Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tổng thể phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và những vấn đề cần phải hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
------------ᴼᴼᴼ------------

BÀI THẢO LUẬN
MƠN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

Đề tài: Tổng thể phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam và những vấn đề cần phải hoàn thiện

Giáo viên hướng dẫn: Lê Nam Long
Lớp: 2001BKSC2311
Nhóm: 6

Hà Nội, 2020

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã
từng bước trưởng thành và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong cơng
cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước cũng như đóng góp to lớn vào quá trình hội
nhập quốc tế sâu rộng của nước ta.
Là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thị trường chứng khoán đã
tạo ra sức hấp dẫn ngay từ giai đoạn mới hình thành. Từ những con số vốn hóa cịn khiêm
tốn đến nay vốn hóa thị trường chứng khốn Việt Nam đã đạt hàng tỷ đơ la. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính và phối hợp của các bộ,


ngành, sự ủng hộ của cơ quan thơng tấn báo chí, ngành Chứng khốn đã đạt được những
thành tựu to lớn, đáng tự hào: tạo lập được một thể chế TTCK phù hợp với trình độ phát
2|Page


triển của đất nước, từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; ngày càng hồn thiện hệ
thống khn khổ pháp lý, cơ chế chính sách từ luật, đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư
trong nước và nước ngồi,…Tuy vậy, TTCK Việt Nam vẫn cịn bộc lộ nhiều tồn tại, và
những yếu kém này tiềm ẩn những rủi ro hệ thống nếu khơng kịp thời được hồn thiện sẽ
gây ra những hậu họa khôn lường cho TTCK Việt Nam và tồn bộ nền kinh tế. Khủng
hoảng tài chính thế giới năm 2008 cho Việt Nam một bài học kinh nghiệm lớn là cần phải
phát triển bền vững hệ thống tài chính trong đó có thị trường chứng khốn, đó là cần phải
phát triển TTCK một cách vững chắc, khơng nóng vội với một tầm nhìn lâu dài theo quan
điểm phát triển bền vững.
Từ cơ sở trên, nhóm 6 sẽ nghiên cứu đề tài: “Tổng thể phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam và những vấn đề cần phải hồn thiện” để từ đó có những định
hướng, giải pháp góp phần hồn thiện những vấn đề cịn tồn tại của TTCK.

CHƯƠNG 1: TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Giai đoạn 2000 – 2004
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở
nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì
có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở
quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn khơng ngừng tăng lên thì hình thức vay,
cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Như vậy cần phải có
một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là
thị trường tài chính. Thơng qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy

3|Page



động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân
chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm:
- Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các cơng cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm.
- Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các cơng cụ tài chính trung và dài hạn.
Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn
chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn
cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng
các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thơng
qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp cịn huy động vốn thơng
qua hình thức phát hành chứng khốn. Khi một bộ phận các chứng khốn có giá trị nhất
định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khốn. Đây chính là sự ra đời
của Thị trường chứng khốn với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp
ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại.
→ Các cột mốc lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này như
sau:
- Mở đầu bằng việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam vào ngày
28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ.
- 2 năm sau đó, thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức được khai sinh khi Nghị
định số 48/CP của Chính phủ được ký vào ngày 11/7/1998. Ngay trong ngày hơm đó,
Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và đặt cơ sở
tại TP.HCM và Hà Nội.
- Ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) đã
chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu REE
và SAM. Năm 2000, với 02 công ty niêm yết khi đưa TTGDCK TP.HCM vào hoạt động,
TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm.
- Trong giai đoạn 2000-2002, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM,
tuy nhiên, số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này, TPCP tương đối kém
4|Page



thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị TPCP niêm
yết.
- Chỉ số VN-Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau
đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại
vào cuối năm 2003.
- Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và
năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các
tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn
với TTCK. Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trường mới chỉ có 7 cơng ty
chứng khốn và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một cơng ty quản lý quỹ nào.
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

Số CT NY/ĐKGD

5

5


20

22

26

Mức vốn hóa TTCP (% GDP)

0.28

0.34

0.48

0.39

0.64

Số lượng CTCK

3

8

9

11

13


Số tài khoản KH

2908

8774

13520

15735

21616

Giai đoạn từ 2000 - 2004 đánh dấu khởi đầu của thị trường chứng khốn, hay cịn
được coi là giai đoạn chập chững tập đi. Trong suốt giai đoạn này, vốn hóa thị trường chỉ
đạt mức trên dưới 1% GDP, gần như khơng có thay đổi gì nhiều. Trong những năm đầu,
TTCK khơng thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn
biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng
tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân. Thị trường chứng
khốn giai đoạn 2000-2005 ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, mức độ ảnh
hưởng thấp.
1.2. Giai đoạn 2005 – 2007
Tiếp nối giai đoạn từ năm 2000 – 2004, từ năm 2005 – 2007 là giai đoạn phát triển
bùng nổ của thị trường chứng khoán tại Việt Nam, được nhà nước đầu tư chú trọng.

