Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

An sinh xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.37 KB, 9 trang )

AN SINH XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
VIETNAM’S SOCIAL WELFARE IN THE PERIOD
OF INTERNATIONAL INTEGRATION
ThS. Nguyễn Hữu Lợi
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Tóm tắt
Bài viết này phân tích q trình hồn thiện quan điểm của Đảng và chính sách của
Nhà nước về an sinh xã hội. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá
trình xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bài viết đề xuất một số kiến nghị và
hàm ý chính sách nhằm phát huy hiệu quả của an sinh xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc
tế.
Từ khóa: An sinh xã hội, Hội nhập quốc tế, Chính sách xã hội, Con người.
Abstract
This article aims to analyse the development of Communist Party and State’s
policies on social welfare. Based on the assessment of achievements and shortcomings of
the development and implementation of social welfare policies, the article proposes some
recommendations and policy implications to promote the effectiveness of social welfare in
the international integration period.
Keywords: Social security, International integration, Social policies, Human.
Đặt vấn đề
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đơi
với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát
triển con người”[3,77]. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, giữa tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ, cơng bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho
nhau cùng phát triển: Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã
hội; ngược lại thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực, điều kiện quan trọng có tác
dụng thúc đẩy, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Công cuộc Đổi mới đất nước
trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã tạo thời cơ cũng như những thách thức đối với quá trình
phát triển đất nước về mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề củng cố và hồn thiện hệ thống
chính sách về an sinh xã hội (ASXH). Việc xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH


đã đạt những thành tựu đánh kể, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề mới địi hỏi phải có những
chủ trương và giải pháp đồng bộ.
1. Q trình hồn thiện quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về an sinh
xã hội
Từ thực tiễn đất nước và kinh nghiệm quốc tế, nhận thức về chính sách an sinh xã
hội trong hệ thống chính sách xã hội ngày càng được hồn thiện, thể hiện rất rõ trong các
văn kiện của Đảng.

693


Lần đầu tiên thuật ngữ ASXH được ghi trong văn kiện Đại hội IX của Đảng
(04/2001), đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại: “Khẩn
trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện
chính sách bảo hiểm thất nghiệp”[6,651].
Tiếp đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, định hướng của
Đảng về ASXH tiếp tục được đề cập nhưng vẫn chưa thực sự rõ nét: “Từng bước mở rộng
vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm
cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”[6,741].
Đến Đại hội X, vấn đề ASXH được nhìn nhận rõ nét hơn, với vị trí bao trùm lên
các bộ phận cấu thành: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ
thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”[3,102].
Đặc biệt, khi đất nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ASXH trở thành một
định hướng lớn: “Xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống an sinh xã hội đối với các
nhóm dân cư”[7]; “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là của nhóm đối
tượng chính sách, đối tượng nghèo”[8].
Đến Đại hội XI, thuật ngữ ASXH được nhắc đến nhiều lần trong văn kiện, được
xác định là một trong những nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
đất nước: “...Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,

đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ
thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”[4,35]; “Bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục sửa đổi,
hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội
đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những
đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”[4,43].
Nhất quán với những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh xây
dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ được bổ sung, phát triển năm 2011 có một
một số điểm mới quan trọng, xác định rõ hơn, đặc biệt là định hướng hoàn thiện hệ thống
ASXH: “Gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích
tập thể và cộng đồng xã hội. Tạo mơi trường để mọi người lao động có việc làm tốt hơn.
Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết hợp lý thu
nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa nghèo bền vững; giảm
dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội”[4,79].
Quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách xã hội, đặc biệt là ASXH được nâng
lên tầm cao mới, thể hiện toàn diện hơn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020 trong Văn kiện Đại hội XI: “Hồn thiện hệ thống chính sách xã hội, kết hợp chặt chẽ
các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ
thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững... Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng,
ngày càng mở rộng và hiệu quả”[4,125].

