thần tự học của sinh viên. Sinh viên Khoa Luật – 
ĐHQGHN ra trường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về cách tư duy và giải quyết vấn
đề, hiểu biết xã hội cùng với sự năng động trong công việc. Ngành nghề nào cũng địi hỏi
những phẩm chất, chun mơn, kỹ năng và nghiệp vụ. Tuy nhiên, sinh viên Khoa Luật – 

ĐHQGHN nói riêng và sinh viên ngành luật nói chung lại thường có ít kinh nghiệm trong cơng
việc, hiểu biết về thực tiễn còn hạn chế và khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính chưa thành
thạo, dẫn đến việc các nhà tuyển dụng thường phải tiến hành một công việc bất đắc dĩ là “đào
tạo lại” (re-educa
(re-education).
tion).
Bài viết này khơng đặt q nhiều tham vọng có thể truyền đạt được những kỹ năng cần
thiết cho các bạn sinh viên, bởi cũng đã có rất nhiều tài liệu viết về kỹ năng mà các bạn có thể
dễ dàng tìm đọc ở các hiệu sách hay tìm trên mạng Internet. Tơi chỉ mong muốn qua bài viết
này, chia sẻ một vài kinh nghiệm “nóng hổi” của một cựu sinh viên Khoa Luật – ĐHQGHN
mới ra trường.
1.Trau dồi chuyên môn – “Liệu cơm gắp mắm”
Các bạn không học về luật thường hỏi các bạn học luật rằng: “Học luật vừa phải nghiên
cứu, vừa phải học hết tất cả các điều luật thì học kiểu gì nhỉ?”. Câu trả lời tất nhiên là không.
Sinh viên luật, mà cụ thể là sinh viên Khoa Luật học cách tư duy giải quyết vấn đề pháp lý,
cũng như tiếp thu, phát huy cái hay, đồng thời gạn lọc, chỉnh sửa cái bất cập để phục vụ cho
công việc.
Không phủ nhận việc học luật là phải học nhiều, nhưng học cái gì và học như thế nào
mới thực sự quan trọng. Người luật sư hay luật gia giỏi là người biết trong tình huống cụ thể
thì cần có cách giải quyết như thế nào cho phù hợp, định hướng được tư duy và hành động của
mình, rồi mới áp dụng các quy định của pháp luật, chứ không đơn thuần chỉ là đọc tài liệu rồi
chăm chăm vào quyển luật để rồi lạc lối giữa một “rừng” văn bản.
2.Ngoại ngữ và kỹ năng văn phòng – “thanh gươm thứ hai”:
Có những cơng ty luật nước ngồi như Baker & Mckenzie hay YKVN sẵn sàng trả cho
 bạn mức lương mà bản thân những người đi làm lâu năm cũng phải mơ ước – khoảng 1000
USD/ tháng. Tất nhiên, để đảm nhận được cơng việc đó, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn có khả
năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ với mức là “có thể tranh luận với trọng tài nước ngồi bằng
tiếng Anh”. Bạn có sẵn sàng? Việc sử dụng thành thạo tiếng Anh là tiêu chí hàng đầu của các
nhà tuyển dụng đặt ra đối với sinh viên luật, đồng thời cũng là cái rào khó nhảy qua nhất đối
với sinh viên. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, có quá nhiều tiếng thở dài từ các nhà tuyển

6


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

dụng đối với khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên luật. Nhiều bạn khi bước chân vào
Khoa Luật thì điểm ngoại ngữ từ những năm cấp 3 khơng hề thấp. Tuy nhiên, trong q trình
học, khơng ít bạn tự làm cho mình lười đi với mơn ngoại ngữ, để đến khi ra trường đại học, va
vấp với “trường đời” mới chợt nhận ra rằng, ngoại ngữ có giá trị như thế nào và cảm thấy hối
tiếc vì những qng thời gian lãng phí đã qua. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hay bắt đầu với cuốn
sách ngữ pháp cơ bản và cuốn từ điển; rà soát lại kiến thức đã học và mỗi ngày học một vài từ
mới bằng cách ghi ra một cuốn sổ tay hay nghe một bài hát, đọc một đoạn văn... Tuy nhiên, khi
quay lại các kiến thức đã học, kiến thức nào còn chưa nhớ hay mơ hồ thì hãy tập trung giải
quyết, đừng cố gắng nhồi nhét thêm cái mới. Ngoại ngữ là “thanh gươm thứ hai” bên cạnh
chuyên môn. Nhưng cần phải sử dụng nó hợp lý và đúng lúc. Chân lý học ngoại ngữ là “mưa
dầm thấm lâu”. Hãy kiên trì, bền bỉ, mỗi ngày một chút, rồi bạn sẽ thành cơng!
 Ngànhh luật có thể khơng u cầu bạn q cao về kỹ năng sử dụng vi tính. Nhưng bạn
 Ngàn
hãy cố gắng trau dồi thật tốt các phần mềm văn phòng, chủ yếu là Word và Excel. Các vị lãnh
đạo sẽ đánh giá thấp một nhân viên không biết chuyển một file Word sang file PDF như thế
nào, hay tệ hại hơn là gõ sai chính tả. Nếu như bạn biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ văn
 phòng khác nh
nhưư Power P

Point
oint hay P
Photos
hotoshop
hop thì sẽ
sẽ một lợi thế rất lớn. Đó llàà một cách tạo dựng
dựng
uy tín trong mắt đồng nghiệp; bởi những phần mềm nói trên rất hữu dụng, nhưng không phải ai
cũng sử dụng thành thạo. Khi nào cần sự trợ giúp là các đồng nghiệp sẽ nghĩ ngay đến bạn và
nhờ bạn – một cách “ghi điểm” đơn giản mà hiệu quả.
 Nhiều bạn
bạn sinh
sinh viên mới ra trường (tất nhiên
nhiên,, trong đó có ccảả tơi) nhữn
nhữngg ng
ngày
ày đầu đi làm
gặp khá nhiều trục trặc với các thao tác văn phòng tưởng chừng rất đỗi đơn giản như cách đánh
số công văn, cách gửi fax, cách viết hóa đơn thanh tốn, cách đóng bìa hồ sơ, cách lưu tài liệu
v.v… Vì vậy, việc tự chuẩn bị cho mình các kỹ năng văn phịng cơ bản cũng là một điều cần
lưu ý. Một cách đơn giản là quan sát các thao tác văn phịng của cơ thủ thư ở Thư viện hay của
anh bán hàng photo. Sẽ có nhiều điều bổ ích.
3.Một số kỹ năng cần thiết
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin chia sẻ với các bạn về những kỹ năng mềm mà
sinh viên Việt Nam hiện nay cần có để hội nhập với thị trường lao động; kỳ vọng rằng, các ban
sinh viên sẽ đủ sức “qua cầu” mà khơng “gió bay”.
3.1. Làm việc nhóm (Team work):
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm,
nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục
7



 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một
định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì u cầu làm
việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì khơng ai là hồn hảo, làm việc theo
nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có
thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau, do đó
trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, khơng khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu
thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân...
Các kỹ năng làm việc nhóm được xây dựng trong quá trình học tập trên lớp học cũng
như là làm các bài tiểu luận. Tuy nhiên, cũng có bạn sinh viên bày tỏ: “Ở khoa mình hầu như
mơn học nào cũng có bài tập nhóm, vì thế qua các bài tập này mình có thể thực hành và phát
triển kỹ năng này. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhóm cũng có nhiều rắc rối vì bất đồng
quan điểm dẫn đến làm việc nhóm tạo ra tác dụng ngược lại”.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng xây dựng kỹ năng này là phương pháp giảng dạy
của các giảng viên, tuy nhiên đặc điểm của các lớp học ở Việt Nam hiện nay là quá đông nên
việc ứng dụng thảo luận nhóm cho các bài giảng gặp nhiều khó khăn.
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ:
- Xây dựng vai trị chính trong nhóm;
- Kỹ năng quản lý hội họp;

