z
ĐỀ ÁN KINH TẾ
CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA
NÓ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
G
G
i
i
á
á
o
o
v
v
i
i
ê
ê
n
n
h
h
ư
ư
ớ
ớ
n
n
g
g
d
d
ẫ
ẫ
n
n
:
:
N
N
g
g
u
u
y
y
ễ
ễ
n
n
V
V
i
i
ệ
ệ
t
t
T
T
i
i
ế
ế
n
n
S
S
i
i
n
n
h
h
v
v
i
i
ê
ê
n
n
t
t
h
h
ự
ự
c
c
h
h
i
i
ệ
ệ
n
n
:
:
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành vầ phát
triển của nền kinh tế thị trường . Do đó ,việc hình thành các công ty cổ phần
(CTCP ) và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN ) là tất yếu
đối với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường . Hình thức
CTCP đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII , mà
trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp . Trải qua quá trình phát triển
của nền kinh tế , nhất là trong giai đoạn mà cuộc Cách mạng công nghiệp
diễn ra thì CTCP phát triển rất mạnh mẽ. Đến những năm đầu thế kỷ XX thì
CTCP đã trở thành hình thức kinh doanh rất phổ biến ở các nước có nền kinh
tế thị trường phát triển mạnh. Với Việt Nam chúng ta, từ khi đất nước được
thố
ng nhất , do phải giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh . Mặt khác do
cơ chế kinh tế và xuất phát điểm của chúng ta thấp. Chính vì vậy, mà việc
khôi phục nền kinh tế tuy đã đạt được nhiều thành công, song cũng còn nhiều
hạn chế. Do đó mà đại hội Đảng lần thứ VI (12/ 1986) đã đánh dấu sự đổi
mới của nền kinh tế Việt nam.
Đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, Nó không chỉ làm thay
đổi một cách sâu sắc nền kinh tế nước ta về cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế
và quan hệ sở hữu mà còn làm xuất hiện hình thức tổ chức kinh tế mới đó là
CTCP. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Hiến pháp 1992
đều khẳng định: Nền kinh tế n
ước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành đó, kinh tế quốc
doanh được xác định giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế khác hoạt
động theo luật và bình đẳng trước pháp luật
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối với nước ta là tương đối
mớ
i. Trước đây chưa có Luật doanh nghiệp thì nó hoạt động theo Luật công
ty. Khi Luật doanh nghiệp ra đời (tháng 12 năm 1999) thì công ty cổ phần
được xác định đầy đủ và rõ ràng hơn, là một trong 4 loại hình doanh nghiệp
được quy định trong Luật doanh nghiệp. Cũng chính từ đó mà công ty cổ
phần phát triển mạnh hơn và ngày càng phát huy được những ưu thế của nó
trong nền kinh tế. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần
rất có ưu th
ế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt
khác với việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta thì công ty cổ
phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt động của thị trường
này. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển .
Với vai trò và tầm quan trọng của công ty cổ phần ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay, em mạnh dạn chọn đề tài "Công ty c
ổ phần và vai trò của nó
trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay". Để thực hiện được để tài này
em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thày giáo Nguyễn Việt
Tiến.
Đề án kinh tế chính trị
1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
I. KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các cổ đông góp vốn kinh
doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình trên cơ sở
tự nguyện để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi
nhuận
2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ 16 ở các nước tư bản phát triển
như mộ
t nhu cầu khách quan của lịch sử. Trong suốt mấy trăm năm qua các
công ty cổ phần đã chiếm một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh
tế thế giới. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của hình thức công ty cổ
phần trên thế giới có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
Các giai đoạn hình
thành CTCP trên thế giới
Giai đoạn
mầm mống
- Góp vốn
theo nhóm
bạn
- Hoạt động
liên kết lỏng
lẻo
Giai đoạn
hình thành
- Bắt đầu phát
hành cổ phiếu
- Bước đầu
xuất hiện giao
dịch chứng
khoán
- Hoạt động
có tổ chức lớn
hơn
Giai doạn
phát triển
- Công ty cổ
phần phổ biến ở
các nước tư bản
chủ nghĩa
-Các hình thức
đa quốc gia
- Hình thành
trung tâm tài
chính quốc tế -
Giao dịch
chứng khoán
sôi động
Giai đoạn
trưởng thành
- Hình thức công
ty xuyên quốc
gia, đa quốc gia
- Thu hút công
nhân mua cổ
phiếu
- Cơ cấu công ty
cổ phần hoàn
thiện, pháp luật
hoàn thiện
Đề án kinh tế chính trị
2
2.1. Giai đoạn mầm mống
Trong những năm đầu của phuơng thức sản xuất TBCN các nhà tư bản
lập ra các xí nghiệp TBCN riêng lẻ, hoạt động độc lập thuê mướn công nhân
và bóc lột lao động làm thuê. Dần dần cùng với sự phát triển của sức sản xuất
và chế độ tín dụng họ đã liên kết với nhau, dựa trên quan hệ nhân thân (gia
đình) và chữ tín góp vốn kinh doanh nhằm mục đ
ích sinh lợi. Từ doanh
nghiệp nhóm bạn dần dần phát triển thành doanh nghiệp góp vốn. Năm 1553
công ty cổ phần đầu tiên ở Anh thành lập với số vôn 6000 bảng Anh phát
hành 240 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu là 25 bảng Anh để tổ chức đội buôn gồm 3
chiếc thuyền lớn tìm đường sang Ấn Độ theo hướng Đông Bắc.
Năm 1801 tại Luân Đôn sở giao dịch chứng khoán chính thức ra đời
tạo ra th
ị trường chứng khoán. Thị truờng chứng khoán liên quan tới doanh
nghiệp cổ phần bao gồm cả cổ phần tư nhân và doanh nghiệp cổ phần do Nhà
nước đứng ra thành lập. Theo Các Mác "Trong bước đầu của nền sản xuất
TBCN một số ngành sản xuất đòi hỏi một số tư bản tối thiểu mà lúc đó từng
cá nhân riêng lẻ chưa thực hiện được. Tình hình đó dẫn đế
n Nhà nước phải
trợ cấp Mặt khác điều đó cũng dẫn đến việc thành lập những nơi nắm giữ
độc quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công
nghiệp và thương nghiệp nhất định". Như vậy trong giai đoạn này công ty cổ
phần có hai loại:
+ Doanh nghiệp góp vốn hoặc doanh nghiệp nhóm bạn
+ Doanh nghiệp do Nhà nước lập bằng hình thức phát hành trái khoán
(Ở
Mỹ gọi là cổ phần công cộng) hoặc doanh nghiệp Nhà nước góp vốn.
2.2. Giai đoạn hình thành
Trong nửa đầu thé kỷ XIX các công ty cổ phần chính thức lần lượt ra
đời với hình thức tổ chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Những
quy định cơ bản về công ty cổ phần đã ra đời (ở Pháp vào những năm 1806).
Công ty cổ phần được thành lập rộng khắp trong các ngành nghề không chỉ
trong thươ
ng nghiệp mà trong giai đoạn trước ở các ngành chế tạo, các lĩnh
vực giao thông vận tải đường sông, đưòng sắt.
Cổ phiếu phát hành có thể bán trao tay, loại giao dịch chứng khoán này
có lúc vượt ra ngoài biên giới quốc gia thu lợi nhuận theo hình thức lợi tức
định kỳ. Một số doanh nghiệp lớn của tư bản tư nhân bắt đầu phát hành cổ
phần, tách người đại biểu quyền sở hữu (h
ội đồng quản trị) và người kinh
doanh (giám đốc) ra làm hai. Các sở giao dịch chứng khoán cũng hình thành
phổ biến ở các nước Phương Tây tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỷ
XIX công ty cổ phần còn ít và hình thức chưa đa dạng, quy mô còn nhỏ.
