Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế: Cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.28 KB, 17 trang )

ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KẾ TOÁN QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
APPLICATION OF INTERNATIONAL STANDARD FINANCIAL REPORTS
TO VIETNAM IN THE INTERNATIONAL TRADING OF INTERNATIONAL
ACCOUNTING: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES
TS. Hà Thị Thúy Vân
Trường Đại học thương mại
Tóm tắt
Hiện nay, Bộ tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định 480/QĐ-TTg ngày
18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán – Kiểm toán
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của
Chính phủ, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó việc phát triển và
hồn thiện khn khổ pháp lý về chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được triển khai để đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế trong giai đoạn hội nhập.
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế ban hành và nhiều lần điều chỉnh, cập nhập và thay thế. Chuẩn mực kế toán quốc
tế là điều kiện quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp, tổ chức trên tồn thế giới áp
dụng các ngun tắc kế tốn thống nhất trong cơng tác lập và trình bày báo cáo tài chính.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu, Châu
Á Thái Bình Dương đang tiến dần đến xu hướng hội tụ IFRS. Trong xu thế tồn cầu hố về
kế tốn, Việt Nam cũng khơng thể nằm ngồi tiến trình hội nhập với hệ thống chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế. Bài viết này sẽ điểm lại quá trình hình thành và phát triển IFRS,
xu hướng phát triển của IFRS và những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng IFRS tại Việt
Nam.
Từ khóa: Báo cáo tài chính, hội nhập, cơ hội, thách thức
Abstract
Currently, the Ministry of Finance is implementing Decision 480 / QD-TTg dated
03/18/2013 of The Prime Minister on approving the Accounting - Audit Strategies until
2020, Vision 2030 and the Resolution 35/NQ-CP of the Government dated 16.05.2016


related to supporting and development of enterprises by 2020. Accordingly, the developing
and improving the legal framework of Financial Reporting standards in Vietnam is one of
the key and urgent tasks needs to be developed to meet the economy’s requirements in the
integration process.
The system of international accounting standards includes the International
Accounting Standards (IAS) and the international financial reporting system (IFRS) was
issued, adjusted, updated and replaced by The International Accounting Standards Board.
International accounting standards is an important condition ensuring companies and
organizations around the world apply uniform accounting principles in preparing and

322


presenting financial statements. Today, many countries around the world such as USA,
Japan and European countries, Asia-Pacific are approaching IFRS convergence trend. In
the trend of globalization of accounting, Vietnam will not be outside of the integration
process with the International financial reporting standards system. This article will
review the process of formation and development of IFRS, the IFRS trends and the
advantages and disadvantages when applying IFRS in Vietnam.
Keywords: financial statements, integration, opportunity, challenge
1. Đặt vấn đề
Xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải sử dụng ngơn
ngữ kế tốn chung nhằm đảm bảo thơng tin có thể so sánh trên phạm vi quốc tế. Đó cũng
là q trình hội nhập kế tốn quốc tế đang diễn ra hiện nay cùng với sự phát triển của hệ
thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để thay thế dần cho các chuẩn mực kế toán
quốc tế. Đặc biệt xu thế hội nhập kế toán diễn ra mạnh mẽ sau khi thỏa thuận Norwalk
giữa Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế và Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa
Kỳ bắt đầu triển khai cho thấy có những thay đổi lớn của chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế trong thời gian gần đây.
Đây là vấn đề mang tính tồn cầu và ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia nên

nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Theo khảo sát của Baker & Barbu
(2007) giai đoạn từ những năm 1960 đến 2004 có 214 bài báo đề cập đến q trình hịa
hợp kế tốn quốc tế của 66 tạp chí. Các bài báo này tập trung vào những nội dung cơ
bản như tranh luận về sự thống nhất trong kế toán, những nhân tố ảnh hưởng đến mơi
trường kế tốn, so sánh chuẩn mực kế toán quốc gia với nhau và với chuẩn mực kế
tốn quốc tế, q trình hịa hợp kế tốn quốc tế... Trong đó, các nghiên cứu về hịa hợp kế
tốn bắt đầu phát triển từ năm 1973 sau khi Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế được
thành lập. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, những nghiên cứu về việc áp dụng các
chuẩn mực quốc tế tại các quốc gia cụ thể mới được công bố nhiều, mặc dù tập trung vào
một số quốc gia được quan tâm như Đức, Trung quốc, Nhật…Ngày nay, nhiều báo cáo và
các nghiên cứu học thuật đã ủng hộ IFRS, cụ thể Daske và cộng sự (2013) chỉ ra rằng IFRS
phù hợp với các quốc gia có thị trường vốn phát triển vì vậy nó phù hợp với các nhà đầu tư
và giúp cơng khai tài chính được tồn diện và rõ ràng hơn so với chuẩn mực quốc gia.
Tại Việt Nam, để đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam
đã và đang thiết lập hành lang pháp lý về kế toán, kiểm tốn theo thơng lệ các nước
nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng thơng tin báo cáo tài chính, trong đó một bộ
phận quan trọng là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 - 2006,
Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế
toán quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống kế tốn Việt Nam vẫn
cịn những khoảng cách, đặc biệt là đối với khu vực dịch vụ tài chính, các vấn đề về đánh
giá và thuyết minh (World Bank, 2006b). Bên cạnh đó, sự tồn tại song song hệ thống
chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dẫn đến những cản trở cho q trình hội tụ kế
tốn (Nguyen Cong Phuong & Tran Dinh Khoi Nguyen, 2012). Ngoài ra, qui trình soạn
thảo và ban hành chuẩn mực kế toán chưa chuyên nghiệp (Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005).
323


Trên phương diện lý thuyết, những kết quả của dự án hội nhập giữa IASB và FASB
về việc xây dựng một khn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính là
sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác định cách tiếp cận, mục

đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phối việc soạn thảo và trình bày báo
cáo tài chính.
Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang trong
q trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế tốn tồn cầu, chất lượng cao, phục
vụ cho thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế
Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế tốn và
báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận
với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có
tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế và kế tốn mạnh mẽ
như hiện nay, tính hữu ích của thơng tin kế tốn khơng chỉ giới hạn trong phạm vi quốc
gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin về báo cáo tài chính phải được tiếp cận
theo thơng lệ quốc tế, hệ thống báo cáo tài chính hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa
được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, đến việc củng cố các luận
cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh
giá chất lượng báo cáo tài chính. Cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính
chưa được quy định đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế tốn và
thơng lệ quốc tế, hệ thống báo cáo tài chính mang tính khn mẫu, thiếu sự linh hoạt, hệ
thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên báo cáo tài chính chưa đầy đủ, hoặc chưa
phù hợp với chuẩn mực kế tốn và thơng lệ quốc tế, chưa đề cập hoặc quy định việc ghi
nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp...Vì vậy quá trình
áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam trong xu thế hội nhập kế tốn
quốc tế cũng có nhiều cơ hội và thách thức
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
Xu hướng tồn cầu hố kinh tế địi hỏi chất lượng thơng tin có thể so sánh ở phạm
vi quốc tế, một ngôn ngữ kinh doanh cần được thiết lập bằng việc xây dựng hệ thống
chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao đáp ứng thị trường vốn quốc tế. Quá trình hội nhập này
đã đạt được những thành công đáng kể như sự chấp thuận áp dụng các chuẩn mực quốc tế
của Liên minh châu Âu từ năm 2005. Mặc dù vậy, quá trình này cũng gây nhiều tranh
luận và vì vậy việc nghiên cứu đã được mở rộng sang nhiều quốc gia bằng việc so sánh
giữa các quốc gia hay tập trung vào một quốc gia qua những mốc thời gian khác nhau để

đánh giá mức độ cũng như cách thức hội nhập của các quốc gia. Những quốc gia thuộc
Liên minh châu Âu, các thị trường mới nổi như Trung quốc, Ấn độ… tiếp tục được quan
sát tỉ mỉ bởi các nghiên cứu trong giai đoạn này (Peng et al, 2008; Verriest et al, 2011;
Ramanna, 2011). Bên cạnh đó, nhiều quốc gia châu Á khác cũng được xem xét về mức
độ và cách thức hội nhập như Malaysia (Laili, 2008), Indonesia (Lasmin, 2011a),
Singapore (Carlin et al, 2010)
Bộ chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASC) xây dựng và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 70 cho đến năm 2000. Năm
324


2001, Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được thành lập dựa trên nền tảng của Uỷ ban
chuẩn mực kế toán quốc tế IASC nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn.
Mục tiêu của IASB là hình thành một hệ thống chuẩn mực kế tốn phục vụ cho lợi ích
chung chất lượng báo cáo tài chính, dễ hiểu và có thể áp dụng trên tồn thế giới; và u cầu
thơng tin trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, có thể so sánh nhằm giúp những người tham
gia và các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin
khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó IASB đã xây dựng bộ chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) với mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với
những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi mơi trường kinh tế tài chính, cũng như
hoạt động của doanh nghiệp có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới. Bộ
chuẩn mực mới được hoàn thiện dần dần cho đến năm 2005 khi Nghị viện khối Liên minh
Châu Âu chỉ định IFRS là tiêu chuẩn kế toán cho các doanh nghiệp cổ phẩn hữu hạn trong
các nước khối Liên minh Châu Âu và đã được chấp nhận trên tồn thế giới. Tính đến thời
điểm cuối năm 2016 có 43 IAS và 16 IFRS đã được ban hành.
Trên thế giới, hệ thống báo cáo tài chính cũng nhận được sự quan tâm của cả giới
nghiên cứu và những nhà thực hành kế tốn. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan
đến hệ thống báo cáo tài chính như:
Nghiên cứu của Prather Kinsey (2006) cho rằng IAS/IFRS về cơ bản được xây
dựng theo mơ hình Anglo-America, vì vậy có thể khơng phù hợp với các nước đang phát

triển vốn có sự khác biệt về văn hóa và mơi trường kinh tế với các nước phát triển.
Theo Jones and Belkaoui (2010) cho rằng việc sử dụng IAS/IFRS có thể giúp cải
thiện tính so sánh của thơng tin báo cáo tài chính và do đó giảm chi phí và rủi ro sử dụng
thông tin của các nhà đầu tư
Francis et al (2012) thì cho rằng sự hịa hợp kế tốn tạo điều kiện thúc đẩy hoạt
động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia, đặc biệt là sau quá trình áp dụng IAS/IFRS tại
liên minh châu âu từ năm 2005
Merve Kilic và cộng sự (2016) về các yếu tố tác động đến sự chuẩn bị cho IFRS
của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ thì một vài đặc điểm của cơng ty như quy
mơ, kiểm tốn độc lập, tính quốc tế thì có tác động đến sự chuẩn bị của doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Viniscius Simmer de Lima và cộng sự (2015) cho rằng, hiệu quả kinh tế trong hội
tụ kế toán trong nền kinh tế mới nổi, kết quả chỉ ra rằng, việc khuyến khích cấp độ công ty
là động lực quan trọng của việc tuân thủ thực hành hội tự IFRS.
Mahesh Joshi và Prem Yapa (2016) chỉ ra rằng, kế tốn chun nghiệp, tổ chức
chính phủ, phương tiện truyền thơng và Chính phủ tại Singapore, Malaysia, Indonesia ủng
hộ mạnh mẽ việc áp dụng IFRS vì nước của họ có lợi ích kinh tế từ sự hài hịa với chuẩn
mực kế tốn quốc tế
Abdulaziz Alzeban (2016) nghiên cứu thách thức của đào tạo kế toán trong nỗ lực
giảng dạy IFRS và khám phá tác động của những yếu tố khác nhau (thái độ của giảng viên,
quy mô bộ phận kế toán, trách nhiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm
giảng dạy và tài liệu giảng dạy) lên thời gian để giảng dạy về tài liệu IFRS trong chương

325


trình kế tốn đại học. Kết quả chỉ ra rằng, thái độ của giảng viên và tài liệu sẵn có về IFRS
ảnh hưởng nhiều nhất đến thời gian của giảng viên dành cho IFRS. Ngồi ra, sự thơng thạo
về IFRS, kinh nghiệm đào tạo của giảng viên dành cho IFRS cũng tác động tích cực với
thời gian giảng dạy IFRS

Nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Việt Nam là một trong
những vấn đề nhận được sự quan tâm đơng đảo của các nhà hoạch định chính sách, các
chuyên gia, nhà khoa học, người hành nghề kế toán kiểm toán, nghiên cứu sinh cũng như
các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu và sản phẩm đã được công bố trên tạp chí, nhiều
cơng trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
Mỗi nghiên cứu đề cập đến một hay một số góc độ tiếp cận khác nhau nhưng
thường chỉ đặt trọng tâm cho việc nghiên cứu lập và trình bày thơng tin trên báo cáo tài
chính; chưa chú trọng đến việc xây dựng các chỉ tiêu phản ánh trên hệ thống báo cáo tài
chính. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến hệ thống báo cáo tài
chính như:
Các nghiên cứu thực nghiệm bước đầu đánh giá hệ thống kế toán Việt Nam cũng
như mức độ hội nhập của các chuẩn mực kế toán Việt Nam. R. Micheline & Cong
Phuong Nguyen (2007) và Lisa Nguyen et al (2012) nghiên cứu nhận định của các đối
tượng khác nhau về hệ thống kế toán Việt Nam sau khi có một số chuẩn mực kế tốn Việt
Nam ra đời. Phạm Hoài Hương (2010), Hoai Huong Pham et al (2011) đo lường mức độ
hài hịa của chuẩn mực kế tốn Việt Nam với chuẩn mực quốc tế.
Các nghiên cứu khác tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa quá trình đổi mới
kinh tế Việt Nam và cải cách kế toán Việt Nam để nhận định các kết quả đạt được cũng
như trở ngại của q trình hịa hợp kế toán (Nguyen Cong Phuong & Tran Dinh Khoi
Nguyen, 2012, Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard, 2011). Một số nghiên cứu xem
xét thực trạng và đưa ra các giải pháp cho q trình hịa hợp/hội tụ kế tốn Việt Nam (Vũ
Hữu Đức & Trình Quốc Việt, 2008; Đào Xuân Tiên, 2008; Đặng Thái Hùng, 2008). Bên
cạnh đó, một số nghiên cứu trong các luận án, luận văn cũng đã đề cập đến các giải pháp
và một số đề xuất định hướng hội tụ cho Việt Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ
thống báo cáo tài chính doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao
tính hữu ích của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp, tương thích với quy mơ và cơ cấu
tổ chức của các loại hình doanh nghiệp

Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm sốt sự minh bạch thơng tin tài
chính cơng bố của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam
Hội thảo “Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển” tổ chức ngày
08/3/2016 tại Hà Nội cho thấy, hiện nay ở Việt Nam đa phần các doanh nghiệp đang áp
dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong việc lập báo cáo tài chính theo luật định,
chỉ có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế

326


lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (B.M. Duc Hong Thi Phan,
2014), (B.M Duc Hong Thi Phan, Meropy Barut, 2014)
Hội thảo “IFRS - cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam” tổ chức ngày
23/12/2016 tại Hà Nội và TP Hồ Chính Minh cho thấy, việc áp dụng IFRS đã mở ra một
thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản
mục trên báo cáo tài chính, tăng khả năng so sánh của các thơng tin tài chính và tăng chất
lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu
tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Vì vậy, để triển khai rộng rãi
IFRS ở Việt Nam có nhiều việc phải làm, rất cần một chiến lược, một quyết tâm, cần trí tuệ
và bản lĩnh của những người hoạch định chính sách và đội ngũ các nhà quản lý, các nhà kế
toán Việt Nam
Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất vấn đề các giải pháp nhằm
nâng cao tính hữu ích của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở
vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa làm
rõ hạn chế trong luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực kế
toán, chế độ kế toán, quy định nội dung và đánh giá chất lượng báo cáo tài chính trên cơ sở
vận dụng chuẩn mực kế tốn và thơng lệ quốc tế.
3. Xu hướng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trên thế giới, những cơ
hội, thách thức và thực trạng khi áp dụng IFRS tại Việt Nam
3.1 Những cơ hội khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam

Trong hội thảo “Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển”, theo
ông PGS.TS Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm tốn, Bộ Tài chính
cho biết: Báo cáo tài chính doanh nghiệp vốn được xem là nguồn tin chủ đạo đáng tin cậy
mà nhà đầu tư dựa vào trong q trình ra quyết định đầu tư. Do đó, khi đầu tư vào Việt
Nam dần trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, IFRS - được ví như “ngơn
ngữ tài chính tồn cầu” giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch - sẽ đóng vai
trị quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế,
đồng thời thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Trong xu hướng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế thì rõ ràng việc áp dụng
IFRS sẽ hạn chế được những mâu thuẫn trong báo cáo tài chính vì tiêu chuẩn của những
ngun tắc kế toán được chấp nhận thay đổi ở từng quốc gia. Trên khía cạnh của các doanh
nghiệp việc áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích. IFRS giúp người dùng so sánh các kết
quả tài chính của các đơn vị báo cáo từ các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng hơn nếu
báo cáo tài chính của các công ty được lập dựa trên cùng một tiêu chuẩn. IFRS giúp các tập
đồn lớn với hệ thống các cơng ty con với hệ thống tài khoản và sổ kế tốn trên nhiều quốc
gia khác nhau có thể sử dụng và trình bày báo cáo tài chính trên cùng một ngôn ngữ. Theo
nhận định của nhiều chuyên gia, việc áp dụng IFRS mang lại một lợi ích khác rằng trong
nền kinh tế tồn cầu, các chun gia tài chính, bao gồm các kế toán viên, sẽ trở nên linh
động hơn, và doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của các
công ty con trên khắp thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại mà trên thế

327


giới hiện nay có khoảng hơn 100 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu áp dụng IFRS đối với
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, 27 quốc gia đã áp dụng toàn bộ
IFRS và chấm dứt việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế quốc gia của họ; nhiều
quốc gia trong đó có cả Hoa Kỳ đang có kế hoạch áp dụng tồn bộ IFRS để thay thế các
chuẩn mực kế toán quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều nước đã và đang áp dụng
IFRS hoặc có kế hoạch chuyển đổi sang IFRS. Singapore đã áp dụng gần như toàn bộ

