Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SỮA NON NGUYÊN LIỆU COLOSIG 24H CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.79 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước sang những sự thay đổi lớn khi chính thức là
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới ( WTO). Trong những năm qua việc gia
nhập này đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam tiên tiến hơn , đặc biệt
là hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương cụ thể là xuất nhập khẩu. Hoạt động
xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Ngày
nay không chỉ xuất khẩu mới mang hiệu quả cao cho kinh tế của đất nước mà nhập khẩu
cũng có sự đóng góp rất lớn nó bổ sung cho sự tiêu dùng hàng hóa trong nước, cân bằng nền
kinh tế.
Mỹ là một bạn hàng lâu đời và rất quan trọng đối với Việt Nam không chỉ là về lĩnh vực đầu
tư, khoa học kĩ thuật mà còn trên nhiều lĩnh vực khác như trao đổi thương mại. Cụ thể trong
lĩnh vực sữa bột cho trẻ em hiện nay công nghệ của Mỹ đang rất phát triển, họ đưa ra được
nhiều sản phẩm dinh dưỡng mà thị trường Việt Nam chưa thể đáp ứng được cho người tiêu
dùng trong nước.
Chính vì vậy việc nhập khẩu sữa non ngun liệu Colosigg 24h của Công ty cổ phần Sữa
VitaDairy Việt Nam vào năm 2019 từ phía đối tác là tập đồn PanTheryx-Mỹ đã tạo ra một
dấu ấn khá quan trọng.Vì vậy, nhóm 2 lựa chọn đề tài: “ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SỮA
NON NGUYÊN LIỆU COLOSIG 24H CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY
VIỆT NAM.”
Bài thảo luận không thể tránh được những sai sót. Mong thầy và các bạn góp ý để bài thảo
luận của nhóm được hồn thiện hơn.
Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
1. Nhập khẩu.
- Khái niệm: Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở nước ngồi
về phục vụ nhu cầu trong nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
- Các hình thức nhập khẩu chủ yếu:
• Nhập khẩu trực tiếp:
• Nhập khẩu ủy thác
• Nhập khẩu liên doanh:


• Nhập khẩu hàng đổi hàng:
• Nhập khẩu tái xuất:
2. Hợp đồng nhập khẩu.




Khái niệm:

Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi, thực
hiện q trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh tốn tiền. Hợp đồng nhập khẩu và hợp
đồng xuất khẩu là hai dạng của hợp đồng thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc
tế (TMQT) là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác
nhau, theo đó một bên gọi là bên Bán (bên Xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho
một bên khác gọi là bên Mua (bên Nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên
mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.


Nội dung của hợp đồng nhập khẩu:

Phần nội dung của hợp đồng trình bày các điều khoản mà các bên cam kết thực hiện.
Một hợp đồng có thể có nhiều điều khoản khác nhau tùy theo sự thỏa thuận của các bên
nhưng bắt buộc phải có 6 điều khoản sau: tên hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả;
thanh toán; giao nhận hàng.








Điều khoản về tên hàng:
Điều khoản về số lượng:
Điều khoản về quy cách và chất lượng:
Điều khoản về giá cả:
Điều khoản về thanh toán:
Điều khoản về giao nhận hàng:
2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

1.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu:
Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý hàng nhập
khẩu. Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng phải xin phép nhập. Tùy theo quy định của
từng quốc gia và tùy từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu cũng
khác nhau. Nếu hàng nhập khẩu nằm trong diện phải xin phép nhập khẩu của quốc gia đó,
đơn vị kinh doanh nhập khẩu bắt buộc phải xin phép mới có thể thực hiện được hợp đồng
nhập khẩu. Theo quy định của Việt Nam (Nghị định 12/2006/NĐ-CP), việc xin phép nhập
khẩu bắt buộc phải thực hiện đối với hàng thuộc diện cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều
kiện, hoặc chưa từng nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng cấm nhập khẩu: Theo quy định của Việt Nam, hàng
thuộc danh mục cấm nhập khẩu trong trường hợp cần thiết vẫn có thể được nhập khẩu nếu
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Danh mục hàng cấm nhập khẩu được quy định tại
phụ lục số 01 Nghị định 12/2006/NĐ-CP bao gồm 09 nhóm hàng
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương hoặc các
cơ quan quản lý chuyên ngành: các hàng hóa thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục số
01 Nghị định 12/2006/NĐ-CP phải xin phép của Bộ Cơng thương; Các hàng hóa thuộc danh
mục được quy định tại Phụ lục số 03 Nghị định 12/2006/NĐ-CP phải xin giấy phép của các
Bộ quản lí chuyên ngành.


- Giấy phép khảo nghiệm: Áp dụng đối với các loại hàng hóa lần đầu nhập khẩu vào Việt

Nam và hàng hóa ngồi danh mục đã được sử dụng tại Việt Nam, do cơ quan quản lí chuyên
ngành cấp. Nội dung của giấy phép khảo nghiệm và thời hạn khảo nghiệm được thực hiện
theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, cơ
quan quản lí chuyên ngành sẽ quyết định cho phép hay khơng cho phóe hàng hóa được sử
dụng tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, khơng bị hạn chế về số lượng,
trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu. Hàng năm, 6 tháng 1 lần các cơ quan quản lí
chun ngành có trách nhiệm bổ sung vào danh mục mặt hàng nhập khẩu thôn g thường các
mặt hàng có kết quả khảo nghiệm tốt.
Hiện nay, các mặt hàng nằm trong danh mục sau đây phải xin giấy phép khảo nghiệm
của cơ quan quản lí chuyên ngành: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Y tế. Ngồi
các loại giấy phép trên cịn có giấy phép nhập khẩu tự động áp dụng đối với các hàng hóa
thuộc diện nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan, mục đích khơng phải để xin phép
nhập khẩu mà để quản lí hạn ngạch.
Những mặt hàng khơng thuộc diện cấm nhập (phụ lục 01 Nghị định 12/2006/NĐ-CP)
hoặc nhập khẩu có điều kiện (phụ lục 02 và 03 Nghị định 12/2006) thì khi nhập khẩu khơng
phải xin phép nhập khẩu
2. Mở L/C
• Mở L/C:
Khi hợp đồng quy định thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ, thì việc đầu tiên
và rất quan trọng đối với người nhập khẩu để thực hiện hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận
là tiến hành mở L/C, việc mở L/C còn là hoạt động mang tính chất tiền đề cho hoạt động
giao hàng của người XK. Tuy nhiên trước khi mở L/C, bằng các phương pháp kiểm tra và
giám sát người nhập khẩu phải biết chắc chắn rằng người XK sẽ có hàng để giao. Căn cứ để
mở L/C là hợp đồng TMQT mà hai bên đã ký kết.
Để tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin mở L/C trả tiền
cho người xuất khẩu (đơn theo mẫu in sẵn của từng ngân hàng) và nộp tiền ký quỹ. Đơn xin
mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C và người
xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng mở L/C cho bên XK. Vì vậy nhà nhập
khẩu phải chú ý đến nội dung của đơn xin mở L/C sao cho chính xác, đúng mẫu đơn và phù
hợp với nội dung mình mong muốn. Cần cân nhắc các điều kiện ràng buộc bên XK sao cho

vừa chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của mình, vừa phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng,
tránh mâu thuẫn, đảm bảo cho bên XK chấp nhận được.
Trong trường hợp người xuất khẩu thoả thuận yêu cầu tu chỉnh L/C, nếu thấy nội dung
phù hợp cần nhanh chóng yêu cầu ngân hàng tu chỉnh L/C để người xuất khẩu giao hàng.
• Nguyên tắc tu chỉnh L/C :
• Phải tu chỉnh trong thời gian hiệu lực của L/C.
• Nội dung tu chỉnh phải được hai bên thỏa thuận thống nhất.
• Sự tu chỉnh phải được thơng báo cho các bên và cho ngân hàng.
• Nội dung tu chỉnh phải được xác nhận của ngân hàng mở L/C.
• Nội dung tu chỉnh phủ định nội dung trước của L/C.