- Phát triển quá trình làm việc nhóm;
- Sáng tạo và kích thích tiềm năng;
3.2. Giải quyết vấn đề (problem solution):
Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đưa ra giải pháp thực
thi để cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn - giải quyết vấn đề là trả lời những câu hỏi như:
"Ta sẽ vượt trở ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm như thế nào để mục đích của mình
trong những điều kiện này?". Cốt lõi của vấn đề là tìm cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại
hoặc khi ta chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích.
 Nhiều sinh viên ra trường hiện nay gặp thất bại khi phỏng vấn bởi vì gặp mốt số câu
hỏi từ nhà tuyển dụng để kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề. Một bạn sinh viên cùng khóa với
tơi tâm sự rằng, mình đã khơng trả lời được một câu hỏi đưa ra từ nhà tuyển dụng: “Lượng
nước đá trên một sân khúc cơn cầu có cân nặng là bao nhiêu?". Đối với những tình huống như
8


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

thế, bạn sẽ phải phát huy hết sự thông minh và sáng tạo của mình. Kiểu phỏng vấn này được
các nhà tuyển dụng sử dụng nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết, khả năng phân tích và giải quyết
vấn đề.
Kỹ năng này thường bao gồm một số nhân tố chính:
- Xác định vấn đề;
- Phân loại vấn đề;

- Mơ hình hóa vấn đề;
- Sử dụng các cơng cụ giải quyết vấn đề;
- Quy trình giải quyết vấn đề.
3.3. Kỹ năng giao tiếp (Communication):
Mục đích của giao tiếp là truyền tải được những thơng điệp. Đây là q trình liên quan
đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Bằng cách truyền đạt được thơng điệp của mình đi
một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách
hiệu quả. Khi khơng thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không được phản ánh,
gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của
một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc bộ sinh viên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện
nâng cao kỹ năng này. Bản thân tôi hiện nay đang làm ở Cơng ty tư vấn luật InvestConsult.
Trước đó, tơi chưa hề biết đến InvestConsult nói riêng và hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ nói
chung. Tuy nhiên, trong Hội thảo “tiếng Anh và cơ hội việc làm” do CLB tiếng Anh Khoa Luật
tổ chức, tôi đã được tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng của InvestConsult và sau một q
trình trao đổi, tìm hiểu, tơi đã nộp đơn dự tuyển và đã làm việc tại InvestConsult trước khi tốt
nghiệp đại học. Điều đó minh chứng rằng, nếu biết tận dụng tốt kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là
các mối quan hệ xung quanh, cơ hội việc làm sẽ luôn mở với mỗi bạn sinh viên.
Thông thường
thường trong trường Đại học, sinh viên thường ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua
các hoạt động sau:
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông;
- Kỹ năng truyền đạt thông tin;
- Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin

9


 


LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn
50.000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong
việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra mới đây nhất đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao
tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những
yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp.
Ở đây loại trừ những hoạt động mập mờ đằng sau các mối quan hệ, bản thân các đối tác
nước ngoài cũng rất coi trọng nưhnxg đối tác Việt Nam có quan hệ rộng với các thành phần xã
hội, đặc biệt là có mối quan hệ thân thiết với các cơ quan nhà nước.
3.4. Tư duy phản biện (Critical thinking):
Tư duy phản biện là một nhân tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên luật. Đây là một
quá trình tư duy biện chứng, gồm phân tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn
khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập
luận phản biện cần rõ ràng, lơgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và cơng tâm.
Tình trạng thụ động trên giảng đường hiện nay cũng là một minh chứng cho việc sinh
viên hiện nay thiếu tư duy phản biện. Thạc sĩ Nguyễn Quang Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) bày
tỏ: “Mặc dù trên giảng đường tôi rất khuyến khích các bạn sinh viên bày tỏ quan điểm của
mình nhưng hình như khơng được ủng hộ lắm, phương pháp giảng dạy mới “lấy người học làm
trung tâm (learner center) khó mà áp dụng nếu khơng được ủng hộ từ các bạn sinh viên”.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng,
trường đại học nên tập trung hơn vào việc dạy sinh viên tư duy phản biện. Tư duy phản biện
không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thơng tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá
trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính
chính xác của thơng tin. Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính

qui. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin
của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing
Argument).
3.5. Kỹ năng sống và hiểu biết xã hội (life skills and social knowledge):
Việc sử dụng Internet ngày nay đã khơng cịn xa lạ với các bạn sinh viên luật. Mỗi ngày
dành khoảng 15-20 phút đảo qua các trang báo mạng, bạn sẽ tích lũy được vốn hiểu biết về
những vấn đề thời sự đang diễn ra. Kết hợp với việc nghiên cứu để trả lời câu hỏi “tại sao”, tơi
tin, các bạn sẽ có một vốn hiểu biết xã hội tốt – điều mà các nhà tuyển dụng rất coi trọng với
một sinh viên luật mới ra trường.
10


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

4.Một số phẩm chất cần thiết
4.1. Tự tin, kiên nhẫn, bền bỉ:
Trong quá trình làm việc, bạn hãy mạnh dạn bày tỏ những quan điểm của mình với
đồng nghiệp và với cả lãnh đạo; hãy hỏi những gì mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn, ngay kể cả
khi những câu hỏi đó bị coi là “ngu ngơ”. Qua tiếp xúc, tôi nhận thấy, đối tác phương Tây rất
hay hỏi và nhiều câu hỏi rất đa dạng và hóc búa. Nó khiến người trả lời phải liên tục động não
để đưa ra đáp án. Đồng thời, bản thân người hỏi cũng sẽ học được rất nhanh thông qua những
câu trả lời thực tiễn.
Sự kiên nhẫn và bền bỉ không chỉ thể hiện qua sự mẫn cán trong cơng việc, mà nó cịn

thể hiện ở nhiều hành động khác nữa. Ví dụ đơn giản như bạn hãy thật bình tĩnh và chịu khó
lắng nghe những điều nhiều khi khơng được “lọt lỗ nhĩ” khi bị sếp phê bình. Bởi qua những lời
 phân tích, góp ý thẳng thắn về chu
chunn mơn đó, ta học và nhớ được nhiều hơn là chỉ đọc đơn
thuần. Và hơn nữa, “yêu cho roi cho vọt”, có phê bình thì sẽ có tiến bộ.
4.2. Năng động, sáng tạo:
Sự năng động thể hiện ở việc bạn có thể “đặt đâu cũng sống được”, bạn có thể sẵn sàng
đảm nhận và hồn thành tốt nhiều loại hình cơng việc trong cơ quan, đặc biệt là những đầu việc
 phức tạp,
tạp, khó khăn.
Sự sáng tạo thể hiện ở việc bạn không chỉ mẫn cán trong cơng việc, mà cịn tự mình tìm
ra được những hướng đi mới, những cách giải quyết thuận lợi cho công việc và luôn thể hiện
được quan điểm của cá nhân trong công việc.
4.4. Rèn luyện sức khỏe:
 Nghề luật
luật địi hỏi
hỏi bạn ph
phải
ải có sức kkhỏe.
hỏe. Nh
Những
ững vụ án dân sự hay kinh tế pphải
hải tranh luận
qua nhiều vịng tố tụng, luật sư phải ln tập trung trong từng tình huống diễn ra tại tịa. Những
 buổi đi thực tế, đi công tác liên tục, đàm phán với nhiều đối tác, làm việc 15 tiếng/ ngày, tiếp
xúc với nhiều thành phần xã hội khác nhau, áp lực công việc dồn dập v.v… Nó địi hỏi một sự
dẻo dai, một sức khỏe tốt để hồn thành. “Có sức khỏe là có tất cả”. Vì vậy, đừng coi thường
việc rèn luyện sức khỏe. Sinh hoạt điều độ và chỉ cần 15-20 phút/ ngày với các bài thể dục cơ 
 bản, bạn
bạn sẽ đảm nhiệm được khối lượn

lượngg công việc nặng nề với áp lực cao.
***
 Nắm vững kiến thức chuy
chuyên
ên môn, thành thạo ngoại ngữ và sử dụng linh hoạt các kỹ
năng mềm – đó là những tiền đề quan trọng để mỗi sinh viên luật bước vào đời sống công việc
11


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

đầy thử thách, nhưng cũng mở ra rất nhiều cơ hội. Tôi rất mong mỗi bạn sinh viên luật chúng
ta sẽ cùng nhau trau dồi kiến thức, ngoại ngữ, kỹ năng ngay từ bây giờ và tự tin bước từ trường
học ra “trường đời”.

