Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Phân tích nội dung định vị điểm đến Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.31 KB, 30 trang )

lOMoARcPSD|9881195

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
MÔN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Đề tài: Phân tích nội dung định vị điểm đến Đồng Tháp

HÀ NỘI - 2021

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................4
1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và vai trò định vị điểm đến du lịch....................................................4
1.1.1 Khái niệm về định vị điểm đến du lịch................................................................................4
1.1.2 Nhiệm vụ định vị điểm đến du lịch......................................................................................4
1.1.3 Vai trò của định vị điểm đến du lịch....................................................................................4
1.2 Nội dung định vị điểm đến du lịch..........................................................................................4
1.2.1 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ tại điểm đến du lịch......................................4
1.2.2 Tạo sự khác biệt về nhân sự.................................................................................................5
1.2.3 Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh và đặc điểm nhận dạng...........................................6
1.2.4 Tạo sự khác biệt về biểu tượng và chữ viết........................................................................6
1.2.5 Tổ chức các sự kiện để tạo ra đặc điểm nhận dạng...........................................................6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỊNH VỊ ĐIỂM ĐẾN ĐỒNG THÁP.......................................7


2.1 Giới thiệu tỉnh Đồng Tháp......................................................................................................7
2.1.1 Lượt khách du lịch 2018-2020.............................................................................................7
2.1.2 Thu về du lịch........................................................................................................................9
2.2 Thực trạng định vị điểm đến Đồng Tháp..............................................................................9
2.2.1 Phương pháp định vị điểm đến Đồng Tháp.......................................................................9
2.2.2 Thực trạng định vị điểm đến Đồng Tháp.........................................................................10
2.2.2.1 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ tại điểm đến Đồng Tháp................................10
2.2.2.2 Sự khác biệt về nhân sự.....................................................................................................14
2.2.2.3 Sự khác biệt về hình ảnh và đặc điểm nhận dạng..............................................................15
2.2.2.4 Sự khác biệt về biểu tượng và chữ viết..............................................................................17
2.2.2.5. Các sự kiện tạo ra đặc điểm nhận dạng...........................................................................19
2.3. Mục tiêu vị thế Đồng Tháp hướng tới.................................................................................22
2.4 Đánh giá..................................................................................................................................23
2.4.1 Thành công..........................................................................................................................23
2.4.2 Hạn chế................................................................................................................................23
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỊNH VỊ ĐIỂM ĐẾN ĐỒNG THÁP.........................................25
3.1 Về sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ tại điểm đến Đồng Tháp..................................25
3.2 Về nhân sự..............................................................................................................................25

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

3.3 Về hình ảnh và đặc điểm nhận dạng....................................................................................26
3.4 Các sự kiện tạo ra điểm nhận dạng......................................................................................26
KẾT LUẬN...................................................................................................................................27

Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói đầy tiềm năng và triển vọng, đang ngày
càng khằng định vai trị của mình trong nền kinh tế thế giới. Cùng với tốc độ phát triển
của ngành này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung vào nguồn lực đầu tư
cho phát triển, quảng bá xúc tiến du lịch, nhằm định vị thành công điểm đến du lịch. Khi
các điểm đến du lịch có sự giới hạn hay giống nhau về tài nguyên thì việc định vị điểm
đến là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh của địa phương
vơi tư cách không chỉ là một điểm đến du lịch trong một quốc gia mà còn là một điểm
đến du lịch trên thị trường quốc tế. Bởi bản chất của định vị điểm đến du lịch là việc
chuyển tải có chủ đích một bản sắc riêng thành một hình tượng khác biệt và nổi trội trong
tâm trí khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm, tạo ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí du
khách, góp phần tạo động lực để họ quyết định đến tham quan điểm du lịch đó. Do vậy,
vấn đề định vị điểm đến du lịch ngày càng trở nên quan trọng.
Chính vì lẽ đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển du lịch Đồng Tháp trong thời
gian tới thì việc định vị điểm đến Đồng Tháp cần phải được tiến hành nhanh chóng. Xuất
phát từ nguyên nhân cơ bản trên, nhóm 2 đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Phân tích
nội dung định vị điểm đến Đồng Tháp”

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và vai trò định vị điểm đến du lịch
1.1.1 Khái niệm về định vị điểm đến du lịch
Định vị là tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong mơi trường cạnh

tranh, đặc biệt, khách hàng mục tiêu có thể phân biệt rõ thương hiệu này với thương hiệu
khác- De Sarbo & Rao (1965).
Theo Gartner (1989), Định vị điểm đến du lịch là quá trình thiết lập với một
vị trí đặc biệt cho điểm đến du lịch, trong tâm trí của khách du lịch tiềm năng.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Du lịch điện tử
Định vị điểm đến du lịch được hiểu là việc thiết lập sản phẩm và hình ảnh điểm
đến trong tâm trí khách du lịch mục tiêu, có sự khác biệt và nổi trội so với điểm đến cạnh
tranh.
1.1.2 Nhiệm vụ định vị điểm đến du lịch
Phát hiện ra những điều khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình
ảnh có thể tạo ra được để phân biệt với đối thủ cạnh tranh.
Áp dụng những tiêu chuẩn để lựa chọn những khác biệt quan trọng nhất.
Tạo được những tín hiệu có hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân
biệt được với đối thủ cạnh tranh
1.1.3 Vai trò của định vị điểm đến du lịch
Duy trì vị trí cạnh tranh của điểm đến so với một số đối thủ trực tiếp với
mạnh hơn.
Là cơ sở để xác định thông điệp của điểm đến du lịch rõ ràng đến thị trường
mục tiêu; tránh việc một điểm đến du lịch cố gắng “là tất cả cho mọi người”.
Giúp khách nhận biết bản sắc của điểm đến du lịch hoặc có hình ảnh tích
cực trong tâm trí khách, khuyến khích tạo ra nhu cầu du lịch của du khách tiềm năng đối
với điểm đến
1.2
Nội dung định vị điểm đến du lịch
1.2.1 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ tại điểm đến du lịch
Định vị cần hướng đến cung ứng một sản phẩm “tốt hơn”, “mới hơn”, “nhanh
hơn”, hay “rẻ hơn”.
“Tốt hơn” là cách thức cải tiến về dịch vu, nâng cao mức độ chất lượng
dịch vụ và sự trải nghiệm của du khách so với các sản phẩm hiện có và đối thủ cạnh
tranh.


Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

“Mới hơn” là áp dụng những giải pháp, ý tưởng mà trước đó chưa từng
thực hiện. Phát triển các sản phẩm mới có thể tạo ra lợi thế, độc quyền, tạo ra tính thị
hiếu, kiểu mốt sự phát triển ngắn hạn của điểm đến. Tuy thường chứa những rủi ro lớn
nhưng vẫn có cơ may thắng đậm.
“Nhanh hơn” bao gồm nhanh hơn về thời gian chờ đợi tiêu dùng dịch vụ và
thời gian tiêu dùng dịch vụ.
“Rẻ hơn” là cùng một mức phí bỏ ra nhưng tiêu dùng nhiều tiện nghi và
sản phẩm dịch vụ hơn.
Khi tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ tại điểm đến du lịch cần lưu ý:
Điểm đến chỉ dựa vào cắt giảm chi phí và giá để tạo sự khác biệt có thể
phạm phải sai lầm.
Ba vấn đề tạo nên đặc điểm khác biệt của sản phẩm có vị trí dẫn đầu thị
trường đó là :
+ Hoạt động tuyệt hảo: là hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở chất lượng tốt
với mức giá phải chăng và dễ tiếp cận.
+ Quan hệ thân thiết với khách hàng, để đảm bảo cung ứng hàng hóa dịch vụ phù
hợp hơn với từng cá nhân khách hàng, đặc biệt nhóm khách hàng mục tiêu. Tăng mức độ
trải nghiệm của khách hàng thông qua việc tham gia các hoạt động tại điểm đến một cách
tối ưu hơn.
+ Dẫn đầu về sản phẩm: nâng cao chất lượng với đối thủ cạnh tranh hay tạo ra sản
phẩm mới tạo lợi thế độc quyền.
1.2.2 Tạo sự khác biệt về nhân sự
Tổ chức các lớp bồ dưỡng và huấn luyện cho mọi đối tượng trong điểm đến du
lịch.

Lớp bồi dưỡng và huấn luyện cần đảm bảo 6 yêu cầu:
- Về năng lực: Đào tạo về kiến thức và kỹ năng phù hợp với từng nhiệm vụ, từng
vị trí cơng việc nhằm tạo ra sự chun nghiệp hóa và hình ảnh trong tâm trí của khách
hàng.
- Về thái độ: Họ phải có thái độ niềm nở, lễ phép, than thiện, nhiệt tình, lịch sự và
chu đáo.
- Về trách nhiệm: Họ phải có ý thức trách nhiệm đối với khách hàng, đối với công
việc, hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng, công việc.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

- Về độ tin cậy: Họ phải đảm bảo phục vụ dịch vụ đồng đều và chính xác. Q trình
cung ứng phải giống như quảng cáo, cam kết.
- Về sự nhiệt tình: Họ phải nhanh chóng giải quyết những u cầu và vấn đề của các
khách hàng. Luôn luôn giúp đỡ khách hàng vào mọi thời điểm, cả nội dung trong và
ngoài dịch vụ.
- Về khả năng giao tiếp: Họ phải cố gắng hiểu được khách hàng và cung cấp thông
tin rõ ràng. Kỹ năng giáo tiếp với khách hàng, người dân địa phương, nhà cung ứng.
1.2.3 Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh và đặc điểm nhận dạng
Các điểm đến du lịch có cùng loại (vùng biển, vùng núi,…) rất giống nhau
về tài nguyên du lịch nên cần tạo ra hình ảnh về sự khác biệt -> Nghiên cứu, tìm kiếm
những đặc trưng nhất định trong một hình ảnh của điểm đến.
Để có được hình ảnh sâu sắc cần có sự sáng tạo và đầu tư nhiều cơng sức.
Tìm kiếm và khai thác những nét đặc trưng và khác biệt để phân biệt được với các
điểm đến khác.
Tốn thời gian và công sức để xây dựng và định vị một các liên tục và phổ rộng
hình ảnh đó trong tâm trí của khách hàng.

1.2.4 Tạo sự khác biệt về biểu tượng và chữ viết
Một hình ảnh sâu sắc gồm một hay nhiều biểu tượng làm cho người ta liên tưởng
đến điểm đến. Logo của điểm đến phải được thiết kế để khách hàng có thể nhận ra ngay
lập tức. Điểm đến có thể lựa chọn một số đối tượng đặc trưng để biểu đạt một sự khác
biệt nào đó hoặc chất lượng sản phẩm nào đó... Bước tiếp theo là chọn màu làm đặc điểm
nhận dạng và đôi khi một đoạn nhạc, âm thanh nhất định. Màu sắc gây ấn tượng với
khách hàng và phù hợp với sản phẩm cung ứng. chữ viết ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gây
ấn tượng.
Những biểu tượng đã chọn phải được đưa lên quảng cáo để truyền đạt biểu tượng
của điểm đến. Quảng cáo phải truyền đạt một tình tiết, một tâm trạng, một mức độ cơng
việc, hay một cái gì đó nổi bật. càng gây ấn tượng càng thu hút khách hàng.
Thông điệp phải được đăng tải trong những ấn phẩm khác nhau như: tập gấp, cuối
sách mỏng, cataloge.
1.2.5 Tổ chức các sự kiện để tạo ra đặc điểm nhận dạng
Điểm đến du lịch có thể tạo đặc điểm nhận dạng qua những loại hình sự kiện như:
các cuộc thi hoa hậu, thi đấu thể thao... hoặc tạo cho mình đặc điểm nhận dạng như

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

những người tài trợ các sự kiện văn hóa, các buổi biểu diễn nhạc giao hưởng và triển lãm
nghệ thuật.
Yêu cầu: chỉ nên tạo điểm khác biệt khi nó thỏa mãn được những tiêu chuẩn:
Quan trọng với du khách trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của du khách.
Tốt hơn so với sản phẩm, hình ảnh, biểu tượng, sự kiện tương tự của đối
thủ cạnh tranh trực tiếp với nó.
Dễ truyền đạt: giúp du khách dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Đi trước, phải có thể dẫn đầu.

Chi phí hợp lí với du khách.
Có lợi với điểm đến và các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng tại
điểm đến.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỊNH VỊ ĐIỂM ĐẾN ĐỒNG THÁP
2.1 Giới thiệu tỉnh Đồng Tháp
2.1.1 Lượt khách du lịch 2018-2020

2018
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, năm 2018, du lịch Đồng
Tháp đón 3.607.840 lượt khách, đạt 103% kế hoạch năm, tăng 8,12% so với cùng kỳ năm
2017. Trong đó có 83.182 khách quốc tế, 3.524.658 khách du lịch nội địa, tăng 15,24% so
với cùng kỳ năm 2017.
Tỉnh đã ban hành Kế hoạch tiếp tục thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm
đặc trưng năm 2018; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn... tạo động lực cho du lịch ồng Tháp
phát triển.
Công tác quảng bá xúc tiến, truyền thông và xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh
cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đem lại hiệu ứng tích cực, hình ảnh du
lịch vùng Đất Sen hồng có sức lan tỏa, được du khách trong và ngồi nước quan tâm, đón
nhận như là một địa danh mới để khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm.
Năm 2018 đã triển khai, phát triển được các mơ hình du lịch homestay, du lịch
cộng đồng tại Làng hoa kiểng Sa Đéc, Làng bột Tân Phú Đông TP.Sa Đéc; Vườn cam,
quýt hồng ở huyện Lai Vung; Làng du lịch cộng đồng Côn Tân Thuận Đông TP.Cao
Lãnh, Làng du lịch xanh Cồn Phú Mỹ - Thanh Bình...; hồn thiện mơ hình du lịch

homestay tại làng hoa kiểng Sa Đéc; homestay Ngôi nhà Quýt tại Lai Vung; homestay
Huỳnh gia tại Lấp Vò; homestay Tư Cá Linh tại Tràm Chim (Tam Nông)... đi vào hoạt
động có hiệu quả và gây được hiệu ứng tích cực, tạo được sự chú ý của các doanh nghiệp
du lịch, lữ hành và các cơ quan truyền thông.
Các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã định vị được sản phẩm du lịch đặc
trưng riêng; công tác liên kết về phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển sản
phẩm du lịch được chú trọng thực hiện...

