Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm - rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.79 KB, 13 trang )

Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MƠ HÌNH TƠM - RỪNG TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN,
TỈNH CÀ MAU
*Phạm

Việt Hải; Trương Thanh Cảnh

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM

Email: *

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất ni tơm-rừng; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp sản xuất và mơi
trường nhằm góp phần phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2018 thông qua khảo sát trực tiếp 167 hộ
dân ni tơm theo mơ hình tơm-rừng tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy nuôi trồng thủy
sản (trong đó chủ yếu là tơm) mang lại nguồn thu thường xuyên và lợi nhuận kinh tế cao hẳn so
với rừng (41,71 triệu đồng/ha/năm so với 6,04 triệu đồng/ha/năm). Kết quả phân tích chất lượng
nước tại 3 ao ni cho thấy TSS có hàm lượng từ 34,5 mg/l đến 263 mg/l và COD có hàm lượng
từ 89,7 mg/l đến 129,4 mg/l, hàm lượng các chất ơ nhiễm có xu hướng gia tăng theo việc cho ăn
và sử dụng hóa chất gây màu nước. Việc bố trí rừng trong ao nuôi với mương phụ quá nhỏ cũng
gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nơng hộ. Từ kết quả phân tích, nghiên
cứu đề xuất xây dựng chuỗi mơ hình ni tơm sinh thái, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, huyện Ngọc Hiển, mơ hình ni tơm, rừng ngập mặn, tơm-rừng.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh Cà Mau, trong đó chủ lực là


ngành ni tơm với tổng diện tích ao ni vào năm 2016 đạt khoảng 275.859 ha, đạt sản lượng
131.000 tấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017). Tuy nhiên, đi cùng với sự phát
triển của hoạt động nuôi tôm là những vấn đề về môi trường như phá rừng ngập mặn để mở
rộng diện tích, mơi trường nước bị suy giảm, bùn thải từ ao nuôi. Đồng thời, nuôi tôm tại các
địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn do các ảnh hưởng tiêu cực của
biến đổi khí hậu (BĐKH) như xâm nhập mặn vào nội đồng, hạn hán, và nước biển dâng. Trước
thực trạng đó, tỉnh Cà Mau đã có những chính sách nhằm khuyến khích phát triển các mơ hình
ni tơm-lúa và tơm-rừng vì đây là những mơ hình thân thiện với mơi trường, ít gây ơ nhiễm và
có khả năng thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, mơ hình tơm-rừng được
đánh giá cao về sự phù hợp đối với các địa phương có nền đất mặn ven biển và đang chịu nhiều
tác động của biến đổi khí hậu.
112


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

Sau nhiều năm triển khai tại huyện Ngọc Hiển, mơ hình đã phát huy vai trị tích cực trong việc
cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất về vai trò của rừng ngập
mặn và giảm các tác động thiên tai do biến đổi khí hậu tại địa phương. Do đó, đây được xem là
mơ hình tiềm năng cho các địa phương áp dụng để phát triển bền vững trong tình hình biến đổi
khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai tại địa phương
đã xảy ra xung đột lợi ích giữa một bên là người nuôi, muốn mở rộng diện tích ni tơm để có lợi
nhuận cao, và một bên là chính quyền địa phương, muốn bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập
mặn. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các
yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình tơm-rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” sẽ đánh giá, so sánh
hiệu quả hai đối tượng trong mơ hình là thủy sản và rừng, cũng như nhận định các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất của mô hình tơm-rừng được triển khai tại huyện Ngọc Hiển và từ đó đề xuất
những giải pháp cân bằng lợi ích của các bên cũng như khắc phục những hạn chế nhằm phát triển
mơ hình một cách bền vững.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng một số số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương, các nguồn số liệu
thống kê cũng như các báo cáo hằng năm của các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu
được thực hiện dựa trên các số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng câu
hỏi về thông tin chung của nông hộ, hiệu quả kinh tế, khía cạnh kỹ thuật, các ảnh hưởng của
BĐKH. Số lượng nông hộ cần điều tra, phỏng vấn được tính tốn dựa trên cơng thức tính c�mẫu
của Linus Yamane: n = N/(1+N*e2). Trong đó: n là c�mẫu cần khảo sát, N là số hộ sản xuất tại
địa phương, e là mức độ sai lệch. Trong nghiên cứu này, ta cho phép độ tin cậy là 95% và độ sai
lệch là 5%. Tổng số lượng phiếu điều tra, phỏng vấn là 167. Các hộ được chọn khảo sát phải đảm
bảo điều kiện là chủ của các ao nuôi nhằm thu thập được các thơng tin chính xác nhất.
Tác giả thực hiện lấy mẫu tại các ao nuôi đại diện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động quản
lý môi trường, cụ thể là công tác xử lý nước trước khi thả nuôi đến chất lượng môi trường nước.
Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động xử lý nước trước khi thả nuôi thì chất lượng mơi trường nước cịn
bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc và bổ sung thức ăn. Do đó, tác giả sẽ lấy mẫu tại 3 ao ni đại
diện cho các hình thức quản lý và chăm sóc ao nuôi khác nhau (Bảng 1) nhằm tạo cơ sở để so
sánh, đánh giá ảnh hưởng của các hình thức này lên chất lượng môi trường nước ao nuôi.
Bảng 1: Thơng tin vị trí lấy mẫu

