Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe trẻ em (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.84 KB, 65 trang )

Tài liệu tham khảo

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM
(Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)

Lƣu hành nội bộ
Năm 2021

1


MỤC LỤC
Trang

Bài 1.

Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh và cách chăm sóc . . . . . . . . . . . .

1

Bài 2.

Chăm sóc trẻ xuất huyết não - màng não . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

Bài 3.

Chăm sóc trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12



Bài 4.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em và cách chăm sóc . . . . . . . . . . . .

15

Bài 5.

Sốt xuất huyết trẻ em và cách chăm sóc . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

Bài 6.

Đái tháo đường trẻ em và cách chăm sóc . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

Bài 7.

Bệnh suy giáp bẩm sinh và cách chăm sóc . . . . . . . . . . . . . . . . .

38

Bài 8.

Bệnh Tay- chân -miệng và cách chăm sóc . . . . . . . . . . . . . . . . .

45


Bài 9.

Bệnh Henoch Schonlein trẻ em và cách chăm sóc . . . . . . . . . . .

54

Bài 10.

Dinh dưỡng qua sond dạ dày cho trẻ em . . . . . . . . . . . . . . . . . .

60

Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .

65

2


BÀI 1
HỘI CHỨNG VÀNG DA TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH CHĂM SĨC
MỤC TIÊU
1. Trình bày được ngun nhân, triệu chứng, biến chứng vàng da sơ sinh
2. Trình bàyđược chăm sóc vàng da sơ sinh
NỘI DUNG
1.Đại cƣơng
Sự gia tăng bilirubin trong máu > 2 - 5 mg/dL (> 34 -

iai


đoạn sơ sinh, vàng da là một biểu hiện hay gặp và thấy trong nhiều nguyên nhân; đặc thù của
tuổi sơ sinh là tình trạng tăng bilirubin tự do (60% ở trẻ đủ tháng, 80% ở trẻ đẻ non), tình
trạng này có thể đơn giản từ vàng da sinh lý đến trầm trọng như vàng da nhân.
2.Triệu chứng lâm sàng của vàng da sơ sinh
2.1 Vàng da
- Thời gian xuất hiện kể từ sau sinh: trước hay sau 36 giờ tuổi, ngày thứ mấy.
- Thời gian kéo dài: kể từ sau sinh bao nhiêu ngày.
- Vị trí: từ mặt, đến trên rốn, đến đùi, đến cẳng chân (tay), đến bàn chân (tay).
- Mức độ: từ nhẹ, vừa đến rõ đậm.
- Diễn tiến: tăng với tốc độ nhanh hay chậm; giảm như thế nào.
- Màu sắc:

+ Màu vàng sáng, tươi, vàng nghệ (tăng bilirubin gián tiếp).
+ Màu da vàng xạm, không tươi, vàng chanh (tăng bilirubin trực tiếp).
2.2 Nước tiểu
- Không vàng (tăng bilirubin gián tiếp).
- Vàng đậm (tăng bilirubin trực tiếp).

2.3 Phân
- Vàng (tăng bilirubin gián tiếp).
- Nhạt màu (tăng bilirubin trực tiếp).
3


2.4 Các dấu hiệu khác kèm theo
- Vàng da bệnh lý khi kèm bất kỳ dấu hiệu bất thường như:
+ Nôn.
+ Bú kém, bụng chướng.
+ Gan to, lách to.

+ Ngưng thở.
+ Nhịp thở nhanh.
+ Nhịp tim chậm.
+ Hạ thân nhiệt.
+ Sụt cân.
+ Xanh tái, ban xuất huyết.
+ Dấu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, giảm hoặc tăng trương lực cơ, co giật, hơn mê.
- Ngồi ra kèm các triệu chứng biểu hiện riêng biệt của những bệnh lý nguyên nhân.
3.Xét nghiệm cận lâm sàng
- Định lượng bilirubin máu tồn phần, gián tiếp, trực tiếp.
- Nhóm máu con, mẹ (ABO, Rh).
- Nghiệm pháp Coombs.
- Hiệu giá kháng thể máu mẹ.
- Cơng thức máu, Hb, Hematocrit, hồng cầu lưới, hình dạng hồng cầu.
- Protít máu tồn phần và albumin máu.
- Các xét nghiệm trong bệnh gan mật như siêu âm hay sinh thiết gan; xét nghiệm trong nhiễm

trùng, chuyển hóa hay nội tiết, định lượng các men...
4.Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Tăng tạo
Vàng da sinh lý
Do tan máu:
- Bất đồng nhóm máu (ABO,
Rh)
- Tan máu bẩm sinh:
+ Bất thường hình thái hồng cầu
(hình cầu, hình liềm ...)
+ Thiếu men hồng cầu (G.6.P.D,
pyruvate kinase, exokinase...)
+ Bất thường Hemoglobin (ò


Giảm tiết
Vàng da sinh lý
Do chuyển hoá và nội
tiết:
- Hội chứng CriglerNajjar
- Bệnh Gilbert
- Đẻ non
- Thiểu năng giáp
- Hội chứng Lucey Driscoll
4

Hỗn hợp
- Trẻ có mẹ
bị tiểu đường
Do nhiễm
khuẩn:
- Vi trùng:
giang mai,
E.coli, liên
cầu, tụ cầu,
Listeria,lao..
- Vi rút:

