Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu xác định một số hợp chất phenolic trong đất trồng chè khu vực thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HỢP CHẤT PHENOLIC
TRONG ĐẤT TRỒNG CHÈ KHU VỰC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Thái Nguyên, năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HỢP CHẤT PHENOLIC
TRONG ĐẤT TRỒNG CHÈ KHU VỰC THÁI NGUN
Ngành: HĨA PHÂN TÍCH
Mã số: 8.44.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Thị Tú Anh

Thái Nguyên, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một cơng trình nào. Tơi xin
cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Dương Thị Tú Anh,
người đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm Khoa, các Thày Cơ
giáo Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trang
bị, chỉ bảo cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hồn thiện luận văn.
Do thời gian có hạn và trình độ cịn hạn chế, luận văn này khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ để
luận văn này được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN ....................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................3
1.1. Tổng quan về hợp chất nghiên cứu ..............................................................3
1.1.1. Tổng quan về Caffein ................................................................................4
1.1.2. Tổng quan về Theophylline.......................................................................6
1.1.3. Tổng quan về Theobromine.......................................................................7
1.2. Một số phương pháp xác định phenolic .......................................................8
1.2.1. Phương pháp quang phổ ............................................................................8
1.2.2. Phương pháp bề mặt đáp ứng ....................................................................9
1.2.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao .................................................10
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phenolic.....................................12
1.3.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phenolic ở Việt Nam..............12
1.3.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phenolic ở trên thế giới ..........14
Chương 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................17
2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất......................................................................17
2.2.1. Thiết bị và dụng cụ ..................................................................................17
2.2.2. Hóa chất ..................................................................................................18
2.3. Thực nghiệm...............................................................................................19
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu phân tích .......................................19
2.3.2. Khảo sát các điều kiện tối ưu xác định hàm lượng phenolic bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao............................................................19
2.3.3. Khảo sát điều kiện xử lý mẫu phân tích ..................................................22

iii



2.3.4. Đánh giá phương pháp định lượng ..........................................................23
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................27
2.4. Áp dụng phân tích mẫu thực.......................................................................27
2.4.1. Địa điểm và thời gian lấy mẫu.................................................................27
2.4.2. Quá trình xử lí và phân tích mẫu thực .....................................................27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................29
3.1. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các điều kiện tối ưu xác định
theobromin, theophylline và caffein bằng phương pháp Sắc ký lỏng hiệu
năng cao .............................................................................................................29
3.1.1. Kết quả lựa chọn detector........................................................................29
3.1.2. Kết quả khảo sát lựa chọn bước sóng và thời gian lưu của
theobromine, theophylline và caffein ................................................................30
3.1.3. Kết quả lựa chọn cột tách .......................................................................30
3.1.4. Kết quả lựa chọn pha động và tỷ lệ pha động .........................................31
3.1.5. Kết quả lựa chọn tốc độ dòng pha động ..................................................36
3.1.6. Kết quả khảo sát pH pha động.................................................................39
3.2. Kết quả khảo sát điều kiện xử lý mẫu ........................................................42
3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi chiết.............................42
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian rung siêu âm chiết chất phân tích .....44
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chiết chất phân tích......47
3.3. Kết quả đánh giá phương pháp định lượng ................................................50
3.3.1. Kết quả nghiên cứu tính ph hợp của hệ thống.......................................50
3.3.2. Kết quả xác định khoảng tuyến tính ........................................................51
3.3.3. Xác định giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ ............53
3.3.4. Kết quả đánh giá độ chụm (độ lặp lại) ....................................................54
3.3.5. Độ thu hồi ................................................................................................54
3.4. Áp dụng phân tích mẫu thực.......................................................................55
3.4.1. Thời gian, địa điểm lấy mẫu ....................................................................55

3.4.2. Kết quả phân tích mẫu .............................................................................56
KẾT LUẬN.......................................................................................................66
PHỤ LỤC .........................................................................................................73

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN
ACN

Acetonitril

ANN

Artificial Neural Network (Mạng Nơron nhân tạo)

AOAC

Assosiation of Official Analytical Chemists (Hiệp hội các nhà hóa
phân tích chính thức)

CF

Caffein

GC

Gas Chromatography (Sắc kí khí)

HPLC


High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng
cao)

HPLC-

High Performance Liquid Chromatography with Detector Diod

DAD

Array (Sắc kí lỏng hiệu năng cao với Detector mảng diod)

MAE

Microwave-Assisted Extraction (Chiết xuất có hỗ trợ lị vi sóng)

MECC

Micellar Electrokinetic Capillary Chromatographic (Điện di mao
quản điện động học kiểu micelle)

MeOH

Methanol

MS

Mass Spectrometry (khối phổ)

NIR


Near Infrared Reflectance (Phổ hồng ngoại gần)

PCA

Principal Component Analysis (Phân tích thành phần chính)

PLS

Partial Least Square (Bình phương tối thiểu từng phần)

ppm

Nồng độ ppm (mg kg; mg L; mL L)

RSD

Relative standard deviation (Độ lệch chuẩn tương đối)

SD

Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

TB

Theobromine

TP

Theophylline


UV-VIS Ultraviolet – Visible (Tử ngoại khả kiến)