STT

Ao ni

Đặc điểm

Tọa độ

1

Ao số 1


- Xử lý nước trước khi thả nuôi
- Bổ sung thức ăn

8o44’55” N
104o59’6” E

2

Ao số 2

- Xử lý nước trước khi thả nuôi
- Không bổ sung thức ăn

8o42’3” N
104o56’42”E

3

Ao số 3

- Không xử lý nước trước khi thả nuôi
- Không bổ sung thức ăn

8o41’17”N
104o53’33”E
113


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
Bảng 2: Các chi tiêu chất lượng nước ao nuôi được đo


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp

1

Nhiệt độ

o

C

Đo trực tiếp tại hiện trường

2

Độ mặn

%o

Đo trực tiếp tại hiện trường

3

DO


mgO2/L

Đo trực tiếp tại hiện trường

4

pH

5

BOD5

mgO2/L

SMEWW 5220 C

6

COD

mgO2/L

SMEWW 5210 D

7

N-NO2-

mg/L


TCVN 6178:1996

8

N-NO2-

mg/L

TCVN 6180:1996

9

N-NH4+

mg/L

TCVN 5988:1985

10

P tổng

mg/L

TCVN 6202:2008

11

TSS


mg/L

TCVN 6625:2000

TCVN 6492:2011

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hiện trạng nông hộ nuôi tôm-rừng
Hiện trạng sản xuất
Hầu hết các hộ nuôi tôm được khảo sát đều có kinh nghiệm lâu năm, số năm kinh nghiệm trung
bình là 24,20 năm, giao động từ 1 đến 40 năm. Các hộ dân khơng sử dụng lao động bên ngồi mà
chỉ có lao động của gia đình tham gia vào q trình ni. Trình độ học vấn của các hộ nuôi tương
đối thấp, chủ yếu là bậc tiểu học - chiếm 68,86% số hộ được khảo sát, thấp nhất là trình độ cấp 3
hoặc cao hơn chiếm 12,57%. Phương pháp tiếp cận kỹ thuật nuôi của các hộ là học hỏi từ các hộ
khác hoặc kinh nghiệm từ thế hệ trước.
Năng suất trung bình của mùa vụ gần nhất theo khảo sát của các hộ dân là 147,7 kg/ha mặt nước,
tuy nhiên năng suất của các hộ dân có sự chênh lệch rất lớn, giao động từ 10 kg/ha mặt nước đến
500 kg/ha mặt nước. Kết quả này thấp hơn so với năng suất trung bình tồn tỉnh trong báo cáo
của GIZ (năm 2013) là 184,4-268,5 kg/ha mặt nước. Hầu hết các hộ dân (89,8% các hộ được
khảo sát) cũng cho rằng năng suất mùa vụ gần nhất thấp hơn so với các mùa vụ trước. Nguyên
nhân có thể do hiện tượng triều cường gia tăng trong những năm gần đây dẫn đến tràn bờ hoặc v�
bờ, gây thất thoát tôm trong ao nuôi.
Hiện trạng quản lý môi trường ao nuôi
Khảo sát thực tế cho thấy đa số các hộ dân không thực hiện các biện pháp cải tạo chất lượng nước
trước khi thả giống, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ dân bố trí ao lắng chỉ chiếm 28,74%, hộ cải
tạo nguồn nước ngay tại ao nuôi là 14,97%, cịn lại đa số các hộ dân khơng cải tạo nguồn nước
mà trực tiếp thả nuôi sau khi diệt tạp. Các hóa chất được các hộ dân sử dụng trong khi xử lý nước
114



Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

chủ yếu là vôi, Zeolite, Saponin, phân lân,… nhằm kiểm soát pH, hàm lượng các hợp chất Nitơ
của nước từ kênh cấp và tạo điều kiện cho tảo phát triển, duy trì nguồn thức ăn tự nhiên của tơm.
Trong q trình ni, có 53,29% hộ dân sử dụng các chế phẩm sinh học để kiểm soát hàm lượng
các chất hữu cơ và các nguồn gây độc cho tôm.
Sau mỗi vụ nuôi, các hộ dân thường tiến hành cải tạo đất hoặc phơi khô mặt đáy ao kéo dài
khoảng 1 tháng. Sau khi tháo cạn nước trong ao nuôi, các hộ dân sẽ tiến hành nạo vét hoặc hút bỏ
lớp bùn lắng đọng trên bề mặt dày khoảng 30 đến 40 cm. Theo khảo sát, bùn sau khi cải tạo của
hộ dân chủ yếu được dùng để đắp trực tiếp lên bờ bao nhằm gia cố và nâng cao bờ (64,07% tổng
số hộ), đưa vào bể chứa riêng sau cải tạo (26,35% tổng số hộ), chỉ có 9,58% số hộ thải bùn trực
tiếp ra sơng, rạch.
Bảng 3: Hiện trạng công tác quản lý môi trường ao ni