Không rõ
- Sữa mẹ
- Trẻ gốc
Trung Quốc,
Nhật Bản,
Mỹ da đỏ



Thalassemia)
- Tan máu mắc phải:
+ Nhiễm khuẩn (liên cầu,
Listeria, E.coli, Pseudomonas,
T.O.R.C.H...)
+ Thuốc (Vitamin K3, Thiazid,
Sulfonamides, Nitrofurantoin,
Naphtalen, Oxytoxin...)
+ Xuất huyết (não màng não,
phổi, ruột, bướu máu, xuất huyết
dưới da...)
+ Đa hồng cầu (truyền máu mẹthai, thai-thai, kẹp rốn muộn)
Do tăng tuần hồn ruột gan:
- Hẹp mơn vị
- Teo ruột
- Bệnh Hirschprung
- Tắc phân su, chậm đào thải
phân su
- Đói, giảm nhu động ruột
- Nuốt máu mẹ

- Nuôi dưỡng tĩnh
mạch kéo dài
- Loạn tyrosin
- Tăng methionin máu
- Thiếu a 1 antitrypsin
- Bất dung nạp
fructose

- Thiểu năng tuyến
yên
- Tăng galactose máu
- Quánh niêm dịch
Do tắc mật:
- Hội chứng mật đặc
- Teo đường mật:
+ Trong gan (bẩm
sinh, u)
+ Ngoài gan (ống mật
chủ hẹp bẩm sinh hay
ngồi chèn, u nang
ống mật chủ, xơ hố
túi mật)

Viêm
gan
nhất là do
virút
B,
rubella,
cytomegalo,
herpes,
EpsteinBarr,
coxsakie...
- Ký sinh
trùng:
Toxoplasma,
sốt rét...


5. Những biến chứng của vàng da
Vàng da nhân não (do tăng bilirubin gián tiếp)
- Là biến chứng đáng sợ nhất, khi lượng Bilirubin > 20mg/dL (> 340 μmol/L) nhất là trong 15

ngày đầu sau sinh. Ngưỡng bilirubin gây độc có thể thay đổi thấp hơn khi có mặt các yếu tố
nguy cơ; bởi cơ chế sau
+ Bilirubin tự do không kết hợp albumin là độc, sẽ tẩm nhuận dễ dàng vào các nhân xám. Khả
năng albumin gắn bilirubin kém khi trẻ có các yếu tố nguy cơ: tan máu, suy hô hấp, giảm oxy
máu, tăng CO2 máu, toan máu, ngạt, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, hạ đường máu.
+ Bilirubin tự do có kết hợp albumin cũng có thể xuyên qua hàng rào mạch máu não khi hàng
rào này bị tổn thương bởi các yếu tố nguy cơ: đẻ non, tăng thẩm thấu, co giật, tăng CO2 máu,
tăng huyết áp, viêm mạch, viêm màng não, bệnh não thiếu máu cục bộ, xuất huyết trong não
thất.
- Lâm sàng qua 4 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Phản xạ ngun thủy giảm hoặc mất, bỏ bú, li bì, nơn, giảm trương lực cơ,
khóc thét.
+ Giai đoạn 2: Kích thích thần kinh, cổ ngửa, co cứng người, dần đi đến hôn mê và tử vong
5


trong cơn ngừng thở.
+ Giai đoạn 3: Co cứng giảm dần trong khoảng 1 tuần.
+ Giai đoạn 4: Để lại di chứng tinh thần và vận động: co cứng, điếc, liệt, chậm phát triển tinh
thần, nói khó, ...
Suy chức năng gan (do tăng bilirubin trực tiếp)
Vàng da tăng bilirubin trực tiếp dù bởi nguyên nhân nào nếu không được điều trị cũng có thể
gây biến chứng thương tổn đến tế bào gan dẫn đến hậu quả cuối cùng chức năng gan bị suy.
Xét nghiệm biểu hiện những rối loạn chuyển hóa, đơng máu, bài tiết, hủy hoại.
6. Các phƣơng pháp điều trị vàng da sơ sinh hiện nay?

Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh, vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính, đó
là:
- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng

một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
- Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế

nhất.
- Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.

Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tuỳ theo từng trường hợp.
6.1 Chiếu đèn
Sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500nm, cực điểm 450-460nm tương ứng với đỉnh hấp
thụ của Bilirubine (ánh sáng màu xanh dương).
Năng lượng ánh sáng xuyên qua da để tác động lên các phân tử Bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới
da để biến đổi các phân tử Bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng
phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua
gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).
Chỉ định:
Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.


Vàng da tăng Bilirubine gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm
độc thần kinh.
6




Chiếu đèn dự phịng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: non tháng,

bầm dập nhiều, xuất huyết nhiều, bướu huyết thanh, bướu huyết xương, sọ to, trẻ có tán
huyết…

Chống chỉ định: trong bệnh porphyrin/ niệu bẩm sinh, là một bệnh rất hiếm gặp.
Cách chọn dàn đèn: dàn đèn ánh sáng xanh dương có tác dụng tốt nhất, tiếp theo là ánh sáng
xanh lá cây còn dàn đèn ánh sáng trắng có hiệu quả kém nhất.
Kỹ thuật rọi đèn: dùng đèn rọi vào da trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục,
xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể rọi đèn liên tục hay cách quãng, rọi
đèn 1 chiều hay 2 chiều.
6.2 Tắm nắng cho trẻ
Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ mau hết hơn nhưng không thể điều trị kịp
các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da
nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.
Đối với các trẻ đủ tháng bình thường, bú tốt mà chỉ bị vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung
bình thì có thể được chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ ở khu điều trị theo yêu cầu, dưới sự theo
dõi của cả bác sĩ, nữ hộ sinh lẫn các thành viên trong gia đình.
Lợi ích của chương trình này là:


Chiếu đèn sớm nên khi trẻ xuất viện thì đại đa số trẻ khơng cịn nguy cơ vàng da nặng.