2.3. Giai đoạn phát triển
Sau những năm 70 của thế kỷ XIX công ty cổ phần phát triển rất
nhanh phổ biến ở tất cả các nước tư bả
n, các ngành có quy mô sản xuất mở
rộng, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ chưa từng có, ra đời các tổ chức độc
quyền như Các ten – Xanh đê ca – Cơ vốt. Các công ty nắm giữ cổ phần
Đề án kinh tế chính trị
3
khống chế ra đời tạo thành kết cấu chuỗi. Công ty mẹ công - ty con – công ty
cháu hình thành một tập đoàn doanh nghiệp xuyên quốc gia.
Đến năm 1930 số công ty cổ phần của Anh là 86000, 90% tư bản chịu
sự khống chế của công ty cổ phần. Ở Mỹ 1909 có tổng số 262000 công ty cổ
phần. Đến năm 1939 số công ty cổ phần ở Mỹ chiếm 51,7% trong tổng số các
xí nghiệp nông nghiệp và 92,6% giá trị tổng s
ản lượng công nghiệp.
2.4. Giai đoạn hình thành
Sau chiến tranh thế giớ thứ hai công ty cổ phần có những đặc điểm
mới:
- Dùng hình thức cổ phần để lập ra các công ty xuyên quốc gia và đa quốc
gia để liên hợp kinh tế và quốc tế hoá cổ phần hình thành các tập đoàn doanh
nghiệp quốc tế
- Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần thực hiện " chủ nghĩa tư bản
nhân dân" để làm dị
u mâu thuẫn giữa lao động và tư bản đồng thời thu hút
vốn một cách thuận lợi
- Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tại các nước ngày càng hoàn thiện,
pháp luật ngày càng kiện toàn và mỗi nước đều có những đặc điểm riêng
3. Điều kiện để hình thành công ty cổ phần
Muốn hình thành công ty cổ phần phải có một số điều kiện nhất định
trong
đó những điều kiện sau là thiết yếu :
3.1. Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn
Công ty cổ phần là công ty có nhiều người đứng sở hữu. Nếu công ty
chỉ thuộc một chủ sở hữu thì dù chủ sở hữu đó là một cá nhân hay một tổ
chức thì đó không phải là công ty cổ phần mà thuộc một loại hình công ty
khác có thể là công ty tư nhân, công ty TNHH một thành viên hay Công ty
liên doanh ( nếu chủ sở
hữu là Nhà nước)
3.2. Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi
nhuận
Đây là hình thức đầu tư mạo hiểm nhất so với các hình thức đầu tư
khác như mua công trái, trái phiếu, gửi ngân hàng Trong kinh doanh có khả
năng bị phá sản nhưng bù lại là hình thức đầu tư có hứa hẹn nhất và không bị
lạm phát với món tiền lớn
3.3. Lợi nhuận thu được phải có đủ s
ức hấp dẫn người có vốn tham gia
kinh doanh
Nếu lợi nhuận trong kinh doanh mang lại lớn hơn lợi tức ngân hàng
hoặc lợi tức do đầu tư vào các lĩnh vực khác và lớn hơn đủ mức cần thiết thì
người có vốn mới sẵn sàng góp vốn vào công ty cổ phần để tham gia kinh
doanh
3.4. Phải có sự nhất trí thành lập công ty
Những người có vốn muốn tham gia kinh doanh phải thoả thuận được
vớ
i nhau để cùng góp vốn và đứng ra thành lập công ty cổ phần trên cơ sở
những quy định của pháp luật. Nếu không thoả thuận được thì công ty cổ
phần không thể thành lập được
4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
Đề án kinh tế chính trị
4
4.1. Cổ phần, cổ phiếu và cổ đông
Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
các cổ phần. Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ
xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu.
Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Giá trị của mỗi cổ phiếu gọi là
mệ
nh giá cổ phiếu. Cổ phiếu bảo đảm cho người chủ sở hữu có quyền lĩnh
một phần thu nhập của công ty tương ứng với số tiền ghi trên cổ phiếu
Một công ty chỉ được phép phát hành một số lượng cổ phiếu nhất định.
Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi do công ty phát hành hình thành nên vốn
cổ phần của công ty. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên c
ủa những
người góp vốn vào công ty cổ phần, những thành viên này gọi là cổ đông.
Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Quyền và trách nhiệm, lợi
ích của mỗi cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của họ trong công ty.
Cổ đông nắm được số lượng cổ phiếu khống chế thì có thể nắm được quyền
chi ph
ối mọi hoạt động cuả công ty.Theo điều 51 và 53 của Luật doanh
nghiệp Việt Nam thì :
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi. Và trong ba năm đầu từ khi thành lập công ty cổ
đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần nếu được sự đồng ý của Đại
hội
Đồng cổ đông
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và
không hạn chế số lượng tối đa
- Cổ đông có hai loại là cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ
thông có các quyền cơ bản như : tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề
thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông ( mỗi cổ phần có một phiếu biểu
quyết), được nhân cổ tức với mức theo quy định của Đại hội đồng cổ đông
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong
thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của
điều lệ công ty có quy
ền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm
soát, yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
4.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động của công ty cổ phần
Do đặc điểm nhiều chủ sở hữu trong công ty cổ phần nên các cổ đông
không thể trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu củ
a mình mà phải thông qua
tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty bao gồm: Đại hội cổ
đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát. Đại hội cổ
đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, là Đại hội của những cổ
đông sở hữu đối với công ty cổ phần. Đại hội cổ đông có 3 hình thức là: Đạ
i
hội hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông bất thường và Đại hội
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty cổ phần
bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lý giỏi để có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đại hội hội đồng cổ đông giao phó. Số thành
viên do Đại hội cổ
đông quyết định và được ghi vào điều lệ của công ty. Hội
đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền
Đề án kinh tế chính trị
5
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị tự bầu chủ tịch Hội đồng và chủ
tịch Hội đồng Quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc công ty nếu điều lệ công
ty không có qui định khác.
Giám đốc điều hành là người điều hành hoạt động hàng ngày của công
ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc th
ực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn được giao. Về thực chất giám đốc điều hành là người làm thuê
cho chủ tịch Hội đồng Quản trị. Giám đốc không làm việc theo nhiệm kỳ mà
theo thời hạn hợp đồng ký kết với chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Ban kiểm soát có vai trò giám sát các hoạt động của công ty. Số lượng
uỷ viên kiểm soát theo qui định trong điều lệ c
ủa công ty. Những người này
không phải là thành viên của Hội đồng Quản trị và giám đốc.
Phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần: Trong công ty cổ phần
quan hệ phân phối được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp của các cổ đông
và phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận của công ty sau khi dùng
cho các khoản chung cần thiết, phần còn lại được chia đều cho các cổ đông tỷ
lệ với phần vố
n góp của họ và gọi là cổ tức.
5. Các loại công ty cổ phần trên thế giới.
Ở các nước khác nhau công ty cổ phần có thể khác nhau về tên gọi. Ở
Pháp là công ty vô danh, ở Anh là công ty TNHH ( company Ltd ). Ở Mỹ nó
được gọi là công ty kinh doanh ( comercial – coorporation). Ở Nhật Bản là
công ty chung cổ phần ( Habusiki Haishu) Tuy nhiên xét về bản chất
chung không có gì khác nhau lớn.
II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Sự ra đời của công ty cổ phần là tất yếu khách quan
Công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất
cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan do các nguyên nhân
sau:
1.1. Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích tụ và tập trung tư bản
ngày càng cao
Trong nền sản xuất hàng hoá quy luật giá trị tác động mạnh đế
n sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản buộc họ phải tìm cách cải tiến nâng
cao trình độ kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất
nhằm tạo cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn giá trị hàng hoá xã
hội thì mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Điều này thường chỉ những
nhà tư bản lớn, có quy mô sản xuất ở
mức độ nhất định mới có đủ khả năng
để trang bị kỹ thuật hiện đại làm cho năng suất lao động tăng lên do đó mới
có thể thắng được trong cạnh tranh. Còn nhứng nhà tư bản nào có giá trị hàng
hoá cá biệt cao hơn mức giá trị hàng hoá xã hội thì sẽ bị thua lỗ và phá sản.
