Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ẢNH HƯỞNG của CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đến NHẬN THỨC của SINH VIÊN NGÀNH KIỂM TOÁN về THÁI độ HOÀI NGHI NGHỀ NGHIỆP của KIỂM TOÁN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.27 KB, 36 trang )

lOMoARcPSD|9699134

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KẾ TỐN
----------

ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
NGÀNH KIỂM TỐN VỀ THÁI ĐỘ
HỒI NGHI NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TỐN VIÊN

Giáo viên bộ mơn

:

ĐỒN NGỌC PHI ANH

Giảng viên hướng dẫn

:

LÊ THỊ KIM YẾN

Lớp

:

42K18.3. CLC

Nhóm nghiên cứu



:

Nguyễn Trung Đức
Nguyễn Thị Trúc Giang
Nguyễn Thị Ánh Hồng
Nguyễn Thị Ngọc Hương

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 12 năm 2019

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

MỤC LỤC NỘI DUNG

MỤC LỤC NỘI DUNG ................................................................................................... 2
MỤC LỤC BẢNG ........................................................................................................... 3
CHÚ GIẢI CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................................... 4
I.

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................................... 6
7. Bố cục đề tài........................................................................................................... 6


II. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ HOÀI NGHI NGHỀ VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HOÀI NGHI NGHỀ NGHIỆP ......... 7
1.1.

Các nghiên cứu về Thái độ HNNN của kiểm toán viên .................................... 7

1.2.

Lý thuyết nền của nghiên cứu ........................................................................ 12

1.3. Tổng quan các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến nhận
thức của sinh viên về thái độ HNNN của KTV ........................................................ 12
1.4.

Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 13

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC ........................................................................................................................... 14
2.1.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 14

2.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 14

2.3.


Các biến nghiên cứu và cách đo lường các biến. ............................................ 15

2.4.

Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ...................................................... 17

2.5.

Kỹ thuật phân tích dữ liệu .............................................................................. 17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BÀN LUẬN ...................... 18
3.1. Thống kê nhân khẩu học ................................................................................... 18
3.2.

Phân tích EFA và Cronbach Alpha ................................................................ 19

3.3.

Phân tích T-Test để kiểm định giả thuyết H1, H2 ........................................... 26

3.4.

Kết luận ......................................................................................................... 29
Trang 2

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 29
4.1.

Kết luận và đóng góp của nghiên cứu ............................................................ 29

4.2.

Các hàm ý chính sách, khuyến nghị ............................................................... 29

4.3.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 30

III.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 31

IV.

PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT ............................................................................ 33

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1 - Thang đo các nhân tố đào tác động đến việc hình thành Thái độ HNNN của SV ......... 16
Bảng 2 - Bảng thống kê số lượng sinh viên theo ngành và khóa ................................................ 18
Bảng 3 - Kết quả kiểm định KMO và Barlett's Test (lần 1) ........................................................ 20
Bảng 4 - Bảng phân tích ma trận xoay các nhân tố (lần 1) ......................................................... 20
Bảng 5 - Bảng chạy kiểm định KMO và Barlett's Test (lần 2).................................................... 21
Bảng 6 -Bảng phân tích ma trận xoay các nhân tố (lần 2) .......................................................... 22
Bảng 7 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Thái độ nghi vấn (a1) ............................................. 23
Bảng 8 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations – Thái độ nghi vấn (a2) ................................ 24

Bảng 9 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Trì hỗn đánh giá (b1) ............................................ 24
Bảng 10 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Trì hỗn đánh giá (b2) .............................. 24
Bảng 11 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Học hỏi (c1) ......................................................... 24
Bảng 12 – Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Học hỏi (c2) ............................................ 25
Bảng 13 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Hiểu biết cá nhân (d1) ......................................... 25
Bảng 14 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Hiểu biết cá nhân (d2) ............................. 25
Bảng 15 – Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Tự tin (e1) ........................................................... 25
Bảng 16 – Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Tự tin (e2) ............................................... 26
Bảng 17 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Tự quyết định (f1) ................................................ 26
Bảng 18 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Tự quyết định (f2) .................................... 26
Bảng 19 - Thống kê nhóm - Kiểm định H1 ............................................................................... 27
Bảng 20 - Phân tích Independent Sample T-Test – Kiểm định H1 ............................................. 27
Bảng 21 - Thống kê nhóm - Kiểm định H2 ................................................................................ 28
Bảng 22 - Phân tích Independent Sample T-Test – Kiểm định H2 ............................................. 28

Trang 3

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

CHÚ GIẢI CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

KÝ HIỆU

CHÚ GIẢI

HNNN


Hoài nghi nghề nghiệp

BCTC

Báo cáo Tài chính

KTV

Kiểm tốn viên

SV

Sinh viên

RO

Mục tiêu nghiên cứu

HO

Giả thuyết nghiên cứu

RQ

Câu hỏi nghiên cứu

AICPA

Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified
Public Accountants)


PCAOB Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán (Public Company Accounting
Oversight Board )
VACPA Vietnam Association of Certified Public Accountants (Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam)
VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

SAS

Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ

HPSS

Thang đo Thái độ HNNN của Hurtt (Hurtt’s Professional Skepticism
Scale)

CMKiT Chuẩn mực Kiểm toán

Trang 4

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

I.

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể đánh giá được các vấn đề một cách khách quan và đưa ra ý kiến chinh xác trong bất
cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào thì ta đều phải giữ cho mình một sự hồi nghi nhất định. Đặc biệt,
đối với một kiểm tốn viên, khi cơng việc càn thực hiện xoay quanh việc cẩn trọng đánh giá rủi ro và
sai phạm trọng yếu trên Báo cáo Tài chính (BCTC) hay cả bằng chứng được cung cấp thì cần áp dụng
một Thái độ hồi nghi mang tính nghề nghiệp (sau này gọi là Thái độ HNNN). Điều này không những
giúp cho kiểm tốn viên nói riêng mà cịn các các sinh viên hoặc các tổ chức nghề nghiệp nói chung
gia tăng tính độc lập khi xét đốn hay ra quyết định các quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng
khơng chỉ đến tính chính trực của bản thân và sự trung thực của những người xung quanh.
Thái độ HNNN của mỗi ngành nghề mang một nét nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, thái độ HNNN
khơng tự dưng mà có, càng khơng phải muốn mà có. Thực tế, để hình thành nên thái độ HNNN của
một người là cả một quá trình dài rèn luyện. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các
định nghĩa khác nhau cho thái độ HNNN, cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ HNNN.
Có thể nói, ở Việt Nam tính đến thời điểm này chưa có nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến thái độ HNNN của KTV.
Chính vì những lý do như trên đã thôi thúc chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu với đề
tài: “Ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến nhận thức của sinh viên ngành kiểm toán về Thái
độ Hồi nghi nghề nghiệp của kiểm tốn viên”, mong muốn góp phần xác định được tầm quan trọng
của Thái độ HNNN cũng như các nhân tố nào có ảnh hưởng chính đến nhận định về thái độ HNNN
của các sinh viên ngành Kiểm tốn. Từ đó đưa ra các gợi ý, các khuyến nghị về các chính sách giáo
dục, đào tạo cụ thể giúp hình thành thái độ HNNN của sinh viên ngành kiểm toán.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào ba mục tiêu cụ thể sau đây:
RO1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ HNNN của sinh viên ngành kiểm tốn và
các ngành khác, lấy điển hình là sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
RO2: Phân tích ảnh hưởng của các chương trình đào tạo đến nhận thức của sinh viên ngành
kiểm toán về thái độ HNNN của kiểm toán viên.
RO3: đưa ra các đề xuất hữu ích để giúp các đơn vị đào tạo hỗ trợ sinh viên như trường học
hay các tổ chức nghề nghiệp khác nói chung và sinh viên ngành kiểm tốn nói riêng có thể nâng cao

và áp dụng thái độ nghề nghiệp của mình.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Bằng cách trả lời câu hỏi sau, chúng tơi có thể xác lập được quy trình nghiên cứu hợp lý và có
trọng tâm.
Câu hỏi nghiên cứu (RQ): Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên ngành
kiểm toán về thái độ HNNN?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu với không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng, 71 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019.
Tổng thể được chọn để nghiên cứu là các sinh viên đang theo học chuyên ngành Kiểm toán
và các ngành khác tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Trang 5

