Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHÂN TÍCH NỘI DUNG XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.71 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
======***======
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHÂN TÍCH NỘI DUNG XÂY DỰNG GIÁO ÁN
ĐIỆN TỬ
Thuộc phần 3: SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương 2: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Giáo viên hướng dẫn: Cô Phạm Thị Mến
Giáo sinh thực hiện: La Văn Hiệp
THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
VĨNH PHÚC,/03/2009
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài này em đã nhận được sự chỉ
đạo tân tâm, tận tình của cô Phạm Thị Mến và các thầy cô giáo trong
tổ Sinh - Hóa và các thầy cô trong trường THPT Yên lạc.
Nhờ sự chỉ dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý kiến của các thầy cô
đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Đây là lần đầu tiên em tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học ở
trường THPT do đó không tránh khỏi những sai xót, thiếu xót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô trong trường THPT Yên
Lạc và các bạn cùng đoàn thực tập để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn


Yên Lạc
Ngày 16 tháng 03 năm 2009
Sinh viên
La Văn Hiệp


2
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão. Song
song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sự đòi hỏi phát triển
về tri thức cũng tăng gấp bội. Chính điều này dã dặt ra cho chúng ta
một câu hỏi phải làm gì để theo kịp với tiến độ đó? Xã hội ngày càng
đổi mới và con người cũng phải đổi mới theo sự tiên tién của nền
công nghiệp hoá toàn cầu. Thế kỷ 21 đặt ra cho chúng ta những nhiệm
vụ rất nặng nề, đó là phải đổi nới vươn lên đẻ đưa con người lên vũ
đài tuyệt đỉnh của tri thức và điều đáng nói ở đây và làm như thế nào
đẻ thực hiện được điều này? Không còn cách nào khác là chúng ta
phải đổi mới phương pháp giáo dục, đưa nền giáo dục đi lên gắn chặt
với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện chương trình đổi mới này thì bộ giáo dục đã quyết
định đưa ra bộ sách giáo khoa mới thay cho bộ sách giáo khoa cũ. Bên
cạnh sự đổi mới về nội dung thì phương pháp và phương tiện dạy học
cũng cần phải được đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy
học và giáo dục. Việc đổi mới chương trình gíáo dục phải là một quá
trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện
dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục. Muốn có giờ lên lớp đạt hiệu
quả thì trước tiên phải chuẩn bị tốt từ khâu soạn bài và khâu phân tích
nội dung, khi thực hiện khâu này thì giáo viên không chỉ nắm vững
kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải đọc thêm tài liệu có liên
quan đến bài, làm cho bài giảng trở nên phong phú, xinh động cuốn
hút làm học sinh đam mê, yêu thích và hững thú với môn học. Như
vậy vấn đề hiểu và phân tích nội dung bài giảng là khâu rất quan trong
và cần phải đầu tư.
Song song với khâu phân tích nội dung thì phương pháp và

phương tiện dạy học cũng là một khâu rất quan trọng. Hiện nay Bộ giáo
3
dục đã đưa ra nhiều phương pháp và thiết bị dạy học nhằm phục vụ học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách triệt để, đồng thời phát huy khả năng
sáng tạo của giá viên. Một trong những phương pháp hiện nay đang thí
điểm và mang lại kết quả cao là sử dụng công nghệ thông tin vào dạy
học, thiết kế các bài soạn trên máy vi tính và trinh chiếu powerpoint.
Đây là phương pháp mới có nhiều ưu điểm giúp giáo viên có sự chuẩn
bị rất kỹ càng cả về nội dung và hình ảnh, tiết kiêm thời gian, cho hình
ảnh đẹp và chính xác, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh kích thích sự
sáng tạo tự khám phá vấn đề của học sinh. Nhưng bên cạnh những ưu
điểm trên thì cũng có những nhược điểm là nếu bạn lạm dụng thì học
sinh chỉ nghe, quan sát hình trên máy chiếu mà không ghi chép bài học,
không hiểu đầy đủ thông tin trong bài học nếu giáo viên không khắc sâu
kiến thức bằng lời. Vì vậy đi đôi với việc sử dụng phương pháp,
phương tiện kỹ thuật mới thì việc giảng dạy kết hợp với viết bảng để
khắc sâu kiến thức cho học sinh là rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề
trên tôi đã chon cho mình đề tài “Phân tích nội dung xây dựng một số
giáo án điện tử thuộc chương trình sinh học 10 ban cơ bản phần ba:
sinh học vi sinh vật”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích.
Phân tích nội dung các bài thuộc chương 2 “ SINH TRƯỞNG VÀ
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT ”, phần 3 “SINH HỌC VI SINH
VẬT ” sinh học 10 ban cơ bản. Bước đầu làm quen với sử dụng phần
mềm Powerpoint.
2.2. Phương pháp tiến hành
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu sách giáo khoa sinh học 10-ban cơ bản
- Lý luận dạy học sinh học.

