Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.69 KB, 92 trang )





ĐỒ ÁN THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt
Nam và phương pháp giải quyết



KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP





Tên đề tài:


CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
PHÂN BÓN HOÁ HỌC Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
QUYẾT





NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN THẾ BẬNG LỚP A1 CN9
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ BÙI NGỌC SƠN









HÀ NỘI 2003
MỤC LỤC

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
2

mục Trang
Lời nói đầu 3

Chương I: Khái quát chung về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng
hoá và những tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này

7
I Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 7
1 Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu 7
2 Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực 8
3 Quy trình ký kết hợp đồng 12
II Nghĩa vụ cơ
bản của người mua và người bán 15
1 Nghĩa vụ giao hàng của người bán 16
2 Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng của người mua 18
3 Quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của người bán và người mua 19
4 Chế tài và các trường hợp miễn trách nhiệm vật chất 20
III Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu 21
1 Các điều ước quốc tế 21
2 Tập quán thươ
ng mại quốc tế 22
3 Luật quốc gia 24

Chương II: Thực trạng tranh chấp và việc giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt
Nam
25
I Cơ chế điều hành nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam 25
1 Tình hình nhập khẩu phân bón hoá học của Việt Nam trước 1990 25
2 Tình hình NK phân bón hoá học của Việt Nam từ 1990 đến nay 26
II Các loại tranh chấp do người mua vi phạm h
ợp đồng và cách giải
quyết
27
1 Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng 28
2 Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng 39

III Các loại tranh chấp do người bán vi phạm hợp đồng 44
1 Tranh chấp do người bán giao hàng kém phẩm chất 45
2 Người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng 50
IV Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp 60
1 Nguyên nhân khách quan 60
2 Nguyên nhân chủ quan 62

Chương III: Các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả
những tranh chấ
p phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón
hoá học
64
I Các tổ chức giải quyết tranh chấp 64
1 Trọng tài thương mại 65
2 Toà án thương mại 67
II Những biện pháp ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả tranh chấp trong
hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học
69
1 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp 69
2 Các biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh 79
Kết luận 88

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
3
Tài liệu tham khảo 89
Lời nói đầu

Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, nền kinh
tế cả nước nói chung và nông nghiệp nói riêng đã đạt được những thành tựu

to lớn và quan trọng. Trong nông nghiệp thành tựu nổi bật là đã sản xuất đủ
lương thực cho đất nước và nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ
hai trên thế giới. Đóng góp vào những thành tựu này, hoạt động nhập khẩu
phân bón đóng vai trò rất quan trọng, góp phần vào mức tăng trưởng chung và
giữ vững ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.
Nhu cầu về sử dụng phân bón hoá học trong nông nghiệp ở nước ta có
xu hướng ngày càng tăng, Theo số liệu của Cục Công nghệ thông tin và
Thống kê Tổng cục Hải quan năm 1995, 1998, 2002 số lượng nhậ
p khẩu phân
bón toàn quốc tương ứng là: 2.085.737, 3.287.900, 3.823.863 tấn. Hiện tại
ngành sản xuất phân bón trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu chăm bón.
Theo báo cáo đánh giá hiệu quả công tác điều hành giá cả trong 10 năm về
xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón (1991-2000) của Ban Vật giá Chính
phủ thì Việt Nam phải nhập khẩu 100% phân MOP (muriah of potash), 100%
phân DAP, 100% SA và 92% phân đạm urea. Ngoài ra nguyên vật liệu đầu
vào cho sản xuất phân bón tổng hợp NPK (urea, kali, DAP) là thành phẩm
phả
i nhập khẩu. Thị trường phân bón hóa học trong nước phần lớn phụ thuộc
vào thị trường nước ngoài. Từ khi Nghị định thư thương mại giữa Việt Nam
và Liên Xô kết thúc (1990) nước ta phải tự nhập khẩu phân bón từ các nước
khác ngoài các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Dự kiến những năm tới nhu cầu sử
dụng phân hoá học tăng lên trên 4 triệu tấn các loại. Kim ngạch nh
ập khẩu
phân bón cũng ngày càng tăng; kim ngạch nhập khẩu năm 1997 là: 427,32
triệu USD, năm 2002 là 477.295,569 triệu USD (số liệu Cục Công nghệ

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
4
Thông tin và Thống kê Hải quan), làm cho quan hệ thương mại giữa Việt

Nam và các nước ngày càng phát triển.
Khi ký kết các hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học do có sự khác
nhau về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp và đặc biệt là sự khác nhau về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các bên nên dễ dẫn đến tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp
các nhà nhập khẩu phân bón cần phải biết những phương pháp nào có thể áp
dụng để giải quyế
t những tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này. Trong
thực tiễn giải quyết tranh chấp đã xảy ra ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhập
khẩu phân bón nên chọn phương pháp nào để có hiệu quả cao nhất. Do vậy,
việc nghiên cứu các loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân
bón hóa học và phương pháp giải quyết tranh chấp là hết sức cần thiết, góp
phần quan trọng vào sự tồn tạ
i và phát triển doanh nghiệp đang kinh doanh
ngành hàng này.
Mục đích của đề tài
Đề tài sẽ giúp các nhà kinh doanh phân bón hiểu sâu hơn những tranh
chấp có thể phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
phân bón hoá học ở Việt nam, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần
thiết
Cùng với mục đích trên khoá luận còn giúp các nhà nhập khẩu phân
bón hóa học nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, thông qua
việc hạn chế và giải quyế
t tốt nhất các tranh chấp phát sinh trong hoạt động
nhập khẩu phân bón, qua đó góp phần thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hợp đồng nhập
khẩu phân bón hoá học nói riêng thường xảy ra các tranh chấp phát sinh giữa
người mua với người bán, giữa người nhập khẩ

