Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo chuyên đề theo hồ sơ tình huống số 24 môn dân sự chuyên sâu, kỹ năng của luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.89 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TP.HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THEO HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
(Dân sự chuyên sâu 01, thi kỳ thi chính)

Họ và tên: Nguyễn Thanh Long
Sinh ngày 06 tháng 11 năm 1986
SBD 15 Lớp: Luật sư, Đợt 1
Khóa 22 tại Hậu Giang

Hậu Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2021


Câu hỏi tự chọn:
TT
Hồ sơ
Nội dung
3. HS 24 Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Thăng, cụ Trần
Thị Trọng, cụ Nguyễn Thị Lan? Xác định điều kiện Tòa án xem
xét về thời hiệu khởi kiện trong vụ án này? Giải thích lý do vì
sao anh (chị) đưa ra quan điểm như vậy? (1.5 điểm)
Trả lời: Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản
thừa kế, người thừa kế, người để lại di sản thừa kế và thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Trong một vụ án thừa kế có thể có một hoặc nhiều thời điểm mở thừa kế.
- Thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Thăng: Theo hồ sơ thì cụ Nguyễn
Thăng chết ngày 04 tháng 01 năm 2002 (bút lục số 9), khi chết thì ơng Thăng có để
lại 2000m2 đất (đất thơ cư và đất trồng cây lâu năm) trên đất này cịn có 01 căn nhà
và một số cây trồng trên đất, đất toạ lạc tại khu 4 thị trấn Cái Be huyện Cái Be.
Phần đất này có nguồn gốc do ơng Thăng và bà Trọng mua vào khoảng năm 1970


(bút lục số 86). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 636 Bộ Luật Dân sự năm 1995 thì
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Do đó, thời điểm mở thừa kế
của cụ Nguyễn Thăng là vào ngày 04 tháng 01 năm 2002.
- Thời điểm mở thừa kế của cụ Trần Thị Trọng: Theo hồ sơ thì cụ Trần Thị
Trọng chết ngày 22 tháng 8 năm 2007 (bút lục số 10), khi chết thì cụ Trọng có để lại
2000m2 đất (đất thô cư và đất trồng cây lâu năm) trên đất này cịn có 01 căn nhà và
một số cây trồng trên đất, đất toạ lạc tại khu 4 thị trấn Cái Be huyện Cái Be. Phần
đất này có nguồn gốc do ông Thăng và bà Trọng mua vào khoảng năm 1970 (bút lục
số 86). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 633 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì Thời điểm
mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Do đó, thời điểm mở thừa kế của cụ
Trần Thị Trọng là vào ngày 22 tháng 8 năm 2007.
- Thời điểm mở thừa kế của cụ Nguyễn Thị Lan: Theo hồ sơ thì cụ Nguyễn
Thị Lan chết năm 2007. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 633 Bộ Luật Dân sự năm
2005 thì Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Do đó, thời điểm
mở thừa kế của cụ Nguyễn Thị Lan là năm 2007. Tuy nhiên, về tài sản nguyên đơn
yêu cầu chia thừa kế thì khơng có u cầu đến tài sản của cụ Nguyễn Thị Lan, đồng
thời phần tài sản này khi ngun đơn trình bày là của ơng Thăng và bà Trọng thì bị
đơn và các người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng không phản đối (bút lục số
86). Căn cứ theo khoản 2, Điều 92 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì phần tài sản
nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế là tài sản của ơng Thăng và bà Trọng.
Điều kiện tịa án xem xét thời hiệu khởi kiện: Theo hồ sơ thì nguyên đơn là
bà Nguyễn Thị Kim Lan nộp đơn khởi kiện ngày 24 tháng 06 năm 2020, do đó áp
dụng pháp luật tố tụng hiện hành. Theo quy định tại Điều 184 Bộ Luật Tố tung Dân sự
2015 thì Tịa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của


một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp
dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó
nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, Theo hồ sơ vụ án thì các bên

khơng có ý kiến gì về việc áp dụng thời hiệu và cũng khơng có nghĩa vụ gì về tài sản
mà người chết để lại. Đồng thời, theo Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân
sự năm 2015, thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Tức là thời hiệu khởi kiện vẫn cịn dài, nên
khơng có điều kiện nào để Tòa án xem xét đến thời hiệu khởi kiện.
Câu hỏi tự chọn:
TT
5.