Để tránh điều này các nhà tư bản vừa và nhỏ phải tự tích tụ vốn để m
ở rộng
quy mô sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị tạo điều kiện nâng cao
năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm. Song đây là một biện pháp rất khó
thực hiện do việc tích tụ vốn phải mất một thời gian khá dài, vì thế các nhà tư
bản vừavà nhỏ phải thoả hiệp liên minh với nhau để tập trung tư bản cá biệt
Đề án kinh tế chính trị
6
của họ lại thành một tư bản lớn đủ sức cạnh tranh và dành ưu thế với các nhà
tư bản khác. Chính từ hình thức tập trung vốn này các công ty cổ phần dần
dần hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ
Đề án kinh tế chính trị
7
1.2. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí, của tiến bộ kỹ
thuật tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần hình thành và phảt triển
Công ty cổ phần ra đời rất sớm ( thế kỷ 16) nhưng phải đợi đến cuối
thế kỷ 19 mới phát triển một cách rộng rãi và trở thành phổ biến trong các
nước tư bản. Công ty cổ phần hình thành và phát triển m
ạnh mẽ phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu khắc nghiệt
của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và do trình độ kỹ thuật ngày càng
phát triển cao đòi hỏi tư bản cố định tăng lên và vì thế quy mô tối thiếu mà
một nhà tư bản phải có để có thể kinh doanh trong
điều kiện bình thường
cũng như ngày càng lớn hơn. Một nhà tư bản cá biệt không thể đáp ứng được
số vốn đó phải có sự liên minh tập trung nhiều tư bản cá biệt còn đang phân
tán trong nền kinh tế bằng cách góp vốn để cùng kinh doanh. Với sự tập trung
vốn như vậy đã hình thành công ty cổ phần. Mặt khác do kỹ thuật ngày càng
phát triển làm xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nhi
ều lĩnh vực kinh doanh và
những mặt hàng mới có hiệu quả hơn đã thu hút được các nhà tư bản đổ xô
vào các ngành, lĩnh vực và các mặt hàng mới này bằng cách di chuyển tư bản
từ các ngành, lĩnh vực và các ngành kinh doanh kém hiệu quả. Điều này càng
gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tư bản khi thực hiện di chuyển vốn bởi vì
họ không thể bỗng chốc xoá bỏ ngay các xí nghiệp đang có để thu hồi và
chuyể
n vốn sang xây dựng ngay một doanh nghiệp mới mà chỉ có thể rút bớt
và chuyển dần từng bộ phận mà thôi. Quy luật đó có thể kéo dài và do vậy họ
có thể mất thời cơ. Mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết bằng cách các nhà tư
bản cá biệt liên minh với nhau, cùng nhau góp vốn để xây dựng các doanh
nghiệp lớn, cùng chung mục tiêu đi tìm lợi nhuận siêu ngạch họ đã gặp nhau
và nhanh chóng thoả thuậ
n cùng nhau góp vốn để thành lập công ty cổ phần
để cùng kinh doanh
1.3. Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh
về quản lý
Sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật ngày càng cao, cạnh tranh
càng khốc liệt thì sự rủi ro trong kinh doanh đe doạ phá sản đối với các doanh
nghiệp ngày càng lớn. Để tránh những rủi ro này các nhà tư bản đã phải phân
tán tư bản của mình tham gia đầu tư kinh doanh
ở nhiều ngành, nhiều công ty
khác nhau. Điều này có thể làm cho họ chia sể sự thiệt hại cho nhiều người
khi gặp rủi ro. Mặt khác do cùng được một số đông người quản lý nên tập
trung phát huy được sức mạnh trí tuệ của nhiều người trách được rủi ro và
thành công hơn trong kinh doanh
1.4. Sự phát triển của tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra
đời và phảt triển
Kinh tế hàng hoá phát triể
n dẫn tới sự ra đời và phát triển của nhiều
loại thị trường trong đó có thị trường vốn . Tín dụng là quan hệ kinh tế dưới
hình thức quan hệ tiền tệ mà người chủ sở hữu tiền tệ cho người khác vay
trong một thời gian nhất định để thu hồi một món lời gọi đó là lợi tức
Đề án kinh tế chính trị
8
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có một vai trò to lớn trong quá
trình cạnh tranh làm giam chi phí lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản
xuất.Tín dụng còn có vai trò, động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển
các công ty cổ phần bởi vì:
-Việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể thực hiện được
nếu không có thị trường tiền tệ phát phát triển, nếu không có những doanh
nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị tr
ường.
-Thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển của các công ty cổ phần trên thế giới
đều chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua các ngân
hàng, đôi khi còn do bản thân ngân hàng tiến hành.
Tóm lại, công ty cổ phần là quá trình kinh tế khách quan do đòi hỏi của
sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường , nó là kết quả tất yếu của quá
trình tập trung tư bản. nó diễn ra một cách mạnh m
ẽ cùng với sự phát triển
nền đại công nghiệp cơ khí và sự tự do cạnh tranh dưới chủ nghĩa tư bản.
2.Vai trò của công ty cổ phần đối với sự phát triển nền kinh tế quốc
dân.
Với những đặc điểm rất riêng của mình công ty cổ phần có vai trò quan
trong đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:
- Công ty cổ
phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng với quy mô lớn
để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khổng lồ mà không nhà tư
bản riêng biệt nào có thể tự mình làm nổi. Các Mác đã đánh giá vai trò
nàycủa công ty cổ phần như sau: "Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ
làm cho một nhà tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương việc xây
dựng đường s
ắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn không có đường sắt.
Ngược lại qua công ty cổ phần sự tập trung đã thực hiện được việc đó chỉ
trong nháy mắt"
- Công ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn bởi vì
: Thứ nhất, do hình thức tự cấp phát tài chính bằng huy động vốn đã đề cao
trách nhiệm của doanh nghiệp nâng cao sự quan tâm đến s
ử dụng hiệu quả
nguồn vốn. Mặt khác do sức ép của cổ đông do việc đòi chia lãi cổ phần và
muốn duy trì giá cổ phiếu cao trên thị trường chứng khoán khiến doanh
nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiêụ quả sử dụng đồng vốn. Thứ hai, là do lợi
nhuận của các công ty cổ phần là khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau
thúc đẩy nên có thể dẫn dắt tiền vốn nhàn rỗi từ nhi
ều kênh khác nhau trong
xã hội vào các ngành, các lĩnh vực có năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận
cao làm cho vốn được phân bổ và sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế
- Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù đã hạn chế được
những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình
trạng khủng hoảng. Chế độ đã hạn ch
ế đến mức thấp nhất những thiệt hại của
rủi ro thua lỗ. Vốn tự có của công ty huy động thông qua việc phát hành cổ
phiếu là vốn của nhiều cổ đông do đó san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Nhờ
vậy khi công ty cổ phần phá sản hậu quả về mặt kinh tế xã hội được hạn chế
ở mức thấp nhất. Cách thức huy động v
ốn của công ty cổ phần đã tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở các công
Đề án kinh tế chính trị
9
ty ở nhiều ngành khác nhau nên giảm bớt được tổn thất khi công ty bị phá sản
so với việc đầu tư vào một công ty. Cơ chế phân bổ rủi ro này đã tạo điều
kiện cho những người có vốn mạnh dạn đầu tư vào một công ty làm cho nền
kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định hơn.