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng thành phần pha động đến thời gian lưu và diện tích
pic ....................................................................................................35
Bảng 3.2. Diện tích pic và thời gian lưu của TB, TP và CF ở các tốc độ
dòng khác nhau................................................................................38
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của pH pha động đến thời gian lưu và diện tích pic
của chất phân tích ............................................................................41
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tỉ lệ dung môi chiết Ethanol – H2O đối với
mẫu NT............................................................................................44
Bảng 3.5. Thời gian lưu và diện tích pic của TB, TP, CF sau thời gian
rung siêu âm khác nhau ...................................................................46
Bảng 3.6. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chiết TB, TP
và CF ...............................................................................................49
Bảng 3.7. Kết quả tính tốn sự ph hợp của hệ thống.......................................50
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của TB, TP và CF......51
Bảng 3.9. Giới hạn phát hiện của ph p đo.........................................................53
Bảng 3.1 . Giới hạn định lượng của ph p đo....................................................54
Bảng 3.11. Kết quả lặp lại của ph p đo .............................................................54
Bảng 3.12. Độ thu hồi của ph p đo ...................................................................55
Bảng 3.13. Địa điểm, thời gian lấy mẫu đất trồng chè......................................55
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hàm lượng theobromine trong mẫu thực
(n=5) ................................................................................................57
Bảng 3.15. Kết quả phân tích hàm lượng theophylline trong mẫu thực
(n=5) ................................................................................................59

Bảng 3.16. Kết quả phân tích hàm lượng caffein trong mẫu thực (n=5) .........61
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả phân tích TB, TP, CF trong một số mẫu đất
tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên .....................................63

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thời gian lưu của chất phân tích ................................................................ 11
Hình 2.1. Hệ thống HPLC Acquity Arc ..................................................................... 17
Hình 2.2. Sơ đồ phân tích theobromine, theophyline và caffein bằng phương
pháp HPLC ................................................................................................ 28
Hình 3.1. Sắc ký đồ của TB, TP và CF với detector PDA ........................................ 29
Hình 3.2. Bước sóng hấp thụ quang cực đại và thời gian lưu của theobromine,
theophylline và caffein .............................................................................. 30
Hình 3.3. Sắc đồ phân tích hỗn hợp chất bằng cột C18 (250mm×4,6mm× 5μm) ..... 32
Hình 3.4. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 :ACN =
5:95 ............................................................................................................ 32
Hình 3.5. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 :ACN =
15:85 .......................................................................................................... 32
Hình 3.6. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN =
25:75 .......................................................................................................... 32
Hình 3.7. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN=
35:65 .......................................................................................................... 33
Hình 3.8. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN=
45:55 .......................................................................................................... 33
Hình 3.9. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN=
45:55 .......................................................................................................... 33
Hình 3.1 . Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN =
55:45 .......................................................................................................... 34

Hình 3.11. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN =
65:35 .......................................................................................................... 34
Hình 3.12. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN=
75:25 .......................................................................................................... 34
Hình 3.13. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN =
85:15 ......................................................................................................... 35
Hình 3.14. Sắc ký đồ của hỗn hợp TB, TP, CF tỉ lệ pha động NaH2PO4 : ACN =
95:5 ............................................................................................................ 35
Hình 3.15. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở tốc độ dòng pha động ,6 mL phút............. 36
Hình 3.16. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở tốc độ dòng pha động ,7 mL phút............. 37
Hình 3.17. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở tốc độ dòng pha động ,8 mL phút............. 37
Hình 3.18. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở tốc độ dịng pha động ,9 mL phút............. 37
Hình 3.19. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở tốc độ dịng pha động 1, mL phút............. 38
Hình 3.2 . Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở pH của pha động bằng 3 ............................. 39

6


Hình 3.21. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở pH của pha động bằng 4 ............................. 40
Hình 3.22. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở pH của pha động bằng 5 ............................. 40
Hình 3.23. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở pH của pha động bằng 6 ............................. 40
Hình 3.24. Sắc ký đồ của TB, TP, CF ở pH của pha động bằng 7 ............................. 41
Hình 3.25. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT với tỉ lệ dung môi chiết
EtOH-H2O = 3:7 (V/V) ............................................................................. 42
Hình 3.26. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT với tỉ lệ dung môi chiết
EtOH-H2O = 4:6 (V/V) ............................................................................ 43
Hình 3.27. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT với tỉ lệ dung môi chiết
EtOH-H2O = 5:5 (V/V) ............................................................................ 43
Hình 3.28. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT với tỉ lệ dung mơi chiết
EtOH-H2O = 6:4 (V/V) ............................................................................. 43