IFRS; Malaysia đã áp dụng IFRS cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi; Philipines
IFRS có điều chỉnh cho phù hợp; Thái Lan chuyển đổi sang IFRS giai đoạn 2011 và 2013;
Campuchia áp dụng IFRS từ 2012, Indonesia chuyển đổi sang IFRS từ năm 2012.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới; đầu tư nước ngồi tăng mạnh; thị trường tài chính đặc
biệt là thị trường vốn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc áp dụng IFRS
càng trở nên quan trọng và cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của các bên có lợi ích liên quan.
Có thể thấy rằng việc sử dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể:
Thứ nhất, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đóng góp giá trị cho bền vững kinh
tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) trước đây và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) ngày nay là hệ thống các Chuẩn mực quốc tế phục vụ công tác lập báo cáo tài chính
tại các doanh nghiệp. Theo thơng lệ nhiều nước trên thế giới, chỉ những doanh nghiệp
tương đối lớn, có lợi ích cơng chúng mới là đối tượng bắt buộc áp dụng các chuẩn mực
này. Các doanh nghiệp khác là đối tượng được khuyến khích áp dụng nếu đủ khả năng chứ
không bắt buộc.
Hiện nay IASB đang trong quá trình chuyển đổi từ IAS sang IFRS, dự kiến sẽ có
khoảng hơn 43 IFRS được ban hành, kèm theo là các diễn giải áp dụng Chuẩn mực và diễn
giải cho một số tình huống. Ngồi ra, các IFRS cũng không phải là bất biến mà hàng năm
IASB đều xem xét lại các IAS/IFRS và có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình
hình kinh tế thế giới.
Có thể nói IFRS đóng góp giá trị to lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế tồn
cầu: IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách
giảm bớt lỗ hổng thơng tin giữa nội bộ và bên ngồi cơng ty. Ngồi ra, IFRS giúp các
doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực có phạm vi toàn
cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. IFRS cũng hỗ trợ
giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo.
Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành
về lợi ích của IFRS cho thấy: Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là “IFRS
đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên
biên giới”. Ngoài ra, đánh giá của cộng đồng châu Âu (EU) sau 10 năm áp dụng IFRS

cũng khẳng định “IFRS đã thành công trong việc tạo ra một ngơn ngữ kế tốn chung cho
thị trường vốn. Chính các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đã hỗ trợ IFRS trong việc cải
thiện tính minh bạch và tính so sánh của báo cáo tài chính”.
Về vấn đề này, ơng Trịnh Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế tốn và kiểm
tốn thuộc Bộ Tài chính đã trình bày trong hội thảo “IFRS - cơ hội và thách thức khi áp

328


dụng tại Việt Nam”, việc chuyển từ thuật ngữ Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS sang thuật
ngữ Chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRS là có lý do về quan điểm đối với cơng tác kế tốn.
Trước đây, quan niệm cho rằng kế tốn là cơng việc ghi chép trên sổ sách của đơn
vị. Tuy nhiên, thông tin công bố ra công chúng lại nằm ở báo cáo tài chính, sổ kế tốn chỉ
là phương tiện tập hợp dữ liệu để lập báo cáo tài chính và báo cáo tài chính mới là sản
phẩm cuối cùng của cơng tác kế tốn. Vì vậy, những thuật ngữ như ghi nhận, dừng ghi
nhận, xác định giá trị… đều được hiểu theo cách mới là cho báo cáo tài chính chứ không
phải chỉ là công việc ghi chép đơn thuần trên sổ kế tốn.
Ơng Trịnh Đức Vinh Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế tốn và kiểm tốn thuộc Bộ Tài
chính cũng chia sẻ, khi doanh nghiệp Việt Nam được phép áp dụng IFRS thì báo cáo tài
chính của doanh nghiệp đó sẽ được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế và được các nhà đầu
tư nước ngồi cơng nhận, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp
có tấm vé thơng hành để tiếp cận với dòng vốn trên thị trường quốc tế. Nhưng quan trọng
nhất đó là bản thân báo cáo tài chính minh bạch và trung thực thì “cơ thể” của doanh
nghiệp đó sẽ lành mạnh vì báo cáo tài chính như là “mạch máu” của doanh nghiệp, khi
người quản lý biết rõ được “bệnh” của doanh nghiệp thì họ sẽ có các “bài thuốc” phù hợp
cho căn bệnh đó thay vì giấu giếm rồi đến một lúc nào đó như một ung nhọt vỡ ra và
khơng thể cứu được.
Ngồi ra, các báo cáo tài chính có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực
tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra
quyết định đầu tư của mình. Khi doanh nghiệp thể hiện được tất cả những yếu kém của

mình thơng qua một bản báo cáo tài chính minh bạch, trung thực thì các nhà đầu tư sẽ nắm
được và do vậy làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, rộng hơn là giảm thiểu rủi ro đối
với xã hội, với ngân hàng và với người cho vay
Thứ hai, sử dụng IFRS có thể tiết kiệm chi phí soạn thảo, ban hành chuẩn mực và
giúp nước ta nhanh chóng hồ nhập vào chuẩn mực kế tốn quốc tế được chấp nhận. Đồng
thời, IFRS yêu cầu các giao dịch phải được phản ánh theo bản chất, phù hợp với cách vận
hành hơn là tên gọi hay hình thức pháp lý của chúng, điều này sẽ giúp cho kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh khách quan, trung thực.
Thứ ba, việc sử dụng hệ thống chuẩn mực được quốc tế chấp nhận rộng rãi trên
toàn thế giới là rất cần thiết cho sự hội nhập của nền kinh tế nói chung và kế tốn nói riêng.
Nó cịn làm tăng tính rõ ràng của thơng tin trên báo cáo tài chính, qua đó giúp cho các cơng
ty có thể huy động được vốn trên thị trường quốc tế. Mặt khác, áp dụng IFRS còn giúp
cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thơng tin hữu ích cho việc ra quyết
định quản lý, điều hành, quản trị và kiểm soát rủi ro.
Thứ tư, Khi áp dụng IFRS, doanh nghiệp phải công bố chi tiết các căn cứ cho việc
ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính, giải trình ngun nhân cụ thể trong những trường
hợp không thể tuân thủ chuẩn mực, thuyết minh rõ những rủi ro mà doanh nghiệp có thể
gặp phải trong quá trình hoạt động. Đồng thời, việc lập báo cáo tài chính theo IFRS giúp
doanh nghiệp quản trị, trình bày tình hình tài chính theo đúng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt
các lĩnh vực mà chuẩn mực Việt Nam chưa có hoặc khơng có hướng dẫn, đồng thời việc