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

5. Phương pháp nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Nelson (2019)[36] và Hurtt
(2013)[19] và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên SPSS. Nghiên cứu sử
dụng dữ liệu sơ cấp thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố
đến thái độ HNNN của sinh viên.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự HNNN của các nghiên cứu trước, bài
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định các nhân tố tác động đến Thái độ HNNN của sinh viên Kiểm
toán tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến nhận thức của sinh viên về Thái độ HNNN,
nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách cho các trường học, tổ chức nghề nghiệp nhằm đào tạo, hỗ
trợ việc hình thành thái độ HNNN cho sinh viên ngành kiểm toán - các kiểm toán viên tương lai.
Nghiên cứu của chúng tơi có thể là tài liệu tham khảo cho các tổ chức nghề nghiệp, các trường học,
trung tâm đào tạo Kiểm toán tại Việt Nam đưa ra các biện pháp phát huy, cải thiện hoặc phát triển
thêm chính sách hỗ trợ cho việc giảng dạy, đào tạo cho sinh viên trong trường vốn kiến thức cần thiết
cũng như cách áp dụng Thái độ HNNN trong học tập và có thể trong cơng việc sau này.
7. Bố cục đề tài
Bố cục bài nghiên cứu gồm có ba phần chính theo thứ tự với các nội dung được trình bày như
sau: Phần Mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa về mặt học thuật và thực tiễn của đề tài.
Phần Nội dung Nghiên cứu gồm có bốn chương được trình bày theo thứ tự dưới đây:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương này sẽ tổng hợp các tài liệu tham khảo về các cơng trình nghiên cứu có liên quan
trước đây trong nước và cả nước ngoài về Thái độ HNNN, các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về
Thái độ HNNN của sinh viên. Ngồi ra chương cịn nêu lên các lý thuyết nền và các thang đo dùng
để đo lường thái độ HNNN được sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 2: Tiến trình và Phương pháp nghiên cứu
Phần này sẽ cho thấy các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu và quy trình tiến hành
nghiên cứu từ khâu đặt câu hỏi, thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả của nghiên cứu và các thảo luận
Từ kết quả điều tra, nhóm tiến hành sử dụng cơng cụ phân tích số liệu SPSS để đánh giá dữ
liệu thu tập được, nhận xét các thông tin và đối chiếu với các giả thuyết và các kỳ vọng đặt ra ban
đầu.
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách của nghiên cứu
Chương này trình bày kết luận cho các kết quả nghiên cứu và, sau đó, nêu ra các hạn chế của
nghiên cứu. Cuối cùng, nêu ra hàm ý chính sách để có thể giúp Giáo dục đào tạo có thể tiếp cận với
việc giảng dạy cũng như cho sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nói riêng hay các đơn vị
giáo dục đào tạo khác nói riêng có thể tiếp cận hơn với Thái độ HNNN.

Phần Kết luận tóm tắt lại các kết quả đạt được và mở rộng ra các hướng nghiên cứu mới cho
các nghiên cứu tiếp theo.
Nguồn tài liệu tham khảo và Phụ lục bảng biểu được đính kèm để bổ sung các thơng tin chi
tiết được sử dụng để tiến hành nghiên cứu.

Trang 6

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

II.

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ HOÀI
NGHI NGHỀ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HOÀI
NGHI NGHỀ NGHIỆP
1.1.

Các nghiên cứu về Thái độ HNNN của kiểm toán viên

1.1.1. Khái niệm thái độ HNNN của KTV
Có thể nói Thái độ HNNN là một phạm trù được đề cập rất nhiều trong các bài báo nhưng để
định nghĩa được nó một cách chính xác thì thật sự rất khó khăn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
dưới đây sử dụng rất nhiều yếu tố khác nhau để đo lường Thái độ HNNN.
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập về Thái độ HNNN như là “sự nghi ngờ khi tồn tại sự
khơng chính xác q trình đánh giá một cơ sở dẫn liệu trong các điều kiện về thơng tin có sẵn của
kiểm toán viên dẫn đến sự gia tăng trong đánh giá rủi ro của kiểm toán viên” hay được rút gọn lại là

“sự nghi ngờ giả định” (Nelson, 2009)[36]. Cushings (2003)[12] thì cho rằng Thái độ HNNN là yêu
cầu về sự chính xác cần thiết trong q trình đánh giá rủi ro, là quan điểm “đối lập so với sự tin tưởng”
cũng tương tự với Shaub (1996)[42] và Quadackers (2007)[41].
Tuy nhiên nhiều quan điểm mang thiên kiến như Hogarth và Einhorn (1992)[17] về người mang
thái độ hoài nghi thường là người “nhạy cảm” nhiều với việc chấp nhận những bằng chứng tiêu cực
mà có thể là “bỏ qua những bằng chứng mang tính tích cực”. Điều này có thể được hiểu như thiên
kiến bảo thủ trong xét đoán kiểm toán của McMillian và White (1993)[35] khi xem kiểm toán viên
có thể ưu tiên chọn lựa các bằng chứng làm tăng “nguy cơ phát hiện các sai sót trọng yếu” tồn tại trên
Báo cáo tài chính của khách hàng.
Các cơng ty kiểm toán thời nay yêu cầu Kiểm toán viên phải giữ một thái độ HNNN phù hợp
khi thực hiện kiểm tốn (Bellovary, 2007) (Liu & Bi, 2007[26]) vì Thái độ HNNN ảnh hưởng khơng
ít thì nhiều đến chất lượng của cuộc kiểm tốn; có thể hỗ trợ Kiểm tốn viên phát hiện các gian lận
dễ dàng hơn (Choo và Tan, 2000[9]) và tất nhiên nếu thiếu Thái độ HNNN có thể dẫn đến một cuộc
kiểm tốn thất bại (Louwers, Henry, Reed, & Gordon, 2008[29]).
Thái độ HNNN còn được định nghĩa là “những phán đoán, quyết định của kiểm toán viên phản
ánh sự đánh giá về rủi ro rằng một khẳng định là khơng chính xác, trong điều kiện có sẵn thơng tin
cho kiểm tốn viên” (Nelson, 2009)[33].
Ngồi ra, trong bài nghiên cứu của Hurtt năm 2010[20] đăng trên tạp chí “Hiệp hội Kế tốn
Hoa Kỳ”, bà cho rằng thái độ HNNN là một đặc điểm tính cách cá nhân, vừa là một thói quen đặt câu
hỏi, vừa là một thái độ nghi vấn tạm thời của con người khi gặp một vấn đề hay tình huống cụ thể
nào đó.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ thái độ HNNN được trình bày bởi các nhà
nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. Không chỉ vậy, thái độ HNNN còn được định nghĩa trong CMKiT
Việt Nam và cả CMKiT quốc tế.
Để thống nhất về yêu cầu chung cho Thái độ HNNN, Bộ CMKiT Mỹ (SAS) số 82[1] định nghĩa
thái độ HNNN là thái độ nghi vấn (questioning mind) mà trong đó Kiểm tốn viên phải duy trì khi
đánh giá các bằng chứng kiểm toán. KTV sử dụng những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình
để thực hiện việc thu thập và đánh giá bằng chứng một cách khách quan và trung thực. Hội Kế tốn
viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA) định nghĩa thái độ HNNN là “một thái độ bao gồm sự nghi vấn
và cảnh giác với các điều kiện có thể gây ra các sai phạm do lỗi hoặc gian lận và việc đánh giá các

bằng chứng kiểm tốn”.
Ở Việt Nam, tuy có nhưng hầu như rất ít các bài viết tương tự về Thái độ HNNN. Nhưng để có
thể đặt ra các chuẩn mực nhất định cho các kiểm tốn viên hành nghề thì CMKiT Việt Nam số 200
(VSA 200)[46] đã định nghĩa thái độ HNNN như sau: “Thái độ HNNN là thái độ luôn nghi vấn, cảnh

Trang 7

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

giác đối với những tình huống cụ thể có thể là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận, và
đánh giá cẩn trọng đối với các bằng chứng kiểm tốn”.
Trong bài nghiên cứu này chúng tơi sử dụng định nghĩa thái độ HNNN của CMKiT Việt Nam
số 200 kết hợp với định nghĩa của Hurtt (2010)[20] và định nghĩa thái độ HNNN là một đặc điểm
tính cách của KTV, thể hiện thông qua thái độ nghi vấn, cảnh giác với các dấu vết có thể gây ra sai
phạm trong BCTC của khách hàng. Và theo định nghĩa này, KTV cần phải xem xét và đánh giá kĩ
những bằng chứng về một thông tin nhưng không trùng khớp với nhau. Thái độ HNNN cũng thể hiện
qua việc KTV luôn đặt câu hỏi về câu trả lời phỏng vấn của ban lãnh đạo doanh nghiệp, các sự kiện
mà mình nghi ngờ có thể là dấu hiệu của gian lận. Thêm vào đó, những người có thái độ HNNN cao
thường đặt nhiều câu hỏi về một hoặc nhiều bằng chứng kiểm toán hơn những người khác và ngược
lại những có thái độ HNNN thấp thường ít nghi vấn về một vấn đề cụ thể nào đó hơn những người có
thái độ HNNN cao.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ HNNN
Sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu trong số rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các nhân tố
ảnh hưởng đến thái độ HNNN, bao gồm:
Trước tiên là nghiên cứu của Nelson (2009)[36] đã cung cấp cái nhìn tổng quan về một mơ
hình đơn giản bao gồm các nhân tố mà ơng cho rằng nó tác động trực tiếp đến thái độ HNNN của
Kiểm toán viên. Các nhân tố tác động bao gồm động cơ, đặc điểm, kiến thức kiểm toán, kinh nghiệm

và đào tạo kiểm tốn ảnh hưởng đến hai vấn đề chính là xét đốn hồi nghi và hành động hồi nghi
được Nelson xác định là có sự khác nhau. Đặc biệt, trong nghiên cứu này Nelson cũng đã nhấn mạnh
đến các cách thức chính khiến cho các kiểm tốn viên trở nên chuyên nghiệp hơn đó là chất lượng
đào tạo và các chính sách khen thưởng tại đơn vị kiểm tốn. Cụ thể hơn, Nelson cho rằng nếu chất
lượng đào tạo càng tốt thì kỹ năng xử lý các nghiệp vụ của kiểm toán viên sẽ chuyên nghiệp hơn,
cũng như là kỹ năng đàm phán thuyết phục khách hàng sửa đổi, thực hiện theo các đề nghị chỉnh sửa
của kiểm toán viên sẽ đạt được kết quả ngoài mong đợi. Ngoài ra là việc các chính sách khen thưởng
tại các đơn vị kiểm tốn như việc cơng ty sẽ thăng chức cho các kiểm tốn viên khi đạt được hiệu quả
trong cơng việc của mình, điều này sẽ khiến cho các kiểm tốn viên có trách nhiệm hơn trong cơng
việc, cố gắng hoàn thành tốt và đưa ra các quyết định sáng suốt khiến cho các vấn đề kiểm toán được
giải quyết một cách dễ dàng nhất. Các nghiên cứu sau này về HNNN đều cố gắng thực hiện các
nghiên cứu dựa vào các khoảng trống nghiên cứu mà Nelson đã chỉ ra, đặc biệt là dựa vào mơ hình
về các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ HNNN của kiểm toán viên đã được Nelson thiết lập.