u với người chuyên chở hàng

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
5
hoá, giữa người mua, người nhận hàng với cảng, giữa người nhập khẩu với
ngân hàng về thanh toán tiền hàng v.v Song trong phạm vi của khoá luận
này, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những tranh chấp phát sinh giữa người
mua và người bán trong hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học. Đây là tranh
chấp phổ biến phát sinh trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng các phương
pháp giải quyết tranh chấp này ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa lu
ận áp dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Bên cạnh đó có áp
dụng các phương pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, phương pháp đối chiếu-
so sánh, phương pháp mô tả khái quát hoá đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
- Đề tài hệ thống hoá lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là trong việ
c ký kết và thực hiện hợp
đồng nhập khẩu phân bón hoá học giữa các doanh nhiệp Việt Nam với thương
nhân nước ngoài.
- Đề tài chỉ ra ưu, nhược điểm trong thực tiễn giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón trong thời gian qua ở Việt Nam.
Qua đó giúp các nhà nhập khẩu phân bón có được những bài học kinh nghiệm
có thể vận dụng vào việc giải quyết tranh chấp nế
u gặp phải trong quá trình
ký kết và thực hiện hợp đồng.
- Đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa các tranh
chấp và một số phương pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp giữa người

bán và người mua trong trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân
bón hoá học.
Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mụ
c lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khoá luận có kết cấu gồm 3 chương:

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
6
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá và các
tranh chấp thường phát sinh từ loại hợp đồng này
Chương 2: Thực trạng các tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả những tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học
M
ặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài này, nhưng
với năng lực có hạn nên khoá luận không thể tránh khỏi những hạn chế và sai
sót nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phê bình để khoá
luận hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn
cùng các thầy các cô trường đại học Ngoại thương, cũng xin cám ơn Tổng
công ty Vật tư
Nông nghiệp và một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón
khác đã tận tình cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

















KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
7


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
VÀ CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ LOẠI HỢP ĐỒNG NÀY
I - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
1. Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm chung
Hợp đồng xuất nhập khẩu còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế hoặc
hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán)
có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu
(bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận
hàng và trả tiền hàng.
1.2. Khái niệm theo luật Thương mại Việt Nam 1997
Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá hay còn gọi là hợp đồng mua bán
quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng mua bán với thương nhân

nước ngoài. Theo quy định tại điều 80 của luật Thương mại Việt Nam năm
1997, hợp đồng mua bán hàng hoá v
ới thương nhân nước ngoài là hợp đồng
mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với
một bên là thương nhân nước ngoài.
1.3. Đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá:
So với một số loại hợp đồng khác thì hợp đồng xuất nhập khẩu hàng
hoá có những đặc điểm quan trọng sau đây:
- Chủ thể của hợp đồng xuất nh
ập khẩu là những bên có trụ sở thương
mại đặt ở các nước khác nhau.

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
8
- Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu là hàng có thể
được chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được chuyển từ nước
này sang nước khác.
- Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua và người bán, có
thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên.
- Nguồn luật điều chỉnh và cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng này cũng có y
ếu tố nước ngoài.
2. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực
Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như các loại hợp đồng khác
muốn có điều kiện hiệu lực phải thoả mãn 4 điều kiện sau:
 Chủ thể của hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý
 Nội dung của hợp
đồng phải hợp pháp
 Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
 Hợp đồng phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện

2.1. Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu phải có đủ tư cách pháp

Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu có thể là các cá nhân, pháp nhân
có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Luật các nước khác nhau quy
định khác nhau về đị
a vị pháp lý của các chủ thể. Vì thế, khi đàm phán ký kết
hợp đồng cần tìm hiểu địa vị pháp lý của đối tác, thẩm quyền người ký hợp
đồng, người đó nhân danh mình hay đại diện cho người khác.
Cá nhân hay còn gọi là tự nhiên nhân (natural person) khi ký kết hợp
đồng xuất nhập khẩu phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi theo
quy định của pháp luật. Năng lực pháp luật của cá nhân bắt đầu từ
khi sinh ra
đến khi họ chết đi. Còn năng lực hành vi của cá nhân chỉ bắt đầu khi công dân
đến tuổi trưởng thành theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi của tự
nhiên nhân nước ngoài, về nguyên tắc chung, do luật quốc tịch của người đó

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
9
quy định. Ví dụ: ở Việt Nam năng lực hành vi của cá nhân từ 18 tuổi, ở Mỹ
năng lực hành vi đối với nữ từ 19 tuổi, nam từ 21 tuổi.
Pháp nhân (legal person) là một tổ chức được thành lập theo pháp luật
và được dùng danh nghĩa này của mình trong quan hệ kinh doanh. Muốn xem
xét một tổ chức nước ngoài có đủ tư cách pháp nhân hay không thì trước tiên
phải tìm hiểu xem tổ chức đó có quốc tịch nước nào, sau đó d
ựa vào luật nước
đó, sẽ tìm hiểu xem tổ chức đó có đủ tư cách pháp nhân hay không
Một pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam (điều 94)
phải có đủ bốn điều kiện sau:
(1). Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc
công nhận;