Hồ sơ
HS 24

Nội dung
Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn
Thăng, cụ Trần Thị Trọng, cụ Nguyễn Thị Lan? Giải thích lý do
vì sao anh (chị) đưa ra quan điểm như vậy (1.5 điểm)

Trả lời:
Theo hồ sơ thì nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim Lan nộp đơn khởi kiện ngày
24 tháng 06 năm 2020 và yêu cầu chia thừa kế là bất động sản. Về tài sản nguyên đơn
yêu cầu chia thừa kế là của ông Thăng và bà Trọng (bút lục số 86). Theo quy định tại
khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu
chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đó:
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thăng: cụ Nguyễn
Thăng chết ngày 04 tháng 01 năm 2002 (bút lục số 9). Đến thời điểm nộp đơn khởi
kiện là hơn 18 năm, nhưng theo quy định tại khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2015 thì thời hiệu khởi kiện là 30 năm. Do đó, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
của cụ Nguyễn Thăng vẫn còn.
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ Trần Thị Trọng: cụ Trần
Thị Trọng chết ngày 22 tháng 8 năm 2007 (bút lục số 10). Đến thời điểm nộp đơn khởi

kiện là hơn 12 năm, nhưng theo quy định tại khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2015 thì thời hiệu khởi kiện là 30 năm. Do đó, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
của cụ Trần Thị Trọng vẫn còn.
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thị Lan: cụ
Nguyễn Thị Lan chết năm 2007. Đến thời điểm nộp đơn khởi kiện là khoảng 13 năm.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Thời hiệu để người
thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản,
kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, theo hồ sơ thì khơng đề cập đến di sản của cụ
Lan và nguyên đơn cũng không yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của cụ Lan. Đồng


thời cũng không biết di sản của cụ Lan là động sản hay bất động sản, nên chưa có cơ
sở để xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thị Lan.
Câu hỏi tự chọn:
TT
Hồ sơ
10. HS 24

Nội dung
Anh (chị) hãy dự kiến bản trình bày yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm và các chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và hợp
pháp? (2.0 điểm)

Trả lời: Nội dung Luật sư trình bày là yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và
căn cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Luật sư cần trình bày
rõ ràng, ngắn gọn nhưng cụ thể từng yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Phần trình bày của Luật sư bảo vệ
quyền lợi cho nguyên đơn có thể theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung nên
theo các nhóm tình tiết của vụ án làm căn cứ cho u cầu một cách logic như nhóm

tình tiết về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở thừa kế. Việc
trình bày về tình tiết cần gắn liền với chứng cứ. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên
đơn là người trình bày đầu tiên nên cần trình bày đầy đủ các nhóm tình tiết, chứng cứ
của vụ án thừa kế. Tuy nhiên, Luật sư lưu ý khơng trình bày những tình tiết bất lợi cho
ngun đơn. Có nhiều phương pháp trình bày nhưng Luật sư nên trình bày các tình tiết
và chứng cứ về các vấn đề cần giải quyết của vụ án thừa kế, cuối cùng là yêu cầu.
Để việc trình bày các nhóm tình tiết, chứng cứ theo trật tự logic, trước hết Luật
sư trình bày tình tiết về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế tiếp theo là trình
bày các tình tiết về thời điểm mở thừa kế, thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, di
sản thừa kế; trình bày về yêu cầu khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất phức tạp hay đơn
giản của từng vụ án cũng như đối tượng tranh chấp trong mỗi vụ án cụ thể mà cách
trình bày của Luật sư về các tình tiết có sự khác nhau.
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa tồn thể q vị
đang theo dõi phiên tịa!
Tơi là Nguyễn Thanh Long, luật sư công ty luật trách nhiệm hữu hạn HDCơng Lý thuộc Đồn luật sư tỉnh Đồng Tháp, nhận nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim Lan trong vụ án “Tranh chấp Thừa kế
quyền sử dụng đất và nhà trên đất” được đưa ra xét xử ngày hơm nay.
Thay mặt cho ngun đơn, tơi xin trình bày tóm tắt u cầu khởi kiện như sau:
Ơng Nguyễn Thăng, sinh năm 1922 và bà Trần Thị Trọng, sinh năm 1917 sinh
sống tại số 18 khu 4, thị trấn Cái Be, huyện Cái Be, tỉnh Tiền Giang có một người con
là bà Nguyễn Thị Kim Lan, sinh năm 1951.