5|Page


 Khởi đầu cho giai đoạn này, năm 2005 là năm thị trường chứng khốn Việt Nam có
rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra:
- Triển khai hoạt động bán đấu giá cổ phần qua trung tâm giao dịch chứng

khoán: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành triển khai hoạt động bán đấu giá cổ
phần lần đầu cũng như đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước qua Trung tâm Giao dịch
Chứng khốn Tp.HCM và Hà Nội. Thơng qua hoạt động này, các nhà đầu tư đặc biệt là
các nhà đầu tư cá nhân đã có cơ hội bình đẳng trong việc nhận được thơng tin cũng như
mua được cổ phần mà họ quan tâm.
- Tăng cường công tác tạo hàng cho thị trường chứng khoán: Thủ tướng Chính
phủ cũng đã ban hành Quyết định 528 QĐ-TTg ngày 14/6/2005 về việc phê duyệt danh
sách các công ty cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch
tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (Tp.HCM và Hà Nội). Quyết định này đã làm thị
trường đấu giá cổ phần trong năm qua sôi động hẳn lên. Tính đến hết ngày 15/12/2005,
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã thực hiện bán đấu giá cho 31 doanh
nghiệp, tổng giá trị cổ phần bán được trong thời gian qua đạt xấp xỉ 1.091 tỷ đồng.
- Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Hà Nội chính thức hoạt động: Việc ra đời
của Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Hà Nội ngày 8/3/2005 đã hỗ trợ tích cực hơn cho
tiến trình cổ phần hố, tạo sự kết gắn giữa cổ phần hoá với thị trường chứng khoán, đồng
thời tạo điều kiện mở rộng phạm vi thị trường chứng khốn có tổ chức, bảo vệ lợi ích cho
nhà đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp và cơng chúng với thị trường
chứng khốn.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán: Trong năm 2005, Việt Nam đã ký
nhiều bản ghi nhớ liên kết phát triển thị trường chứng khoán với nhiều nước trên thế giới.
Cụ thể là sự liên kết kết nối 2 nền kinh tế Việt Nam – Singapore về việc niêm yết chứng
khoán ở hai thị trường này. Theo đó, sẽ chọn lựa một số công ty tiêu biểu của
Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore và ngược lại. Cũng trong năm
đó, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về quản lý chứng
khoán và thị trường chứng khoán với Ủy ban Giám quản Chứng khoán (Trung Quốc).
6|Page


- Thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán: Ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính
phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Lưu ký

Chứng khoán. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước
(Bộ Tài chính). Trung tâm này có nhiệm vụ thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán
chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch mua, bán chứng khoán. Trung
tâm Lưu ký Chứng khốn có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Tp.HCM.
- Ra mắt Câu lạc bộ các công ty niêm yết: Câu lạc bộ các cơng ty niêm yết đã
chính thức ra mắt vào ngày 16/8/2005 tại Tp.HCM. Tại thời điểm ra mắt, Câu lạc bộ các
công ty niêm yết gồm 31 thành viên (29 cơng ty có cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán Tp.HCM, ngân hàng chỉ định thanh tốn, cơng ty quản lý quỹ VFM)
và hiện tại, số thành viên này đã tăng lên 33.
- Tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài: Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg
ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngồi vào thị
trường chứng khốn Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán
trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm
yết, đăng ký giao dịch (thay vì là 30%). Nhà đầu tư nước ngoài cũng được sở hữu tối đa
49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng
khốn, đồng thời khơng giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức
phát hành.
- Ban hành Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán: Ngày 1/11/2005 Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ký Quyết
định số 491/QĐ-UBCK về việc ban hành Quy chế mẫu về đấu giá cổ phần tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán. Quy chế này cụ thể hoá việc bán đấu giá cổ phần tại các Trung
tâm Giao dịch Chứng khốn theo quy định tại Thơng tư 126/2004/TT-BTC ngày
24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ
phần theo quy định Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Dựa trên Quy chế
mẫu, các trung tâm giao dịch chứng khoán ban hành các quy chế cho từng lần đấu giá.

