Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Sử dụng dạy học tích hợp trong một số bài Hóa học vô cơ lớp 11 để nâng cao chất lượng dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.09 KB, 47 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1) LỜI GIỚI THIỆU
Trong chương trình trung học phổ thơng, Hóa học là bộ mơn khoa học
tự nhiên có vai trị rất quan trọng. Mơn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực, rèn cho học sinh óc tư duy
sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy, giáo viên bộ mơn hóa học
cần hình thành cho học sinh một kĩ năng cơ bản, thói quen học tập và làm
việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng
lực hành động, từ đó trở thành con người năng động, sáng tạo khi giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay, để đáp ứng yêu
cầu về con người và nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước nhanh và bền
vững thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở các cấp bậc phổ thông
là vấn đề bức thiết. Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 ( khóa VIII) đã khẳng định:
“Giáo dục - đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập về quy mô, cơ cấu và
nhất là chất lượng và hiệu quả…, trình độ kiến thức, kĩ năng thực hành, phương
pháp tư duy khoa học…của đa số học sinh còn yếu…”. Để nâng cao hiệu quả
của cơng việc dạy - học thì đổi mới phương pháp dạy học là một trong những
yếu tố quan trọng nhằm tăng cường tính tích cực tìm tịi sáng tạo ở học sinh.
Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học đã được Đảng và Nhà nước rất
quan tâm. Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Con đường đổi mới giáo dục đào tạo phải bằng đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo ở người
học… phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong
toàn dân, nhất là thanh niên… kiên quyết cải tiến chương trình và nhất là
phương pháp dạy và học trong nhà trường thì trong một số năm tới đây chúng ta
mới khắc phục được những lệch lạc trong giáo dục đào tạo hiện nay…và từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo…”
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, hiện nay có rất nhiều
biện pháp được các nhà nghiên cứu đã và đang quan tâm. Trong số đó, dạy học
tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một


bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm
đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ
bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức
của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên
1


quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế
đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống.
Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không
thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng
tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi
quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột
phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
Đó là lí do tơi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng dạy học tích hợp
trong một số bài Hóa học vơ cơ lớp 11 để nâng cao chất lượng dạy và học”.

2) TÊN SÁNG KIẾN
Sử dụng dạy học tích hợp trong một số bài Hóa học vô cơ lớp 11 để nâng
cao chất lượng dạy và học.
3) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Phú
4) CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Đồng tác giả.

5) LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hóa học trung học phổ thông.


6) NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ
Tháng 11 năm 2018.
7) MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP

2


I. KHÁI NIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin có
nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động
khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa
chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
2. Khái niệm dạy học tích hợp
Tư tưởng “tích hợp” trong giáo dục được thể hiện ở việc xây dựng
chương trình dạy học và được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống
các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung
thống nhất. Trên thế giới, tư tưởng tích hợp giáo dục xuất hiện từ những năm 60
của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi.
Theo Xavier Rogier: “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình
học tập trong đó tồn thể các q trình học tập góp phần hình thành ở học sinh
những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh

nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc
sống lao động”.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống các kiến thức thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung
thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ lí luận và thực tiễn được đề cập
trong các mơn học đó”.
Có thể nói, dạy học tích hợp là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó
các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài
hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời
gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà người học đã biết.
Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người
học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào
nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thơng tin khuyến khích
người học tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu
hơn so với cách học truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là
người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình.

3


Dạy học tích hợp khơng chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực
hành trong một tiết hoặc một buổi dạy. Cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm
đó là một triết lý giáo dục, nó phản ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm
truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ thống các kiến thức
hoặc kĩ năng riêng lẻ cho người học để sau đó người học muốn làm bất kì việc
gì với những kiến thức và kĩ năng đó. Cịn theo quan điểm dạy học tích hợp thì
mục tiêu của dạy học là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những
năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách
sáng tạo.
Các khái niệm trên nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và

phát triển năng lực của người học. Đồng thời cũng nói rõ, các thành phần tham
gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của q trình dạy học.
Như vậy, có thể định nghĩa: “Dạy học tích hợp là q trình dạy học mà ở
đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống
cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học”.
Ở mức độ cao có thể tích hợp các mơn vật lí, hóa học, sinh học thành mơn
khoa học tự nhiên, hoặc tích hợp các mơn lịch sử, văn học, địa lí thành mơn
khoa học xã hội nhân văn. Những mơn tích hợp này là mơn mới chứ khơng phải
chỉ là việc ghép các môn riêng rẽ với nhau, khơng có sự tách rời, độc lập giữa
các lĩnh vực trong một mơn tích hợp.
Ở mức độ vừa, các mơn gần nhau được ghép trong một môn chung nhưng
vẫn giữ vị trí độc lập và chỉ tích hợp ở các phần trùng nhau.
II. MỤC TIÊU CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Làm cho q trình học tập có ý nghĩa
Trong dạy học tích hợp, các q trình học tập khơng cơ lập với cuộc sống
hang ngày, khơng có sự tách biệt giữa nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Trái
lại, thông qua việc lien kết kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau, cách thức khác
nhau, phương tiện khác nhau và sự đóng góp của nhiều mơn học, người học tìm
cách hòa nhập thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống.
2. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn
Trong dạy học, cần có sự sàng lọc, lựa chọn các tri thức, kĩ năng được
xem là quan trọng đối với q trình học tập, có ích trong cuộc sống hoặc là cơ sở
cho quá trình học tập tiếp theo. Từ đó, cần nhấn mạnh chúng và đầu tư thời gian
cũng như có giải pháp hợp lí.
4


3. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống
Dạy học tích hợp cũng nhằm nêu bật các cách thức sử dụng kiến thức mà
học sinh đã lĩnh hội được, tạo ra các tình huống học tập để học sinh vận dụng

một cách sang tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực, tự lập.
Do đó, dạy học tích hợp khơng quan tâm nhiều đến đánh giá những kiến
thức học sinh đã lĩnh hội được mà chủ yếu là tìm cách đánh giá “học sinh có khả
năng sử dụng kiến thức trong các tình huống có ý nghĩa hay không”.
4. Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
Dạy học tích hợp nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm khác
nhau của cùng một môn học, của những môn học khác nhau, đảm bảo cho mỗi
học sinh có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của
mình để giải quyết có hiệu quả các tình huống xuất hiện trong quá trình học tập
và trong thực tiễn cuộc sống. Khả năng đó của học sinh gọi là năng lực hay mục
tiêu tích hợp.
III. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
- Tìm cách làm cho q trình học tập có ý nghĩa.
- Tìm cách làm cho q trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, thơng qua các
năng lực hình thành cho học sinh một mục tiêu tích hợp cho mỗi mơn học.
- Thường tìm sự soi sáng của nhiều mơn học: sự đóng góp của mỗi môn học là
thực sự xác đáng, cần lưu ý đến việc lựa chọn thông tin cần cung cấp cho học
sinh tùy thuộc vào loại tình huống trong đó học sinh cần huy động kiến thức,
tránh làm học sinh bị chìm ngập trong khối lượng lớn thơng tin với lí do các
thơng tin này ít nhiều có quan hệ với tình huống phải giải quyết.
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Lấy người học làm trung tâm
Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng
yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có
khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, q
trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người
học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến
thức bằng hành động của chính mình, người học khơng chỉ được đặt trước
những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào
tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động rồi từ đó tự mình tìm ra

5


cái chưa biết, cái cần khám phá, học đi đôi với hành, tức là tự tìm kiếm kiến
thức cho bản thân.
Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện
mình, phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm
việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích
các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào giải quyết vấn đề.
Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn
chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ,
chủ động nỗ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người
tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm
kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình.
Người dạy phải dạy cái mà người học cần. Quan hệ giữa người dạy và người
học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình
tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người
học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh
nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó
chính là biết cách học.
Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây
là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống.
2. Định hướng đầu ra
Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng
vào cơng việc tương lai sau này, địi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất
lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác
định vai trị của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này. Do đó, địi hỏi
người dạy vừa phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn vừa phải hướng dẫn
người học áp dụng những kiến thức đó để giải quyết những tình huống trong
thực tiễn đời sống.

3. Dạy và học các năng lực thực tiễn
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý
thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó
hay kĩ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải
làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy
kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết
nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong
dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những
vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn
nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết sng, kiến thức
sách vở khơng mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành
trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng,
kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết.
Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận
6


gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện
tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ
năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn
nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì
có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng,
giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Người dạy
vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho người
học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nảy sinh nhu
cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh
nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân.
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của
đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết
nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những

điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo
viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe,
nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ
bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến
thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy khơng chỉ đơn
thuần truyền đạt kiến thức mà cịn hướng dẫn các thao tác thực hành.
V. MỘT SỐ MÔ HÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP
Trên thế giới hiện tồn tại ba mơ hình dạy học tích hợp phổ biến nhất:
- Mơ hình đa mơn (interdisciplinary model)
- Mơ hình dựa trên chuỗi vấn đề (problem-based model)
- Mơ hình dựa trên chủ đề (Theme-based model)
1. Mơ hình đa mơn (interdisciplinary model)

7


Hình 1. Mơ hình đa mơn (interdisciplinary model)
Mơ hình này xây dựng chương trình học tập theo những kiến thức, kĩ
năng thuộc một số mơn học khác nhau. Hình 1 cho thấy sự tích hợp giữa kiến
thức các mơn học như tiếng Anh (English), Khoa học (Science), Lịch sử
(History) và Địa lí (Geography) trong một mơn học.
2. Mơ hình dựa trên chuỗi vấn đề (problem-based model)

Hình 2. Mơ hình dựa trên chuỗi vấn đề (problem-based model)
Mơ hình này địi hỏi nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn
đề, muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của những mơn
học khác nhau. Hình 2 cho thấy một vấn đề có thể liên quan đến nhiều môn học
khác nhau như Nghệ thuật (Arts), Xã hội (Social Studies), Ngơn ngữ
(Language Arts), Tốn (Mathematics) và Khoa học (Science)…
3. Mơ hình dựa trên chủ đề (Theme-based model)


Hình 3. Mơ hình dựa trên chủ đề (Theme-based model)
8


Mơ hình này giảng dạy theo các chủ đề địi hỏi giáo viên và học sinh vận
dụng kiến thức của nhiều mơn học khác nhau. Ưu điểm của mơ hình này là giáo
viên vẫn dạy một môn học, nhưng trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận
dụng và mở rộng kiến thức của nhiều môn học liên quan khác. Mơ hình này
được áp dụng cho những mơn học gần nhau về bản chất và mục tiêu. Trong
trường hợp này, mơn học tích hợp được cùng một giáo viên giảng dạy. Mơ hình
này rất thích hợp đối với bậc tiểu học. Hình 3 cho thấy chủ đề trong một mơn
học có thể liên quan đến nhiều mơn học khác nhau như: Tốn, Giáo dục thể
chất, Địa lí…
VI. SO SÁNH DẠY HỌC TÍCH HỢP VỚI DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