Biểu đồ 1 - Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Thái độ HNNN (Nelson, 2009)

Vào năm 2013, Hurtt[19] đã cùng các đồng nghiệp của mình như R. K., Brown , L.H., Earley,
C. E., Krishnamoorthy, G mở rộng nghiên cứu của Nelson (2009)[36] bằng cách tổng hợp những
nghiên cứu liên quan đến thái độ HNNN của kiểm toán viên để làm rõ sự khác biệt giữa xét đốn hồi
nghi và thái độ hồi nghi. Họ đã thực nghiệm nghiên cứu đối với các công ty kiểm toán lớn ở Mỹ,
Thuỵ Điển, Úc, … và đề ra một mơ hình mới với các nhân tố như đặc điểm của kiểm toán viên, đặc

Trang 8

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

điểm của bằng chứng kiểm tốn, đặc điểm của mơi trường bên ngoài và đặc điểm của khách hàng,

ảnh hưởng đến thái độ HNNN của kiểm toán .
Hurtt (2013)[19] đã cung cấp một mơ hình cải tiến và tổng qt hơn so với Nelson (2009)[36]
khi đã xét đến không chỉ các nhân tố về đặc trưng về sự hoài nghi một cách chủ quan mà còn xét đến
các nhân tố khách quan khi đánh giá đến cả bằng chứng thu thập được, lẫn đặc điểm của khách hàng
kiểm toán và các yếu tố mơi trường bên ngồi. Các yếu tố này được sử dụng để thực hành Thái độ
HNNN trong xun suốt cuộc kiểm tốn từ q trình xét đốn / đánh giá hồi nghi đến q trình thực
hiện các hành động hoài nghi và kết quả của mỗi quá trình đó.
Họ cũng đã tập trung vào nghiên cứu đặc điểm của khách hàng đã ảnh hưởng như thế nào đến
thái độ của kiểm toán viên. Họ đã cho rằng việc tìm hiểu về khách hàng thơng qua các thơng tin như:
sự chính trực của quản lý, độ phức tạp của doanh nghiệp, … sẽ tác động rất nhiều đến hồi nghi của
kiểm tốn viên khi thực hiện cơng tác tại doanh nghiệp. Nghiên cứu này của Hurtt và đồng nghiệp đã
cung cấp cái nhìn sâu hơn về các nhân tố trong mơ hình thái độ HNNN.
Hầu như các nghiên cứu sau này đều tập trung tìm hiểu về một hoặc hai nhân tố trong mơ hình
nền tảng của Nelson (2009)[36] và Hurtt (2013)[19]. Cụ thể Popova (2012)[40] tập trung nghiên cứu
hai nhân tố chính là đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm làm việc với khách hàng của mỗi kiểm tốn.
Qua đó, ơng đã nhận định được rằng các xét đốn (về sai sót/gian lận) ban đầu của kiểm toán
viên trước hết được thúc đẩy bởi kinh nghiệm làm việc với các khách hàng và khi khơng có kinh
nghiệm thì mới xét đến các đặc trưng hồi nghi của cá nhân; nhưng yếu tố kinh nghiệm làm việc vẫn
ảnh hưởng lớn đến người có ít đặc trưng nghi ngờ, những kiểm tốn viên nào có thái độ hồi nghi
càng cao thì sẽ nhạy cảm hơn với bằng chứng gian lận ở giai đoạn đánh giá bằng chứng.
Đặc biệt trong hai nghiên cứu gần đây nhất của Kwock B., Ho R. & James M. (2016)Error!
eference source not found. và Liu X. (2018)[27] đã đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo và giáo dục
các kiểm toán viên tương lai ngay khi còn là sinh viên của các trường. Các nghiên cứu được thực
nghiệm đối với các sinh viên đang theo học tại những trường đại học lớn ở Trung Quốc. Kết quả
nghiên cứu đã khẳng định rằng thái độ HNNN có thể được hình thành thơng qua việc đào tạo có tổ
chức. Tuy nhiên việc đào tạo như thế nào thì cần phải nghiên cứu kĩ đối tượng cần được đào tạo để
loại bỏ sự khác biệt về văn hóa của mỗi nơi (vì văn hóa khác nhau dẫn đến thái độ của mỗi người
cũng khác nhau).
Nghiên cứu của Hurtt (2010)[20] là một nghiên cứu tiêu biểu xây dựng thang đo về thái độ
HNNN. Thang đo thái độ HNNN được Hurtt phát triển liên quan đến lĩnh vực kiểm toán, được xây

dựng dựa trên sáu đặc điểm riêng biệt về nhận thức của người hoài nghi dựa trên quan điểm triết học.
Chúng bao gồm:
Thái độ nghi vấn (Questioning Mind): Dường như khơng có sự nghi ngờ đối với thái độ
HNNN là thái độ nghi vấn. CMKiT Hoa Kỳ SAS số 82 (AICPA 1997a)[1] và SAS số 99 (AICPA
2002) đều chỉ ra rằng sự HNNN là một thái độ "bao gồm câu hỏi nghi vấn". Đối với SAS số 99 đặc
biệt tăng sự tập trung vào sự HNNN so với các tiêu chuẩn trước đó bằng cách chỉ ra rằng "sự HNNN
đòi hỏi một câu hỏi liên tục về việc liệu thơng tin và bằng chứng thu được có cho thấy sự sai phạm
trọng yếu do gian lận đã xảy ra hay khơng" (AICPA 2002 , 13). Ngồi ra, nghiên cứu trong hành vi
của người tiêu dùng cũng chỉ ra rằng sự hồi nghi địi hỏi phải đặt câu hỏi. Đặc biệt đúng với nghiên
cứu liên quan đến sự hoài nghi về quảng cáo (Ví dụ: Ford và cộng sự 1990[14]; Koslow 2000[23];
Mangleburg và Bristol 1998[30]; Obermiller và Spangenberg 1998[37]). Obermiller và Spangenberg
(1998)[37], trong thang đo của họ để đo lường sự hoài nghi của người tiêu dùng đối với quảng cáo,
cho thấy khía cạnh của sự hồi nghi là xu hướng đặt câu hỏi cho các nhà quảng cáo.
Sự trì hoãn đánh giá (Suspension of Judgment): Các nhà triết học xem những người hồi
nghi khơng chấp nhận đưa ra những khẳng định và tuyên bố cho đến khi có bằng chứng thích hợp để
đưa ra kết luận. CMKiT Hoa Kỳ SAS số 1 (AICPA, 1997b) đề cập tầm quan trọng của sử dụng sự trì
hỗn đánh giá trong việc thực hiện công việc và thu thập đầy đủ bằng chứng trước khi đưa ra phán

Trang 9

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

đoán. Trong AU 230.09, điều này được tuyên bố là “Kiểm tốn viên khơng nên hài lịng với những
bằng chứng ít có độ thuyết phục”. Với các tiêu chuẩn cũng nêu HNNN bắt buộc phải thu thập và đánh
giá bằng chứng một cách khách quan trong suốt cuộc kiểm toán, điều này ủng hộ đặc điểm sự trì hỗn
đánh giá cho đến khi có đủ bằng chứng. Sự trì hỗn đánh giá cũng là một phần cần thiết của cuộc
điều tra hoài nghi theo các tác phẩm trong triết học (Hallie, 1985[16], Kurtz, 1992[24]). Bunge (1991,