Hình 3.29. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT với tỉ lệ dung môi chiết
EtOH-H2O = 7:3 (V V)Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tỉ lệ dung môi
chiết Ethanol – H2O................................................................................... 44
Hình 3.3 . Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT khi khơng rung siêu âm.......... 45
Hình 3.31. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT sau rung siêu âm 3 phút ....... 45
Hình 3.32. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT sau rung siêu âm 6 phút ....... 45
Hình 3.33. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT sau rung siêu âm 9 phút ....... 46
Hình 3.34. Sắc ký đồ của TB, TP, CF trong mẫu NT sau rung siêu âm 12 phút ..... 46
o
Hình 3.35. Sắc ký đồ của TB, TP và CF khi chiết ở nhiệt độ 3 C ........................... 47
o
Hình 3.36. Sắc ký đồ của TB, TP và CF khi chiết ở nhiệt độ 4 C ........................... 48
o
Hình 3.37. Sắc ký đồ của TB, TP và CF khi chiết ở nhiệt độ 5 C ........................... 48
o
Hình 3.38. Sắc ký đồ của TB, TP và CF khi chiết ở nhiệt độ 6 C ........................... 48
o
Hình 3.39. Sắc ký đồ của TB, TP và CF khi chiết ở nhiệt độ 7 C ........................... 49
o
Hình 3.4 . Sắc ký đồ của TB, TP và CF khi chiết ở nhiệt độ 8 C ........................... 49
Hình 3.41. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích
pic của theobromine .................................................................................. 52
Hình 3.42. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích
pic của theophylline................................................................................... 52
Hình 3.43. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích
pic của caffein ........................................................................................... 52
Hình 3.46. Nồng độ Theobromine trong các mẫu đất trồng chè tại xã Tân
Cương, thành phố Thái Nguyên (ppm) ..................................................... 63
Hình 3.47. Nồng độ Theophylline trong các mẫu đất trồng chè tại xã Tân
Cương, thành phố Thái Nguyên (ppm) ..................................................... 64

Hình 3.48. Nồng độ Caffein trong các mẫu đất trồng chè tại xã Tân Cương,
thành phố Thái Nguyên (ppm) ...................................................................64

vii


MỞ ĐẦU
Chè xanh là loại nước uống quen thuộc của nhiều người, của nhiều quốc
gia trên thế giới, đây là một thức uống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho
sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, chè xanh có tác dụng
phịng ngừa và điều trị đối với các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư, bệnh
gan, tiểu đường loại 2 và rối loạn chức năng nhận thức [19, 21, 28, 35, 36, 54].
Sở dĩ như vậy vì trong chè xanh có nhiều thành phần quan trọng như:
epigallocatechin (EGC), epigallocatechin gallate (EGCG), catechin (C),
epicatechin (EC), catechin gallate (CG), flavanol, protein, polysacarit, axit béo,
vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, axit amin, polyphenol...[19]. Trong
đó, polyphenol là chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm
q trình lão hóa, tác dụng ngăn ngừa ung thư đã và đang được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu. Có đến hơn 5

polyphenol khác nhau, các hợp chất này cịn

được gọi chung là thành phần hóa thực vật (phytochemicals) và có thể được
phân loại thành các nhóm nhỏ hơn như: Flavonoid, Axit phenolic, Stilbene,
Lignan. Trong đó các hợp chất phenolic, một loại hợp chất chuyển hóa thứ cấp
quan trọng trong chè xanh, chiếm 18% đến 36% trọng lượng khơ trong ngọn và
lá chè [58]. Và cũng đã có hơn 96 hợp chất phenolic được xác định từ 41 loại
chè xanh và 25 loại chè lên men [38]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng phenolic có trong lá chè như giống chè,
độ non già của chè, m a vụ thu hoạch, chế độ canh tác, thổ nhưỡng, khí hậu,

tuổi cây,…[15, 37, 54, 55, 57].
Ở Việt Nam, có nhiều tỉnh trồng chè nổi tiếng như Thái Nguyên, Hà
Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Lâm Đồng... Trong đó, Thái
Nguyên được biết đến là v ng chè trọng điểm của cả nước, với diện tích lớn
thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng. Có thể dễ dàng nhắc tới những thương hiệu chè
nổi tiếng ở Thái Nguyên như chè Tân Cương, La Bằng, Phú Lương, Trại Cài,
Đại Từ. Với diện tích trồng chè lớn và nhu cầu sử dụng chè ngày càng cao thì

1


ngày nay người ta càng quan tâm hơn đến những tác nhân ảnh hưởng tới chất
lượng, thành phần có trong cây chè. Trong đó, chất lượng đất trồng chè cũng là
một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của chè.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài
luận văn: “Nghiên cứu xác định một số hợp chất phenolic trong đất trồng chè
khu vực Thái Nguyên”.
Mục đích của luận văn
Bước đầu nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của đất trồng tới chất lượng
chè khu vực Thái Nguyên nói riêng và mở rộng với chất lượng chè ở các vùng
khác nói chung.
Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho ph p phân tích xác định đồng thời
Caffeine, Theophylline, Theobromine bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao (HPLC) như: dung mơi pha động, bước sóng, thời gian lưu, tốc độ dòng,
nhiệt độ …
* Đánh giá độ đúng, độ chụm, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng
của phương pháp thơng qua việc phân tích mẫu chuẩn.
* Áp dụng phân tích mẫu nghiên cứu.