Đặc thù

Dạy học tích hợp

Dạy học truyền thống
(một mơn)

Hoạt động trong giờ
học

Làm việc theo nhóm

Làm việc cá nhân


Phương pháp giảng
dạy

Nhiều phương pháp giảng Giảng dạy trực tiếp, ít dùng
dạy thơng qua phương tiện phương tiện kĩ thuật
kĩ thuật

Phương pháp phản hồi

Nhiều phản hồi tích cực từ Ít phản hồi tích cực từ giáo
giáo viên
viên

Câu hỏi

Dựa theo sự lựa chọn của
học sinh

Vai trò của giáo viên

Hoạt động theo nhóm, liên Kết nối kiến thức mới với
môn và cải thiện các hoạt kiến thức trước đó
động của học sinh

Vai trị của học sinh

Được lựa chọn, quyết định Theo hướng dẫn của giáo
và học tập như là một
viên, nhớ các kiến thức đã
thành viên trong nhóm

học, làm việc một mình

Chỉ tập trung vào sự kết nối
từ kiến thức đã học

Bảng so sánh trên cho thấy ưu thế nổi bật của dạy học tích hợp so với dạy
học truyền thống. Dạy học tích hợp làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi
xét theo góc độ liên kết học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, liên kết
các môn học, độ phức hợp và giải quyết vấn đề. Học sinh cảm thấy hứng thú
hơn vì được thể hiện năng lực của chính mình. Một ưu điểm khác của dạy học
tích hợp là khuyến khích học sinh có động cơ học tập. Chương trình tích hợp
9


chú trọng nhu cầu tiếp thu kiến thức phù hợp với nhu cầu của học sinh, học
sinh sẽ được học cái mình cần và u thích, người ta gọi đó là “động cơ nội tại”.
Chính vì có động cơ học tập (động cơ nội tại) mà việc học trở nên nhẹ nhàng và
thích thú hơn.
Ngồi ra, dạy học tích hợp có độ phức hợp cao hơn so với chương trình
dạy học truyền thống, cho nên, như đã phân tích ở trên, vai trò của giáo viên trở
nên năng động và quan trọng hơn. Trong dạy học truyền thống, vai trò người
giáo viên tương đối đơn giản với việc soạn giáo án. Cịn đối với dạy học tích
hợp, vai trị của giáo viên nặng nề hơn rất nhiều vì phải thực hiện nhiều cơng
đoạn, khơng chỉ soạn giáo án mà cịn phải thiết kế nội dung dạy học như thế nào
để tạo sự liên kết các môn học một cách phù hợp theo nhu cầu của học sinh. Tuy
nhiên, không phải giáo viên nào cũng có thể làm được như vậy trong dạy học
tích hợp. Vậy thì phải làm sao để giáo viên thích nghi với dạy học tích hợp?
Câu hỏi này được các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
như sau: Nếu như giáo viên chưa quen với dạy học tích hợp, giáo viên cần bắt
đầu với những bài giảng ngắn, liên kết vài vấn đề đơn giản từ các môn học. Dựa

trên đánh giá của học sinh, giáo viên tiếp tục phát triển và hồn thiện hơn
chương trình dạy học tích hợp của mình với độ phức hợp cao hơn.
Một ưu điểm khác của dạy học tích hợp chính là để đáp ứng động cơ nội
tại của học sinh, giáo viên cần có những phản hồi tích cực đối với học sinh, giúp
học sinh có thêm nhiều trạng thái tích cực trong học tập. Dạy học tích hợp giúp
học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm, việc học tập và làm việc theo
nhóm tạo nên bầu khơng khí thân thiện, đồn kết, học hỏi lẫn nhau.
B. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI CÁC
CƠ SỞ DẠY HỌC TRONG TỈNH VĨNH PHÚC
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được các nhà trường chú
trọng trong những năm gần đây. Nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp
dạy học cho giáo viên đã xuất hiện. Nhiều giáo viên đã nhanh chóng bắt kịp
những xu hướng mới của giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử
dụng những phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với học sinh để nâng cao
chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số tồn tại như sau:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng đều và thống nhất giữa các giáo
viên trong trường.
- Nhiều giáo viên còn ngại thay đổi, vẫn quen cách dạy học truyền thống đã ăn
sâu vào nhận thức.
10


- Một số giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa hiệu quả, lạm
dụng, chưa phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện của địa phương.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn chưa đầy đủ, chưa được nâng cấp phần nào
cũng ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân cũng ảnh hưởng đến việc dạy học, như:
- Sự bùng nổ của internet, các trang mạng xã hội gây ra những hệ quả không tốt
đối với học sinh như: càng ngày càng nhiều học sinh nghiện net, nghiện game,

sử dụng trang mạng xã hội bừa bãi, thiếu văn hóa… Từ đó dẫn đến các tệ nạn xã
hội gia tăng. Những điều đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và tu
dưỡng đạo đức của một bộ phận không nhỏ các em học sinh.
- Nhiều gia đình cịn chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình,
phó mặc tồn bộ trách nhiệm cho thầy cô giáo, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng
giữa gia đình và nhà trường.
Do đó, việc áp dụng các phương pháp, chương trình dạy học tích cực để nâng
cao chất lượng dạy học, tăng hứng thú học tập và hoạt động lành mạnh cho các
em học sinh là việc hết sức cần thiết.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN
1. Thuận lợi
- Trường THPT Trần Phú nằm ở trung tâm của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các nghành trong tỉnh, là
một trong những trường THPT có chất lượng cao trong tốp đầu của tỉnh.
- Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, trang thiết bị khá đầy đủ phục vụ cho việc
dạy học.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao với công tác dạy
học của giáo viên. Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ bộ môn đã triển
khai các kế hoạch, chỉ thị năm học; kiểm tra khảo sát theo bộ môn để phân loại
đối tượng học sinh, từ đó có biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng
học sinh khá giỏi.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng và
chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường luôn có
trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lịng u thương học sinh.
Nhiều giáo viên ln tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học và trau
dồi trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm.
- Đa số các học sinh học tập tốt, say mê học tập, ln có ý thức vươn lên. Nhiều
học sinh có năng khiếu về bộ mơn hóa học, u thích hóa học và là mũi nhọn
trong đội tuyển học sinh giỏi.
2. Khó khăn