329


lập báo cáo tài chính theo IFRS cũng giúp nâng cấp uy tín, tên tuổi cũng như từng bước đi
theo chuẩn quốc tế, giúp doanh nghiệp hội nhập sâu rộng hơn vào nền tài chính tồn cầu
Ngồi những cơ hội đạt được khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào
Việt Nam thì cịn có một số lợi ích nhất định trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế vào Việt Nam như sau:
Một là, Tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài

chính và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như trong các giai đoạn
khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. IFRS u cầu thuyết minh tồn diện về các chính
sách kế tốn, các giả định, xét đốn và ước tính kế toán quan trọng được áp dụng trong
việc lập các báo cáo tài chính. Điều này mang lại một mức độ minh bạch cao cho báo cáo
tài chính, do người đọc báo cáo có được những thơng tin nằm bên dưới những số liệu khô
cứng
Hai là, IFRS cung cấp những thông tin quản lý hữu hiệu. IFRS được xây dựng
nhằm cho phép lập báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin mà báo cáo tài chính lập theo IFRS
khơng chỉ để phục vụ các đối tượng sử dụng bên ngồi doanh nghiệp mà cịn rất hữu ích
đối với người quản lý doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh tế ở các khía cạnh
khác nhau
Ba là, Áp dụng IFRS là một yếu tố để quốc tế công nhận Việt Nam là một nền kinh
tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thơng dịng vốn FDI, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính
phủ trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững
3.2 Những thách thức đặt ra trong q trình hội nhập chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
Theo ông Ged Allen, chuyên gia tư vấn cấp cao của PWC nói: “Việc Việt Nam đưa
ra lộ trình áp dụng IFRS cho thấy Việt Nam đã hòa nhập rất tốt và đang có hướng đi phù
hợp với thị trường khu vực Đơng Nam Á nói riêng cũng như thị trường quốc tế nói chung.
Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những thách thức và rất nhiều việc cần phải làm để có thể
đạt được những lợi ích đầy đủ từ IFRS”. Cụ thể, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc
áp dụng IFRS ở Việt Nam gặp phải không ít khó khăn và những thách thức nhất định.
Thứ nhất, Có thể thấy, hệ thống kế tốn Việt Nam chịu tác động bởi nhiều yếu tố
tụ hội từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa. Theo thời
gian, mức độ chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố đã dần hình thành hệ thống kế tốn Việt
Nam mang bản sắc riêng. Xét ở mơi trường kinh doanh, Việt Nam là quốc gia đang phát
triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần

đây có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là thị trường chứng khốn đã có những tiến
triển nhất định. Mức độ lạm phát trong nền kinh tế được kiểm sốt, ổn định khơng ảnh
hưởng đến biến động của nền kinh tế. Đối với môi trường pháp lý, Nhà nước giữ vai trò
quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể Luật kế toán được Quốc hội ban hành,
các chế độ tài chính được ban hành bởi Thủ tướng chính phủ, hệ thống chuẩn mực kế toán

330


và các thơng tư hướng dẫn được Bộ tài chính ban hành. Bên cạnh đó, hệ thống kế tốn bị
chi phối bởi các qui định của thuế. Trước đây lợi nhuận kế toán gần giống lợi nhuận của
thuế như các qui định trích lập khấu hao TSCĐ, doanh thu nội bộ... Tuy nhiên từ những
năm 2001, những quan điểm đã dần có những thay đổi, cụ thể các đạo luật đã giảm bớt
mức độ chi phối cho hoạt động kế tốn bằng việc cho phép trích lập các khoản dự phịng,
hình thành các khoản thuế hỗn lại… Hơn nữa, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
(VAA) mặc dù thời gian hình thành và hoạt động đã lâu từ những năm 1994, nhưng khơng
có vai trị lập qui cũng như mức độ ảnh hưởng và chi phối còn hạn chế.
Riêng về mơi trường văn hóa, sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế tốn Việt
Nam hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu chính thống. Tuy nhiên về cơ bản, Việt Nam
chịu ảnh hưởng nhiều theo văn hóa Á Đông, bản chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnh
đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề mang tính xét đốn. Đồng thời, mức độ
phát triển kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các
nước triển như Mỹ và Tây Âu. Trong khi đó nền tảng cơ bản và chủ đạo chi phối IFRS là
nguyên tắc giá trị hợp lý. Do vậy để áp dụng được IFRS địi hỏi phải có một thị trường
cung cấp đủ các dữ liệu cơ sở để có thể đánh giá, ghi nhận theo quy định, hướng dẫn của
IFRS.
Thứ hai, Việc áp dụng IFRS đòi hỏi các nhà quản lý, nhân viên kế toán và cả người
sử dụng cần được đào tạo và có trình độ thích hợp. IFRS được cho là rất phức tạp, thậm chí
phức tạp đối với các chuyên gia về tài chính kế tốn và đội ngũ kiểm tốn viên. Thêm vào
đó, đối với hầu hết những người sử dụng báo cáo tài chính, khơng đơn giản và dễ dàng để

hiểu được thấu đáo các thông tin kế tốn và chính sách kế tốn trên báo cáo tài chính được
trình bày và áp dụng IFRS. Nhìn chung thực trạng kiến thức và kinh nghiệm của phần lớn
những người làm kế tốn ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Điều này có nguyên nhân do hệ
thống đào tạo của Việt Nam còn lỗi thời và chưa theo kịp với trình độ của các nước trên
thế giới. Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn tồn tại một thế hệ kế toán và đội ngũ cán bộ quản lý
trưởng thành và được đào tạo trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Họ quá quen
thuộc với hệ thống kế toán cũ và chịu ảnh hưởng rất lớn vào những nguyên tắc và hướng
dẫn vốn dĩ rất thận trọng, bảo thủ và hạn chế nhiều tính chủ động trong việc đưa ra các
quyết định liên quan. Do đó họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và thực hành với
phương pháp mới của kế toán trong nền kinh tế thị trường. Ngồi ra, khi áp dụng IFRS thì
sự khơng chắc chắn là rất cao bởi nó sử dụng nhiều ước tính kế tốn và địi hỏi sự linh hoạt
cùng với những phán xét nghề nghiệp cần thiết.
Ví dụ như các khái niệm về giá trị hợp lý và cơng cụ tài chính… trong khi đó người
làm kế tốn Việt Nam lại bị ảnh hưởng bởi văn bản hoá khuôn mẫu và luôn luôn hạn chế
sự không chắc chắn và rủi ro… Điều này dẫn tới khả năng nghề nghiệp của người Việt
Nam trong đó có nghề kế tốn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.
Thứ ba, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Xu hướng tất yếu của các tập đồn,
cơng ty đại chúng khi các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế
Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.