STT
1

Tiêu chí

Tỷ lệ %

Xử lý tại ao lắng

48

28,74

Xử lý tại ao nuôi


25

14,97

Không xử lý

94

56,29

Xử lý nước đầu vào

Số hộ

2

Sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất duy trì chất lượng nước

89

53,29

3

Sử dụng kháng sinh phòng bệnh

0

0


4

Xử lý nước thải

0

0

5

Cải tạo ao hằng năm

109

65,27

Đưa vào bể chứa

44

26,35

Đắp lên bờ bao

107

64,07

Thải ra môi trường


16

9,58

6

Xử lý bùn

Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản
Đối với nuôi tông thủy sản (NTTS), chi phí sản xuất của các hộ ni tơm rừng chủ yếu là chi phí
con giống và cải tạo đáy ao, do sử dụng nguồn lao động chủ yếu là từ gia đình và ít hộ sử dụng
thức ăn nên chi phí về lao động hoặc các chi phí khác là khơng đáng kể. Tổng chi phí trung bình
của các hộ là 35,73 triệu đồng/hộ, giao động từ 8 triệu đồng đến 150 triệu đồng/hộ. Chi phí đầu tư
trung bình cho một hecta mặt nước ni là 19,31 triệu đồng/ha mặt nước. Trong đó, chi phí đầu
tư con giống chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, trung bình 11,62 triệu đồng/ha (nếu tính
riêng tơm giống là 7,41 triệu đồng/ha), chi phí cải tạo đáy ao là 6,84 triệu đồng/ha, cịn lại là các
chi phí khác trung bình khoảng 0,85 triệu đồng/ha.
Doanh thu từ ni trồng thủy sản bao gồm tôm, cua và các đối tượng khác (chủ yếu là cá tự nhiên
trong ao nuôi). Tổng doanh thu trung bình từ mùa vụ gần nhất theo khảo sát là 112,90 triệu
115


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

đồng/hộ, giao động từ 3 triệu đồng đến 600 triệu đồng/hộ. Tổng doanh thu trung bình năm tính
theo diện tích mặt nước NTTS là 61,02 triệu đồng/ha mặt nước. Trong tổng doanh thu, tôm cung
cấp doanh thu lớn nhất với doanh thu trung bình là 44,53 triệu đồng/ha, doanh thu từ cua là
13,39 triệu đồng/ha, doanh thu từ các đối tượng khác là 3,10 triệu đồng/ha.
Bảng 4: Phân tích hiệu quả sản xuất từ ni tơm


STT

Danh mục

Thành tiền (triệu đồng/ha/năm)

A

Chi phí

19,31

1

Cải tạo đáy ao

6,84

2

Tơm giống

7,41

3

Cua giống

4,21


4

Chi phí khác

0,85

B

Doanh thu

61,02

1

Tơm

44,53

2

Cua

13,39

3

Đối tượng tự nhiên khác

3,10


C

Lợi nhuận

41,71

Hiệu quả kinh tế từ rừng ngập mặn
Có hai thành phần lao động chính tham gia vào các cơng đoạn khai thác là lao động phổ thông và
lao động thiết kế, thẩm định khai thác. Đơn giá ngày công lao động của hai thành phần này được
quy định chung cho toàn tỉnh Cà Mau theo công văn 347/2014 của Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội; theo đó lao động phổ thông nhận 150.000 đồng/ngày công, lao động tham gia thiết kế,
thẩm định khai thác nhận 170.000 đồng/ngày công. Định mức về số ngày công để thực hiện một
công đoạn được quy định bởi Quyết định 1200/2011 của UBND tỉnh Cà Mau (bảng 5).
Bảng 5: Định mức ngày công theo từng công đoạn trong khai thác

STT Công đoạn

Định mức

Đơn vị

1

Tạo mặt bằng trồng rừng

10,0

Ngày công/ha


2

Khảo sát thiết kế

0,127

Ngày công/m3 sản lượng thiết kế

3

Khai thác gỗ

2,5

Ngày công/m3

4

Khai thác củi

2,0

Ngày công/ster

5

Vệ sinh rừng

6,0


Ngày công/ha

6

Thẩm định

0,017

Ngày công/m3 sản lượng thiết kế

116


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
Bảng 6: Phân tích hiệu quả kinh tế của 1 ha rừng trong chu kỳ 14 năm

Số
TT

Khoản mục

Lao động tham gia

Số
lượng

Đơn
vị

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền
(đồng)