7|Page


- Năm của các công ty quản lý quỹ: Trong 2005, có 4 cơng ty quản lý quỹ được

cấp phép thành lập. Đó là Cơng ty quản lý quỹ Manulife với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng,
Công ty quản lý quỹ đầu tư Prudential Việt Nam với số vốn điều lệ là 23 tỷ đồng, Công ty
liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank với vốn điều lệ 8 tỷ đồng
(Vietcombank chiếm 51% và Viet Capital chiếm 49%) và Công ty TNHH quản lý quỹ
đầu tư chứng khốn Bảo Việt vốn điều lệ 25 tỷ đồng.Các cơng ty quản lý quỹ này được
hoạt động trong các lĩnh vực: lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và
đầu tư chứng khốn theo quy định của pháp luật.
- Phát hành trái phiếu quốc tế: Việt Nam đã phát hành trái phiếu Chính phủ trên
thị trường chứng khoán New York và đã thu được thành cơng ngồi mong đợi. Có 750
triệu USD được giao dịch ở thị trường này để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư lớn
ở Hoa Kỳ cũng như trên thế giới. Các nhà đầu tư đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ
USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán là 750 triệu USD. Nguồn vốn huy động từ nước
ngoài này sẽ được dùng vào các dự án kinh tế có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tổng công
ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) được chọn là một trong những công ty Nhà
nước đầu tiên sẽ được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu trong đợt phát hành đầu tiên này.
Có thể nhận xét rằng năm 2005 là khởi đầu vững chắc cho giai đoạn bùng nổ này, bước
đầu có những cột mốc quan trọng làm tiền đề cho những năm sau.

Năm 2005, VN-Index tăng mạnh 30% chạm mốc 307,5 điểm
8|Page


 Năm 2006, của thị trường chứng khoán Việt Nam được các tạp chí, báo đài cả trong
nước và ngồi nước đánh giá là một năm có một khơng hai trong lịch sử, để lại vô cùng
nhiều dấu ấn mạnh mẽ:
- Thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh nhất thế giới: Vào giữa năm
2006, kênh truyền thông CNN đã nhận định chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán
Việt Nam lên gần 600 điểm vào đầu tháng 4 là chỉ số tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế
giới chỉ sau Zimbabwe. Đến cuối năm 2006 chỉ số VN-Index tiếp tục tăng hơn 30% và
đạt mức 751,77 điểm (tăng 144,8% so với cuối năm 2005), chính thức ghi dấu Việt Nam

trở thành TTCK tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2006.
- Luật Chứng khoán tạo ra một cuộc đua mới: Luật Chứng khốn sau khi được
thơng qua trong phiên họp thứ 9 của Quốc hội khóa XI ngày 23/6/2006 đã được ban hành
ngày 1/7/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2007. Luật ra đời với nhiều sửa đổi như nâng
vốn điều lệ tối thiểu của một cơng ty chứng khốn lên 170 tỷ đồng, của công ty quản lý
quỹ lên 25 tỷ đồng. Chính những thay đổi này đã gián tiếp tạo ra cuộc đua thành lập cơng
ty chứng khốn và công ty quản lý quỹ trong vài tháng qua với tổng cộng hơn 70 công ty
đã được cấp phép mới.
- Chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất: Ngay đầu năm, TTCK đã
khởi đầu một cơn sốt kéo dài hơn 2 tháng làm nhiều người lo ngại cho nguy cơ “bong
bóng” do việc tăng giá quá nhanh của thị trường và nhiều nhà đầu tư lao vào mua cổ
phiếu theo phong trào. Nhiều người dân đã chuyển từ các kênh đầu tư phổ biến trước đây
như gửi tiết kiệm, mua ngoại tệ, nhà đất… sang đầu tư cổ phiếu. Chứng khoán trở thành
kênh đầu tư mới và hấp dẫn nhất trong năm 2006 bất chấp điều này làm cản trở sự hồi
phục của thị trường địa ốc.
- Cắt giảm ưu đãi thuế - tháng 12 đua nhau lên sàn: Theo Cơng văn số
10997/CV-BTC của Bộ Tài chính ngày 8/9/2006, các doanh nghiệp lên niêm yết và đăng
ký giao dịch trên TTCK sau ngày 31/12/2006 không được hưởng ưu đãi miễn giảm 50%
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp kể từ ngày lên sàn như trước đây, tạo ra
cuộc đua thứ hai trên TTCK là đua lên sàn. Chỉ trong tháng 12 có đến 51 chứng khoán
9|Page