- Số giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm về dạy học tích hợp cịn ít. Việc chuẩn
bị giáo án dạy học tích hợp tốn nhiều thời gian, cơng sức, trí tuệ; việc hướng dẫn
HS các nội dung trong bài học gặp tương đối khó khăn vì khả năng sử dụng
11


công nghệ thông tin của các em chưa cao, kiến thức các môn học không đều,
kiến thức thực tế xã hội còn non và khiêm tốn.
- Ở các bậc học dưới, hầu như đa số học sinh vẫn quen cách học theo kiểu
truyền thống nên khi tiếp cận với phương pháp học tập mới các em còn bỡ ngỡ,
chưa quen, nhiều học sinh cịn thụ động, chưa có thói quen làm việc theo nhóm.
- Trình độ học sinh khơng đồng đều. Bên cạnh đó, một số học sinh nhận thức
cịn chậm, chưa chăm học, học tập chưa tập trung.
C. DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN HĨA HỌC VƠ CƠ 11 THPT
I. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG
Dạy học tích hợp có nhiều ưu thế hơn hẳn so với dạy học truyền thống
như đã phân tích ở trên. Tuy vậy, trong q trình thực hiện, giáo viên phải tìm
hiểu thật kĩ đối tượng học sinh, tìm hiểu tình hình địa phương, cơ sở vật chất của
nhà trường và khả năng của chính bản thân mình để có những bài dạy thực sự
phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt phải nghiên cứu kĩ các nội dung, kiến thức có thể
áp dụng dạy học tích hợp hiệu quả được, tránh tình trạng tích hợp q nhiều kiến
thức trong một bài học khiến bài học bị quá tải, học sinh phải làm việc quá sức
dẫn đến mệt mỏi, kiến thức bị lan man, không nhấn mạnh được trọng tâm bài
học.
Khơng phải bất cứ bài học hóa học nào ta cũng sử dụng dạy học tích hợp.
Những bài học mà nội dung có mối liên quan với những mơn học khác như:
Sinh học, Cơng nghệ, Vật lí… hoặc có nội dung liên hệ với thực tế đời sống, đó
là những bài học có thể sử dụng dạy học tích hợp một cách hiệu quả.
Trong chương trình trong sách giáo khoa phổ thơng, chương trình hóa học
11 phần vơ cơ có một số bài học có thể sử dụng dạy học tích hợp hiệu quả. Nội

dung được trình bày cụ thể sau đây.
II. SỬ DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MỘT SỐ BÀI HỌC THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC 11 - PHẦN VÔ CƠ
1. Bài: Sự điện li
- Nội dung tích hợp: Vận dụng lí thuyết về sự dẫn điện (mơn Vật lí) để giải thích
ngun nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước ở nhà các nội dung kiến thức sau:
 Câu 1: Một dạng vật chất muốn dẫn điện được phải có đặc điểm gì?
 Câu 2: Nghiên cứu trước thí nghiệm hình 1.1, sách giáo khoa (SGK) và
trả lời các câu hỏi: Bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl sáng chứng tỏ
điều gì? Tại sao bóng đèn ở cốc đựng nước cất và dung dịch saccarozơ
không sáng? Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên?
- Trả lời:
 Câu 1: Một dạng vật chất muốn dẫn điện được phải có chứa các hạt mang
điện tích có thể chuyển động tự do được như electron, ion…
12


Câu 2:
+ Bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl sáng chứng tỏ dung dịch NaCl
dẫn điện được.
+ Bóng đèn ở cốc đựng nước cất và dung dịch saccarozơ không sáng vì
nước cất và dung dịch saccarozơ khơng dẫn điện.
+ Nguyên nhân gây ra tính dẫn điện của dung dịch NaCl là do trong dung
dịch NaCl có chứa các hạt mang điện tích có thể chuyển động tự do được.
Các hạt đó chính là các ion Na+ và Cl- do NaCl phân li ra.
- Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu được khái niệm về sự điện li và
chất điện li.
2. Bài: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ
- Nội dung tích hợp: Liên hệ thực tế ý nghĩa của pH đối với đời sống hàng ngày.

- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước các nội dung sau ở nhà:
 Câu 1: pH thường dùng có giá trị trong khoảng nào? Hãy nêu một số sản
phẩm thường dùng hàng ngày có ghi giá trị pH?
 Câu 2: Nêu một vài ý nghĩa của pH trong thực tế?
 Câu 3: Mùa hè, chúng ta thường luộc rau muống để ăn rất mát và tốt cho
sức khỏe. Nước rau muống luộc nếu vắt thêm một ít chanh sẽ rất ngon.
Nhưng khi vắt chanh vào nước rau muống luộc, sau một thời gian nước
chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt (có thể hơi hồng). Có nhận xét
gì từ hiện tượng trên?
 Đọc thêm: pH và sự sâu răng – SGK trang 21.
- Trả lời:
 Câu 1: pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14. Một số sản phẩm thường
dùng hàng ngày có ghi giá trị pH gồm các loại hóa mĩ phẩm như: sữa tắm,
dầu gội, nước xả vải, kem dưỡng da, một số loại mĩ phẩm nói chung; hoặc
một số loại thực phẩm như dấm ăn, nước ngọt…
 Câu 2: pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế. Chẳng hạn:
+ pH của máu người và động vật có giá trị gần như khơng đổi.
+ Thực vật có thể sinh trưởng bình thường chỉ khi giá trị pH của dung
dịch trong đất ở trong khoảng xác định đặc trưng cho mỗi loại cây.
+ Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào pH
của nước mà kim loại tiếp xúc.
 Câu 3: Có thể coi nước rau muống luộc như một loại “chất chỉ thị”. Nước
chanh có chứa axit xitric, pH < 7. Vắt chanh vào “chất chỉ thị” này, nước
đổi màu do pH của dung dịch nhỏ hơn 7.
3. Bài: Amoniac và muối amoni
- Nội dung tích hợp:
 Vận dụng lí thuyết về áp suất chất khí (mơn Vật lí) để giải thích tính tan
nhiều trong nước của NH3.



13


Vận dụng khả năng quan sát, phân tích mơ hình thiết bị để thuyết trình
được cơ chế hoạt động và vai trò của mỗi bộ phận trong sơ đồ thiết bị
tổng hợp amoniac trong cơng nghiệp (hình 2.6 – SGK trang 45).
- Nội dung kiến thức học sinh cần chuẩn bị trước ở nhà:
 Nghiên cứu thí nghiệm mơ tả ở hình 2.3 – SGK trang 42 và trả lời câu
hỏi: Tại sao nước ở trong cốc lại phun thành tia vào trong bình đựng NH3?
 Nghiên cứu hình 2.6 – SGK trang 45 và thuyết trình về cơ chế hoạt động
của thiết bị tổng hợp amoniac trong công nghiệp. Nêu vai trị của các bộ
phận chính trong thiết bị. (Hoạt động nhóm)
- Trả lời:
 Nước trong cốc phun thành tia vào bình đựng khí NH 3, chứng tỏ áp suất
trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngồi một cách đột ngột. Áp suất trong
bình NH3 giảm chứng tỏ lượng khí NH 3 đã giảm. Nguyên nhân chính là
do khí NH3 tan nhiều trong nước khiến cho áp suất chất khí trong bình bị
giảm đi nhanh chóng.
 u cầu các nhóm học sinh nộp bài thuyết trình và cử đại diện lên trình
bày trước lớp. Học sinh trong các nhóm nhận xét và phản biện bài của
nhóm khác. Giáo viên tổng kết lại cuối cùng.
4. Bài: Axit nitric và muối nitrat
- Nội dung tích hợp: Vận dụng kiến thức mơn Sinh học và Cơng nghệ để nêu
được chu trình của nitơ trong tự nhiên.
- Thực hiện: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị
trước bài thuyết trình về chu trình của nitơ trong tự nhiên. Bài được trình bày
sạch đẹp, khoa học bằng giấy khổ A0. Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình bài
của mình. Giáo viên tổng kết, nhận xét và cho điểm.
5. Bài: Photpho
- Nội dung tích hợp: Sử dụng hiện tượng tự nhiên “ma trơi” để tăng hứng thú

học tập bộ mơn cho học sinh. Từ đó giáo dục cho học sinh lối sống lành mạnh,
tin tưởng vào chân lí khoa học, tránh xa mê tín dị đoan.
- Nội dung học sinh cần tìm hiểu trước ở nhà: Em biết gì về hiện tượng “ma
trơi”. Hiện tượng “ma trơi” do nguyên tố hóa học nào chủ yếu gây ra?
- Trả lời: “Ma trơi” là một hiện tượng trong tự nhiên. Vào những ngày nhiệt độ
tăng cao, buổi tối ở nghĩa địa xuất hiện những đốm lửa xanh lập lòe mà con
người vẫn hay ví như “ma”. Thực chất đó là do một loại hợp chất tên là
photphin, có cơng thức hóa học PH3, được sinh ra trong quá trình các xác chết bị
phân hủy, photphin dễ dàng kết hợp với nhau tạo thành điphotphin P 2H6 – là một
chất khí, dễ cháy ở nhiệt độ thời tiết nóng bức. Khi cháy tạo thành ngọn lửa màu
xanh trong bóng tối gây nên hiện tượng “ma trơi”. Như vậy, nguyên tố hóa học
photpho P là nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng “ma trơi”. Hiện tượng này là
một hiện tượng bình thường trong tự nhiên, vì vậy nếu gặp chúng ta khơng nên


14


hoảng sợ, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng hiện tượng này để gây hoang mang tinh thần,
khiến chúng ta dễ bị rơi vào mê tín dị đoan.
6. Bài: Phân bón hóa học
- Nội dung tích hợp: đây là một bài học có thể áp dụng một cách hiệu quả dạy
học tích hợp. Bài học yêu cầu học sinh phải vận dụng các kiến thức của các môn
học khác như Sinh học, Công nghệ, cùng với các hiểu biết thực tế về tình hình
sử dụng phân bón hóa học tại địa phương để giải quyết vấn đề. Qua bài học này,
giáo viên cũng tích hợp được những nội dung giáo dục khác cho học sinh như:
vấn đề bảo vệ môi trường, sống tiết kiệm, lành mạnh, khoa học, biết trân trọng
các giá trị cuộc sống, trân trọng thành quả lao động của người nông dân.
- Thực hiện: Giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp chia thành 3 nhóm, chuẩn bị
bài thuyết trình sẵn ở nhà dưới dạng powerpoint. Các nhóm cử đại diện lên trình