3. Thuê phương tiện vận tải
Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết theo điều kiện nhóm C và D (Incoterms-2000)
bao gồm điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải
tiến hành thuê phương tiện vận tải. Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng thuộc nhóm E và
nhóm F bao gồm điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê
phương tiện vận tải. Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: phương tiện vận tải đường biển,
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống... Mỗi một loại phương tiện vận tải đều
có những ưu nhược điểm riêng, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà quyết định sử dụng loại phương
tiện nào cho hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế.
Thông thường trong các hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định loại phương tiện (đường
biển hay đường sắt...) Khi đi thuê phương tiện vận tải người quản trị phải quyết định: loại
phương tiện đó như thế nào; hình thức thuê; thuê của hãng vận tải nào; thời điểm thuê...
• Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải
Trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT việc thuê phương tiện vận tải phải dựa vào
các căn cứ sau:
• Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc điểm
của phương tiện vận tải, quy định về mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ...
• Căn cứ vào khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá: Khi thuê phương tiện vận tải phải

căn cứ vào khối lượng hàng hoá để tối ưu hố tải trọng của phương tiện, từ đó tối ưu hố
được chi phí đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá để lựa chọn phương tiện
đảm bảo an tồn cho hàng hố trong q trình vận chuyển.
• Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hố
thơng dụng hay hàng hố đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến
đường đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở một chuyến hay
chuyên chở nhiều chuyến... Ở Việt Nam hiện nay hầu hết hàng hoá xuất nhập khẩu được
vận chuyển bằng đường biển.
• Tổ chức thuê phương tiện vận tải (tàu biển)
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hố xuất nhập khảu có ý
nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh
hưởng đến tiến độ giao hàng, đến sự an tồn của hàng hố, dễ xảy ra rủi ro và có liên quan
tới nhiều nội dung khác trong q trình thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy khi thuê phương
tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để có quyết định th tàu cho thích hợp,
đảm bảo thực hiện tốt được hợp đồng và hạn chế được rủi ro.
Để thuê tàu, doanh nghiệp cần có đầy đủ thơng tin về các hãng tàu trên thế giới, về giá
cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các Công ước và Luật lệ quốc tế và quốc gia về vận
tải...Có thể áp dụng hình thức trực tiếp đi thuê tàu hoặc uỷ thác việc thuê tàu cho một Công
ty hàng hải như: Công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht) công ty đại lý tàu biển
Vosa, các đại lý tàu biển của nước ngoài tại Việt Nam....
Tuỳ theo vào các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương
thức thuê tàu sau:


+ Phương thức thuê tàu chợ (Liner): Tàu chợ là tàu chạy theo một hành trình và thời gian
xác định. Thuê tàu chợ có một số đặc điểm sau:
- Tàu chạy theo một hành trình và thời gian xác định, cước phí được quy định trước, do
đó doanh nghiệp có thể tính trước được chi phí vận chuyển và dự kiến được thời gian giao
nhận hàng khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Quá trình giao dịch thuê tàu đa phần tuân thủ theo quy chế của tàu chợ (các điều kiện

quy định sẵn trong vận đơn và biểu cước của hãng tàu) doanh nghiệp ít có điều kiện thoả
thuận các điều kiện vận tải, nhưng thủ tục thuê đơn giản và nhanh chóng.
- Hiện nay hệ thống tàu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần là tàu chở
container rất thuận tiện cho doanh nghiệp trong q trình chun chở, nhất là chun chở
các lơ hàng nhỏ (doanh nghiệp chỉ cần thuê một phần con tàu).
- Tàu chợ chịu trách nhiệm bốc hàng và dỡ hàng, chi phí vận tải đã bao gồm cả chi phí
bốc và dỡ hàng, nhưng cước phí tàu chợ thường cao hơn cước phí th tàu chuyến và tàu
định hạn.
Q trình thuê tàu chợ được tiến hành theo các bước cơ bản sau:







Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường
chuyên chở, thời điểm giao hàng.
Nghiên cứu các hãng tàu: Đặc điểm của tàu có phù hợp với đặc điểm hàng hố cần
vận chuyển khơng, Lịch trình tàu chạy (hành trình của tàu, dự kiến ngày khởi hành
(Estimated time of departure - ETD), dự kiến tàu đến (Estimated time of arrival ETA), cước phí, uy tín của hãng và các quy định khác.
Lựa chọn hãng tàu vận tải thích hợp
Lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lưu khoang (Booking note), đồng
thời trả trước phí vận chuyển.
Tập kết hàng để giao cho tàu và nhận vận đơn.

+ Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter): Thuê tàu chuyến là chủ tàu cho người
thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền
cước thuê tàu do hai bên thoả thuận. Thuê tàu chuyến có đặc điểm sau:
- Hàng hố chun chở thường đầy tàu. Như vậy khi cần chuyên chở lượng hàng hoá lớn

đủ trọng tải của một con tàu thì doanh nghiệp thuê tàu chuyến.
- Tinh linh hoạt cao, có thể chọn hành trình và thời gian theo sự thoả thuận của hai bên.
- Giá cước rẻ hơn tàu chợ, hai bên có thể tự do thoả thuận các điều kiện thuê tàu theo
nguyên tắc các bên cùng có lợi.
- Hàng được chun chở nhanh vì tàu khơng phải dừng lại các cảng dọc đường.
- Để thuê tàu hai bên phải đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu, do đó doanh nghiệp phải
có đầy đủ các thơng tin, kỹ năng đàm phán và nghiệp vụ thuê tàu, nếu không dễ gặp phải rủi
ro.
Quá trình thuê tàu chuyến bao gồm các nội dung sau:


Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lượng hàng hoá cần vận chuyển, đặc điểm của hàng hố,
hành trình, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượng tàu, đặc điểm của tàu.
• Xác định hình thức thuê tàu.
+ Thuê 1 chuyến (Single Voyage)
+ Thuê khứ hồi (Round Voyage)
+ Thuê nhiều chuyến (Consecurive Voyage)
+ Thuê bao cả tàu (Lumpsum)
- Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: Chất lượng tàu, chất lượng và điều kiện
phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước, uy tín... để lựa chọn những hãng tàu
có tiềm năng nhất.
- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu với hãng tàu. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng
thuê tàu chuyến bao gồm:
+ Tên chủ tàu và người thuê tàu.
+ Quy định về con tàu
+ Thời gian tàu đến cảng xếp hàng.
+ Quy định về hàng hoá.
+ Quy định cảng xếp, cảng dỡ.
+ Quy định về chi phí xếp dỡ hàng
+ Cước phí và thanh tốn cước phí.