Vào năm 1963, ơng Thăng có quan hệ tình cảm với bà Nguyễn Thị Lan, sinh
năm 1936 và sinh ra 05 người con gồm:
- Nguyễn Huy Lộc, sinh năm 1963
- Nguyễn Huy Tài, sinh năm 1964
- Nguyễn Huy Thành, sinh năm 1968
- Nguyễn Thị Tố Quyên, sinh năm 1970
- Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh năm 1973

Thời gian này thì ơng Thăng và bà Nguyễn Thị Lan cùng sinh sống ở Sài
Gịn, sau 1975 ơng Thăng về Cái Be sinh sống với bà Trần Thị Trọng cho đến năm
2002 thì chết. Sau khi chồng chết thì bà Trọng ở với các con đến năm 2007 thì chết.
Ơng Thăng và bà Trọng chết đều không để lại di chúc. Bà Nguyễn Thị Lan cũng chết
vào năm 2007.
Sinh thời, ông Thăng và bà Trọng có mua 1 mảnh đất khoảng 2000m 2 (đất thô
cư và đất trồng cây lâu năm) xây nhà để ở và trồng cây, đất do ông Thăng đứng tên
trên Giấy chứng nhận. Đất toạ lạc tại khu 4, thị trấn Cái Be, huyện Cái Be, tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay phần đất và căn nhà này do ông Nguyễn Huy Thành đang quản lý sử
dụng.
Nay, bà Lan khởi kiện yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết:
- Chia 2000m2 đất và 1 căn nhà tường do cha là ông Nguyễn Thăng đứng tên
quyền sử dụng đất tọa lạc tại số 18 khu 4, thị trấn Cái Be, huyện Cái Be, tỉnh Tiền
Giang. Phần tài sản chung phân nửa của bà Trọng thì bà Nguyễn Thị Kim Lan là con
nên được hưởng, phần nữa của ơng Thăng thì chia đều cho 6 người con bao gồm bà
Nguyễn Thị Kim Lan, ông Nguyễn Huy Lộc, ông Nguyễn Huy Tài, ông Nguyễn Huy
Thành, bà Nguyễn Thị Tố Quyên và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc.
- Bà Nguyễn Thị Kim Lan yêu cầu tòa giải quyết việc chia tài sản bà được nhận
bằng hiện vật, tài sản của cha mẹ để lại.
Để chứng minh yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp, Tôi dẫn
chứng các quy định sau:
- Thứ nhất là quan hệ vợ chồng giữa ông Thăng và bà Trọng:
Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội hướng
dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về việc áp dụng
quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau: “Trong trường hợp
quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hơn nhân
và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hơn thì được khuyến khích
đăng ký kết hơn; trong trường hợp có u cầu ly hơn thì được Tịa án thụ lý giải quyết



theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Điều này chứng
minh ơng Thăng và bà Trọng là vợ chồng mặc dù khơng có đăng ký kết hôn.
Quan hệ về tài sản trong thời kỳ hôn nhân: Theo quy định tại Điều 15 Luật Hơn
nhân và gia đình năm 1959 thì “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử
dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó, quan hệ về tài sản là
ngang nhau.
- Thứ hai là về con cái: ông Thăng và bà Trọng có 1 người con là bà Nguyễn
Thị Kim Lan (bút lục số 8). Ngồi ra, ơng Thăng cịn có 05 người con riêng với bà
Nguyễn Thị Lan.
Theo quy định tại Điều 646, Điều 679 Bộ Luật Dân sự năm 1995 và Điều 643,
Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì bà Nguyễn Thị Kim Lan có quyền thừa kế
theo pháp luật di sản do ông Thăng và bà Trọng (do ơng Thăng và bà Trọng chết
khơng có để lại di chúc).
- Thứ ba là về tài sản chung: ông Thăng và bà Trọng có để lại 2000m2 đất
(đất thô cư và đất trồng cây lâu năm) trên đất này cịn có 01 căn nhà và một số cây
trồng trên đất, đất toạ lạc tại khu 4 thị trấn Cái Be huyện Cái Be. Phần đất này có
nguồn gốc do ông Thăng và bà Trọng mua vào khoảng năm 1970 (bút lục số 86).
Phần tài sản này đã được làm rõ theo theo quy định tại khoản 2, Điều 92 Bộ Luật Tố
tụng Dân sự 2015.
* Từ các phân tích, lập luận và quy định pháp luật nêu trên thì chứng tỏ yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp.
Câu hỏi tự chọn:
TT
Hồ sơ
12. HS 24