Khơng phải cách ly mẹ con.



Có thể tận dụng nguồn sữa mẹ tối đa, tránh mất sữa mẹ do trẻ phải xa mẹ.




Gia đình được trực tiếp chăm sóc và theo dõi trẻ, tạo tâm lý yên tâm, tránh lo lắng cho
mẹ và gia đình.



Giảm bớt tình trạng quá tải tại khoa sơ sinh.



Khơng có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện.

BÀI 2
CHĂM SÓC TRẺ XUẤT HUYẾT NÃO- MÀNG NÃO
7


MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhânvà các thể xuất huyết não- màng não
2. Trình bày được kế hoạch chăm sóc trẻ xuất huyết não- màng não
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây xuất huyết não - màng não ở trẻ em rất đa dạng, nhiều khi rất
khó xác định và có mối liên quan nhiều đến thời điểm xuất hiện bệnh.
1.1. Thể xuất hiện sớm
1.1.1. Trong tuần đầu sau đẻ
- Ngạt sau đẻ: Thiếu oxy não làm giảm sức bền thành mạch dẫn đến xuất huyết
não.
- Sang chấn sau đẻ: Đẻ khó, đẻ phải can thiệp, đẻ quá nhanh.

- Giảm Prothrombin sinh lý: Trẻ mới sinh chưa có vi khuẩn trong ruột nên khơng
tổng hợp được vitamin K. Do đó đã ảnh hưởng đến quá tình tổng hợp Prothrombin ở gan
gây rối loạn q trình đơng máu.
1.1.2. Từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 60 sau đẻ
Giảm Prothrombin do:
- Dự trữ vitamin K ở trẻ ít.
- Sữa mẹ có ít vitamin K, nhất là khi các bà mẹ ăn kiêng mỡ.
- Khơng tiêm phịng vitamin K cho trẻ sau đẻ.
1.2. Thể xuất hiện muộn
- Phồng, dị dạng động mạch, tĩnh mạch não.
- Bệnh giảm tiểu cầu như bệnh sinh chảy máu (Hemogenie), Leucose cấp.
- Chấn thương như ngã...
- Các bệnh rối loạn q trình đơng máu như bệnh về gan, bệnh ưa chảy máu
(Hemophilie A, B, C).
- Nhiễm trùng nhiễm độc.
- Các bệnh lý gây cao huyết áp như viêm cầu thận cấp, hẹp động mạch thận...
8


2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Thể sớm
2.1.2. Xuất huyết não - màng não ở trẻ dƣới 2 tuần tuổi
Thường xuất hiện ngay sau đẻ:
- Trẻ ở trong tình trạng ngạt trắng hay ngạt tím, khơng cử động, khơng thở, tim
thoi thóp, mặt tím hay trắng bệch, tồn thân nhũn, nhiệt độ hạ.
- Trẻ ngơ ngác, khóc yếu, khơng cử động, tim vẫn đập, sau đó khóc to thở đều.
2.1.2. Xuất huyết não - màng não ở trẻ 30 - 60 ngày tuổi
- Hay gặp nhất ở trẻ 45 ngày tuổi.
- Tự nhiên trẻ khóc thét từng cơn, sau đó li bì, hơn mê, rên è è.
- Da xanh, niêm mạc nhợt xuất hiện đột ngột.

- Bỏ bú.
- Co giật toàn thân hoặc nửa người.
- Thần kinh: Trẻ liệt, cổ mềm.
- Thóp căng phồng.
- Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt
2.2. Thể muộn
Thường gặp ở trẻ trên 2 tháng tuổi. Biểu hiện điển hình hơn:
- Rối loạn tri giác: Khóc thét đột ngột, rên è è, bỏ bú, li bì, hơn mê.
- Rối loạn vận động: Co giật, trương lực cơ tăng sau đó thường giảm.
- Rối loạn hơ hấp: Thở nơng, khơng đều, có cơn ngừng thở, suy hơ hấp.
- Hội chứng não - màng não: Nơn, thóp phồng căng, khớp sọ có thể giãn .
- Hội chứng thiếu máu cấp: Da xanh, niêm mạc nhợt xuất hiện chậm hơn.
- Có thể có xuất huyết dưới da.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Trẻ táo bón hoặc ỉa lỏng.
- Rối loạn thân nhiệt: nhiệt độ thường giảm.
3. Lập kế hoạch chăm sóc
3.1. Nhận định
Phải thăm khám tồn diện, cẩn thận, tỉ mỉ để xác định các dấu hiệu sau:

9


- Tồn trạng: Trẻ li bì hay hơn mê? Có rối loạn nhịp thở, kiểu thở khơng? Có biểu
hiện suy hô hấp không? Mạch nhanh hay chậm, thân nhiệt giảm hay tăng?
- Tăng áp lực sọ não: Co giật, liệt khu trú, nơn, táo bón hoặc ỉa chảy, thở khơng
đều, ngừng thở, rối loạn các phản xạ bẩm sinh như phả xạ bú.
- Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt.
- Dấu hiệu xuất huyết kèm theo: Xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, ỉa phân đen...
3.3. Chẩn đoán điều dƣỡng
3.3.1. Trẻ bỏ bú do tăng áp lực sọ não

