Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

40 Đề luyện thi học sinh giỏi lớp 9 Môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 52 trang )


UBND TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hồi bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục
thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp,
nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng
bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời
mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng khơng ít chơng gai.
Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần
rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại
đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng
đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ
rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ,
cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng khơng ít
chơng gai.
Câu 3. (2,0 diểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của
nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.
Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí giải sự


lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng).
Phần II. Làm văn (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của em về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ sau
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại)
Câu 2. (10,0 điểm)
Bàn về ngơn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngồi cái nghĩa của nó, ngồi cơng dụng
gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc,
những hình ảnh khơng ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh
nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
1


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
I

Câu
1

2

3


4

II
1

Nội dung

Đọc hiểu
- Văn bản nói về cách nhìn cuộc sống của các bạn trẻ.
- Đưa ra lời khuyên quý giá về sự trưởng thành: dám chấp nhận
và đối mặt với thử thách cuộc sống.
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Đi qua (sống, trải qua), hoa hồng
(niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công…), chông gai (nỗi
buồn, khó khăn, thất bại…)
-Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hình ảnh, gợi
cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả suy nghĩ của người viết,
qua đó, giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc
đời. Đó là để có hạnh phúc ở tương lai phía trước, chúng ta có
thể phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách.
Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó,
sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.Bởi vì:
- Cuộc sống vơ cùng phong phú và đa dạng, vì vậy, bản thân
nó ln chứa đựng những khó khăn, thử thách.
- Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn,
thậm chỉ phải trả giá bằng nhiều thứ, không chỉ một lần mà là
nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta trưởng thành hơn trong
tương lai.
- Điều quan trọng là mỗi người cần có đủ dũng khí để đương
đầu với nghịch cảnh, với khó khăn của cuộc đời.

Học sinh có thể trình bày và lí giải thơng điệp tâm đắc nhất
theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Sau đây là vài gợi ý:
- Tuổi trẻ sống phải có bản lĩnh, kiên cường
- Ước mơ và hồi bão ln gắn với với tuổi trẻ
- Khó khăn, thử thách là mơi trường để con người rèn luyện ý
chí, nghị lực
* Lí giải hợp lí, thuyết phục
Làm văn
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các
phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được
vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết
luận được vấn đề.
(Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo
lí: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước
lớn lao, cịn có người chỉ bình dị, nhỏ bé.
2

Điểm
6.0
1.0

0.5

0.5

0,5

1,0

0,5

1.0

1,0
4,0
0.25

0.25


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học
nhận thức và hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong
phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Tác giả đặt ra một đối
lập giữa ”người”,”kẻ”
với”ta”: Nếu”người”và”kẻ”(chỉ
những người khác) đều muốn làm những việc lớn lao là”vá trời
lấp bể”,”đắp lũy xây thành”– cách nói khoa trương để chỉ
những ước muốn to lớn, thậm chí phi thường của con
người…thì”ta”– chỉ đơn giản ý thức một cách khiêm tốn và
thực tế”chỉ là chiếc lá”bé nhỏ.
-> Nguyễn Sĩ Đại đã nêu lên một quan điểm sống của
chính tác giả: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có

người mơ ước lớn lao, cịn có người chỉ bình dị, nhỏ bé, ý thức
được”việc của mình là xanh”,là cống hiến.
-Phân tích, chứng minh
+Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ
ước của riêng mình. Có người có những mơ ước kì vĩ, lớn
lao”dời non lấp bể”,”đắp lũy xây thành”. Lại có người chỉ mơ
ước bình dị, thiết thực: có một gia đình bình n; có một cơng
việc ổn định…
(Dẫn chứng: Những người”vá trời lấp bể”,”đắp lũy
xây thành”ai cũng biết tuổi tên…Những người lặng thầm cống
hiến, bình dị nhưng có ý nghĩa cho đời…)
+ Suy nghĩ của Nguyễn Sĩ Đại từ góc độ cá nhân, tự ý
thức về bản thân: bé nhỏ, thậm chí có thể khuất lấp giữa muôn
người chỉ như chiếc lá bé nhỏ…Nhưng dù”chỉ là chiếc lá”vẫn
phải sống bằng đời của lá, nghĩa là”phải xanh”, phải ý thức
đúng về bổn phận và trách nhiệm của mình với cuộc đời.
+ Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích
cực. Suy nghĩ ấy khiến con người không tự huyễn hoặc hay ảo
tưởng về bản thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Đây là
biểu hiện sự từ tốn ngay từ ước mơ: khơng qúa lớn lao ngồi
năng lực của mình; dù nhỏ bé nhưng khơng có nghĩa là vơ
nghĩa. Vì nhỏ bé, nên mơ ước dễ trở thành hiện thực, mang đến
niềm vui sống cho con người...
- Bàn luận mở rộng:
+ Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình; tự cao cho
mình làm nên những điều to lớn, nhưng lại chỉ là sự trống rỗng
một cách vô duyên…
+ Lại có người tự ti cho rằng”mình chỉ là chiếc lá”nhỏ
bé, thậm chí vơ nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn
3