Nội dung
Anh (chị) hãy dự kiến kế hoạch hỏi trình bày tại phiên tịa sơ
thẩm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn? (2.0
điểm)


Trả lời: Kỹ năng hỏi của Luật sư trong vụ án thừa kế phụ thuộc vào kết quả
nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế, việc chuẩn bị phương án hỏi, kỹ năng lắng nghe và
ghi chép tại phiên tịa, Sau phần trình bày về yêu cầu và ý kiến, việc hỏi các đương sự,
người tham gia tố tụng khác để làm rõ các vấn đề về nội dung vụ án được thực hiện.
Đây cũng là nghệ thuật đòi hỏi Luật sư vận dụng sự hiểu biết sâu rộng về pháp luật
thừa kế và pháp luật khác có liên quan, hiểu sâu sắc về đặc điểm của vụ án thừa kế, về
bối cảnh của từng vụ án, về đặc điểm tâm lý của từng đương sự. Theo quy định của
Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp
đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có


quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư thực hiện
kỹ năng hỏi. Theo nguyên tắc chung, Luật sự chỉ đặt các câu hỏi để yêu cầu khách
hàng của mình hoặc những người tham gia tố tụng khác trả lời cho Toà án nhằm làm
rõ những tình tiết có giá trị trong vụ án thừa kế mà các bên chưa trình bày, trình bày
chưa rõ hoặc có sự mâu thuẫn và khơng hỏi trùng lắp. Chính vì vậy, khi nghe trình
bày của Luật sư bên đối tụng, đương sự và người tham gia tố tụng khác về các tình
tiết của vụ án thừa kế, Luật sư phải tập trung lắng nghe và ghi chép những tình tiết
Luật sư, các bên đương sự trình bày để từ đó Luật sư khơng đặt các câu hỏi trùng lắp
và khơng hỏi về các tình tiết mà các bên đã trình bày. Tuy nhiên, nếu muốn nhấn
mạnh về một tình tiết nào đó, mặc dù đã có người hỏi rồi nhưng Luật sư có thể hỏi lại
bằng câu hỏi khác. Các câu hỏi được Luật sư sử dụng có thể là câu hỏi đóng, câu hỏi
mở, hỏi trực tiếp, hỏi vịng quanh... để xác định chính xác các vấn đề cần giải quyết
của vụ án thừa kế. Song, Luật sư cũng có thể hỏi đương về việc hiểu như thế nào về
nội dung của quy định pháp luật làm cơ sở cho việc tranh luận. Luật sư tập trung hỏi
để làm rõ các vấn đề các bên còn tranh chấp, các vấn đề cần tiếp tục chứng minh trong
vụ án. Về cách hỏi, Luật sư hỏi làm rõ về từng vấn đề còn tranh chấp, cần tiếp tục

chứng minh tại phiên tịa. Cần tránh tình trạng đang hỏi vấn đề này lại chuyển sang
hỏi vấn đề khác một cách lộn xộn, không logic. Câu hỏi cần rõ ràng, dễ hiểu, ngắn
gọn, cụ thể.
Dự kiến kế hoạch hỏi trình bày tại phiên tịa sơ thẩm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho nguyên đơn:
► Hỏi để làm rõ phần đất 200m2 bà Phạm Thị Tâm đã xây dựng nhà ở
* Hỏi bà Phạm Thị Tâm
Bà cho hội đồng xét xử biết:
- Nguồn gốc phần đất 200m2 bà đã xây dựng nhà ở như hiện nay?
- Ông Thăng cho đất cho bà có làm giấy tờ gì khơng? Vào năm nào?
- Phần đất 200m2 này bà được cấp giấy chứng nhận chưa?
- Bà Trọng có ý kiến gì về việc cho đất cho bà không?
- Khi bà xây dựng nhà ở có ai ngăn cản khơng?
* Hỏi bà Nguyễn Thị Kim Lan
Bà cho hội đồng xét xử biết:
- Vào thời điểm ông Thăng làm Ủy quyền cho bà Tâm xây dựng nhà ở bà có
biết khơng?
- Bà Trọng có nói với bà việc này khơng?
► Hỏi để làm rõ việc tôn tạo nhà ở
* Hỏi ông Nguyễn Huy Thành
Ông cho hội đồng xét xử biết:
- Ông sửa và xây dựng thêm nhà ở có được sự cho phép của ơng Thăng và bà
Trọng khơng? Có giấy tờ chứng minh khơng?
- Khi ơng sửa và xây thêm nhà có ai ngăn cản hay làm khó gì khơng?