- Chuẩn bị dụng cụ chọc dị dịch não tuỷ nếu có chỉ định của thầy thuốc.
- Có thể dùng lợi tiểu (ít hiệu quả)
- Cho trẻ ăn bằng thìa hoặc ăn qua sonde.
3.3.2. Trẻ co giật do tăng áp lực sọ não
- Chuẩn bị dụng cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ địn h của thầy thuốc.
- Thực hiện y lệnh dùng thuốc cắt cơn co giật.
- Bảo đảm thơng thống đường thở.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
- Đề phịng các tai biến có thể xảy ra.
3.3.3. Trẻ li bì do chảy máu não
- Đặt trẻ nằm đầu thấp.
- Thở oxy qua sonde.
- Cầm máu: Truyền máu tươi, tiêm Vitamin K.
- Bảo đảm thơng thống đường thở.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
3.3.4. Da xanh nhợt do chảy máu não liên quan đến thiếu vitamin K
- Đặt trẻ nằm đầu thấp.
- Thở oxy qua sonde.
- Thực hiện truyền máu theo y lệnh.
- Thực hiện y lệnh tiêm vitamin K.
3.3.5. Trẻ khóc thét từng cơn do tăng áp lực sọ não
- Chuẩn bị dụng cụ chọc dò dịch não tuỷ nếu có chỉ định của thầy thuốc.
10


- Thực hiện y lệnh dùng thuốc an thần.
3.4. Dinh dƣỡng và vệ sinh
- Trong thời gian điều trị, vấn đề dinh dưỡng phải đảm bảo tốt: Trẻ bỏ bú, không
nuốt được phải cho ăn qua sonde bằng thức ăn dễ tiêu nhất theo lứa tuổi, đầy đủ về số
lượng và chất lượng.

- Vệ sinh thường xuyễn để tránh bội nhiễm: Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ
sinh răng miệng...

Bài 3
11


CHĂM SĨC TRẺ SƠ SINH HẠ THÂN NHIỆT
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
2. Trình bày được mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
3. Trình bày được cách chăm sóc và hướng dẫn người nhà trẻ hạ thân nhiệt
NỘI DUNG
1. NGUYÊN NHÂN:
-

Phịng sanh khơng đủ ấm

-

Trẻ sơ sinh bị ướt , hay không mặc quần áo

-

Trẻ ở trần ngay sau cân và tắm

-

Cho trẻ bú mẹ chậm sau nhiều giờ


-

Trẻ bú kém làm giảm sản xuất nhiệt dẫn đến hạ thân nhiệt
2. CƠ CHẾ:

-

Mất nhiệt do 4 cơ chế chính: do dẫn nhiệt, do bốc hơi, do đối lưu, do bức xạ nhiệt.

-

Mất nhiệt theo chiều gradient từ nơi ấm đến nơi lạnh hơn.

-

Mất nhiệt nhanh hơn khi có nhiều hơn một cơ chế.
3. CÓ 3 MỨC ĐỘ HẠ THÂN NHIỆT:

-

Nhẹ :360 -36,5o C

-

Trung bình: 320 - 35o C

-

Nặng :< 32 o C


-

Hạ thân nhiệt kéo dài liên quan đến chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng

-

Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ hạ thân nhiệt cao hơn do khả năng điều nhiệt kém, tỷ lệ diện
tích da bề mặt cơ thể lớn hơn, da mỏng, mô mỡ dưới da ít hơn.

-

Hạ thân nhiệt làm tăng tiêu thụ oxygen, ngưng thở, cao áp phổi, rối loạn chuyển hoá, hạ
đường huyết.

-

Dấu hiệu sớm của hạ thân nhiệt là toàn thân lạnh ít cử động bú yếu , khóc yếu

-

Hạ thân nhiệt nặng : mặt chi đỏ , cứng bì vùng lưng chi , lừ đừ thở nông không đều nhịp tim
chậm hạ đường huyết, xuất huyết nội suy hô hấp tử vong
12


4. NHỮNG DẤU HIỆU CẦN THEO DÕI KHI TRẺ BỊ HẠ THÂN NHIỆT:
-

Nhịp tim nhanh, có thể rối loạn nhịp tim.


-

Hạ huyết áp.

-

Độ bảo hồ oxy giảm.

-

Suy hơ hấp diễn tiến xấu hơn

-

Toan nặng hơn

-

Hạ đường huyết.

Cần nhớ: Ngăn hạ thân nhiệt xảy ra lúc nào cũng dễ dàng hơn nhiều so với việc phải giải quyết
hậu quả của hạ thân nhiệt.
5. XỬ TRÍ :
-

Khi phát hiện trẻ bị hạ thân nhiệt phải mặc quần áo đủ ấm hoặc quấn trẻ bằng vải mềm khơ
sạch , nhiệt độ phịng 250 -28 oC và phải tránh gió lùa

-


Tiếp tục cho trẻ ăn để cung cấp năng lượng ,cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt (nếu trẻ không
bú được phải nuôi ăn qua sonde)
Bệnh viện:

-

Tùy thuộc vào 3 mức độ hạ thân nhiệt

-

Khi nhiệt độ 36 0 C trẻ tiếp xúc da qua da , cho nằm gần mẹ (nhiệt độ 25 0 - 28 0 C )

-

Quấn trẻ bằng vải mềm ấm đắp chăn cho trẻ, dùng lò sưởi nếu phòng lạnh

-

32 0 C – 35 0 C : Đặt bé dưới đèn sưởi ấm, nhiệt độ 35 0 – 360 C dùng nệm chứa nước ấm , quá
trình làm ấm phải được liên tục đánh giá tình trạng bé sau mỗi giờ để điều chỉnh nhiệt độ thích
hợp

-

Hạ thân nhiệt < 32 0 C dùng nệm sưởi ấm 37 0- 38 0 C, cho trẻ nằm lồng ấp điều chỉnh nhiệt
độ 35 0 - 36 0 C , tiếp tục cho trẻ ăn để cung cấp đủ năng lượng đề phòng hạ đường huyết , cần
kiểm tra nhiệt độ lồng ấp mỗi giờ