+ Quy định thời gian xếp dỡ.
+ Thưởng phạt xếp dỡ
+ Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở.
4.
Mua bảo hiểm
Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm
về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận
gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là
phí bảo hiểm.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá thường phải vận chuyển đi xa, trong những
điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hố dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong q trình
vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm
cho hàng hố để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
Đối với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, CIP (theo Incoterms 2000) người bán có
trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện tối thiểu (điều kiệnC) với tổng
trị giá hàng hóa cần bảo hiểm bằng giá CIF (hoặc CIP) + 10% CIF (CIP). Còn khi ký hợp
đồng xuất nhập khẩu theo điều kiện của nhóm E, F, C (theo Incoterms 2000) tuỳ vào điều
kiện cụ thể mà người nhập khẩu quyết định có mua bảo hiểm hay khơng và nếu mua thì mua
ở điều kiện nào. Tương tự như vậy khi ký hợp đồng theo các điều kiện ở nhóm D ((theo
Incoterms 2000) thì người xuất khẩu sẽ tuỳ vào điều kiện cụ thể để đưa ra quyết định có mua
bảo hiểm hay khơng và mua như thế nào. Như vậy người quản lý phải đưa ra các quyết định:
1. Có mua bảo hiểm hay khơng; 2. Nếu mua thì mua điều kiện bảo hiểm nào, trị giá bảo hiểm
là bao nhiêu; 3. Hình thức mua; 4. Mua ở hãng bảo hiểm nào; 5. Mua khi nào.
• Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hố



Để thực hiện được các quyết định trên khi mua bảo hiểm cho hàng hoá cần dựa vào các
căn cứ sau:
• Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT. Một ngun tắc có tính

cơ bản là rủi ro về hàng hố trong q trình vận chuyển thuộc về người XK hay nhập
khẩu, thì người đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hoá. Nguyên tắc này do
điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT quy định. Ngoại trừ trường hợp CIP
và CIF người Bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hố ở phạm vi tối thiểu
(điều kiện C).
• Căn cứ vào hàng hoá vận chuyển: Khi đã phân định được trách nhiệm mua bảo hiểm
thì vấn đề đặt ra là có mua bảo hiểm hay khơng và nếu mua thì mua ở điều kiện bảo
hiểm nào. Khối lượng của hàng hoá, giá trị của hàng hoá và đặc điểm của hàng hoá
vận chuyển là các căn cứ quan trọng cho chúng ta lựa chọn các quyết định trên. Nếu
lơ hàng hố có giá trị lớn lại dễ chịu tác động quá trình bốc xếp vận chuyển làm hư
hỏng, hao hụt để tránh rủi ro cần bảo hiểm ở điều kiện A mới đáp ứng nhu cầu. Những
những hàng hố vì bản chất vốn rất khó có thể bị hư hỏng, mất mát cho dù có những
tác động từ bên ngồi thì có thể bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc khơng cần bảo
hiểm.
• Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Các điều kiện vận chuyển như: Loại phương tiện
vận chuyển, chất lượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ. Đặc điểm của hành trình
vận chuyển như: tính nguy hiểm của tuyến đường vận tải, chiến tranh, cướp biển,
bão…các yếu tố tác động trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, chuyển tải... là các yếu
tố tạo nên rủi ro cho hàng hoá mà chúng ta cần xem xét, phân tích để quyết định lựa
chọn loại hình bảo hiểm cho thích hợp.
• Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hoá
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá, doanh nghiệp TMQT cần tiến hành theo các
bước sau:
• Xác định nhu cầu bảo hiểm: Từ các căn cứ trên doanh nghiệp phải phân tích để xác định
nhu cầu bảo hiểm cho hàng hoá bao gồm xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
• Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá hàng hố, cước phí chun
chở, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Như vậy giá trị bảo hiểm thường là giá
hàng hoá ở điều kiện CIF
Có nhiều điều kiện bảo hiểm khác nhau. Trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp
dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau:

Điều kiện bảo hiểm C
Những rủi ro, tổn thất được bảo hiểm:
- Những mất mát hư hỏng xảy ra cho hàng hố được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các
nguyên nhân sau:
+ Cháy hoặc nổ;
+ Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
+ Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật
thể gì bên ngồi khơng kể nước hoặc bị mất tích;


+ Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
+ Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ, hoặc bị trật bánh;
- Những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân
sau:
+ Hy sinh tổn thất chung;
+ Ném hàng khỏi tàu;
- Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
Điều kiện bảo hiểm B
Giống như điều kiện bảo hiểm C nhưng còn thêm một số rủi ro sau:
+ Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
+ Nước cuốn hàng khỏi tàu;
+ Nước biển, nước hồ, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận
chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;
+ Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp
hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.
Điều kiện bảo hiểm A
Theo điều kiện này thì người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất
mát, hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro ngoại trừ. Rủi ro được bảo hiểm theo
điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả những rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
nhau, đâm va phải vật thể khác, mất tích...) và những rủi ro phụ (hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp,

gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng...) do tác động ngẫu nhiên bên ngồi trong
q trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hố.
Ngồi 3 điều kiện bảo hiểm gốc này ra còn một số điều kiện bảo hiểm khác nữa như bảo
hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình cơng...
- Xác định loại hình bảo hiểm. Các doanh nghiệp TMQT thường sử dụng hai loại hình
bảo hiểm chính: Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm được ký kết cho từng chuyến hàng
chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác, được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển
trong nhiều chuyến kế tiếp nhau (thường thời hạn là 1 năm). Còn từng chuyến hàng khi giao
hàng xuống tàu, doanh nghiệp chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi
là “Giấy báo bắt đầu vận chuyển”.
- Lựa chọn công ty bảo hiểm: Trừ trường hợp trong hợp đồng chỉ định rõ cơng ty bảo
hiểm, cịn thông thường doanh nghiệp lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín và có quan
hệ thường xun, tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện trong quá trình giao dịch. Trong thực
tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam thường mua bảo hiểm tại Bảo Việt hoặc các
cơng ty bảo hiểm hiện đang có mặt tại Việt Nam để tiện địi bồi thường nếu có tổn thất.
- Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm (I) nhận đơn bảo hiểm
hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
5. Làm thủ tục hải quan


Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam (xuất khẩu hoặc
nhập khẩu) đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất
nhập khẩu theo Luật hải quan Việt Nam hiện hành gồm ba bước:
• Khai và nộp hồ sơ hải quan
Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử. Người nhập khẩu phải
lập một bộ hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua
bán hàng hóa, các chứng từ khác theo quy định… xuất trình cho cơ quan hải quan. Hồ sơ hải
quan sau khi tiếp nhận được qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân luồng: luồng xanh,

luồng vàng, luồng đỏ. Hồ sơ luồng đỏ phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan, doanh nghiệp cần chú ý:
• Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tính thuế
xuất nhập khẩu (nếu hàng hóa phải nộp thuế xuất nhập khẩu).
• Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan.
• Nộp thuế xuất nhập khẩu đẩy và đúng hạn.
• Những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, khi làm thủ tục hải quan hồ sơ
hải quan được tự động phân vào luồng xanh hoặc luồng vàng không phải kiểm tra thực
tế hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải phóng nhanh hàng hóa khi
làm thủ tục hải quan.
• Xuất trình hàng hố
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra
thực tế hàng hố. Hệ thống quản lý rủi ro tự động xác định các hình thức kiểm tra:
• Kiểm tra đại diện khơng q 10% đối với lộ hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên liệu
sản xuất hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói
đồng nhất...
• Kiểm tra toản bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm
pháp luật hải quan, lơ hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
• Khi xuất trình hàng hóa doanh nghiệp phải thống nhất với cơ về địa điểm và thời điểm
kiểm tra hàng hóa vừa đảm bảo đúng quy định của cơ quan hải quan vừa tạo điều kiện
cho doanh nghiệp trong q trình giao nhận hàng hóa và tối ưu hố được các chi phí.
• Trong q trình kiểm tra thực tế hàng hố, nếu doanh nghiệp khơng nhất trí với các
kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể yêu cầu giám định và dựa vào kết quả giám
định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hố.
• Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra thực tế
hàng hoá, hải quan sẽ bố quyết định sau:
• Cho hàng qua biên giới.
• Cho hàng hố qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp
bổ sung thuế xuất nhập khẩu.

• Khơng được phép xuất nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp khơng nhất trí với các kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể u
cầu xem xét lại, nếu hai bên khơng thống nhất được thì doanh nghiệp có thể khiếu kiện theo
trình tự của pháp luật.


Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hái quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, trong thời hạn 5 năm cơ quan hải quan được phép
áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp.
6. Nhận hàng từ phương tiện vận tải
Để nhận hàng người nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ nhận hàng do người xuất khẩu
cung cấp cho chủ phương tiện vận tải. Người nhập khẩu nhận về số lượng và xem xét sự phù
hợp về chất lượng, tên hàng, chủng loại, kích thước, thơng số kỹ thuật, bao bì, kí mã hiệu có
đúng với thỏa thuận ghi trong hợp đồng không, và giám sát việc giao nhận phát hiện những
sai phạm để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, thanh tốn các chi phí giao nhận
hàng hóa.
• Nhận hàng từ tàu biển:
Bao gồm các bước sau:
• Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng.
• Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng từ nước ngoài về.
• Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng,
điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hóa.
• Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa như vận đơn, lệnh giao
hàng…
• Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng, chủng loại,
chủng loại, thơng số kỹ thuật, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa so với yêu
cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người xuất khẩu phải kiểm tra, giám sát việc giao
nhận phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát sinh.
• Thanh tốn chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảnh.
• Nhận hàng chuyên chở bằng container, bao gồm các bước:

• Nhận đơn và các chứng từ khác.
• Trình vận đơn và các chứng từ khác (hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…) cho hãng
tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O).
• Nhà xuất khẩu đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng.
Nếu hàng đủ container (FCL), người xuất khẩu muốn nhận container về kiểm tra tại kho
riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tàu để
mượn container, vận chuyển container về kho riêng, dỡ hàng sau đó trả container rỗng cho
hãng tàu. Nếu hàng không đủ container (LCL) doanh nghiệp đến bãi container làm thủ tục
nhận hàng tại kho CFS và vận chuyển hàng về kho của doanh nghiệp.
• Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt
• Nếu hàng đầy toa xe, nhận cả toa xe kiểm tra niêm phong, kẹp chì làm thủ tục hải quan,
dỡ hàng, kiểm tra hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho của doanh nghiệp.
• Nếu hàng hóa khơng đủ toa xe, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng của ngành
đường sắt tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng.
• Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ
• Nếu nhận tại cơ sở của ngườn nhập khẩu (thường là đầy một xe hàng) ngường nhập khẩu
làm thủ tục và chịu trách nhiệm bốc hàng xuống để nhận hàng.


Nếu nhận tại cơ sở của người vận tải người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ chức vận
chuyển hàng về kho riêng.
• Nhận hàng chuyên chở bang đường hàng khơng
• Người nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ chức vận
chuyển hàng về kho riêng của mình.
7.
Kiểm tra chứng từ và thanh tốn hàng nhập khẩu
• Kiểm tra chứng từ
• Sau khi L/C có hiệu lực, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, đồng thời gửi bộ
chứng từ đến cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra bộ
chứng từ. Nội dung bộ chứng từ thể hiện được trách nhiệm của người xuất khẩu trong

vấn đề giao hàng. Thơng qua việc kiểm tra chứng từ có thể biết được người xuất khẩu
có giao hàng đúng như thoả thuận trong hợp đồng hay không. Nếu bộ chứng từ phù
hợp thì người nhập khẩu nhận chứng từ để nhận hàng và thanh tốn tiền hàng, nếu bộ
chứng từ khơng phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.
• Thanh tốn
• Một số phương thức thanh toán quốc tế: phương thức điện chuyển tiền, nhờ thu, trả
ngay, ghi sổ và phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Trong trường hợp thanh toán
bằng L/C được sử dụng nhiều nhất do đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên trong hợp
đồng. Sau khi L/C được người xuất khẩu chấp nhận và tiến hành giao hàng, đồng thời
gửi bộ chứng từ nhận hàng (gồm các chứng từ nhận hàng quy định rõ trong L/C: hóa
đơn thương mại, vận đơn, giấy bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, bản kê đóng gói…
cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy
hợp lệ thì trả tiền cho Ngân hàng hoặc cho nhà xuất khẩu, nhận bộ chứng từ đi nhận
hàng.
8. Giám định hàng hóa, khiếu nại và giải quyết tranh chấp
• Thơng thường hàng hóa sẽ được giám định lại về chất lượng, số lượng, mẫu mã, bao bì…
Nếu có sự sai khác với L/C người nhập khẩu sẽ khiếu nại người xuất khẩu hoặc người
chuyên chở. Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng, khiếu nại trước hết được giải quyết thông qua thương lượng, thỏa thuận giữa
hai bên, sau đó nếu hai bên khơng thể giải quyết được phải đề đơn lên trọng tài quốc tế
để giải quyết tranh chấp.
• Trong q trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra các tranh chấp, khếu nại giúp các bên
hiểu rõ về tranh chấp, dễ dàng giải quyết nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau. Đồng thời
thông qua khiếu nại các tanh chấp được giải quyết, đảm bảo quyền lợi của các bên mà
khơng làm mất uy tín của nhau cũng như chi phí của mỗi bên.
PHẦN II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SỮA NON
NGUYÊN LIỆU COLOSIGG 24H CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA VITADAIRY
VIỆT NAM.



1. .

Xin giấy phép nhập khẩu


Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì
thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu để
thực hiện hợp đồng đó.
Mặt hàng sữa non nguyên liệu ColosIgG của công ty cổ phần sữa Vitadairy Việt Nam
mới 100% không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo
quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, Sữa
được làm từ động vật, thuộc mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu. Công ty cổ phần
sữa Vitadairy Việt Nam cần xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Ngoại Thương Việt Nam.
Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc
giấy phép kinh doanh, bản sao hợp đồng ngoại đã kí kết với đối tác, đơn xin các giấy phép
nhập khẩu, phiếu hạn ngạch ( nếu mặt hàng thuộc diện quản lí bằng hạn ngạch), hợp đồng,
ủy thác nhập khẩu (nếu trường hợp NK là ủy thác), các giấy tờ có liên quan. Hồ sơ sẽ được
gửi cho bộ quản lí trực tiếp xem để xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu

2. Thực hiện bước đầu trong khâu thanh toán (Mở L/C)
Mở L/C:
Hợp đồng nhập khẩu mà Công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam được thanh tốn bằng
phương thức tín dụng chứng từ L/C trả chậm ngắn hạn (1 năm). Công việc đầu tiên công ty
phải làm để thực hiện hợp đồng là mở L/C.