694


Có thể thấy, việc xây dựng và phát triển hệ thống ASXH là quan điểm xuyên suốt
trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này đã khẳng định tính đúng
đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước với tầm nhìn chiến lược nhằm phát triển bền vững cho
đất nước, sinh kế lâu bền cho nhân dân. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng để chính
quyền các địa phương thực hiện triển khai, vận dụng sáng tạo trong thực hiện chính sách

ASXH.
Văn kiện Đại hội XII (2016) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Bảo đảm sự hài hịa
giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền
vững”[5,46]
Đặc biệt, mới đây, Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm
đổi mới (1986-2016) của Ban Chỉ đạo Tổng kết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam nhấn mạnh: “Chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những tư
tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta qua 30 năm đổi mới và đã đạt được những thành
tựu quan trọng về nhận thức lý luận. Đảng ta đã nhận thức ngày càng cụ thể và đầy đủ
hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là
an sinh xã hội”[1,105].
Khái quát, hệ thống hóa q trình nhận thức và đổi mới tư duy lý luận, tổng kết
thực tiễn của Đảng ta về chính sách ASXH, cho thấy đây là một trong những thành tựu hết
sức to lớn, một điểm nhấn quan trọng sau 30 năm đổi mới. Bởi lẽ, suy cho cùng mục tiêu
chính sách ASXH là nhằm xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước.
Xây dựng và thực hiện chính sách ASXH đúng đắn, cơng bằng, vì con người là nhân tố
quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt chính sách ASXH,
thực chất là vì hạnh phúc con người, thể hiện rõ bản chất, tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa.
2. Đánh giá thực trạng an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
2.1 Những thành tựu chủ yếu
Thứ nhất, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền an sinh xã hội cơ bản cho
người dân (Điều 34: “Cơng dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; Điều 59: “Nhà
nước tạo bình đẳng về cơ hội để cơng dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống
an sinh xã hội”).
Bộ Luật Lao động sửa đổi (năm 2012) tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng
cường điều kiện hoạt động của các đối tác tham gia thị trường lao động; tăng cường hỗ trợ

của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các chính sách hỗ
trợ tạo việc làm.
Luật Việc làm (2013) lần đầu tiên Việt Nam có Bộ Luật hướng đến khu vực kinh tế
phi chính thức; tiếp tục mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

695


(mọi lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
đều bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (năm 2013) chuyển từ bao phủ toàn dân sang bảo hiểm
y tế bắt buộc đối với toàn bộ dân cư; mở rộng sự tham gia của người dân vào bảo hiểm y tế
(hồn thiện chế độ đóng, chế độ hưởng và điều kiện hưởng bảo hiểm y tế); mở rộng đối
tượng được Nhà nước bảo hộ một phần và toàn phần để tham gia bảo hiểm y tế.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (năm 2014) mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc đối với người lao động làm việc có hợp đồng từ 1 tháng trở lên; tăng cường chế
tài đối với việc trốn đóng bảo hiểm xã hội; hồn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
theo hướng phù hợp với điều kiện về việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực phi
chính thức.
Thứ hai, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, từng bước giảm tỷ lệ
thất nghiệp và thiếu việc làm.
Bình quân mỗi năm Việt Nam tạo ra 1,5 - 1,6 triệu việc làm mới. Năm 2014, lao
động trong khu vực chính thức đạt trên 30% và lao động đã qua đào tạo chiếm 49% tổng số
lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 2,3%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 5,4%
(2001) xuống 3,4% (2014). Tỷ lệ thiếu việc làm cả nước giảm từ 5,1% (2008) xuống
2,35% (2014). Chất lượng việc làm, năng suất lao động, thu nhập bình quân đều tăng. Bên
cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và triển khai luật việc làm, khẩn trương xây dựng chương
trình việc làm cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp chung xuống
dưới 3%, tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%. [11]
Hệ thống các giải pháp tạo việc làm được triển khai đồng bộ như phát triển hệ

thống tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm…
đặc biệt quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, người neo đơn,
người khuyết tật, người tái hịa nhập cộng đồng trong tìm kiếm việc làm và đảm bảo thu
nhập.
Thứ tư, công tác giảm nghèo đạt nhiều thành tựu quan trọng và có tính bền vững.
Bảng 1. Tỷ lệ nghèo về thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2004-2014
ĐVT: %
Cả nước
Thành thị
Nông thôn