(2). Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
(3). Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
(4). Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Ở Việt Nam hiện nay thẩm quyền ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu đối
với các thương nhân đã được mở rộng, nghị định 33/CP ngày 19 tháng 4 năm
1994 không còn phù hợp. Theo tinh thần của nghị định này các doanh nghiệp
chưa có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp
đồng xuất nhập khẩu. Mọi hợp đồng xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp này
ký đều không có hiệu lực pháp luật, vì theo pháp luật Việt Nam chủ thể không
có năng lực hành vi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Nghị định 57/1998/NĐ-
CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 được ban hành, điều 8 khoản 1 quy định
“Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập
theo quy định của pháp luật được phép xuất kh
ẩu, nhập khẩu hàng hoá theo
ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Như vậy, theo tinh thần của Nghị định này các doanh nghiệp không cần
có giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu, cũng có thẩm quyền ký kết hợp
đồng xuất nhập khẩu hàng hoá.

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
10
2.2. Hình thức của hợp đồng xuất nhập khẩu phải hợp pháp
Luật các nước cũng quy định khác nhau về vấn đề này. Theo luật Mỹ -
Anh thì bắt buộc hợp đồng phải bằng văn bản khi giá trị hợp đồng trên 10
bảng Anh (luật Anh); hoặc 500 Đôla theo Bộ luật thương mại thống nhất Mỹ.
Nhìn chung, theo tập quán thương mại quốc tế hầu hết các hợ
p đồng được lập
dưới dạng văn bản. Tuy nhiên, Công ước Viên 1980 lại quy định: “hợp đồng

mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay tuân
thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng
minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng” (điều 11
Công ước Viên). Đây là điề
u khoản Công ước Viên cho phép bảo lưu. Vì vậy,
nhiều nước khi tham gia Công ước này đã tuyên bố không áp dụng điều 11.
Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, điều 81 khoản 4 quy định:
“Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập
thành văn bản”. Ngoài ra, luật Việt Nam còn quy định cụ thể thêm rằng mọi
sửa đổi, bổ sung hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá cũ
ng phải được làm bằng
văn bản. Điều 49 khoản 3 luật Thương mại Việt Nam quy định: “Đối với các
loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành
văn bản thì phải tuân theo các quy định đó; điện báo, telex, fax, thư điện tử và
các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản”.
Do điều ước quốc tế
cũng như luật pháp các nước quy định khác nhau
về hình thức của hợp đồng nên trong khi đàm phán ký kết hợp đồng các bên
cần ký kết hợp đồng bằng văn bản để tránh tranh chấp phát sinh sau này.
2.3. Nội dung của hợp đồng xuất nhập khẩu phải hợp pháp
Nội dung của hợp đồng chính là những điều khoản mà các bên đã thoả
thuận với nhau. Các đi
ều khoản này là “luật” cao nhất đối với các bên và có
thể chia làm 3 loại điều khoản: Điều khoản chủ yếu; điều khoản thông thường
và điều khoản tuỳ nghi. Điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc
phải có trong hợp đồng, nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
11
không có giá trị pháp lý. Luật pháp các nước cũng quy định khác nhau về vấn

đề này.
- Theo luật Anh-Mỹ điều khoản chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu là đối
tượng của hợp đồng còn các điều khoản khác có thể quy định sau.
- Theo luật Pháp, Đức, Nhật thì điều khoản chủ yếu của hợp đồng xuất nhập
khẩu gồm hai điề
u khoản là đối tượng và giá cả.
- Luật các nước Đông Âu quy định điều khoản chủ yếu của hợp đồng gồm đối
tượng, giá cả và thời gian giao hàng.
- Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, điều 50 quy định điều khoản chủ
yếu của hợp đồng bao gồm:
a) Tên hàng
b) Số lượng
c) Quy cách chất lượng
d) Giá cả
e) Phương thức thanh toán
f) Địa
điểm và thời gian giao hàng
Như vậy, theo luật Việt Nam hợp đồng do các tổ chức, cá nhân Việt
Nam có thẩm quyền ký kết với thể nhân, pháp nhân nước ngoài, phải có 6
điều khoản chủ yếu trên thì mới coi là phù hợp về mặt nội dung.
- Theo Công ước Viên 1980 quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng gồm:
Tên hàng, số lượng và giá cả; giá cả có thể quy định một cách gián tiếp hoặc
trực ti
ếp.
Có thể thấy luật các quốc gia cũng như Công ước Viên 1980 quy định
về nội dung chủ yếu của một hợp đồng xuất nhập khẩu không giống nhau, nếu
thiếu một trong những điều khoản này thì hợp đồng coi như chưa được giao
kết, vì vậy chưa làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan.
2.4. Hợp đồng phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện


KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
12
Hợp đồng phải ký đúng nguyên tắc của pháp luật. Cũng giống như các
loại hợp đồng khác, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá được giao kết trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng tôn trọng lợi ích của nhau và không trái pháp
luật. Luật Thương mại Việt Nam (điều 81 khoản 2) còn đề cập hàng hoá phải
được phép mua bán theo quy định của pháp luật bên mua và bên bán. Bản
chất của hợp đồng là sự
thoả thuận, do đó về nguyên tắc khi nào các bên
thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng thì khi đó hợp đồng được hình
thành. Nhưng phụ thuộc vào cách thức bày tỏ ý chí của các bên mà pháp luật
quy định hợp đồng được coi là hình thành ở những thời điểm khác nhau.

