MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU.
1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
1
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1
2. PHẦN NỘI DUNG.
1
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1
2.1.1. Tệ nạn xã hội.
1
2.1.2. Giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội qua mơn giáo dục
4
cơng dân bậc trung học cơ sở.
2.1.3. Các biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học
5
sinh qua môn giáo dục công dân bậc trung hoc cơ sở.
2.2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở
6
TRƯỜNG THCS TRƯỚC KHI TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHỊNG
CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI.
2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
7
TỆ NẠN XÃ HỘI THÔNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG THCS - HUYỆN - TỈNH
2.4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG TỆ
15
NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH THƠNG QUA MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS - HUYỆN - TỈNH
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tệ nạn nạn xã hội đang lan rộng và ngày càng trở nên nghiêm
trọng, là mối hiểm họa đối với con người. Sự phát triển nhanh chóng của tệ nạn
xã hội trong trường học đang là nỗi lo lắng của mỗi cán bộ giáo viên, của mỗi
gia đình, của mọi người và của toàn xã hội. Các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn
cờ bạc, ma túy,mại dâm không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, kết quả
học tập, nòi giống, phẩm giá con người, hạnh phúc gia đình mà cịn liên quan
trực tiếp tới các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Trên cương vị là một giáo viên bộ môn giảng dạy môn giáo dục công dân,
trước thực trạng tệ nạn xã hội đang ngày càng phức tạp ở địa phương cũng như
đang xâm nhập vào các trường học, tôi tự thấy không chỉ mình phải có trách
nhiệm thực hiện đúng đắn chính sách phòng chống tệ nạn xã hội của Đảng và
Nhà nước mà cịn có nhiệm vụ: Quan tâm thường xun đến những biến đổi của
học sinh trong quá trình giáo dục và dạy học nhằm giúp các em có định hướng
đúng đắn trong q trình phịng chống tệ nạn xã hội ở nhà trường cũng như ở
khu dân cư.
Với mong muốn góp phần nhỏ trong việc phịng ngừa, đẩy lùi tệ nạn xã
hội, đặc biệt là bước đầu giúp học sinh có nhận thức đúng hơn về tệ nạn xã hội,
nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội, tôi mạnh dạn nghiên cứu những tài
liệu về các tệ nạn xã hội để tuyên truyền, vận dụng và lồng ghép vào một số nội
dung bài học của môn giáo dục công dân và xem đây như một sáng kiến kinh
nghiệm nhỏ. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm Giáo dục phòng
chống tệ nạn xã hội cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân ở
trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) ” sẽ
giúp cho bản thân tôi và các đồng nghiệp thực hiện tốt hơn cơng tác phịng
chống tệ nạn xã hội trong trường học.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hình thành hiểu biêt về các tệ nạn xã hội, tác hại của tệ nạn xã hội, nguyên
nhân mắc tệ nạn xã hội và cách phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường
PTDTBT THCS - Huyện - Tỉnh
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả học sinh từ khối 6 đến khối 9 ở trường PTDTBT THCS - Huyện Tỉnh
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp tổng hợp tài liệu.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1. Tệ nạn xã hội.
a. Khái niệm
1
Trong vài năm gần đây, danh từ " Tệ nạn xã hội " đã được người ta nhắc
đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng tệ nạn xã hội là gì,
bao gồm những loại tệ nạn xã hội nào thì cịn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Trước đây người ta thường thấy tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè
là những tệ nạn đã xuất hiện từ lâu, nhưng ngày nay những tệ nạn xã hội mới đã
và đang xuất hiện nhiều, đa dạng, muôn hình mn vẻ. Một số người xem tệ nạn
xã hội là những trị chơi giải trí, thú vui sành điệu như sử dụng ma túy đá, thuốc
lắc, « bùa lưỡi » hay « tem thư », cỏ Mỹ..., khi mắc vào có thể sẽ gây ra phản
ứng làm thay đổi một số chức năng trong cơ thể con người như tổn thất hệ thống
thần kinh tạo ra trong tâm lí con người. Có người lại tạo một thói quen như cờ
bạc, uống rượu. Có người có những khát khao đam mê khó bỏ được, hoặc gây
nên những trạng thái tâm lí khơng bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ
bản vốn có của cơ thể tạo thành những ảo giác, cảm giác mới lạ hoặc làm giảm
cơn đau như sử dụng ma túy, nghiện điện tử, nghiện tốc độ.... Do đó, hiểu một
cách đơn giản nhất thì: Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội bao gồm những
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả
xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, uống rượu, hút thuốc
lá, tham nhũng, đua xe trái phép, .... Nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc,
ma túy, mại dâm.
- Các mức độ mắc tệ nạn xã hội :
+ Loại mắc tệ nạn xã hội thuộc dạng nặng: Là những người suốt ngày chơi,
sử dụng và lệ thuộc hoàn toàn vào các tệ nạn xã hội đó như người nghiện ma
túy, cờ bạc, chơi điện tử. Những người này rất khó cai hoặc bỏ được nếu không
quyết tâm.
+ Loại mắc tệ nạn xã hội thuộc dạng trung bình: Những trường hợp này đã
mắc tệ nạn xã hội nhưng khơng thường xun cịn biết điểm dừng như chơi cờ
bạc, nếu sớm nhận biết được tác hai của tệ nạn xã hội thì sẽ dứt bỏ được.
+ Loại mắc tệ nạn xã hội thuộc dạng nhẹ: Những trường hợp này mới chớm
bước vào tệ nạn xã hội do bị rủ rê hoặc vơ tình mà mắc vào tệ nạn xã hội, chỉ
cần tránh xa tệ nạn xã hội sống lành mạnh là có thể bỏ được.
b. Tác hại của tệ nạn xã hội .