2019
Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại tỉnh Đồng Tháp ước đạt 3,9
triệu lượt khách, trong đó có 95.000 lượt khách quốc tế, tăng 8,3% so với cùng kỳ; tổng
doanh thu ước đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Năm 2019 ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp có sự khởi sắc với nhiều dấu ấn đột phá.
Tổ chức thành cơng Tuần lễ văn hóa du lịch với quy mơ các hoạt động được tăng cường
và mở rộng lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn với điểm
nhấn Khơng gian văn hóa du lịch thành phố Cao Lãnh – thành phố Hội An (Quảng Nam)
đã thu hút 660.000 lượt khách đến tham quan, thưởng lãm, góp phần quảng bá hình ảnh
và thu hút khách tham quan.
Ngồi ra, tỉnh cịn chú trọng phát triển sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch; đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; đẩy mạnh chương trình hợp tác
liên kết phát triển du lịch Cụm phía Đơng Đồng bằng sơng Cửu Long,… Thơng qua các
hoạt động, hình ảnh du lịch Đồng Tháp được lan tỏa mạnh mẽ đến du khách cũng như các
nhà đầu tư, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà.


2020
Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổng thu từ khách du lịch
và lượng khách của các địa phương chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, tồn
cụm đón gần 6,5 triệu lượt khách, giảm 48% so cùng kỳ 2019; tổng thu từ khách du lịch
đạt 2.691 tỷ đồng, giảm 53% so cùng kỳ 2019. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp dẫn đầu cụm về
lượng khách và doanh thu từ du lịch (900 tỷ và 3 triệu lượt khách).
Với những kết quả đạt được trong năm 2019, năm 2020, Du lịch Đồng Tháp tiếp
tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan
trọng gắn với sản phẩm đặc trưng và tạo dựng hình ảnh địa phương; xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch nông nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và
nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại…
Trong năm, ngành du lịch các tỉnh trong cụm được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của
lãnh đạo của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; đồng thời cùng với sự quan
tâm, đồng hành của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Hiệp hội Du
lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội du lịch các địa phương, các đơn vị kinh doanh
du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế
hoạch đề ra.
Cơng tác phối hợp, liên kết phát triển du lịch của cụm ngày càng chặt chẽ, nhịp
nhàng và phát huy hiệu quả hơn trên nền tảng thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du
lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Đặc biệt, Sở Du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh đã phát huy tốt vai trò trung tâm của sự kết nối, từ đó, có sự tác động tích

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

cực và mạnh mẽ đến sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch cụm phía Đơng ĐBSCL nói
riêng, của vùng nói chung.
Trong năm 2020, tỉnh Đồng Tháp cũng đưa vào vận hành Cổng thông tin du lịch

thông minh, hướng đến xây dựng ngành du lịch chất lượng cao phục vụ du khách.
Tính đến nay, Cổng Thơng tin du lịch thông minh tỉnh Đồng Tháp đã phục vụ hơn
3.500 lượt truy cập, góp phần quảng bá hình ảnh và du lịch Đất Sen hồng.
2.1.2 Thu về du lịch

2018
Trong 6 tháng đầu năm, du lịch Đồng Tháp đã có hai chỉ tiêu quan trọng là tổng
thu từ du lịch và lượt khách đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: tổng lượt khách đến
Đồng Tháp đạt 1.900.000 lượt, tăng 10,23%, trong đó có 40.000 khách quốc tế, tăng
48,09%. Tổng thu du lịch đạt 400 tỷ đồng, tăng 35,48% so với cùng kỳ năm 2017.
Năm 2018, du lịch Đồng Tháp, hai chỉ tiêu quan trọng là tổng thu từ du lịch và
lượt khách đều tiếp tục tăng trưởng cao và vượt so với kế hoạch đề ra với hơn 3,6 triệu
lượt du khách (chỉ tiêu Đề án Phát triển Du lịch là 3,5 triệu lượt vào năm 2020). Tổng thu
từ du lịch đạt 913 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch năm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2017.

2019
6 tháng đầu năm 2019, du lịch Đồng Tháp đón 1.950.000 lượt du khách, tăng 2%
so với cùng kỳ, trong đó có 45.000 khách quốc tế, tăng 49% so với cùng kỳ; tổng thu du
lịch ước đạt 500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại tỉnh Đồng Tháp ước đạt 3,9
triệu lượt khách, trong đó có 95.000 lượt khách quốc tế, tăng 8,3% so với cùng kỳ; tổng
doanh thu ước đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018.
Chi tiêu bình qn khách có lưu trú đạt 650.000 đồng/ngày.

2020
Trong 6 tháng đầu năm 2020 Du lịch Đồng Tháp ước đón 1,2 triệu lượt khách,
giảm 40,18% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 30.000 khách quốc tế; tổng thu du
lịch ước đạt 300 tỷ đồng, giảm 42,41% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2020, ngành Du lịch bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19 nhưng Đồng Tháp
vẫn đón được 3.000.000 lượt khách, giảm 24,12% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó:

30.000 khách quốc tế; đạt doanh thu 900 tỷ đồng, giảm 14,37% so với cùng kỳ năm 2019.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

2.2 Thực trạng định vị điểm đến Đồng Tháp
2.2.1 Phương pháp định vị điểm đến Đồng Tháp
Phương pháp định vị bởi các thuộc tính và đặc tính của điểm đến hoặc các lợi ích
mà điểm đến đem lại cho khách du lịch.
Đồng Tháp gắn với biểu tượng hoa sen, từ lâu đã trở thành một hình ảnh quen
thuộc. Địa danh Đồng Tháp, cụ thể là Tháp Mười đã được biết tới qua câu thơ “Tháp
Mười đẹp nhất bông sen”, tạo ấn tương đẹp trong lịng du khách. Đó chính là một điểm
cộng cho Đồng Tháp tập trung định vị rõ ràng trong tâm trí và tiềm thức của người dân
Việt Nam. Du lịch Đồng Tháp mang đến không gian Sen thư giãn, trong lành,với khẩu
hiệu “Đồng Tháp – Thuần khiết như hồn Sen”. Với hơn 200 ha trồng sen tại Khu du lịch
sinh thái Đồng Sen Tháp Mười- đang trở thành mơ hình tiêu biểu cho loại hình du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng của tỉnh.
2.2.2 Thực trạng định vị điểm đến Đồng Tháp
2.2.2.1 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ tại điểm đến Đồng Tháp
Khi nói đến du lịch Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), nhiều du khách cho
rằng, chỉ cần đến một tỉnh trong vùng thì coi như đã cảm nhận hết về miền Tây, bởi các
sản phẩm du lịch các tỉnh nhìn chung là đơn điệu và trùng lắp. Đa phần quanh quẩn các
hoạt động như chèo (hoặc ngồi) thuyền tham quan sông nước, ăn uống, nghỉ ngơi cho lại
sức, tiếp đến mua vải tặng phẩm, q vặt rồi về. Khơng có gì đọng lại tại các điểm đến để
níu chân du khách được lâu, khơng nhiều du khách có ý định sẽ quay trở lại lần sau.
Nhưng quan niệm ấy đang dần thay đổi, bởi tỉnh Đồng Tháp có những cách thức tạo nên
nét đặc trưng cho các điểm đến du lịch, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình để thu
hút khách du lịch cạnh tranh với các tỉnh miền Tây như An Giang, Long An, Bến Tre,...