2004
18,1
8,6
21,2

2006
15,5
7,7
18,0

2008
13,4
6,7
16,1

2010
10,7
5,1
13,2


2010*
14,2
6,9
17,4

2012
11,1
4,3
14,1

2013
9,8
3,7
12,7

2014
8,4
3,0
10,8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê)
Công tác giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tỷ lệ nghèo ngày càng
giảm xuống (riêng năm 2010, do chuẩn nghèo hay đổi nên có tăng lên), đời sống của người
dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế được cải
thiện và nâng cao. Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện tốt các mục tiêu Thiên
niên kỷ của Liên hiệp quốc, trong đó mục tiêu giảm nghèo là ấn tượng nhất.

696



Thứ năm, thực hiện hiệu quả chính sách ASXH đã tạo động lực quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
ĐVT: %
Năm

2006

2007

2008

2009

Tốc độ
TTKT

8,23

8,46

6,31

5,32

2010

2011


6,42

2012

6,24

2013

5,25

2014

5,42

2015

5,98

6,68

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê)
Việt Nam luôn là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì tương đối
ổn định của thế giới
Thứ sáu, hệ thống bảo hiểm xã hội được củng cố và ngày càng mở rộng.
Hệ thống bảo hiểm xã hội được xây dựng và ngày càng mở rộng với các hình thức
cơ bản như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm hưu trí bổ sung…
Nếu như năm 1995, Ngành BHXH mới chỉ quản lý 2,2 triệu lao động, thì đến cuối
năm 2014, số người tham gia BHXH, BHYT đã lên tới trên 64 triệu người; số thu vào Quỹ
BHXH, Quỹ BHYT tính đến năm 2014 lần lượt tăng hơn 160 lần và 50 lần so với năm

1995. [10]
Từ năm 1995 đến nay, toàn Ngành đã giải quyết cho trên 67,5 triệu lượt người
hưởng các chế độ BHXH như các chế độ BHXH hàng tháng, các chế độ BHXH một lần,
các chế độ ngắn hạn (bao gồm: ốm đau, thai sản, phục hồi sức khỏe), chế độ bảo hiểm thất
nghiệp….[10]
Thứ sáu, các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân ngày càng được cải thiện, nhất
là các nhóm yếu thế.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 - 2014
Chỉ tiêu
Chi tiêu bình quân/người 1 tháng
Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh
Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh
Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt
Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền
Diện tích nhà ở bình quân đầu người

ĐVT
Nghìn
đồng
%
%
%
%
m2

2006

2008

2010


2012

2014

511,0

792,0

1.211,0

1.603,0

1.888,0

89,1
59,1
96,0
99,0
14,7

92,1
65,0
97,6
99,0
16,3

90,5
75,7
97,2

98,4
17,9

91,0
77,4
97,6
99,4
19,4

93,0
83,6
98,3
99,7
21,4

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê)
Người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản là vấn đề đặc biệt quan
trọng trong chính sách an sinh xã hội nhằm hướng đến mục tiêu công bằng xã hội. Nhà
nước đã từng bước loại bỏ những rào cản liên quan đến các thủ tục hành chính để các
nhóm yếu thế như người di cư, người nghèo, người nhận trợ giúp xã hội có thể dễ dàng

697


tiếp cận các dịch vụ cơ bản một cách công bằng. Các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y
tế, nhà ở, nước sạch, thông tin… ngày càng được cải thiện về mặt chất lượng.
Thứ bảy, công tác trợ giúp xã hội cho các nhóm đặc thù được quan tâm và phát
triển.
Đến nay, đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định
của Chính phủ; hơn 40 Thơng tư, thơng tư liên tịch và nhiều văn bản có nội dung liên quan