3. Quy trình ký kết hợp đồng
3.1. Nghiên cứu tìm hiểu khách hàng
Khi ký kết hợp đồng với các thương nhân nước ngoài trước hết phả
i
xem xét thẩm quyền của người ký hợp đồng. Người có thẩm quyền ký kết là
các cá nhân có tên trong đăng ký kinh doanh (ở Việt Nam) hoặc có tên trong
sổ đăng ký thương nhân, trong sổ đăng ký thương mại (ở các nước phương
Tây) hoặc những người được các chủ doanh nghiệp, các cá nhân đăng ký kinh
doanh uỷ quyền. Những trường hợp ký hợp đồng không đúng thẩm quyền, về
mặt pháp lý, sẽ không có giá trị. Do đó, khi ký kết h
ợp đồng xuất nhập khẩu
hàng hoá, cần kiểm tra xem đối phương ký kết hợp đồng với mình là người
như thế nào.
Lựa chọn đối tác khi giao kết hợp đồng cũng cần nghiên cứu những vấn
đề sau: uy tín, khả năng tài chính của họ trong kinh doanh. Có thể tìm hiểu
qua các bản tin thị trường về phân bón, như: Bản tin thị trường phân bón châu
Á (Asia Fertilizer Week), bản tin Fetercon, FMB, The Market hoặc tìm

hiểu thông tin trên thông qua các cơ quan Thương vụ
Việt Nam ở nước ngoài.
Phương pháp thứ hai là có thể gặp trực tiếp thương nhân nước ngoài. Phương
pháp này tuy tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao. Để tránh tranh chấp phát

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
13
sinh sau này, nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng là vấn đề hết sức quan trọng
trước khi ký hợp đồng. Trong những năm vừa qua một số doanh nghiệp Việt
Nam do tìm hiểu đối tác không kỹ đã ký hợp đồng với công ty “ma” ở nước
ngoài. Đây là các thương nhân có ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tiền hoặc hàng của
các doanh nghiệp Việt Nam mà không thực hiện nghĩa vụ của mình, lúc đó
các doanh nghiệp Việt Nam không th
ể khiếu nại hoặc đi kiện họ được.
3.2. Cách thức đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng
Thông thường có hai hình thức ký kết hợp đồng đó là: Ký kết gián tiếp
và ký kết trực tiếp.
Ký kết trực tiếp là các bên trực tiếp gặp gỡ nhau để bàn bạc và đi đến
thống nhất nội dung của hợp đồng. Hình thức ký kết này tuy tốn thời gian và
tiền bạ
c nhưng hiệu quả cao, các bên gặp gỡ trực tiếp nên có điều kiện để bày
tỏ đầy đủ ý chí của mình và hợp đồng được coi là hình thành khi các bên có
mặt đã ký trên cùng một văn bản hợp đồng. Lúc này, ngày và nơi ký kết hợp
đồng được xác định theo ngày và nơi các bên cùng ký vào hợp đồng đó.
Ký kết gián tiếp là các bên ở xa nhau, không có điều kiện trực tiếp đàm
phán, hợp đồng được ký bằng cách các bên g
ửi cho nhau công văn, tài liệu
chứa đựng nội dung cần giao dịch đề nghị ký kết hợp đồng (chào hàng) và
chấp nhận ký kết hợp đồng (chấp nhận chào hàng). Để ký hợp đồng theo
phương thức này trước hết phải xác định khi nào đơn chào hàng cũng như

chấp nhận chào hàng có hiệu lực pháp luật và hợp đồng khi nào được coi là
ký kết.
3.3. Chào hàng và chấp nhận chào hàng
3.3.1. Chào hàng
Chào hàng theo luật Việt Nam (đ
iều 51 luật Thương mại Việt Nam), có
thể là chào bán hoặc chào mua được chuyển cho một hay nhiều người đã xác
định và phải có các nội dung xác thực, nghĩa là phải có các nội dung tối thiểu
bao gồm các điều khoản chủ yếu của một hợp đồng xuất nhập khẩu.