mới niêm yết tại TTGDCK TPHCM và 69 cổ phiếu khác tranh nhau giao dịch tại
TTGDCK Hà Nội, nâng tổng số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giao dịch trên cả 2 thị trường
lên con số 195 đơn vị với quy mô vốn hơn 25.000 tỷ đồng mệnh giá.
- Cổ phiếu ngân hàng gây “đau đầu” cho giới đầu tư: Năm 2006 lại một lần nữa
chứng kiến ngân hàng và cổ phiếu của họ tiếp tục thành công rực rỡ. Ngân hàng Á Châu
với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi thành công đến mức khiến giới đầu tư và
hàng loạt ngân hàng khác cũng phát hành trái phiếu như Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng

Quân đội… Giá các cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của những ngân hàng này liên tục
được “đội” lên. Năm 2006 cũng ghi nhận cổ phiếu đầu tiên ngành ngân hàng lên niêm yết
của Sacombank và là cổ phiếu có quy mơ vốn cao nhất sàn TP.HCM đến nay.
- TTCK tăng nóng sau ngày Việt Nam gia nhập WTO: Nhiều nhà phân tích đánh
giá cao triển vọng của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh các cơ hội
thì vẫn cịn phải chịu nhiều thách thức, nhưng TTCK khơng cảm nhận vậy, các nhà đầu tư
chỉ nhìn thấy một “biển” cơ hội phía trước và giá cổ phiếu cứ vùn vụt tăng từng ngày kể
từ đầu tháng 11, thời điểm Việt Nam ký kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.
- Tổng thống Mỹ G.W. Bush thăm TTGDCK TPHCM: Ngày 20/11/2006, Tổng
thống Mỹ G.W. Bush đã đến thăm Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK)
TPHCM và gặp gỡ quan chức của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Việc Tổng thống
Mỹ đích thân gõ chiêng mở cửa phiên giao dịch đã kích thích sức mua mạnh mẽ trên thị
trường. Lần đầu tiên giá trị giao dịch khớp lệnh của sàn chứng khoán TPHCM vượt
ngưỡng 21 triệu USD/ngày và với hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài cùng lúc đánh giá rất
tốt về Việt Nam, các kỷ lục về giá trị giao dịch liên tục bị phá vỡ.
- VN-Index đạt kỷ lục trong hơn 6 năm qua: Mức 809,86 điểm mà VN-Index đạt
được ngày 20-12 khiến tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước phải thừa nhận tỷ suất
lợi nhuận cực cao của TTCK Việt Nam. Đây là chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất kể từ
khi TTCK chính thức hoạt động 28-7-2000. Điều này cũng khiến hàng loạt quỹ đầu tư
nước ngoài đã và đang gấp rút tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường mới nổi nhưng cực
kỳ hấp dẫn này.
10 | P a g e


- Tổng giá trị thị trường cổ phiếu chiếm trên 25% GDP cả nước: Tổng giá trị
vốn hóa thị trường của cổ phiếu tồn TTCK theo số liệu mới cơng bố của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đạt trên 240.000 tỷ đồng (15 tỷ USD), chiếm khoảng 25% GDP cả nước.
Trong đó giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết tại sàn TPHCM gần 148.000 tỷ đồng (9 tỷ
USD) chiếm 15,36 GDP; giá trị thị trường cổ phiếu giao dịch tại sàn Hà Nội trên 102.000
tỷ đồng (6 tỷ USD) chiếm khoảng 10% GDP. Như vậy mục tiêu Chính phủ đặt ra cho

chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 có quy mơ bằng 10%-15% GDP đã nhanh
chóng vượt xa trong năm 2006.
 Năm 2007, thị trường giao dịch chứng khoán TP.HCM chuyển thành Sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM (HoSE) và chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30/7 để
tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư. Đây cũng là năm bắt
đầu làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp lớn như
Tổng công ty Bảo Việt và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Đỉnh lịch sử VN-Index ngày 12/3/2007