Mặc dù có một thời gian dài “đò giang cách trở” du lịch Đồng Tháp đã trở thành
nơi “khuất nẻo”. Thế rồi, Đảng bộ cùng chính quyền Đồng Tháp bắt tay vào cuộc ban
hành Nghị quyết, chủ trương, chính sách đầu tư và phát triển ngành Du lịch, du lịch Đồng
Tháp đã “thức giấc trở mình”. Những chủ trương, chính sách, sự dốc sức đầu tư của nhà
đầu tư, doanh nghiệp, nhà nông, nhà vườn… cùng dốc sức xây dựng và phát triển sản
phẩm du lịch theo lợi thế tiềm năng như: Văn hóa, lợi thế đặc trưng của từng khu di tích,
điểm du lịch trọng điểm và xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng khu, điểm du

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

lịch trọng điểm của tỉnh theo định vị của Đề án phát triển du lịch Đồng Tháp theo hướng
“sinh thái, văn hóa cộng đồng và tâm linh.
Có bốn phương pháp tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của một điểm đến du lịch,
đó là cung ứng một sản phẩm tốt hơn, mới hơn, nhanh hơn, hay rẻ hơn.
“Tốt hơn” có nghĩa là sản phẩm của điểm đến phải hơn hẳn các đối
thủ cạnh tranh. Nó thường địi hỏi phải cải tiến sản phẩm hiện có. Thơng qua kế hoạch
nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất phát triển sản phẩm DL đặc
trưng của từng khu, điểm DL, tạo sự khác biệt thu hút khách thăm quan, DL. Đồng thời,
hoàn thiện và nâng chất lượng các sản phẩm DL đặc trưng theo định vị của Đề án phát
triển DL tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình,
sản phẩm DL đặc trưng mang tính trải nghiệm, tăng sức hấp dẫn du khách (DK), kéo dài
thời gian thăm quan, trải nghiệm thực tế và lưu trú. Ubnd tỉnh Đồng Tháp đã có những
phương án cụ thể để tạo nét riêng biệt, điểm độc đáo và ngày càng cải thiện chất lượng
của điểm đến.
Khu DL Tràm Chim, phát triển các sản phẩm DL sinh thái dựa trên cảnh quan
thiên nhiên nguyên sơ, đặc thù của vùng Đồng Tháp Mười xưa, trải nghiệm cuộc sống
của ngư dân vùng ngập lũ và là nơi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

Từng bước gây tạo và bảo tồn các khu thực vật bản địa, đặc trưng; các khu vực có cảnh
quan đặc thù, thích hợp để phát triển thành một công viên chim với các bộ sưu tập về
chim, bảo tàng trứng chim phục vụ nhu cầu nghiên cứu và khám phá của khách thăm
quan, DL. Đồng thời, cải tạo, phục hồi hoa Hoàng Đầu Ấn, hoa Nhĩ Cám Tím và Lá ma,
qua đó tạo các điểm dừng chân cho DK trải nghiệm; bảo tồn, phục hồi các sân chim.
Nâng cấp, phát triển khu trưng bày cá nước ngọt và khu vui chơi giải trí sinh thái… với
các loại phương tiện thân thiện với mơi trường. Hồn thiện cơ sở hạ tầng tại các điểm
dừng chân, đảm bảo các điều kiện về an toàn phục vụ khách DL.
Đối với Khu DL sinh thái Gáo Giồng, tập trung phát triển sản phẩm DL chủ đạo
là “Làng ẩm thực đồng quê”, nơi thăm quan, dã ngoại, trải nghiệm các giá trị cảnh quan
sông nước và đặc biệt thưởng thức ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ. Bảo tồn và phát triển hệ
sinh thái rừng tràm và bộ sưu tập tre tạo điểm nhấn thu hút khách DL. Khai thác, phát
triển dịch vụ bơi xuồng thăm quan rừng tràm, sân chim kết hợp tái dựng các mơ hình hoạt
động trải nghiệm sinh kế của người dân vùng sông nước. Phát triển các mơ hình, dịch vụ
trải nghiệm truyền thống, đờn ca tài tử Nam Bộ, trò chơi dân gian phục vụ khách DL.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Với Làng hoa Sa Đéc, định hướng phát triển thành “Thành phố hoa của khu vực
Nam Bộ” với những khu vườn kiểu mẫu, khu trưng bày hoa với hàng trăm loài hoa đẹp,
lạ… nổi tiếng cả trong nước và nước ngồi. Tập trung khai thác, phát huy có hiệu quả các
hạng mục đã được đầu tư tại làng hoa. Bổ sung hoa kiểng trang trí các cổng chào; xây
dựng thêm các tiểu cảnh, các điểm dừng chân, nhà chờ; lắp đặt các bảng hướng dẫn
những điểm thăm quan trên tuyến đường Sa Nhiên – Cai Dao phục vụ khách DL. Khai
thác, phát huy có hiệu quả các hạng mục đã được đầu tư; bổ sung, hoàn thiện các sản
phẩm DL mang tính đặc trưng thu hút khách tại Làng bè Bình Thạnh. Phát triển các sản
phẩm du lịch thăm quan, trải nghiệm vườn trái cây đặc sản, các làng nghề thủ cơng, chế

biến truyền thống và các loại hình lưu trú nghỉ dưỡng từ lợi thế khu vực ven sông Tiền.
Tăng cường công tác quảng bá, truyền thông tại các sự kiện quan trọng trong khu vực và
cả nước để thu hút khách.
Đồng Tháp hiện có 4 dịng sản phẩm chính, trong đó du lịch cộng đồng và nơng
nghiệp là nét riêng biệt vùng đất phía Tây ĐBSCL. Ngành du lịch đất Sen Hồng khai thác
rất tốt các sản phẩm du lịch từ làng nghề: làng hoa Sa Đéc, các làng nghề thủ công, ẩm
thực ở Lai Vung; hay các mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao tại huyện Thanh
Bình, TP Cao Lãnh.
“Mới hơn” có nghĩa là phát triển một giải pháp mà trước đây chưa từng có. Nếu
như trước đây khách du lịch đến Đồng Tháp chủ yếu chỉ là tham quan, chiêm ngưỡng vẻ
đẹp, khám phá ẩm thực địa phương và tìm hiểu về văn hố tập quán của con người nơi
đây thì hiện nay địa phương đã tổ chức thêm rất nhiều những hoạt động du lịch thú vị,
những chương trình du lịch mới lạ, tăng sức hấp dẫn đối với du khách, bổ sung các sản
phẩm dịch vụ đặc trưng; chú trọng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương tại
các khu điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như trải nghiệm một ngày làm người dân bản
địa, tổ chức thêm nhiều hơn các sự kiện để du khách có cơ hội tham dự nhằm thu hút
khách và giữ chân khách du lịch đến với Đồng Tháp.
Tại Khu du lịch Tràm Chim đã xây dựng các tour du lịch trải nghiệm mùa nước
nổi được các hộ dân vùng đệm tham gia khai thác và phục vụ khách du lịch với các dịch
vụ: trải nghiệm làm ngư dân, thu hoạch lúa, tham quan sinh thái bãi chim sinh sản, dỡ chà
chuột... nhất là gần đây, tour tham quan hoa đồng nội Nhĩ cán tím và hoa Hồng đầu ấn
được đơng đảo du khách đặc biệt yêu thích.
Đối với Khu di tích Xẻo Qt đã và tiếp tục triển khai Chương trình trải nghiệm
một ngày làm nông dân, thu hút được đông đảo các cơng ty lữ hành đưa vào chương trình