131)Error! Reference source not found. chỉ ra rằng, "Những người hồi nghi khơng chấp nhận
hững điều họ cảm nhận đầu tiên; họ muốn xem bằng chứng trước khi tin một việc gì đó họ cho là
quan trọng."
Học hỏi (Search for Knowledge): Theo Hurtt (2010)[20], đặc điểm học hỏi khác với đặc điểm
của thái độ nghi vấn vì thái độ nghi vấn có cảm giác hồi nghi hoặc nghi ngờ, cịn đặc điểm học hỏi
là tìm sự hiểu biết về kiến thức mang nhiều ý nghĩa của sự ham học hỏi hoặc sự quan tâm. Trong triết
học có thể hiện rõ về những người hồi nghi thường quan tâm nhiều đến kiến thức nói chung và
khơng cần thiết phải tìm kiếm để xác minh một kết luận cụ thể hoặc về một thông tin cụ thể. Những
người hồi nghi quan tâm nhiều đến kiến thức nói chung và tìm kiếm thơng tin để xác minh một kết
luận cụ thể hoặc hiểu rõ hơn về một thông tin cụ thể. Johnson (1978, 14)[21] mô tả những người hồi
nghi là những người tìm kiếm về kiến thức, và Bunge (1991, 131)Error! Reference source not
ound. chỉ ra rằng sự hồi nghi khuyến khích mong muốn điều tra. Tương tự, Mautz và Sharaf (1961,
19)[31] cũng đề cập kiểm toán bắt buộc phải học hỏi và thúc giục kiểm toán viên áp dụng thái độ học
hỏi khi thực hiện kiểm toán.
Hiểu biết liên cá nhân (Interpersonal Understanding): Theo Hurtt (2010)[20] hiểu biết cá
nhân là một khía cạnh quan trọng khác của đánh giá bằng chứng kiểm toán, là sự hiểu biết giữa các
cá nhân, liên quan đến sự hiểu biết về động cơ và tính trung thực của người cung cấp bằng chứng.
Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ SAS số 99 có đề cập trong việc xác định các áp lực, động cơ và cơ hội
sẵn có để khách hàng đưa ra bằng chứng gian lận hoặc lừa đảo, và khuyến nghị nhận ra khả năng gian
lận không đúng sự thật (AU 316.87.A2–A3). Trong hành vi của người tiêu dùng, Obermiller và
Spangenberg (1998, 160)[37] chỉ ra rằng sự hoài nghi trong quảng cáo không chỉ bao gồm việc đặt
câu hỏi về "sự thật của tuyên bố quảng cáo" mà còn đặt câu hỏi về "động cơ của các nhà quảng cáo".
Ngoài ra, các tác phẩm triết học nổi tiếng về chủ nghĩa hoài nghi (Burnyeat 1983Error! Reference
ource not found.; Hallie 1985[16]; Hookway 1990[18]; Johnson 1978[21]; Kurtz 1992[24]; McGinn
1989[33]; Popkin 1979[39]) cung cấp bằng chứng cho thấy hiểu biết về động cơ và hành vi của mọi
người là một thành phần cơ bản của thái độ hoài nghi.
Tự tin (Self - Confident): Thái độ hồi nghi cũng địi hỏi sự tự tin nhất định. Hookway (1990,
234)[18] nhận ra sự cần thiết của sự tự tin trong các cuộc điều tra thành công và Lom (2001, 32)[28]
thảo luận về sự tự tin này cần thiết trong sự bình tĩnh, khơng lo lắng hoặc hoảng loạn trong bản thân
mỗi người. Trong nghiên cứu tâm lý học, lòng tự trọng được đặc trưng bởi cảm giác về giá trị bản

thân và niềm tin vào khả năng của một người. Sự tự tin đã được tìm thấy có liên quan tiêu cực đến
tính thuyết phục (McGuire 1968)[34] và liên quan tiêu cực đến tính nhạy cảm đối với ảnh hưởng quy
phạm (Clark và Goldsmith 2005Error! Reference source not found.). Boush et al. (1994,
67)Error! Reference source not found. chỉ ra rằng những người thiếu tự tin sẽ đưa phán đoán sai
lầm và cho rằng tự tin được kêu gọi để thách thức những nỗ lực thuyết phục thay vì chỉ chấp nhận
những gì được trình bày.
Tự quyết định (Self - Determining): Theo AU 230.08 chỉ ra rằng mỗi kiểm toán viên nên
đánh giá khách quan bằng chứng kiểm tốn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để đưa ra quyết
định hay không. Điều này hỗ trợ cho đặc điểm của tự tin, khi một kiểm toán viên tự tin về mức độ
bằng chứng cần thiết để chấp nhận một giả thuyết cụ thể. Mautz và Sharaf (1961, 35)[31] ủng hộ sự
tự tin khi thảo luận về nhu cầu kiểm tốn viên phải có lịng can đảm nghề nghiệp. Họ cũng chỉ ra
rằng" người thực hành thận trọng sẽ thực hiện tất cả các bước thích hợp để loại bỏ khỏi tâm trí của
mình bất kỳ ấn tượng nghi ngờ hoặc câu hỏi chưa được trả lời nào "(Mautz và Sharaf 1961, 136)[31]
Kiểm tốn viên hồi nghi quan tâm đến quyết định của mình về tính xác thực của các khiếu nại và ít

Trang 10

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

bị ảnh hưởng bởi niềm tin hoặc nỗ lực thuyết phục của người khác. Các triết gia cũng chỉ ra rằng sự
HNNN liên quan đến quyền tự quyết định cá nhân (tức là tự định hướng và độc lập đạo đức).
1.1.3. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Từ nghiên cứu xây dựng thang đo về thái độ HNNN đối với sáu đặc điểm của những người
hoài nghi đã được xét ở Chương 1, trong bài nghiên cứu này chúng tôi xin được đưa ra các định nghĩa
phù hợp với bài nghiên cứu như sau:
Thái độ nghi vấn (Questioning Mind): Là thái độ mà địi hỏi ở một kiểm tốn viên phải luôn
liên tục đặt ra các câu hỏi về việc liệu các thông tin và bằng chứng đã thu thập có thể hiện được những

sai phạm trọng yếu do gian lận gây ra hay khơng.
Sự trì hỗn đánh giá (Suspension of Judgment): Là việc mà kiểm tốn viên trì hoãn đưa ra
kết luận trước khi thu thập đầy đủ các bằng chứng một cách khách quan và có độ thuyết phục cao
trong suốt q trình kiểm tốn, và thái độ hồi nghi hỗ trợ cho các phán đốn của kiểm tốn viên.
Học hỏi (Search for Knowledge): Là tìm kiếm sự hiểu biết về kiến thức tổng quát mang nhiều
ý nghĩa của sự tò mò hoặc sự quan tâm. Những người hoài nghi thường quan tâm nhiều hơn về các
kiến thức tổng qt và khơng cần thiết phải tìm kiếm thông tin để đưa kết luận cụ thể hoặc hiểu về
một thơng tin cụ thể nào đó.
Hiểu biết liên cá nhân (Interpersonal Understanding): Là việc đánh giá bằng chứng có liên
quan đến sự hiểu biết về động cơ ,cơ hội và thái độ của người cung cấp bằng chứng kiểm toán. Là sự
hiểu biết của kiểm toán viên trong việc cần xem xét liệu bằng chứng kiểm toán do khách hàng cung
cấp có thiếu độ tin cậy hay khơng.
Tự tin (Self-Confident): Là niềm tin vào khả năng cũng như giá trị của bản thân. Yếu tố cần
phải có ở mỗi kiểm toán viên để đưa ra một phán đoán hay kết luận đưa đến sự thành cơng của cuộc
kiểm tốn. Tự tin cũng là một sự thách thức lớn và đánh giá được sự hiểu biết của kiểm toán viên
trong nghề nghiệp.
Tự quyết định (Self-Determining): Là sự đánh giá bằng chứng một cách khách quan của kiểm
toán viên để đưa ra quyết định của bản thân về các bằng chứng đó. Thái độ hồi nghi của kiểm tốn
viên cũng quan tâm đến quyền quyết định của họ về tính xác thực của các vấn đề liên quan đến khiếu
nại và ít bị ảnh hưởng sự thuyết phục của người khác.
1.1.4. Bối cảnh giáo dục và đào tạo tại Việt Nam
Việt Nam giai đoạn này đang trong bối cảnh hiệu chỉnh thông qua các tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Theo một bài viết trên Tạp chí cộng sản (Phùng X. N., 2018), với sự xuất hiện
của các mô hình học tập mới và sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nhà giáo dục thiết kế
các lộ trình học tập tùy chỉnh. Phần mềm giáo dục đã được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của
từng học sinh và cho phép học sinh học theo tốc độ phù hợp với nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, việc
truy cập thơng tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, dẫn đến một câu hỏi mà các nhà giáo dục cần trả
lời, đó là xác định kiến thức cốt lõi mà người học cần được trang bị trong tương lai. Giáo dục dạy học
sinh cách suy nghĩ, đánh giá các tình huống và các vấn đề phức tạp trong cuộc sống, từ đó hình thành
năng lực giải quyết vấn đề.

Vậy đứng trên tình thế có thể nói là “Cách mạng cơng nghệ giáo dục” ấy, giáo dục kiểm tốn
nói riêng đang đối mặt với những cơ hội và thách thức nào? Những vấn đề đó được bàn bạc tại Hội
thảo khoa học quốc gia “Kế toán – Kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 – Cơ hội và thách thức” (HVTC, 2019). Lao động với phương tiện công nghệ cao cho phép gia
tăng năng suất lao động, cơ hội để đổi mới căn bản đào tạo nguồn lực kế toán, kiểm toán và là cơ hội
để các nước đang phát triển bức phá bắt kịp các nước phát triển và phát triển mở rộng thị trường kế
toán, kiểm toán. Nhưng bên cạnh đó, các thách thức nảy sinh khi kiểm tốn viên quá phụ thuộc vào
khoa học kế toán, điều này dễ biến đổi bản chất độc lập của Báo cáo tài chính, tăng sự chủ quan và
việc quản lý tiền tệ trên hệ thống ảo địi hỏi chun mơn, kỹ năng và lượng kiến thức lớn.

Trang 11

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

1.2.