12


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 

luật”  

VNU

HỌC NHĨM - TẠI SAO KHƠNG?
Hồng Thị Kim Chi
K50A – Khoa Luật - ĐHQGHN
I. Cơ hội rộng mở
mở cho tất cả
Tất cả chúng ta đều biết rằng khơng có một phương pháp học chuẩn nào được thiết kế
cho tất cả mọi người và lại càng khơng có một phương pháp học chuẩn nào cho sinh viên. Tuy
nhiên khơng ai có thể phủ nhận được những lợi ích và hiệu quả của việc học nhóm.
Để tiếp cận với khối lượng kiến thức và thông tin khổng lồ đang ngày một phát triển, để
xử lý mọi tình huống đa dạng, phức tạp và tính cạnh tranh ngày càng cao trên mọi lĩnh vực,
chúng ta phải gắn kết lại và cùng nhau làm việc. Kỹ năng làm việc nhóm giờ đây đã trở thành
một tố chất không thể thiếu của người trẻ. Đặc biệt với những bạn học luật, tố chất này không
chỉ dừng lại là kỹ năng làm việc nhóm mà chính mơi trường làm việc nhóm có thể mang đến
cho họ những cơ hội, những khả năng cần thiết khác cho một người học luật và làm luật. Đó là
cơ hội được tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cơ hội được nói và khả năng giao
tiếp, khả năng nhìn nhận vấn đề tồn diện và sâu sắc…những yếu tố không thể thiếu của một
người học luật sẽ có ích cho xã hội, cho đất nước.
 Những người
người trẻ may mắn như các bạn sinh viên, đã được trải nghiệm kỹ năng đó trong
suốt những năm tháng học đại học. Giờ đây họ có nhiều cơ hội để được biến việc học tập và
làm việc theo nhóm trở thành kỹ năng của bản thân, họ rèn luyện kỹ năng đó song song với
việc tiếp thu tri thức, nghiên cứu khoa học để biến nó thành tố chất, thành nội lực của mình. Đó
là hành trang giúp họ vững vàng trong cơng việc, trong cuộc sống.
Cơ hội có nhưng khơng phải ai cũng biết cách nắm bắt, tận dụng nó. Rất nhiều bạn sinh
viên hoặc là đã xem thường tầm quan trọng của kỹ năng học
học nhóm khi cịn đang học

học đại học;
hoặc là đã không cố gắng hết sức để tận dụng thời gian sử dụng kỹ năng đó một cách hiệu quả.
Ở nghề nào cũng vậy, nhưng đặc biệt ở nghề luật, để làm tốt công việc của mình, bạn cần có
nhiều kinh nghiệm, tích lũy càng nhiều kinh nghiệm bạn càng xử lý tình huống trong mọi
trường hợp tốt. Khi là sinh viên, cơ hội đi làm để tích lũy kinh nghiệm là khơng nhiều, nhưng
 bạn hồn tồn
tồn có thể tích lũy kkinh
inh ngh
nghiệm
iệm cho mìn
mìnhh bằng việc tha
tham
m gia học nhó
nhóm.
m. Nhiều cá
cách
ch
nghĩ, nhiều ý tưởng của mọi người sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm dù là bé nhỏ nhưng
nếu bạn khơng tích lũy ngay từ khi bạn cịn là sinh viên, rất có thể bạn sẽ là một người tụt hậu!
Thấy được tầm quan trọng của kỹ năng học và làm việc theo nhóm, đã có rất nhiều khóa
học được mở để rèn luyện kỹ năng này, có rất nhiều bài viết phân tích về sự cần thiết của nó,
nhiều phương pháp học nhóm hiệu quả đã được đưa ra thảo luận, đánh giá rất nghiêm túc, và
13


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 

luật”  

VNU

 bản thân những người
người trong cuộc là các bạn sinh viên cũng hiểu
hiểu khả rõ về những thực tế xung
quanh nó. Trong bài viết này, xin được tổng hợp và đưa ra một cái nhìn tồn cảnh về kỹ năng
này áp dụng với đối tượng là các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên luật. Qua đó xin
được đưa ra những đóng góp nho nhỏ của bản thân và những kinh nghiệp học hỏi được của
mọi người.
II.
Bức tra
tranh ttooàn ccản
ảnh
h và
và nh
nhữn
ữngg bài
bài học từ thực
thực tế
Thực tế, việc học nhóm đối với các bạn sinh viên hiện nay khơng cịn là một khái niệm
xa lạ nữa. Ở hầu hết các trường đại học, ngay từ những năm đầu bước chân vào đại học, các
 bạn sinh
sinh viê
viênn đã bắt đầu được làm qquen
uen vvới
ới việc học theo nnhóm
hóm khi
khi cùng nhau chuẩn bị các bài

thuyết trình theo chủ đề. Ở trên lớp, các thầy cơ giáo có thể chia lớp thành 4-5 nhóm nhỏ để
cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học. Những năm học tiếp theo, các bạn có thể cùng
nhau làm báo cáo khoa học; cùng hoàn thành các bài tập lớn hay báo cáo thực tập nhóm như
các bạn sinh viên các trường kỹ thuật thường làm. Các bạn sinh viên các trường ngoại ngữ thì
thường xuyên được làm việc theo nhóm trong các giờ học nói, vì nếu nói một mình thì việc rèn
luyện và cải thiện phản xạ, sự trôi chảy, tự nhiên đối với kỹ năng này là rất khó.
Đó là những hoạt động học tập theo nhóm khá quen thuộc ở các trường đại học hiện nay.
Bên cạnh đó, ở một số trường đại học, chúng ta cũng bắt gặp những mơ hình học nhóm quy mơ
hơn, có tổ chức, nội quy, hoạt động theo thời gian và số lượng thành viên cụ thể, các thành
viên được giao nhiệm vụ cụ thể, mỗi người có những trách nhiệm nhất định đối với hoạt động
của nhóm…. Đó là mơ hình hoạt động của các CLB học tập, các nhóm học tập.
Rõ ràng đã có một hình ảnh đẹp về hoạt động học nhóm trong sinh viên. Các thầy cô đã
cố gắng tạo cho sinh viên những cơ hội được tiếp cận những phương pháp học tập mới, cần
thiết cho sự phát triển của họ. Các bạn sinh viên cũng chủ động hơn trong việc học nhóm, tự
tìm những mục tiêu chung và kết nhóm học tập, cùng giúp đỡ nhau. Các giờ học trên lớp trở 
nên sôi nổi và hiệu quả hơn khi tất cả mọi người đều chủ động tìm hiểu kiến thức, chủ động
tiếp thu kiến thức thay vì thụ động một phía như trước đây.
Đã có rất nhiều nhóm bạn thành cơng khi học tập cùng nhau trong suốt những năm tháng
đại học. Như nhóm học tập của 5 sinh viên Học viện ngoại giao(là nhóm bạn của chị gái tơi):
 Ngọc Diệp, Ngun
Ngun Hưng
Hưng,, Thái, Anh, Bé, những cái tên mà cách đây 2 năm, tôi vẫn thấy thật
quen thuộc trong những câu chuyện của chị gái tơi về những buổi học nhóm cần mẫn, miệt mài
trên giảng đường trống, trên thư viện, trong sân chùa Láng, cả ở nhà tôi nữa. Mỗi người đều có
một ước mơ, một con đường riêng nhưng điểm chung ở họ là sự đam mê nghiên cứu, tìm tịi,
đam mê được “nạp” kiến thức. Và điểm chung đó khiến họ muốn cùng chia sẻ, cùng lắng nghe
14


 


LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

nhau để cùng khám phá. Khi họ đã liên kết thành một nhóm hiệu quả trong học tập, nghĩa là họ
đã có thể biết được thế mạnh của nhau, ngay cả khi thế mạnh đó khơng liên
liên quan đến việc học
tập của họ. Bỗng dưng họ thấy rằng họ còn có thể sát cánh với nhau trong nhiều việc khác
ngồi học tập: cả nhóm cùng chuẩn bị cho một cơ bạn trong nhóm tham dự cuộc thi “giọng ca
vàng sinh viên ngoại giao”. Giờ đây cả 5 người đều đã trưởng thành, họ trở thành những người
tự tin và thành đạt- mà nhóm học tập ngày nào là một trong những nơi giúp họ thành cơng.
Đúng là khơng ai có thể phủ nhận được vai trò của việc học tập theo nhóm. Nhưng khơng
ít người coi việc học nhóm là bắt buộc vì phải hồn thành bài tập nhóm để lấy điểm, ghi tên
mình trong nhóm nhưng hầu như khơng đóng góp gì cả; cịn có nhiều bạn đã tự nguyện tham
gia hoạt động học nhóm và rồi từ bỏ nó, khơng tiếc nuối.
Một đặc điểm nổi bật của các bạn học luật là phải đọc nhiều và phải nói nhiều. Để những
đặc điểm đó hiệu quả thì phải làm việc nhóm. Vì thế, các bạn sinh viên luật thường được học
tập theo phương pháp nhóm. Đơn giản nhất là chia lớp thành các nhóm nhỏ, gồm từ 8 đến 15
người, sau đó chọn đề tài và hồn thành xong sẽ thuyết trình trước cả lớp để cùng thảo luận.
Các bạn sẽ được rèn luyện khả năng thuyết trình, khả năng phản biện và tinh thần đồn kết
nữa. Ngồi hình thức học nhóm đó, các bạn cịn được thầy cơ giáo tạo điều kiện đi thực tế tập
thể (như đến các tham dự các phiên tòa thực tế) và về nhà cùng viết báo cáo. Với hình thức
này, thầy cơ muốn các bạn rèn luyện khả năng phân tích một vấn đề trên nhiều phương diện và
đánh giá nó một cách toàn diện, sâu sắc – một tố chất quan trọng của người học và làm luật mà chỉ có làm việc nhóm bạn mới có thể rèn luyện được khả năng đó.
Thanh Nhàn (Khoa Luật) tâm sự: “Tháng trước, nhóm tớ gồm 8 người, các thành viên
ghép nhóm trên tinh thần “rủ nhau” cùng vào một nhóm, phải hồn thành một bài tập nhóm về

trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sụ để trình bày trước lớp. Đề tài thì rộng, đành
rằng phân cơng nhiệm vụ rõ ràng nhưng đã nhất trí là mọi thành viên đều phải tìm hiểu chung
về vấn đề thì việc thảo luận góp ý mới có hiệu quả. Thế mà mọi người đều chỉ hồn thành
nhiệm vụ của mình, đến khi họp nhóm thảo luận thì chẳng ai đưa ra được ý kiến cho phần trình
 bày của người khác, thành ra họp nhóm thảo luận trở thành buổi đọc cho nhau nghe phần bài
chuẩn bị của mình, tẻ nhạt và chẳng hiệu quả tí nào!”
Phương (ĐH Luật): “tớ hào hứng tham gia nhóm học tập của 3 lớp cùng khóa đồng thành
lập nhưng chỉ 2 buổi sinh hoạt tớ đã ra đi vì tớ khơng hịa nhập được. Buổi học nói cùng nhau
để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành Luật mà chỉ có mấy người trong ban tổ chức
tranh nhau nói.” Tơi phản ứng ln: “buổi sinh hoạt cho kỹ năng học nói thì cậu phải mạnh dạn
chứ, cứ xơng lên mà nói.” Cơ bạn gái tơi nhíu mày: “nếu xơng lên nói ngay được thì đã khơng
15


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

cần tham gia nhóm, cái chính là cần một khơng khí vui vẻ, thân thiện để hịa nhập cho các
thành viên mới được làm quen chứ!”
Ai cũng có những cái lý riêng của họ, quan trọng là mỗi cái lý riêng ấy tôi suy ngẫm và
lại rút ra được những kinh nghiệm nho nhỏ cho mình để chia sẻ với mọi người.
 Nhóm nào cũng vậy, dù là nhóm học tập hay nhóm nhảy, nhóm hát…. thì vai trị của
từng thành viên trong nhóm là vấn đề quyết định. Nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều
nhiệt huyết với cơng việc, ham học hỏi và sẵn sàng chia sẻ thì 60% nhóm đó hoạt động sẽ hiệu

quả. Sự hoạt động rời rạc, thiếu liên kết giữa các thành viên trong nhóm chủ yếu là do mỗi cá
nhân chưa cho mình là một phần không thể thiếu cho “sự sống” của nhóm. Nhưng tơi nghĩ thực
sự phải có điều gì đó ảnh hưởng đến thái độ của họ khi tham
tham gia học nhóm.
Giả sử trong một nhóm gồm những sinh viên khá giỏi, như trường hợp nhóm của bạn
Thanh Nhàn (đã nêu trên), mọi thành viên trong nhóm đều có ý thức hồn thành phần bài tập
mà nhóm giao cho mình,
mình, nhưng lại khơng tìm hiểu khái qt vấn đề nên việc thảo luận và học
nhóm của các bạn chỉ đạt được kết quả là hồn thành được bản thuyết trình để nộp cho thầy cô;
không được tranh luận, chia sẻ, góp ý, bàn bạc. Và như vậy thì việc hồn thành bản thuyết trình
đó cũng chỉ là những bài tập cá nhân ghép lại mà thành, ý nghĩa thực sự của việc học nhóm là
khơng đạt. Nhìn nhận một cách khách quan sự việc thì ngun nhân chính là do ý thức của mỗi
thành viên. Song, cũng phải bàn đến khía cạnh phương pháp phân cơng cơng việc trong hoạt
động học nhóm như một nguyên
nguyên nhân quan trọng dẫn đến thái độ thiếu tích cực của các thành
viên nhóm và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học nhóm.
Thói quen của hầu hết các nhóm học tập, nhất là khi họ cùng phải hoàn thành một bài
tiểu luận, bài thuyết trình… là thường chia bài tập thành những phần nhỏ và phân công mỗi
người một phần, đến hạn phải nộp những phần bài tập đã giao đó, họ tập hợp nhau lại
và….nộp bài cho nhóm trưởng, nhóm nào nghiêm túc hơn thì trình bày qua phần của mình, ý
kiến đóng góp của mọi người thì cũng có nhưng thực tế là khơng hiệu quả vì mỗi người chỉ
nhiều nhất là trang bị phần kiến thức nhỏ trong phần bài tập nhỏ đã được cả nhóm giao cho
mình. Phương pháp này khá là tiết kiệm thời gian nhóm gặp nhau trao đổi bài. Học nhóm
khơng đồng nghĩa với việc gặp nhau nhiều để trao đổi bài, quan trọng là thời gian gặp nhau thì
các thành viên trong nhóm học được gì. Ưu điểm của phương pháp trên là tạo cho các thành
viên trong nhóm có cơ hội được tìm hiểu sâu về một lĩnh vực. Nhưng sự tương tác giữa các
thành viên là khơng có được, mà cùng phân tích, cùng nhìn nhận một vấn đề phải ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Cách học nhóm này giờ đây vẫn được áp dụng nhưng “thế giới quả là rộng
lớn”, nó được cải tiến thông minh, khéo léo và khôn ngoan hơn nhiều.
16