0,25

0,75

1,5

0,5


đấu…đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn…
Những biểu hiện này cần bị phê phán…
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù
hợp:
+ Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân.
Chẳng ai vơ nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình
vơ nghĩa mà thơi.
+ Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Ước mơ
và phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực…
+ Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi
nơi, mọi lúc…

2

0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu
0,25
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng

0,25
từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ khơng tính điểm này)
Bàn về ngơn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
10
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngồi cái
nghĩa của nó, ngồi công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung
mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những
hình ảnh khơng ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng
động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đoàn thuyền đánh
cá của Huy Cận.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
(0,25)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự (9.0)
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
1,0
– Ngơn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản
thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có
nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay
động, sức gợi).
– Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy.
-> Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn
Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất

của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả
vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở
sức gợi.
3.2. Bình luận sức mạnh của thơ
1,0
a. Cơng dụng trước hết của thơ là gọi tên sự vật: Mọi loại
4


hình nghệ thuật đều phải lấy hiện thực làm chất liệu sáng tác
cho mình. Một tác phẩm thơ có giá trị phải bắt rễ thật chặt với
hiện thực cuộc sống để phản ánh một cách trung thực, sinh
động những vấn đề tiêu biểu, điển hình trong cuộc sống.
b. Khơng chỉ gọi tên sự vật, thơ ca”tự phá tung mở rộng ra, gọi
đến xung quanh nó những cảm xúc, hình ảnh, toả ra... vùng
ánh sáng động đậy”:
- Vùng ánh sáng trong tác phẩm thơ: đó là ánh sáng của những
kí thác, tâm sự, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mãnh liệt của tác
giả gửi gắm vào tác phẩm của mình, có khả năng tung toả, mở
rộng, khơi gợi cảm xúc, hình ảnh về cuộc sống; đặc biệt
chiếu toả, soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta
nhìn, óc ta nghĩ, lay thức tâm hồn ta những tình cảm tốt đẹp:
biết rung động, say mê trước cái đẹp; biết buồn, vui, yêu ghét,
căm thù; biết cho và nhận, hưởng thụ và cống hiến... từ đó
hướng đến cải tạo xã hội, hoàn thiện tâm hồn, nhân cách mỗi
người.
c. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy: Cái đẹp của hiện
thực hay thế giới tâm hồn con người trong thơ được thể hiện ở
“sức gợi”bằng ngôn ngữ có tính hàm súc của nghệ thuật, mang
hơi thở cuộc đời, cảm xúc tâm hồn con người, thể hiện qua từ

ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh... Đó là thứ ngơn ngữ có giá
trị thẩm mĩ cao, gắn với cá tính, phong cách riêng của người
nghệ sĩ.
-> Nguyễn Đình Thi đã khái quát vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về
giá trị sức mạnh của thơ ca trong việc phản ánh hiện thực và
khơi gợi những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp cho mỗi người (gắn
với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận)
3.3. Chứng minh
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Chứng minh nhận định vào tác phẩm
a) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã”gọi tên sự vật”bằng sự
phản ánh chân thực, sinh động về hiện thực (Khái qt được
hiện thực khơng khí lao động dựng xây CNXH ở miền Bắc
những năm 1958; hoàn cảnh ra đời bài thơ gắn với sự thay đổi
tư tưởng của Huy Cận về cuộc sống.)
b)
- Thi phẩm Đoàn thuyền đánh cá là sự”giải toả”những cảm
xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp hoà hợp giữa bức tranh thiên
nhiên, vũ trụ với người lao động, qua đó thể hiện tình u cuộc
sống, niềm lạc quan, tin yêu phơi phới của nhà thơ trước cuộc
đời, con người. (Phân tích, làm rõ vẻ đẹp hồ hợp giữa thiên
nhiên và người lao động ở 3 phần, theo trình tự chuyến ra khơi
đánh cá cùng những tình cảm của nhà thơ trong tác phẩm)
- Bài thơ đã tác động sâu sắc tới người đọc, giúp ta nhận ra vẻ
5