Lý thuyết nền của nghiên cứu

Lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc phát triển bài nghiên cứu và cung cấp các giải thích rõ
ràng cho ảnh hưởng các nhân tố đến thái độ HNNN của kiểm toán viên được sử dụng xuyên suốt bài
là “Các lý thuyết và các khung làm việc theo khuôn khổ đạo đức”, “Lý thuyết giáo dục” và “Lý thuyết
về tính đương nhiệm”.
1.2.1. Lý thuyết và khung làm việc theo khuôn khổ đạo đức
Về “Lý thuyết và khung làm việc theo khuôn khổ đạo đức” (Kant, I., 1789)[22]ông đã đề cập
đến việc khả năng con người nhìn nhận một vấn đề ln có hai mặt, và nếu những người có đạo đức
tốt thì họ thường có các hành động tốt, thái độ tốt. Cũng như việc, một kiểm tốn viên có được đào
tạo thêm nhiều kiến thức về đạo đức của người kiểm toán viên, hay khuôn khổ về trách nhiệm, đạo

đức trong kiểm tốn; thì sẽ làm cho các kiểm tốn viên thực hiện lập báo cáo kiểm toán một cách
trung thực hợp lý hơn thông qua thái độ HNNN cao hơn, cụ thể là xét đốn và hành động hồi nghi
liên quan đến thơng tin trên Báo cáo tài chính và các bằng chứng được doanh nghiệp cung cấp.
1.2.2. Lý thuyết về giáo dục
Đặc biệt, một “siêu lý thuyết về giáo dục” đã được hình thành vào năm 1978Error! Reference
ource not found., do Brezinka W. – một nhà lý luận giáo dục hàng đầu đánh giá rằng mỗi người khi
sinh ra đều có một cá tính riêng, nhưng nhận thức của con người không chỉ được di truyền từ thế hệ
trước mà cịn được hình thành từ việc đào tạo, giáo dục phản ánh cả một quá trình. Người được giáo
dục theo khn khổ và đúng cách thì thường sẽ nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau và họ
cũng có tính nghi ngờ nhiều hơn với các hành động của mọi người xung quanh. Ông cũng cho rằng,
mỗi nền giáo dục khác nhau sẽ hướng con người đến những viễn cảnh tri thức khác nhau. Liên hệ vào
bài nghiên cứu, chúng ta có thể nhận định rằng việc đào tạo các mơn học khác nhau thì thái độ của
mỗi sinh viên là khác nhau. Các sinh viên sau khi tham gia vào một số mơn học mang tính chất giải
quyết vấn đề, hình thành trách nhiệm đạo đức sẽ khiến cho tính hồi nghi đối với một vấn đề được
đẩy lên cao hơn. Không những thế, những sinh viên khi được giáo dục càng chất lượng thì sẽ ln
hướng đến cái đích của sự hồn hảo và chính sự hồn hảo đó đã tạo ra động lực thúc đẩy sinh viên
kiểm tốn, kiểm tốn viên ln trau dồi thái độ hồi nghi đúng đắn trong cơng tác kiểm tra hồ sơ, báo
cáo tại các doanh nghiệp.
1.2.3. Lý thuyết về tính đương nhiệm
Để có thể quyết định yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến Thái độ HNNN, ta cần xét đến một lý
thuyết quan trọng đó là “Lý thuyết nguồn gốc tín nhiệm” (O’Keefe, 2002)[38]. Lý thuyết đề cập đến
mối quan hệ giữa sự tín nhiệm và yếu tố chuyên môn rằng con người chỉ chắc chắn về quyết định của
mình khi họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong mơi trường ra quyết định đó. Các kiến
thức cần thiết được tích lũy thơng qua q trình tập trung và học hỏi hiệu quả cũng như quá trình tiếp
xúc dài hạn với mơi trường làm việc. Khi được sử dụng trong đề tài, Lý thuyết sẽ chứng minh rõ tầm
quan trọng của giáo dục và đào tạo đến việc biểu hiện thái độ HNNN và chắc chắn điều đó sẽ hỗ trợ
rất nhiều cho việc đánh giá các bằng chứng cũng như ra quyết định chính xác và hợp lý hơn.

1.3.


Tổng quan các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của chương trình đào tạo
đến nhận thức của sinh viên về thái độ HNNN của KTV

Theo Hurtt (2013)[19] “nền tảng giáo dục và quá trình đào tạo tại cơng ty, bao gồm việc phản
hồi từ q trình xem xét lại, cũng như các chương trình và đánh giá kiểm toán, được xây dựng để phát
triển các kỹ năng cần thiết để thu thập bằng chứng một cách hiệu quả và hữu hiệu để hỗ trợ các xét
đoán cần thiết cho một ý kiến kiểm tốn”. Do đó, giáo dục và đào tạo cũng được xác định là một
trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành thái độ HNNN (Nelson, 2009)[36].
Các nhà nghiên cứu trước đã tìm hiểu các tác động của các Chương trình đào tạo kế toán (về
mặt học thuật) đối với Thái độ HNNN và kết quả vẫn chỉ ở mức độ hạn chế . Nghiên cứu có liên quan
chặt chẽ nhất có thể nói được thực hiện bởi Liu (2018)[27], người đã khảo sát các sinh viên Trung

Trang 12

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Quốc với bảng câu hỏi Hurtt, để xác định xem giáo dục đạo đức và đào tạo kế tốn có ảnh hưởng tích
cực đến Thái độ HNNN hay khơng. Kết quả cho thấy rằng giáo dục đạo đức có tương quan với sự
HNNN; tuy nhiên, tác giả không thể kiểm soát được mức độ nhận thức về đạo đức và liệu Thái độ
HNNN của sinh viên có được biểu hiện trước khi giáo dục đạo đức hay khơng. Do đó, tính hợp lệ của
phát hiện trên có thể rất hạn chế.
Carpenter và cộng sự (2011)Error! Reference source not found. cũng đã xem xét tác động
ủa các khóa học kế tốn đối với sự HNNN. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng các sinh viên được đào
tạo đã đưa ra các đánh giá rủi ro ban đầu rất cao và xếp hạng mức độ các yếu tố rủi ro gian lận liên
quan cao hơn so với các chuyên gia. Mặc dù các tác giả cho thấy trong nghiên cứu của họ có thể định
hình sự HNNN thơng qua giáo dục kế toán, nghiên cứu của họ chỉ tập trung vào một khóa học rất cụ
thể và chưa sử dụng bất kỳ phương pháp nào đo lường Thái độ HNNN, chẳng hạn như HPSS (Thang

đo HNNN của Hurtt). Do đó, thật khó để kết luận là liệu giáo dục kế toán đại học nói chung có ảnh
hưởng đến Thái độ HNNN theo hướng tích cực hay khơng.
Fatmawati và cộng sự (2018)[13] đã khảo sát 227 sinh viên kế toán Indonesia từ cả chương
trình đại học và chương trình đào tạo nghề với Thang đo HNNN của Hurtt, và nhận thấy rằng có khả
năng mức độ HNNN tăng cao hơn so với trước đây. Tương tự các nghiên cứu trước, kết quả họ thu
được từ đo lường hiệu quả của giáo dục kế tốn đối với cả mức độ hồi nghi tình huống và mức độ
HNNN bằng cách sử dụng bảng câu hỏi dựa trên các trường hợp cụ thể cho thấy mức độ HNNN ngồi
ra cịn phụ thuộc lớn vào các biến điều tiết như Tuổi, giới tính, vùng miền,v.v....

1.4.

Khoảng trống nghiên cứu

Thơng qua việc phân tích kết quả của các nghiên cứu trước, chúng tơi xin trình bày một vài
hạn chế, các khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu được sử dụng ở trên mô tả rất sâu sắc và đầy tính học thuật nhưng
chỉ đi từ bối cảnh phần lớn là ở cường quốc tại các khu vực phát triển như Úc, Mỹ, Đức, Anh, Trung
Quốc,… Và chính tại đó, hệ thống kiểm tốn được thiết lập chặt chẽ cũng như với mơi trường pháp
lý, kiểm sốt được hoàn thiện và hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. So với Việt Nam, số lượng ít
ỏi các nghiên cứu về vấn đề này là do Kiểm toán là một ngành có thể coi là “cịn non nớt” so với các
ngành khác. Hơn thế nữa, khoảng trống về pháp lý ở Việt Nam còn rất giới hạn.
Thứ hai, các nghiên cứu trước được chia ra làm hai trường phái. Một trường phái q phụ
thuộc vào mơ hình các đặc điểm về hoài nghi của Nelson (2009)[36] mà quên đi những tác động bên
ngoài như các yếu tố về môi trường sống, học tập và làm việc và đa số là các nghiên cứu có xu hướng
lỗi thời khi chưa được cập nhật đến năm 2019 – năm mà mơi trường chịu tác động rất lớn từ chính
trị, văn hóa – xã hội và khoa học cơng nghệ. Trường phái phụ thuộc vào mơ hình bao qt của Hurtt
(2013)[19] tuy được cập nhật hơn, song lại mang nhiều tranh cãi vì các “giả thuyết mang tính gợi ý”
của Hurtt tạo lập ra nhiều nguồn suy nghĩ.
Thứ ba, các nghiên cứu tập trung vào khảo sát ít đưa ra các chính sách cụ thể để phát triển
giáo dục Thái độ HNNN mà chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến bản chất của

Thái độ HNNN. Điều này có thể thiếu thực tiễn khi nêu ra sự cần thiết của Thái độ HNNN trong học
tập, phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Các khoảng trống trên đã tạo điều kiện cho chúng tôi có thể tiếp cận thực tế một cách sâu sắc
hơn khi mà giáo dục và đào tạo đang là tâm điểm của xã hội ngày nay. Thông qua việc thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến nhận thức của sinh viên ngành kiểm toán về Thái
độ Hồi nghi nghề nghiệp của kiểm tốn viên”, chúng tơi có thể cung cấp cho độc giả cái nhìn tồn
diện về tình hình giáo dục Thái độ Hồi nghi nghề nghiệp ở Việt Nam và, thực tiễn nhất, giúp cho
các sinh viên chun ngành kiểm tốn có thể có thêm nhận định về việc áp dụng Thái độ Hoài nghi
nghề nghiệp vào công việc sau khi tốt nghiệp.