 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

Một giả sử thứ hai là các thành viên trong nhóm khơng gồm tất cả các sinh viên khá giỏi,
gồm cả những bạn mà thực sự việc học đối với họ quả là một khái niệm “xa xỉ”. Nếu được
 phân nhóm để hồn thành bài thuyết trình thầy cơ giao và lựa chọn thành viên, ai cũng muốn
lựa chọn cho nhóm mình những thành viên khá giỏi, nhiệt huyết với cơng việc chung của
nhóm. Thường thì tâm lý chung của các nhóm họ
nhóm.
họcc tập này là những thành viên khơ
khơng
ng thích
học hành thì sẽ khơng giúp được gì trong vấn đề chuyên môn, nên họ quyết định là hai, ba
người khá giỏi trong nhóm sẽ hồn thành tồn bộ bài tập nhóm. Như thế thì rõ ràng là khơng
khoa học và không hiệu quả rồi. Và tâm lý chung này cũng khiến việc học nhóm trỏ nên khơng
có gì hấp dẫn đối với cả những người hoàn thành bài tập và những người khơng đóng góp chút
nào. Họ cho rằng việc lập nhóm là hình thức, việc ai học thì vẫn cứ học, ai chơi vẫn cứ chơi.
Tình trạng này là khá phổ biến ở các nhóm học tập khơng cố định trong các trường đại học.
 Nhóm học tập được thành lập trên cơ sở có bài tập nhóm thầy cơ giáo giao, sẽ lấy điểm cả
nhóm, hồn thành xong bài tập thì việc học nhóm cũng kết thúc, nên gọi là nhóm học tập
khơng cố định. Tình trạng này nên chăng cũng cần nhìn nhận một phần nào đó vai trị quản lý
của thầy cơ đối với từng nhóm học tập? Nếu thầy cơ mình

mình thay đổi cách đánh giá kết quả bài
tập nhóm như khơng đánh giá điểm chung chỉ dựa vào kết quả bài tập nhóm, mà ngồi ra cịn
đánh giá dựa vào sự tương tác của các thành viên trong nhóm khi tham gia thuyết trình, phản
 biện câu hỏi của thầy cơ, bạn bè thì có lẽ sẽ có một cách hoạt động nhóm khác, hiệu quả hơn,
nghiêm túc hơn.
Tơi cịn nhớ hồi học năm thứ 3 đại học, khi đó nhóm tơi (gồm 3 người) phải hồn thành
 bài thuyết trình về
về một vụ án hình sự có thật bằng tiếng Anh
Anh.. Cơ giáo tiếng Anh
Anh của chúng tơi
khi đó là cơ Dương Nụ, cơ đã có một phương pháp kiểm tra kết quả làm việc nhóm bằng
những quy tắc chấm điểm và những gợi ý hồn thành bài thuyết trình giúp chúng tơi, khơng
một nhóm nào không làm việc chăm chỉ, hiệu quả. Kết quả bài thuyết trình sẽ căn cứ vào khả
năng thuyết trình của từng người trên lớp, ai khơng nói khơng có điểm, nhóm nào đơng thì phải
tìm cách thuyết trình cho hiệu quả thay vì thay phiên nhau đọc bài, cũng sẽ khơng được điểm
cao. Nhờ những quy tắc đó, mà nhóm chúng tơi đã dốc sức làm việc với nhau khơng mệt mỏi,
cũng phân cơng cơng việc nhưng vì phải giúp nhau phản biện trên lớp nên cả ba người trong
nhóm đều cùng phải làm việc, cùng bàn bạc, thảo luận trước mọi vấn đề. Chúng tôi đã rất
thành công hơm đó. Và khơng chỉ có nhóm chúng tơi thành cơng. Các nhóm vì “quy tắc vàng”
cơ đưa ra nên có nhóm dù là ba thành viên- diễn một talkshow rất hợp lý, dù là 7 thành viênđóng một vở kịch cũng đã gắng sức tìm ra một phương pháp làm việc nhóm hiệu quả nhất cho
nhóm mình.
17


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  


VNU

Cịn ngun nhân nào khiến cho những nhóm học tập được thành lập một cách có tổ
chức, có quy mơ và mục đích rất tốt đẹp khơng thu hút, khơng giữ chân được các thành viên cũ
cũng như không mời gọi được các thành viên mới? Quản lý, tổ chức học nhóm cho một số
lượng thành viên đơng khơng phải là dễ. Những nguyên nhân thường thấy của những tan rã
này là: thứ nhất, vì phần lớn các thành viên thấy việc tham gia nhóm học tập đó khơng hiệu
quả, khơng đem lại lợi ích cho họ; thứ hai, có thấy những hiệu quả về mặt học tập nhưng tâm
trạng khó chịu khi phải “đối mặt” với một thành viên “cứng đầu” nào đó trong nhóm cũng
khiến họ “ra đi”; thứ ba là những lý do nho nhỏ khác nhưng cũng khá quan trọng: thời gian
hoạt động không phù hợp để các thành viên có thể cân bằng các hoạt động khác, các chủ đề
hoạt động không cập nhật với việc học tập trên lớp của các thành viên, có những thành viên
tham gia nhất thời một thời gian rồi bỏ vì được biết là nhóm đang thảo luận chủ đề mà mình
cần….
Minh Thắng (ĐH Luật Hà Nội) cho biết: “tớ tham gia nhóm học tập vì thấy nó cần thiết
cho việc học tập của mình nhưng vì nhóm hoạt động khơng hiệu quả, các thành viên khơng tích
cực đóng góp nên tớ đi.”
 Như vậy điều quan trọng
trọng nhất của một nhóm học tập là hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả
quả
được quyết định trước hết ở bản thân mỗi thành viên. Nhưng thật lạ là có những nhóm học tập
mà các thành viên ban đầu là những người chăm chỉ, ham học hỏi, có cùng một mục tiêu
chung, vậy thì hiệu quả nằm ở đâu? Cái tích cực và ý nghĩa cội nguồn của việc học nhóm mà ai
cũng biết đó là: mỗi người có một thế mạnh, nếu khơng có một nơi để chia sẻ thì những thế
mạnh đó sẽ khơng được hợp nhau lại thành một sức mạnh tri thức lớn, thật khơng có gì lãng
 phí bằng!
bằng! Nhưng khô
không
ng phải ai cũng dễ dà

dàng
ng chia sẻ thế mạnh của mìn
mình,
h, đơi khi họ rụt rè, đơi
khi họ cảm thấy khơng ai nói mà có mình nói như thế là “phô trương”, đôi khi họ chỉ muốn
nhận và bo bo giữ những gì mình có. Phải chăng đó là căn nguyên?
Trường hợp này chắc chắn cần những người sáng lập nhóm thơng minh, năng động, khéo
léo và nhiệt huyết. Nhóm “lửa” cho tất cả mọi người và giữ được ngọn lửa ấy là cả một nghệ
thuật. Chẳng hạn, có một thành viên mới gia nhập nhóm, trong bản đăng ký thành viên, bạn đã
 biết một chút thế mạnh của người đó, vậy thì tại sao trong buổi sinh hoạt nhóm tới bạn khơng
tạo cho họ một cơ hội được hòa nhập bằng một lời đặt vấn đề thật “đúng gu” của thành viên
đó, hãy để cho một vài thành viên cũ của nhóm biết trước mục tiêu và tranh luận trước, khi
“gãi đúng chỗ ngứa” bằng một không khí hịa nhã, cởi mở và thoải mái, chắc chắn thành viên
mới đó chắc chắn sẽ khơng ngồi n đâu.

18


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

Tập thể nào dù lớn nhỏ cũng cần phải có người lãnh đạo. Nhóm học tập khơng là một
ngoại lệ, người trưởng nhóm đóng một vai trị vơ cùng quan trọng như cái “nóc nhà”, như cái
“bếp lửa”. Ví von nhưng sẽ là khơng q lời khi trưởng nhóm với tố chất của một nhà lãnh