1,0
1,0

2,0



đẹp và giá trị thực sự của cuộc sống, thôi thúc ta sống có hồi
bão, lí tưởng, biết u thiên nhiên, đất nước, hăng say lao
động để góp phần dựng xây Tổ quốc.
c)”Sức gợi”cảm xúc, tình cảm con người trước hiện thực cuộc 2,0
sống ở Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở dấu ấn đặc sắc về
ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện (Phân tích, làm rõ giá trị nghệ
thuật ở các phương diện: thể thơ 7 chữ; âm hưởng hào hùng,
khoẻ khoắn; hình ảnh liên tưởng, kì vĩ; bút pháp pháp khoa
trương, phóng đại, lãng mạn, bay bổng; sử dụng kết hợp hiệu
quả các biện pháp nghệ thuật như kết cấu lặp lại, so sánh,
nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ, liệt kê, nói quá, từ láy...)
4. Đánh giá, nâng cao
1,0
– Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một
trong những đặc trưng bản chất của thơ khơng chỉ có tác dụng
nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời
sự, tính chất khoa học đúng đắn, tính nghệ thuật mang giá trị
thẩm mĩ – đặc trưng cơ bản của thơ ca văn học.
- Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm
thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức
hấp dẫn, lơi cuốn ở các hình tượng nghệ thuật, hình ảnh, nhạc
điệu... Làm sao đó để thơng qua ngơn ngữ, hình tượng nghệ
thuật giàu sức gợi trong thơ, người đọc như nhận ra cả thể giới
đang hiện hữu, nhận ra chính mình ở trong đó, thêm hiểu về
con người và bản thân mình hơn.
- Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ
không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được
gợi ra từ câu chữ gắn với thời đại, xã hội, con người cụ thể

bằng cảm xúc chân thành của bản thân và sự đồng sáng tạo với
người nghệ sĩ trong tác phẩm thơ ca.
4. Sáng tạo
(0,25)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
(0,25)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(Sai
từ 2 lỗi trở lên sẽ khơng tính điểm này)

6


PHÒNG GD- ĐT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm).
Cho câu chuyện:
Diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ơng làm giám khảo. Mục
đích của cuộc thi là tìm ra người biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn
tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Mọi người xúm vào khun nhủ
ơng nhưng ơng lão vẫn cứ khóc. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào
lịng ơng. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế, giờ lâu ơng lão bỗng ngừng khóc và ơm

lấy câụ bé. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ơng ấy, cậu bé trả
lời:”Khơng có gì đâu ạ. Con chỉ để ơng ấy khóc”.
(Theo”Phép màu nhiệm của đời”- NXB Trẻ, 2005)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm).
“…Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài
nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại của mình và phải miêu tả nó
một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, khơng một chút giả tạo”.
(Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, 2005, tr. 160)
Qua trích đoạn”Làng”(Kim Lân) và”Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”(Phạm
Tiến Duật), hãy chứng minh rằng: các nhà văn đã”hát đúng giai điệu về thời đại của
mình”và”miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, khơng một chút giả
tạo”.
---------------------------Hết-------------------------

7


HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2019 -2020
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng
nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và khơng làm trịn số.

Câu 1 (8,0 điểm).