2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hợp chất nghiên cứu
Các hợp chất phenolic là chất chuyển hóa thứ cấp quan trọng trong chè
xanh, có các hoạt tính sinh học giúp chống lại sự oxy hóa [33, 60]. Chúng có
tác dụng bảo vệ tim mạch và chống ung thư, do có khả năng chống oxy hóa
mạnh [34]. Một số hợp chất phenolic, như tannin được coi là chất kháng dinh
dưỡng [22]. Do đó, người suy dinh dưỡng nên uống chè xanh nói riêng và chè
nói chung ít hơn.
Trong đất, phenolic phát sinh chủ yếu từ quá trình phân hủy thực vật và
hoạt động của vi sinh vật, đại diện cho một nhóm chất hữu cơ quan trọng của
đất. Phenolic cũng là một trong những chất chuyển hóa thứ cấp quan trọng nhất
và ảnh hưởng đến sự phân hủy rác, chất hữu cơ trong đất [21]. Ngồi ra, nó cịn
ảnh hưởng đến một loạt các quá trình trong đất như hình thành m n và khống
hóa nitơ [13], [21], [29]. Các hợp chất phenol trong đất cịn đóng một vai trị
quan trọng trong việc kiểm soát đến sự tương tác giữa thực vật và đất, ví dụ:
tương tác allelopathic [29], [50]. Axit phenolic hiếm khi tồn tại dưới dạng phân
tử tự do trong đất. Chúng có tính cộng hóa trị liên kết với các chất hữu cơ có
khối lượng phân tử cao và trên bề mặt khống [50].
Ngồi phát sinh từ tự nhiên, phenolic cịn có thể phát sinh do các q
trình công nghiệp như sản xuất thuốc, dệt may, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu và
giấy. Các dẫn xuất phenolic cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi
trường do độc tính cao và tồn tại lâu dài. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA
- Environmental Protection Agency) và Liên minh Châu Âu đã đưa một vài dẫn
xuất phenolic vào danh sách các chất gây ô nhiễm nghiêm trọng [19].
Một vài hợp chất phenolic như có thể kể đến: Caffein, Theophylline,
Theobromine…

3


1.1.1. Tổng quan về Caffein
Caffein là một chất kích thích tự nhiên phổ biến được tìm thấy trong cây
chè, cà phê và cacao. Nó hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh
trung ương, giúp người sử dụng tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Ngày nay,
có khoảng 8 % dân số thế giới tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffein.
1.1.1.1. Danh pháp, cơng thức cấu tạo và tính chất vật lý của Caffein
- Danh pháp IUPAC: Methyltheobromine hay 1,3,7-Trimethylxanthine
- Tên gọi khác: caffein, theine, mateine, guaranine.
- Công thức phân tử: C8H10N4O2
- Công thức cấu tạo:

- Tính chất vật lý :
Caffein là dạng tinh thể, khơng màu, không m i, vị đắng.
Khối lượng mol: 194,2 g mol.
Tính tan: Caffein tan ít trong nước ở nhiệt độ thường (18,7 g L ở 16°C)
nhưng tan nhiều trong nước sơi (7

g L). Ngồi ra caffein cũng tan nhiều

trong chloroform (50mg/mL).
o

Nhiệt độ nóng chảy: 238 C.
1.1.1.2. Cơng dụng và độc tính của Caffein
Sau khi chúng ta dung nạp, caffein nhanh chóng được hấp thụ từ ruột vào
máu. Từ đó, chúng đi đến gan và bị phân hủy thành các hợp chất có thể ảnh
hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau đặc biệt là não. Caffein kích

thích não bộ và thúc đẩy trạng thái kích thích, tỉnh táo và tập trung. Bởi vì nó

4


ảnh hưởng đến não nên caffein thường được gọi là một loại thuốc thần kinh và
có xu hướng phát huy tác dụng nhanh chóng. Caffein góp phần làm giảm nguy
cơ mắc các bệnh về não như Alzheimer và Parkinson; hỗ trợ tăng cường trao
đổi chất và tăng tốc độ giảm cân; hỗ trợ tăng cường trao đổi chất và tăng tốc độ
giảm cân; góp phần bảo vệ chống lại bệnh tim và tiểu đường loại 2 [27, 47].
Ngoài ra, caffein cịn có nhiều tác dụng trong bảo vệ gan, bảo vệ da, tăng tuổi
thọ, giảm nguy cơ mắc đa xương cứng...
Caffein ức chế các hoạt chất gây ung thư trong khói thuốc lá, nhưng việc
sử dụng đồng thời chất caffein và thuốc lá tạo thành một mối nguy hại lớn đối
với thai nhi đang phát triển [9], [16]. Caffein làm giảm lượng paracetamol do
đó làm giảm độc tính cho gan. Nếu sử dụng quá nhiều caffein sẽ gây nghiện,
tạo ra cảm giác lo lắng, bồn chồn, run rẩy, nhịp tim khơng đều và khó ngủ. Nó
cũng có thể gây đau đầu, đau nửa đầu, huyết áp cao ở một số người, gây ra sự
hoang mang, ảo giác, nơn hoặc có thể dẫn đến tử vong do co giật. Ngoài ra,
caffein có thể dễ dàng vượt qua nhau thai, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai
hoặc nhẹ cân, do đó phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ caffein. Cần chú ý
rằng caffein có thể tương tác với một số loại thuốc làm tăng tác dụng của thuốc.
Rõ ràng caffein có rất nhiều tác dụng có lợi song cũng có những tác dụng
phụ khơng mong muốn, do đó cần sử dụng caffein một cách hợp lí. Tiêu thụ
400 mg caffein mỗi ngày là an toàn.
Đối với thực vật, người ta có thể d ng caffein làm phân bón cho cây bởi
nó chứa khoảng 2% nitơ theo thể tích và khi nó phân hủy, nitơ sẽ được giải
phóng góp phần cải thiện đất trồng [14]. Một số thí nghiệm trên các cơ quan
thực vật đã cũng chứng minh rằng caffein đóng vai trị như một chất kích thích
sinh trưởng [42]. Ngồi ra, caffein có ảnh hưởng tới q trình quang hợp, hấp

thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất. Tuy nhiên, caffein cũng làm giảm nồng độ
pH trong đất. Sự gia tăng nồng độ axit này có thể gây độc cho một số loại thực
vật, mặc d những loại khác, như quả việt quất rất thích hợp với nồng độ