đạo, một nhà ngoại giao, một nhà tâm lý….sẽ thổi hồn cho nhóm và “giữ lửa” trong mỗi thành
viên. Người trưởng nhóm phải là người có óc tổ chức, có khả năng lãnh đạo, biết lắng nghe,
 biết nhẫn nại, biết dàn xếp khó khăn và giúp mọi thành viên trong nhóm gắn kết với nhau.
 Người trưởng nhóm giỏi cũng cần phải là người biết “động viên sức dân”, tìm cách phát huy
tối đa khả năng của tất cả thành viên trong nhóm, như thế nhóm mới mạnh và tiến được. Có
một trưởng nhóm tốt là thành công gần một nửa đầu tiên và nửa này sẽ theo suốt nhóm học tập
đó. Nếu bạn thấy rằng mình có thể đảm đương được việc đó, hãy sẵn lịng vì đó là cơ hội của
 bạn
Hình thức hoạt động nhóm cũng quyết định hiệu quả của nó. Nếu buổi sinh hoạt nào
cùng áp dụng hình thức là đưa ra một vấn đề và cùng ngồi thảo luận thì sẽ đến lúc nhàm chán,
hiệu quả sẽ giảm đi trông thấy. Cấn phải có sự thay đổi phương pháp thảo luận phù hợp với
từng chủ đề. Chẳng hạn, bạn là sinh viên luật, bạn có thể hỏi mượn thầy cơ những vụ án đã xét
xử và tổ chức diễn án như một vụ án thực sự; bạn cũng có thể nhờ thầy cơ liên hệ một số Tịa
án để thầy cơ giúp nhóm các bạn được đến tận nơi xem thẩm phán phải giỏi thế nào, rồi mõi
người trong nhóm se hoàn thành
thành bản báo cáo riêng về chuyến đi thực tế đó, “trăm nghe khơn
khơngg
 bằng một
một thấy”, cách
cách học nnhóm
hóm nnày
ày thú vị và hiệu
hiệu quả rõ rệt!
Quy mô của nhóm cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của
nhóm. Có rất nhiều nhóm học tập, dù là nhóm “di động” hay “cố định”, thường hoạt động độc
lập trong nội bộ thành viên nhóm. Việc này đơi khi dẫn đến tình trạng có những lúc nhóm phải
giải quyết một vấn đề vơ cùng khó, mọi thành viên trong nhóm đều cố gắng hết sức nhưng các
cuộc tranh luận vẫn kéo dài. Những lúc như thế rất cần có một người thầy, người cơ tận tâm
đứng ra “giảng hịa”, giúp các thành viên trong nhóm “cân bằng” trở lại. Yếu tố quy mơ của
nhóm thể hiện ở chỗ đó. Nhóm khơng nên hoạt động q nội bộ, thỉnh thoảng nhóm cần tổ

chức những buổi học nhóm có sự tham gia của các thầy, cơ giáo, sẽ có những tác động tích
cực. Cũng cần duy trì việc “quân sư” của một số thầy cô mà các bạn u q, để tăng tính
chun nghiệp và quy mơ cho hoạt động của nhóm. Riêng các bạn làm bài tập nhóm nhỏ vẫn
có thể liên lạc với các thầy cô để xin ý kiến, như vậy sẽ luôn tạo tâm lý nghiêm túc trong công
việc cho các thành viên, lại ln đảm bảo là nhóm đã đi đúng hướng.
Cơ sở vật chất, địa điểm học tập cho nhóm cũng là vấn đề không thể không quan tâm. Đa
số địa điểm học nhóm của các bạn sinh viên chính là thư viện trường, các giảng đường trống,
19


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

vườn trường hay bất cứ chỗ nào trống và không ảnh hưởng đến việc đi lại trong trường là các
 bạn sinh
sinh viên có thể tận ddụng
ụng làm nơi học nh
nhóm.
óm. K
Khơng
hơng phải trường đại học nào cũng có nhiều
giảng đường trống vào những ngày thường; cũng không phải trường đại học nào cũng có thư
viện ngồi học nhóm được nói to, thoải mái như thư viện trường ĐH KHXHVNV. Không có
 phịng trống, thư vviện

iện khơng đđược
ược trao đổi thoải mái vì phả
phảii giữ trật tự, tơn trọng những người
khác thì các nhóm học tập này biết học ở đâu cho hiệu quả? Thực tế là đã có những nhóm
nhóm học
tập đã khơng thể duy trì vì khơng có một nơi đủ chỗ để ngồi học cùng nhau
nhau,, để tổ chức những
 buổi hội thảo
thảo nhóm quy m
mơ,
ơ, nghiê
nghiêm
m túc. Thực
Thực tế cũng đã có nnhững
hững nhóm
nhóm học tập quá
quá cần mẫn
lâm vào cảnh “chạy sơ”: nhóm giao cho một bạn trong KTX, gần trường làm nhiệm vụ thám
tính giảng đường trống để báo cáo trưởng nhóm, huy động thành viên đến cùng học, có những
hơm cả nhóm đang say sưa học thì phải “trả sân” cho “chủ” là các bạn học chính khóa nhưng
chỉ học 3 tiết cuối; có bạn tốt bụng chỉ giúp một phịng trống khác, cả nhóm lại “di
cư”….những câu chuyện như thế là có thật. Các bạn sinh viên có lẽ vẫn đang mơ ước một khu
dành riêng cho các nhóm học tập thực sự, các CLB thực sự?
Việc học nhóm thật khơng đơn giản, người ta cịn đúc rút được những quy luật của nó, đủ
thấy để đạt được kỹ năng này cần phải rèn luyện nghiêm túc đến thế nào. Đây là 15 quy luật
làm việc theo nhóm:
1)Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.
2) Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trị.
3) Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
4) Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.

5) Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào
đó.
6) Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành cơng có những cá nhân có thể thay đổi
mọi thứ.
7) Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và
sự tự tin.
8) Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ khơng tốt có thể làm hỏng cả đội.
9) Quy luật về lòng tin: Những
tin:  Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau
khi làm việc.
10) Quy luật chi phí: Nhóm
phí:  Nhóm làm
làm việc sẽ thất bại trong vviệc
iệc vươn tới tiềm lực của mình khi
khi
thất bại trong việc trả giá.
11) Quy luật ghi điểm: Nhóm
điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
20


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU


12) Quy luật vị trí: Những
trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu bbiết
iết rộng.
13) Quy luật nhận dạng: Những
dạng: Những giá trị ch
chung
ung xxác
ác định rõ bản chất của nhó
nhóm.
m.
14) Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
15) Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là
khả năng lãnh đạo.
II
III.
I. Sự cần
cần tthi
hiết
ết ccủa
ủa vi
việc
ệc h
học
ọc và làm
làm vviệ
iệcc the
theoo n
nhó
hóm
m

1. Học luậ
luậtt và nhữn
nhữngg câu ch
chuyện
uyện thi ccử 
ử 
Là sinh viên luật, có lẽ các bạn đã khá quen thuộc với các kỳ thi vấn đáp. Thường thì sẽ ít
có “giới hạn” phạm vi ơn tập đối với cách thi này. Bạn sẽ phải học tất cả kiến thức cơ bản
trong giáo trình để trả lời câu hỏi thi trong vòng tối đa khoảng 10 phút hoặc ít hơn hoặc nhiều
hơn một đơi phút tùy theo sự “thẩm vấn” của các thầy cô và cả năng lực của bạn nữa. Ngoài
đáp ứng kiến thức cơ bản trong giáo trình để yên tâm trả thi thì nếu muốn đạt điểm giỏi có thể
 bạn cần phải có kiến thức một số mơn chun ngành khá
khácc có liên quan, kiến thức xã hội, thời
sự…..vì rất nhiều thầy cơ giáo đánh giá kết quả cuối cùng qua những câu hỏi phụ như thế. Còn
nhớ khi học về các thiết chế như Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội…trong mơn luật Hiến
 pháp, khi đi thi
thi nhiều bạn
bạn khô
không
ng trả lời được các
các câu hỏ
hỏii như là “C
“Chủ
hủ tịch nước, C
Chủ
hủ tịch Q
Quốc
uốc
hội hiện giờ là ai”, rồi “hiện nay có những cơ quan nào đã sát nhập”…. Như vậy, bạn cần phải
trang bị cho mình khối lượng kiến thức cơ bản chắc chắn, càng nhiều kiến thức xã hội càng tốt.