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

1. Về kĩ năng:
- HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận điểm 0,5 đ
rõ ràng, chính xác, khoa học.
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, khơng mắc 0,5 đ
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Về kiến thức:
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
0,5 đ
* Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
- Em bé đạt giải trong cuộc thi là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với 0,5 đ
người khác. Người được chia sẻ khơng địi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa
trong lúc đau đớn cũng là quá đủ.
- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất”trẻ con”: ngồi vào lịng 0,5 đ
người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong
tình huống -> Quan tâm, lắng nghe chân thành là cách chia sẻ hiệu quả
nhất.
* Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau 1,0 đ
thương, cần một mối đồng cảm từ những người xung quanh (học sinh lấy
dẫn chứng trong cuộc sống, văn học để làm rõ).
- Sự quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách 1,0 đ
thể hiện sự quan tâm đó như thế nào cần tùy thuộc ở mỗi người (học sinh
lấy dẫn chứng trong cuộc sống, văn học để làm rõ).
* Liên hệ, mở rộng:
- Trong cuộc sống có những bài học vơ cùng q giá mà ta học được từ 0,5 đ

những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đơi khi cũng có những việc
làm mà mọi người phải suy ngẫm. Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc
sống.
8


- Sự quan tâm phải xuất phát từ một tình cảm chân thành, không vụ lợi…
- Phê phán những người khơng biết quan tâm, chia sẻ với khó khăn, bất
hạnh đau khổ của người khác.
* Khẳng định, lời khuyên:
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được
một việc ý nghĩa.
- Liên hệ bản thân.
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ

Câu 2 (12,0 điểm).
1. Về kĩ năng (1,0 đ):
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp
nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, vận dụng tích hợp liên mơn.
- Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết
phục, khơng mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc.
2. Về kiến thức (11,0 đ):
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản

sau:
* Giải thích
- Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực thơng qua lăng kính chủ 0,5 đ
quan và sự sáng tạo của người cầm bút.
- Hiện thực được phản ánh phải trung thực, phù hợp với hoàn cảnh của 0,5 đ
thời đại. Hiện thực mỗi thời kì khác nhau nên văn học mang lại nội dung
cụ thể của thời đại: thời đại nào, văn học ấy.
- Bằng sở trường của mỗi nhà văn, hiện thực cuộc sống được ghi lại trong 0,5 đ
tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo. Mỗi tác
phẩm tồn tại như một thông điệp báo cho người đọc hôm nay biết tác
phẩm ấy đang ở đâu trong chiều ngang của không gian và khoảng nào
trong chiều dọc của lịch sử. Lời bàn trên về mối quan hệ giữa cuộc
sống, tác giả, tác phẩm thật sâu sắc.
*Chứng minh qua trích đoạn”Làng”(Kim Lân).
- Giai điệu về thời đại được nhà văn Kim Lân khai thác là đời sống kháng 3,0 đ
chiến của nhân dân ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất
nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai - nhân vật tiêu biểu
cho người nơng dân u nước thời kì đó.
Chọn lọc, phân tích dẫn chứng:
+ Ở nơi tản cư ơng nhớ làng, khi nghe tin quân ta thắng trận ở khắp nơi, 0,5 đ
ông vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng.
+ Khi đột ngột nghe tin dữ làng Chợ Dầu theo giặc, ông đau đớn và thể 0,5 đ
hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, tự hứa với lòng mình quyết tâm theo kháng
chiến, theo Cụ Hồ,…Khi nghe được tin cải chính…
+ Kim Lân đã”hát đúng giai điệu về thời đại của mình…”. Nơng dân là 0,5 đ
9