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195


tham quan như: dỡ chà, giăng lưới bắt cá, bắt vịt trên sông, đua xuồng, cắm trại, trồng rau
sạch... Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đang khai thác thế mạnh về ẩm thực đồng quê
với làng ẩm thực cuối tuần, khu biểu diễn ẩm thực phục vụ khách trải nghiệm và dịch vụ
vận chuyển khách bằng xe bò cũng thu hút khá đông du khách trải nghiệm.
Đến với Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, khách du lịch sẽ có dịp thưởng thức đa
dạng các món ăn chế biến từ sen; tự tay bơi thuyền, chống thuyền đi câu, giăng lưới bắt
cá trong đồng sen. Hiện nay, Khu Đồng Sen Tháp Mười là một trong những điểm đến yêu
thích vào dịp cuối tuần của khách du lịch trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long và
Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm nhấn là Làng hoa kiểng Sa Đéc tổ chức trồng, hướng dẫn, giới thiệu khách
tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ hoa kiểng, đặc tính, đặc
điểm của từng loại hoa, tạo mơ hình để khách tham quan chụp ảnh lưu niệm trong làng
hoa. Chỉ tính riêng Tết 2017, Làng hoa Sa Đéc tiêu thụ trên 2,5 triệu giỏ hoa, đạt doanh
thu trên 1.000 tỷ đồng. Thương hiệu làng hoa trăm tuổi được khẳng định và lan tỏa.
Bên cạnh đó, du lịch cộng đồng, homestay tại tỉnh Đồng Tháp có sự phát triển đột
phá. Nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư các mơ hình du lịch cộng đồng mới, với kinh phí đầu
tư từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của một lượng
lớn du khách, tạo sự phong phú, hấp dẫn sản phẩm và thương hiệu cũng như sự lan tỏa
của du lịch . Nổi bật như 8 điểm tham quan du lịch vườn quýt hồng, hay điểm tham quan
vườn thanh long ở Lai Vung, đã đầu tư nhà chờ, nâng cấp nhà vệ sinh, bổ sung các phẩm
quà lưu niệm, mạnh dạn cho du khách tham gia hái quýt tại vườn, tạo sự hứng khởi đối
với khách tham quan.
Các điểm du lịch cộng đồng tại Sa Đéc: Homestay Ngôi nhà Hoa và Ếch; Ngôi
nhà tre Phong – Levent; Homesaty Hoa Hồng - Cơ sở hoa kiểng cây xanh, Cơ sở hoa
kiểng Hùng Thy và Khu vui chơi Happy Land – Hùng Thy (Sa Đéc), với nhiều dịch vụ,
trò chơi mới lạ như: tắm ao, chạy xe đạp qua cầu ván, đu dây qua sông, bắt cá dưới ao,
hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Một số sản phẩm du lịch mới khác như: Tham quan Chùa Tổ (huyện Cao Lãnh),
Làng du lịch xanh Cồn Phú Mỹ (Thanh Bình), Làng dệt chiếu Định Yên (Lấp Vị), Làng
đóng xuồng ghe Bà Đài (Lai Vung), Làng dệt khăn choàng Long Khánh (Hồng Ngự)

cũng đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của các công ty lữ hành ngồi tỉnh tìm hiểu
thơng tin để đưa khách trong thời gian tới

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Bên cạnh đó các sản phẩm du lịch đang được đầu tư thêm như du thuyền trên
sông Mê Kông, các loại tàu khám phá mùa lũ tại Đồng Tháp Mười, đi xe đạp hay
trekking xuyên các tỉnh, chèo kayak trên sông rạch, câu cá, các hoạt động picnic - cắm
trại, du lịch môi trường tham quan và nghiên cứu rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
du lịch lễ hội, du lịch văn hóa…
“Nhanh hơn” có nghĩa là giảm bớt thời gian phục vụ. Để định vị phát triển du lịch
cũng như ngày càng đón được nhiều lượt khách du lịch cả trong nước lẫn quốc tế đến du
lịch Đồng Tháp, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp đã đưa ra các đề án mở
rộng tăng sức chứa của điểm đến, đào tạo, đưa vào các điểm đến du lịch thêm nhân lực để
phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất, không khiến cho khách hàng phải xếp hàng
quá dài và chờ lâu khi mua vé tham quan cũng như sử dụng các dịch vụ tạo điểm du lịch
như: Khu du lịch sinh thái Xẻo Quýt; Khu du lịch Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo
Giồng,…
“Rẻ hơn”. Sau thời gian ngủ đơng vì đại dịch Covid- 19, Để khuyến khích người
dân và thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại các khu di tích, điểm du lịch
trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới, cũng như để định vị sản phẩm du lịch,
Đồng Tháp triển khai Chương trình kích cầu du lịch bắt đầu từ ngày 1/6 đến ngày
31/12/2020. Ngành du lịch Đồng Tháp khuyến khích các khu, điểm du lịch giảm phí tham
quan cho khách du lịch hoặc miễn vé tham quan cho các đồn khách có sử dụng dịch vụ
ăn uống, trải nghiệm, tại khu điểm du lịch; khuyến khích các khách sạn từ 1 - 3 sao tổ
chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá phịng ngủ từ 20 - 40%. Mặt khác, địa
phương cũng khuyến khích các cơng ty lữ hành xây dựng các chương trình tham quan du

lịch nội tỉnh với giá khuyến mại giảm giá từ 10 – 20%…Nắm bắt cơ hội vực dậy du lịch,
16 đơn vị bao gồm các khu văn hóa, di tích, điểm tham quan, khách sạn, cơng ty du
lịch… trên địa bàn tỉnh đã đăng ký giảm giá vé tham quan, dịch vụ ăn uống, lưu trú từ 10
- 20%, thậm chí có nơi giảm đến 50% hoặc 100% (tùy theo đối tượng). Là một trong
những điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Đồng Tháp, Khu du lịch Tràm Chim sẽ thực
hiện giảm phí để thu hút khách trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, giá vé tham
quan giảm 20% đối với đoàn khách 5 người, giảm 50% cho đoàn 10 người và giảm 100%
đối với khách dưới 16 tuổi; khi sử dụng dịch vụ ăn uống sẽ được giảm 10% hóa đơn.
2.2.2.2 Sự khác biệt về nhân sự
Việc phát triển du lịch tại Đồng Tháp ban đầu chủ yếu là du lịch cộng đồng (hình
thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý) và