Tệ nạn xã hội hiện đang là sự lo lắng, quan tâm của toàn xã hội, nó đã gây
ra hậu quả hết sức nghiêm trọng cho những người mắc tệ nạn xã hội, cho các gia
đình, và các quốc gia cụ thể:
- Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:
Người mắc tệ nạn xã hội sẽ bị giảm sút về sức khỏe do mất ngủ như tệ nạn
cờ bạc. Có thể sẽ bị lây nhiễm HIV, làm suy thối nịi giống và một số bệnh
truyền nhiễm khác như tệ nạn ma túy, mại dâm…
Người mắc tệ nạn xã hội có thể bị rối loạn chức năng thần kinh khơng tỉnh
táo, nhức đầu, chóng mặt, run tay chân, giật cơ, khi thì chậm chạp, khi thì bị
kích động cao độ, rối loạn trí nhớ, tâm thần hỗn loạn như nghiện ma túy, nghiện
điện tử.
2
Tệ nạn xã hội làm suy thoái đạo đức con người, mất đi tình cảm gia đình,
người thân. Khi đã sa vào tệ nạn xã hội, người mắc phải thường xuyên tham gia
vào các tệ nạn xã hội để thỏa mãn những cảm giác về sở thích tâm lí. Như vậy,
tệ nạn xã hội trở thành nhu cầu lớn nhất, bức bách nhất đối với người nghiện tệ
nạn xã hội, lấn át mọi nhu cầu khác của con người: người nghiện thờ ơ với tất cả
mọi người, với cuộc sống bình thường.
Do bị nghiện tệ nạn xã hội, vì vậy họ lệ thuộc hoàn toàn vào một số tệ nạn
xã hội, như người sử dụng ma túy, rượu, cờ bạc người nghiện tìm mọi cách để
có thể tham gia vào các tệ nạn đó, để có tiền mua thuốc, đánh bạc, mua rượu,
chơi điện tử họ sẵn sàng làm tất cả, kể cả vi phạm pháp luật để kiếm tiền, kể cả
những cách tàn ác nhất như trộm cắp, cướp của hoặc là giết người.
- Đối với gia đình và cộng đồng: Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội phải
chịu nhiều nỗi bất hạnh như: Tan vỡ hạnh phúc gia đình kinh tế khánh kiệt, gia
đình bất hịa, ảnh hưởng xấu đến con cái gây mất trật tự an ninh ở các cộng đồng
dân cư, gây hoang mang lo sợ cho nhân dân.
- Đối với nhà nước và xã hội: Nhà nước và toàn xã hội phải chịu một gánh
nặng lớn về kinh tế, chính trị, hàng năm nhà nước phải trích từ ngân sách nhà
nước một khoản khơng nhỏ phịng chống, ngăn ngừa và giải quyết hậu quả do tệ
nạn xã hội gây ra. Tệ nạn xã hội cịn làm cho trật tự an tồn xã hội bị đe dọa, các
tội phạm hình sự gia tăng. Một số tệ nạn xã hội còn gây ra thảm họa cho cộng
đồng như tệ nạn ma túy.
c. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội, nhưng có một số nguyên nhân
cơ bản là:
Do ở Việt Nam hiện nay cịn nhiều thói quen hủ tục lạc hậu, trình độ dân trí
thấp dẫn đến sự hiểu biết nói chung và hiểu biết về tệ nạn xã hội nói riêng cịn
mơ hồ. Kinh tế đã và đang phát triển xong không đồng đều, sự chênh lệch giàu
nghèo cịn lớn. Những người giàu có do có tiền ăn, chơi quá đà mà mắc tệ nạn
xã hội; người nghèo kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, nhàn rỗi cũng sinh ra mắc
tệ nạn xã hội.
Một số người do không làm chủ được bản thân, bị bạn bè rủ rê, mua
chuộc... đã lao vào các tệ nạn xã hội.
Một số người mắc tệ nạn xã hội do tư tưởng tiêu cực, do hạnh phúc gia
đình tan vỡ, do có cách sống tự do bng thả, hoặc có người do bố mẹ mải mê
kiếm tiền không quan tâm đến con cái, quá chiều chuộng con cái..., từ đó lấy các
tệ nạn xã hội để làm trò chơi giải trí, tiêu khiển để quên đi phiền muộn.
Nhiều người do sự tham lam, coi thường pháp luật, công lý đã dùng các tệ
nạn xã hội để làm ăn bất chính như sản xuất, buôn bán, vạn chuyển ma túy, bán
dâm, tổ chức đánh bạc.
Để phịng chống khơng bị mắc các tệ nạn xã hội thì quan trọng nhất là mọi
người phải có hiểu biết tệ nạn xã hội là gì, có những loại tệ nạn xã hội nào và tệ
nạn xã hội nào là nguy hiểm. Cũng như thấy được tác hại của tệ nạn xã hội đến
bản thân, gia đình, xã hội. Từ đó mỗi người cần phải biết sống lành mạnh, tránh
xa cám dỗ, tệ nạn xã hội, tìm hiểu các qui định của pháp luật và những qui định
3
trong phòng chống tệ nạn xã hội. Đồng thời cương quyết đấu tranh với những
hành vi vi phạm trong việc phịng chống tệ nạn xã hội, tích cực tham gia động
viên những người mắc tệ nạn xã hội từ bỏ và giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng.
2.1.2. Giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội qua mơn giáo dục công dân
bậc trung học cơ sở.
a. Mục tiêu, nhiệm vụ tích hợp giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội qua
môn giáo dục công dân.