lực lượng cơ bản của Cách mạng, những con người hiền lành, chất phác

trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nước, đặc biệt là khi
đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Người nơng dân
khơng cịn u mê, ngu muội, cam chịu đời sống nô lệ như trước nữa. Ánh
sáng của Đảng, Cách mạng đã soi sáng, dìu dắt họ thốt khỏi đêm trường
khổ ải, bước đi trên con đường độc lập, tự do, được làm chủ bản thân,
làm chủ cuộc đời. Đó chính là những chuyển biến trong nhận thức, trong
tâm tư, tình cảm của người nơng dân mà Kim Lân là người rất thấu đáo,
tường tận.
- Hình ảnh người nơng dân từ hiện thực đi vào trong tác phẩm không hề 0,5 đ
tơ vẽ. Nhân vật ơng Hai cũng chính là bóng dáng, là tấm lịng, tình cảm,
tinh thần của Kim Lân và biết bao người Việt Nam đối với quê hương,
đất nước. Làng khơng chỉ nói về một làng Chợ Dầu cụ thể mà tất cả mọi
làng quê trên đất nước Việt Nam đều có chung tinh thần ấy. Cũng nhờ
vậy mà vẻ đẹp của “Làng”được tỏa sáng.
* Chứng minh qua”Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”(Phạm Tiến Duật).
- Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác là hiện thực của đất nước 0,5 đ
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với lớp lớp thanh niên”xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước”…Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù,
những chiếc xe khơng kính vẫn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở thành biểu
tượng của một dân tộc anh hùng, phản ảnh đúng tính chất khốc liệt của
cuộc chiến.
- Song giai điệu về thời đại mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn ca hát, đó 2,5 đ
là vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe. (Chọn lọc, phân tích dẫn
chứng để làm rõ: tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi
thường hiểm nguy, thử thách, trẻ trung, sôi nổi, ấm áp tình đồng chí,
đồng đơij, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam).
- Bài thơ vừa mang khơng khí của thời đại, vừa mang tầm vóc lịch sử. Đó 0,5 đ
là tiếng nói của cuộc sống hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mĩ, là
biểu tượng tuyệt vời về người lính Trường Sơn. Bài thơ góp phần làm
sống mãi hình ảnh thể hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh gian khổ mà

oanh liệt, trở thành bài thơ nổi tiếng, được nhiểu người yêu thích.
* Đánh giá
- Hai tác phẩm là hai giai điệu hát cho hai thời kì kháng chiến chống thực 0,5 đ
dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, là”những hình ảnh hấp dẫn, khơng
một chút giả tạo”giúp cho thế hệ sau thấy được học đã sống, chiến đấu và
chiến thắng oanh liệt như thế nào.
- Kim Lân và Phạm Tiến Duật là những tác giả có sự sáng tạo độc đáo, 0,5 đ
tạo nên hai tác phẩm tiêu biểu cho hai thể loại văn học ở hai thời kì – hai
bài ca hát mãi với thời gian làm rung động lịng người. Vẻ đẹp của nó đã
minh chứng cho nhận định”hát đúng giai điệu về thời đại của
mình”và”miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn,
không một chút giả tạo”.
---------------------------Hết------------------------10


PHÒNG GD- ĐT ANH SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9– MÔN NGƯ VĂN

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: (4.0 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hồng hơn đọng trên mơi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách khơng cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương, NXB Văn học, Năm 2015, tr 21)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1 (6.0 điểm): Suy nghĩ của em về câu nói: Cháy lên để tỏa sáng.
Câu 2 (10.0 điểm): Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều, giáo sư Lê Trí Viễn
viết:
Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung
Quốc cũng như trong văn học Việt Nam. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi
bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh
vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của tác giả Truyện Kiều.
Bằng những đoạn trích đã học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9 - tập
1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

11


PHỊNG GD&ĐT BÁT XÁT
Khóa thi ngày: 16/01/2020
ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn 9
NĂM HỌC: 2019-2020
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 01 trang 02 câu

Câu 1.(8,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau:
“Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe
nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vịng vài giờ khi nó gắng sức để chui
qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó khơng đạt được gì cả.
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm
chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp
tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Những chẳng
có chuyện gì xảy ra cả.Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bị
trườn với cơ thể sưng phồng. Nó khơng bao giờ bay được.Cậu bé khơng hiểu được rằng
chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thốt ra là điều kiện tự nhiên để
chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thốt ra ngồi
kén.”
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
Câu 2.(12 điểm)
Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn
Nguyễn Đình Thi đã cho rằng:”Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh
sáng riêng, khơng bao giờ nhịa đi..."
(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Từ bài thơ”Ánh trăng”(Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác
phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.
…..Hết……
(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)

12



PHỊNG GD&ĐT CAM LỘ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2019 – 2020
Khóa ngày 24/10/2019
Mơn thi: Ngữ văn 9
Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca tồn nhớ với thương thơi
Đêm bng xuống nhìn nhau khơng rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo. Trần Đăng Khoa,
Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ sân khấu.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những giai điệu ngang
tàng như gió biển.
Câu 3. Đoạn thơ đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1. (7.0 điểm)
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười.
(Trịnh Công Sơn. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)

