Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.72 KB, 2 trang )
Tâm lý bán hàng: Mười điểm đặc biệt của con người
Chúng ta cần nghiên cứu tâm lý, đặc biệt là nếu như bạn hoạt động trong lĩnh vực
marketing, bán hàng hay viết lời quảng cáo. Nghề của bạn đòi hỏi phải hiểu tất cả các đặc
tính của con người, phân tích vì sao người ta lại tiếp nhận quyết định này chứ không phải
quyết định kia. Dưới đây là mười đặc trưng của con người mà bất cứ ai làm việc trong
lĩnh vực marketing/bán hàng/quảng cáo cũng cần phải biết đến. Mười yếu tố đó sẽ giúp
bạn hiểu được rõ hơn về bản chất của con người – những “thượng đế” không phải lúc nào
cũng đưa ra những hành động mua hàng lôgic
1) Chúng ta tiếp nhận quyết định thường là theo cảm tính
Các quyết định được chúng ta đưa ra thường được dựa trên cảm giác, nhu cầu hoặc tình
cảm chứ không hẳn là tính lô-gíc. Chính vì nguyên nhân này, các lợi ích phi vật chất mà
chúng ta nhận được chính là một trong những yếu tố thuyết phục hành động mua hàng.
Đừng quên nút ấn mà với nó, bạn có thể tác động đến tình cảm của con người.
2) Chúng ta cần cơ sở lập luận
Ví dụ: một người nhìn thấy quảng cáo với bức ảnh về chiếc xe hơi thể thao và anh ta thấy
thích nó. Anh ta sẽ không mua chiếc xe này khi chưa thấy thích nó, và anh ta muốn có
được các thông tin cụ thể về đặc điểm kỹ thuật như công suất động cơ, độ an toàn, giá cả
và dịch vụ chăm sóc. Anh ta muốn có chiếc xe này vì nó cho phép anh ta có được cảm
giác thoải mái. Nhưng anh ta chỉ mua nó khi có thể biện minh cho hành vi mua bán của
mình và chứng minh được tính lý trí của hành động đó.
3) Chúng ta là trung tâm tâm tự kỷ
Chúng ta nhìn nhận thế giới với quan điểm của cách mà nó có quan hệ với chúng ta Khi
có ai đó yêu cầu chúng ta thực hiện điều gì đó, chúng ta lập tức bắt đầu nghĩ rằng, liệu
điều này mang lại cho chúng ta những gì? Con người thường cố gắng nghĩ về bản thân
trước hết. Thậm chí anh ta là người rất tốt. Đó là bản chất của con người.
4) Chúng ta coi trọng giá trị
Khi lựa chọn sản phẩm này hay sản phẩm kia, chúng ta thường quan tâm tới giá trị của nó
trước hết. Sau đó, chúng ta so sánh giá trị đó với giá hàng hóa.Giá trị hàng hóa càng lớn
so với giá hàng hóa thì xác suất mà sản phẩm sẽ được bán cho người này càng cao hơn.
Dĩ nhiên, đối với mỗi người thì giá trị hàng hóa là giá của bản thân.
5) Tính xã hội