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
14
Chào hàng phải được gửi tới người được chào hàng và người chào hàng
không huỷ đơn chào hàng. Người chào hàng chỉ có thể huỷ được chào hàng
khi thông báo huỷ đến trước hoặc đến cùng chào hàng.
Đơn chào hàng gồm hai loại là chào hàng cố định và chào hàng tự do.
Chào hàng tự do là lời đề nghị không chắc chắn về việc ký kết hợp
đồng, chào hàng này không có đầy đủ điều khoản chủ yếu của một hợp đồng
và không có th
ời hạn hiệu lực của đơn chào hàng, vì vậy, nó không ràng buộc
trách nhiệm của người chào hàng. Vì thế, việc chấp nhận chào hàng của người
được chào hàng cũng không làm cho hợp đồng được ký kết.
Còn chào hàng cố định là một lời đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp
đồng, nó ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng đối với cam kết của
mình trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Ng
ười đựơc chào hàng chấp
nhận vô điều kiện trong thời hạn hiệu lực của chào hàng thì coi như hợp đồng
được ký kết. Tóm lại một chào hàng cố định ràng buộc người chào hàng phải
có đủ 3 điều kiện; Thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người chào hàng, có
đủ các điều khoản chủ yếu của một hợp đồng, và chuyển đi cho bên được

chào hàng trong th
ời hạn hiệu lực của chào hàng.
Phần hai Công ước Viên đề cập về chào hàng và chấp nhận chào hàng
tại điều 16 mục a “chào hàng không thể bị huỷ bỏ nếu nó chỉ rõ một thời hạn
xác định để chấp nhận hay bằng cách khác rằng nó không bị thu hồi”. Tuy
nhiên dù là loại chào hàng cố định đều có thể bị huỷ bỏ, nếu thông báo về
việc bị huỷ bỏ đế
n người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng
hoặc trước khi người được chào hàng chấp nhận. Công ước Viên cũng cho
phép sửa đổi bổ sung, nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của đơn
chào hàng. Nếu sửa đổi, bổ sung làm khác thì được coi là từ chối chào hàng
và cấu thành một hoàn giá.
3.3.2. Chấp nhận chào hàng

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
15
Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người
được chào hàng đối với người chào hàng. Hợp đồng được ký kết khi người
được chào hàng chấp nhận vô điều kiện nội dung đơn chào hàng trong thời
hạn hiệu lực của đơn chào hàng. Nếu người được chào hàng sửa đổi, bổ sung
nội dung chủ yếu của đơn chào hàng thì chấp chào hàng đó sẽ trở
thành một
chào hàng mới từ phía người được chào hàng ban đầu. Cũng giống như chào
hàng chấp nhận chào hàng phải được truyền đạt đến tay người chào hàng và
người chấp nhận không huỷ chấp nhận.
3.3.3. Thời điểm hiệu lực của hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng mua bán quốc tế theo phương thức gián tiếp thì
việc xác định thời điểm ký hợp đồng r
ất quan trọng.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện có hai thuyết để giải quyết vấn

đề này là thuyết tống phát và thuyết tiếp thu.
Thuyết Tống phát xác định thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm
người được chào hàng gửi đi lời chấp nhận chào hàng.
Thuyết tiếp thu xác định thời điểm ký kết hợp đồng là thời đ
iểm người
chào hàng nhận được thư chấp nhận chào hàng từ người được chào hàng.
Theo luật Việt Nam, điều 403 khoản 1 Bộ luật Dân sự, điều 55 luật
Thương mại Việt Nam quy định theo thuyết tiếp thu, hợp đồng mua bán hàng
hoá được giao kết vào thời điểm bên chào hàng nhận được trả lời chấp nhận
chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng, nếu các bên không
có thoả thuận khác.
Điều 23 Công ước Viên “Hợp đồng được coi là ký kết kể từ lúc sự
chấp nhận chào hàng có hiệu lực ” Như vậy về thời điểm ký kết hợp đồng
Công ước Viên cũng theo thuyết tiếp thu.
Luật pháp các nước và các điều ước quốc tế có quy định khác nhau nên
các bên khi tham gia ký kết hợp đồng rất dễ gặp phải tranh chấp. Vì thế, khi
các doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợ
p đồng với thương nhân nước ngoài cần

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
16
lưu ý: với thương nhân Anh, Mỹ, Nhật thường theo thuyết tống phát; với
thương nhân Pháp, Đức, Áo thường áp dụng thuyết tiếp thu.
II - NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như hoạt động thương
mại khác, người bán có nghĩa vụ giao cho người mua đúng loại hàng, số
lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, đúng thời hạn và địa điểm theo thoả
thuận trong hợp đồng cùng các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Người bán
có thể trực tiếp giao hàng cho người mua tại địa điểm giao hàng, người bán uỷ

quyền cho người thứ
ba; người bán uỷ quyền cho người chuyên chở theo các
điều kiện đã thoả thuận. Người mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
hàng.
1. Nghĩa vụ giao hàng của người bán
1.1. Giao đúng loại hàng
Người bán không được giao các loại hàng khác hoặc thực hiện các
nghĩa vụ khác thay thế loại hàng đã thoả thuận, nếu bên mua không chấp
thuận.
Nếu hàng hoá giao không đúng chủng loại, không phù hợp với hợp
đồng bên mua có mộ
t trong các quyền sau đây:
a) Không nhận hàng, huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Nhận hàng và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;
c) Không nhận hàng, yêu cầu giao đúng chủng loại và đòi bồi thường thiệt
hại.
1.2. Giao đúng số lượng
Tuỳ từng đặc điểm hàng hoá, các bên thoả thuận cụ thể số lượng, đơn
vị đo lường, cách thức đo lường như
trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, mức
độ dung sai, mức độ hao hụt tự nhiên. Nếu người bán giao hàng thừa so với
thoả thuận, người mua có quyền từ chối không nhận phần dôi ra, trong trường