Một nguyên tắc nữa trong thi vấn đáp là thầy cô hỏi thi có thể hỏi bạn bất cứ vấn đề gì.
Bạn bắt thăm câu hỏi nhưng khơng có nghĩa là bạn chỉ cần trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi
thi. Có thể có nhiều khái niệm, nhiều vấn đề trong câu trả lời của bạn và thầy cơ có thể yêu cầu
 bạn làm rõ hơn, đòi hỏi bạn phải hiểu vấn đề thực sự chứ không phải chỉ là học thuộc. Thậm
chí sau khi bạn đã hồn thành câu trả lời trong phiếu hỏi thi, thầy cô sẽ hỏi bạn một hay một
vài câu hỏi khác mà bạn sẽ khơng có thời gian chuẩn bị như câu hỏi trong phiếu hỏi thi.
Tất cả những tình huống này bạn hồn
hồn tồn có thể gặp trong các kỳ thi vấn đáp. Bạn cần
 phải chủ động với những kkiến
iến thức của mìn
mìnhh để phản ứng tố
tốtt với tất cả các tình huốn
huống.
g. Khi trả
lời bạn phải có cách diễn đạt lưu lốt, logic thì mới chứng tỏ là mình hiểu bài. Th
Thêm
êm nữa cũng
rất cần bạn phải tự tin, bản lĩnh và đôi khi thông minh, khéo léo một chút để xử lý các tình
huống gay cấn. Chẳng hạn gặp phải câu hỏi mà bạn không chắc chắn câu trả lời lắm, nhưng
nếu biết “gu” và tâm lý của thầy cô, bạn hồn tồn có thể biến “khơng”
“khơng” thành “có”, “kéo” thầy
cơ vào phần mà thầy cơ thích và cũng là sở trường của bạn. Không phải ai cũng sở hữu khả
năng thiên bẩm là: phản ứng tốt, diễn đạt lưu loát, logic, bản lĩnh, tự tin- những tố chất không
 phải chỉ để đáp ứng cho các kỳ thi vấn đáp!
21


 

LAW SCH.


Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

Học nhóm - mơi trường tuyệt vời giúp bạn rèn luyện những kỹ năng đó một cách hồn
hảo đến khơng ngờ! Những thắc mắc của các thành viên trong nhóm hồn tồn có thể là vấn đề
mà thầy cơ có thể hỏi bạn khi thi. Bạn càng phản biện nhiều và giỏi khi học nhóm thì càng xử
lý tốt các tình huống mà thầy cơ bất ngờ đặt ra cho bạn. Tham gia học nhóm bạn sẽ có cơ hội
được biết nhiều thơng tin về thầy cơ hơn vì càng có nhiều người thì mối quan hệ và sự hiểu
 biết các mối quan
quan hệ càn
càngg lớn. Bạn tthoải
hoải mái nói ở nhóm, rồ
rồii được mọi người cchỉ
hỉ ra lỗi hay bổ
sung thiếu sót cho ban thì bạn sẽ thấy bớt sợ và tự tin hơn khi nói với thầy cơ những vấn đề mà
 bạn đã được bạn bè của bạn đánh ggiá
iá trước đó.
2. Người học luật phải là những người giỏi nhất theo quan niệm của người Mỹ
Ở Mỹ, để được vào học các trường Luật danh giá, bạn phải đã tốt nghiệp một trường đại
học nào đó, phải là 1 trong 20 sinh viên xuất sắc nhất của trường mà bạn tốt nghiệp và phải trải
qua các kỳ thi cần khối lượng kiến thức rộng, sâu sắc. Người Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc các
sinh viên thuộc các lĩnh vực khác nhau học luật. Họ cho rằng những người học luật phải là
những người có kiến thức rộng ở các lĩnh vực khác nhau và phải là những người giỏi nhất, xuất
sắc nhất vì họ nắm cả thế giới trong tay.
Để có được kiến thức sâu rộng ở các lĩnh vực khác nhau bạn khơng chỉ tìm hiểu, nghiên
cứu một mình mà những kiến thức bạn đọc được, tìm hiểu được cần phải được cọ sát với thực
tế, phải được “va chạm” ở mọi góc cạnh, mọi phương diện với những cách nhìn, cách nghĩ 

khác nhau, như thế bạn mới có thể có được cái nhìn tồn diện, sâu sắc cho một vấn đề được.
Đương nhiên, bạn chỉ có thể làm được điều này bằng cách làm việc, nghiên cứu, học hỏi ở mơi
trường nhóm, mơi trường tập thể.
3. Nghề luật là nghề nói
Tơi cịn nhớ hồi học năm thứ nhất, thứ hai đại học, thầy giáo dạy Hiến pháp và Lịch sử
các học thuyết chính trị đã rèn cho chúng tơi khả năng giao tiếp, trình bày trước tập thể ngay từ
những bài học đầu tiên. Thầy nói người học luật và làm luật thì phải biết nói thì mới giúp ích
được cho xã hội, cho đất nước. Trong các giờ học của thầy, thầy liên tục đặt ra các câu hỏi, bất
kỳ ai cũng có thể phải trả lời. Hiệu quả trơng thấy là có những giờ học thầy chia lớp thành các
nhóm, thành các “phe đối lập”, mỗi nhóm phải đưa ra các lý lẽ, các dẫ chứng để chứng tỏ mình
hợp lý hơn những ý kiến khác. Khơng khí cạnh tranh, đơi chút hiếu chiến khiến nhóm nào nói
cũng hăng hơn, thuyết phục hơn. Nhiều giờ học sau đó các bạn tự tin hơn rất nhiều khi phát
 biểu, khi diễn đạt cũng lưu loát, trơi chảy hơn. Chính mơi
mơi trường nhóm ở những buổi học đầu
đã giúp các bạn có được sự tự tin đó.

22


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

Thầy đã nói đúng, nghề luật là nghề nói. Kể cả bạn làm nghiên cứu thì bạn cũng phải
giao tiếp tốt để cơng bố những nghiên cứu của mình, bạn phải trình bày và giải thích những

điểm mới và hữu ích trong nghiên cứu của bạn như thế nào. Thực tế thì có những vấn đề viết ra
cho người khác đọc khơng thuyết phục bằng khi bạn nói với sự kết hợp của ngôn ngữ cơ thể
như ánh mắt, cử chỉ…. Bạn là luật sư, thẩm phán, giảng viên luật thì nghề nói rõ ràng là nghề
của bạn rồi.
Mơi trường giúp cải thiện khả năng giao tiếp của bạn tốt nhất chính là mơi trường nhóm
học tập ở lớp ở trường và ở bất cứ đâu bạn có thể kết nhóm học hiệu quả. Bạn sẽ thấy một ưu
điểm rõ nhất khi tham gia nhóm học tập ở lớp hay ở trường của bạn, đó là: những người kết
nhóm với bạn thường là những người bạn cùng trang lứa, có thể hơn kém bạn 1 vài tuổi, như
vậy bạn sẽ dẽ dàng và thoải mái hơn rất nhiều khi nói, đó là chưa kể đến việc các bạn có chung
mục tiêu, càng dễ dàng bày tỏ. Bạn có thể ngại ngùng đứng trước lớp nói vì có sự hiện diện của
thầy cơ nhưng sẽ ít ngại ngùng hơn khi nói với bạn bè mình ở một mơi trường ngồi giờ học
thoải mái hơn. Vậy thì học nhóm- tại sao khơng?
4. Học luật thời….tín chỉ
 Nhìn các bạn sinh viên các khóa bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ học mà thấy
vừa thương, vừa khâm phục bạn nào học giỏi. Thấy thương là bởi vì các bạn phải học khối
lượng kiến thức gấp đôi các bạn sinh viên học theo hình thức đào tạo niên chế. Cùng là các
mơn như lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật hành chính, luật hiến pháp, luật tố tụng
dân sự… cùng khối lượng kiến thức, đào tạo theo niên chế sẽ được hoàn thành trong 2 học kỳ,
trong khi các bạn học theo tín chỉ phải học trong 1 học kỳ! Thấy khâm phục cũng là vì lẽ đó,
khối lượng kiến thức nhiều như thế trong một học kỳ với các mơn học khác nhau mà có những
 bạn đã rất thành ccơng.
ơng.
Để đối mặt với khối lượng kiến thức “chóng mặt” như thế, nếu bạn học một mình, hiệu
quả sẽ khó như mong muốn do những yếu tố tâm lý như mệt mỏi, nhàm chán và thậm chí
nhiều q khơng nhớ nổi. Những tác động tâm lý không mong muốn đó sẽ được cải thiện khi
kết hợp việc tự học với học nhóm. Sự chia sẻ kiến thức khi học nhóm sẽ giúp bạn giải tỏa sự
nhàm chán, nhiều vấn đề khó khăn mà bạn chưa giả quyết được sẽ được cả nhóm chung tay
khiến bạn khơng thấy mệt mỏi, kiến thức được bạn tìm hiểu một lần và được nhóm đề cập
nhiều lần, bổ sung thiếu sót sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn…
Đó là một đặc điểm nổi bật của đào tạo tín chỉ của Việt Nam. Một đặc điểm nữa là nhằm