331


Qua khảo sát của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), 116/140 quốc gia
được khảo sát đã yêu cầu các công ty niêm yết áp dụng IFRS. Hầu hết các nước còn lại đã
cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới
như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài
chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ
và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên tồn cầu.

Cịn tại Việt Nam hiện nay, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đang được áp
dụng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được Bộ Tài chính ban hành thành 5 đợt từ
năm 2001 đến năm 2005 với 26 chuẩn mực. VAS được xây dựng dựa trên các chuẩn mực
kế tốn quốc tế IAS/IFRS theo ngun tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp
với đặc điểm của nền kinh tế và trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam tại thời
điểm ban hành chuẩn mực.
Về cơ bản, khơng thể phủ nhận tác dụng tích cực của VAS trong giai đoạn trước
đây. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi trong
hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là những
giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo, như
việc ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi nhận tổn thất tài sản,
việc kế tốn các cơng cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh doanh và phịng ngừa rủi
ro… chưa có hướng dẫn cụ thể.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với
khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị
trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngồi, Chính phủ đã u
cầu phải nâng cao tính minh bạch của thơng tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các
dịng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC
theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập
đồn, các cơng ty đại chúng.
Thứ tư, Doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều để triển khai áp dụng. Thông qua áp
dụng IFRS, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế như
tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Tuy
nhiên, thách thức, khó khăn khi áp dụng IFRS cũng khơng nhỏ. Mặc dù có rất nhiều lợi ích
trong việc áp dụng IFRS, nhưng để áp dụng được IFRS, các doanh nghiệp Việt Nam phải
chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhân lực đến vật lực, cụ thể như:
- Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được nhân sự có trình độ cao
để có thể hiểu và áp dụng IFRS ngay lập tức.
- Hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của doanh nghiệp
chưa đủ mạnh để có thể cập nhật các thơng tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

- Cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn thiện,
do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ như
việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế tốn các cơng cụ phái sinh cho mục đích phịng ngừa
rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài
sản sinh học… đều chưa được hướng dẫn. Mặt khác, kỹ thuật để thực hiện một số đánh giá

332


là tương đối phức tạp như việc xác định tổn thất lợi thế thương mại, đánh giá giá trị thu hồi
của tài sản, giá trị nội tại, lãi suất hiệu lực… cịn rất nhiều khó khăn.
Ngồi ra, các cơ sở đào tạo (các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam (VACPA) và các đơn vị đào tạo trong nước) tại Việt Nam hiện chưa có
chương trình đào tạo về IFRS một cách hệ thống. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề
nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế tốn cơng chứng
Australia (CPA Australia), Viện Kế tốn Cơng chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) có
chương trình đào tạo IFRS cho một số ít học viên.
Một số cơng ty kiểm tốn như các cơng ty trong nhóm Big 4 cũng mới chỉ đào tạo
IFRS chủ yếu cho nhân viên trong cơng ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế tốn viên tại các
doanh nghiệp Việt Nam là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp
cận IFRS. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên dẫn
đến tình trạng sinh viên khi ra trường chưa biết gì về IFRS.
Ngồi ra, bản thân cơ quan thuế cũng như các cán bộ thuế cũng chưa nắm rõ về các
chuẩn mực của IFRS nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi
nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ
quan thuế và doanh nghiệp khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các
doanh nghiệp.
Ngồi những khó khăn kể trên cịn có những khó khăn từ thơng số của thị trường.
Khi đánh giá giá trị hợp lý thì phải có thị trường thích hợp để đánh giá. Ví dụ khi muốn
đánh giá giá trị hợp lý của một sản phẩm loại A thì chúng ta phải có thị trường để xác định

giá trị của sản phẩm đó trong khi đó trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thị trường để xác
định giá trị. Ngồi ra, hệ thống đánh giá tín nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp của Việt Nam
cũng chưa mạnh vì khi áp dụng IFRS thì phải xác định các yếu tố như là lãi suất hiệu lực.
Muốn xác định lãi suất hiệu lực thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố xác định rủi ro, hệ
thống quản trị cũng như xếp hạng doanh nghiệp để xác định lãi suất hiệu lực đối với từng
doanh nghiệp. Còn với thị trường vốn, vì quy mơ doanh nghiệp Việt Nam cịn nhỏ nên thị
trường trái phiếu chuyển đổi chưa phát triển dẫn đến cơng cụ vốn và cơng cụ nợ nếu muốn
tính theo chuẩn mực quốc tế cịn gặp khó khăn do chưa có đầy đủ các thị trường để chúng
ta đo lường và xác định giá trị.
Thứ năm, Áp dụng IFRS tại Việt Nam - Cần lộ trình phù hợp. Theo IASB, IFRS
phù hợp với tồn bộ các cơng ty có trách nhiệm giải trình đại chúng. Điều này bao gồm các
cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn và theo đó có trách nhiệm báo cáo tới các cổ đơng.
Các cơng ty này cũng bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tương hỗ và
các tổ chức tương tự có nhận vốn từ cơng chúng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SMEs) khơng có trách nhiệm BCTC ra cơng chúng, họ thấy chi phí để hiểu và áp
dụng IFRS cao hơn lợi ích thu được, do vậy IASB có các IFRS riêng cho SMEs.
Một trong những câu hỏi lớn dành cho Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đang cần
cập nhật các chuẩn mực kế tốn, là liệu có nên áp dụng IFRS hay điều chỉnh để phù hợp
với những yêu cầu trong nước? Hầu hết các quốc gia đều cân nhắc trước vấn đề này, và đại
đa số chọn áp dụng IFRS và khơng điều chỉnh gì.