bày, nhóm khác theo dõi, sau đó cho nhận xét và phản biện. Giáo viên sẽ là
người cuối cùng tổng kết và cho điểm.
+ Nhóm 1: Phân đạm
+ Nhóm 2: Phân lân
+ Nhóm 3: Phân kali.
7. Bài: Cacbon
- Nội dung tích hợp: Nghiên cứu về cấu trúc và tìm hiểu ứng dụng của các dạng
thù hình của nguyên tố cacbon trong thực tế.
- Nội dung học sinh cần chuẩn bị ở nhà:
 Đọc trước bài ở nhà, nghiên cứu cấu trúc và tính chất bốn dạng thù hình
của nguyên tố cacbon: kim cương, than chì, fuleren và cacbon vơ định
hình.
 Tìm hiểu các ứng dụng của bốn dạng thù hình của nguyên tố cacbon.
- Thực hiện: Giáo viên sử dụng các phiếu học tập về bốn dạng thù hình của
nguyên tố cacbon và yêu cầu học sinh hồn thành với các nội dung: cấu trúc,
tính chất vật lí và ứng dụng. Sau đó giáo viên u cầu đại diện học sinh trình
bày.
8. Bài: Hợp chất của Cacbon
- Nội dung tích hợp: ứng dụng của CO, CO2 trong thực tế, hiệu ứng nhà kính.
- Nội dung học sinh cần chuẩn bị ở nhà:
 Đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu về những ứng dụng của CO và CO 2 trong
thực tiễn.
 Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính.
- Thực hiện: Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị bài thuyết trình trước ở
nhà với nội dung được giáo viên hướng dẫn.
Nhóm 1: Cacbon và năng lượng
Nhóm 2: CO2 và sự ấm lên toàn cầu
15



Nhóm 3: Núi đá vơi và hệ thống hang động
III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT MINH HỌA DẠY HỌC TÍCH HỢP MỘT SỐ BÀI
Giáo án bài: PHÂN BÓN HÓA HỌC (tiết 1)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
1.1. Môn Hóa học
Biết được:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali.
1.2. Môn Sinh học
- Biết được các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng và vai trò
của các nguyên tố đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
+ Lớp 11: Bài 2, 3, 4, 5. Trao đổi khống và nitơ ở thực vật. Bón phân hợp lí cho
cây trồng. Bài 6. Thực hành: Thí nghiệm về bón phân. Thốt hơi nước và bố trí
thí nghiệm về phân bón.
1.3. Mơn Cơng nghệ
- Biết được một số tính chất của đất trồng
- Biết được tác dụng của phân bón trong trồng trọt, cách sử dụng và bảo quản
các loại phân bón thơng thường.
+ Lớp 7: Bài 2. Khái niệm đất trồng và thành phần của đất trồng. Bài 3. Một số
tính chất của đất trồng. Bài 7. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Bài 9.
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thơng thường. Bài 15. Làm đất và
phân bón lót.
+ Lớp 10: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng. Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử
dụng đất mặn, phèn. Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại
phân bón thơng thường. Bài 13. Ứng dụng cơng nghệ vi sinh trong sản xuất
phân bón.
2. Kĩ năng

2.1. Mơn Hóa học
- Biết cách sử dụng an tồn, hiệu quả một số loại phân bón hóa học.
- Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng
nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
16


2.2. Môn Sinh học
- Lớp 11: Bài 2, 3, 4, 5. Trao đổi khống và nitơ ở thực vật. Bón phân hợp lí cho
cây trồng. Bài 6. Thực hành: Thí nghiệm về bón phân. Thốt hơi nước và bố trí
thí nghiệm về phân bón.
2.3. Mơn Cơng nghệ
- Lớp 7: Bài 2. Khái niệm đất trồng và thành phần của đất trồng. Bài 3. Một số
tính chất của đất trồng. Bài 7. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Bài 9.
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thơng thường. Bài 15. Làm đất và
phân bón lót.
- Lớp 10: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng. Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử
dụng đất mặn, phèn. Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại
phân bón thơng thường. Bài 13. Ứng dụng cơng nghệ vi sinh trong sản xuất
phân bón.
3. Thái độ
- Chăm chỉ, say mê học tập, có thái độ hợp tác trong các hoạt động nhóm.
- Có ý thức tìm hiểu các vấn đề về nơng nghiệp, mơi trường, đời sống, kinh tế.
- Thấy được vai trò quan trọng của nghành cơng nghiệp hóa chất đối với nền
nơng nghiệp nói riêng và đối với đời sống xã hội nói chung.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực nhận thức hóa học
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Các kiến thức, thơng tin có liên quan về đất đai, thực vật, nghành nơng nghiệp
của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
- Các kiến thức, thơng tin tích hợp về phân bón hóa học và việc sử dụng phân
bón hóa học sao cho an tồn và hợp lí.
- Thơng tin tích hợp giáo dục học sinh biết quý trọng nguồn lương thực, thấy
được tầm quan trọng của hóa học đối với đời sống.
2. Học sinh
- Chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị bài thuyết trình trước ở nhà với nội
dung được giáo viên hướng dẫn.
+ Nhóm 1: Phân đạm
+ Nhóm 2: Phân lân
17


+ Nhóm 3: Phân kali
- Mỗi nhóm hồn thành tốt bài thuyết trình của mình, đồng thời phải tìm hiểu
thêm về nội dung của 2 nhóm cịn lại để có ý kiến đóng góp, nhận xét hoặc phản
biện.
- Tìm hiểu một số kiến thức về đất trồng, cây trồng, nông nghiệp, nghành cơng
nghiệp sản xuất phân bón hóa học.
3. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nêu vấn đề
- Hoạt động nhóm
- Phương pháp nghiên cứu
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