Sau khi kí kết hợp đồng, đầu tiên Cơng ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam sẽ căn cứ
vào điều khoản thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa, xem rõ thời điểm hai bên thỏa
thuận mở L/C để làm đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C. Công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt
Nam cần làm đơn xin mở thư tín dụng gửi tới Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam

Development Bank), yêu cầu ngân hàng này mở 1 L/C cho tập đồn PanTheryx - Mỹ hưởng.
Các bước cơng ty Vitadairy cần làm để mở L/C:
Để có thể xin mở L/C, điều kiện cơng ty cần phải có:






Nguồn vốn đảm bảo thanh tốn LC
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng kí mã số kinh doanh
Xuất trình thêm giấy phép cần thiết theo quy định.
Bắt buộc Công ty phải có tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng mở L/C.

Chuẩn bị hồ sơ gửi cho ngân hàng gồm có:



Thư u cầu phát hành L/C (theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam
Development Bank)
Một bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như
hợp đồng, đơn đặt hàng có xác nhận của Công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam và
Tập đoàn PanTheryx - Mỹ.





Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giấy phép nhập khẩu.

Sau khi kí kết hợp đồng, đầu tiên Công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam sẽ căn cứ
vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, xem rõ thời điểm hai bên thỏa
thuận mở L/C để yêu cầu ngân hàng mở L/C. Về thời gian mở L/C, thơng thường thì L/C
được mở trước thời hạn giao hàng từ 20-25 ngày nếu như hợp đồng không quy định ngày cụ
thể mở L/C.
Thông thường khi mở L/C, người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh
toán. Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu theo đánh giá của
ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Số tiền ký quĩ có
thể từ 0% đến 100% tùy thuộc vào giá trị lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng. Công ty
cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam lựa chọn phương thức thanh tốn L/C trả chậm thì mức ký
quỹ sẽ thấp hơn L/C trả ngay.
Ngân hàng sẽ xem xét hợp đồng ngoại thương và các giấy tờ khác, nếu xét thấy phù hợp,
hợp lí thì sẽ tiến hành mở L/C cho công ty.
Khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo mở L/C, Công ty cổ phần Sữa VitaDairy
Việt Nam sẽ liên hệ với ngân hàng để kiểm tra các chi tiết của L/C có phù hợp với hợp đồng
khơng rồi nhờ ngân hàng chuyển đến cho bên tập đoàn PanTheryx-Mỹ. Nếu có điều gì chưa
thích hợp cần tu chỉnh, cơng ty làm đơn yêu cầu ngân hàng tu chỉnh L/C (theo sự thống nhất
với nhà xuất khẩu - tập đoàn PanTheryx-Mỹ), trong đó có ghi đầy đủ các chi tiết cần tu
chỉnh.


Kiểm tra bộ chứng từ:

Bộ chứng từ là do bên tập đồn PanTheryx-Mỹ gửi cho ngân hàng thơng báo L/C.
Khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhận bộ chứng từ, từ Mỹ, họ tiến hành kiểm tra tính
hợp lệ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, họ sẽ tiến đi điện chấp nhận thanh toán (đối với
L/C trả chậm). Trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, họ sẽ đi điện thông báo bất hợp
lệ cho ngân hàng gửi bộ chứng từ để xin chỉ thị đồng thời thông báo cho người đề nghị mở

L/C. Nếu người đề nghị mở L/C và người thụ hưởng L/C thương lượng chấp nhận bất hợp
lệ, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C đổi lấy thanh
toán hoặc chấp nhận thanh tốn, nếu hai bên khơng thỏa thuận được bất hợp lệ, ngân hàng
nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình dựa trên chỉ
thị của ngân hàng xuất trình. Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện, khi nhận được
điện đòi tiền, ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán cho ngân hàng đòi tiền hoặc ủy
quyền cho ngân hàng bồi hồn thanh tốn.
3. Th phương tiện vận tải:
• Căn cứ để thuê phương tiện vận tải:


Trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sữa non nguyên liệu ColoslgG 24h của
công ty cổ phần sữa VITADAIRY Việt Nam việc thuê phương tiện vận tải phải dựa vào các
căn cứ sau:
Beach

Căn cứ vào hợp đồng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa là điều kiện cơ sở giao hàng FOB
Incoterms 2010 nên người nhập khẩu có trách nhiệm thuê tàu vận tải.

Long

- Căn cứ vào khối lượng hàng hố và đặc điểm hàng hố:



Đặc điểm hàng hóa: hàng bảo quản nơi khơ ráo, sạch sẽ, thống mát, tránh ánh
nắng trực tiếp.
Khối lượng hàng hóa: Cơng ty Vitadairy nhập khẩu:

Nhập 4000 hộp (N.W 90g/hộp, G.W 95g/hộp), tổng G.W là 380 kg

Đóng gói 4 hộp/ thùng (thùng có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,2)
Tổng số là 1000 thùng, CBM = (0,4 x 0,4 x 0,2) x 1000 = 32 m

3

➔ Thể tích hàng là 32m nên hàng đóng đủ trong container khơ 20’DC (thể tích tầm
33m . Hàng được vận tải theo phương pháp gửi hàng FCL/FCL.
3

3)

➔ Cơng ty Vitadairy Việt Nam th tàu chợ vì cơng ty chỉ nhập khẩu 1 lơ hàng có
khối lượng khơng lớn, khơng đủ để th cả 1 con tàu.


Tổ chức thuê phương tiện vận tải (tàu biển):

Để thuê tàu, công ty Vitadairy cần có đầy đủ thơng tin về các hãng tàu trên thế giới, về
giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các Công ước và Luật lệ quốc tế và quốc gia về
vận tải... Công ty Vitadairy có thể áp dụng hình thức trực tiếp đi thuê tàu hoặc uỷ thác việc
thuê tàu cho một công ty giao nhận hàng hóa quốc tế.
Do lượng hàng vận chuyển là rất ít, cơng ty Vitadairy nên th cơng ty giao nhận hàng
hóa quốc tế để th tàu. Vì các forwarder thường có mối quan hệ với hãng tàu, có nghiệp vụ
chun mơn và cước phí th tàu cũng rẻ hơn so với công ty Vitadairy thuê tàu trực tiếp.
Trong trường hợp công ty trực tiếp đi thuê tàu, quá trình thuê tàu chợ được tiến
hành theo các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở,
tuyến đường chun chở, thời điểm giao hàng:






Số lượng hàng hóa cần chuyên chở: 4000 hộp sữa, G.W là 380 kg, thể tích 32m
Đặc điểm hàng hóa cần chun chở: hàng bảo quản nơi khơ ráo, sạch sẽ, thống
mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Tuyến đường chuyên chở: Long Beach – cảng Sài Gòn
Căn cứ vào thời điểm giao hàng