Trong trường trung học cơ sở, mơn giáo dục cơng dân có nhiệm vụ cung
cấp cho học sinh một hệ thống các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ
thơng, góp phần đào tạo người cơng dân có đạo đức, có ý thức tn theo pháp
luật và đáp ứng tích cực những yêu cầu của xã hội. Giáo dục phòng chống tệ nạn
xã hội cho học sinh phải là một nội dung giáo dục của mơn học này: Người cơng
dân có đạo đức, biết tn theo pháp luật và làm việc có ích cho xã hội khơng thể
là người chìm đắm trong nghiện ngập các tệ nạn xã hội, tiêu phí sức lực, tiền của
vào các tệ nạn xã hội, làm khánh kiệt kinh tế gia đình, gây ra các hệ lụy cho xã
hội.
* Về tri thức :
Giúp học sinh hiểu được:
- Tệ nạn xã hội là gì và tác hại của nó đối với bản thân người mắc tệ nạn xã
hội, đối với gia đình họ, đối với cộng đồng xã hội, đối với nòi giống.
- Những quy định của pháp luật về phịng chống tệ nạn xã hội.
- Trách nhiệm của cơng dân, học sinh đối với việc phòng chống tệ nạn xã
hội .
* Về thái độ :
Giúp học sinh:
- Ưa thích lối sống tích cực, lành mạnh, xa lánh lối sống buông thả tránh xa
các tệ nạn xã hội, thiếu ý chí, lối sống ăn bám.
- Đồng tình với những chủ trương nhà nước và ủng hộ những quy đinh,
những biện pháp phịng chống tệ nạn xã hội.
- Khơng đồng tình và chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéo thanh thiếu
niên tìm lạc thú trong các tệ nạn xã hội như ma túy, điện tử.
- Có thái độ ân cần và nghiêm khắc đối với bạn bè, người thân mắc các tệ
nạn xã hội để giúp đỡ họ từ bỏ, tránh xa các tệ nạn xã hội.
* Về hành vi:
Giáo dục cho học sinh:
- Biết phân biệt sự khác nhau giữa những sở thích, ham muốn lành mạnh
với những sở thích, ham muốn thiếu văn hóa của bản thân và của những người
xung quanh.
- Biết giữ mình để khơng bị cám dỗ, lơi kéo vào tình trạng nghiện ngập các
tệ nạn xã hội.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, hút thuốc phiện, tiêm chích ma túy đánh
bạc, chơi điện tử, nếu đã mắc thì kiên quyết cai nghiện.
- Tích cực giải thích, vân động gia đình, bạn bè người thân để họ không sa
vào các tệ nạn xã hội; Dũng cảm cai nghiện, nếu họ đã trót lỡ mắc phải; Tích
4
cực vân động họ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà Nước về không sản
xuất, vận chuyển, tàng trữ các loại ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
b. Nội dung tích hợp giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội qua môn giáo
dục công dân.
Hiện nay trong trường trung học cơ sở, chương trình giáo dục công dân ở
các lớp thường gồm hai phần: Phần các chuẩn mực đạo đức và phần thuộc các
chuẩn mực pháp luật. Từ nội dung, chương trình mơn học và nội dung tích hợp
giáo dục phịng chống tệ nạn nạn xã hội cho học sinh có thể tích hợp vào mơn
giáo dục công dân như sau:
Lớp
Tiết
Tên bài
Chủ đề giáo dục
(theo ppct)
1
Tự chăm sóc, rèn luyện - Bảo vệ sức khoẻ, tránh xa tệ
thân thể
nạn xã hội.
- Nhận thức được tác hại của
6
16
Thực hành, ngoại khóa tệ nạn xã hội đối với sức
các vấn đề của địa
khoẻ, đi đến kí cam kết
phương và các nội dung không sử dụng ma túy, hút
đã học
thuốc lá, khơng uống rượu,
khơng sử dụng các chất kích
thích, khơng sa vào tệ nạn xã
hội.
16
Thực hành, ngoại khóa - Tìm hiểu tình hình tệ nạn xã
các vấn đề của địa
hội ở địa phương, nguyên
phương và các nội dung nhân dẫn đến các tệ nạn xã
7
đã học
hội và tác hại của tệ nạn xã
hội đối với bản thân, gia đình
và xã hội, học sinh bày tỏ thái
độ khơng đồng tình và cương
quyết không bị quyến rủ bởi
các tệ nạn xã hội.
8
19, 20
Phòng chống các tệ - Phòng chống các tệ nạn xã
nạn xã hội.
hội là nghĩa vụ của mọi công
dân.
9
25
Quyền và nghĩa vụ lao - Nghiện các tệ nạn xã hội
động của cơng dân.
dẫn đến khơng hồn thành
nghĩa vụ lao động.
2.1.3. Các biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh
qua môn giáo dục công dân bậc trung hoc cơ sở.
Để giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở có thể
sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học như:
- Thi tìm hiểu.
Cho học sinh thành các nhóm và tổ chức cho các nhóm thi tìm hiểu về tệ
nạn xã hội
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
5
Giáo viên đưa một vấn đề về tệ nạn xã hội, sau đó cho học sinh thảo luận
rồi thống nhất các ý kiến.
- Đưa thực tiễn, tư liệu cụ thể.
Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời
sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên
theo dõi những vấn đề tệ nạn xã hội đặc biệt khi đọc các thơng tin trên báo,
mạng internet, truyền hình… giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ
cho bài giảng.
- Phương pháp nêu gương.
Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người
thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm
gương nêu ra phải được học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ở
trường, ở gia đình,ở địa phương mình.
- Phương pháp đóng tiểu phẩm - sắm vai.
Phương pháp này học sinh phải được chuẩn bị dưới sự hướng của giáo
viên. Học sinh được thể hiện mình và thấy hứng thú hơn trong bài dạy.