5


caffein cao. Caffein cũng có thể làm chết hoặc làm biến dạng các tế bào thực
vật, dẫn đến cây chết hoặc cịi cọc [14]. Qua đây có thể thấy rằng caffein trong
đất có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cây trồng.
1.1.2. Tổng quan về Theophylline
1.1.2.1. Danh pháp, công thức cấu tạo và tính chất vật lý của Theophylline
● Danh pháp IUPAC: 1,3-Dimethylxanthine
Tên gọi khác: Theophylline, Elixophyllin, ...
● Công thức phân tử: C7H8N4O2
● Cơng thức cấu tạo:

● Tính chất vật lý:
- Theophylline tổn tại ở dạng bột tinh thể trắng.
- Tính tan: Theophylline tan trong dung dịch NH3 1,0 M (50 mg/mL), ít
tan trong nước (8,3 mg ml), tan được trong rượu (12,5 mg ml), cloroform (9,1
mg/mL). Ngoài ra theophylline cũng tan trong các bazo kiềm, amoniac và các
axit vô cơ.
- Khối lượng mol: 18 ,16 g mol.
1.1.2.2. Công dụng và độc tính của theophylline
Theophylline lần đầu tiên được chiết xuất từ lá chè xanhvà được xác định
về mặt hóa học vào khoảng năm 1888 bởi nhà sinh vật học người Đức Albrecht
Kossel [31].

6



Theophylline có nhiều tác động bao gồm: thư giãn cơ trơn phế quản, tăng
sức co bóp và hiệu quả của cơ tim, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng lưu lượng
máu đến thận, tác dụng chống viêm, tác dụng kích thích hệ thần kinh trung
ương chủ yếu lên trung khu hô hấp tuỷ. Theophylline được d ng làm thuốc
điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, ngưng thở ở trẻ sơ sinh,
chặn hoạt động của adenosine, là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế gây
ngủ, làm thư giãn cơ tim...[26], [46. Theophyline làm tăng lượng glucocorticoid
trong huyết thanh, và được sử dụng như chất giãn cơ hoặc giãn mạch máu, và
cũng hiệu quả như là một chất kích thích lợi tiểu và tim mạch [41].
Việc sử dụng theophylline phải được theo dõi bằng cách đo trực tiếp
nồng độ theophylline trong huyết thanh để tránh độc tính bởi nó có thể gây
buồn nơn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, nhịp tim bất thường và kích thích thần kinh
trung ương (đau đầu, mất ngủ , khó chịu, chóng mặt và chống váng) [25].
1.1.3. Tổng quan về Theobromine
1.1.3.1. Danh pháp, cơng thức cấu tạo và tính chất vật lý của theobromine
● Danh pháp IUPAC: 3,7-dimethylxanthine
Tên gọi khác: Theobromine
● Công thức phân tử: C7H8N4O2
● Cơng thức cấu tạo:

● Tính chất vật lý:
- Bột tinh thể, vị đắng, màu trắng hoặc không màu.
- Ít tan trong nước

7


- Khối lượng mol: 18 ,16 g mol.

0

- Nóng chảy ở 29 – 295 C
1.1.3.2. Cơng dụng và độc tính của theobromine
Chất theobromine có khả năng ngừng các cơn ho k o dài hơn codenie,
một loại thuốc được xem là hiệu quả nhất trong điều trị chứng
ho. Theobromine cũng là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm năng
lượng tăng cường bổ sung dinh dưỡng và các sản phẩm giảm cân [12].
Theobromine là một chất kích thích thần kinh trung ương nhẹ, nhưng có tính
lợi tiểu mạnh hơn, kích thích tim và làm giãn nở động mạch vành mạnh hơn
caffein [12].
Theobromine cịn nổi tiếng với khả năng của mình để làm giãn các mạch
máu là một phương pháp điều trị thường quy định đối với những người bị cao
huyết áp [12]. Một nghiên cứu năm 2

4 được công bố bởi Imperial College

London kết luận theobromine có hiệu lực giảm ho vượt trội so với codeine
bằng cách ức chế hoạt động của thần kinh phế vị [12], [28].
Ngoài ra, theobromine ức chế mạnh mẽ các tác nhân sinh u từ gốc
urethane. Theobromine và theophyline c ng sinh ra hoạt tính chống viêm cao,
chống lại sự viêm cấp tính do axit axetic trong khi caffein khơng có hoạt tính
này [24].
1.2. Một số phương pháp xác định phenolic
Hiện nay, t y thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất mà các phòng thí
nghiệm có thể tiến hành phân tích đối tượng nghiên cứu theo các phương pháp
khác nhau. Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như phương pháp điện
di mao quản, phương pháp phổ hấp thụ phân tử, phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao,...
1.2.1. Phương pháp quang phổ