3

- Bước 2: Nghiên cứu các hãng tàu: Đặc điểm của tàu có phù hợp với đặc điểm hàng
hố cần vận chuyển khơng, Lịch trình tàu chạy (hành trình của tàu, dự kiến ngày khởi hành
(Estimated time of departure - ETD), dự kiến tàu đến (Estimated time of arrival - ETA), cước


phí, uy tín của hãng và các quy định khác. Dưới đây là lịch trình tàu chạy dự kiến của 1 số
hãng tàu uy tín:
- Bước 3: Dựa trên nghiên cứu các hãng tàu, công ty lựa chọn hãng tàu vận tải thích
hợp.
- Bước 4: Lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lưu khoang (Booking
note), đồng thời trả trước phí vận chuyển.
- Bước 5: Cơng ty Vitadairy liên hệ với đối tác xuất khẩu là công ty PanTheryx để
cung cấp thông tin về hãng tàu, lịch tàu,...và yêu cầu bên xuất khẩu tập kết hàng để giao cho
tàu và nhận vận đơn.
Trong trường hợp công ty Vitadairy ủy thác cho forwarder th tàu thì: - Cơng
ty Vitadairy sẽ gửi các thơng tin về hàng hóa cho forwarder. Sau đó, forwarder sẽ căn cứ vào
các thơng tin và yêu cầu của công ty Vitadairy để sắp xếp phương án vận chuyển, nghiên
cứu các hãng tàu cả về giá cước, lịch trình tàu chạy,... và báo giá vận chuyển cho công ty
Vitadairy.

- Công ty Vitadairy sẽ đưa ra quyết định có đồng ý với phương án giá do forwarder
tìm kiếm được hay khơng, lựa chọn hãng tàu và kí hợp đồng vận chuyển với forwarder.
- Cơng ty Vitadairy và forwarder lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lưu
khoang (Booking note) để làm bằng chứng về hợp đồng chuyên chở với hãng tàu.
- Công ty Vitadairy liên hệ với đối tác xuất khẩu là công ty PanTheryx để cung cấp
thông tin về hãng tàu, lịch tàu,...và yêu cầu bên xuất khẩu tập kết hàng để giao cho tàu và
nhận vận đơn.
4. . Mua bảo hiểm:
• Nhu cầu bảo hiểm:
Mặt hàng công ty nhập khẩu là nguyên liệu sữa non ColoslgG 24h trực tiếp từ Mỹ. Từ
căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng FOB
Incoterms 2010 đã ký kết trong hợp đồng,
người nhập khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa, căn cứ vào hàng hóa vận
chuyển và điều kiện vận chuyển của hàng hóa. Cơng ty có thể áp dụng 1 trong 3 điều kiện
bảo hiểm sau đây:
• Điều kiện bảo hiểm loại C (Institus cargo clause C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng).
• Điều kiện bảo hiểm loại B (Institus cargo clause B: bảo hiểm tổn thất riêng)
• Điều kiện bảo hiểm loại A (Institus cargo clause A: bảo hiểm mọi loại rủi ro)
Long Beach

Ngoài 3 điều kiện bảo hiểm gốc này cịn có một số điều kiện bảo hiểm khác như bảo hiểm
chiến tranh, bảo hiểm đình cơng.


Dựa theo những điều kiện kể trên, Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam chọn điều
kiện bảo hiểm loại A để có thể đảm bảo được tồn bộ những rủi ro trong q trình vận chuyển
hàng hóa về nước. Loại hình bảo hiểm này sẽ hỗ trợ một phần trong việc đảm bảo nguồn
hàng có thể vận chuyển đến một cách an toàn nhất, đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp. Hơn
nữa, mặt hàng nhập khẩu của công ty là sữa non - loại hàng cần cẩn thận trong việc vận
chuyển để tránh làm hư hỏng , hao hụt, ảnh hưởng tới chất lượng của nó. Vậy nên bảo hiểm

loại A chính là sự lựa chọn cho kết quả tối ưu nhất.
Loại hình bảo hiểm (Voyage/Open policy):
Các doanh nghiệp TMQT thường sử dụng hai loại hình bảo hiểm chính: Hợp đồng bảo
hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam nhập
khẩu nguyên liệu sữa non ColoslgG 24h trực tiếp từ Mỹ. Đây là một mặt hàng cần được sự
bảo quản nghiêm ngặt để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn sữa nên Công ty chọn
Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Voyage Policy) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu bảo hiểm cho từng
chuyến hàng chuyên chở. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ hết khi hàng từ kho cơng ty
bên phía tập đồn PanTheryx-Mỹ chuyển đến kho cơng ty nhận hàng vận chuyển.. Việc lựa
chọn hợp đồng bảo hiểm hợp lý sẽ góp một phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn chất lượng của
sản phẩm của cơng ty.




Lựa chọn cơng ty bảo hiểm:

Trừ trường hợp trong hợp đồng chỉ rõ công ty bảo hiểm cịn thường thì doanh nghiệp tự
chọn cơng ty bảo hiểm có uy tín, có quan hệ thường xun và có chi phí bảo hiểm thấp,
thuận tiện trong q trình giao dịch. Và Cơng ty Cổ phần sữa VITADAIRY Việt Nam cũng
khơng ngoại lệ. Trong thực tiễn thì doanh nghiệp thường mua bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm
Bảo Việt để thuận tiện trong việc giao dịch, trao đổi. Công ty bảo Bảo hiểm Bảo Việt là một
công ty có uy tín, có nhiều đặc điểm phù hợp, đáp ứng đầy đủ được nhu cầu mà công ty
mong muốn.




Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm:


(I) nhận đợn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm ( Insurance
Certificate).
5. Làm thủ tục hải quan
• Khai và nộp tờ khai hải quan:
Cơng ty Vitadairy Việt Nam có thể sử dụng quy trình khai báo hải quan điện tử hàng nhập
(VNACCS). Bao gồm các bước:
Khai thông tin nhập khẩu (IDA):
Công ty Vitadairy Việt Nam khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi
đăng kí tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA thì công ty
mới gủi đến VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động cấp ra các chỉ tiêu liên quan đến
thuế xuất, tên tương ứng với các mã nhập vào, tự động tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến
trị giá, thuế… và phản hồi lại cho bên phía Cơng ty Vitadairy Việt Nam tại màn hình đăng
kí tờ khai – IDC. Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên
hệ thống VNACCS.
Đăng kí tờ khai nhập khẩu (IDC):
Sau khi nhận được màn hình đăng kí tờ khai IDC do hệ thống phản hồi thì Cơng ty Vitadairy
Việt Nam cần phải kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính tốn. Nếu thơng tin chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng kí tờ khai. Trường hợp
sau khi kiểm tra bên phía cơng ty phát hiện có những thơng tin khơng chính xác, cần sử đổi
thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thơng tin nhập khẩu (IDA) để sửa các
thông tin cần thiết và thực hiện các cơng việc tiếp theo.
Khi tờ khai đã được đăng kí, hệ thống sẽ tự động phân luồng, gồm 3 luồng: xanh, vàng,
đỏ:
- Luồng xanh: Nếu trường hợp thuế nộp bằng 0 thì hệ thống sẽ tự động cấp phép thơng quan
cho Công ty Vitadairy Việt Nam và xuất ra một “Quyết định thơng quan hàng hóa nhập
khẩu”. Nếu trường hợp thuế khác 0 thì hệ thống sẽ tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo
liên quan đến số thuế phải nộp sau đó xuất ra một “Chứng chỉ ghi số thuế phải thu”. Khi
Công ty Vitadairy Việt Nam đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã
nhận thông tin về việc nộp thuế và lệ phí của cơng ty rồi thì sẽ xuất ra “Quyết định thơng
quan hàng hóa”.