- Phương pháp cho học sinh kể chuyện liên quan đến bài học.
Nhằm để học sinh tìm hiểu kỹ, sâu hơn về bài học. Đồng thời tự tin trước
đám đơng và muốn thể hiện mình.
- Phương pháp tình huống:
Giáo viên đưa ra các tình huống, học sinh thảo luận để đưa ra những lựa
chọn đúng nhất để tránh xa tệ nạn xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS TRƯỚC KHI TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI.
Trường PTDTBT THCS là một xã biên giới, cách thị trấn 12km. Đời
sống nhân dân ở đây cịn nhiều khó khăn nhưng có lối sống giản dị, tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm hàng xóm láng giềng. Trước đây, tệ nạn xã hội trong
xã chỉ đơn giản như uống rượu, đánh bạc, hay nghiêm trọng hơn là có một số rất
ít người dân thiếu hiểu biết sa vào con đường buôn bán ma túy . Nhưng những
năm gần đây, ngày càng có nhiều người mắc tệ nạn xã hội như nghiện ma túy,
buôn bán ma túy, mại dâm, đánh bài ăn tiền, lô đề, cá độ, trấn lột tại các nơi hẻo
lánh... Ở ngoài nhà trường đã xuất hiện tình trạng một số học sinh tụ tập hút
thuốc lá, đánh bạc, chơi điện tử, uống rượu, mặc dù phụ huynh biết nhưng vẫn
không ngăn cản . Ở trong nhà trường đã từng có hiện tượng một số học sinh hút
thuốc lá điện tử, trốn học chơi game. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do
nền kinh tế đang phát triển cùng với mặt trái của cơ chế thị trường; các phương
tiện thông tin phát triển ồ ạt; học sinh được gia đình trang bị cho điện thoại đắt
tiền, nhiều chức năng nhưng bố mẹ lại thiếu kiểm sốt con cái; trong khi đó việc
giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội còn chưa được quan tâm đúng mức, đồng
bộ, thiếu các giải pháp hữu hiệu.
Trước khi tiến hành đề tài này, tôi đã khảo sát học sinh các khối 6,7,8,9 đầu
năm học 2019-2020 như sau :
6
Khối
K6
K7
K8
K9
Học sinh có nhận
thức đúng về tệ
nạn xã hội
Tổng số HS Số lượng
%
46
7
15
40
6
15
46
13
28
40
19
48
Học sinh có nhận
thức mơ hồ về tệ
nạn xã hội
Số lượng
%
14
30
14
35
15
33
12
30
Học sinh chưa có
hiểu biết về tệ nạn
xã hội
Số lượng
%
25
55
20
50
18
39
9
22
2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ
NẠN XÃ HỘI THÔNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG
THCS - HUYỆN - TỈNH
Trong quá trình giảng dạy, tơi đã tích hợp phịng chống tệ nạn xã hội qua
các bài cụ thể như sau:
Ở lớp 6:
Tiết 1: bài 1: " Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể".
Thơng qua bài dạy giáo viên cần giúp học sinh thấy được tự chăm sóc rèn
luyện thân thể khơng chỉ là biết: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ,
thường xun luyện tập thể dục thể thao, tích cực phịng và chữa bệnh mà cịn
phải cương quyết khơng đưa các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý vào cơ
thể. từ đó giáo viên u cầu học sinh khơng hút thuốc lá, không uống rượu,
không dùng ma tuý không chơi điện tử.
* Cách tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để so sánh sức khoẻ của người mắc
tệ nạn xã hội và người không mắc tệ nạn xã hội. Học sinh biết tác hại của tệ nạn
xã hội và một số hậu quả do tệ nạn xã hội gây ra, giáo viên có thể nêu một số
câu hỏi như sau:
- Em thấy những người mắc tệ nạn xã hội( như nghiện ma túy, rượu, cờ
bạc, điện tử) có hình dáng, tính cách ra sao?( Cơ thể gầy gị, tiều tuỵ, tính cách
cau có, u sầu, lãnh đạm với mọi người...)
- Tại sao họ lại như vậy? Tệ nạn xã hội đã huỷ hoại sức khoẻ, tinh thần
của họ nó làm cho họ ln bị ảo giác, đau đầu, thiếu ngủ, chán ăn thậm chí gây
loạn trí nhớ, rối loạn cảm giác, và cịn có thể bị nhiễm HIV.....họ không đủ sức
để lao động, học tập và vui chơi, cuộc sống của họ khơng cịn ý nghĩa gì ngoài
nhu cầu được thoả mãn với các tệ nạn xã hội. Chính vì thế, khơng tham gia vào
các tệ nạn xã hội chính là biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Vậy làm thế nào để cơ thể được khoẻ mạnh? (Giữ gìn vệ sinh cá nhân,
ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tích cực phịng và
chữa bệnh, Khơng uống rượu, khơng hút thuốc lá, khơng dùng ma t và các
chất kích thích khác, không tham gia vào các tệ nạn xã hội).
Tiết 16 - Ngoại khoá các vấn đề địa phương và thực hành các nội dung
đã học
Giáo viên giúp học sinh thấy được tác hại của các tệ nạn xã hội đối với
sức khoẻ của con người. Từ đó các em cam kết không tham gia vào các tệ nạn
7
xã hội như uống rượu, hút thuốc lá, không dùng ma tuý và các tệ nạn xã hội
khác.
*Cách tiến hành:
- Hoạt động 1: Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm, tìm hiểu và thảo
luận về ba vấn đề sau:
Nhóm 1: Sưu tầm hoặc tự vẽ tranh về hình ảnh người khoẻ mạnh đang làm
việc, vui chơi; những vận động viên; những người mắc tệ nạn xã hội như nghiện
ma tuý để so sánh.