- Việc phát hành chứng khoán của công ty cổ phần cùng với việc chuyển
nhượng mua bán chứ
ng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho
sự ra đời của thị trường chứng khoán – trái tim của thị trường vốn. Ý nghĩa
căn bản của thị trường chứng khoán là ở chỗ : Đó là nơi các nhà kinh doanh
có thể tìm kiếm được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh
doanh, là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của nh
ững người tích luỹ đến
các nhà đầu tư, là cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư phù hợp với yêu cầu
của một nền kinh tế thị trường, và còn là cơ sở quan trọng để Nhà nước qua
đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế
nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn
- Công ty cổ phần đảm bảo sự
tham gia của đông đảo của công chúng, lại
có cơ cấu tổ chức quản lý chắt chẽ, phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và
quyền kinh doanh nên đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý
công ty một cách thực sự, sử dụng được những giám đốc tài năng, đảm bảo
được quyền lợi, lợi ích và trách nhiêm của chủ sở hữu, đẩy nhanh quá trình
phân công lao động xã hội, th
ực hiện tốt nguyên tắc " ai giỏi nghề gì làm
nghề ấy " giúp mọi người được làm việc ở vị trí thích hợp để có thể phát huy
hết tài năng sáng tạo vốn có của mình
- Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia
đầu tư của nước ngoài. Với một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế đang phát
triển thì việc đó thu hút nguồn vốn, khoa họ
c kỹ thuật, trình độ quản lý thông
qua liên doanh liên kết với nước ngoài là vô cùng cần thiết để phát triển kinh
tế trong nước
Đề án kinh tế chính trị
10
CHƯƠNG II
VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành là tất yếu khách quan.
Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển
sang nền kinh tế nhiều thành phần. Sự hình thành công ty cổ phần ở nước ta
là một thực tế khách quan, một xu hướng tất yếu trong quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước la phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Do vậy nước ta cần phải hình thành công ty cổ phần dự
a trên
một số căn cứ sau :
1.1. Sự hạn chế và kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của một số
doanh nghiệp Nhà nước.
Trong thời gian 10 năm đổi mới một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
không hiệu quả còn nhiều hạn chế. Nằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doang nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Động lực
lợi ích là mụ
c tiêu cao nhất của doanh nghiệp, của người có vốn cũng như
người lao động. Nó là cơ sở bên trong thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tìm đến một hình thức
kinh tế thích hợp là công ty cổ phần bởi trong công ty cổ phần quyền sở hữu
và quyền sử dụng tài sản được phân tách rõ ràng nên cơ chế phân phối lợi ích
được giải quyết t
ương đối ổn thoả.
1.2 Nhu cầu cải cách hệ thống DNNN để nâng cao vai trò chủ đạo của
Kinh tế Nhà nước.
Hiện nay khu vực DNNN kinh doanh với hiệu quả rất kém ( Chiếm
70% tổng số vốn của nền kinh tế xong chỉ tạo ra 40% GDP ). Vì vậy việc cải
cách hệ thống DNNN theo hướng đa dạng hoá sở hữu, cải tiến quản lý và
nâng cao hiệu quả là cấp bách hơn bao giờ hế
t, bởi có như thế DNNN mới
vươn lên giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo cho các thành phần kinh tế khác đi
theo quỹ đạo XHCN, ổn định chính trị – xã hội và vững bước đi lên XHCN.
Một trong những biện pháp cải cách DNNN hiện nay ở Việt nam là cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy quá trình hình thành công ty cổ phần
từ cổ phần hoá DNNN là xu hướng tất yếu hiện nay.
1.3. Nhu cầu huy động vốn c
ủa các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài
nước để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH Đất nước.
Đặc biệt của cơ chế huy động vốn của công ty cổ phần là có thể thu hút
các nguồn vốn quy mô lớn của các ngân hàng đến các nguồn vốn vô cùng
nhỏ của các tầng lớp dân cư. Cơ chế huy động vốn của công ty cổ phần ở
trình độ xã hội hoá rất cao so với huy động vố
n của ngân hàng, đây là cách
huy động vốn tiên tiến nhất phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế
hiện đại.
Đề án kinh tế chính trị
11
1.4. Sự hình thành công ty cổ phần là sự phát triển hợp với xu thế thời đại
Hiện nay xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước đã diễn ra ở mọi nước trên thế giới . Trong bối cảnh đó, sự
giao lưu, hoà nhập, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia là tất yếu khách quan.
Một trong các hình thức liên kết kinh tế giữa các quốc gia dưới hình thức góp
vốn kinh doanh là công ty cổ phần vì đây là hình thức kinh tế có trình độ xã
hội hoá rất cao, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều quốc gia.
2. Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt nam
Trong lịch sử hình thành và phát triển có hai phương pháp để thành lập
các công ty cổ phần đó là thành lập mới các công ty cổ phần và cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước
đã có.
Do nền kinh tế Việt nam hiện nay có những đặc điểm cụ thể, riêng biệt
so với các các nước khác trên thế giới nên việc thành lập mới các công ty cổ
phần không được chú trọng phát triển. Hiện nay ở Việt nam, kinh tế quốc
doanh đang nắm vai trò chủ đạo, hiện có 7500 doanh nghiệp nhà nước, nắm
giữ khoảng 80% tài sản quốc gia, 90% lao động lành nghề và cán bộ khoa
học kỹ thuật, 95% tín dụ
ng nhà nước. Nhưng có đến 20% -30% doanh nghiệp
đang làm ăn thua lỗ, ngoài ra đây còn là khu vực có rất nnhiều tiêu cực như
lãng phí , quân liêu làm thất thoát tài sản Mục tiêu cải cách hệ thống
DNNN đẻ nâng cao vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế quốc dân đã và
đang được đề ra một cách bức bách. Chính việc cải cách hệ thống DNNN
bằng cách cổ phần hoá là con đường khả thi và có hiệu quả nhất đang được
Đảng và Nhà nước ta quán triệ
t nên chúng ta chỉ tập chung đi sâu vào việc
hình thành các công ty cổ phần bằng cách cổ hoá các DNNN.
Việc cổ phần hoá các DNNN được tiến hành theo ba phương thức sau:
một là giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu
theo quy định nhằm thu hút vốn để phát triển , hai là bán một phần hiện có
của doanh nghiệp, ba là tách một bộ phận của doanh nghiệp đã đủ điều kiện
cổ phầ
n hoá.
Từ tháng 11năm 1987 trong Quyết định 217 của HĐBT Chính phủ đã
xác định chủ trương thí điểm bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên các
DNNN. Song phải sang đầu những năm 1990 , chủ trương này mới thực sự
được triển khai trong thực tế. Có thể chia quá trình cổ phần hoá DNNN ở
nước ta thành ba giai đoạn sau đây:
Giai đoạn thí điểm (1992-1995) : Thực hiện chỉ thị 202/ CT ngày 8/6/1992
của chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp
thành công ty cổ phần và chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 về xúc tiến thực
hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp và các giải pháp đa dạng hoá hình
thức sở hữu đối với DNNN. Trong bước đầu hoạt động , các công ty cổ phần
mới thành lập này đều thu được những kết quả s
ản xuất kinh doanh khả quan
.
Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá (từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998): Từ
kết quả thí điểm của giai đoạn trước, ngày7/5/1996 Chính phủ đã ban hành
Đề án kinh tế chính trị
12
nghị định 28/CP về chuyển đổi một số DNNN thành công ty cổ phần. Nghị
định này đã tạo nên khuôn khổ pháp lý đầy đủ để tiến hành cổ phần hoá
DNNN , công tác cổ phần hoá được các cấp các ngành quan tâm hơn .
Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá (từ tháng6\1998): Nghị định 44/CP ngày
29/06/1998 đã thay thế nghị định 28/CP với tinh thần tạo đông lực mạnh mẽ
hơn cho doanh nghiệp và ngườ
i lao đọng làm ở các doanh nghiệp tiến hành
cổ phần hoá, đơn giản hoá các thủ tục chuyển sang công ty cổ phần. Trong
bước đầu hoạt động , các công ty cổ phần đều phát triển được sản xuất kinh
doanh , không những đảm bao được việc làm mà còn thu hút thêm lao động,
thu nhập của người lao động được nâng cao .
3. Các loại công ty cổ phần ở Việt Nam
Loại công ty cổ phần đầu tiên chúng ta đề cập đến đó là công ty c
ổ
phần quốc doanh . Đây là một giải pháp để khắc phục khuyết tật của hình
thức sở hữu nhà nước và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong khu vực quốc
doanh. Công ty cổ phần quốc doanh gồm nhiều chủ sở hữu : Nhà nước,
những người lao động trực tiếp trong công ty cổ phần , các cá nhân và các tổ
chức khác Một đặc điểm quan trọng là nhà n
ước nắm giữ cổ phần khống chế
để chi phối các hoạt động của các công ty cổ phần do đó được gọi là các công
ty cổ phần quốc doanh. Người thay mặt nhà nước với tư cách là một cổ đông
trong Hội đồng quản trị có vai trò, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng hơn so với
vai trò chủ sở hữu gắn với bộ máy Nhà nước và viên chức Nhà nước. Ngoài
ra do cũng là công ty cổ phầ
n nên nó có đầy đủ các vai trò , đặc điểm của
công ty cổ phần đã nêu .