đề cao tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giờ học trên lớp được hạn chế đáng kể. Các
thầy cô lên lớp chủ yếu để giao đề tài, hướng dẫn chung và giải đáp thắc mắc, thời gian còn lại
23


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  

VNU

các bạn sinh viên phải tự tìm cách học phù hợp cho mình. Các đề tài các thầy cơ giao thường là
các đề tài làm nhóm để thảo luận trong một buổi tổng kết. Bởi vậy, các bạn phải tập hợp nhóm
để hồn thành bài thảo luận, nếu khơng muốn là người “lạc lõng” cả về mối quan hệ với mọi
người, cả về kiến thức thì bạn phải tham gia nhóm. Nhóm nào càng nhiệt tình, nghiêm túc và
ham học càng đạt kết quả cao.
Thứ nữa, đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện cho bạn có rất nhiều thời gian cho riêng mình.
 Nếu trước đây cho dù bạn có khơng
khơng muốn lên lớp thì nhiều khi vẫn phải lên vì sợ khơng
khơng được
thi, nhưng giờ đây thì dù bạn có muốn lên lớp để học vì ở nhà sẽ lười hơn cũng khơng có lớp
mà học. Sẽ là lợi bất cập hại nếu bạn không biết sử dụng hợp lý quỹ thời gian tự do của mình,
khơng chịu sự quản lý của ai, bạn sẽ có nguy cơ lãng phí quỹ thời gian đó nếu khơng nghiêm
khắc với mình. Học nhóm nghiêm túc sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc sử dụng hợp lý quỹ thời
gian đó. Nhóm học tập sẽ là nơi tạo cho bạn “áp lực” học tập thay cho những “áp lực” trên
giảng đường. Bạn cũng vẫn phải chuẩn bị bài, đọc sách, tìm hiểu vấn đề để thảo luận cùng
nhóm, những việc mà nếu khơng tham gia nhóm rất có thể bạn sẽ có cảm giác “ngại”! Có một

nhóm,
nhóm trưởng giỏi giang, chăm chỉ hàng ngày thúc giục bạn hồn thành bài tập nhóm cũng là
một động lực rất tốt cho học tập mà chỉ có tham gia nhóm bạn mới có được!
  5. Học nhóm và những phát hiện thú vị
Tại sao bạn cần học cách học và làm việc theo nhóm? Câu trả lời đơn giản đầu tiên sẽ là
khơng ai có thể sống, học tập và làm việc một mình được. Câu trả lời đơn giản thứ hai nằm
trong câu ca dao mà ông cha ta đã đúc kết từ bao đời nay: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây
chụm lại nên hịn núi cao.” Bạn thử so sánh q trình làm việc và kết quả của một bài thuyết
trình trên lớp một mình bạn hồn thành với một bản thuyết trình nhóm được thực hiện theo
nhóm một cách nghiêm túc. Nhiều cái đầu cùng nghĩ cho một vấn đề hẳn là sẽ tồn diện hơn,
hoặc nếu bạn có nghĩ được hết thảy những ý tưởng đó cho một vấn đề thì chắc chắn bù lại
lượng thời gian bạn bỏ ra sẽ gấp nhiều lần khi bạn làm nhóm. Có lẽ sẽ khơng cần bàn bạc
nhiều về vai trị của việc học nhóm, bởi ảnh hưởng tích cực của nó tới việc học tập của bạn
như thế nào là quá rõ ràng. Xin được chỉ ra thêm những khía cạnh thú vị của việc học nhóm:
+ học nhóm = giao tiếp = “Ơ rê ka” 
Khi bạn học và làm việc trong một nhóm, bạn khơng chỉ tư duy đề viết ra như khi học
một mình, mà bạn phải nói, thậm chí nói nhiều hơn những cái bạn đã nghĩ và đã viết ra và
thậm chí có những điều mà chỉ khi bạn học với nhóm, q trình tranh luận đã giúp bạn bật ra
vấn đề. Chính cái khơng khí “áp lực” từ nhiều phía hướng về bạn, hỏi bạn, tranh luận với bạn

24


 

LAW SCH.

Hội thảo “Phong cách học của sinh viên luật” 
luật”  


VNU

đã làm bạn phải gồng mình lên, não của bạn sẽ khơng có cơ hội được lười biếng, và những “ơ 
rê ka” sẽ ra đời ngay tại những cuộc tranh luận đó, nằm ngồi mong muốn của bạn.
+ học nhóm = khám phá bản thân
t hân = u chính mình
Khi bạn học nhóm bạn mới phát huy được hết khả năng và thể hiện cả những tính cách
của mình. Nếu chưa một lần tham gia học nhóm, bạn sẽ khơng bao giờ biết rằng bạn có khả
năng giàn xếp một cuộc tranh luận “quá đà” của hai người bạn. Nếu chưa một lần học nhóm,
 bạn cũng khơng thể biết rằng mình có khả năng trình bày vấn đề tuyệt đến mức tất cả mọi
người trong nhóm đều tập trung lắng nghe bạn. Bạn sẽ dần khám phá nhiều điều hơn về bản
thân mình, sẽ tự tin hơn và mong muốn được hồn thiện mình nhiều hơn.
+ học nhóm = khẳng định thương hiệu
Trong nhóm học tập, mỗi người đều có những thế mạnh riêng. Khi tham gia hoạt động
nhóm, bạn sẽ thường xun phải trình bày, đóng góp và cả giải thích ý kiến đóng góp của mình
nữa. Thường thì bạn sẽ nói nhiều hơn về những điều bạn giỏi và tâm đắc, mỗi lần được lắng
nghe là mỗi lần bạn muốn được tìm tịi nhiều hơn để được nói, được chia sẻ, được lắng nghe
nhiều hơn. Càng lúc càng nhiều hơn bạn sẽ dần khẳng định được thế mạnh thực sự của mình
trong lịng mọi người. Và dần dần bạn sẽ tạo thương hiệu cho chính mình là khi nhắc đến bạn
là nhắc đến thế mạnh đó, nhắc đến thế mạnh đó là nhắc đến bạn. Khi có một thương hiệu bản
thân, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn đánh mất nó, nó là cơng sức của bạn, là giá trị của bạn.
+ học nhóm = update
Thơng tin nhiều lên từng giây, từng phút. Người hiện đại không bao giờ muốn mình thiếu
thơng tin hay thành kẻ lỗi thời. Thơng tin không đơn thuần chỉ là những kiến thức khoa học
trong sách vở mà bạn và các bạn trong nhóm đang theo đuổi. Thơng tin là thế giới rộng lớn
ngồi kia, bạn không đủ thời gian, sức lực để tự mình nạp tất cả chúng. Bạn thích những bản
tin kinh tế cịn bạn của bạn lại thích những bản tin pháp luật, thể thao hay âm nhạc, nếu hoạt
động trong cùng một nhóm chắc chắn các bạn sẽ chia sẻ những thơng tin đó với nhau. Một
cuộc trao đổi tuyệt vời giúp bạn lúc nào cũng là người hiện đại.
Còn thật nhiều nữa những thú vị của việc học nhóm mà bạn sẽ khám phá được nếu bạn

sẵn sàng đón nhận một cơ hội và hết mình vì nó!
Một điều nữa cần phải nhấn mạnh là kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng cơ bản mà các
nhà tuyển dụng yêu cầu cho một ứng cử viên. Nếu bạn tiếp cận nó ngay khi bạn có cơ hội như
khi cịn đang học đại học thì bạn sẽ dề dàng hơn rất nhiều khi ra trường. Thực tế thì có khơng ít
người khi đi làm đã gặp những khó khăn như khơng hịa nhập được với đồng nghiệp khi làm

25


×