Từ nội dung của những ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn luận về niềm vui
trong cuộc sống.
Câu 2. (10.0 điểm)
Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng:”Sức hấp dẫn của
những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật
vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh cịn dành tình u đặc biệt với những người dân vạn
chài nơi đây”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------Hết-----------(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu)

13


PHỊNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2019-2020
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Ngày thi : 10/10/2019

Câu 1: (2.0 điểm)
Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)

Câu 2: (3.0 điểm)
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường
đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại ln có mầm mống của sự thành cơng”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3: (5,0 điểm)
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của
cái đẹp."
Hãy khám phá”xứ sở của cái đẹp”qua bài thơ”Sang thu”của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9,
tập 2).
-HẾTCĨ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MƠN CẤP 1-2
11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k
19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k
20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối
15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối
15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần
20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ
20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ
30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k; 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k
60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k; 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k
(Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết)
20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k
38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k
59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k
32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k
ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k
Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k
TẶNG:
Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9; 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6

110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết
CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + < số điện thoại >
Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương
Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198

14


UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đề chính thức
(Đề thi có 01 trang)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2019 -2020
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
Ngày thi: 13/01/2020
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI
Câu 1. (8 điểm)
"Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ đoạn trích trên.
Câu 2. (12 điểm)
“Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật

thường kín đáo, lặng lẽ nhưng khơng mấy khi khơng có mặt và ln ln thấm đượm tình
người.”(Hồi Thanh)
Bằng những hiểu biết của em về các đoạn trích đã học trong Truyện Kiều - Nguyễn Du
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
………………….Hết…………………

15


PHỊNG GD & ĐT ĐƠ LƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2019-2020
Môn thi: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 13/12/2019

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cách yêu bản thân,chấp nhận bản thân mà tôi tán thành không phải là yêu bản thân
theo cách tự phụ, chỉ biết đến mình mà thơi. Cách u bản thân mà tơi khuyến khích là yêu
không vị kỷ. Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà không cần phải được yêu cầu. Bạn chia
sẻ ngay cả khi bạn khơng có nhiều. Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác
mỉm cười. Bạn yêu bản thân bởi vì bạn khơng chỉ sống cho bản thân mình. Bạn hạnh phúc
và hài lịng với chính mình bởi vì bạn làm cho những người khác hạnh phúc để đếm gần
bên bạn.
(Trích Vẻ đẹp khó thấy, Sống cho điều ý nghĩa hơn, Nick Vujicic, NXB
Tổng hợp TP Hồ chí minh, 2013,tr 27)
Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ rõ biện pháp thu thừ có trong hai câu: Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà
không cần phải được yêu cầu.
Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác
mỉm cười.
Câu 4: Từ đoạn trích, Trình bày 5-7 dịng về: Cách u bản thân của em.
PHẦN 2: LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
Kết thúc năm học 2018 - 2019, thầy giáo Đỗ Đức Anh (giáo viên Ngữ văn trường
THPT Bù Thị Xuân, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh) đã giao cho các em học sinh”bài
tập về nhà”rất đặc biệt. Bài tập đó gồm 6 câu với câu số 6 là: Hãy luôn là một người tử tế
và hạnh phúc.
Từ bài tập trên của thầy, em hãy viết một bài văn ngắn với đề tài: Người tử tế.
Câu 2: (10 điểm)
Bàn về những vấn đề liên quan đến văn học, Mác-xen Pruxt cho rằng:
“Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi
mắt mới”.
Qua một vài tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 - tập 1, em hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
---------- Hết ---------Họ và tên thí sinh:…………………………………………… Số báo danh……………………….
Chữ ký giám thị 1:………………………………………. Chữ ký giám thị 2:……………………..

16


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN ĐỐNG ĐA

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 19 - 10 - 2019
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (6 điểm)
Chiếc lá vàng
Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non.
(Theo”Truyện ngụ ngôn chọn lọc", NXB Thanh niên, 2003)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên bằng một bài văn ngắn
(khoảng hai trang giấy thi).
Câu 2 (14 điểm)
Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng:”Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người
ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.”
Em hãy lựa chọn và phân tích một tác phẩm trong chương trình THCS để làm sáng tỏ ý
kiến trên.
------Hết-----(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.....................................Số báo danh:........................................