11 | P a g e


1.3. Giai đoạn 2008 – 2010
 Năm 2008, đúng lúc thị trường đang có triển vọng phục hồi bền vững hơn thì khủng
hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu phát nổ. Năm 2018 của thị trường chứng khốn Việt
Nam có thể được nhìn lại qua 10 sự kiện nổi bật sau đây:
- Vn-Index liên tục lập đáy mới: Chỉ số chứng khoán sàn TP HCM sụt gần 70%
giá trị so với giao dịch mở hàng đầu năm ngày 2/1, và càng tệ hại hơn nếu nhìn lại đỉnh
cao trên 1.000 điểm năm 2007. Lạm phát kỉ lục, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất
cân đối trong tài chính vĩ mơ khiến Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ, ngân hàng siết vốn
đổ vào chứng khoán. Gượng dậy được một chút, Vn-Index lại hứng thêm cơn bão khủng
hoảng tài chính tồn cầu, đưa chỉ số về khởi điểm của 3 năm trước, thiết lập đáy tại mức
286,85 điểm, một con số khơng ai có thể nghĩ tới trong những tháng đầu năm. Thảm hại
hơn, HaSTC-Index còn rơi khỏi vạch xuất phát 100 điểm, "bốc hơi" gần 67% giá trị so

12 | P a g e


với


đầu

năm.

Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2008
- SCIC ứng cứu thị trường: Ngừng bán cổ phiếu tự doanh, dừng phát hành trái
phiếu Chính phủ, lập quỹ bình ổn giá, ngưng niêm yết mới... là những hiến kế từ khắp nơi
gửi về trong bối cảnh Vn-Index sụt giảm thảm hại. Thậm chí, giới chứng khốn cịn tính
đến khả năng tạm đóng cửa thị trường vài ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc
dừng giao dịch 3 phiên tại HOSE do trục trặc kỹ thuật lại được nhà đầu tư hồ hởi đón
nhận thay vì giận dữ bởi lỡ mất cơ hội kiếm lời. Liều thuốc được duyệt để chạy chữa là
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tung tiền mua cổ phiếu thanh
khoản cao. Song SCIC không phải là biệt dược, dù số tiền bỏ ra được dự đoán lên đến
5.000 tỉ đồng. Vn-Index “tỉnh lại” khơng đầy 10 phiên rồi ngã ngay sau đó.

13 | P a g e


- Giải pháp biên độ: SCIC khơng hồn thành sứ mệnh ngăn thị trường suy giảm.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước phải dùng giải pháp hành chính khi 4 lần điều chỉnh biên
độ. Tuy nhiên, động thái này chỉ trấn an tâm lý nhà đầu tư và hãm lại tốc độ rơi mãnh liệt
của chứng khoán. Liều thuốc biên độ trong gần 5 tháng áp dụng cũng không giúp VnIndex nhích lên điểm nào, có chăng chỉ là sự phản ứng tích cực tức thì để rồi giằng co
mãi quanh mốc 500. Thanh khoản thị trường khoác lên gam màu tối khi giao dịch tẻ nhạt,
ở mức vài triệu chứng khốn thực hiện mỗi phiên. Cũng chính vì là giải pháp tình thế, áp
dụng lúc thị trường nguy cấp cho nên cơ quan quản lý từng bước trả biên độ về như cũ
vào ngày 18/8 (5% tại HOSE và 7% trên HASTC).
- Phá sản tại các cơng ty chứng khốn: Có thể nói năm 2008 là mùa thất bát đối
với nghề từng được coi là thời thượng. Công ty chứng khốn Asean phải giải thể khi chưa
ra mắt chính thức ngày nào. Hay câu chuyện của cơng ty chứng khốn Thái Sơn phải

thanh lý toàn bộ cơ sở vật chất để trả lương cho nhân viên khi cổ đông sáng lập khơng
sẵn lịng thanh tốn.
- Cổ phiếu đầu tiên tính chuyện hủy niêm yết: Lần đầu tiên trong lịch sử 8 năm
trên thị trường chứng khoán xảy ra trường hợp cổ phiếu bị treo giò, hạn chế giao dịch và
đứng trước nguy cơ loại khỏi sàn niêm yết. Hiện tượng Bông Bạch Tuyết như giọt nước
tràn ly sau bao ngày lỗ thật, lời giả. Mức lỗ tổng cộng trong năm 2006, 2007 gần 15 tỷ
đồng. Cứu cánh đưa BBT thoát khỏi bờ vực phá sản là phát hành cổ phiếu tăng vốn điều
lệ lại bị chính nội bộ cơng ty phản đối - Dệt may Gia Định (chiếm 30% cổ phần). Viễn
cảnh BBT mù mịt khi thua tiếp 9,3 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2008 và gần như nắm chắc
khả năng bị hủy niêm yết. Scandal Bông Bạch Tuyết đưa giá cổ phiếu này tụt xuống mức
thấp nhất trong số 174 mã niêm yết trên HOSE.
- Đìu hiu đấu giá cổ phần: Năm 2008 cũng chứng kiến giai đoạn thất thu đối với
hoạt động phát hành huy động vốn. Biến động kinh tế vĩ mô cùng thế giới khiến tổng vốn
huy động qua thị trường chỉ đạt 20.000 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2007.
- Chợ OTC lỗi hẹn: Giới đầu tư cũng nhìn nhận chưa năm nào như năm này, giá
giao dịch trên OTC suy giảm cực mạnh, lùi về mệnh giá và thậm chí tuột khỏi 10.000
14 | P a g e