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

du lịch nơng nghiệp, vì vậy lượng lớn nguồn nhân lực du lịch chủ yếu đó là nơng dân.
Những người nơng dân – nhà cung ứng dịch vụ đó ln chào đón khách du lịch với một
hiện thân là một con người mộc mạc, giản dị và hiếu khách.
Không gây ấn tượng bằng những bộ quần áo đồng phục xa xỉ, những phương tiện
thiết bị hiện đại mà du khách muốn ghé đến Đồng Tháp 1 phần là vì muốn được cảm
nhận cái hồn quê từ những bác nông dân, với những bộ quần áo, chiếc nón lá tuy đơn
giản nhưng lại mang một nét rất riêng biệt của vùng non nước nơi đây. Mỗi khi nhắc tới
Đà Nẵng khách du lịch sẽ nghĩ đến hình ảnh vui tươi, năng động của con người Đà Nẵng;
hay hình ảnh thân thiện đậm chất cổ kính của con người Hà Nội; tới Đồng Tháp du khách
lại nhớ ngay đến hình ảnh bác nông dân thân thiện với chiếc áo bà ba đang tươi cười trèo
thuyền và giới thiệu về vùng đất quê hương giữa cánh đồng sen bạt ngàn hương thơm
tinh khiết.


(Người dân Đồng Tháp giản dị cùng bộ quần áo bà ba và chiếc nón lá)
Việc phát triển hình thức du lịch cộng đồng khơng chỉ giúp người dân có thể dễ
dàng truyền tải những hình ảnh chân thật nhất về những tài nguyên du lịch, những nét
quê hương riêng biệt mà chỉ Đồng Tháp mới có mà cịn giúp người nông dân nâng cao
thu nhập so với lao động thuần túy trước đây.
Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh của du lịch cộng với sự xuất phát điểm là
nông dân thuần túy, để chạy theo guồng phát triển đó người dân Đồng Tháp sẽ dễ bị bỏ
qua những bước đào tạo cần thiết để có thể bắt đầu phục vụ du lịch, dẫn đến sự sa sút về
chất lượng dịch vụ mang đến cho du khách. Các kỹ năng nghiệp vụ của nhân lực còn yếu
như hướng dẫn viên tại điểm, tiếp đón, phục vụ du khách cho nơng dân, các trang trại,
nhà vườn, trạm dừng chân, khu điểm du lịch. Ngồi ra tại Đồng Tháp vẫn cịn tồn tại tình

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

trạng làm du lịch một cách manh mún, nhỏ lẻ, các dịch vụ, sản phẩm trải nghiệm chưa đa
dạng, thái độ đón tiếp du khách chưa phù hợp….
2.2.2.3 Sự khác biệt về hình ảnh và đặc điểm nhận dạng
Tọa lạc tại khu vực ĐBSCL, có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang
sơ, quyến rũ, cùng với tinh hoa văn hóa lâu đời, cịn đậm nét đặc trưng riêng của vùng
sông nước đa dạng, khách du lịch luôn nhớ đến Đồng Tháp với hình ảnh giản dị mộc mạc
của vùng non nước nơi đây. Đặc biệt với 176 ha trồng sen trên tồn tỉnh, Đồng Tháp cịn
được biết đến với biệt hiệu ‘Thủ Phủ’ loại sen hồng lớn nhất ĐBSCL, mỗi khi nhắc tới du
lịch Đồng Tháp khiến du khách liên tưởng đến ngay những cánh đồng sen rộng bạt ngàn,
nở ngút ngàn trên mặt đầm.
Nếu An Giang nổi tiếng với hình ảnh dải đất ngập tràn màu xanh của cây thốt nốt,
Cần Thơ khác biệt với hình ảnh những phiên chợ nổi đầy náo nhiệt thì Đồng Tháp lại
giản dị, mộc mạc với hình ảnh cây sen đầy thuần túy và tinh khiết. Những bơng hoa sen

có mặt ở khắp nơi trên toàn Đồng Tháp, những cánh đồng sen trải dài cả hecta, cả thửa
dài vài trăm mét vng,.. Hình ảnh những bơng hoa sen nở ngút ngàn trên mặt đầm đã trở
thành một hình ảnh biểu tượng của Đồng Tháp. Từng hình ảnh bơng sen như tỏa ra thứ
hương thơm tinh khiết gợi cho khách du lịch một cảm giác thoải mái, thư giãn và có
nhiều cảm xúc hơn khi du lịch tại miền đất đầy lưu luyến này.
Việc nắm bắt và xác định được hình ảnh nổi bật của vùng du lịch đã giúp Đồng
Tháp tạo ra được một hình ảnh riêng biệt với khách du lịch mỗi khi nhắc đến địa điểm du
lịch này. Hình ảnh bơng hoa sen được sử dụng trên mọi hình ảnh, sản phẩm quảng bá về
điểm du lịch Đồng Tháp; hình ảnh bơng hoa sen cịn được ưu ái đưa vào trong logo của
du lịch Đồng Tháp tạo nét riêng biệt của điểm du lịch này. Từ vị thế của một ‘thủ phủ’
hoa sen Đồng Tháp đã có định hướng phát triển mạnh mẽ, tập trung khai thác các giá trị
và sử dụng hợp lý những giá trị mà cánh đồng sen mang lại; ngoài ra cũng tạo cho khách
du lịch dấu ấn sâu sắc để phân biệt điểm du lịch Đồng Tháp với các điểm du lịch lân cận,
hay các điểm du lịch vùng sông nước trong vùng.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

(Người nơng dân bên cánh đồng sen tại Đồng Tháp)
Ngồi bông hoa sen đầy thuần khiết, người dân nơi đây cịn tự hào với hình ảnh
những đàn sếu đầu đỏ bay lượn chập chờn, tiếng hót vang trời vào mỗi tiết trời tháng 5.
Sếu đầu đỏ là phân loài chim quý hiếm tại miền nam nước ta, nằm trong Sách đỏ Việt
Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Chính vì điều trên đã khiến cho Đồng Tháp trở nên riêng
biệt với hình ảnh bao la của đất trời mênh mơng đầy nước, mặt nước rập rờn. ánh hồng
hơn nhuộm màu hồng lông sếu. những cánh hạc chấp chới, nhẹ nhàng như những áng
mây bồng bềnh, rồi thả cánh xuống Tràm Chim - giữa đồng nước có lõm rừng tràm
nguyên thủy - nơi trú ngụ của những “nữ hoàng sếu” và các lồi chim mng q hiếm.
Là nơi cư trú của loại Sếu đầu đỏ - một loài chim quý hiếm, đã khiến cho Đồng

Tháp có một lợi thế lớn trong việc thu hút khách du lịch khi về với nơi đây. Biểu tượng
du lịch của Đồng Tháp ngồi bơng hoa sen hồng cịn có hình ảnh chú sếu đang tung cánh
múa, gợi cho du khách một vẻ đẹp riêng biệt, dun dáng của chính những đàn sếu và
cịn là sự mỏng manh giản dị của bông hoa sen