A

Vốn đầu tư

71.367.840

1

Tạo mặt bằng trồng
rừng

Lao động phổ
thông

1

ha

1.500.000

1.500.000

2

Khảo sát thiết kế


Lao động thiết kế

158a

m3

21.590

3.411.220

3

Tiền công khai thác

3.1

Khai thác gỗ

Lao động phổ
thông

48a

m3

375.000

18.000.000


3.2

Khai thác củi

Lao động phổ
thông

157a

ster

300.000

47.100.000

Củi Ø > 10 cm

20a

ster

300.000

6.000.000

Củi Ø = 5-10 cm

115a

ster


300.000

34.500.000

Củi Ø <5 cm và
gốc

22a

ster

300.000

6.600.000

65.100.000

4

Vệ sinh rừng

Lao động phổ
thơng

1

ha

900.000


900.000

5

Chi phí thẩm định

Lao động thiết kế

158a

m3

2.890

456.620

B

Doanh thu

1

Gỗ đước

48a

m3

2


Củi đước

157a

ster

Củi Ø >10cm

20a

ster

780.000b

15.600.000

Củi Ø = 5-10 cm

115a

ster

675.000b

77.625.000

Củi Ø <5 cm và
gốc


22a

ster

525.000b

11.550.000

162.375.000
1.200.000b

57.600.000
104.775.000

C

Thuế sử dụng đất

6.495.000c

D

Lợi nhuận

84.512.160

Chú thích:
a: Tham khảo thiết kế khai thác của BQL RPH Nhưng Miên. 1 ster = 0,7 m3
b: Tham khảo các hộ dân vừa thực hiện khai thác trong vòng 1 năm trở lại
c: Thuế sử dụng đất = 4% giá trị sản lượng khai thác (Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993)


117


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

Qua bảng 6, cho thấy trong vòng 14 năm quản lý và bảo vệ rừng, hộ dân sẽ có doanh thu là
162,375 triệu đồng/ha rừng, nhưng sau khi hồn trả các chi phí thì lợi nhuận chỉ còn khoảng
84,5 triệu đồng/ha rừng. Từ kết quả khảo sát diện tích có rừng trung bình của các hộ dân là 1,92
ha/hộ dân thì cứ sau một chu kỳ quản lý rừng, hộ dân sẽ thu được lợi nhuận trung bình từ rừng là
162,24 triệu đồng/hộ dân. Tuy nhiên, nếu xét về lợi nhuận trung bình hằng năm từ rừng, các hộ
dân chỉ thu được 6,04 triệu đồng/ha/năm, rất thấp so với lợi nhuận từ NTTS là 41,71 triệu
đồng/ha/năm. Vì vậy, xuất phát từ những lý do thực tế về lợi nhuận của rừng rất thấp so với lợi
nhuận từ NTTS, cũng như thời gian thu được được lợi nhuận rất lâu, đã có một số hộ đã giảm
diện tích trồng rừng để tăng diện tích ni tôm hoặc không khôi phục lại đúng tỉ lệ rừng trước khi
khai thác. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
tại địa phương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tơm-rừng
Phương pháp chăm sóc và quản lý mơi trường ao ni
Kết quả phân tích chất lượng nước của 3 ao nuôi cho thấy các chỉ tiêu để tôm sinh trưởng và phát
triển giữa các ao nuôi bao gồm nhiệt độ, pH, độ mặn, DO hầu như khơng có sự chênh lệch đáng
kể và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT. Tuy nhiên, hàm lượng
chất ô nhiễm của các ao ni có sự biến động theo chiều hướng gia tăng cùng với việc sử dụng
phân bón và thức ăn, cụ thể:
Nhu cầu oxy hóa học COD: Mặc dù kết quả phân tích cho thấy BOD5 tại các ao nuôi tương đối
thấp nhưng COD lại rất cao, tất cả các mẫu đều có COD vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Các
nguồn ô nhiễm hữu cơ chủ yếu phát sinh từ sự phân hủy của xác các sinh vật trong ao nuôi và các
sản phẩm rơi rụng của rừng ngập mặn. Đồng thời, do các ao nuôi sử dụng chung hệ thống kênh
cấp, việc xả và cấp nước chung một nguồn làm cho COD có thể tích tụ theo thời gian. Ngồi ra,