- Tơng chi phí sửa và xây dựng thêm là bao nhiêu?
- Nguồn tiền bỏ ra để xây nhà là của ai? Có biên lai mua vật tư xây dựng
khơng?
► Hỏi để làm rõ về yêu cầu độc lập

* Hỏi bà Nguyễn Thị Tố Quyên
Bà cho hội đồng xét xử biết:
- Bà có mối quan hệ như thế nào với bà Trọng?
- Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007 chị sống ở đâu?
- Bà chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh sống khi nào?
- Trong lúc bà Trọng bị bệnh thì bà có chăm sóc cho bà Trọng?
* Hỏi bà Nguyễn Thị Ngọc Bích
Bà cho hội đồng xét xử biết:
- Bà có mối quan hệ như thế nào với bà Trọng?
- Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007 chị sống ở đâu?
- Bà chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh sống khi nào?
- Trong lúc bà Trọng bị bệnh thì bà có chăm sóc cho bà Trọng?
Câu hỏi bắt buộc
14. HS 24 Là Luật sư bảo vệ cho nguyên đơn, anh (chị)
hãy trình bày nội dung cơ bản bản luận cứ
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách
hàng? (3.0 điểm)

Học viên có số
thứ tự từ 1 đến
30 theo danh
sách lớp học

Trả lời: Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật sư bảo vệ
quyền lợi cho nguyên đơn phát biểu quan điểm tranh luận trước. Trước khi phát biểu
quan điểm tranh luận, Luật sư cần xác định phạm vi các vấn đề cần tranh luận, Phạm
vi các vấn đề Luật sư cần tranh luận trong vụ án thừa kể là các vấn đề cần giải quyết
của vụ án thừa kế. Luật sư nhận định về các tình tiết của vụ án trên cơ sở đánh giá
chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của từng chứng cứ, của hệ thống chứng cứ và
viện dẫn các quy định của pháp luật về thừa kế và các quy định của pháp luật có liên

quan làm căn cứ cho những kết luận của mình. Do phát biểu quan điểm tranh luận
trước nên Luật sư phải tranh luận và đưa ra kết luận về từng tình tiết, từng vấn đề cần
giải quyết của vụ án thừa kế. Từ đó, Luật sư đề xuất với Hội đồng xét xử căn cứ các
quy định của pháp luật chấp nhận từng yêu cầu của nguyên đơn, không chấp nhận
hoặc chấp nhận một phần yêu cầu phản tố hoặc cầu khác của bị đơn.
Bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa toàn thể quý vị
đang theo dõi phiên tòa!


Tôi là Nguyễn Th a nh L o ng , luật sư công ty luật trách nhiệm hữu hạn HDCông Lý thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đồng Tháp, nhận nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim Lan trong vụ án “Tranh chấp Thừa kế
quyền sử dụng đất và nhà trên đất” được đưa ra xét xử ngày hôm nay.
Đầu tiên, cho tơi gửi lời cảm ơn đến q tịa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
sao chụp, nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và căn cứ kết quả phần tranh tụng tại phiên tịa
hơm nay, tơi trân trọng gửi tới Hội đồng xét xử những quan điểm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim Lan như sau:
Kính thưa Hội đồng xét xử, để thuận tiện cho việc theo dõi tơi xin tóm tắt ngắn
gọn nội dung vụ án như sau: Ông Nguyễn Thăng, sinh năm 1922 và bà Trần Thị Trọng,
sinh năm 1917 sinh sống tại số 18 khu 4, thị trấn Cái Be, huyện Cái Be, tỉnh Tiền
Giang có một người con là bà Nguyễn Thị Kim Lan, sinh năm 1951.
Vào năm 1963, ơng Thăng có quan hệ tình cảm với bà Nguyễn Thị Lan, sinh
năm 1936 và sinh ra 05 người con gồm:
- Nguyễn Huy Lộc, sinh năm 1963
- Nguyễn Huy Tài, sinh năm 1964
- Nguyễn Huy Thành, sinh năm 1968
- Nguyễn Thị Tố Quyên, sinh năm 1970
- Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh năm 1973
Thời gian này thì ơng Thăng và bà Nguyễn Thị Lan cùng sinh sống ở Sài