Nhóm 2: Nêu những tác hại của việc đánh bạc.
Nhóm 3: Sưu tầm những bài báo hoặc những câu khẩu hiệu tuyên truyền
phòng chống các tệ nạn xã hội như: hút thuốc lá, ma tuý, rượu, mại dâm... để
thảo luận ở nhóm, sau đó trình bày nội dung câu chuyện, khẩu hiệu và kiến nghị
của nhóm trước lớp.
( Lưu ý: đối với nhóm 2 để thực hiện tốt cơng việc của mình các thành viên
phải có sự chuẩn bị trước ở nhà, GV gợi ý cho học sinh các hình thức đánh bạc ở
đây là đánh bài ăn tiền, lô đề, cá độ...).
- Hoạt động 2: Giáo viên cho đại diện các nhóm lần lượt trình bày vấn đề
mà nhóm mình đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên
nhận xét và chốt lại những tác hại của tệ nạn xã hội.
- Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh trong lớp tiến hành kí bản cam kết
sau:
* Lớp chúng tơi phấn đấu là lớp khoẻ mạnh ! CHÚNG TÔI QUYẾT:
1. Rèn luyện thể dục thể thao tốt.
2. Ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.
3. Tích cực phịng và chữa bệnh.
4. Khơng uống rượu.
5. Không hút thuốc lá.
6. Không dùng ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
( Giáo viên giữ bản cam kết, và có nhiệm vụ cùng ban cán sự lớp theo dõi
quá trình thực hiện của các thành viên trong lớp. Có biện pháp xử lí kịp thời đối
với các thành viên có dấu hiệu vi phạm).
Qua bài học các em học sinh lớp 6 cũng đã biết được các tệ nạn xã hội cũng
đã ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người, từ đó tích cực tìm hiểu
về tác hại của tệ nạn xã hội và cách phịng chống tệ nạn xã hội. Ln cảnh giác
và tránh xa các tệ nạn xã hội, đồng thời đấu tranh với các biểu hiện mắc tệ nạn
xã hội như nghiện điện tử, hút thuốc lá...
Ở lớp 7: ( Sau đây là giáo án giảng dạy tiết 16 lớp 7)
Tiết 16: Ngoại khoá các vấn đề địa phương và thực hành các nội dung
đã học
Chủ đề: Giáo dục phòng chống ma túy.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm ma tuý và các chất gây nghiện, biết
được nguồn gốc ma túy và tác hại của ma tuý.
- Nắm được cách nhận biết người nghiện ma tuý.
8
- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý.
2. Kĩ năng: Kiên định tránh xa ma tuý và có quyết định đúng đắn đối với những
vấn đề có liên quan đến ma tuý. Giải thích, phân tích, khuyên nhủ mọi người
thấy được tác hại của ma tuý.
3. Thái độ: Có ý thức khơng sử dụng ma t và tích cực phịng chống ma tuý
và các chất gây nghiện.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN HỌC SINH:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tự lập, kĩ năng
đặt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Giải quyết vấn đề, động não, xử lí tình huống, liên hệ và tự liên hệ, thảo
luận nhóm, trị chơi,....
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: Tài liệu tham khảo, điều 193, 197, bộ luật hình sự. Điều 3, 4 luật phịng
chống ma tuý.
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh về phòng chống ma tuý.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Giảng bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động khởi động
Mục tiêu:
- Kích thích HS có hứng thú đối với
bài học .
- Rèn luyện năng lực tư duy, tự liên
hệ bản thân
- Cách tiến hành:
Giáo viên cho học sinh xem một số
tranh ảnh về những đối tượng
nghiện ma túy, buôn ma túy bị bắt,
sau đó dẫn vào bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về
ma túy
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được
ma túy là gì, một số ma túy và chất
gây nghiện thường gặp.
Cách tiến hành:
I. Ma tuý là gì.
GV chiếu hình ảnh một số chất ma 1. Khái niệm.
túy và chất gây nghiện
- Ma tuý là các chất gây nghiện, kích
GV: Em hiểu ma t là gì?
thích hoặc ức chế thần kinh.
HS: Trả lời.
2. Một số ma tuý và các chất gây
GV kết luận
nghiện thường gặp.
9
GV: Hãy kể tên một số ma tuý và
các chất gây nghiện mà em biết?
HS: Trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu nghiện ma tuý là gì.
GV: Em hiểu thế nào là nghiện ma
tuý?
HS: Trả lời.
GV kết luận
GV: Đặc trưng của hiện tượng
nghiện là gì?
HS: Trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của
việc nghiện ma tuý.
- Giáo viên chiếu đoạn Clip phóng
sự về nguyên nhân nghiện ma túy .
GV: Qua đoạn Clip em hãy chỉ ra
những nguyên nhân nào dẫn đến
nghiện ma tuý và các chất gây
nghiện?
HS: Trả lời.
GV kết luận
- Giáo viên chiếu đoạn Clip về tác
hại của nghiện ma túy .
* Hoạt động nhóm.
- GV nêu vấn đề: Qua đoạn Clip
vừa xem hãy cho biết ma tuý gây ra
những tác hại gì?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết
vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Ma tuý: Thuốc phiện, cần sa, hêrôin,
Amphetamin, côcain, Methamphetanin
seduxen, Moocphin.
- Các chất gây nghiện: Caphêin, Nicơtin.
II. Nghiện ma t là gì?
1. Khái niệm.
- Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc
chu kì mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều
lần chất đó.
2. Đặc trưng của hiện tượng nghiện là:
- Cần tăng dần liều dùng.
- Có sự lệ thuộc về tâm lí, sinh lí của
người dùng vào chất đó.