17


PHỊNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2019 -2020
Môn: Ngữ văn (thời gian: 120 phút)


ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2.0 điểm) Cảm nhận của em về những câu thơ sau:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhơ màu mới,
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Câu 2 (3 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một
cuộc tranh luận, và một người nổi nóng khơng kiềm chế được mình đã nặng lời, miệt thị
người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh khơng nói gì, chỉ viết lên cát:”Hôm nay, người bạn
tốt nhất đã làm khác đi những gì tơi nghĩ.”Họ đi tiếp tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi
bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối nước và chìm dần xuống. Người bạn kia
đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:”Hôm nay,
người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi:”Tại sao khi tôi xúc phạm anh,
anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết lên đá?”Anh ta trả lời:”Những điều viết lên cát
sẽ nhanh chóng xóa nhịa theo thời gian, nhưng khơng ai có thể xóa được những điều tốt
đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những
nỗi đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 160)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) bàn về sự tha
thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3: (5.0 điểm) Nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà cho rằng:”Nghệ thuật bao giờ cũng
là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Ánh trăng
của Nguyễn Duy và Bếp lửa của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
----- HẾT -----


18


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1. (4,0 điểm)
Suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ bức ảnh dưới đây.

Câu 2. (6,0 điểm)
Trong bài viết Sự sáng tạo cái mới trong văn học nghệ thuật, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Điều
then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới... Cái quý của nhà văn là sáng tạo ra cái mới chứ không
phải viết được nhiều.
(Văn học và thời gian – NXB Văn học, 2001 – trang 185)
Hãy làm rõ sự sáng tạo cái mới của Huy Cận trong đoạn thơ sau:
…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng l rạng đơng,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng…
(Trích Đồn thuyền đánh cá)
Họ và tên thí sinh: ……………………...……………….....Số báo danh:……....…........…
Chữ ký giám thị 1:...........……........……...... Chữ ký giám thị 2: ……...................………....

19


PHỊNG GD & ĐT
QUẬN HÀ ĐƠNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian: 150 phút
ĐỀ BÀI

Câu 1: (7 điểm)
Greta Thunberg (16 tuổi) là nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển. Trước sự
chậm trễ của các nhà lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Thunberg
có bài phát biểu chỉ trích mạnh mẽ các lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành
động Khí hậu (ngày 23/9/ 2019, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ). Cô bé khẳng

định:”Các ngài đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của chúng cháu bằng những ngôn từ sáo
rỗng…Mọi người đang chịu đau khổ, mọi người đang chết”.
Sự kiện nêu trên gợi trong em những suy nghĩ gì? Hãy trình bày những suy nghĩ ấy
bằng một bài viết ngắn (dưới 02 trang giấy thi).
Câu 2: (13 điểm)
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Nghiêm Toản:
Trong”Đoạn trường Tân Thanh”ln ln có những bức tranh nho nhỏ như
những hạt kim cương rải rác đính trên một tấm thêu nhung”.
(Trích trong Việt Nam văn học sử trích yếu”- 1949)
--------------------------------Hết---------------------------

20


UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 15 tháng 01 năm 2020
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 câu hỏi, 01 trang)

Câu 1: (4.0 điểm)
Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Ngày xưa có một ngơi sao đến xin thần Dớt thay đổi vị trí của
mình trên bầu trời. Ngơi sao nói:”Con khơng thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó khơng
có gì nổi bật cả". Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ:”Quan trọng là bản thân có tỏa sáng ở nơi
mình đang đứng không".

Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2: (6.0 điểm)
Ánh sáng từ bài thơ”Bếp lửa”của Bằng Việt (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một NXB Giáo
dục Việt Nam, 2016).
CĨ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MƠN CẤP 1-2
11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k
19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k
20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối
15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối
15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần
20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ
20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ
30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k
40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k
60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k
50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k
(Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết)
20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k
38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k
59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k
32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k
ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k
Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k
TẶNG:
Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9; 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6
110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết
CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + < số điện thoại >
Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương

Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198

21


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP
Năm học 2019- 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao.
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.
1.1. (1,5 điểm)
Xác định biện pháo tu từ từ vựng có trong khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng.
1.2. (0,5 điểm)
Cảm nhận của em về giá trị biểu đạt của cụm từ”trong leo lẻo”trong câu thơ trong leo lẻo
những vui buồn xa xôi.
Câu 2. (3,0 điểm)
Cho thông tin sau:

Bill Gates hiện là một trong những tỉ phú của thế giới. Nhà đồng sáng lập Microsoft có
khối tài sản ước tính trị giá 104 tỉ USD. Ơng và vợ (bà Melinda) cũng thường xuyên đến
các quốc gia để làm từ thiện, quyên góp hàng triệu USD cho chăm sóc sức khỏe và phát
triên giáo dục.
“Hạt gạo từ tâm 5000 đồng”(số 22 Mang Cá, Thành phố Huế) là quán cơm xã hội được
thành lập và duy trì hoạt động bởi các bạn trẻ đến từ Hội từ thiện”hearts for bridging – Lết
nối những trái tim”. Trung bình mỗi tháng, quán cơm xã hội này hỗ trợ gần 5000 suất cơm
giá rẻ cho người lao động nghèo và sinh viên có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn thành
phố Huế.
(nguồn Internet)
Từ những thông tin trên, bằng một văn bản (không quá 01 trang giấy thi), hãy viết những
suy nghĩ của em về sự giàu có vật chất và giàu có tấm lòng.
Câu 3. (5,0 điểm)
Nhà văn Anh A.L.Huxley cho rằng:
Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi thứ.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên bằng trãi nghiệm văn học, hãy làm rõ cách hiểu đó
qua một văn bản đượ học trong chương trình Ngữ văn THCS đã giúp em nhận ra ánh sáng
xuyên thấu trong cuộc sống của mình.
…………………..Hết………………………..

22


PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HƯNG N
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn thi: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi 24/12/2019

I.PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mơng.
Và sao khơng là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao khơng là bài ca của tình u đơi lứa
Sao khơng là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao khơng là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vơ tư.
(Trích lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)
Câu 1. (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2(1,0 điểm). Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong hai câu hát:
Sao khơng là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao khơng là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Câu 3 (1,0 điểm). Hãy chép lại hai câu tục ngữ Việt Nam được gợi nhớ từ nội dung của câu hát:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội.
Câu 4 (1,5 điểm). Bức thông điệp được gửi đến người đọc qua đoạn trích là gì?
II.PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 ĐIỂM)
Câu 1 (6,0 điểm). Từ việc đọc hiểu đoạn trích trong bài hát Khát vọng của Phạm Minh Tuấn
cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ về ước mơ, khát vọng sống của tuổi
trẻ hiện nay bằng một văn bản (không quá 02 trang giấy thi).

Câu 2.(10,0 điểm)
Rất thèm người nhưng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa
Pa cuả Nguyễn Thành Long lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu
trăm mét khơng một bóng người để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người.
Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong tác phẩm Chiếc Lược Ngà của Nguyễn
Quang Sáng lại dứt khoát từ giã gia đình đi chiến đấu, để rồi khơn ngi thương nhớ con.
Qua cảm nhận về những hành động, nghịch lí của hai nhân vật trên, em hãy chỉ ra
những thông điệp mà các tác giả gửi gắm.
…………..Hết………………….
(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm).
Họ và tên thí sinh………………………………..Số báo danh……………………….
Chữ ký của giám thị:……………………………….Phòng số…………………….......

23


PHỊNG GD&ĐT HUYỆN
KẾ SÁCH
¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2019 – 2020
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Trong nhà trường, trước đây, theo nhận định của nhiều phụ huynh và giáo viên, hiện


tượng nói tục, chửi bậy chỉ có ở những học sinh cá biệt; thì hiện nay, ngày càng phổ biến
cả với những học sinh ngoan, hiền. (Tin trên báo Thanh Niên Online)
Theo em, cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện lời ăn tiếng nói của học sinh như thế
nào?
Câu 2: (12 điểm)
“Dù nơi núi cao, biển xa hay heo hút chân trời góc bể, vẫn có những người lao động
nhiệt tình, âm thầm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc”.
Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh
cá của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận định trên./.

24


×