Trang 13

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
2.1.

Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp tiếp cận
Do các nghiên cứu trước đã đề cập khá đầy đủ mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến HHNN,
báo cáo này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Dựa trên các nghiên cứu trước, bài báo cáo này đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HHNN
để trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thái độ HNNN.
Phần tiếp theo, báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đo lường ảnh
hưởng của các nhân tố đến nhận thức của sinh viên về thái độ HNNN, nhằm trả lời cho câu hỏi

nghiên cứu 2 (RQ2): Các nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của sinh viên
về thái độ HNNN.
2.1.2. Tiến trình thực hiện
Bước 1: Từ các lý thuyết nền tảng và kết quả của các nghiên cứu trước, chúng tôi đề xuất các
giả thuyết giả thuyết nghiên cứu và mơ hình sử dụng cho nghiên cứu. Mơ hình được đề xuất sẽ thể
hiện mỗi liên hệ giữa Biến độc lập (Giáo dục đào tạo) và Biến phụ thuộc (Thái độ HNNN).
Bước 2: Từ mô hình trên, chúng tơi thiết kế và thử nghiệm bảng câu hỏi khảo sát trên 10 sinh
viên của trường nhằm mục đích giúp các câu hỏi trong bảng khảo sát rõ ràng và chính xác hơn cho
các đối tượng được khảo sát, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của các kết quả khảo sát. Các trả lời cho
câu hỏi được đo lường theo thang đo Likert năm bậc gồm: (1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng
ý”; (3) “Không có ý kiến”; (4) “Đồng ý”; và (5) “Rất đồng ý”.
Bước 3: Chúng tơi sau đó lên kế hoạch, tiến hành chọn mẫu khảo sát và tiến hành thu thập dữ
liệu chính thức dựa vào bảng câu hỏi khảo sát.
Bước 4: Chúng tôi tập hợp các kết quả khảo sát bằng cơng cụ thống kê Microsoft Excel, kiểm
tra tính hợp lý, hợp lệ của dữ liệu sau đó nhập liệu vào phần mềm xử lý thống kê SPSS V23.
Bước 5: Kiểm định chất lượng của thang đo thông qua thủ tục phân tích hệ số Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
thái độ HNNN.

2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu trước cũng như quan điểm của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến
thái độ HNNN cho thấy một sự đồng thuận rằng các nhân tố trong mơ hình của nghiên cứu này đều
có ảnh hưởng đến thái độ HNNN trong ngữ cảnh tại Việt Nam hiện nay.
Sinh viên ngành kiểm toán cần được bổ sung các kỹ năng nghề nghiệp để có thể áp dụng được
các kiến thức tích lũy được từ lúc giáo dục phổ thông (Crawford, Helliar, & Monk, 2011)[11]. Nhưng
để có được các kỹ năng đó, sinh viên phải trải qua các khóa học Kiểm tốn từ chương trình đào tạo

chun nghiệp và theo sát nhất có thể các chuẩn mực được các tổ chức nghề nghiệp thiết lập. Vì vậy
cho nên cung cấp lượng kiến thức, kỹ năng đầy đủ để làm hành trang cho sinh viên là mục đích chính
của các chương trình đào tạo ngành kiểm tốn nói riêng cũng như mọi ngành nghề nói chung (Libby
& Luft, 1993)[25]. Các sinh viên này được kỳ vọng sẽ nhạy cảm, hiểu biết hơn với các bằng chứng,
các rủi ro và phát hiện gian lận khi họ kết thúc khóa học (McCoy, Burnett, Friedman, & Morris,
2011)[32].
Trái ngược với điều đó thì có thể nói hầu hết sinh viên từ khối quản trị kinh doanh hay các
ngành liên quan không thể định khoản được các nghiệp vụ đơn giản (Sweeney & Costello, 2009)[43].

Trang 14

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Tuy nhiên có một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh viên Kiểm tốn có thể có nhận thức về các
sai sót nhiều hơn, song các quyết định của họ lại ít mang Thái độ HNNN hơn (Thomas, 2012)[44].
Sự mâu thuẫn trong các nghiên cứu trên đã khiến chúng tơi làm rõ lại sự chính xác của thơng tin thông
qua việc đề xuất giả thuyết đầu tiên như sau:
H01: Sinh viên thuộc chun ngành kiểm tốn có thái độ HNNN cao hơn sinh viên học các
chuyên ngành khác.
Bên cạnh đó, Kwock (2016)Error! Reference source not found. cũng đã có đề xuất về việc
hát triển các nghiên cứu về việc khơng chỉ việc được học chun ngành kiểm tốn là có thể gia tăng
Thái độ Hồi nghi nghề nghiệp khi thực hành mà còn tùy thuộc về yếu tố kinh nghiệm tiếp xúc với
các lớp học đó. Tức việc tiếp xúc ít hay nhiều với các khóa học Kiểm tốn cũng ảnh hưởng mạnh mẽ
đến việc áp dụng Thái độ HNNN vào thực tiễn. Chính vì động lực đó, chúng tôi đã đề xuất giả thuyết
thứ hai như sau:
H02: Số lượng mơn học thuộc chun ngành kiểm tốn càng nhiều thì nhận thức về thái độ
HNNN càng cao.

2.2.2. Mơ hình nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu về thái độ HNNN của Hurtt (2013)[19] và Lý thuyết nền tảng về
khuôn khổ đạo đức, giáo dục” (O’Keefe, 2002)[38] được làm rõ ở dưới đây; đặc biệt là hai bài nghiên
cứu tác động của chương trình đào tạo đến nhận thức của sinh viên về thái độ hồi nghi mang tính
nghề nghiệp của Kwock B., Ho R. & James M. (2016)Error! Reference source not found. và Liu
. (2018)[27]. Bên cạnh đó, nhóm nhận được sự hỗ trợ tích cực từ giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh
vực kiểm tốn, giúp nhóm có thêm tài liệu để tìm hiểu sâu hơn về tác động của các chuyên ngành đào
tạo khác nhau và mức độ đào tạo tại trường đại học đến sinh viên kinh tế trong bối cảnh nghiên cứu
ở Việt Nam. Nghiên cứu đặt ra mơ hình nghiên cứu và giả thuyết như sau:

Biểu đồ 2 - Mơ hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tự thiết lập)

2.3.

Các biến nghiên cứu và cách đo lường các biến.

2.3.1. Các biến nghiên cứu
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc của bài nghiên cứu là chính là mức độ bộc lộ của Thái độ
HNNN (HN) (cao – trung bình – thấp). Biến phụ thuộc này được đo lường theo Hurtt (2013)[19] qua
việc bộc lộ sự hoài nghi kể từ khi tiến hành xét đoán và đánh giá cho đến khi thực hiện các hành
động và ra các quyết định liên quan. Được đo lường thông qua các đặc điểm của hoài nghi như: Thái
độ nghi vấn, Sự trì hỗn đánh giá, Học hỏi, Hiểu biết liên cá nhân, Tự tin và Tự quyết định.
Biến độc lập: Biến độc lập của bài nghiên cứu chính là Giáo dục và đào tạo (ĐT). Để có thể
đo lường được biến này, ta xét đến sự khác biệt do ảnh hưởng của Các chuyên ngành đào tạo khác
nhau và Các môn giáo dục về chuyên ngành kiểm toán (Liu X., 2018)[27] đến sự thể hiện của thái độ
Hoài nghi nghề nghiệp.
Các biến kiểm soát

Trang 15


Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Để có thể đạt được sự chính xác về số liệu cũng như đảm bảo được tính thực tế của kết quả
thì ta xét đến các biến kiểm sốt là các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, nơi cư trú và trình
độ học vấn (điểm trung bình tích lũy).
2.3.2. Thực hiện xây dựng thang đo và đo lường ý kiến
Thang đo nhân tố đào tạo tác động đến việc hình thành thái độ HNNN của sinh viên dựa trên
các nghiên cứu của Hurtt (2010)[20], Nelson (2009)[36] và các nghiên cứu liên quan, được trình bày
như sau:

ĐÀO TẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ HNNN CỦA SINH VIÊN KÝ HIỆU
Thái độ HNNN

HN

Thái độ nghi vấn (Questioning mind)

N1

Thái độ cảnh giác (Suspension of judgment)

N2

Học hỏi (Search for knowledge)

N3


Hiểu biết các cá nhân (Interpersonal understanding)

N4

Tự tin (Self-confident)

N5

Tự quyết định (self-determining)

N6

Giáo dục và Đào tạo

ĐT

Chuyên ngành đào tạo

D1

Số lượng các mơn học thuộc chun ngành kiểm tốn

D2

Bảng 1 - Thang đo các nhân tố đào tác động đến việc hình thành Thái độ HNNN của SV

Để có thể đo lường được Thái độ HNNN chúng tôi đo lường ý kiến của các sinh viên thơng
qua các câu hỏi mang tính chất đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xác định ở trên dựa trên
thang đo khoảng cách (Likert) từ 1 đến 5 với mức độ đồng ý của sinh viên như sau:
1: Hồn tồn khơng đồng ý

2: Khơng đồng ý
3: Bình thường
4: Đồng ý

Trang 16

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

5: Hoàn toàn đồng ý
Bảng câu hỏi ở phần phụ lục cuối bài.