- Nếu thiếu nó người nghiện sẽ có những
triệu chứng như: uể oải, lên cơn co giật,
đau đớn…và có thể làm bất cứ điều gì
miễn là có nó để dùng.
III. Nguyên nhân và tác hại của việc
nghiện ma tuý.
1. Nguyên nhân.
- Thiếu hiểu biết về các chất ma tuý và
các chất gây nghiện.
- Tò mò, đua đòi, sĩ diện…
- Bế tắc trong cuộc sống ( thi trượt, thất
tình, thất nghiệp, bệnh tật…)
- Do sự gia tăng của thị trường ma tuý.
- Do bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc…
- Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã
hội…
2. Tác hại của ma tuý.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ, lây nhiễm
HIV/AIDS ….
- Ảnh hưởng tới nhân cách, luôn thấy
cuộc sống bế tắc, âu sầu, bi quan, sống
gấp gáp khơng mục đích….
- Suy thối đạo đức.
- Ảnh hưởng tới kinh tế, hạnh phúc gia
đình.
- Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã
hội: Cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, cướp
của, giết người….
IV. Cách phịng chống ma t.
- Có hiểu biết đầy đủ về ma tuý.
- Sống lành mạnh, giản dị.
10
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học - Tham gia các hoạt động tun truyền,
sinh tìm hiểu cách phịng chống ma phòng chống ma tuý.
tuý.
GV: Để phòng chống ma tuý chúng
ta cần làm gì?
HS: Trả lời.
GV kết luận
- Giáo viên trình chiếu PowerPoint
một số điều của luật phịng chống
ma t và luật hình sự về ma tuý
3. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố lại kiến thức
đã học
Cách tiến hành:
GV: Chia lớp thành 2 đội chơi trò
chơi tiếp sức.
Câu hỏi: Hãy kể tên các chất ma
túy mà các em biết?
Luật chơi: Mỗi đội cử 5 bạn đại
diện lên bảng, lần lượt mỗi bạn chỉ
được viết một đáp án, sau đó đến
bạn khác theo hình thức tiếp sức,
đội nào kể được nhiều chất ma túy
nhất thì đội đó thắng.
Thời gian: 3 phút
4. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến
thức và kĩ năng có được vào các
tình huống thực tế cuộc sống
- Năng lực giao tiếp, tự chủ và có
tinh thần vượt khó
Cách tiến hành
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi
nhóm giải quyết 1 tình huống:
Nhóm 1: Trên đường đi học về, có
người nhờ em cầm 1 bọc giấy qua
chỗ các chú bộ đội biên phòng đang
canh gác, họ sẽ cho em tiền mua
bánh kẹo. Em sẽ làm gì?
Nhóm 2: Em thấy bạn thân của em
trốn học đi chơi điện tử, em sẽ làm
11
gì?
Nhóm 3: Dạo này một số bạn nam
trong trường em hút thuốc lá điện
tử. Có bạn mời em hút, bảo hút
thuốc lá điện tử không độc hại,
không gây nghiện, lại nhìn giống
người lớn. Em sẽ làm gì?
5. Hoạt động mở rộng :
GV cung cấp cho HS những mẫu chuyện pháp luật về những vụ án liên quan đến
nghiện ma túy dẫn đến vi pham pháp luật để HS hiểu hơn về tác hại của ma túy
như vụ Nguyễn Văn Hùng (Nga Sơn, ) vì nghiện ma túy đá mà sát hại vợ cùng 2
con, sau đó tự sát ; vụ ca sĩ Châu Việt Cường lúc phê ma túy đá đã nhét tỏi vào
miệng bạn gái gây chết người...
Lớp 8. Tiết 19, 20
Bài 13: Phịng chống tệ nạn xã hội
Thơng qua bài học giáo viên giúp học sinh hiểu được tác hại của tệ nạn xã
hội, hiểu những quy định của pháp luật và nghĩa vụ của công dân trong việc
phịng chống tệ nạn xã hội, từ đó học sinh đồng tình, ủng hộ các chủ trương,
pháp luật của nhà nước, có ý thức tự giác phịng chống tệ nạn xã hội ; học sinh
biết chống lại những hành vi rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn xã hội của kẻ xấu, tích
cực tham gia phịng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
*Cách tiến hành.
1. Hoạt động khởi động:
GV vào bài bằng cách chiếu tranh ảnh thể hiện tính chất nguy hiểm của
các tệ nạn xã hội
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tệ nạn xã hội là gì
GV có thể đưa ra những câu hỏi HS suy nghĩ, trả lời.
- Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? ( tệ nạn xã hội hiện tượng xã hội bao
gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật,
gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội).
- Hãy kể tên những tệ nạn xã hội mà em biết?
(Có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, uống rượu, hút thuốc
lá, nghiện chơi điện tử, tham nhũng... Nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ
bạc, ma túy, mại dâm).
- Nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn xã hội?
- Hãy nêu các tác hại của tệ nạn xã hội? (đối với bản thân người mắc tệ nạn
xã hội, đối với gia đình và xã hội: Làm suy sụp sức khoẻ và tinh thần, sa sút
nhân cách, đi đến những hành vi tội lỗi, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây thiệt
hại và làm rối loạn trật tự xã hội...).
Hoạt động 2: Tìm hiểu những qui định của pháp luật nhằm phòng chống tệ
nạn xã hội.
GV cho học sinh đọc những điều luật sau:
12
Để phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng chữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức
sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Những người nghiện
ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích
thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lơi kéo trể em đánh bạc, cho trẻ em uống
rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại
dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc
chơi trị chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Luật phòng chống ma tuý năm 2000
Điều 3 : Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám
định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, xúi dục, cưỡng bức, lôi
kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ vào việc
sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý.