quy định khn khổ pháp luật, chính sách trợ giúp xã hội [11]
Tính đến cuối năm 2015, cả nước đã giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên
2,643 triệu đới tượng. Trong đó: người cao tuổi trên 80 tuổi khơng có lương hưu 1.454
ngàn người; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 85 ngàn người; người khuyết tật nặng
và đặc biệt nặng 896 ngàn người; trẻ em mồ cơi khơng có nguồn ni dưỡng 45 ngàn trẻ;
người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo 113 ngàn người; ngồi ra, cịn khoảng 50 ngàn
đối tượng khác. Kinh phí chi trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi
phí mai táng cho các đối tượng khoảng 13 nghìn tỷ đồng/năm. [11]
Hiện nay, cả nước có 408 cơ sở trợ giúp xã hội, gồm 194 cơ sở cơng lập và 214 cơ
sở ngồi cơng lập, được thành lập, trong đó, có 31 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 71 cơ sở
chăm sóc người khuyết tật, 139 cơ sở chăm sóc trẻ em, 102 cơ sở tổng hợp, 31 cơ sở chăm
sóc người tâm thần, 34 Trung tâm công tác xã hội với khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên.
[11]
2.2 Hạn chế và những vấn đề đặt ra
Thứ nhất, nội dung và yêu cầu trong cơng tác tun truyền về chính sách ASXH
chưa đầy đủ, kịp thời và rõ ràng đối với những đối tượng liên quan.
Các văn bản hướng dẫn, thực thi nhiều khi khơng được cơng khai minh bạch và cịn
chồng chéo nhau. Các thơng tin về nhà ở cho người có thu nhập thấp chưa rõ ràng, cụ thể
đến đối tượng có nhu cầu. Thơng tin pháp luật về ASXH ở các vùng nơng thơn, vùng núi
cịn nhiều hạn chế, cách tiếp cận chưa hiệu quả dẫn đến người dân chưa thực sự hiểu biết
về quyền lợi và nghĩa cụ của mình trong thực tế.
Thứ hai, chênh lệch phát triển giữa các vùng vẫn còn, đời sống của nhân dân vùng
sâu, vùng xa cịn gặp nhiều khó khăn.
Do đặc điểm địa lý, văn hóa, lịch sử của từng vùng cũng như điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau nên đời sống của nhân dân vẫn cịn gặp khó khăn, đặc biệt là
nhân dân vùng sâu, vùng xa. Thu nhập bình quân của người lao động ở Việt Nam thuộc
nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Thu nhập bình qn đầu người giữa thành thị và
nơng thơn, giữa đồng bằng và miền núi là khác nhau. Vấn đề đảm bảo vệ sinh nước sạch,
vấn đề lương thực, thực phẩm chưa thực sự được quan tâm sâu rộng.
Thứ ba, nguồn lực cho việc thực hiện ASXH, nhất là nguồn lực tài chính cịn hạn

hẹp.
Nguồn lực tài chính chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí từ tổ
chức, đồn thể, cá nhân, doanh nghiệp có tấm lịng hảo tâm chiếm một phần nhỏ. Vì thế,
việc thực hiện ASXH chưa thực sự sâu rộng trong nhân dân dẫn đến việc chưa phát huy

698


được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong xã hội nhằm khai thác hiệu quả các
nguồn lực bổ sung để thực hiện các mục tiêu mà ASXH hướng tới.
Thứ tư, chất lượng dịch vụ ASXH mặc dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so
với một số nước trong khu vực và thế giới.
Các tiêu chí như chất lượng giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch chưa đảm bảo, các
nguyên tắc của hệ thống ASXH, quyền an sinh, sự tương trợ giữa các cá nhân, nhóm xã
hội, gắn trách nhiệm và quyền lợi... chưa được nhận thức một cách đầy đủ trong thực tiễn.
3. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả an sinh xã hội Việt
Nam
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân về chính sách an
sinh xã hội, thực hiện xã hội hóa an sinh xã hội.
Công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân
là rất cần thiết. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động trong nhân dân nhằm tăng cường tinh thần tương thân, tương ái, tạo bầu khơng
khí hiểu biết, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng và xã hội.
Thực tế cho thấy, các hình thức tuyên truyền, vận động cũng phải được đa dạng,
phong phú và phù hợp với từng đối tượng tham gia thực hiện chính sách ASXH như thơng
qua tọa đàm, hội thảo, phát thanh, tuyên truyền trong khu phố, tổ dân cư, tổ chức các hội
thi dưới dạng sân khấu hóa...
Cụ thể như tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu biết và tự nguyện tham
gia BHXH, BHYT; vận động các tổ chức từ thiện quốc tế hỗ trợ đối tượng có hồn cảnh
khó khăn hịa nhập cộng đồng; vinh danh các cá nhân tích cực có đóng góp to lớn trong