- Luồng vàng: Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là
Luồng vàng (có mức độ rủi ro ít hơn), hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ
giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Sau đó nếu khơng phát hiện thêm bất kỳ vi
phạm nào, q trình thơng quan sẽ chuyển tới việc đóng phí , thuế và làm nốt thủ tục là có
thể nhận được hàng ln tương tư như Luồng xanh. Bởi Công ty Vitadairy Việt Nam là một
doanh nghiệp chấp hành tốt luật pháp về hải quan nên sẽ được miễn kiểm tra hàng hóa.


- Luồng đỏ: Trường hợp hệ thống diện tử cho kết quả phân luồng là đỏ (có mức độ rủi ro rất
lớn), cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Nếu kiểm tra hàng hóa mà vẫn khơng được thơng quan thì có thể bị tịch thu.


Xuất trình hàng hóa:

Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ Cơng ty Vitadairy Việt Nam sẽ phải xuất trình hàng hóa để cơ
quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế:




Kiểm tra tồn bộ lơ hàng.
Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu
phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu khơng phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu
phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

Khi xuất trình hàng hóa, Cơng ty Vitadairy Việt Nam phải thống nhất với cơ quan hải
quan về địa điểm và thời gian kiểm tra hàng hóa vừa đảm bảo được đúng quy định của cơ
quan hải quan vừa tạo điều kiện cho cơng ty trong q trình nhận hàng hóa và tối ưu hóa chi

phí.
Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi hệ thống điện tử xác định được hình thức,
mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên hải quan xét thấy việc xác định của hệ thống là
chưa chính xác (Do thơng tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục
chưa được cập nhật đầy đủ), cán bộ công chức hải quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức
độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (Có ghi rõ lý do điều
chỉnh), sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.


Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính:

Đối với mặt hàng sữa này, thuế nhập khẩu theo như Bộ tài chính trình Chính phủ giảm thuế
suất từ 2% - 5%. Sau khi có quyết định cho phép xuất - nhập khẩu hay khơng từ phía hải
quan, Cơng ty Vitadairy Việt Nam sẽ đóng thuế theo mức quy định và thực hiện các nghĩa
vụ tài chính khác.
6.
Tổ chức nhận hàng hóa với phương tiện vận tải:
• Nhận hàng tại cảng Sài Gịn , Việt Nam
• Đại lý tàu vận tải biển : Do bên phía cơng ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
quyết định thuê. (Do tiến hành theo điều kiện cơ sở giao hàng FOB
)
• Phương pháp nhận hàng: bằng Container nhận hàng FCL tại CY.
Long Beach Incoterms 2010

Bước 1: Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển sẽ gửi Giấy báo tàu đến (Arrival Notice – A/N)
cho công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam. Trong giấy báo tàu đến (A/N) bao gồm các
thông tin :






VESSEL / VOYAGE: Tên tàu / chuyến
Bill of lading (B/L): Vận đơn
CONT / SEAL No. : Số Container / Số chì
PORT OF LOADING: Cảng xếp hàng









PORT OF DISCHARGE: Cảng dỡ hàng
ETD (Estimated Time of Departure): Dự định thời gian đi
ETA (Estimated Time of Arrival): Dự định thời gian đến
PORT / WAREHOUSE: Cảng / Kho hàng
LOCAL CHARGES: phí địa phương được trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng
PICK UP D/O AT: Lấy lệnh giao hàng tại
Phía cơng ty nhập khẩu cần kiểm tra rõ các thông tin ngày hàng đến, cảng đến, số
cont/seal, cũng như số lượng, trọng lượng hàng... kiểm tra các chi phí kèm theo, cụ
thể là cước tàu (ocean freight) và các khoản local charge tại cảng đến, xem đã đúng
với báo giá ban đầu chưa.

Bước 2 : Sau khi xác định đúng như báo giá ban đầu của hãng tàu thì phía cơng ty nhập khẩu
sẽ thực hiện việc chuyển tiền và nhận lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order).
Nhân viên giao nhận của công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam tới đại lý tàu nhận D/O ,
khi đi cần mang theo :






Hóa đơn thương mại
Vận đơn gốc (Original B/L) hoặc điện giao hàng (telex bill)
Giấy giới thiệu của đơn vị.
Giấy thông báo hàng đến ( Arrival Notice)

Bước 3: Mang D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến văn phòng quản lý tại cảng để xác nhận
D/O đồng thời mang 1 bản D/O đến Hải quan giám sát cảng để đối chiếu với Manifest.


Nhận hàng theo FCL tại cảng CY: cơng ty nhập khẩu xuất trình D/O có xác nhận giá
trị ngày nhận hàng của hãng tàu cho thương vụ cảng hay kho để biết vị trí hàng và lập
phiếu xuất container hay lập phiếu xuất kho cho công ty nhập khẩu

Bước 4: Đến phòng Điều độ của cảng nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên lai
thanh tốn các phí này cùng với D/O để đổi lấy phiếu xuất kho cho phép hàng rời khỏi cảng.
Bước 5: Nhận hàng đủ Container FCL tại CY nên khi bên người chuyên chở dỡ container
khỏi tàu lên bãi container cảng đích thì bên phía cơng ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
phải có vận đơn hợp lệ tại bãi container để lấy hàng. Đồng thời do đây là hàng đủ Container
(FCL) phía cơng ty nhập khẩu muốn nhận hàng container về kiểm tra tại kho riêng thì phải
làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tàu để mượn container bằng
cách điền vào giấy cam kết mượn container theo mẫu sẵn của từng hãng tàu và đóng phí
cược container theo quy định của mỗi hãng tàu.


Bước 6: Điều xe vận chuyển hàng về kho

• Sau khi thanh lý xong, cơng ty nhập khẩu tới phịng thương vụ cảng, cầm lệnh giao
hàng cịn hạn để đóng tiền in phiếu nâng container, hay còn gọi là phiếu EIR rồi giao
cho tài xế 1 số chứng từ như phiếu Eir, lệnh giao hàng, giấy mượn container về kho
riêng để tài xế trình hải quan giám sát cổng và tiến hành lấy container ra khỏi cảng
chở về kho.
• Trước khi container được nâng lên xe, tài xế cần phối hợp với điều độ cảng kiểm tra
kỹ tình trạng container nếu phát hiện hư hại thì đề nghị điều độ container xác nhận lên
phiếu Eir để tránh các chi phí sửa chữa container về sau không phải do lỗi của công
ty nhập khẩu.
Bước 7: Rút hàng và trả Container rỗng
Sau khi xe về tới kho, chú ý kiểm tra kỹ các thơng tin sau:





Seal: Kiểm tra xem có khớp với seal trên Vận đơn (Bill) hay khơng, cịn ngun Seal
có dấu hiệu cắt hay chắp vá gì khơng, sau đó chụp hình lại trước khi cắt seal.
Chụp mặt ngồi và mặt trong, ván sàn, 2 cánh cửa container, ván sàn, lỗ thơng gió,
chi cắm điện nhằm xác định tình trạng container trước và sau khi rút hàng để trong
trường hợp container bị hư hại thì sẽ biết rõ chi phí sữa chữa đó bên nào chịu.
Trả container rỗng:

Container rỗng cịn nguyên vẹn, tốt, sạch sẽ, nhân viên công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt
Nam có thể liên hệ với hãng tàu nhận tiền cước. Những giấy tờ xuất trình khi lấy lại tiền
cước :



Giấy xin mượn container ( bản gốc)

Phiếu hạ container rỗng

Và ngược lại nếu khi trả container rỗng cho hãng tàu, container bị hư hỏng và xác định đó
là lỗi do bên nhập khẩu thì cơng ty nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho bên hãng tàu.
7.

Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu


Tên
hàng

Mã hàng hóa

Số
lượng

Quy cách đóng gói

Ghi
chú

Sữa
non 8936170700872. +4000 hộp
Khối lượng tịnh 90g/ hộp. 60
ngun liệu
+Tổng số là gói × 1,5g. Sữa bên trong hộp
ColosIgG
1000 thùng đóng gói bằng túi Laminate 4
24h.

trong
1 lớp chống ẩm chứa bột sữa. Sau
đó bên ngồi đóng gói bằng hộp
container
thiếc. Bên ngồi cùng là thùng
carton (bên ngồi thùng có dán
băng keo).
Sau khi nhận hàng: Nhân viên công ty cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam sẽ lấy mẫu đi kiểm
tra chất lượng, sau khi có kết quả kiểm tra gửi kết quả kiểm định đó cho bên hải quan . Kết
quả kiểm định yêu cầu cần phải đạt các tiêu chí :
Sữa non phảiđược lấy trong 24 giờ đầu sau khi sinh đạt được lượng kháng thể cao
nhất
• Có lượng chuẩn 3-6g sữa non mỗi ngày.
• Đảm bảo 600-1000mg kháng thể IgG.
• Hàm lượng IgG chiếm từ 20-28%.
• Phảiđảmbảonănglượng 465 kcal/ 100g
• Chấtđạm 20,3g/ 100g.
• Chấtbéo 19,4g/ 100g.
• Carbohydrate 52,3g/ 100g.
• Sữa phải chứa đầyđủcác thành phần dinh dưỡng khác như protein, carbohydrate,
peptide, các yếu tố tăng trưởng, miễn dịch, oligosacarit, vitamin và các khoáng chất
8.
Thanh toán hàng nhập khẩu
Phương thức thanh tốn mà cơng ty cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam lựa chọn là phương
thức thanh toán L/C trả chậm ngắn hạn (một năm). Với phương thức thanh tốn này, cơng
ty chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn, ngân hàng mở L/C sẽ thực hiện
việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa
thuận với thời hạn trong vịng một năm.



Sau khi ngân hàng đồng ý mở L/C, ngân hàng sẽ gửi thư tín dụng cho ngân hàng thơng
báo (bên phía tập đồn PanTheryx-Mỹ) để tiến hành thơng báo. Bên xuất khẩu kiểm tra kỹ
nội dung của thư tín dụng và chấp nhận giao hàng cho công ty, đồng thời lập bộ chứng từ
thanh tốn theo u cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng thơng báo.


Bộ chứng từ bao gồm:

+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn (B/L)


+ Chứng từ bảo hiểm
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
+ Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng (C/Q)


+ Chứng từ giao hàng.
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận vệ sinh
+ Phiếu đóng gói.
Ngân hàng thơng báo chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng
phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho công ty nhập khẩu. Nếu
thấy phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C trả tiền hàng cho ngân hàng thông báo
và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho công ty nhập khẩu là công ty cổ phần sữa VitaDairy Việt
Nam.
Công ty sẽ nhận bộ chứng từ nhận hàng từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ.
Nếu thấy phù hợp thì chấp nhận thanh tốn tiền hàng cho ngân hàng, nếu thấy khơng phù
hợp thì có quyền từ chối thanh tốn.
Trong trường hợp có một vài rủi ro như khi nhận hàng nếu như hàng bị hỏng hoặc lỗi
hay người bán không giao hàng nhưng vẫn lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C. Và nếu

ngân hàng khơng phát hiện được hành vi lừa đảo thì ngân hàng vẫn phải trả tiền cho người
bán, do ngân hàng chỉ xử lý bộ chứng từ mà không cần quan tâm đến chất lượng của hàng
hố. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, cơng ty nhập khẩu vẫn có quyền đình chỉ việc
trả tiền của ngân hàng. Muốn vậy, cơng ty phải có các bằng chứng về sự lừa đảo để làm căn
cứ viết đơn yêu cầu tồ án ra lệnh cho ngân hàng đình chỉ trả tiền. Nếu ngân hàng đã thanh
tốn rồi thì bên cơng ty nhập khẩu chỉ có thể khiếu nại hoặc kiện bên xuất khẩu ra toà án hay
trọng tài nhờ phân xử.


Bên nhập khẩu sẽ có quyền khiếu nại bên xuất khẩu khi bên xuất khẩu vi phạm bất cứ
điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng. Các trường hợp người mua
thường khiếu nại người bán đó là: giao hàng khơng đúng như hợp đồng; bao bì, ký mã hiệu
sai quy cách khơng phù hợp với điều kiện vận chuyển; giao hàng chậm; cách thức giao hàng
sai so với thỏa thuận giữa hai bên; không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả
kháng gây ra; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ như thuê phương
tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa…
Khiếu nại và giải quyết tranh chấp, thanh lý hợp đồng.
• Sẽ có hai tranh chấp và khiếu nại xảy ra:
+ Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua. Trong trường
hợp này nếu bên phía cơng ty cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam khiếu nại có căn cứ, cơ sở
đối với chất lượng, bao bì... của hàng hóa khi nhập về thì bên phía tập đồn PanTheryx-Mỹ
có thể giải quyết bằng một trong số các phương pháp:
• Giao bù hàng thiếu
• Sửa chữa hàng lỗi
• Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
• Giảm giá hàng mà mức độ giảm giá được tính theo giá của hàng hóa giao vào thời
gian đó.
9.

Nếu thỏa thuận giải quyết khiếu nại giữa 2 bên là công ty cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam

và tập đồn PanTheryx-Mỹ khơng được thỏa đáng thì bên thiệt hại có thể kiện ra trọng tài
hoặc tịa án kinh tế theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợpd đồng.
+ Người lái hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm. Trong trường hợp
khi mà bên công ty cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam nhận hàng hóa bị lỗi do phương tiện
vận chuyển gây ra thì cơng ty có thể khiếu nại đối với bên chuyên chở.


Thanh lý hợp đồng:

Nếu việc kiểm tra hàng hóa khơng có vấn đề gì thì lúc này Cơng ty nhập khẩu sẽ chuyển tiếp
số tiền còn lại cho bên doanh nghiệp xuất khẩu theo như quy định trong hợp đồng. Sau đó
sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với bên xuất khẩu theo mẫu hợp đồng như sau:



×