Với cấu trúc vòng thơm của các phenolic, chúng được xem như các tế
bào sắc tố mạnh trong tia UV nhờ đó có thể xác định được các phenolic bằng

8


cách sử dụng các tia cực tím. Xác định bằng phương pháp này ít tốn thời gian,
rẻ tiền và có thể tái tạo. Tuy nhiên khi thực hiện đôi khi sẽ có các đỉnh chồng
lên nhau một phần [49].
Hoặc với quang phổ hồng ngoại gần (NIR) sử dụng bước sóng 78 -2500
nm để đo độ hấp thụ, tính tốn các nhóm chức hữu cơ và số lượng dự đốn một
yếu tố cụ thể. Nó đã được sử dụng rộng rãi để phân tích chất lượng thực phẩm
và xác định các phenolic trong thực phẩm.
Bên cạnh đó việc khảo sát quang phổ hồng ngoại MIR tại các v ng
1755–1400 cm

-1

và 1000–870 cm

-1

đối với các hợp chất phenolic cho thấy

phương pháp có thể phân biệt giữa các flavonoid và axit phenolic. Đồng thời
phương pháp cịn có thể xác định được các hợp chất phenolic khác nhau [49].
Phương pháp quang phổ UV-Vis, ngoài việc xác định các hợp chất hóa
học, cịn có thể cung cấp thơng tin chính xác về cấu trúc, động lực học, trạng
thái phản ứng và mơi trường hóa học của các phân tử. Phương pháp có thể áp
dụng để xác định các chất có nồng độ lớn hoặc b , đặc biệt có thể xác định

-5

-6

nồng độ các tạp chất đến nồng độ giới hạn 10 ÷10 % [7]. Nhiều bài báo đã
chứng minh đây là một phương pháp hiệu quả và hữu ích để xác định và phân
tích các hợp chất phenolic trong thực vật. Hơn nữa, phương pháp này nhanh
chóng, định lượng tốt và chất khơng bị phân hủy [49].
1.2.2. Phương pháp bề mặt đáp ứng
Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response surface methodology-RSM)
là một trong những phương pháp thống kê hiện đại để thiết lập các điều kiện
tiến hành và đánh giá kết quả thực nghiệm.
RSM đã được sử dụng thành công để xác định mức độ tối ưu của các
thơng số thí nghiệm bao gồm tỷ lệ rắn-lỏng, thời gian chiết, nhiệt độ chiết và
nồng độ dung môi để chiết xuất các chất chống oxy hóa của hợp chất
phenolic [40].

9


1.2.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance liquid chromatographyHPLC; còn được gọi là Sắc ký lỏng cao áp) là một phương pháp phân tích hiện
đại trong hóa học phân tích d ng để tách, nhận biết, định lượng từng thành
phần trong hỗn hợp [1].
Nguyên tắc của phương pháp:
Phương pháp HPLC dựa trên hệ thống bơm để đẩy chất lỏng đã bị n n và
hỗn hợp mẫu qua một cột đổ bằng một chất hấp phụ, dẫn tới sự phân tách của
các thành phần trong mẫu. Thành phần hoạt động của cột, chất hấp phụ, tiêu
biểu là một vật liệu cấu trúc hạt làm từ những hạt rắn như silica hay polymers,
có kích thước trong khoảng 2-5 µm. Những thành phần của hỗn hợp mẫu

được tách ra khỏi nhau bởi mức độ tương tác khác nhau với các hạt hấp phụ.
Chất lỏng bị n n là hỗn hợp dung mơi ví dụ nước, acetonitrile hay methanol và
được gọi là "pha động". Thành phần và nhiệt độ của pha động đóng vai trị
chính trong quá trình phân tách bằng cách tác động lên nhưng tương tác xảy ra
giữa những thành phần trong mẫu và chất hấp phụ ở cột.
Thành phần pha động có thể được giữ cố định (rửa giải đẳng dòng) hoặc
thay đổi (rửa giải gradient) trong q trình phân tích sắc ký. Rửa giải đẳng
dòng đặc biệt hiệu quả trong phân tách những thành phần mẫu không khác
nhau nhiều về ái lực của chúng với pha động. Với rửa giải gradient thành phần
của pha động được thay đổi từ thấp tới cao để tăng sức rửa giải. Sức rửa giải
của pha động được phản ánh bằng thời gian lưu của mẫu, sức rửa giải cao thì
thời gian lưu của mẫu ngắn.

10


C(nồng độ)

t0

t(thời gian lưu)

Hình 1.1. Thời gian lưu của chất phân tích
Thời gian một chất phân tích rửa giải ra khỏi cột gọi là thời gian lưu.
Thời gian lưu được đo trong những điều kiện đặc trưng và được xem là đặc
điểm nhận biết của chất phân tích.
Dựa vào sắc ký đồ của chất phân tích để định lượng các chất phân tích
đó [2], [8].
HPLC là một trong những phương pháp sắc ký hiệu quả và ấn tượng nhất
đã được sử dụng rộng rãi để tách, xác định và định lượng các hợp chất

phenolic, đặc biệt là phương pháp sắc kí khí (GC). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của HPLC như pha động, loại cột, máy dò, độ tinh khiết mẫu,
detector. Thông thường, các hợp chất phenolic khác nhau có thể được phân
tách bằng cách sử dụng cột C18 khi có mặt các dung mơi khác nhau có độ phân
cực khác nhau. Ngồi ra, pH của pha động phải được ổn định để tránh sự ion
hóa của các hợp chất phenol [49].
Trong HPLC, sắc ký lỏng hiệu năng cao-khối phổ (HPLC-MS), có tính
chọn lọc cao và có giới hạn phát hiện thấp và thời gian phân tích ngắn hơn.
Ngày nay, người ta còn kết hợp phương pháp HPLC-DAD và HPLC-MS/MS
để định lượng các phenolic. Phương pháp này nhanh chóng, chính xác và nhạy
b n. Ngồi ra, cũng có thể sử dụng phương pháp HPLC-UV đối với các hợp