đồng, trong đó có cả ngành ngân hàng, sau giai đoạn đỉnh cao năm 2007. Giá nhiều cổ
phiếu cứ trong tư thế đi ngang suốt thời gian dài bởi không một ai đả động ngỏ mua.
- Trì hỗn tách bạch tài khoản giao dịch chứng khoán: Ủy ban chứng khoán
Nhà nước ra tối hậu thư buộc các công ty chứng khoán phải tách bạch tài khoản giao dịch
của nhà đầu tư, chuyển sang ngân hàng quản lý vào đầu tháng 3 nhằm tạo tính minh bạch
trên thị trường. Tuy nhiên, quyết định này được du di cho lùi lại đến ngày 1/10. Thế
nhưng, việc tách bạch quản lý tài khoản tiếp tục lỗi hẹn sau gần 2 năm có quyết định.
- Cổ tức trái mùa: Cuối năm là thời điểm các cơng ty quyết tốn, thu nợ và chỉ lên
kế hoạch thanh toán cổ tức. Thế nhưng, khá ấn tượng, thị trường những tháng cuối năm
2008 lại hết sức rôm rả chuyện tạm ứng cổ tức. Các doanh nghiệp đua nhau tạm chia lợi
nhuận cho cổ đông trước ngày 31/12, giúp nhà đầu tư né một phần thuế chứng khoán, áp

dụng vào năm sau. Động thái này khiến đôi bên cùng có lợi khi doanh nghiệp san sẻ
quyền lợi với cổ đông, nhà đầu tư bù lại những khoản lỗ nặng nề.
- Nhà đầu tư nước ngồi bán rịng: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bất ngờ
bộc phát và lan nhanh trên diện rộng ảnh hưởng nhanh chóng đến chứng khoán Việt
Nam. Bắt đầu vào tháng 8 và rõ hơn vào tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài miệt mài bán
ròng. Tâm lý nhà đầu tư nội vốn quan sát động thái mua bán của khối ngoại để ra quyết
định cũng hoảng sợ và xả hàng theo, góp phần kéo Vn-Index lùi gần 70% giá trị. Mua ít,
bán nhiều khiến cho giá trị giao dịch mua khối ngoại tính đến tháng 12 chỉ đạt 41.076 tỷ
đồng, sụt 38,5% so với 2007. Nếu năm trước, chênh lệch giá trị mua bán ước khoảng
35,4% thì năm 2007, khoảng cách này thu hẹp lại còn 19,4%.

15 | P a g e


 Năm 2009, TTGDCK Hà Nội chính thức hoạt động theo mơ hình Sở GDCK, đồng thời
khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết
(UPCoM) từ ngày 24/6. Cũng trong năm này, HoSE chính thức triển khai giao dịch trực
tuyến từ ngày 12/01 giúp lệnh giao dịch của nhà đầu tư được CTCK truyền thẳng vào hệ
thống của Sở mà không cần qua đại diện sàn.

Biến động các chỉ số chứng khoán 2008-2009
 Năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn đã được Quốc hội
thơng qua ngày 24/11. Cùng năm, Sở GDCK Hà Nội (HNX) chính thức thực hiện giao
16 | P a g e


dịch trực tuyến, cho phép NĐT nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống từ ngày 8/02. Sàn
UPCoM cũng kéo dài thời gian giao dịch và thay đổi phương thức giao dịch từ thỏa thuận
điện tử và thỏa thuận thông thường sang khớp lệnh liên tục từ ngày 19/7.


1.4. Giai đoạn từ 2011 đến nay
Trong giai đoạn này, nhóm lựa chọn phân tích một số năm tiêu biểu như sau:
 Năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà lao dốc
không phanh của cả hai chỉ số chính. Trong khi VN-Index giảm từ 486 điểm xuống mức
356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi
chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12.
- Lạm phát tăng cao: Lạm phát tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến
thị trường chứng khoán năm 2011. Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng
4/2011 với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%. Khi lạm phát tăng cao
khiến lãi suất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngân hàng Nhà
nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, và đến 30/6 tỷ trọng
dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so
với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/2011 tối đa là 16%.