Tại nhà :
-


Cho trẻ tiếp xúc da qua da đặt trẻ nằm trên ngực mẹ mặc áo đã được cới cúc phía trước , quấn
tả , đội mủ , và đi tất

-

Phủ áo mẹ và đắp thêm mềm cho trẻ
13


-

Kiểm tra nhiệt độ mỗi 1 giờ /lần cho đến khi thân nhiệt trẻ bình thường

-

Phải đảm bảo nhiệt độ trong phịng làm ấm cho trẻ phải ít nhất là 25 0 C

-

Nếu sau 2 giờ thân nhiệt của trẻ khơng đạt từ 36 0 C trở lên thì phải đánh giá trẻ lại

-

Nếu trẻ lừ đừ không bú cho trẻ nhập viện , chú ý phải giữ nguyên tư thế ủ ấm cho trẻ

Bài 4
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC

14



MỤC TIÊU
1. Trình bày được dịch tể học, đường lây,triệu chứng, biến chứng viêm tiểu phế quản trẻ em
2. Trình bàyđược kế hoạch chăm sóc viêm tiểu phế quản trẻ em
NỘI DUNG
1. Định nghĩa:

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi một số loại virut. Tình trạng này
làm tắc nghẽn tiểu phế quản (phế quản nhỏ phế quản tận gọi là tiểu phế quản). Khi bị bệnh các
tiểu phế quản này bị viêm, sưng, phù nề tiết ra nhiều dịch nhầy làm cho đường thở trẻ bị chít
hẹp gây ra khó thở, thậm chí tắc nghẽn do các nốt nhầy dẫn đến xẹp phổi. Hội chứng lâm sàng
gồm: ho, khị khè, khó thở, thở nhanh co lõm ngực
Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ < 2 tuổi đặc biệt 3 đến 6 tháng tuổi Bệnh xuất hiện vào
mùa đông, đầu mùa xuân
Hầu hết trẻ bệnh khoảng 10 ngày sau đó tự hồi phục, tuy vậy có một số ít trường hợp cần phải
nhập viện
2. Dịch tễ học

Tác nhân thường làm cho trẻ viêm tiểu phế quản là các virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào
hô hấp Respiratory Syncytial virut (RSV) chiếm > 50% các trường hợp mắc bệnh. Ngồi ra
cịn có Humam metapneumo virut, Rhino virus, Adeno virus, Influenza virus
Bệnh xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân Thời gian ủ bệnh vài ngày đến một tuần
RSV sống 30 phút trên da, 6-7 giờ trên đồ vật hoặc quần áo,vài ngày trong giọt chất tiết lớn
bắn ra từ mũi miệng người bệnh và trong khơng khí
Hầu hết bệnh thường nhẹ
*.Tiêu chuẩn nhập viện đối với những trẻ có nguy cơ cao bệnh nặng :
1. Trẻ nhỏ < 3 tháng, nhất là 6 tuần +++
2. Sinh non (< 34 tuần); cân nặng < 2500g
3. Bệnh lý nền: tim, bệnh phổi mãn tính, bệnh não thần kinh;

4. Suy giảm miễn dịch;
5. Môi trường sống đông đúc, kinh tế xã hội thấp
15


6. Cha mẹ lo lắng, khơng thể chăm sóc Bệnh thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn

Các đƣờng lây:
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm RSV và lây
Cách lây truyền nhiều nhất qua các giọt nước bọt, chất tiết lớn bắn ra từ mũi miệng người bệnh
và trong khơng khí
Lây từ trẻ này sang trẻ khác qua bàn tay người chăm sóc và khi tiếp xúc bề mặt bị nhiễm

(đồ

chơi, quần áo trẻ bị bệnh)
3. Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Khởi phát : 2-3 ngày
 Triệu chứng viêm hô hấp trên: Chảy nước mũi, ho ít, sốt nhẹ
* 3-5 ngày sau
 Triệu chứng hơ hấp: Ho nhiều, khị khè, thở nhanh, khó thở
 Triệu chứng ăn uống: Bỏ bú, bú kém
 Triệu chứng tồn thân: Sốt cao, quấy, li bì...
4. Biến chứng: Suy hô hấp Viêm phổi

Xẹp phổi Viêm tai giữa
5 .Điều trị



1. Các phƣơng pháp tổng quát:
- Tư thế đầu cao 30o
- Đảm bảo nước và dinh dưỡng đầy đủ
- Giải quyết tắc nghẽn mũi (nước muối sinh lý)



2. Thuốc:
- Không chỉ định: Thuốc dãn phế quản, corticoides, thuốc lỗng đàm
- Kháng sinh chỉ chỉ định khi bội nhiễm



Chú ý : thuốc dãn phế quản có thể thử và tùy theo đáp ứng của từng trẻ ( AAP2008)



3. Vật lý trị liệu hô hấp:
Giải quyết tắc nghẽn mũi họng
Kỹ thuật thở ra thụ động và chậm và gây ho Vai trị giáo dục và theo dõi



4 Điều trị dự phòng:
16


Rửa tay.
Tránh khói thuốc Tránh lây nhiễm



5. Thơng tin và giáo dục cha mẹ trẻ

6. Kế hoạch chăm sóc

Nhận định và theo dõi
+ Tri giác: Tỉnh, vẻ mệt, ít ngủ, li bì, khó đánh thức
+ Dấu hiệu sinh tồn: Tuần hoàn, mạch, nhiệt độ, huyết áp 3/ Dinh dưỡng:
+ Dinh dưỡng
- Không uống được,
- Bú kém, bỏ bú,
- Mất nước
+ Tình trạng hơ hấp:
- Ho nhiều hơn, thở nặng hơn, chú ý tần số thở
- Co kéo cơ hô hấp, co lõm ngực, phập phồng cánh mũi
- Tím tái
Thở nhanh:(WHO)
< 2 tháng