Gòn, sau 1975 ông Thăng về Cái Be sinh sống với bà Trần Thị Trọng cho đến năm
2002 thì chết. Sau khi chồng chết thì bà Trọng ở với các con đến năm 2007 thì chết.
Ơng Thăng và bà Trọng chết đều khơng để lại di chúc. Bà Nguyễn Thị Lan cũng chết
vào năm 2007.
Sinh thời, ơng Thăng và bà Trọng có mua 1 mảnh đất khoảng 2000m 2 (đất thô
cư và đất trồng cây lâu năm) xây nhà để ở và trồng cây, đất do ông Thăng đứng tên
trên Giấy chứng nhận. Đất toạ lạc tại khu 4, thị trấn Cái Be, huyện Cái Be, tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay phần đất và căn nhà này do ông Nguyễn Huy Thành đang quản lý sử
dụng.
Nay, bà Lan khởi kiện yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết:
- Chia 2000m2 đất và 1 căn nhà tường do cha là ông Nguyễn Thăng đứng tên
quyền sử dụng đất tọa lạc tại số 18 khu 4, thị trấn Cái Be, huyện Cái Be, tỉnh Tiền
Giang. Phần tài sản chung phân nửa của bà Trọng thì bà Nguyễn Thị Kim Lan là con
nên được hưởng, phần nữa của ơng Thăng thì chia đều cho 6 người con bao gồm bà


Nguyễn Thị Kim Lan, ông Nguyễn Huy Lộc, ông Nguyễn Huy Tài, ông Nguyễn Huy
Thành, bà Nguyễn Thị Tố Quyên và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc.
- Bà Nguyễn Thị Kim Lan yêu cầu tòa giải quyết việc chia tài sản bà được nhận
bằng hiện vật, tài sản của cha mẹ để lại.
Kính thưa Hội đồng xét xử, yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp.
Bởi lẽ:
Thứ nhất: Về mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế di sản
Ông Nguyễn Thăng và bà Trần Thị Trọng là vợ chồng hợp pháp. Theo quy định
tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc
thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về việc áp dụng quy định
tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau: “Trong trường hợp quan hệ
vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hơn nhân và gia
đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hơn thì được khuyến khích đăng ký
kết hơn; trong trường hợp có u cầu ly hơn thì được Tịa án thụ lý giải quyết theo quy

định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Điều này chứng minh ơng
Thăng và bà Trọng là vợ chồng mặc dù khơng có đăng ký kết hơn.
Ơng Nguyễn Thăng và bà Trần Thị Trọng có 1 người con là bà Nguyễn Thị
Kim Lan (bút lục số 8). Ngồi ra, ơng Thăng cịn có 05 người con riêng với bà Nguyễn
Thị Lan. Vấn đề này đã thừa nhận tại Biên bản hòa giải tại Toà án nhân dân huyện cái
Be, Tỉnh Tiền Giang ngày 04 tháng 5 năm 2013 (bút lục số 85 -87).
Căn cứ quy định tại Điều 679 Bộ Luật Dân sự năm 1995 và Điều 676 Bộ Luật
Dân sự năm 2005 thì bà Nguyễn Thị Kim Lan có quyền thừa kế theo pháp luật phần di
sản do ông Thăng và Trọng để lại (do ông Thăng và bà Trọng chết không có để lại di
chúc).
Thứ hai: Về di sản thừa kế
Ơng Thăng và bà Trọng có để lại 2000m2 đất (đất thô cư và đất trồng cây lâu
năm) trên đất này cịn có 01 căn nhà và một số cây trồng trên đất, đất toạ lạc tại khu
4 thị trấn Cái Be huyện Cái Be. Phần đất này có nguồn gốc do ông Thăng và bà
Trọng mua vào khoảng năm 1970 (bút lục số 86). Phần tài sản này đã được làm rõ theo
theo quy định tại khoản 2, Điều 92 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thứ ba: Phần di sản thừa kế
Quan hệ về tài sản trong thời kỳ hôn nhân: Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1959 thì “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử
dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó, quan hệ về tài sản
giữa ơng Thăng và bà Trọng là ngang nhau.