2.4.

Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Tổng thể nghiên cứu của chúng tơi là tồn bộ sinh viên (từ khóa 42K trở về sau) của trường
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Quy trình lấy mẫu: Dữ liệu trong nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng, chia tổng thể thành hai nhóm theo tiêu thức: sinh viên theo học chuyên ngành kiểm tốn
và học sinh khơng theo học chun ngành kiểm toán gồm sv học các chuyên ngành Ngân hàng, Quản
trị tài chính, Quản trị kinh doanh,.. Sau đó trong từng nhóm, chúng tơi chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản trong từng nhóm hoặc dùng cơng thức sau để xác định cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu đạt được
độ tin cậy:
n = 5*m (trong đó m: số lượng câu hỏi trong bài)
Số câu hỏi trong bảng khảo sát gồm tất cả 37 câu hỏi do đó quy mơ mẫu chúng tơi cần lấy là
185 và sai số tiêu chuẩn của mẫu chúng tôi là 30%.
Cách thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp từ việc điều tra khảo sát các sinh viên.
Thiết kế bảng câu hỏi: Công cụ khảo sát bao gồm một loạt các câu hỏi với hai phần để trả lời.
Phần đầu tiên dành cho trả lời về thông tin nhân khẩu học của sinh viên như giới tính, chun ngành,
điểm trung bình, khóa học. Phần thứ hai bao gồm 31 câu hỏi trên năm điểm Thang đo Likert. Hình
thức bảng câu hỏi dưới hai dạng.
Một là bản cứng trên giấy được tiến hành phân phát và quan sát trực tiếp tại sảnh A – nơi tiếp
xúc trực tiếp được với các sinh viên của trường. Với khảo sát bằng bảng hỏi:
• Phương pháp chọn phần tử mẫu: Nhóm lấy mẫu ngẫu nhiên phi xác suất
• Địa điểm lấy mẫu: Thư viện, phịng học Khu A, D
• Đối tượng chọn mẫu: Chỉ khảo sát đối với sinh viên năm 2 trở lên
• Thời gian đi khảo sát: Kéo dài từ ngày 10/11 đến ngày 28/11
Hai là bản mềm thông qua công cụ khảo sát trực tuyến Google Biểu mẫu với các bài đăng trên
các Group sinh viên hay tương tác trên Facebook. Chúng tôi yêu cầu những người tham gia khảo sát
dành tối thiểu 5 phút để trả lời bảng hỏi. Mọi câu trả lời bị trùng lặp, hoặc chắc chắn là trả lời không
cẩn thận đã bị loại bỏ để tránh làm nhiễu kết quả nghiên cứu.
Kết quả: Chúng tôi thu thập được 210 trả lời (sau khi đã loại bỏ các câu trả lời với mức độ
nghi vấn cao)

2.5.

Kỹ thuật phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS áp dụng cho phân tích nhân tố khám
phá EFA để xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc thể hiện thái độ HNNN của sinh viên
trường.
Kiểm định tính thích hợp của EFA (chạy kiểm định KMO và kiểm định của Bartlett): Những
biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ bị loại khỏi thang đo vì có tương quan kém với nhân
tố tiềm ẩn (khái niệm đo lường).
Kiểm định chất lượng thang đo (bảng câu hỏi khảo sát) bằng hệ số Cronbach’s Alpha - yêu
cầu để thang đo được chấp nhận là loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item - Total

correlation) nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6.

Trang 17

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Từ các phân tích, ta có thể nhận diện được sự phù hợp của thang đo Hoài nghi nghề nghiệp
ứng với các nhân tố dùng để quan sát trong Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến Thái độ HNNN ở mục
2.3.2.
Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu sẽ được nói rõ hơn ở Chương 3 dưới đây.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BÀN LUẬN
3.1. Thống kê nhân khẩu học
Bản khảo sát online các sinh viên tại trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng đã thu được tất cả 252
câu trả lời khảo sát với tỷ lệ trả lời các câu hỏi là 100%, khơng có câu hỏi nào khơng được trả lời.
Trong đó có sự tham gia của 79 sinh viên năm bốn - khóa học 42K, 64 sinh viên năm ba - khóa 43K,
59 sinh viên năm hai - khóa 44K, cịn lại 50 sinh viên năm một - khóa 45K thuộc các chuyên ngành
Kiểm toán, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản trị tài chính và các ngành khác.
Bảng 2 - Bảng thống kê số lượng sinh viên theo ngành và khóa

Chun Ngành
Năm học - Khóa

Kiểm Tốn

Ngân Hàng


QTKD

QTTC

Khác

Tổng
Cộng

Năm 4 - 42K

46

6

7

13

7

79

Năm 3 - 43K

29

11

6


10

8

64

Năm 2 - 44K

18

10

17

6

8

59

Năm 1 - 45K

18

7

4

6


15

50

Trong dữ liệu khảo sát ở biểu đồ 1 có đề cập đến lượng sinh viên nữ chiếm đa số với 67%
tổng lượng khảo sát có thơng tin giới tính. Đặc tính mẫu về yếu tố giới tính như vậy là phù hợp vì tỷ
lệ sinh viên nữ của trường ĐH Kinh Tế - ĐH Đà Nẵng năm 2019 chiếm đa số trong tổng số sinh viên
toàn trường.
Kết quả thống kê được thể hiện ở biểu đồ 2 và biểu đồ 4, cho thấy số lượng sinh viên các khóa
tham gia khảo sát tương đối đều nhau và sinh viên chuyên ngành kiểm toán chiếm nhiều nhất với tỉ
lệ tương ứng là 44%.

Giới tính

33%

Tỉ lệ sinh viên các
khóa
20%
31%
24%

67%

25%

nam

nữ


Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh viên theo Giới tính

Năm 4 - 42K
Năm 2 - 44K

Năm 3 - 43K
Năm 1 - 45K

Biểu đồ 2: Tỉ lệ sinh viên các khóa

Trang 18

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Kết quả thống kê từ biểu đồ 3, cho thấy số lượng sinh viên có điểm trung bình tích lũy từ
2,50 – 3,19 là nhiều nhất chiếm một nửa số lượng sinh viên được khảo sát (50%) và thứ hai là sinh
viên có điểm trung bình tích lũy từ 2,00 – 2,49 tương ứng với 23%.

Tỉ lệ sinh viên thuộc
các chuyên ngành

Điểm TB tích lũy
1% 11%
23%

15%

15%

14%

44%

13%

50%

14%
>=3.60

3.20 - 3.59

2.00 - 2.49

< 2.00

2.50 - 3.19
Kiểm Toán

Biểu đồ 3: Tỷ lệ SV theo Điểm trung bình tích lũy

Ngân Hàng

QTKD

QTTC


Khác

Biểu đồ 4: Tỷ lệ SV các chuyên ngành

Trong bài nghiên cứu này, khi tiến hành khảo sát, các sinh viên tham gia đều được u cầu
tích chọn vào các mơn học mà họ đã học có liên quan đến kiểm tốn. Kết quả thơng kê lại cho thấy
số lượng sinh viên tham gia một mơn đã học liên quan đến ngành kiểm tốn là chiếm khá nhiều với
72 sinh viên, lượng sinh viên tham gia chín mơn đã học chun ngành kiểm tốn và chưa tham gia
môn học liên quan là ngang nhau với 61 sinh viên (Biểu đồ 5).

Số lượng môn liên quan đến Kiểm
tốn đã học
80
70

72
61

61

60
50
40

35
29

28

30

20

9

10

5

4

2

0
0 mơn 1 mơn 2 mơn 3 môn 4 môn 5 môn 6 môn 7 môn 8 môn 9 môn

Biểu đồ 5: Số lượng môn học liên quan đến kiểm toán đã học
Như vậy, mẫu khảo sát có mức độ đại diện về mặt nhân khẩu học khá cao. Điều này làm chúng
tôi tự tin hơn về kết quả nghiên cứu của nhóm.

3.2.

Phân tích EFA và Cronbach Alpha

3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Để đảm bảo về độ tin cậy của nghiên cứu, trước tiên chúng tơi đi vào kiểm tra tính hợp lý của
thang đo thái độ hoài nghi nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng,

Trang 19

Downloaded by ?? Duy ()



lOMoARcPSD|9699134

bằng cách thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với bộ biến quan sát gồm: Thái độ nghi vấn,
Trì hỗn đánh giá, Học hỏi, Hiểu biết các cá nhân, Tự tin, Tự quyết định. Mức ý nghĩa được lựa chọn
khi phân tích EFA là 5%, lọc các nhân tố có hệ số tải (factor loading) lớn hơn 0.5.
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 về thang đo thái độ hoài nghi nghề
nghiệp của sinh viên, chúng tôi nhận định về kết quả như sau: hệ số kiểm định KMO = 0.934 (thỏa
mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1) và kiểm định Barlette với mức ý nghĩa thống kế Sig. = 0.000 <0.05, điều này
chứng tỏ các biến quan sát thích hợp và có mối tương quan với nhau trong tổng thể nghiên cứu.
Bảng Total Variance Explained có tổng phương sai tích lũy các biến quan sát đều lớn hơn 50%
nên sau khi phân tích EFA thì ta vẫn giữ thang đo thái độ hoài nghi nghề nghiệp với 6 biến quan sát
được nêu ở mơ hình nghiên cứu thuộc chương 2.
Kết quả chúng tơi thu được khi phân tích EFA được trình bày như sau:
Bảng 3 - Kết quả kiểm định KMO và Barlett's Test (lần 1)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity

.934

Approx. Chi-Square

5174.346

df

465


Sig.