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
17
hợp này người mua phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan;
hoặc người mua có quyền nhận lại số hàng thừa và thanh toán phần dôi ra đó
theo giá thoả thuận.
Nếu người bán giao thiếu hàng so với thoả thuận, người mua có quyền:
a) Từ chối không nhận hàng, yêu cầu người bán thực hiện đúng hợp

đồng và đền bù thiệt hại;
b) Từ chối không nhận hàng, huỷ bỏ hợp
đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại;
c) Nhận phần đã giao và thanh toán tương ứng với phần đã nhận;
d) Nhận phần đã giao và định thời hạn hợp lý để bên bán giao tiếp phần
còn thiếu.
1.3. Giao hàng đúng thời hạn
Thời hạn giao hàng cũng thuộc những nội dung chủ yếu của hợp đồng
mua bán hàng hoá, mà nếu thiếu thoả thuận về nó hợp đồng s
ẽ coi là như
chưa giao kết.
Tuỳ từng loại hàng, các bên có thể thoả thuận hàng được giao toàn bộ
hoặc từng phần theo một lịch trình nhất định. Người bán chỉ được giao trước
thời hạn hoặc giao từng phần nếu người mua chấp thuận.
Nếu người bán giao hàng sau thời hạn thoả thuận, tuỳ vào từng loại
hàng khác nhau mà hậu quả pháp lý cũng khác nhau. Nếu hàng hoá được
dùng cho một th
ời điểm nhất định, mà sau thời điểm đó hàng trở nên không
cần thiết nữa, bên mua có quyền từ chối nhận hàng giao chậm và yêu cầu bồi
thường thịêt hại. Trong những trường hợp khác, bên mua thường gia hạn thêm
một thời gian hợp lý để bên bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng và yêu
cầu bên bán đền bù thiệt hại hoặc phạt hợp đồng theo những quy định liên
quan đến trách nhi
ệm vật chất khi vi phạm hợp đồng.
1.4. Giao hàng đúng chất lượng

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
18
Người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người mua đúng chất lượng đã

thoả thuận. Điều khoản chất lượng là một nội dung chủ yếu cần được các bên
thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Có nhiều cách để xác định chất
lượng hàng hoá, ví dụ dựa vào một tiêu chuẩn chất lượng nhất định; dựa vào
mô tả tỷ mỷ các lý, hoá tính, đặc trưng, công dụng của hàng hoá; dựa vào m
ẫu
hàng; dựa vào thông số kỹ thuật của hàng hoá. Nếu các bên không thoả thuận
cụ thể về chất lượng hàng hoá rất dễ dẫn đến tranh chấp.
1.5. Giao hàng đúng quy cách bao bì
Tuy không phải là chất lượng, song quy cách, bao bì ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng và khả năng tiêu thụ của hàng hoá. Nếu không được quy
định cụ thể thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng cho loại
hàng này, bảo đảm an toàn, có tính đến khả
năng chuyển tải trong điều kiện
bốc dỡ vận chuyển mà hai bên đã thoả thuận.
2. Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng của người mua
Nếu việc giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của người bán, thì nhận hàng và
thanh toán tiền mua hàng là nghĩa vụ cơ bản tương ứng của người mua. Nhận
hàng được hiểu là hành vi thực tế của người mua, tiếp nhận quyền chiế
m hữu
hàng hoá từ người bán hoặc người vận chuyển. Hành vi nhận hàng không
đồng nghĩa với hành vi chấp nhận hàng. Sau khi nhận hàng và kiểm tra hàng
hoá trong một thời gian hợp lý, người mua vẫn có quyền thông báo về việc
hàng không phù hợp với hợp đồng và không chấp nhận hàng.
Nhận hàng là một nghĩa vụ của người mua, việc vi phạm nghĩa vụ đó sẽ
kéo theo những hậu quả pháp lý.
Nếu người bán đã s
ẵn sàng giao hàng mà người mua chậm nhận hoặc
không nhận hàng, thì người bán phải có các biện pháp cần thiết để bảo quản
hàng hoá và yêu cầu bên mua thanh toán những chi phí hợp lý. Nếu hàng có
nguy cơ hư hỏng ( thực phẩm, hoa quả), người bán có quyền bán hàng hoá đó

để ngăn chặn thiệt hại.

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
19
Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp
đồng. Trong hợp đồng mua bán hàng hoá các bên thường thoả thuận điều
khoản giá cả (giá cố định, giá có thể điều chỉnh được, các nguyên tắc tính giá
trượt), đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, nơi thanh toán, phương thức
thanh toán, lãi suất phải trả khi thanh toán chậm, giảm giá nếu thanh toán
trước thời hạn
Nếu người mua thanh toán chậm, thì người bán có quyền đòi ti
ền lãi
trên số trả chậm theo lãi suất tại thời điểm, nếu các bên không có thoả thuận
khác.
3. Quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ của người bán, người mua
Nếu có bằng chứng về việc một bên có hành vi lừa dối hoặc không có
khả năng thực tế để thực hiện nghiã vụ, thì bên kia có quyền đình chỉ thực
hiện các nghiã vụ tương ứng của mình (đ
iều 412 Bộ luật Dân sự về quyền
hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ).
Người bán có quyền ngừng giao hàng hoặc giữ lại hàng nếu: người
mua vi phạm điều khoản thanh toán đã thoả thuận; người mua mất khả năng
thanh toán hoặc bị tuyên bố phá sản trước thời hạn giao hàng, điều 67 khoản b
luật Thương mại quy định: “Nếu trướ
c thời điểm giao hàng người mua hàng
bị tuyên bố phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì người bán có quyền
không giao hàng và được định đoạt số hàng này”.
Người mua có quyền ngừng thanh toán hoặc giữ lại tiền hàng nếu hàng
bị hư hỏng, có khuyết tật khi nhận; có bằng chứng về người bán có hành vi
lừa dối, không có khả năng giao hàng hoặc giao thiếu phần hàng đó thì không