Điều 4.
1. Phòng chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chức, của tồn xã hội.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức tham gia phịng chống tệ nạn xã hội.
Bộ luật hình sự năm 2017:
Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức
nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Giáo viên nhấn mạnh một số quy định của pháp luật đối với trẻ em như:
Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có
13
hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu,
hút thuốc, dùng chất kích thích; Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm,
bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hố phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi
trị chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của cơng dân, học sinh
trong việc phịng chống tệ nạn xã hội.
- Theo em những biện pháp nào có hiệu quả nhất giúp em tránh được sự
nguy hiểm của tệ nạn xã hội?
Giáo viên cho học sinh phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo
viên chốt lại.
( bản thân phải biết giữ mình, xa lánh lối sống đua địi, chơi bời hoang phí,
khơng xem phim ảnh, sách báo có nội dung xấu; Tích cực học tập và lao động
hướng hứng thú của mình vào những hoạt động lành mạnh, hữu ích. Khơng tị
mị, bắt chước, khơng hút thử thuốc lá, chất kích thích, ham chơi điện tử, chống
lại những hành động rủ rê, lôi kéo của kẻ xấu...)
- Em có thể làm gì để đóng góp vào việc phịng chống tệ nạn xã hội?
( Tích cực vận động mọi thành viên trong gia đình và những người xung
quanh không đánh bạc, hút thuốc lá uống rượu và các tệ nạn xã hội khác. Nhắc
nhở gia đình khơng trồng cây thuốc phiện, cần sa... không buôn bán, tàng trử
ma tuý; Vận động người thân, những người xung quanh cai nghiện; Giúp chính
quyền địa phương phát hiện những hành vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội;
Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống tệ nạn xã
hội ở địa phương...)
3. Hoạt động luyện tập.
Học sinh làm bài tập 1 SGK: Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em
biết. Liên hệ ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, uống rượu, hút thuốc
lá, chích ma túy khơng và đề xuất biện pháp khắc phục.
4. Hoạt động vận dụng.
GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi:
Em có biện pháp gì để giữ mình khơng bị sa vào tệ nạn xã hội?
5. Hoạt động mở rộng.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1: “Có ý kiến cho rằng, tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn
đến tội ác. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao?”
Nhóm 2: “Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải
một số hình ảnh, bài viết ... về tình trạng bạo lực học đường. Đây là hiện tượng
tiêu cực của xã hội đang được mọi người quan tâm . . .Là một học sinh em có
suy nghĩ và hành động gì để góp phần giảm thiểu hiện tượng tiêu cực trên ?”
Nhóm 3:“Theo thống kê của Tổ chức sức khỏe thế giới, ở Việt Nam hiện
nay có 17 triệu người hút thuốc lá, trong đó 45% là nam giới và 1,1% là nữ giới,
ước tính có 33 triệu dân phải chịu hút thuốc lá thụ động, nằm trong 15 nước có tỉ
lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên?”
Lớp 9. Tiết 22,23
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
14
Giáo viên giúp học sinh thấy được để thưc hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi
trong lao động của mình, mỗi cơng dân phải chăm lo giữ gìn sức khoẻ, tu dưỡng,
rèn luyện nhân cách không ăn chơi, nghiện các tệ nạn xã hội như đánh bạc, sử
dụng ma túy và các tệ nạn xã hội khác, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật. Từ
nhận thức trên học sinh ý thức phịng chống để khơng sa vào tệ nạn xã hội.
*Cách tiến hành:
Nội dung giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội có thể lồng ghép vào
phần 3 của bài ( công dân sử dụng quyền và nghĩa vụ lao động như thế nào)
Giáo viên đặt câu hỏi:
- Theo em muốn thực hiện tốt nghĩa vụ lao động cần có những điều kiện
gì? Điều kiện nào là cơ bản và trước tiên?
- Giáo viên cho hoc sinh phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo
viên chốt lại. ( Sức khoẻ, yêu lao động, ý thức, nghĩa vụ, tri thức, kĩ năng lao
động.. Nghĩa là muốn thực hiện tốt nghĩa vụ lao động trước hết người công dân
phải có đủ sức khoẻ. Mà muốn có sức khỏe phải sống lành mạnh, không mắc
các tệ nạn xã hội).
Nghiện các tệ nạn xã hội làm suy sụp sức khoẻ và nhân cách con người,
làm mất khả năng lao động, dễ bị nhiễm HIV/AIDS.
Muốn thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, chúng ta phải tuân thủ luật pháp,
không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI CHO HỌC SINH THƠNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG THCS - HUYỆN - TỈNH
Qua một thời gian vận dụng nội dung tích hợp giáo dục phòng chống tệ nạn
xã hội vào trong q trình giảng dạy mơn giáo dục cơng dân ở trường trung học
cơ sở tôi đang công tác, tôi thấy học sinh rất tích cực trong các giờ ngoại khố
cũng như các bài có lồng ghép nội dung giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội, các
em đã có được những hiểu biết cơ bản về các tệ nạn xã hội, thấy được tác hại và
hậu quả của tệ nạn xã hội đối với tương lai, nòi giống, sức khoẻ, phẩm giá con
người, hạnh phúc gia đình, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phịng. Từ đó biết chủ
động trong cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội, biết tự kiềm chế bản thân trước
những cám dỗ của tệ nạn xã hội.
Sau đây là kết quả điều tra, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong
việc giảng dạy mơn giáo dục cơng dân tích hợp giáo dục phịng chống tệ nạn xã
hội năm học 2019-2020.