: ≥ 60 l/ph

Từ 2 -> 12 tháng : ≥ 50 l/ph
Từ 12 ->24 tháng : ≥ 40 l/ph
Nhận biết dấu hiệu nặng:
- Khơng uống được, bỏ bú
- Ĩi tất cả mọi thứ
- Tím tái
- Li bì,khó đánh thức
- Co giật
- Sốt cao

- Mất nước
- Sử dụng cơ hô hấp phụ, thở co lõm
- Thở nhanh
17


- SpO2 ≤ 92%
- Tổng trạng hoặc vẻ “bệnh” “ mệt”
Chăm sóc tại bệnh viện
Đảm bảo nước và dinh dưỡng đầy đủ
 Sonde dạ dày, chia nhỏ lượng
 Truyền dịch: Trẻ bị mất nước do sốt thở nhanh và bú kém, truyền dịch thường rất

cần thiết đối những trẻ thở nhanh > 60l/ phút để tránh nơn mửa và hít sặc
 Tránh trào ngược: viêm tiểu phế quản cấp gây ho và ứ khí ở phổi làm trẻ dễ bị

trào ngược dạ dày thực quản, tăng nguy cơ hít sặc. Nên cho ăn nhiều lần hơn mỗi
lần một ít
Cung cấp nƣớc đầy đủ rất quan trọng vì lỗng đàm nhớt, loãng các nút nhầy quyết
định một phần vào việc điều trị
Duy trì oxy:
Tư thế: Nằm đầu cao 30o, ngửa nhẹ ra sau giúp trẻ dễ thở hơn
Cung cấp oxy khi có chỉ định (đảm bảo SpO2 > 94%): Cannula, NCPAP.... Vật lí
trị liệu hơ hấp
Giảm tắc nghẽn
+ Thơng thống mũi: Nước muối sinh lý trước khi ăn, bú và ngủ rất quan trọng tránh tắc nghẽn
+ Hút đàm nhớt thường xuyên
+ Vật lí trị liệu



Giải quyết tắc nghẽn đường thở trên



Xẹp phổi

Chú ý : Vật lí trị liệu chỉ định tùy trường hợp và tình trạng bệnh
Phịng nhiễm khuẩn bệnh viện: Rửa tay : Biện pháp dự phòng tốt nhất
 Không sử dụng chung quần áo đồ chơi
 Vệ sinh bàn khám, xung quanh bệnh nhân
 Cách ly: Vào mùa dịch, phải cách li các trẻ nghi ngờ hoặc đã chuẩn đốn xác

định nhiễm RSV khổi các trẻ có nguy cơ cao

18


6.3 Chăm sóc tại nhà
Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ
Cần cho trẻ uống nhiều nước
Thuốc hạ sốt nếu có sốt (khơng sử dụng aspirin vì gây ảnh hưởng đến gan và não) Dùng thuốc
ho dạng thảo dược
Thơng thống mũi trẻ bằng nước muối sinh lí
Nhận biết dấu hiệu nặng cần nhập viện: Ĩi, khơng uống được bỏ bú, trẻ mệt hơn, ho nhiều
hơn, thở nặng hơn
7. Phịng bệnh
1. Phịng ngừa cấp 0: Thơng tin tun truyền giáo dục sức khỏe thân nhân biết bệnh viêm

tiểu phế quản. Sử dụng các biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ, nâng cao mức sống
kinh tế, vệ sinh mơi trường nhà ở thơng thống

2. Phịng ngừa cấp 1: Nhóm trẻ có nguy cơ cao như trẻ dưới ba tháng tuổi, trẻ sanh non

<34 tuần, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ có bệnh tim phổi mãn cần chú ý dinh dưỡng thật
tốt, nâng cao tổng trạng , tránh tiếp xúc người bị cảm cúm, chủng ngừa đầy đủ và cho
trẻ bú mẹ đến 2 tuổi
3. Phòng ngừa cấp 2: Gia đình phải biết cách chăm sóc trẻ tại nhà và nhận biết dấu hiệu

nặng cần đưa trẻ đến khám ngay
4. Phòng ngừa cấp 3: Tại bệnh viện do nguy cơ lây chéo của virus RSV nhân viên y tế cần

tn thủ đúng quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn khi và rửa tay chăm sóc trẻ nhằm giảm tỉ
lệ lây nhiễm và biến chứng, nếu có điều kiện nên nằm phòng riêng

BÀI 5
SỐT XUẤT HUYẾT TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC
MỤC TIÊU
19


1.Trình bày được dấu hiệu nhận biết và tiền sốc Sốt xuất huyết
2.Trình bày được kế hoạch chăm sóc Sốt xuất huyết
NỘI DUNG
1.Đại cƣơng
Sốt xuất huyết do virut gây nên. Muỗi Aedes Aegypty mà ta thường gọi là muỗi vằn là thủ phạm
đốt và truyền bệnh. Mọi người đều có thể bị bệnh nhưng hay gặp là trẻ em. 70% bệnh nhân bị
SXH có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu khơng theo dõi sát sao bệnh có thể gây tử vong do
sốc.
2.Dấu hiệu nhận biết
Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó triệu chứng sốt
là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác

với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39 - 40C hoặc
cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm khơng lúc nào ngưng, có
cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Chứng sốt này thường
kéo dài từ 2 - 7 ngày. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên
phải rốn. Ĩi mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra
sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ chỉ chảy máu cam, hoặc chảy máu chân
răng; có trẻ lại chảy máu dưới da, nơn hay đại tiện ra máu. Có những trẻ bị xuất huyết nhưng lại
khơng hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc khơng triệu chứng xuất huyết thì bệnh
vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết. Tuy nhiên, nếu bệnh
nhân SXH độ 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tùy trường
hợp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần
thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.
3.Phát hiện các triệu chứng tiền sốc
Như trên đã nói, các trẻ SXH thể nhẹ (độ 1, 2) thì có thể điều trị tại nhà theo đúng chỉ định của
bác sĩ. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo
để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật
vã; trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây khơng có hoặc rất ít; tay, chân lạnh; da trẻ
20


đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc khơng tiểu chút nào, nhưng rất
khát. Nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), nếu nhận thấy một hoặc vài triệu
chứng kể trên thì phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện.
4.Cách chăm sóc trẻ SXH tại nhà
Về nghỉ ngơi và dinh dưỡng: Trẻ cần nằm nghỉ trong một phòng thống mát. Tuyệt đối khơng ra
mưa, ra nắng, khơng đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt nhưng vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước
đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh SXH thường làm máu bị cơ đặc lại, rất khó lưu thơng. Đó
chính là ngun nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống oresol
(chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khống
hay nước lọc đun sơi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một

lúc có thể sẽ gây nơn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao
giờ được ăn no quá.
Về thuốc men: Trong bệnh SXH, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thông thường như
paracetamol, efferalgan (liều dùng theo cân nặng của trẻ). Tuyệt đối khơng dùng các thuốc
nhóm aspirin, chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Khơng được tự ý cho trẻ dùng thuốc
kháng sinh vì chúng khơng có tác dụng gì với bệnh SXH mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Trường hợp
trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp vật lý như lau mát.

BÀI 6
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TRẺ EM CÀ CÁCH CHĂM SĨC
MỤC TIÊU
1.Trình bày được triệu chứng đái tháo đường trẻ em
21


2.Trình bày được kế hoạch chăm sóc đái tháo đường trẻ em
NỘI DUNG
1.Định nghĩa
Đái tháo đường đường tuýp 1 ở trẻ em là một tình trạng mà trong đó tuyến tụy khơng cịn
sản xuất ra insulin trẻ cần để tồn tại, và cần phải thay thế insulin bị mất bằng cách sử
dụng insulin. Đây là loại bệnh Đái tháo đường được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên
hoặc bệnh Đái tháo đường phụ thuộc insulin.
Việc biết chẩn đoán bệnh Đái tháo đường tuýp 1 có thể bị áp đảo lúc đầu. Tùy thuộc vào
tuổi tác - phải học cách tiêm thuốc, chế độ ăn và theo dõi lượng đường trong máu.
Mặc dù bệnh Đái tháo đường tuýp 1 đòi hỏi phải chăm sóc phù hợp, tiến bộ trong việc
theo dõi lượng đường trong máu và insulin đã cải thiện việc quản lý hàng ngày bệnh tiểu
đường type 1 ở trẻ em. Với điều trị thích hợp, trẻ em bị bệnh Đái tháo đường tuýp 1 có
thể sống lâu, sống khỏe mạnh.
2.Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Đái tháo đường type 1 ở trẻ em thường phát triển

nhanh chóng, trong khoảng thời gian tuần. Hãy tìm:
-Tăng sự khát nƣớc và đi tiểu thƣờng xuyên. Khi lượng đường vượt quá tích tụ trong
máu của trẻ em, chất lỏng được kéo từ các mơ. Điều này có thể khát nước. Kết quả có thể
uống và đi tiểu - nhiều hơn bình thường.
- Rất đói. Nếu khơng có đủ insulin để di chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ
quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
- Sự mất trọng lƣợng. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, có thể giảm
cân - đơi khi rất nhanh. Nếu khơng có nguồn cung cấp năng lượng đường, các mơ cơ chỉ
đơn giản là giảm chất béo. Giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đầu
tiên được chú ý.
- Mệt mỏi. Nếu đang bị tước đoạt đường cho các tế bào, có thể trở nên mệt mỏi và hơn
mê.
- Khó chịu hoặc hành vi bất thƣờng. Trẻ em bị bệnh Đái tháo đường tp 1 khơng
được chẩn đốn đột nhiên có vẻ ủ rũ hoặc dễ cáu kỉnh.

22


- Mờ mắt. Nếu đường máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của
mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
- Nhiễm nấm. Nhiễm nấm sinh dục có thể là dấu hiệu đầu tiên của Đái tháo đường
đường type 1 ở một bé gái.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu đầu tiên của bệnh Đái tháo đường tuýp 1 có thể là
một nhiễm trùng là nguyên nhân gây phát ban vùng tã nghiêm trọng, da nổi mẩn đỏ và
mụn nước. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thờ ơ và đau bụng cũng có thể cho thấy bệnh Đái
tháo đường tuýp 1.
Nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh Đái tháo
đường tuýp 1 - tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên, đói cùng cực, giảm cân, mờ
mắt hay mệt mỏi.
3.Nguyên nhân

- Nguyên nhân chính xác của bệnh Đái tháo đường tuýp 1 là chưa biết. Các nhà khoa học
biết rằng trong hầu hết các bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch của cơ
thể thường chống vi khuẩn có hại và vi rút - nhầm phá hủy các tế bào trong tuyến tụy sản
xuất insulin. Di truyền học có thể đóng một vai trị trong q trình này, và tiếp xúc với
virus nào đó có thể gây ra bệnh.
Insulin - chìa khóa để đường đi vào tế bào
- Dù nguyên nhân nào, khi các tế bào islet bị phá hủy, sẽ có ít hoặc khơng có insulin.