11


chất phenolic có phổ UV, lúc này việc lựa chọn bước sóng là điểm quan trọng
nhất. Hay HPLC với phát hiện huỳnh quang (HPLC-FLD), là một phương pháp
hiệu quả để xác định và định lượng các hợp chất phenolic có phổ huỳnh quang.
Độ nhạy của detector huỳnh quang cao hơn 1 –1

lần so với detector UV.

HPLC với phát hiện điện hóa dựa trên phản ứng oxy hóa khử của các hợp chất
phenolic. Phương pháp này nhanh chóng, chi phí thấp, giới hạn phát hiện chính
xác và thấp của các hợp chất phenol [49].
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phenolic
1.3.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phenolic ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về phenolic bằng các phương pháp
khác nhau như phương pháp quang phổ UV Vis, phương pháp phổ hồng ngoại
hay phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao.

Khi tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến
hiệu suất trích ly polyphenol từ lá chè”, các tác giả Giang Trung Khoa, Bùi
Quang Thuật, Ngô Xuân Mạnh [6] cho thấy với độ ẩm nguyên liệu 5%, kích
thước nguyên liệu ,5 – 1 mm, dung môi acetone 5 %, tỷ lệ ngun liệu dung
o

mơi 1:12, thời gian trích ly 2 giờ, nhiệt độ trích ly 45 C và số lần trích ly 3 lần
là thích hợp cho quá trình này. Với các thơng số này, các tác giả cho thấy hiệu
suất trích ly polyphenol đạt 84,55% so với hàm lượng trong nguyên liệu. Thuốc
thử Folin – Ciocalteu cũng được sử dụng trong nghiên cứu xác định hàm lượng
polyphenol tổng số [10]. Qua đó các tác giả đã lựa chọn được những điều kiện
chiết khác và thích hợp hơn với thuốc thử Folin – Ciocalteu, đó là: dung mơi
chiết 5 % methanol, tỷ lệ nguyên liệu dung môi 1 5 , nhiệt độ chiết 6 C, thời
gian chiết là 3 phút và sử dụng phương pháp chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu
âm. Với việc sử dụng phương pháp chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu âm, Trần
Chí Hải c ng các cộng sự [3] chỉ ra rằng, cơng suất siêu âm và thời gian xử lý
có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng polyphenol và độ tinh sạch của polyphenol
trong dịch trích ly từ lá chè già. Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response

12


Surface Methodology – RSM) [3] được sử dụng để tối ưu hóa điều kiện trích ly
có hỗ trợ siêu âm nhằm thu được hàm lượng polyphenol và độ tinh sạch cao
nhất. Kết quả cho thấy, ở công suất và thời gian siêu âm tối ưu là 122,48 W/g
và 7,84 phút, hàm lượng polyphenol và độ tinh sạch của chúng trong dịch trích
ly tăng lần lượt 2,2 và 1,96 lần so với mẫu trích ly khơng có siêu âm hỗ trợ.
Khả năng trích ly polyphenol trong phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm tăng
1,13 lần so với phương pháp trích ly truyền thống, khơng sử dụng siêu âm.
Phương pháp trích ly sử dụng hỗ trợ siêu âm có thể là một trong những phương

pháp trích ly có hiệu quả, giúp tăng cường khả năng trích ly các chất tan trong
lá chè, đặc biệt là polyphenol [3].
Để xác định đồng thời một số hợp chất phenolic trong mẫu chè xanh, các
tác giả Trần Thị Huế, Trần Th y Dung, Tạ Thị Thảo, Nguyễn Văn Ri [4] đã sử
dụng phương pháp UV VIS kết hợp mơ hình hồi qui tuyến tính PLS và hồi quy
phi tuyến tính ANN. Kết quả cho thấy bằng việc sử dụng mơ hình ANN, sai số
tương đối của hàm lượng tìm lại được so với hàm lượng ban đầu đã nhỏ hơn
phương pháp PLS (chỉ còn khoảng 1 %) chứng tỏ thuật toán ANN là giải pháp
tối ưu để giải quyết các bài toán xác định đồng thời các cấu tử trong c ng hỗn
hợp khi có ảnh hưởng phức tạp của nền mẫu.
Ngồi ra phương pháp quang phổ hồng ngoại phản xạ cũng được sử
dụng để xác định một số phenolic, trong đó có thể kể đến nghiên cứu “Định
lượng đồng thời caffein, theobromine, theophylline trong chè bằng phương
pháp quang phổ hồng ngoại phản xạ sử dụng thuật tốn hồi quy đa biến” của
nhóm tác giả Trần Thị Huế, B i Đức Thọ, Tạ Thị Thảo, Nguyễn Văn Ri [5].
Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao cũng được sử dụng nhiều trong
các nghiên cứu về các hợp chất phenolic. Các tác giả Đoàn Thị Bích Ngọc,
Hồng Trung Hiếu [9] đã có những bước thẩm định phương pháp và cho thấy
khi sử dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao để xác định hàm lượng một
số phenolic cho độ lặp lại tốt, giới hạn định lượng, giới hạn phát hiện ph hợp
và cho kết quả chính xác.
13