Loại công ty cổ phần thứ hai là công ty cổ phần liên doanh với nước
ngoài. Chúng ta đều biết rằng công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất
để tranh thủ đầu tư của nước ngoài. Do đó với một nền kinh tế đang phát triển
như nước ta hiện nay, sự ra đời của công ty cổ phần liên doanh với nước
ngoài đặc biệt quan trọng. Điểm khác cơ bản của loại hình công ty cổ phần
này sovới công ty cổ phần quốc doanh đó là sự tham gia của các cá nhân, tổ
chức nước ngoài vào mọi bộ phận của công ty. Mặc dù vậy. do nước ta dịnh
hướng phát triển một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nên
trong các công ty cổ phần loại này chủ yếu vẫn là Nhà n
ước nắm cổ phiếu
khống chế.
Loại công ty cổ phần thứ ba : là công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài.
Đó là những công ty cổ phần do các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài lập nên
ở Việt nam. Cũng có thể là một công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài
nhưng sau một thời gian làm ăn, các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài
dần dần nắm được toàn bộ số cổ phiế
u của công ty .
Ta cũng cần phân biệt được công ty cổ phần với công ty hợp doanh và
công ty trách nhiệm hữu hạn – hai loại công ty này đang tồn tại khá phổ biến
ở Việt Nam. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chúng đó là công ty hợp danh
và công ty TNHH nhiêù thành viên không được phát hành cổ phiếu và trái
phiếu trong quá trình kinh doanh. Trong trường hợp thiếu vốn thì công ty chỉ
Đề án kinh tế chính trị
13
có thể huy động các cổ đông góp thêm mà thôi . Việc đóng góp này do Đại
hội cổ đông quyết định.
Đề án kinh tế chính trị
14
II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN
NAY
Công ty cổ phần ra đời và phát triển khá sớm ở các nước tư bản chủ
nghĩa, đối với nước ta công ty cổ phần xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc thực hiện chủ trương đổi mới
quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần ở nước ta mớ
i bắt đầu xuất hiện một số công ty cổ phần với quy
mô nhỏ bé, trình độ thấp và đang trong giai đoạn sơ khai. Từ đó đến nay công
ty cổ phần phát triển tương đối mạnh mẽ và đã khẳng định được vai trò to lớn
của mình trong nền kinh tế Việt Nam
Ở nước ta điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi chiến lược phát
tri
ển kinh tế là cần phải huy động được nguồn vốn lớn. Huy động vốn trong
nhân dân vừa là giải pháp cấp bách vừa là giải pháp cơ bản trong chiến lược
tạo vốn cho từng doanh nghiệp hiện nay. Điều này chỉ thực hiện được thông
qua công ty cổ phần. Bởi vì so với công ty cổ phần thì hai hình thức huy động
vốn chủ yếu ở nước ta hiện nay là hệ thống quỹ tiế
t kiệm và tín phiếu kho bạc
còn nhiều nhược điểm ( cả với người gửi và người đi vay ). Thứ nhất, nếu
huy động vốn qua hệ thống tiết kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi suất cao gây
khó khăn cho người sử dụng vốn vì phải thông qua nhiều khâu chi phí nghiệp
vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua công ty cổ phần giảm được
chi phí không cần thiết tạo điều kiệ
n thuận lợi cho việc sử dụng vốn cũng như
bảo vệ quyền lợi người có vốn. Thứ hai, gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua
tín phiếu tuy có lãi suất ổn định, hạn chế phần nào rủi ro nhưng người có vốn
hoàn toàn mất khả năng chi phối việc sử dụng vốn, không được hưởng những
may mắn của việc sử dụng
đồng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự
rủi ro ở mức độ nhất định nhưng lại được hưởng may mắn mà lúc nào cũng
có trong thương trường. Hơn nữa các cổ đông lại có quyền lực trong Đại hội
cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép họ có thể được bầu vào
các cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó việc mua cổ phiế
u hấp dẫn hơn
Ngoài ra công ty cổ phần còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh
thủ sự đầu tư của nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho sự nghiệp phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp
vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh
về mọi mặt vốn, tiềm lực vật chất k
ỹ thuật, năng lực quản lý
Hệ thống DNNN ở nước ta hiện nay đang hoạt động kém hiệu quả một
phần vì không xác định rõ ai là chủ sở hữu đích thực. Đây là nguyên nhân
gây ra sự lãnh đạm, thiếu trách nhiệm ,thiếu kỷ cương, kỷ luật của người lao
động, sự giảm sút về năng suất, chất lượng và hiệu quả, thiếu minh bạch
trong phân phối thu nhậ
p. Còn trong công ty cổ phần quyền sở hữu và quyền
sử dụng được xác định rõ ràng nên cơ chế phân phối lợi ích được giải quyết
thoả đáng. Lợi ích của người lao động và người có vốn gắn liền với kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty nên trở thành động lực cơ sở bên trong thúc
đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Đề án kinh tế chính trị
15
Hiện nay quá trình cổ phần hoá ở nước ta đang được triển khai khá
mạnh mẽ. Việc hình thành công ty cổ phần thông qua cổ phần hoá góp phần
nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bởi chỉ có thế mới nâng cao
được hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa Nhà nước với hình
thức tham dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều
chỉnh cơ cấu kinh t
ế thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường một cách có
hiệu quả
Công ty cổ phần ra đời còn góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển
thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Tháng 7 năm 1998 đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở
Việt Nam. Đồng thời với việc ban hành nghị định 48 /1998 /NĐ-CP về chứng
khoán và thị
trường chứng khoán, Chính phủ đã ký quyết định số 127 /1998
/QĐ-TTg về thành lập hai Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh, phát đi hiệu lệnh khởi động thị ttrường chứng
khoán. Thông qua thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh có thể huy
động mọi nguồn tiết kiệm trong dân cư. Nó là cơ sở quan trọng để Nhà nước
thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của n
ền
kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu đã lựa chọn. Thiếu thị trường chứng
khoán sẽ không có nền kinh tế thị trường phát triển. Song sự ra đời của nó
không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người mà là kết qủa của sự phát
triển chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời và phát triển, hoạt động một
cách hoàn hảo của các công ty cổ phần gi
ữ vai trò quyết định.
III. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM.
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được bắt đầu thí điểm từ
cuối năm 1991. Quá trình cổ phần hoá ở nước ta về cơ bản có thể chia làm
hai giai đoạn:
1. Thời kỳ thí điểm cổ phần hoá (6/1992 đến hết năm 1996)
Thực hiện Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việ
c tiếp tục thí điểm chuyển một
số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, các Bộ, ngành đã hướng
dẫn doanh nghiệp nhà nước đăng ký thực hiện thí điểm chuyển sang công ty
cổ phần. Trên cơ sở số lượng doanh nghiệp nhà nước đã đăng ký, Chủ tịch
hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã chọn 7 doanh nghiệp
nhà nước do Chính phủ chỉ
đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần, đó là:
1. Nhà máy xà phòng Việt Nam (Bộ công nghiệp)
2. Nhà máy diêm Thống nhất (Bộ công nghiệp)
3. Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Bộ Nông
nghiệp).