Đối với phần di sản nguyên đơn được nhận thừa kế từ bà Trọng: Bà Trọng chết
năm 2007 và theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì hàng thừa kế
thứ nhất của bà Trọng chỉ cịn mỗi bà Bà Nguyễn Thị Kim Lan. Do đó, bà Lan được
thừa hưởng phần di sản của bà Trọng để lại là 1/2 trong khối di sản của bà Trọng và
ông Thăng.
Đối với phần di sản nguyên đơn được nhận thừa kế từ ơng Thăng: Ơng Thăng
chết năm 2002 và ơng Thăng có 6 người con, Căn cứ quy định tại Điều 679 Bộ Luật

Dân sự năm 1995 thì phần di sản của ông Thăng là 1/2 trong khối di sản chung với bà
Trọng sẽ chia thành 6 phần bằng nhau và mỗi người nhận 1 phần.
Ngoài ra cần xem xét những vấn đề sau:
- Phần đất ông Thăng ủy quyền cho con dâu là bà Phạm Thị Tâm xây nhà
ở: Theo hồ sơ vụ án, năm 2001 bà Tâm chỉ được ông Nguyễn Thăng ủy quyền cho xây
nhà ở trên đất của ơng và ủy quyền đó chỉ có xác nhận của ơng Trần Văn Lợi là trưởng
khu phố (bút lục số 83), ngồi ra khơng có giấy tờ chứng minh việc ông Thăng cho
200m2 đất. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 thì Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Luật Sửa
đôi, bô sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001 thì Thủ tục
chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Do đó, việc bà Tâm cho rằng ông Thăng đã cho bà 200m 2 đất thô cư là
khơng có cơ sở.
- Về u cầu độc lập của bà Nguyễn Thị Tố Quyên và bà Nguyễn Thị Ngọc
Bích: Yêu cầu chia khối di sản do ông Thăng và bà Trọng để lại làm 6 phần bằng
nhau và mỗi người nhận 1 phần.
Theo quy định tại Điều 201 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 về quyền yêu cầu
độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì việc bà Qun và bà Bích có
u cầu độc lập là phù hợp quy định về tố tụng.
Tuy nhiên, u cầu này khơng có cơ sở, bởi lẽ:
+ Như tơi trình bày ở phần trên là bà Trọng chết năm 2007 và theo quy định tại
Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất của bà Trọng chỉ còn
mỗi bà bà Nguyễn Thị Kim Lan. Do đó, bà Lan được thừa hưởng phần di sản của bà
Trọng để lại là 1/2 trong khối di sản của bà Trọng và ông Thăng.
+ Trong khoảng thời gian từ năm 1998 - 2007 thì bà Quyên và bà Bích sống tại
thành phố Hồ Chí Minh nên khơng có quan hệ ni dưỡng. Do đó, khơng thuộc trường
hợp quy định tại Điều 679, Bộ Luật Dân sự năm 2005 về Quan hệ thừa kế giữa con
riêng và bố dượng, mẹ kế.
Từ những căn cứ, phân tích và lập luận nêu trên, tôi đề nghị Hội đồng xét xử:



Áp dụng khoản 5, Điều 26, điểm a, khoản 1, Điều 35, điểm c, khoản 1, Điều 39
Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
Căn cứ khoản 1, Điều 636, Điều 679 Bộ Luật Dân sự năm 1995;
Căn cứ khoản 1, Điều 633, Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005;
Căn cứ khoản 1, Điều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959;
Căn cứ khoản 1, Điều 28 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000;
Căn cứ khoản 3, Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội
hướng dẫn về việc thi hành Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000;
Căn cứ khoản 10, Điều 1 Luật Sửa đôi, bô sung một số điều của Luật Đất đai
ngày 29 tháng 6 năm 2001.
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Kim Lan.
Đồng thời, bác yêu cầu độc lập của bà Nguyễn Thị Tố Quyên và bà Nguyễn Thị
Ngọc Bích.
Tơi xin cảm ơn Hội đồng xét xử và những người có mặt tại phiên tịa đã chú ý
lắng nghe!



×