.000

Bảng 4 - Bảng phân tích ma trận xoay các nhân tố (lần 1)
Rotated Component Matrixa
Component
1
Học hỏi 3

.810

Học hỏi 1

.790

Học hỏi 2

.787

Học hỏi 4

.787

Học hỏi 6

.778

Học hỏi 5


.641

2

Trì hỗn đánh giá 4

.782

Trì hỗn đánh giá 5

.720

Trì hỗn đánh giá 2

.706

Trì hỗn đánh giá 3

.696

Trì hỗn đánh giá 1

.677

3

4

5


6

Trang 20

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Hiểu biết các cá nhân 3

.773

Hiểu biết các cá nhân 2

.740

Hiểu biết các các nhân 5

.723

Hiểu biết các cá nhân 4

.686

Hiểu biết các cá nhân 1

.633

Tự quyết 5


.849

Tự quyết 1

.819

Tự quyết 4

.799

Tự quyết 3

.782

Tự quyết 2

.712

Tự tin 2

.844

Tự tin 5

.828

Tự tin 1

.800


Tự tin 3

.800

Tự tin 4

.707

Thái độ nghi vấn 2

.738

Thái độ nghi vấn 5

.700

Thái độ nghi vấn 3

.676

Thái độ nghi vấn 1
Thái độ nghi vấn 4
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a
a. Rotation converged in 6 iterations.

Chúng tôi loại bỏ 2 yếu tố Thái độ nghi vấn 1 và Thái độ nghi vấn 4 khỏi mô hình vì có hệ số
tải nhỏ hơn 0.5. Sau đó thực hiện phân tích các nhân tố khám phá EFA lần 2 thì thu được kết quả
khơng cịn các biến trống (khơng thuộc mơ hình) và bị cross loading như các bảng dưới đây:

Bảng 5 - Bảng chạy kiểm định KMO và Barlett's Test (lần 2)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.928

Trang 21

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

4787.550

Df

406

Sig.

.000

Bảng 6 -Bảng phân tích ma trận xoay các nhân tố (lần 2)
Rotated Component Matrixa
Component

1
Học hỏi 3

.819

Học hỏi 1

.806

Học hỏi 2

.799

Học hỏi 4

.791

Học hỏi 6

.787

Học hỏi 5

.654

2

Trì hỗn đánh giá 4

.784


Trì hỗn đánh giá 5

.706

Trì hỗn đánh giá 2

.702

Trì hỗn đánh giá 3

.697

Trì hỗn đánh giá 1

.687

3

Hiểu biết các cá nhân 3

.779

Hiểu biết các cá nhân 2

.749

Hiểu biết các các nhân 5

.724


Hiểu biết các cá nhân 4

.692

Hiểu biết các cá nhân 1

.645

4

Tự quyết 5

.850

Tự quyết 1

.819

Tự quyết 4

.800

Tự quyết 3

.779

5

6


Trang 22

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Tự quyết 2

.717

Tự tin 2

.844

Tự tin 5

.827

Tự tin 1

.801

Tự tin 3

.800

Tự tin 4


.707

Thái độ nghi vấn 2

.740

Thái độ nghi vấn 5

.725

Thái độ nghi vấn 3

.645

Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a
a. Rotation converged in 6 iterations.

Hệ số KMO = 0.928 (thỏa mãn) và hệ số kiểm định Barlette với mức ý nghĩa thống kế Sig. =
0.000 <0.05 đảm bảo các biến quan được phân tích là thích hợp xét trên tổng thể mơ hình được nghiên
cứu. Các biến quan sát lúc này đã đạt yêu cầu về tính thích hợp và ý nghĩa thống kê của thang đo thái
độ hoài nghi nghề nghiệp của sinh viên. Chúng tơi tiếp tục tính trung bình cho các biến quan sát từ
các yếu tố được nhóm như sau:
- Thái độ nghi vấn, gồm: Thái độ nghi vấn 2, Thái độ nghi vấn 3 và Thái độ nghi vấn 5.
- Trì hỗn nghi vấn, gồm: Trì hỗn nghi vấn 1, Trì hỗn nghi vấn 2, Trì hỗn nghi vấn 3, Trì
hỗn nghi vấn 4 và Trì hỗn nghi vấn 5.
- Học hỏi, gồm: Học hỏi 1, Học hỏi 2, Học hỏi 3, Học hỏi 4, Học hỏi 5 và Học hỏi 6
- Hiểu biết các cá nhân, gồm: Hiểu biết các cá nhân 1, Hiểu biết các cá nhân 2, Hiểu biết các cá
nhân 3, Hiểu biết các cá nhân 4 và Hiểu biết các cá nhân 5.
- Tự tin, gồm: Tự tin 1, Tự tin 2, Tự tin 3, Tự tin 4 và Tự tin 5.

- Tự quyết định: Tự quyết định 1, Tự quyết định 2, Tự quyết định 3, Tự quyết định 4 và Tự
quyết định 5.
Mặc dù phải loại hai yếu tố liên quan đến các biến quan sát, tuy nhiên số lượng các biến quan
sát vẫn được giữ như ban đầu nên khơng có thay đổi nào lớn và thơng qua đó cịn khẳng định được
độ tin cậy của các biến quan sát được thiết lập trong thang đo.
3.2.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm định chất lượng thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha với các hệ số phải thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật phân tích dữ liệu (Chương 2).

Bảng 7 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Thái độ nghi vấn (a1)
….a1 - Reliability Statistics – Thái độ nghi vấn

Trang 23

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Cronbach's Alpha

N of Items
.797

3

Bảng 8 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations – Thái độ nghi vấn (a2)
….a2 - Item-Total Statistics – Thái độ nghi vấn
Scale Mean if Item
Deleted


Scale Variance if Item
Deleted

Corrected Item-Total
Correlation

Cronbach's Alpha if
Item Deleted

Thái độ nghi vấn 2

6.17

3.502

.682

.683

Thái độ nghi vấn 3

5.90

3.338

.657

.706


Thái độ nghi vấn 5

6.32

3.596

.587

.780

Bảng 9 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Trì hỗn đánh giá (b1)
….b1 - Item-Total Statistics – Trì hỗn đánh giá
Cronbach's Alpha

N of Items
.882

5

Bảng 10 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Trì hỗn đánh giá (b2)
….b2 - Item-Total Statistics – Trì hỗn đánh giá
Scale Mean if Item
Deleted

Scale Variance if Item Corrected Item-Total
Deleted
Correlation

Cronbach's Alpha if
Item Deleted


Trì hỗn đánh giá 1

13.15

13.988

.714

.857

Trì hỗn đánh giá 2

13.17

14.426

.719

.857

Trì hỗn đánh giá 3

13.26

13.493

.720

.856


Trì hỗn đánh giá 4

13.38

14.038

.717

.857

Trì hỗn đánh giá 5

13.14

13.892

.717

.856

Bảng 11 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Học hỏi (c1)
….c1 - Reliability Statistics – Học hỏi
Cronbach's Alpha

N of Items
.942

6


Trang 24

Downloaded by ?? Duy ()


lOMoARcPSD|9699134

Bảng 12 – Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Học hỏi (c2)
….c2 - Item-Total Statistics – Học hỏi
Scale Mean if Item
Deleted

Scale Variance if Item
Deleted

Corrected Item-Total
Correlation

Cronbach's Alpha if Item
Deleted

Học hỏi 1

17.58

25.392

.839

.930


Học hỏi 2

17.47

24.895

.863

.927

Học hỏi 3

17.47

24.784

.871

.926

Học hỏi 4

17.47

25.860

.802

.934


Học hỏi 5

17.46

26.751

.737

.942

Học hỏi 6

17.59

25.390

.843

.930

Bảng 13 - Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Hiểu biết cá nhân (d1)
….d1 - Reliability Statistics – Hiểu biết cá nhân
Cronbach's Alpha

N of Items

.898

5


Bảng 14 - Kết quả hệ số Items - Total Correlations - Hiểu biết cá nhân (d2)
….d2 - Item-Total Statistics – Hiểu biết cá nhân
Scale Mean if Item
Deleted

Scale Variance if
Item Deleted

Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Correlation
Item Deleted

Hiểu biết các cá nhân 1

13.11

13.411

.757

.873

Hiểu biết các cá nhân 2

13.25

13.481

.724


.881

Hiểu biết các cá nhân 3

13.12

13.747

.750

.875

Hiểu biết các cá nhân 4

12.92

13.217

.787

.866

Hiểu biết các các nhân 5

13.33

14.396

.721


.881

Bảng 15 – Kết quả hệ số Cronbach's Alpha - Tự tin (e1)
….e1 - Reliability Statistics – Tự tin
Cronbach's Alpha

N of Items
.858

5

Trang 25

Downloaded by ?? Duy ()


×