4. Xí nghiệp Chế biến gỗ Lạng Long Bình (Bộ nông nghiệp),
5. Công ty Vật tư Tổng hợp Hải Hưng (Bộ Thương mại).
6. Xí nghiệp Sản xuất Bao bì (Thành phố Hà Nội).
Đề án kinh tế chính trị
16
7. Xí nghiệp Dệt da may Lagamex (Thành phố Hồ Chí Minh).
Sau một thời gian làm thử, 7 DNNN được Chính phủ chọn làm thí điểm
đều xin rút lui, hoặc không đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá như
Lagamex, nhà máy Xà phòng Việt Nam Hơn 30 doanh nghiệp đã đăng ký
với Bộ tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hoá và 3 doanh nghiệp nhà
nước xin chuyển thành công ty TNHH theo chỉ thị 84/TTg. Có 5 doanh
nghiệp nhà nước được phép chuyển sang công ty cổ phầ
n, đó là:
1. Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Bộ giao thông).
2. Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (TP Hồ Chí Minh)
3. Công ty cổ phần giầy Hiệp An ( Bộ Công nghiệp).
4. Công ty cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (Tỉnh Long An)
5. Công ty cổ phần Chế biến Thức ăn Gia súc (Bộ công nghiệp).
Trong một thời gian thực hiện thí điểm cổ phần hoá, tuy số lượng các
doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần còn ít song giai đoạn
thí điểm đã đem lại một số kết quả đáng chú ý:
• Quá trình thí điểm cổ phần hoá đã huy động được một lượng vốn quan
trọng trong nhân dân. Qua bán cổ phiếu, nhà nước đã thu được 14,165 tỷ
đồng tiền mặt nộp vào Ngân sách. Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản
thuộc sở hữu Nhà nướ
c để đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN
• Tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, 100% cán bộ công nhân viên
tham gia mua cổ phiếu. Khi người lao động có vốn trong công ty, lợi ích của
họ gắn với lợi ích công ty vì vậy họ làm việc với trách nhiệm cao vì quyền lợi
của mình. Mặt khác họ cũng yêu cầu Hội đồng quản trị và giám
đốc điều
hành phải chỉ đạo và tổ chức để công ty hoạt động có hiệu quả.
• Hiệu quả của các công ty này tăng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế như
doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm; lợi nhuận tăng 70,2%; nộp Ngân sách
tăng 89%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,10%.
• Vốn của các doanh nghiệp này tăng lên đáng kể. Tính bình quân vốn
của các doanh nghiệp mỗi năm tăng 45%.
• Ngườ
i lao động trong các doanh nghiệp này tăng 46,8%, thu nhập của
người lao động tăng 20%/năm.
• Nhà nước vẫn giữ được vai trò lãnh đạo doanh nghiệp nhờ duy trì tỷ lệ
cổ phiếu chi phối, giám sát các hoạt động bằng luật pháp và nội dung các
điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nhà nước.
Tính đến hết thời gian thí điểm cổ phần hoá (hết năm 1996) tổng số
doanh nghi
ệp nhà nước được chuyển sang công ty cổ phần là 12 doanh
Đề án kinh tế chính trị
17
nghiệp. Dưới đây là danh sách các doanh nghiệp và một số chỉ tiêu tài chính
của các doanh nghiệp đó sau thời gian cổ phần hoá.
Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển GEMADEPT
Trước CPH Sau CPH
Chỉ tiêu Đơn vị
1992 1993 1994 1995 1996
1. Doanh thu Tr. đồng 11.120 16.530 24.134 47.538 65.046
2. Nộp NS Tr.đồng 3.336 3.750 8.700 16.530 25.117
3. Lãi Tr. đồng 3.400 3.700 8.800 15.200 23.000
4. Thu nhập
bình quân
người/tháng
1000 đồng 850 900 1.200 1.400 2.000
5. Lao động Người 56 320
(Nguồn: Ban cổ phần hoá Bộ Tài chính.)
Công ty đại lý Liên hiệp vận chuyển chuyển làm dịch vụ vận chuyển từ
kho của người gửi đến kho cuả người nhận bằng các phương tiện đường bộ,
đường thuỷ, đường biển tới các cảng quốc tế. Công ty là một trong những
doanh nghiệp đầu tiên ở nước ta được tiến hành thí điểm cổ phần hoá. Doanh
nghiệp này được chính th
ức chuyển sang công ty cổ phần vào ngày
01/07/1993. Tổng số vốn điều lệ của công ty sau cổ phần hoá là
6.207.655.000 đồng được chia thành 31.038 cổ phiếu với mệnh giá 200.000;
trong đó tỷ lệ cổ phần của nhà nước là 18%, của cán bộ công nhân viên chức
trong công ty là 77%, của cổ đông ngoài là 5%. Sau 3 năm hoạt động kể từ
ngày chuyển sang công ty cổ phần, số lao động của công ty tăng từ 56 người
(năm 1993) lên 320 ngườ
i (năm 1996). Doanh thu năm 1996 tăng gấp gần 4
lần so với năm 1993, nộp ngân sách của công ty cũng tăng từ 3.750 (1993)
lên 25.117 (1996) tức khoảng 6,6 lần, thu nhập người lao động tăng từ
900.000 (năm 1993) lên 2. 000.000 (năm 1996).
Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) được thành lập năm 1987 trên cơ sở
công ty liên hợp Thiết bị lạnh trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh. Ngay từ khi mới thành lập, công ty
đã tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ,
hoạt động theo nguyên tắc hạch toán duy nhất, năng động trong quản lý sản
xuất kinh doanh. Công ty đã mạnh dạn nhập các thiết bị lạnh với phương thức
trả chậm, tiêu thụ nhanh hàng nhập, thanh toán kịp thời và đầy đủ phần nợ trả
chậm cho bên nước ngoài. Cũng chính từ thành công trong hoạt động ngoại
thương, tích tụ và tập trung t
ư bản được hình thành, công ty đã thành lập 2
công ty liên doanh: Công ty liên doanh CERVICO (liên doanh với công ty
MEKONG - một công ty Việt kiều ở Đức) nhằm lắp ráp thiết bị lạnh trong
nước, vốn đầu tư là 820.000 USD. Công ty liên doanh REEYOUNG (liên
Đề án kinh tế chính trị
18
doanh với công ty BOUYONG của Nam Triều Tiên) chuyên sản xuất túi sách
xuất khẩu, vốn đầu tư 1.600.000 USD. Trong những năm trước cổ phần hoá,
công ty hoạt động thực sự có hiệu quả. Công ty luôn dự đoán đúng nhu cầu
của thị trường trong nước nên đã tạo được một số lượng hàng hoá, thiết bị vật
tư dự trữ đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, tạo
được niềm tin và giữ
được uy tín với khách hàng. Tháng 11/1993 theo quyết định số 1707/QĐ -
UB của UBND TP Hồ Chí Minh, Công ty Cơ điện lạnh chính thức được
chuyển sang công ty cổ phần. Tổng số vốn điều lệ mới thành lập của công ty
là 16 tỷ đồng được chia thành 160.000 cổ phần với mệnh giá một cổ phiếu là
100.000 đồng, Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần là 30% (gồm 4 đại diệ
n cổ
đông), cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 50% (gồm 212 cổ đông),
các cổ đông ngoài công ty là 20% (gồm 238 cổ đông). Cổ đông là cán bộ
công nhân công ty được mua không quá 5% tổng số cổ phiếu, cổ đông ngoài
công ty không được mua quá 0,5% tổng số cổ phiếu. Như vậy cổ đông là cán
bộ công nhân viên công ty không được mua cổ phần quá 800 triệu đồng, cổ
đông ngoài công ty không được mua cổ phần quá 800 triệu. Ngoài ra, các cổ
đông là nhân viên công ty còn được vay tiền với lãi su
ất ưu đãi, được chia
quỹ khen thưởng và phúc lợi còn lại để có thể mua cổ phiếu. Ba năm sau khi
cổ phần hoá, tổng số vốn của công ty tăng từ 16 tỷ đồng (năm 1993) lên 30 tỷ
đồng (năm 1996), doanh thu năm 1996 tăng gấp 5 lần so với năm 1993. Số
lao động năm 1996 tăng hơn 3 lần so với những năm công ty chưa được cổ
phần hoá. Tổng thu nhập củ
a người lao động đạt 1.800.000/cổ phần. Công ty
đang nghiên cứu sẽ bán tiếp cổ phần ưu đãi cho 2/3 số công nhân mới được
tuyển vào làm, nhằm thu hút thêm số người có tay nghề cao. Năm 1996, công
ty được nhà nước cho phép phát hành thử trái phiếu chuyển đổi bằng ngoại tệ
và bán cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 5 triệu USD, lãi suất
4,5%/năm. Các trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu trong quý 3/1996,
trái chủ đượ
c chuyển thành cổ đông sẽ không được tham gia Hội đồng quản
trị.