việc thực thi các chính sách ASXH.
Ngồi ra, công tác tuyên truyền, vận động phải được thực hiện thường xuyên, liên
tục thông qua các phương tiện truyền thông. Việc làm đó được sự quan tâm, giúp đỡ của
các tổ chức từ thiện trong nước và quốc tế.
Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững làm nền tảng vật chất và
nguồn lực vững chắc cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Phát triển kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực vật chất bảo đảm tính bền vững của chính
sách ASXH. Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh hội nhập sâu rộng, tăng cường hợp tác đầu
tư phát triển kinh tế với các nước, phát triển các đặc khu kinh tế, khu cơng nghiệp sẽ góp
phần giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững cho người
dân. Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo sinh kế bền vững, ứng dụng
khoa học - cơng nghệ trong q trình sản xuất.
Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ASXH, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nhân tố quan trọng để chính
sách ASXH tránh sự chồng chéo, thiếu hiệu quả và không đồng bộ. Bởi vậy, Việt Nam cần
đầu tư, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực ASXH cả về số lượng và chất

699


lượng. Tăng cường mở các lớp tập huấn định kì hàng tháng; tổ chức hội thảo, tọa đàm
nhằm trao đổi kinh nghiệm thực hiện chính sách ASXH ở các địa phương với nhau; mở
khóa đào tạo ngắn và trung hạn liên quan đến chính sách và q trình thực hiện ASXH.
Mặt khác, các địa phương cần chủ động liên kết với cơ sở đào tạo uy tín, đúng chuyên
ngành để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực ASXH.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đầu tư cơ sở làm việc cho cán bộ. Trang thiết bị,
cơ sở vật chất đảm bảo sẽ giúp đội ngũ cán bộ thực hiện tốt cơng tác tun truyền, vận
động tồn xã hội tích cực tham gia các chương trình, dự án. Các địa phương cần lập dự
toán và đầu tư kinh phí phát triển cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống tư liệu, tài liệu tham

khảo về ASXH và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của đội ngũ cán bộ.
Thứ tư, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với
việc xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn
của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mà chúng ta xây dựng.
Nó cịn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội
đất nước. Do vậy cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Kết luận
Trong hơn 30 năm Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ln có chủ trương nhất qn là
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo cơng bằng và tiến bộ xã hội, trong đó việc
xây dựng và thực hiện chính sách ASXH là một vấn đề hết sức quan trọng. Với nền tảng
vật chất là sự tăng trưởng kinh tế dưới xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, hệ thống chính
sách an sinh xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm cho chất lượng cuộc sống
của nhân dân được đảm bảo, tăng cao; từng bước rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu
nghèo. Trên cơ sở hệ thống hóa lại các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước
về an sinh xã hội, đánh giá những thành tựu và hạn chế, bài viết đã đề xuất một số kiến
nghị và hàm ý chính sách để thúc đẩy việc thực hiện an sinh xã hội ngày càng có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chỉ đạo tổng kết - Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Báo
cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - Thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

700



Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa X.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa X.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo tổng kết - Một số vấn đề lí luận, thực tiễn qua
30 năm đổi mới (1986 -2016), NXB Chính trị quốc gia.
[10]. Đỗ Thị Xuân Phương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam 20 năm xây dựng và phát triển, Hà
Nội, 2015.
[11]. Nguyễn Trọng Đàm, Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và giải pháp
đổi mới giai đoạn tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2016.
[12]. Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2015, Hà Nội, 2016
[13]. Viện Khoa học Lao động và xã hội (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt
Nam đến năm 2020, Hà Nội.

701



×