hộ dân ở ao ni số 1 có bổ sung thêm thức ăn là thịt cá tạp và chỉ cho ăn theo định tính nên phát
sinh một lượng thức ăn thừa, làm chỉ tiêu COD của ao nuôi này cao nhất trong 3 ao nuôi. Hàm
lượng COD tại các ao ni cao có thể là ngun nhân chính làm DO trong các ao ni khá thấp.
Hàm lượng các hợp chất Nitơ: Kết quả phân tích đều cho thấy không phát hiện hợp chất Nitơ
trong 3 ao nuôi. Đây là kết quả của việc cả 3 hộ dân sử dụng phối hợp mật rỉ đường cùng với chế
phẩm sinh học EM trong q trình ni. Việc bổ sung thêm nguồn cacbon hữu cơ sẽ giúp các vi
khuẩn dị dư�ng chuyển hóa tốt hơn các nguồn Nitơ trong ao ni cũng như làm sạch hồn tồn
các chất độc có nguồn gốc từ Nitơ trong ao nuôi như NH3/NH4+ và NO2- (Dan Willet et al.,
2006). Ngoài ra, do thời điểm lấy mẫu là mùa khô, ao nuôi gần như không có sự xáo trộn nên
NH3 tích tụ ở đáy ao ít phát tán vào môi trường nước. Mặc dù các yếu tố gây độc cho tôm được
loại bỏ, nhưng hàm lượng NO3- cũng suy giảm do vi khuẩn Nitrate hóa mất nguồn NO2- . Hàm
lượng NO3- thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tảo và từ đó ảnh hưởng đến chuỗi thức
ăn tự nhiên của tôm.
Phospho tổng số: Phospho tổng số có sự thay đổi giữa các ao nuôi, do các ao nuôi số 3 không bổ
sung phân lân trong quá trình chuẩn bị ao và ao nuôi số 1 bổ sung thêm thức ăn trong quá trình
118


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

nuôi nên kết quả phân tích cho thấy phospho tổng của các ao ni giảm dần từ ao số 1 đến ao số
3. Ngoài nguồn gốc từ phân bón được bổ sung bên ngồi thì phospho cịn có nguồn gốc từ sự
phân hủy các vật liệu hữu cơ trong ao.
Tổng chất rắt lơ lửng TSS: Tổng chất rắn lơ lửng có sự giảm dần từ ao số 1 đến ao số 3, trong đó
TSS của ao số 1 và số 2 cao vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân vì 2 hộ dân tại các ao ni
này bổ sung phân bón trong q trình chuẩn bị ao, cũng như hàm lượng chất hữu cơ lớn (đặc biệt
là tại ao nuôi số 1 do có bổ sung thêm thức ăn) dẫn đến việc tảo phát triển hơn ao số 1, khiến cho
TSS tăng. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu làm TSS của nước nuôi cao là vì hàm lượng phù sa
lớn của nguồn nước cấp.
Như vậy, thơng qua kết quả phân tích chất lượng nước tại 3 ao ni, có thể thấy rằng chỉ tiêu để

tôm sinh trưởng và phát triển của 3 ao nuôi là tương đương nhau mặc dù phương pháp quản lý
mơi trường của các ao khác nhau. Tuy nhiên, có sự gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm từ ao
ni số 3 đến ao ni số 1. Qua đó có thể thấy rằng hoạt động bổ sung phân bón và thức ăn có thể
gây gia tăng hàm lượng ơ nhiễm trong ao, trong khi các chỉ tiêu cho tôm sinh trưởng khơng có sự
thay đổi đáng kể.
Bảng 7: Kết quả quan trắc mẫu nước tại các ao nuôi

Ao số 3

QCVN 0219:2014/
BNNPTNT

QCVN
08:2015/B
TNMT

32,3

31,8

18-33

-

7,54

7,47

7,45


7-9

6-8,5



26,5

27,4

27,9

5-35

-

Kết quả

Đơn vị
tính

Ao số 1

Ao số 2

C

33,3

STT


Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ

2

pH

3

Độ mặn

4

DO

mgO2/L

3,75

3,7

3,57

3,5

6


5

BOD5

mgO2/L

3

2

3

-

4

6

COD

mgO2/L

129,4

100,5

89,7

-


10

7

N-NO2-

mg/L

KPH
(LOD=0,01)

KPH
(LOD=0,01)

KPH
(LOD=0,01)

-

0,05

8

N-NO3-

mg/L

KPH
KPH

KPH
(LOD=0,012) (LOD=0,012) (LOD=0,012)

-

2

9

N-NH4+

mg/L

KPH
(LOD=0,23)

KPH
(LOD=0,23)

KPH
(LOD=0,23)

0,3

0,3

10

P tổng


mg/L

0,21

0,14

0,08

-

-

11

TSS

mg/L

263

129,5

34,5

-

20

o


*Chú thích:
Ao số 1: Xử lý nước trước khi thả ni, có bổ sung thức ăn
Ao số 2: Xử lý nước trước khi thả nuôi, không bổ sung thức ăn
Ao số 3: Không xử lý nước trước khi thả nuôi, không bổ sung thức ăn