Hoạt động 1: Tổ chức lớp
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ bộ về đất trồng và khái niệm phân bón hóa học
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành Câu hỏi 1: nêu những nguyên tố dinh
nội dung các câu hỏi 1, 2, 3.
dưỡng chính cần thiết cho cây trồng? Vai
trị của các nguyên tố đó đối với cây?
Trả lời:
- Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết
cho cây trồng là: C, H, O, N, P, K, S, Ca,
Mg và một số nguyên tố vi lượng.
- Vai trò của các nguyên tố:
+ Nguyên tố C, H, O: nguyên tố cơ bản cấu
tạo nên đường, tinh bột, xenlulozo của thực
vật
+ Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát
triển mạnh
+ Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ
rễ thực vật
18


+ Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa,
làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp
lục.
+ Nguyên tố S: tổng hợp nên prôtêin
+ Nguyên tố Ca và Mg: giúp cho cây sinh
sản chất diệp lục
+ Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát

triển của thực vật.
Câu hỏi 2: Phân bón hóa học là gì? Tại sao
phải bón phân cho cây?
Trả lời:
- Phân bón hóa học là những hóa chất có
chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho
cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Cây đồng hóa được C, H, O từ khơng khí
và nước, cịn đối với các nguyên tố khác thì
cây hấp thụ từ đất. Đất trồng bị nghèo dần
các nguyên tố dinh dưỡng, vì vậy cần bón
phân để bổ sung cho đất nguyên tố đó.

- GV cho HS quan sát một số hình
Câu hỏi 3: Có mấy loại phân bón hóa học
ảnh về đất trồng và thực vật.
chính? Nêu tên?
Trả lời:
Có ba loại phân bón hóa học chính:
- Phân đạm
- Phân lân
- Phân kali.
- GV: Ngồi ba loại phân bón hóa
học chính ra, cịn có một số loại
19


phân bón hóa học khác như: phân
hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi
lượng. Tuy nhiên, với thời lượng

tiết học thứ nhất của bài học,
chúng ta nghiên cứu ba loại phân
bón này trước.
Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
trường đất
- Đất trồng có vai trị vơ cùng quan
trọng đối với nơng nghiệp. Do đó
cần phải có những biện pháp hợp lí
sử dụng và bảo vệ đất trồng, cải
tạo và sử dụng những vùng đất bạc
màu, đất bị xói mịn, đất mặn, đất
phèn.
- Đất trồng cũng liên quan đến
vùng đất sinh sống của con người,
liên quan đến nguồn nước. Do đó
phải có những biện pháp bảo vệ
môi trường đất không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ba loại phân bón hóa học chính
- GV hướng dẫn HS hoạt động
nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên
thuyết trình bài của nhóm, sau đó
các nhóm khác cho ý kiến đánh
giá, nhận xét, nêu thêm một số câu
hỏi (nếu có). GV sẽ đưa ra kết luận
cuối cùng để thống nhất.
+ Nhóm 1: Phân đạm
+ Nhóm 2: Phân lân
+ Nhóm 3: Phân kali

I. Phân đạm (nhóm 1)

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây
dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni
(NH4+).
- Tác dụng của phân đạm: kích thích q
trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ của
protein thực vật. Có phân đạm, cây trồng
phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh
giá bằng hàm lượng %N trong phân.
- Phân đạm có ba loại: phân đạm amoni,
phân đạm nitrat và urê.
1. Phân đạm amoni
- Ví dụ: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…
- Cách điều chế: cho amoniac tác dụng với
20


axit tương ứng.
NH3 + HCl → NH4Cl
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
- Chú ý: khi tan trong nước, muối amoni bị
thủy phân tạo ra mơi trường axit nên chỉ
bón phân này cho đất ít chua, hoặc đất đã
được khử chua trước bằng vơi.
2. Phân đạm nitrat
- Ví dụ: NaNO3, Ca(NO3)2…
- Cách điều chế: cho axit nitric tác dụng
với muối cacbonat của kim loại tương ứng.
CaCO3+2HNO3→Ca(NO3)2+CO2 + H2O
- Chú ý: đạm amoni và đạm nitrat dễ hút

ẩm và bị chảy rữa. Cần bảo quản nơi khô
ráo, tránh nước, ẩm ướt. Chúng tan nhiều
trong nước nên có tác dụng nhanh với cây
trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.
3. Urê
- CTPT: (NH2)2CO
- TCVL: chất rắn, màu trắng, tan tốt trong
nước.
- Điều chế: cho NH3 tác dụng với CO2 ở
180 – 200oC, dưới áp suất ~ 200 atm:
CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O
- Trong đất, urê chuyển thành amoniac
dưới tác dụng của vi sinh vật hoặc chuyển
dần thành muối amoni cacbonat khi tác
dụng với nước, cung cấp đạm cho cây.
- Hiện nay, ở nước ta, urê được sản xuất tại
nhà máy phân đạm Bắc Giang và nhà máy
phân đạm Phú Mỹ.
II. Phân lân (Nhóm 2)
- Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới
dạng ion photphat.
21


- Phân lân cần thiết cho cây thời kì sinh
trưởng do thúc đẩy các q trình sinh hóa,
trao đổi chất và năng lượng, làm cho cành
lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh
giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với

lượng photpho có trong thành phần của nó.
- Có 2 loại phân lân chính là supephotphat
và phân lân nung chảy.
1. Supephotphat
- Có 2 loại supephotphat là supephotphat
đơn và supephotphat kép.
- Thành phần chính của hai loại là muối tan
Ca(H2PO4)2
a. Supephotphat đơn
- Là loại supephotphat được sản xuất bằng
1 quá trình duy nhất, chứa 14%-20% P2O5.
Ca3(PO4)2+2H2SO4àCa(H2PO4)2+ 2CaSO4
- Ở nước ta, Công ti supephotphat và hóa
chất Lâm Thao – Phú Thọ sản xuất loại
supephotphat đơn này từ quặng apatit Lào
Cai.
b. Supephotphat kép
- Là loại supephotphat được sản xuất bằng
2 quá trình liên tục, chứa 40% - 50% P2O5.