thể sử dụng
được.
4. Chế tài và các trường hợp miễn trách nhiệm vật chất
Người bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với hợp
đồng, trừ trường hợp chứng minh được là mình không có lỗi

(điều 68 luật
Thương mại). Lỗi trong quan hệ thương mại là lỗi suy đoán. Bên vi phạm

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
20
hợp đồng bị coi là có lỗi, nếu không chứng minh được là mình không có lỗi
(điều 231 luật Thương mại, Điều 309 khoản 3 Bộ luật Dân sự). Việc chứng
minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có hành vi vi phạm hợp đồng.
Tuỳ theo quy định trong hợp đồng, các bên có thể thoả thuận hoặc bên
bị vi phạm có thể lựa chọn các chế tài sau đây:
(1) Buộc thực hi
ện đúng hợp đồng;
(2) Phạt vi phạm;
(3) Bồi thường thiệt hại;
(4) Huỷ hợp đồng;
Bên vi phạm được miễn trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng:
a) Trong những trường hợp miễn trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Trong những trường hợp bất khả kháng.
Tuỳ theo từng loại hàng hoá và đặc trưng của quan hệ mua bán hàng
hoá, các trường hợp miễ
n trách có thể là những tình huống nằm ngoài mong
muốn và khả năng ảnh hưởng của hai bên, ví dụ đình công, tình trạng chiến
tranh, sự thay đổi cơ bản luật pháp về lĩnh vực hàng hoá liên quan. Bên vi
phạm có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm, đặc biệt

thông qua xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như: chính quyền nơi
xảy ra bất khả kháng, đại diện thươ
ng vụ tại các nước
Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi giao kết hợp
đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường mà hai bên không thể hoặc
không bắt buộc phải biết trước được và không thể khắc phục được, ví dụ: hoả
hoạn, lũ lụt, động đất
Khi xuất hiện trường hợp miễn trách nhiệm, bên không thực hiện hoặc
không thự
c hiện đầy đủ nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên kia và dự liệu
trước các hậu quả có thể xảy ra, tìm biện pháp xử lý hậu quả trên tinh thần
hợp tác (điều 78 khoản 1 luật Thương mại).
Đối với những quan hệ mua bán hàng hoá mà việc giao hàng được thoả
thuận trong một thời điểm cố định, nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng các

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
21
bên đều có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền đòi
bên kia bồi thường. Song nếu việc giao hàng được thoả thuận trong một thời
hạn, khi các bên không thỏa thuận, thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng,
được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng
cộng với thời gian hợp lý để khác phục hậu quả. Theo lu
ật Thương mại Việt
Nam điều 79 khoản 1 quy định thời gian khắc phục hậu quả không quá 5
tháng đối với hàng hoá mà thời gian giao hàng được thoả thuận không quá 12
tháng; không được kéo dài quá 8 tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao
hàng được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi ký kết hợp đồng.
III - NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, dù được ký kết hoàn chỉnh, chi tiết
đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng, bao gồm tất cả

những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần
phải bổ xung cho hợp đồng xuất nhập khẩu một cơ sở pháp lý cụ thể bằng
cách lựa chọn luật áp dụng cho hợ
p đồng đó. Đồng thời hàng hoá-đối tượng
của hợp đồng xuất nhập khẩu được di chuyển ra ngoài biên giới quốc gia, do
đó, nó có thể bị điều chỉnh bởi các nguồn luật do các bên tự do lựa chọn.
Nguồn luật đó có thể là: Các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế,
luật các quốc gia và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ
xét xử).
1. Các điều ước quốc tế
Một khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá liên
quan đến vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp
đồng, các bên ký kết hợp đồng có thể dựa vào các điều ước quốc tế về ngoại
thương. Do đó điều ước quốc tế là nguồn luật đầu tiên của h
ợp đồng xuất
nhập khẩu hàng hoá.
Có hai loại điều ước quốc tế về ngoại thương. Loại thứ nhất đề ra
những nguyên tắc pháp lý chung. Những điều ước này không điều chỉnh
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng mua bán

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
22
ngoại thương mà chỉ nêu những nguyên tắc pháp lý có tính chất chỉ đạo như:
Các hiệp ước thương mại song phương hoặc đa phương, trong đó các quốc gia
ký đưa ra nguyên tắc: Nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc dân
Loại điều ước này chỉ điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng mua bán ngoại
thương.
Loại điều ước về ngo
ại thương thứ hai là điều ước quốc tế trực tiếp
điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm

của bên bán và bên mua trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán
ngoại thương. Loại điều ước này đóng vai trò quan trọng, giúp các bên có thể
giải quyết được tranh chấp cụ thể đã phát sinh từ hợp đồng ký kết. Ví d