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

(Đàn sếu đầu đỏ tại Tràm Chim)
Xác định được hình ảnh nổi bật giúp Đồng Tháp có thể xác định được các nhóm
mục đích của khách du lịch khi tới với Đồng Tháp, giúp xây dựng các chương trình du
lịch và có thể phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với mục đích của khách du lịch.
Tuy nhiên việc quá phát triển một loại hình ảnh nổi bật của điểm du lịch sẽ gây ra
cho Đồng Tháp một số cản trở. Việc phát triển các loại hình du lịch khơng gắn liền với
hình ảnh ‘bơng sen’ đặc trưng trở nên khó khăn và cần có nhiều thời gian để có thể gây
được sự chú ý với khách du lịch. Những năm trước đây, Sếu đầu đỏ đã rời vùng Đồng
Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước bởi việc quản lý chế độ thuỷ văn để
phòng cháy chữa cháy đã khiến cho sinh cảnh khu vực này bị thay đổi, dẫn đến nguồn
thức ăn của Sếu đầu đỏ bị hạn chế
2.2.2.4 Sự khác biệt về biểu tượng và chữ viết
Năm 2015, tỉnh Đồng Tháp đã quyết định thay đổi biểu trưng du lịch của tỉnh với
những cách điệu đầy mới mẻ nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có của Du
lịch Đồng Tháp

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195


Là một biểu tượng búp sen cách điệu hình chim sếu với nét vẽ thanh thốt, phóng
khống. Màu hồng của sen làm chủ đạo được đặt trên nền của màu 20 xanh thiên nhiên
trong lành cùng màu vàng của văn hóa tâm linh thuần khiết. Tồn thể logo muốn truyền
tải thông điệp quảng bá của du lịch Đồng Tháp: “Thuần khiết như hồn sen”. Hoa Sen: là
loại cây đặc trưng với nhiều chủng loại tại Tháp Mười, Tràm Chim và nhiều huyện, thị
khác trên khắp tỉnh Đồng Tháp. Sen hiện diện khắp nơi và trở thành một hình ảnh quen
thuộc đi vào thơ ca: “Tháp Mười đẹp nhấtt bông sen Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ” Khơng gian mênh mông và nguyên sơ của thiên nhiên ngập nước Đồng Tháp Mười:
Trong yếu tố này những hình ảnh thành phần gồm có: sếu, chim, mùa nước nổi, cá, cánh
đồng lúa thẳng cánh cò bay, rừng tràm bạt ngàn, Làng hoa Sa Đéc. - Con người thân
thiện, mến khách: Bản tính phóng khống, hào sảng và chất phác của người miền Tây
được du khách đánh giá cao (tuy nhiên đây cũng là yếu tố mang tính hai mặt vì đồng thời
bị liên tưởng kém chuyên nghiệp).
Du lịch Đồng Tháp là du lịch sinh thái, du lịch thư giãn, trải nghiệm được khai
thác dựa trên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, thuần khiết. Du khách sẽ được tận hưởng
cảm giác thư giãn thoải mái, trong lành và tĩnh trên những cánh đồng sen bạt ngàn, thả
hồn với những câu hò Đồng Tháp ngọt ngào, da diết và thắm đượm tình quê.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

2.2.2.5. Các sự kiện tạo ra đặc điểm nhận dạng
Đồng Tháp cịn được xem là một tỉnh có nhiều nét văn hóa lễ hội đặc sắc của khu
vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Mỗi năm, có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ, có những lễ hội
đã trở thành sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu của Tỉnh như:
- Lễ hội Gò Tháp: tưởng nhớ hai vị anh hùng dân tộc chống Pháp là Thiên hộ Võ
Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp.
Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần

vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch, là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội cao.
Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Trung Bộ.
Phần lễ bao gồm lễ cúng chính, lễ cầu an, lễ cúng thần nơng, lễ thỉnh sanh nhằm
ca ngợi công đức các bậc tiền nhân có cơng khai mở đất nước, các anh hùng dân tộc cầu
mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu. Phần hội có các trị chơi dân gian, biểu diễn văn
nghệ, giao lưu ca hát, đờn ca tài tử và đặc biệt có hơn 1.000 gian hàng mua bán các loại
sản phẩm bách hóa và các loại đặc sản cây trái của vùng sơng nước Đồng Tháp Mười.
Lễ hội Gị Tháp là hoạt động văn hóa dân gian mang đặc thù riêng của vùng sơng
nước Đồng Tháp Mười, ngồi yếu tố thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng tơn
giáo ,cịn có tác dụng động viên, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, vui chơi giải
trí sau những ngày lao động mệt nhọc. Lễ hội thu hút gần 400 nghìn người tham gia.
- Lễ giỗ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
được UBND tỉnh tổ chức long trọng hàng năm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước,
lòng biết ơn của Nhân dân đối với thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, thơng qua
các hoạt động tại lễ giỗ cịn góp phần quảng bá tiềm năng du lịch Đất Sen hồng.
Bao gồm các hoạt động như: tái hiện làng Hòa An xưa với khơng gian văn hóa chợ
q bày bán các món ăn truyền thống, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, chè; trưng bày sưu
tập cổ vật (47 hiện vật gồm: đèn măng-xơng, bàn ủi, bình cắm hoa, bình trà, cân, thố); hội
thi thiếu nhi vẽ tranh theo sách; biểu diễn lân sư rồng; tái hiện cuộc thi Trạng nguyên;
liên hoan hát dân ca, hò Đồng Tháp và đờn ca tài tử…
- Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp tổ chức từ ngày 22-27/01/2021 thường
Niên.
Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp năm với 5 nội dung: Sa Đéc trên bến dưới
thuyền; Sa Đéc gạo trắng, bánh ngon; Sa Đéc xứ sở hoa hồng; Sa Đéc lãng mạng người
tình; Sa Đéc xứ sở hạnh phúc.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195


Trong khn khổ tuần lễ, sẽ diễn ra nhiều nhóm hoạt động đa dạng, hấp dẫn như:
Nhóm hoạt động “Sa Đéc trên bến dưới thuyền” sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết liên kết
phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; Triển lãm ảnh
đẹp chủ đề Sa Đéc – từ Đông Khẩu Đạo đến Thành phố Hoa, Thành phố Học tập; Hội
nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch mới; Không gian trưng bày giới thiệu hình ảnh,
sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc trưng, quà lưu niệm, sản phẩm OCOP các địa phương;
Hội thi trang trí cổng, hàng rào đẹp; Hội thi thuyền hoa đẹp; Tổ chức các hoạt động thể
dục, thể thao.
Nhóm hoạt động “Sa Đéc gạo trắng, bánh ngon” gồm biểu diễn Nghệ thuật đường
phố; Hội thi làm bánh dân gian; Tổ chức Lễ hội Bột. Bên cạnh đó, sẽ diễn ra nhóm hoạt
động “Sa Đéc xứ sở hoa hồng”: Triển lãm bộ ảnh Sa Đéc vào xuân; Hội thảo giải pháp
nâng tầm thành phố hoa, thành phố học tập; Cuộc thi ảnh đẹp Sa Đéc chụp bằng điện
thoại di động; Biểu diễn nghệ thuật diễu hành đường phố xứ sở hoa hồng.
Ngồi ra, sẽ diễn ra nhóm hoạt động “Sa Đéc lãng mạng người tình”: Hội thi
Duyên dáng áo dài; Biễu diễn nghệ thuật đường phố Vũ khúc tình u. Và nhóm hoạt
động “Sa Đéc xứ sở hạnh phúc”: Biểu diễn nghệ thuật đường phố: điệu múa được mùa
hoa, điệu nhảy cặp đôi hạnh phúc; Lễ tri ân và tôn vinh nghề trồng hoa kiểng; Lễ hội hoa
Sa Đéc.
Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp là hoạt động thường niên hằng năm tại Đất
Sen hồng, nhằm phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và làng nghề
truyền thống của địa phương gắn với phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
khu di tích, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, làng nghề truyền
thống liên kết, hợp tác phát triển du lịch và quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến du
khách trong và ngoài nước.
- Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường và những ngày văn hóa Cao Lãnh:
Sự kiện có chủ đề: Những ngày Văn hóa Cao Lãnh – Hội An “Kết nối giao hịa –
Tinh hoa hội tụ”.
Sự kiện này nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Đồng Tháp và nét đẹp văn
hóa của thành phố Cao Lãnh – Hội An. Mang đến cho người dân đất “sen hồng” những