119


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

Bố trí rừng trong ao nuôi
Kết quả khảo sát cho thấy, các ao nuôi của các hộ dân có hình dáng khác nhau, do đó việc bố trí
kiểu trảng rừng và mương nước để nuôi tôm sẽ khác nhau. Khoảng 35% hộ dân được khảo sát bố
trí ao ni theo kiểu tơm-rừng tách biệt với duy nhất một trảng rừng ở giữa ao nuôi, cịn lại phần
lớn các hộ dân bố trí ao ni theo kiểu tôm-rừng kết hợp với nhiều trảng rừng ngăn cách nhau bởi
các mương phụ, các trảng rừng cách nhau trung bình từ 2-3m. Tỷ lệ diện tích rừng trong ao ni
(khơng kể diện tích bờ bao) của các hộ trung bình là 50,98%. Tất cả các hộ đều thực hiện trồng
độc canh cây đước (Rhizophora apiculata). Do thời điểm khai thác và trồng khôi phục khác nhau
giữa các hộ dân nên tuổi cây rừng cũng có sự khác biệt, tuổi cây trung bình là 9,54 năm (dao
động từ 1 đến 25 năm).

a.

b.

Hình 1: Sơ đồ mơ hình tơm-rừng
a: Tơm-rừng tách biệt; b:Tôm-rừng kết hợp

Trong các thành phần của mô hình thì trảng rừng có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì
nguồn dinh dư�ng cho hệ sinh thái trong ao nuôi. Do phần lớn các hộ nuôi đều khơng bổ sung

thức ăn nên các đối tượng ni có sự phụ thuộc rất lớn đối với nguồn thức ăn tự nhiên, đặc biệt
là sinh vật sản xuất sơ cấp là tảo và đước. Trong quá trình sinh trưởng, cây đước cung cấp một
lượng lớn vật chất rơi rụng vào các thủy vực lân cận, lượng vật chất rơi rụng này cao nhất ở cây
có độ tuổi từ 6 đến 10 năm (Hoàng Văn Thơi, 2009). Các sản phẩm rơi rụng này có vai trị như
nguồn dinh dư�ng cho các sinh vật đáy trong ao ni, trong đó có cả hai đối tượng nuôi phổ
biến là tôm và cua. Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Nga (2004) cũng cho thấy rằng có thể có
mối liên hệ trực tiếp giữa dư�ng chất cung cấp cho hệ thống thủy vực thông qua lá rụng và
năng suất tôm, vào thời điểm lá đước có hàm lượng đạm và lân cao nhất thì tiếp theo đó năng
suất tơm đạt cao nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích thì rừng ngập mặn cũng gây ra nhiều yếu tố ức chế đến sinh
trưởng của tôm nếu bố trí khơng hợp lý. Theo ghi nhận từ hộ dân thì tổng năng suất và sản lượng
tơm trong năm bắt đầu có sự suy giảm từ thời điểm cây rừng đạt khoảng 4 năm tuổi. Đây cũng là
thời điểm rừng ngập mặn bắt đầu khép tán, kết thúc quá trình phát triển về tán rừng và chuyển
sang giai đoạn phát triển về chiều cao để cạnh tranh về ánh sáng. Do đó kể từ khi cây rừng đạt 45 năm tuổi thì độ che phủ của rừng sẽ duy trì ổn định cho đến khi đủ tuổi khai thác là 14 năm,
120


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

làm cho diện tích mặt nước bị che phủ với thời gian rất lâu. Tại các vị trí mặt nước bị che phủ với
thời gian kéo dài, đặc biệt là tại các mương phụ ở mơ hình tơm-rừng kết hợp có diện tích bị che
phủ hoàn toàn suốt nhiều năm, sẽ làm cho nhiệt độ của nước hạ xuống rất thấp do không tiếp xúc
với ánh sáng mặt trời và tảo sẽ không phát triển được tại các vị trí này vì khơng thể quang hợp.
Các hộ dân ni theo mơ hình tơm-rừng kết hợp có mương phụ nhỏ đều đánh giá rằng diện tích
mặt nước của các mương phụ là diện tích bị lãng phí khi cây rừng khép tán vì khi đó mương phụ
khơng cịn đủ điều kiện để tơm sinh trưởng.

Đề xuất các giải pháp
Tạo chuỗi sản xuất tôm sinh thái
Tạo chuỗi sản xuất tơm sinh thái là hình thức ni tơm hồn tồn dựa vào các dịch vụ hệ sinh thái