Công ước của Liên hợp quốc (Công ước Viên) 1980 về hợp đồng mua bán
quốc tế hàng hoá.
Đối với các nước ký kết hoặc thừa nhận thì điều ước quốc tế là nguồn
luật điều chỉnh có tính chất bắt buộc. Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập
khẩu, các quốc gia này cũng như các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu phả
i tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà không cần
có sự thoả thuận riêng nào trong hợp đồng.
Đối với các quốc gia không tham gia ký kết hoặc không thừa nhận thì
điều ước quốc tế không có giá trị bắt buộc đối với các bên khi ký kết hợp
đồng. Chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại
thương nếu các bên thoả thuận dẫ
n chiếu tới chúng trong hợp đồng.
2. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế cũng là nguồn luật của hợp đồng xuất
nhập khẩu hàng hoá.
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại được
công nhận rộng rãi và thoả mãn ba yêu cầu sau:
 Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng
thường xuyên.

KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
23
 Về từng vấn đề ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất.
 Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để
xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thông thường, các tập quán thương mại quốc tế được chia làm ba
nhóm: Các tập quán có tính chất nguyên tắc, các tập quán thương mại quốc tế
chung và các tập quán thương mại khu vực.
Tập quán có tính chấ
t nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm
được hình thành trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình
đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ toà án nước nào có thẩm quyền xét xử thì có
quyền áp dụng luật tố tụng của nước đó khi giải quyết các tranh chấp về hợp
đồng xuất nhập khẩu.
Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán thương mại được
nhiều nướ
c công nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Ví dụ: các điều
kiện thương mại CFR, FOB, CIF theo Inconterms hoặc các phương thức
thanh toán DP, DA theo UCP 500.
Các tập quán thương mại khu vực là các tập quán thương mại quốc tế
được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ: theo điều
kiện thương mại FOB Hoa Kỳ thì nghĩa vụ của người bán là phải thuê tàu.
Tậ
p quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng cho hợp đồng xuất nhập
khẩu trong những trường hợp:
 Khi chính hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá quy định.
 Khi các điều ước quốc tế hoặc luật quốc gia có liên quan quy định.
 Khi luật thực chất (luật quốc gia) hoặc điều ước quốc tế do các bên thoả
thuận chọn không có các quy đị
nh cụ thể về vấn đề đang tranh chấp.
Do tập quán thương mại quốc tế có nhiều loại nên khi áp dụng cần ghi
rõ tên, nguồn luật áp dụng để tránh nhầm lẫn. Ví dụ, giao hàng theo điều kiện
CFR Inconterms 2000 bao hàm ý chiếu theo bản quy tắc của Phòng Thương
mại quốc tế, bản sửa đổi năm 2000. Bốn nguyên tắc khi áp dụng Inconterms
cho hợp đồng xuất nhập khẩu là:


KLTN, Nguyễn Thế Bậng A1 CN9
24
Thứ nhất, Inconterms không có giá trị bắt buộc đối với chủ thể của hợp đồng
xuất nhập khẩu. Do chỉ có giá trị tuỳ ý nên Inconterms chỉ được áp dụng khi
chính hợp đồng mua bán quốc tế quy định.
Thứ hai, khi đưa vào hợp đồng phải quy định rõ nguồn gốc của Inconterms,
ví dụ giao hàng theo điều kiện CFR Inconterms 2000.
Thứ ba, vì Inconterms chỉ có giá trị tuỳ ý cho nên ngay cả khi hợp đồ
ng dẫn
chiếu tới Inconterms, các bên vẫn có thể thoả thuận với nhau thay đổi một số
nội dung cụ thể trong Inconterms đó sao cho phù hợp với hợp đồng của mình.
Thư tư, Inconterms giải quyết 4 vấn đề chính:
a) Chuyển rủi ro vào thời điểm nào?
b) Ai lo liệu các chứng từ hải quan?
c) Ai phải trả chi phí bảo hiểm?
d) Ai chịu trách nhiệm về chi phí v
ận tải?
Còn mọi vấn đề khác có liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ, trách
nhiệm của các bên phải được các bên thoả thuận cụ thể trong hợp đồng.
3. Luật quốc gia
Luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu
khi nó được chủ thể của hợp đồng chọn nhằm bổ sung những thiếu sót của
hợ
p đồng. Luật quốc gia của một nước sẽ được áp dụng cho hợp đồng khi các
bên thoả thuận trong hợp đồng; các bên thoả thuận chọn luật áp dụng cho hợp
đồng sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu đã được ký kết. Trường hợp này
thường được sử dụng khi trong hợp đồng ký kết trước đó không có điều
khoản luật áp dụng. Mặc dù lúc này thường là tranh chấ
p đã xảy ra, nhưng

các bên vẫn còn có thể đàm phán với nhau để lựa chọn luật để giải quyết tranh
chấp.
Ngoài ba nguồn luật nói trên, thực tiễn thương mại quốc tế còn thừa
nhận cả án lệ và các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu làm nguồn luật
cho hợp đồng xuất nhập khẩu.

×