Khối
Học sinh có nhận Học sinh có nhận Học sinh chưa có
thức đúng về tệ
thức mơ hồ về tệ hiểu biết về tệ nạn
nạn xã hội
nạn xã hội
xã hội
Tổng số HS
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Khối 6
46
18
39
21
46
7
15
Khối 7
40
22
55
13
33
5
22
Khối 8
46
35
76
11
24
0
0
Khối 9
40
34
85
6
15
0
0
15
Qua hai số liệu khảo sát đầu năm học khi chưa áp dụng sáng kiến và
sau khi đã áp dụng sáng kiến của năm học 2019-2020 thấy rõ được số liệu khác
nhau và thay đổi rõ rệt. Từ chỗ các em học sinh của trường hiểu biết về tệ nạn xã
hội rất hạn chế thậm chí có nhiều em cịn khơng biết gì về tệ nạn xã hội. Nhưng
sau khi được giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội thơng qua tích hợp nội dung
giáo dục qua mơn học thì tỉ lệ học sinh có nhận thức đúng về tệ nạn xã hội rất
cao so với đầu năm học.Tỉ lệ học sinh chưa có hiểu biết về tệ nạn xã hội đã giảm
rõ rệt so với đầu năm học. Đặc biệt là trường khơng cịn học sinh hút thuốc lá,
kể cả thuốc lá điện tử, đánh bạc, kể cả ở trong trường học cũng như khu bán trú.
Có được kết quả trên một phần do sự cố gắng trong quá trình giảng dạy của
bản thân, phần nữa là do sự nỗ lực của chính bản thân mỗi học sinh, ngoài việc
học ở lớp các em biết tự nghiên cứu sách báo và các phương tiện thông tin đại
chúng khác trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. Ở đây tơi cũng khơng phủ
nhận vai trị của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách
đội, giáo viên giảng dạy các môn học khác trong nhà trường bởi vì họ cũng có
cơng lao khơng nhỏ trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội trong trường học.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Phòng chống, ngăn ngừa và kiểm sốt và xóa bỏ tệ nạn xã hội là nhiệm vụ
của tất cả mọi người, là mối quan tâm, lo lắng của nhân loại. Một ngày sau khi
đọc tuyên ngôn độc lập, ngày 3 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: "Cuối cùng, tơi đề nghị cấm hút thuốc phiện" . Vì tương lai nịi giống của
dân tộc, vì sự phồn thịnh của đất nước chúng ta hãy quyết tâm thực hiện thật tốt
lời đề nghị của Bác Hồ.
Với cương vị là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trong nhà
trường, tôi thấy việc tích hợp nội dung giáo dục phịng chống tệ nạn xã hội vào
giảng dạy ở trường phổ thông một cách có hệ thống là rất cần thiết. Đó cũng
chính là đang bảo vệ, tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được sống, học tập, vui
chơi trong môi trường lành mạnh, an toàn. Đây là trách nhiệm của nhà trường,
gia đình và tồn xã hội.
3.2. Kiến nghị
3.2.1 . Đối với nhà trường :
- Cần quan tâm tạo điều kiện, cung cấp về tài liệu, kinh phí để có thể tổ
chức tốt được các hoạt động dạy học.
- Tạo điều kiện để giáo viên dạy môn giáo dục công dân kết hợp với giáo
viên chủ nhiệm, phụ trách đội xây dựng kế tổ chức các tiết ngoại khóa ở trong
nhà trường cũng như các tiết “Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa
phương và các nội dung đã học” trong mơn giáo dục cơng dân để giáo dục
phịng chống tệ nạn xã hội.
3.2.1. Đối với giáo viên:
Bộ môn giáo dục công dân hiện nay trong nhà trường chưa thực sự được
quan tâm đúng mức, các em học sinh chưa xác định tầm quan trọng của môn
học, nhiều học sinh và cả một số giáo viên cịn coi đó là mơn phụ nên khơng có
ý thức chú tâm học tập. Vì vậy, chính bản thân mỗi giáo viên dạy học mơn giáo
16
dục cơng dân cần có ý thức bồi dưỡng kiến thức cho bản thân, đồng thời tăng
cường đổi mới phương pháp dạy học, từ đó giúp tiết học đạt hiệu quả cao. Bên
cạnh đó, giáo viên cần linh hoạt xây dựng cách thức tổ chức giáo dục phòng
chống tệ nạn xã hội, kích thích hứng thú của học sinh tìm hiểu về các loại tệ nạn
xã hội, nguyên nhân, tác hại, từ đó giúp các em có biện pháp tự phòng tránh cho
bản thân, vận động bạn bè và người thân không tham gia tệ nạn xã hội.
Tôi mạnh dạn nêu một kinh nghiệm nhỏ của mình, rất mong được sự trao
đổi, đóng góp chung của đồng nghiệp để chúng ta cùng giáo dục học sinh tránh
xa tệ nạn xã hội và nói khơng với tệ nạn xã hội. Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
, ngày 11 tháng 11 năm 2020
CAM KẾT KHƠNG COPY
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2
3
.
6
7
8
9
Tên tài liệu
Sách giáo khoa giáo dục cơng dân các lớp 6,7,8,9. Nhà xuất bản
Giáo dục
Luật phịng chống ma tuý, mại dâm nhà xuất bản chính trị quốc
gia
Tài liệu giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội qua một số mơn học
( Nhà xuất bản Văn hố thơng tin)
Bộ luật hình sự Việt Nam . Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Phân phối chương trình giáo dục công dân bậc trung học cơ sở
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Nhà xuất bản Giáo dục
Sổ tay phòng chống ma tuý – Nhà xuất bản Giáo dục
Ma tuý- Hiểm hoạ của loài người – Nhà xuất bản Văn hố thơng
tin
Các Luật và nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực tệ nạn xã hội
18