17 | P a g e


- Đầu tư trực tiếp nước ngồi: Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt
Nam năm 2011 tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, nguồn vốn FDI năm 2011 đạt 14,7 tỷ USD,
giảm 26% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó vốn đăng ký mới giảm tới 35% khi chỉ đạt
11,6 tỷ USD. Tuy nhiên tỷ trọng đầu tư của nguồn vốn FDI đã có sự dịch chuyển, năm
2010 có tới 34,3% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực bất động sản trong khi năm 2011 này
thì chỉ có 5,8% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này cịn tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực cơng
nghiệp và xây dựng lần lượt là 54,1% và 76,4%.

18 | P a g e


- Xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với
năm 2010. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng

33% so với năm cùng kỳ 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD,
tăng 24,7%. Đơn giá của nhiều mặt hàng xuất - nhập khẩu tăng là yếu tố góp phần khá
lớn vào tăng trưởng xuất khẩu cũng như nhập khẩu.

- Tỷ giá: Tỷ giá USD/VND năm 2011 đã có nhiều biến động trong những tháng
đầu năm và sau đó được duy trì khá ổn định trong suốt năm. Việc duy trì mức tỷ giá trong
năm 2011 đã được hỗ trợ bởi tình hình cán cân thanh tốn tổng thể của đất nước ln
trong trạng thái thặng dư. Cụ thể, cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước đạt khoảng
2,5 – 4,5 tỷ USD do lượng kiều hối đổ về Việt Nam ước đạt khoảng 9 tỷ USD (cao hơn
khoảng 1 tỷ USD so với năm 2010), dự trữ ngoại hối cả năm ước đạt 15 tỷ USD (cao hơn
mức 12 tỷ USD của năm 2011) trong khi lượng vốn FDI giải ngân vẫn không đổi so với
năm 2010 và nhập siêu giảm tới 2,875 tỷ USD so với năm 2010. Nguồn ngoại tệ của hệ
thống ngân hàng được giữ ổn định, không có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản.

19 | P a g e


- Lãi suất: Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế, theo báo cáo của Ngân hàng
Nhà nước trong suốt năm 2011 khá ổn định. Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông
thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh
khác khoảng 17-21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-25%/năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng
cũng khơng có nhiều thay đổi. Mức lại suất trần đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng trở
lên được áp dụng trong cả năm 2011 là 14%/năm, còn mức lãi suất trần đối với tiền gửi
khơng kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng được NHNN khống chế ở mức 6%/năm.

20 | P a g e


- Tăng trưởng tín dụng: năm 2011 đạt 12%, trong khi tổng phương tiện thanh

toán cũng chỉ tăng 10%, vẫn thấp hơn nhiều so với mức cho phép theo Nghị quyết số
83/NQ-CP, tương ứng là 20% và 15-16% cho cả năm. Trong mức tăng tín dụng chung
12%, trong khi tăng trưởng tín dụng đồng nội tệ là khá thấp với mức tăng 10,2% thì tăng
trưởng tín dụng ngoại tệ vẫn còn khá cao với mức tăng 18,7%.

 Thị trường chứng khốn năm 2015
Tính hết năm 2015, vốn hóa thị trường đạt hơn 1.298,53 nghìn tỷ đồng. Trong đó,
vốn hóa trên sàn TP.HCM (HOSE) đạt 1.146,9 nghìn tỷ đồng, vốn hóa trên sàn Hà nội
21 | P a g e


(HNX) đạt hơn 151,6 nghìn tỷ đồng. Năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường
đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm
16,3% về khối lượng và 15,8% về giá trị giao dịch của năm 2014. Trên sàn HOSE, VNIndex tăng 4,13% so với cuối năm trước tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 28 tỷ cổ phiếu
(giảm 7,6% so với năm 2014), tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 482 nghìn tỷ đồng
(giảm 9,6% so với năm 2014). Trên sàn HNX, chiều ngược lại được chứng kiến khi HNIndex giảm 4,62% so với thời điểm cuối năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm
2015 đạt trên 11,55 tỷ cổ phiếu (giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch
cũng giảm 32,3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng.