Trước CPH Sau CPH
Chỉ tiêu Đơn vị tính
1992 1993 1994 1995 1996
1. Doanh thu Tr. đồng 42.000 45.000 77.000 214.000 277.000
2. Nộp NS Tr. đồng 2.570 54.370 13.126 48.000 61.000
3. Lãi Tr. đồng 6.800 7.300 11.300 21.300 5.000
4. Thu nhập
bình quân
người/tháng
1000đồng 774 1.200 1.400 1.500 1.800
5. Lao động Người 200 800
(Nguồn: Ban cổ phần hoá Bộ Tài chính)
Đề án kinh tế chính trị
19
Công ty cổ phần giầy Hiệp An là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại
giày dép phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty được chuyển
sang công ty cổ phần tháng 8/1994 với tổng giá trị doanh nghiệp là 4,793 tỷ
đồng. Trong đó Nhà nước giữ 30% vốn cổ phần, cán bộ công nhân công ty
giữ 35,5%, cổ đông ngoài doanh nghiệp giữ 34,8%. Doanh thu năm 1996
tăng xấp xỉ gấp 2 lần với năm 1993, nộp ngân sách năm 1996 tăng 5,3 t
ỷ
đồng so với năm 1993. Thu nhập người lao động tăng từ 420.000đ/ người/
tháng lên 1.200.000/người/tháng. Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
của công ty
Trước CPH Sau CPH
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
1993 1994 1995 1996
1. Doanh thu Tr. đồng 11.200 13.493 18.624 25.639
2. Nộp ngân sách Tr. đồng 2.100 2.800 5.200 8.100
3. Lãi Tr. đồng 2.718 3.152 5.412 7.918
4. Thu nhập bình
quân người/tháng
1000 đồng 420 470 850 1.200
5. Lao động Người 380 400
(Nguồn: Ban cổ phần Bộ tài chính)
2. Thời kỳ sau thí điểm (từ cuối năm 1996 đến nay)
Thực hiện Nghị định 28/CP (7/5/1996) về chuyển các DNNN sang công
ty cổ phần ( CTCP), thời kỳ sau thí điểm cổ phần hoá (từ cuối năm 1996 đến
tháng 2 năm 1999) đã có 134 doanh nghiệp được chuyển sang CTCP, tính
chung cả thời kỳ thí điểm hiện nay có tất cả 146 doanh nghiệp (theo báo cáo
của Ban cổ phần hoá, b
ộ tài chính). Từ bảng danh sách (phụ lục), chúng ta
thấy tốc độ cổ phần hoá diễn ra còn chậm, số các DNNN chuyển sang CTCP
“nhỏ giọt” trong các năm 1993 - 1997, cụ thể năm 1993: 2 donah nghiệp;
năm 1994: 1 doanh nghiệp; năm 1995: 2 doanh nghiệp; năm 1996: 7 doanh
nghiệp và năm 1997: 4 doanh nghiệp. Sang năm 1998 đã có sự tiến bộ: 102
doanh nghiệp. Như vậy số doanh nghiệp chuyển sang CTCP năm 1998 lớn
hơn nhiều so với số doanh nghiệp chuyể
n sang CTCP của các năm trước
cộng lại. Song kế hoạch đề ra là thực hiện cổ phần hoá thành công 150 doanh
nghiệp trong năm 1998 thì con số 102 CTCP chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Bước sang năm 1999, Chính phủ đặt ra kế hoạch sẽ thực hiện cổ phần
hoá thêm khoảng 400 doanh nghiệp. Theo Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp
trung ương thì từ đầu năm đến nay đã có thêm 42 doanh nghiệp nhà nước
chuyển sang công ty cổ ph
ần với tổng số vốn điều lệ gần 180 tỷ đồng. Trong
số đó có gần 23 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng, 10 doanh
nghiệp dịch vụ thương mại, 3 doanh nghiệp giao thông vận tải và 5 doanh
Đề án kinh tế chính trị
20
nghiệp nông - lâm - thuỷ sản. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ, chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên là công ty cổ
phần bao bì Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng (38 tỷ đồng), công ty cổ
phần điện cơ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (25 tỷ đồng) và công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Tân Định thuộc thành phố H
ồ Chí Minh (10 tỷ
đồng). Các địa phương và ngành triển khai cổ phần hoá tích cực nhất là tỉnh
Bình Định (4 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (4 doanh nghiệp), Tổng
công ty cà phê (3 doanh nghiệp), Tổng công ty xi măng Việt Nam (2 doanh
nghiệp) Trong số 34 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán cổ phiếu đã có
12 doanh nghiệp không có cổ phần của Nhà nước và 27 doanh nghiệp có cổ
phần của cổ đông ngoài doanh nghiệp. Như vậy, theo kế hoạch đặt ra cho
năm 1999 là sẽ
cổ phần hoá từ 400 - 600 doanh nghiệp thì con số 42 doanh
nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá từ đầu năm đến nay chỉ bằng 1/10 kế
hoạch. Và từ giờ đến cuối năm, chúng ta phải cổ phần hoá thêm hơn 300
doanh nghiệp nữa.
Kết quả bước đầu.
• Về phía doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động của công ty cổ phần sau
khi cổ phần hoá đều có hiệu quả, các chỉ
tiêu tăng nhiều lần so với khi còn là
DNNN biểu hiện trên cả 3 mặt lợi ích của: lao động - doanh nghiệp - Nhà
nước. Việc huy động vốn của công ty cổ phần chủ yếu đầu tư chiều sâu, đổi
mới công nghệ nên năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước,
đem lại lợi nhuận cao hơn. Cơ câú vốn sở hữu trong các công ty cổ phần, tỷ
lệ v
ốn sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sở hữu khác. Nhà
nước nắm từ 18% đến 51% (Bình quân 41%) cổ phần công ty; cổ đông là
người lao động từ 18% đến 50% cá biệt có doanh nghiệp trên 70% (bình quân
30%) cổ phần công ty; số cổ phần còn lại là thuộc cổ đông ngoài xã hội nắm
giữ (bình quân 29%).
• Về phía Nhà nước, ngoài việc Nhà nước tăng thu các khoản thu từ
doanh nghiệp như thuế l
ợi tức do doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhà nước
còn thu được một lượng vốn từ các nguồn phát sinh trong quá trình cổ phần
hoá như số thu về tiền bán cổ phiếu. Ví dụ số thu về cổ phần hoá tính đến hết
năm 1997 như sau:
Tiền thu về bán cổ phiếu: 30. 207 triệu đồng
Lợi tức của Nhà nước tại các công ty cổ phần: 6.995 triệu đồng
Lãi tiền vay mua chị
u cổ phần Nhà nước: 522 triệu đồng.
Tổng cộng: 37. 724 triệu đồng.
• Về phía người lao động: người lao động đã gắn được kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình với lợi ích của bản thân, của doanh
nghiệp, đồng thời được tạo điều kiện làm chủ doanh nghiệp. Thu nhập của
người lao động cao hơn khi còn là DNNN từ 1,5 - 2 lần, bên cạ
nh đó người
lao động còn nguồn thu từ lợi tức cổ phần khoảng 22% - 24%/năm.
Đề án kinh tế chính trị
21
Việc làm của người lao động được đảm bảo, hơn thế ngoài số lao động
cũ, các công ty cổ phần còn thu hút thêm nhiều lao động ngoài xã hội vào
làm việc. Trong một số công ty cổ phần, người lao động đã đề cử đại diện của
mình tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của
chương trình hỗ trợ phát triển dự án Mêkông (Mekong Project Development
Facility - MPDF) năm 1998 trong 13 doanh nghiệp được khảo sát đ
ã thành
lập Hội đồng quản trị; 3 công ty người ngoài đại diện cho cán bộ công nhân
viên đảm nhận chủ tịch Hội đồng và giám đốc điều hành, 2 công ty khác giữ
1 trong 2 trọng trách trên.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP.