trải nghiệm say lịng về một Hội An cổ kính qua việc tái hiện những góc nhỏ rêu phong,
những hoạt động nghệ thuật – trò chơi dân gian và ẩm thực đặc sắc của phố Hội. Tăng
cường giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình cảm, liên kết hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch –

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

dịch vụ của hai địa phương. Tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh du lịch giao lưu,
liên kết hợp tác phát triển du lịch và quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến du khách.
Lễ giỗ ông bà Đỗ Cơng Tường là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của thành
phố Cao Lãnh, Đồng Tháp thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và giáo dục cho thế hệ
trẻ về tấm gương của cha ông, thể hiện lịng tri ân, ngưỡng mộ và tơn kính đối với người
có cơng với q hương, đất nước Trong đó, Phần Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường diễn ra
vào ngày 28/7 (Mùng 08 tháng 06 năm Canh Tý), với Lễ cáo hồng thiên, biểu diễn múa
Lân, sân khấu hóa (ca cảnh cải lương), đánh trống khai hội, dâng hương… và tổ chức Lễ
Nghinh Sắc.
Lễ giỗ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT như: Hội thi làm
bánh dân gian, Chương trình hát bộ tuồng cổ, hoạt động giải cờ thế, cờ tướng, Hội diễn
Lân, Hội thi đá gà nghệ thuật, thi gà đẹp, biểu diễn Dưỡng sinh, Hội thi chọi chim nghệ
thuật…Ngồi ra, cịn có Khơng gian Văn hóa Góc quê (Các hoạt động tương tác: Thư
pháp, tái hiện Chợ Vườn Qt, trang trí cơng cụ nơng nghiệp xưa …)…
Ngồi ra, trong mỗi năm cịn có những sự kiện – lễ hội riêng biệt khác nhau. Trong
những năm gần đây, tiêu biểu có các lễ hội như:
“Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam” 19/05/2020
Chương trình cầu truyền hình có 05 chương, gồm: Người trai chí lớn, Đi tìm mùa
xn độc lập, Một nhà thống nhất, Âm thanh ngày mới, Rạng rỡ Việt Nam.
Chương trình được thể hiện bằng cách kết hợp giữa 05 điểm cầu truyền hình trực
tiếp, phim tư liệu, phóng sự, MV, tiết mục nghệ thuật, giao lưu trực tiếp với các học giả,

nhân chứng trong và ngồi nước.
Chương trình cầu truyền hình “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” đã cho
người dân cả nước được lắng nghe những câu chuyện về Người, được lắng nghe những
giai điệu qua nhiều thế hệ, khi mỗi lần vang lên đều bồi hồi không nguôi và nhớ về
Người.
-

Đồng Tháp - Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 130 năm sinh nhật

Bác 07/05/2020
Đồng Tháp là 01 trong 05 điểm cầu, cùng với Hà Nội, Nghệ An, Tuyên Quang và
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình quan trọng này, vì đây là nơi cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi dừng chân
trong những năm tháng cuối đời để hoạt động, truyền bá chủ nghĩa yêu nước

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Tại điểm cầu Đồng Tháp, mở đầu là Chương trình nghệ thuật do Trung tâm Văn
hóa nghệ thuật tỉnh biểu diễn. Các tiết mục có nội dung ca ngợi cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, Bác Hồ và quê hương Đồng Tháp, tái hiện không gian của vùng sông nước
Nam bộ có dịng sơng sen, xuồng, tiểu cảnh nhà lá, lưới gió bắt cá v.v..
Thơng qua nội dung và hình thức thể hiện Chương trình gồm: Phim tư liệu, phóng
sự, tiết mục nghệ thuật, giao lưu trực tiếp với các học giả, nhân chứng trong và ngồi
nước v.v. sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu về hình ảnh quê hương, thiên nhiên, văn hóa,
con người Đồng Tháp.
Tuy nhiên, khi xem xét các tiêu chuẩn như: Quan trọng, tốt hơn, dễ truyền đạt, đi
trước, chi phí hợp lí, có lợi. Có thể nói, Đồng Tháp chủ yếu định vị thơng qua các Lễ hội

Gị Tháp, lễ giỗ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ hội giỗ ông bà Đỗ Công Tường và lễ
hội hoa Sa Đéc (Tuần lễ văn hóa du lịch). Bởi thế, đây là một trong những nơi của
ĐBCSL đặc trưng với sản phẩm du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa di tích lịch sử, lễ
hội.
Bên cạnh đó, có thể thấy sự kiện – lễ hội của Đồng Tháp đa dạng hơn về số lượng
và qui mô nhưng so với các lễ hội khác của các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSCL, những
vẫn mang bản sắc văn hóa chung của cộng đồng nơi đây. Các sự kiện còn lại thường
không chứa đựng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, nên không được coi là sự kiện tạo ra đặc
điểm nhận dạng.
2.3. Mục tiêu vị thế Đồng Tháp hướng tới
- Du lịch Đồng Tháp khẳng định được vị thế trong khu vực ĐBSCL và cả nước.
Hình ảnh du lịch Đồng Tháp “Thuần khiết như hồn sen” tạo ấn tượng được với du khách
gần xa. Tổng thu du lịch và tổng lượt khách đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, vượt so với
tiến độ, chỉ tiêu của Đề án. Cụ thể năm 2019, du lịch Đồng Tháp đón trên 3,9 triệu lượt
khách, tổng thu đạt 1.050 tỷ đồng
- Du lịch Đồng Tháp được đầu tư cả về nhân lực, cơ sở hạ tầng, từ đó nâng cao
chất lượng phục vụ. Tổng hợp các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu, điểm du lịch
trọng điểm theo Đề án đã hồn thành 90%. Cùng với đó, các nhà hàng, khách sạn chủ
động nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị tiện nghi phục vụ du khách.
- Định hướng thời gian tới, du lịch Đồng Tháp sẽ tăng cường phát triển du lịch
xanh.
+ Cụ thể, tập trung phát triển du lịch nơng nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch cộng
đồng. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng địa phương. Định hướng cho các

Downloaded by Diem Quynh ()


×