- Phương pháp giảng dạy sinh học 10.
- Sách giáo khoa sinh học 10.
4
- Các tài liệu liên quan tới việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực.
- Tài liệu về giáo án điện tử.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia.
Xin ý kiến nhận xét của giảng viên hưỡng dẫn: Cô Phạm Thị Mếm
cùng các thầy cô trong tổ phương pháp đối với:
- Việc đổi mới phương pháp hiện nay.
- Sinh viên sư phạm và giáo viên mới ra trường.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1. Phân tích nội dung bài giảng
3.1.1. Logic nội dung bài giảng
- Vị trí của bài trong chương.
- Logic của bài.
3.1.2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài.
- Nội dung và kiến thức cơ bản của bài.
- Những kiến thức bổ sung.
- Những kiến thức thực tiến liên quan.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích nội dung bài giảng
4.1.1. Logic nội dung bài.
- Vị trí của bài trong chương.
- Logic của bài.
4.1.2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài.
- Nội dung và kiến thức cơ bản của bài.
- Những kiến thức bổ sung.
- Những kiến thức thực tiễn liên quan ( nếu có ).
4.2 Thiết kế một giáo án điện tử trong chương trình.

5
5. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ CÁCH XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN
TỬ.
5.1. Giáo án điện tử là gì?
Giáo án điện tử là bản thiết cụ thể toàn bộ kế hoạc dạy học mà người
dạy trên lớp, toàn bộ kế hoạch dạy học đã đựơc multimedia hoá một
cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc
của bài học.Giáo án điện tử là sản phẩm của hoạt động thiế kế bài dạy,
được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
5.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử.
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm.
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức.
- Xây dựng tư viện tư liệu.
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoatj động cụ thể.
- Chạy thử chương trình, sửa và hoàn thiện.
Giáo án điện tử có thể được viết dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào tuỳ
theo trình độ công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần
mềm trình diễn sẵn có. Trong đó, thiết kế bài giảng điện tử trên
Powerpoint là đơn giản nhất.
Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint.
- Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo file mới.
- Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ theo từng slide.
- Chọn dạng màu nền phần trình diễn.
- Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, videoclip vào slide.
- Sử dụng hiệu ứng trong Powerpoint để hoàn thiện nội dung và
hình thức của bài giảng.
- Thực hiện liên kết giữa các slide, các file, chương trình.

- Chạy thử chương trình và sửa chữa.
6
- Đóng gói tệp tin.
- Giải nén tệp tin.
5.3. Ưu, nhược điển của giáo án điện tử.
5.3.1. Ưu điểm:
- Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên lên lớp.
- Hình ảnh, tranh vẽ rõ nét, đẹp, chính xác.
- Tiết kiệm thời gian cho giáo viên.
- Gây hứng thú cho học sinh.
5.3.2. Nhược điểm:
- Nếu lạm dụng học chi nghe, xem mà không ghi được bài.
- Nếu không mở rộng hoặc khắc sâu bằng lời nói, học sinh sẽ không
hiểu hoặc hiểu không đầy đủ.
PHẦN 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI
7
PHẦN 3: SINH HỌC VI SINH VẬT.
CHƯƠNG 2: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
1. CẤU TRÚC CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG 2.
Bài 25: Sinh trưỏng của vi sinh vật.
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật.
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng của vi sinh vật.
2. NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG 2.
Chương 2 là chương rất quan trọng của phần ba – sinh học vi sinh vật.
Nó có nhiệm vụ chứng minh về mặt lí thuyết sự sinh sản theo cấp số mũ
của vi sinh vật, quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không
liên tục, cơ sở ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Chương 2 với ba bài từ bài 25 đến bài 27 đã đề cập các vấn đề sinh
trưởng và sinh sản của vi sinh vật đó là:
- Sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 25).

- Sinh sản của vi sinh vật (Bài 26).
- Các yếu tố ảnh hưởng của vi sinh vật (Bài 27).
Như vậy bài 25, 26 giúp ta hiểu được sinh trưởng và sinh sản của vi
sinh vật diễn ra như thế nào? Sau đó bài 27 sẽ giải thích rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật trong đó có đặc biệt nhấn
mạnh đến yếu tố hoá học và lý học.

3. PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI THUỘC CHƯƠNG 2.
8
Bài 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
1. LOGIC NỘI DUNG BÀI 26.
1.1. VỊ TRÍ BÀI 26 TRONG CHƯƠNG.
Bài 26 là bài thứ 2 trong chương sau bài 25 – sinh trưởng của vi sinh
vật. Bài 26 được xếp trước bài 27 sau khi tìm hiểu quá trình sinh trưởng
của vi sinh vật và thấy được những ưu điểm và hạn chế của sự sinh
trưởng quần thể vi khuẩn. Vậy quá trình sinh sản được diễn ra như thế
nào, nó có khắc sự sinh trưởng hay không? đó chính là nội dung chúng
ta cần tìm hiểu p bài 26.
Như vậy logic ở bài 26 giúp chúng ta biết được quá trình sinh sản ở vi
sinh vật nhân sơ và sinh sản của vi sinh vật nhân thực diễn ra như thế
nào? Đây chính là cơ sở để người ta nghiên cứu các bài tiếp theo.
1.2. LOGIC NỘI DUNG BÀI 26.
Sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật đựơc xem là sự sinh sản, sinh vật
nhân sỏ khác sinh vật nhân thực ở điểm nào? Đó chính là nội dung của
bài 26.
Phần 1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ được trình bày lần lựơt theo
các kiểu sinh sản phân đôi, sinh sản bằng hònh thức nảy chồi và tạo bào
tử.
Phần 2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực được trình bày lần lượt
theo các kiểu sinh sản bằng bào tử, sinh sản bằng cách nảy chồi và phân

đôi. Sự sắp xếp các mục như SGK giúp chúng ta thấy được quá trình
tiến hoá của các hình thức sinh sản từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu
tính.
9

×