I. CÁC YẾU TỐ KHÓ KHĂN VÀ CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CỔ
PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá
ở nhiều nước đang phát triển và Đông Âu là khu vực tư nhân nhỏ bé và yếu
ớt. Đối với Việt Nam cũng như vậy, khi hàng chục năm khu vực này được coi
là đối tượng cải tạo XHCN. Sự nhỏ bé và yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân
phản ánh trình độ chậm phát triển kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh
nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến, hình thái công ty cổ
phần còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ, lúng túng
cho cả người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thức cổ phiếu do
đó làm cho việc tiến hành chương trình cổ phần hoá ở nước ta phải thực hiện
trong một thời gian dài song song vớ
i sự hình thành và phát triển hình thái
công ty cổ phần cũng như xác lập môi trường pháp lý tương ứng.
Cùng với sự yếu ớt và nhỏ bé của khu vực kinh tế tư nhân là sự thiếu
vắng một thị trường tài chính thực sự trong đó có thị trường chứng khoán.
Như trên đã trình bày, thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh trạng
thái hoạt động của các công ty cổ phần trong một nền kinh tế thị trườ
ng: nó
vừa là điều kiện vừa là tấm gương phản chiếu sự ra đời và hoạt động của các
công ty cũng như huy động vốn trên thị trường tài chính.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về tư tưởng quan điểm cổ phần hoá
Đối với các doanh nghiệp: người lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) hầu
hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang công ty cổ phần
không dễ gì giữ được chức vụ đó trước Đại hội cổ đông. Sau khi cổ phần thì
Đề án kinh tế chính trị
22
những quyền lực quan trọng nhất thuộc về Đại hội cổ đông và Hội đồng quản
trị công ty. Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm
giám đốc điều hành thì chỉ đóng vai trò thực thi của hai tổ chức nói trên mà
thôi. Hội đồng của giám đốc có sự giám sát chặt chẽ của Ban kiểm soát (như
đã nêu ở chương một) của Hội đồ
ng quản trị công ty. Lẽ đương nhiên thu
nhập của giám đốc sẽ bị giảm xuống, không còn hấp dẫn, quyền hành lại bị
hạn chế. Chắc chắn trước ngưỡng cửa cổ phần hoá, các vị giám đốc quốc
doanh ít nhiều đều có tâm tư mắc mớ, ít nhiệt tình đối với phương án cổ phần
hoá. Còn với khả năng xấu hơn, vị trí công tác của giám đốc có thể b
ị thay
đổi, thậm chí có thể bị mất việc thì hậu quả còn tồi tệ hơn.
Chính vì lẽ đó giám đốc các DNNN thường có tâm lý không muốn cổ
phần hoá, chuyển đổi sở hữu, mặc dù đã nhận thức được khó khăn trong cạnh
tranh thị trường, và biết rằng doanh nghiệp có thể nguy cơ suy sụp trong cuộc
cạnh tranh thị trường ngày một gay gắt. Tâm lý chung của các vị giám đốc
DNNN là “còn nước còn tát”, tát
được ngày nào hay ngày đó.
Còn về phía người lao động, họ sau khi cổ phần hoá có thể bị mất việc,
hoặc quyền lợi không được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề mua, mua chịu và
được cấp cổ phiếu. Thế là từ trên xuống dưới kết thành những mảng trong
nhận thức và hành động. Để đảm bảo an toàn và giữ được “ghế”, tránh được
nguy cơ “đi chệch hướng XHCH”, thượ
ng sách là không sắn tay vào công tác
này.
Làm thế nào để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và
nhận thức trên đây? Trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ
trương cổ phần hoá DNNN.
Một là, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không dẫn đến
nguy cơ chệch hướng XHCN và làm suy yếu kinh tế nhà nước, bở
i lẽ: Trong
cơ cấu kinh tế quốc dân, Nhà nước vẫn nắm giữ các DNNN thuộc các ngành
then chốt, trọng yếu tạo nền tảng cho nền kinh tế quốc dân và sức mạnh của
Nhà nước XHCN. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tài sản Nhà
nước không bị suy giảm mà còn có khả năng tăng nhờ lợi tức cổ phần của
Nhà nước và sự đóng góp của các công ty cổ phần làm ă
n có hiệu quả vào
ngân sách Nhà nước. Quá trình cổ phần hoá được tiến hành dưới sự lãnh đạo
tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước XHCN.
Hai là, cổ phần hoá không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vị trí của
mỗi người trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp
tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những m
ục tiêu cổ
phần hoá mà chúng ta thực hiện. Để có thể đưa những nhận thức đúng đắn
trên đây đến tất cả các cơ quan lãnh đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh
nghiệp và đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động làm việc trong doanh
nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, mục tiêu, quan điểm cũng
Đề án kinh tế chính trị
23
như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hoá trong quá trình chuyển đổi từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
2. Về môi trường pháp lý cho việc cổ phần hoá.
Môi trường pháp lý của nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản pháp
luật trực tiếp và gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá. Từ khi chủ trương cổ
phần hoá các DNNN được đề
cập lần đầu tiên trong Nghị quyết Hội nghị lần
2 - Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá 7 (tháng 11/1991) cho đến nay đã
có tổng cộng 27 văn bản pháp quy trực tiếp liên quan đến cổ phần hoá.
Về số lượng, tuy các văn bản pháp lý trực tiếp chỉ đạo quá trình cổ phần
hoá như vậy là khá nhiều, nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào đủ tầm
quyết sách để có thể tiến hành mộ
t quá trình cổ phần hoá trên diện rộng như
luật, pháp lệnh. Đối với các văn bản gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá thì
còn thiếu mảng luật về chứng khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
Về chất lượng, một số nội dung trong các văn bản hướng dẫn chưa rõ
ràng, thiếu cụ thể, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát như: trách
nhi
ệm của các Bộ, ngành, các địa phương trong việc chỉ đạo cổ phần hoá;
thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu với việc cổ phần hoá; cổ phần hoá là tự
nguyện hay bắt buộc; việc bán cổ phần cho người nước ngoài có quy định
nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Để giải quyết những vấn đề tồn t
ại về chính sách pháp luật trên đây, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải lắng nghe ý kiến từ phía các doanh
nghiệp đã hoàn tất và đang hoàn tất cổ phần hoá và cả những doanh nghiệp
chưa tiến hành cổ phần hoá để cụ thể hoá, chi tiết hoá những điểm còn
“chung chung”, ban hành thêm những quy định còn thiếu. Đòi hỏi sự đồng bộ
của hệ thống văn bản pháp quy ngay trong đ
iều kiện hiện nay là điều không
thực tế, song đã đến lúc chúng ta phải có ngay một bộ luật cổ phần hoá hoặc
luật công ty cổ phần bởi vì chưa có luật, chưa có pháp lệnh thì chưa có căn cứ
pháp lý để thực hiện, chưa có căn cứ để ban hành các văn bản pháp quy dưới
luật, và như vậy việc thực hiện sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, vi
ệc dự thảo và
sớm ban hành luật về chứng khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trường
chứng khoán cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và việc hình
thành thị trường vốn ở nước ta.
3. Hệ thống các cơ quan quản lý công tác cổ phần hoá.
Về tổng thể, bộ máy quản lý hành chính về cổ phần hoá tổ chức chỉ đạo
chưa tập trung, thiếu tính nhất quán giữ
a Trung Ương và địa phương, giữa
các Bộ, Ngành. Ví dụ có những doanh nghiệp đã làm xong thủ tục nhưng
chính quyền địa phương vẫn không cho phép hoạt động, gây khó khăn không
ít cho doanh nghiệp cổ phần, tạo tâm lý chản nản trong các cổ đông vì trong
vòng 2 năm đó vốn không được luân chuyển (như công ty chế biến hàng xuất
khẩu Long An, công ty chế biến thức ăn gia súc VIFOCO )