trong và ngồi ao ni, người ni khơng bổ sung hóa chất hay thức ăn mà chỉ thực hiện các
cơng tác nhằm đảm bảo cho hệ sinh thái ao nuôi được cân bằng. Theo đó, trong q trình sinh
trưởng, cây rừng cung cấp lượng thức ăn dồi dào cho hệ thống thủy sinh trong ao nuôi, cùng với
hệ thống rễ cây là nơi trú ẩn tốt cho các sinh vật sẽ thu hút đa dạng các loài thủy sản khác ngồi
tơm, nhờ đó con người có thể có đa dạng hóa sản phẩm trong ao ni, giảm thiểu rủi ro về kinh tế
trong q trình ni. Nhờ có nguồn sản phẩm đa dạng và sinh khối từ rừng, người nuôi có được
nguồn lợi kinh tế thường xuyên và dồi dào. Đồng thời, qua quá trình hệ sinh thái cung cấp nguồn
lợi kinh tế, con người sẽ nhận thức được vấn đề mơi trường và đa dạng sinh học có vai trò rất
quan trọng trong sinh kế của bản thân và gia đình. Khi đời sống kinh tế, nhận thức con người
được cải thiện sẽ là động lực cho cộng đồng xã hội địa phương phát triển một cách bền vững.
Qua đó, ta có thể thấy nếu phát triển được chuỗi sản xuất tôm sinh thái tại địa phương sẽ giúp con
người có thể phát triển bền vững kinh tế xã hội trong khi vẫn khai thác hài hòa các nguồn lợi từ
môi trường sinh thái.
Quy hoạch vùng nuôi tôm-rừng sinh thái
Mơ hình ni tơm – rừng được đánh giá là thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, có tác
động tích cực đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồng thời dễ áp dụng và
khơng địi hỏi vốn đầu tư lớn nên đang được mở rộng nhanh chóng tại huyện Ngọc Hiển. Tuy
nhiên, nếu khơng có các chính sách quy hoạch phát triển vùng nuôi đúng đắn, khu vực nuôi tôm
sinh thái xen kẽ với với khu vực nuôi tôm công nghiệp hoặc quảng canh sẽ gây ra rủi ro đến năng
suất do mô hình ni tơm sinh thái khơng sử dụng hóa chất hay thức ăn nên phụ thuộc hồn tồn
vào mơi trường tự nhiên, đặc biệt là chất lượng nước. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần xem công
tác quy hoạch là khâu then chốt, nhất là quy hoạch từng vùng ni cụ thể, khơng để xảy ra tình
trạng các vùng nuôi nằm xen kẽ và ảnh hưởng đến nhau.
Tăng cường kỹ thuật và bố trí rừng phù hợp
Do hầu hết các hộ dân thực hiện thu hoạch theo chế độ thủy triều bằng cách mở cống để xả nước
nên tôm thất thoát mỗi lần thu hoạch sẽ rất lớn. Do đó, để hạn chế tối đa lượng tơm thất thốt, các
hộ dân có thể thực hiện phương pháp thu hoạch bằng cách đặt bẫy lú, tơm chưa đạt kích c�sẽ dễ
121



Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

dàng chui lọt qua mắt lưới nên phương pháp này có tính chọn lọc cao, tránh tính trạng tơm chưa
đạt kích thước bị lẫn vào tơm thu hoạch. Đồng thời, vì thu hoạch bằng bẫy lú nên người dân
không cần thiết phải xả nước quá nhiều mà chỉ cần thay khoảng 30% lượng nước trong ao, do đó
tránh được tơm thốt ra khỏi ao ni theo dịng nước và hạn chế việc xả nước thải ra mơi trường.
Việc bố trí rừng phù hợp với diện tích ao ni là cần thiết để hạn chế tối đa những bất lợi do
rừng mang lại trong khi vẫn đảm bảo hệ sinh thái rừng ngập mặn trong ao ni, đặc biệt là các
ao ni có diện tích q nhỏ. Theo đó, ở các ao ni nhỏ, các hộ dân nên áp dụng mơ hình tơm
rừng tách biệt để tránh hiện các mương phụ bị che phủ khi cây rừng khép tán như ở mơ hình
tơm-rừng tách biệt.
Tăng cường giám sát chất lượng môi trường
Khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù nhiều hộ dân tham gia các lớp tập huấn thường xuyên và họ
cũng nhận thức được tác động của việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường nhưng tất cả các hộ
dân đều không tiến hành xử lý nước thải, điều này chứng minh rằng chỉ nâng cao nhận thức
người dân là chưa đủ mà cần phải có cơ chế giám sát mơi trường của chính quyền địa phương.
Theo đó, các cơ quan chức năng cần ban hành các chính sách về quản lý nước thải ao ni (hiện
nay chỉ có các chính sách quản lý bùn thải ao nuôi và nước thải ao nuôi tơm cơng nghiệp), từ đó
tạo cơ sở để tiến hành kiểm sốt hồn tồn cơng tác quản lý chất thải tại các ao nuôi.