 Thị trường chứng khốn năm 2016
Năm 2016, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng
trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, với các con số ấn tượng: Chỉ số VN-Index
tăng 15%, mức vốn hóa thị trường đạt 1.947 nghìn tỷ đồng, tương đương 43,2% GDP
năm 2016, tăng 43% so với cuối năm 2015. Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mơ giao
dịch bình qn đạt 6.900 tỷ đồng/phiên, tăng 40% so với bình quân/phiên năm 2015.
Tổng mức vốn huy động trên TTCK ước đạt 355 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm
2015.Tổng giá trị thu được qua CPH thoái vốn trên TTCK đạt trên 22 nghìn tỷ đồng. Về
hoạt động đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,69 triệu tài khoản, tăng 8%
22 | P a g e



so với cuối năm 2015. Giá trị danh mục đầu tư nước ngồi (ĐTNN) duy trì ở mức cao,
đạt 17,2 tỷ USD vào cuối tháng 11/2016 (tăng 17% so với cuối năm 2015). Năm 2016
quy mô của TTCK (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đạt trên 70% GDP, tổng giá trị huy
động vốn qua TTCK ước đạt trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp bình qn 24% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội và huy động được hơn 17 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

 Thị trường chứng khoán năm 2017
Đầu năm 2017, nhiều chuyên gia đều nhận định rằng, chỉ số VN-Index sẽ dao
động xung quanh mốc 800 điểm, thậm chí những nhận định khả quan nhất cũng chỉ dự
báo đạt tới 850 điểm. Nhưng diễn biến thực tế của chỉ số VN-Index trong năm 2017 quả
thực là tích cực vượt ngồi dự báo. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, tính
đến ngày 19/12/2017, chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016.
Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 111,61 điểm, tăng 41,5% so với cuối năm 2016.
Trước đó, có những thời điểm VN-Index đã vượt mốc 970 điểm - một con số kỷ lục trong
gần 10 năm qua và có lẽ người lạc quan nhất cũng chưa từng nghĩ tới vào thời điểm đầu
năm.
Tính tới thời điểm 19/12, mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 3.360
nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu
23 | P a g e


đặt ra cho năm 2020. Về quy mô giao dịch, ước tính chung 12 tháng đầu năm, tổng giá trị
giao dịch bình qn phiên tồn thị trường đạt 13.870 tỷ đồng, tăng 46,3% so với bình
quân cả năm trước, trong đó giao dịch trái phiếu đạt gần 8.890 tỷ đồng/phiên, tăng 38%;
giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 63%.
Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng (tính đến ngày 30/11/2017) đạt 1,9
triệu tài khoản (trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 22.114 tài khoản) tăng
11,1% so với cuối năm 2016.
Thị trường chứng khoán ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền khối ngoại. Trong

khi hai quỹ ETFs ngoại lớn nhất thị trường ở trạng thái “rút rịng”, nhưng tính chung cả
thị trường, khối ngoại vẫn duy trì lực mua rịng kỷ lục. Tính tới đầu tháng 12, khối ngoại
đã mua rịng hơn 26 nghìn tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và hơn 18,5 nghìn tỷ đồng
trái phiếu.

 Thị trường chứng khoán năm 2019
Đến năm 2019, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, số
lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán là 1.605
cơng ty, với khối lượng chứng khốn là 150 tỷ chứng khoán. Theo số liệu sở Giao dịch
24 | P a g e


chứng khốn TP.HCM (HoSE), tính đến 31/12/2019, vốn hóa thị trường cổ phiếu trên sàn
đạt 3,29 triệu tỉ đồng, tương đương 143 tỉ USD, tăng 14,6% so với cuối năm 2018, chiếm
khoảng 95% vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết. Trong năm có 748 cổ phiếu và chứng
chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch và 826 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom với
tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 1.385 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm
2018. Quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu đạt 1.184 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so
với cuối năm 2018 (tương đương với 21,4% GDP). Tổng giá trị giao dịch bình quân
phiên đạt 9.139 tỷ đồng, tăng 3,4% so với bình quân năm 2018, trong đó tỷ trọng giao
dịch repo có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng lớn hơn tỷ trọng giao dịch mua bán
thông thường.
Ngày 1/12/2019, lần đầu tiên sau 14 năm, NHNN quyết định hạ lãi suất tiền gửi dự trữ
bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng từ mức 1,2%/năm về mức 0,8%/năm. Lãi
suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc về mốc 0%/năm. Đối với ngoại tệ, lãi suất tiền gửi dự
trữ bắt buộc là 0%/năm, cịn vượt dự trữ bắt buộc 0,05%/năm. Ngồi ra, NHNN hạ lãi
suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tạị Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi, quỹ tín dụng, tổ chức tài chính vi mơ
là 0,8%/năm.


25 | P a g e


×