333


Tại một hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát
triển diễn ra ngày 8/3/2016 tại Bộ Tài chính, ơng Hans Hoogervorst, Chủ tịch IASB cho
biết IASB rất khuyến khích Việt Nam tham gia cộng đồng các quốc gia áp dụng IFRS bằng
việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS bởi những lợi ích mà IFRS đem lại cho nền
kinh tế quốc gia và cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong từng giai đoạn triển khai
áp dụng IFRS.

Cũng tại Hội thảo này, ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế tốn và
Kiểm tốn, Bộ Tài chính, cho rằng cần có lộ trình phù hợp để từng bước tiến tới áp dụng
hồn tồn IFRS, bên cạnh đó cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ
chức nghề nghiệp quốc tế.
Với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn áp dụng IFRS trên toàn cầu, một số tổ
chức nghề nghiệp quốc tế và các cơng ty kiểm tốn cam kết hỗ trợ Bộ Tài chính, thơng qua
Vụ Chế độ Kế tốn và Kiểm tốn, gây dựng lộ trình và triển khai áp dụng IFRS tại Việt
Nam, đồng thời sẽ tư vấn, trợ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu lập BCTC theo IFRS.
Về vấn đề này, theo ơng Đặng Thái Hùng, cần có sự hợp tác hiệu quả, bài bản và
sâu rộng hơn nữa giữa các bên để việc áp dụng IFRS được hiệu quả hơn. Hiện nay, Bộ Tài
chính cũng đã nhận được một số bản diễn giải chuẩn mực quốc tế và sự hợp tác của các
chuyên gia quốc tế trong việc tư vấn doanh nghiệp áp dụng IFRS.
Việc áp dụng hoàn toàn IFRS kỳ vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách
thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong
chuẩn mực kế toán, là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới
áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC.
Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị
trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị
trường. Đối với TTCK, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính cơng
khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập
theo VAS sang IFRS địi hỏi nỗ lực khơng nhỏ từ các doanh nghiệp và những người làm
cơng tác tài chính kế tốn.
Thứ sáu, Việc áp dụng và thực hiện IFRS đòi hỏi phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư
và duy trì khá lớn. Với sức ép và sự giám sát ngày càng cao của các nhà đầu tư và các cơ
quan quản lý, trong khi việc chuyển đổi sang IFRS cần nhiều thời gian, doanh nghiệp không
thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh. Việc lập lộ trình
để áp dụng IFRS, bao gồm nâng cao nhận thức, đào tạo và xây dựng hệ thống là cấp bách và
bắt buộc. Đó là việc xây dựng lại hệ thống các quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thơng
tin, số liệu kế tốn, tài chính; thay đổi hệ thống phần mềm và đào tạo lại cho nhân viên để
chuyển đổi lại hệ thống báo cáo. Các chuyên gia ước tính chi phí bỏ ra để thực hiện những

thay đổi trên, đặc biệt là sự thay đổi phần mềm kế tốn là khơng hề nhỏ nhất là đối với các
tập đồn, tổng cơng ty lớn. Chi phí này có thể lên tới hàng triệu đơ la Mỹ.
3.3 Thực trạng áp dụng IFRS vào Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, IFRS được yêu cầu cho các ngân hàng Nhà nước và cho
phép các ngân hàng thương mại. Tất cả các công ty của Việt Nam, niêm yết hoặc không

334


niêm yết phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chỉ một số doanh
nghiệp lập báo cáo tài chính theo IFRS nếu có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên
thị trường quốc tế.
Trên thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu,
phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khốn nước ngồi và các doanh nghiệp này
thường gặp phải yêu cầu bắt buộc là có báo cáo tài chính theo IFRS.
Bảng: Khảo sát tình hình áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp Việt Nam
Số lượng công ty
Tổ chức tín dụng
Tổ chức phi tín dụng
Tổng cộng

Áp dụng IFRS
4
1
5

Tỷ lệ %
6.9
1.09
3.33


Không áp dụng
54
91
145

Tỷ lệ %
93.1
98.91
96.67

Tổng cộng
58
92
150

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua khảo sát thực tế từ 150 doanh nghiệp thì có 4 ngân hàng thương mại và tổ chức
tín dụng Việt Nam bao gồm: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tập đoàn Bảo Việt là áp dụng
IFRS trong việc lập báo cáo tài chính chiếm 6.9%. Duy nhất có một tổ chức phi tín dụng là
Vingroup Joint Stock Company công bố thông tin báo cáo tài chính theo cả chuẩn mực kế
tốn Việt Nam và IFRS chiếm 1.09%. Cịn 145 doanh nghiệp khơng áp dụng IFRS mà tuân
thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, năm
2014, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế tốn doanh nghiệp theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC (thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006) và Thông tư số
202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất. Các Thơng tư mới này đã
góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính, cung cấp các thơng tin đáng tin cậy
phục vụ việc ra quyết định kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa chế độ kế toán doanh

nghiệp Việt Nam với IAS/IFRS.
Vào tháng 2/2016, trong Báo cáo Việt Nam 2035 “Hướng tới Thịnh vượng, Sáng
tạo, Công bằng và Dân chủ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB đã đưa ra đề xuất rằng VAS
cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn
nữa nhà đầu tư nước ngồi.
Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt
Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền
kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trong bối cảnh thị trường “phẳng” toàn cầu với
việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC)...
5. Kết luận
Áp dụng IFRS ở Việt Nam thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp, các
nhà hoạch định chính sách. Việc thực hiện theo IFRS được ví như một cuộc cách mạng

335


trong cơng tác kế tốn và lập báo cáo tài chính địi hỏi phải nỗ lực rất lớn của tất cả các bên
liên quan để vượt qua các thách thức và trở ngại. Theo các chun gia thì mơ hình hợp lý
cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là vận dụng có chọn lọc IFRS trong giai đoạn đầu tiên.
Trong tương lai, để có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến IFRS nhằm đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, Việt Nam cần tiến hành nhiều giải pháp vừa mang tính
cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn
mực kế toán và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật. Các biện pháp cơ bản
trong thời gian tới nên là:
Một là, Tăng cường đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức về các Chuẩn mực quốc
tế dưới nhiều hình thức thông qua các tổ chức quốc tế (ACCA, ICAEW...), Hiệp hội nghề
nghiệp trong nước (VACPA, VAA), Phịng thương mại cơng nghiệp Việt nam (VCCI), các
Công ty tư vấn, dịch vụ kế toán – kiểm toán, các cơ sở đào tạo là các trường Đại học, Cao