Thơng thường, hormone insulin sẽ giúp glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng
cho cơ bắp và các mô. Insulin từ tuyến tụy, một tuyến nằm ngay phía sau dạ dày. Khi
mọi thứ đang làm việc đúng cách, khi ăn, tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Khi insulin
lưu thơng, nó hoạt động như một chìa khóa bằng cách mở cửa cho phép đường vào các
tế bào của cơ thể. Insulin làm giảm lượng đường trong máu.
Gan hoạt động như một trung tâm lưu trữ và sản xuất glucose. Khi mức insulin thấp - khi
chưa ăn trong một thời gian, ví dụ - gan phát hành từ lưu trữ glycogen, sau đó được
chuyển thành glucose để giữ mức đường trong máu trong một phạm vi bình thường.
Mức độ nguy hiểm đường trong máu

23


Trong Đái tháo đường tp 1, bởi vì khơng có insulin để cho glucose vào trong tế bào. Vì
vậy, thay vì được vận chuyển vào tế bào, đường tích tụ trong máu, nơi nó có thể gây biến
chứng đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân của bệnh Đái tháo đường tuýp 1 là khác nhau từ các bệnh Đái tháo đường
tuýp 2. Trong type 2, các tế bào beta vẫn còn hoạt động, nhưng cơ thể trở nên kháng với
insulin hoặc các tuyến tụy khơng sản xuất đủ insulin.
4.Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố nguy cơ không được biết đến với Đái tháo đường tuýp 1, mặc dù các nhà
nghiên cứu tiếp tục tìm thấy những khả năng mới. Một số yếu tố nguy cơ được biết đến

bao gồm:
- Lịch sử gia đình. Bất cứ ai có cha mẹ hoặc anh chị em ruột với bệnh Đái tháo đường

tuýp 1 có tăng nhẹ nguy cơ phát triển các điều kiện.
- Di truyền học. Sự hiện diện của một số gene cho thấy tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái

tháo đường tuýp 1. Trong một số trường hợp - thường là thông qua thử nghiệm lâm sàng
- xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để xác định liệu một người có lịch sử gia
đình bệnh Đái tháo đường tp 1 có nguy cơ phát triển các điều kiện.
Yếu tố nguy cơ có thể xảy ra cho Đái tháo đường đường tuýp 1 bao gồm:
- Tiếp xúc vi rút. Tiếp xúc với virus Epstein-Barr, coxsackievirus, quai bị hoặc

cytomegalovirus có thể gây phá hủy các tế bào tự miễn dịch, hoặc các vi rút trực tiếp có
thể lây nhiễm các tế bào tiểu đảo.
- Vitamin D thấp. Nghiên cứu cho rằng vitamin D có thể bảo vệ chống lại bệnh Đái tháo

đường tuýp 1. Tuy nhiên, uống sữa bò - một nguồn vitamin D - có liên quan đến tăng
nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Các yếu tố khác. Chế độ ăn uống, Omega-3 fatty acid có thể cung cấp một số bảo vệ

chống lại bệnh Đái tháo đường tuýp 1, trong khi uống nước có chứa nitrat có thể làm
tăng nguy cơ. Ngoài ra, thời gian bắt đầu ăn ngũ cốc vào chế độ ăn uống của một em bé
có thể ảnh hưởng đến hoặc nguy cơ về bệnh Đái tháo đường tuýp 1. Một thử nghiệm
lâm sàng cho thấy ở độ tuổi từ 3 đến 7 tháng hình như là thời gian tối ưu cho việc dùng
ngũ cốc.

24


Một số có thể có yếu tố nguy cơ khác bao gồm bà mẹ trẻ tuổi (dưới 25), người mẹ với

tiền sản giật trong thai kỳ, và một em bé vàng da hoặc nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra
sau khi sinh.
3.Các biến chứng
Đái tháo đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan chính trong cơ thể của
con, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Các tin tốt là giữ mức đường
trong máu bình thường hầu hết thời gian có thể làm giảm đáng kể nguy cơ các biến
chứng.
Các biến chứng lâu dài của bệnh Đái tháo đường tuýp 1 phát triển dần dần. Cuối cùng,
nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, các biến chứng bệnh Đái tháo
đường có thể vơ hiệu hóa hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
3.1 Bệnh tim và bệnh mạch máu. Bệnh Đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ các
vấn đề tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt
ngực), đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
3.2 Thiệt hại thần kinh (neuropathy). Dư thừa đường có thể làm tổn thương các bức
thành của các mạch máu nhỏ (mao mạch) mà nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt là ở
chân. Điều này có thể gây ngứa ran, tê hoặc đau có thể bắt đầu từ các ngón chân hoặc
ngón tay và dần dần lan lên trên. Nếu khơng điều trị, có thể bị mất cảm giác ở các chi bị
ảnh hưởng.
3.3 Hƣ hại thận. Thận có chứa hàng triệu mạch máu nhỏ mà cụm lọc chất thải từ máu.
Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc. Thiệt hại nghiêm trọng có thể dẫn đến suy
thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể đảo ngược, đòi hỏi chạy thận hoặc ghép
thận.
3.4 Thiệt hại mắt. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc (bệnh
lý võng mạc tiểu đường). Bệnh võng mạc tiểu đường có thể gây mù. Bệnh tiểu đường
cũng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và nguy cơ lớn hơn là bệnh tăng nhãn áp. Đến tuổi
trưởng thành, bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của mù lòa.

25



×