1.3.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phenolic ở trên thế giới
Trên thế giới các nhà khoa học có sự quan tâm đặc biệt đến các hợp chất
phenolic, đặc biệt trong chè xanh bởi đây là một trong những thức uống phổ
biến không những ở Việt nam, mà còn trên thế giới.
Từ những năm 9 của thế kỷ trước, các nỗ lực của các nhà khoa học đã
được thực hiện để dự đoán đồng thời các alkaloid và các chất phenolic trong lá

chè xanh sử dụng phương pháp quang phổ hồng ngoại gần [48]. Một số nghiên
cứu về phân tích định lượng các chất chống oxy hóa trong chè xanh bằng NIR
cũng đã được thực hiện [59]. Nghiên cứu đã chứng minh rằng cơng nghệ NIR
có thể được áp dụng thành cơng như một phương pháp nhanh chóng khơng chỉ
cho mục đích chăn ni và trồng trọt mà còn để đánh giá chất lượng và hương
vị của chè xanh, ngồi ra cịn giúp kiểm sốt các quy trình công nghiệp, chẳng
hạn như khử caffein. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có thể phân biệt lá chè ở các
độ tuổi khác nhau bằng cách phân tích thành phần chính trên cơ sở phổ NIR
nhận được. Tuy nhiên, việc dự đốn tổng hàm lượng polyphenol được thực
hiện với độ chính xác thấp, điều này có thể là do phương pháp so màu chuẩn
khơng có tính đặc hiệu.
Một số nghiên cứu về phân tích định lượng các chất chống oxy hóa trong
chè xanh bằng NIR cũng đã được thực hiện bởi nhóm tác giả Zhang M.H.,
Luypaert J., Xu Q.S., Massart D.L. [59]. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã
khẳng định có thể sử dụng NIR và các ph p đo lường hóa học để ước tính tổng
khả năng chống oxy hóa của trà xanh.
Khi Yeping Zhao c ng cộng sự [58] áp dụng phương pháp điện di mao
quản micellar (MECC) để tách caffein và các chất dẫn xuất của nó, như
theobromine, paraxanthine, theophylline và 1,3,7 axit trimethyluric, kết quả cho
thấy các chất được phân giải trong 12 giây với giới hạn phát hiện nhỏ hơn 1
µg ml. Các mẫu có thể được phân tích bằng cách sử dụng phương pháp tiêm
trực tiếp với độ phân giải và khả năng tái tạo tốt.

14


Một phương pháp được các nhà khoa họctrên thế giới sử dụng khá phổ
biến trong nghiên cứu xác định các hợp chất phenolic là phương pháp HPLC.
Trong nghiên cứu “Đánh giá các thành phần polyphenol và hoạt tính
chống oxy hóa trong quá trình chế biến chè Assam lên men” [44], Pimpinan

Somsong,

Chalat

Santivarangkna, Pimsiri

Tiyayon,

Chi-Ming

Hsieh,

Warangkana Srichamnong đã áp dụng phương pháp HPLC để đánh giá các
thành phần Polyphenol và hoạt động của chất chống oxy hóa trong q trình
chế biến chè Assam lên men. Kết quả cho thấy chè càng lên men thì hàm lượng
phenolic càng cao.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Ragaa El Sheikhp, Alaa S.
Aminp, Mohammed A. Atwap, Ayman A. Goudap và Amira A. Abdullahp [45]
đã tiến hành xác định phenolic trong mẫu chè Ai Cập bằng phương pháp HPLC
với dung môi chiết ethanol 5 %. Kết quả cho thấy hàm lượng phenolic trong
mẫu chè xanh Ai Cập cao hơn (74.51± .9 mg GAE g khối lượng khô) so với
các mẫu chè khác c ng nghiên cứu.
Khi c ng phân tích lá và chồi của các mẫu chè xanh, đen và trắng Pereira
c ng cộng sự [43] đã sử dụng phương pháp HPLC – DAD kết hợp với phân tích
thành phần chính (PCA), cho thấy có sự khác nhau đáng kể giữa các thương
hiệu chè về cả tổng số phenol và flavonoid. Nghiên cứu còn cho thấy, chè
xanh và chè đen có khả năng loại bỏ tận gốc ABTS (2,2-azino-bis (3ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid)) và DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl)
cao nhất.
Khi nghiên cứu về sự phân hủy lá chè, Dong-mei Fan, Kai Fan, Cui-ping
Yu, Ya-ting Lu cùng Xiao-Chang Wang [21] đã sử dụng phương pháp HPLC

để phân tích, xác định hàm lượng các phenolic trong lá chè trong thời gian 9
tháng sau khi rụng. Kết quả cho thấy các polyphenol trong cành, lá chè sau khi
cắt tỉa bị phân hủy nhanh trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng một lượng lớn polyphenol có trong cành, lá chè sau khi cắt tỉa rơi xuống

15


×