KẾT LUẬN
Tổng doanh thu từ thủy sản trong một năm của các hộ dân trung bình là 112,90 triệu đồng/hộ
dân, doanh thu từ 1 hecta mặt nước là 61,02 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình là 41,71 triệu
đồng/ha. Ngoài ra, sau 14 năm quản lý và bảo vệ rừng, các hộ cịn có thể thu về lợi nhuận từ rừng
là 84,5 triệu đồng/ha (trung bình năm là 6,04 triệu đồng/ha/năm). Tuy nhiên, do thời gian thu
được lợi nhuận rất lâu cũng như lợi nhuận trung bình năm của rừng thấp hơn nhiều so với lợi
nhuận từ NTTS nên các hộ dân chú trọng đến NTTS hơn là quản lý và bảo vệ rừng. Bất cập này
gây ra những khó khăn, thách thức trong cơng tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Chất
lượng nước trong các ao nuôi vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng không phải là điều kiện tối
ưu để tôm phát triển. Các kết quả phân tích chất lượng nước ở 3 ao nuôi đại diện 3 kiểu nuôi khác

nhau lại thể hiện ao nuôi không cho ăn, không sử dụng hóa chất lại có hàm lượng ơ nhiễm thấp
nhất, qua đó có thể thấy ni tơm sinh thái (dựa trên cơ sở khơng cho ăn, khơng sử dụng hóa chất
và duy trì tỷ lệ rừng thích hợp) sẽ giảm thiểu tác động đến mơi trường. Bố trí rừng theo kiểu tơmrừng kết hợp tại các ao ni có diện tích nhỏ dẫn đến tình trạng các mương phụ khơng đủ chiều
rộng cần thiết và bị cây rừng che phủ trong nhiều năm, gây lãng phí diện tích đất sản xuất.Để
phát triển mơ hình tơm-rừng một cách bền vững, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương
cần tích cực xây dựng chuỗi nuôi tôm sinh thái, quy hoạch lại vùng ni, nâng cao trình độ kỹ
thuật, ý thức của người dân và tăng cường giám sắt ô nhiễm môi trường.

122


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2017. Đề án tổng thể phát triển ngành công
nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030.

[2]

Bùi Thị Nga và Huỳnh Quốc Thịnh. 2008. Hệ thống rừng-tôm cho phát triển bền vững
vùng ven biển Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
10:6-13.

[3]

Bùi Thị Nga, R. Roijachers và Đ.T. Tâm. 2004. Sự phân hủy và cung cấp dư�ng chất của lá
đước (Rhizophora apiculata). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1:32-41.


[4]

Bùi Thị Nga, Huỳnh Quốc Tinh và M. Scheffer. 2004. Rừng ngập mặn độ tuổi nhỏ cung
cấp lượng lớn vật rơi rụng giàu dinh dư�ng cho thủy vực. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, 1:42-51.

[5]

Tổ chức SNV/IUCN. 2016. Xây dựng Chương trình phát triển bền vững tơm rừng ứng phó
với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Báo cáo gửi cho Sở Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn tỉnh Cà Mau. (61p.p.)

[6]

Hồng Văn Thơi. 2009. Tìm hiểu đặc tính sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài đước
(Rhizophora apiculata). Trung tâm nghiên cứu rừng ngập Minh Hải, Viện Khoa học lâm
nghiệp Việt Nam.

[7]

Vũ Anh Tuấn, Phan Thanh Lâm, Đỗ Văn Hồng, Ngơ Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Đình Kỳ,
Phan Quốc Việt, Nguyễn Thanh Hà. 2013. Hiện trạng các mơ hình ni tơm quy mô nhỏ
thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau. Xuất bản bởi GIZ. (152 p.p.)

Tiếng Anh
[8]

Angus McEwin and Richard McNally. 2014. Organic Shrimp Certification and Carbon
Financing: An Assessment for the Mangroves and Markets Project in Ca Mau Province,

Vietnam. (77pp).

[9]

Willet, D. and C. Morrison. 2006. Using molasses to control inorganic nitrogen and pH in
aquaculture ponds. Queensland Aquaculture News, 28: 6-7.

123


Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018

EVALUATING ECONOMIC EFFICIENCY AND FERTILIZING FACTORS
AFFECTING THE SHRIMP-MANGROVE MODEL IN NGOC HEN
DISTRICT, CA MAU PROVINCE
Pham Viet Hai; Truong Thanh Canh

ABTRACT
The research’s aim was to assess the costs and benefits of model, enviromental problems and then
propose solutions for management of intergrated production-enviroment that contribute to
developing the shrimp-mangrove model in Ngoc Hien District, Ca Mau Province. This research
was performed from March to May 2018 with interviewing 167 local farmers practicing the
shrimp-mangrove model. The results showed that farmers get higher and more often incomes
from aquaculture’s products than mangroves (41,71 million VND/ha/year from aquaculture and
6,04 million VND/ha/year from mangroves). Results of water quality analysis in 3 ponds showed
that TSS content ranged from 34.5 mg / l to 263 mg / l and COD content was 89.7 mg / l to 129.4
mg / l. It can be seen that ponds have very high levels of pollution. The allocation of forests in
ponds with small side trenches also cause negative impacts on production activities of
households. Based on the results of the analysis, the study proposes to build ecological shrimp
farming model, limit the impact of climate change and control environmental pollution.

Key words: climate changes, mangroves, , Ngoc Hien District, shrimp farming model, shrimpmangrove model.

124



×