đẳng có chuyên ngành kế toán – kiểm toán
Hai là, Tổ chức dịch thuật các Chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt trên nguyên tắc
đảm bảo sát với nguyên gốc và đồng thời Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động kế toán trẻ
chuyên nghiệp, có kiến thức chun mơn, đạo đức nghề nghiệp và thành thạo ngoại ngữ để
có thể chủ động tham gia vào thị trường kế tốn – kiểm tốn sơi động trong khu vực, nắm
bắt kịp thời các cơ hội khi hội nhập thế giới
Ba là, Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý DN về vai trò của Chuẩn mực kế
tốn quốc tế trong q trình hội nhập, các địi hỏi của Chuẩn mực kế tốn quốc tế đối với
sự thay đổi trong quản trị cho phù hợp với chuẩn quốc tế
Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp ngắn hạn trên, trong dài hạn nên chuyển
giao chức năng soạn thảo, ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt
nam sang cho Hội nghề nghiệp (VAA, VACPA) hoặc thành lập và giao cho Hội đồng
Chuẩn mực kế toán – kiểm toán (độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước) như hầu hết các
nước để đảm bảo sự độc lập chuyên môn, cập nhật kịp thời các yêu cầu của thị trường
trong các Chuẩn mực kế toán – kiểm toán; thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa q trình hội
nhập với IFRS/IAS bắt kịp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của
Việt nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Tài chính, 2005b. Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt nam. Nhà xuất bản Tài chính,
Hà nội.
2. A. Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005. Hội nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm tốn quốc
tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
3. Đặng Thái Hùng, 2008. Hệ thống CMKT Việt nam: sự cần thiết, nội dung và
trình của việc cập nhật và ban hành mới. Tạp chí Kế tốn.
< [ngày truy cập: 19 tháng 11 năm 2011].

muc-

4. Đoàn Xuân Tiên, 2008. Hệ thống CMKT Việt nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn


336

lộ


thiện. Tạp chí Kiểm tốn. Số 6 (91), tháng 6.
5. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt nam
trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Thị Kim Cúc, 2009. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm
phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt nam. Luận án tiến sỹ. Đại
học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
7. Phạm Thị Thanh Hà, 2009. Một số định hướng cho kế tốn Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kế toán quốc tế. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
8. Phạm Hồi Hương, 2010. Mức độ hài hịa giữa chuẩn mực kế tốn Việt Nam và chuẩn
mực kế tốn quốc tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).
9. Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt, 2008. Tìm kiếm một chiến lược cho quá trình hội
nhập quốc tế về kế tốn tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 218.
10. Trần Quốc Thịnh, 2012, Thách thức của quá trình hội tụ kế tốn quốc tế và những kinh
nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí kiểm tốn số 3/2012
11. Baker, C.R. & Barbu, E.M., 2007. Trends in research on international
accounting harmonization. The International Journal of Accounting, 42(3). [on line]
Available
at:< />August 12, 2011]
12. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard, 2011. Economic Transition and
Accounting System Reform in Vietnam. European Accounting Review.
13. Nguyen Cong Phuong & Tran dinh Khoi Nguyen, 2012. International
harmonization and national particularities of accounting - Recent accounting
development in Vietnam. Journal of Accounting & Organizational Change, Vol. 8 No.
3, pp. 431-451
14. Lasmin, D., 2011a. Empirical Evidence on Formal and Material Harmonization of

National Accounting Standards. Journal of International Business Review,
Forthcoming.
[on
line]
Available
at:
[Accessed Oct 2, 2011]
15. Laili, N., 2008. IFRS Adoption and Organisational Change-Evidence from
Malaysia. Journal of Law and Financial Management, 7(2). [on line] Available
at:
< />
[Accessed
Sep 12, 2012]

16. Cairns, D. et al., 2011, IFRS fairvalue measurement and accounting policy choice in
the United Kingdom and Australia, The British Accounting Review, 43(1). [on
line]
Available
at:
< />[Accessed August 12, 2012]
17. World Bank, 2006. Report On The Observance Of Standards And Codes –

337


Accounting and Auditing

Update -The

Philippines.


<www.worldbank.org/ifa/rosc_aa_phl_2006.pdf>. [Accessed October 24, 2012].
18. IFRS, 2012a. Access the unaccompanied standards and their technical
summaries.[online] Available at: />[Accessed Oct 2, 2012]
19. IFRS, 2012b. The IFRS Foundation and its translation policies. [on line] Available at:
< [Accessed Oct 2, 2012], IFRS, 2012c. The move towards global
standards. [on line] Available at: [Accessed Oct 2, 2012]
20. IFRS Foundation, 2012a. Due Process Handbook for the IASB, IFRS Foundation,
2012b. Report to the Trustees of the IFRS Foundation: IFRS Foundation staff analysis
of the SEC Final Staff Report - Work Plan for the consideration of incorporating IFRS
into the financial reporting system for US issuers. <www.ifrs.org/Use...US.../Analysisof-SEC-Final-Staff-Report.pdf>. [Accessed Oct 2, 2012]
21. Duc Hong Thi Phan, B.M (2014). Optimal approach and timeline for IFRS adoption in
Viet
Nam:
Perceptions
from
accoungting
professional.
Elsevier.doi: />22. Duc Hong Thi Phan, B.M; Meropy Barut (2014). International financial reporting
standards (IFRS) adoption in Viet Nam: If, when and how? Coporate
Ownership&Control, 11(4)
23. Daske, H, Hail, L, Luez, C & Verdi, R 2013. Adoping a Label: Heterogeneity in the
Economic Consequences Around IAS/IFRS Adoptions. Journal of Accounting
research, vol 51, no 3, pp 495-547
24. Mahesh Joshi Prem W.Senarath Yapa Diane Kraal (2016), IFRS adoption in Asean
countries perception of professional accountants from Singapore, Malaysia and
Indonesia, internaltional journal of managerial finance, vol 12 iss 2, pp 211-240
25. Merve Kilic Ali Uyar Basak Ataman (2016), preparedness of the entities for the IFRS
for SMEs: an emerging country case, journal of accoungting in Emerging Economies,
vol 6 iss 2, pp 156 - 178


338



×