(1) Ca3(PO4)2 +3H2SO4à2H3PO4+3CaSO4
(2) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4à3Ca(H2PO4)2
2. Phân lân nung chảy
- Sản xuất phân lân nung chảy, người ta
nung hỗn hợp bột quặng apatit (hay
photphorit) với đá xà vân (thành phần
chính là magie silicat) và than cốc ở trên
22



1000oC trong lị đứng.
- Phân lân nung chảy chứa khồng 12 –
14% P2O5
- Phân lân nung chảy chỉ thích hợp cho loại
đất chua.
- Ở nước ta, phân lân nung chảy được sản
xuất ở Văn Điển (Hà Nội) và một số địa
phương khác.

III. Phân kali (Nhóm 3)
- Cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali
dưới dạng ion K+.
- Tác dụng: giúp cây hấp thụ được nhiều
đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường,
chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường
sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của
cây.
- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh
giá bằng hàm lượng % K2O tương ứng với
lượng kali có trong thành phần của nó.
- Ví dụ: KCl, K2SO4, KNO3… Tro thực vật
cũng là một loại phân kali vì có chứa
- GV cho HS quan sát thêm một số K2CO3.
hình ảnh về sản xuất phân bón hóa
học trong cơng nghiệp.
Tích hợp theo chủ đề và liên hệ
thực tế
- Yêu cầu học sinh nêu một số loại
phân bón mà người dân hay sử
dụng ở địa phương?

- Thực trạng sử dụng phân bón hóa
học của người dân hiện nay như - HS đóng góp ý kiến
thế nào? Những tác động của việc
sử dụng phân bón đối với môi
23


trường?

- Phân bón hóa học được sử dụng phổ biến,
rộng rãi. Chiếm phần lớn lượng phân bón
sử dụng.
- Hầu hết đối tượng sử dụng phân bón hóa
học là nơng dân, kiến thức về phân bón hóa
học, cách bón phân sao cho có hiệu quả và
hợp lí hầu như cịn rất hạn chế, chưa thực
sự khoa học. Do đó ở nhiều nơi người dân
cịn bón phân tùy tiện, khơng đúng cách và
không đúng liều lượng làm năng suất cây
trồng thấp và ảnh hưởng không tốt đến môi
trường, đặc biệt là môi trường đất. Làm
cho đất bị xác, bạc màu. Hơn nữa, việc sử
dụng phân bón hóa học quá liều lượng cho
phép làm môi trường đất bị ô nhiễm, kéo
theo môi trường nước cũng bị ô nhiễm.
Nông sản thu hoạch được cũng chứa hàm
lượng những ion độc hại vượt quá ngưỡng
cho phép gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người tiêu dùng, mà đầu tiên nhất chính là
người làm ra nơng sản.


- Một số phương án đề xuất:
- Đề xuất một số phương án để
việc sử dụng phân bón hóa học có + Bón phân đúng cách, đúng liều lượng,
hiệu quả, an tồn và hợp lí?
phân bón phải phù hợp với từng loại đất và
cây.
+ Nên kết hợp cả phân vô cơ và phân hữu
cơ để giữ cho đất luôn màu mỡ, tơi xốp.
+ Cải tạo những vùng đất trồng bị bạc màu,
xói mịn đất, bị ngập mặn, bị chua, nhưng
phải có sự tính tốn phù hợp, đúng liều
lượng.
+ Rất cần thiết những lớp học về cách sử
dụng phân bón hóa học sao cho hiệu quả và
an tồn cho bà con nơng dân.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
24


trường và ý thức con người
- Mỗi chúng ta đều phải có ý thức
bảo vệ mơi trường sống xung
quanh từ những hành động nhỏ
nhất hàng ngày, giữ cho môi
trường luôn xanh – sạch – đẹp.
- Qua bài học, chúng ta thấy được
vai trị quan trọng của phân bón
hóa học đối với nơng nghiệp nói
riêng và với đời sống hàng ngày

nói chung. Khẳng định một lần
nữa vai trị của nghành cơng
nghiệp hóa chất là vơ cùng to lớn
đối với con người.
Hoạt động 4: Củng cố
Câu 1: Tại sao khơng bón phân đạm cho
- GV yêu cầu HS hoàn thành các
đất chua?
câu hỏi 1 – 5 để củng cố bài.
Trả lời:
Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa
ion H+), đất chua gây ra nhiều bất lợi cho
việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây,
đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt
cả về lý tính, hóa tính và sinh học. Khi bón
phân đạm có chứa ion NH4+ ion này sẽ sinh
thêm ion H+ (NH4+ ↔ NH3 + H+), làm tăng
độ chua của đất.
Câu 2: Tại sao khơng bón vơi và đạm
amoni (NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc?
Trả lời:
Khi bón phân đạm amoni NH4+ với vơi
(OH-), có phản ứng giải phóng NH3
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Nguyên tố N có chức năng là đạm bị giải
phóng ra dưới dạng NH3 nên phân bón
25



×